Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 24/11: Tử Đạo Ngày Nay – Mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Lm. Giuse Đỗ Tuấn Anh, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
02:34 23/11/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Luca,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với mọi người rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi gì? Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:41 23/11/2023
19. Tham tiền tài là căn nguyên của vạn sự ác, những tư dục tình cảm lệch lạc khác đều như là cành lá của nó, từ nó mà bồi bổ cho khỏe mạnh thì sẽ đơm hoa kết quả, và sẽ không khô héo.
(Thánh Nilus the Elder)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:45 23/11/2023
8. LẶP LẠI NHIỀU LẦN
Thời trung niên của Hy Ung, có một tác giả nọ biệt hiệu là “nhà thơ lớn” làm một bài thơ “Cảm nghĩ ngủ qua đêm nhà ở trong núi” như sau:
-“Có một nhà sư cô độc trở về chỗ mình” (chữ một, cô, độc, được lập lại).
“Quan môn bế hộ đậy cửa sài” (chữ quan môn, bế hộ, đóng cửa sài, cùng ý nghĩa).
“Nửa đêm lúc canh ba, giờ tý” (nửa đêm, canh ba, giờ tý cùng ý nghĩa).
“Chim cuốc tạ báo chim cuốc kêu” (chim cuốc, tạ báo là tên gọi khác của chim cuốc).
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 8 :
Một bài thơ được lặp lại nhiều chữ nhưng vẫn thấy hay và giá trị vì cách dùng văn của nhà thơ.
Nhưng ngày nào cũng chửi con cái “đồ chết tiệt”, thì trước sau gì tâm hồn của con cái cũng “chết tiệt” thật, bởi vì không ai thích người khác mắng mỏ mình suốt ngày; ngày nào cũng ngồi vào sòng bài thì trước sau gì cũng tan gia bại sản bán vợ đợ con, thân tàn ma dại; ngày nào cũng uống rượu nhậu nhẹt thì cũng sẽ có ngày ngồi tù vì say rượu làm điều phi pháp...
Những hành vi xấu thì không nên lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng những thói quen tốt thì nên làm đi làm lại nhiều lần trong cuộc sống.
Người Ki-tô hữu có một thói quen tốt mà mỗi ngày cần phải lặp lại nhiều lần, đó là tha thứ cho nhau. Hôm nay tha thứ, ngày mai tha thứ tiếp, ngày mốt tiếp tục tha thứ, sự tha thứ này phản ảnh lại tâm hồn khiêm tốn và hiền lành của Đức Chúa Giê-su nơi con người của chúng ta, bởi vì chúng ta là những môn đệ đích thực của Ngài, môn đệ mà không học được nơi thầy điều gì thì không xứng đáng là môn đệ.
Tha thứ luôn và tha thứ mãi là hành vi và thói quen rất lành thánh của người Ki-tô hữu, mà chúng ta cần phải làm đi làm lại nhiều lần trong đời sống chứng nhân của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thời trung niên của Hy Ung, có một tác giả nọ biệt hiệu là “nhà thơ lớn” làm một bài thơ “Cảm nghĩ ngủ qua đêm nhà ở trong núi” như sau:
-“Có một nhà sư cô độc trở về chỗ mình” (chữ một, cô, độc, được lập lại).
“Quan môn bế hộ đậy cửa sài” (chữ quan môn, bế hộ, đóng cửa sài, cùng ý nghĩa).
“Nửa đêm lúc canh ba, giờ tý” (nửa đêm, canh ba, giờ tý cùng ý nghĩa).
“Chim cuốc tạ báo chim cuốc kêu” (chim cuốc, tạ báo là tên gọi khác của chim cuốc).
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 8 :
Một bài thơ được lặp lại nhiều chữ nhưng vẫn thấy hay và giá trị vì cách dùng văn của nhà thơ.
Nhưng ngày nào cũng chửi con cái “đồ chết tiệt”, thì trước sau gì tâm hồn của con cái cũng “chết tiệt” thật, bởi vì không ai thích người khác mắng mỏ mình suốt ngày; ngày nào cũng ngồi vào sòng bài thì trước sau gì cũng tan gia bại sản bán vợ đợ con, thân tàn ma dại; ngày nào cũng uống rượu nhậu nhẹt thì cũng sẽ có ngày ngồi tù vì say rượu làm điều phi pháp...
Những hành vi xấu thì không nên lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng những thói quen tốt thì nên làm đi làm lại nhiều lần trong cuộc sống.
Người Ki-tô hữu có một thói quen tốt mà mỗi ngày cần phải lặp lại nhiều lần, đó là tha thứ cho nhau. Hôm nay tha thứ, ngày mai tha thứ tiếp, ngày mốt tiếp tục tha thứ, sự tha thứ này phản ảnh lại tâm hồn khiêm tốn và hiền lành của Đức Chúa Giê-su nơi con người của chúng ta, bởi vì chúng ta là những môn đệ đích thực của Ngài, môn đệ mà không học được nơi thầy điều gì thì không xứng đáng là môn đệ.
Tha thứ luôn và tha thứ mãi là hành vi và thói quen rất lành thánh của người Ki-tô hữu, mà chúng ta cần phải làm đi làm lại nhiều lần trong đời sống chứng nhân của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Làm cho thanh khiết
Lm. Minh Anh
15:44 23/11/2023
LÀM CHO THANH KHIẾT
“Chúa Giêsu vào Đền Thờ, Người bắt đầu đuổi những kẻ đang buôn bán”.
“Cuộc sống là một công trình! Xây trên đá cẩm thạch, nó sẽ bị huỷ diệt; trên đồng thau, thời gian sẽ làm trôi đi; trên danh tiếng, gió thổi và nó biến mất. Nhưng nếu được xây trên lòng kính sợ Chúa và tình yêu đồng loại, nó sẽ bền vững đến muôn đời. Và điều quan trọng, nó phải được ‘làm cho thanh khiết’ bên trong mỗi ngày!” - Daniel Webster.
Kính thưa Anh Chị em,
“Nó phải được ‘làm cho thanh khiết’ bên trong!”, đó cũng là chủ đề của Lời Chúa hôm nay. Bài đọc Macabê nói đến cuộc thanh tẩy đền thờ vốn đã bị ô uế bởi dân ngoại; Tin Mừng nói đến cuộc thanh tẩy đền thờ vốn có nguy cơ biến thành sào huyệt trộm cướp.
Sau thuở hồi hương, dân Chúa tẩy uế đền thờ; Giuđa và anh em ông nói, “Này, chúng ta lên thanh tẩy và cung hiến Nơi Thánh!”; “Dân chúng vui mừng khôn xiết”. Như lời Thánh Vịnh đáp ca, họ hoan hỷ hát khen, “Lạy Chúa, xin ca tụng Danh Thánh hiển vinh!”.
Với bài Tin Mừng, câu chuyện tẩy uế đền thờ Giêrusalem của Chúa Giêsu không chỉ tường thuật một hành động xa xưa nhưng còn tiết lộ ước muốn sâu xa của Ngài: ‘làm cho thanh khiết’ ‘đền thờ thế giới’; và ‘làm cho thanh khiết’ đền thờ tâm hồn mỗi người.
‘Đền thờ thế giới’ trước hết là Hội Thánh vốn là con tim của thế giới, nơi thông chuyển sự sống Chúa Kitô; thông chuyển mọi ước muốn của con người lên Thiên Chúa và ngược lại. Nhưng qua dòng lịch sử, tà tâm và tham vọng của nhiều người đã ngấm vào nó. Điều này không có gì mới! Vì thế, không ít người đã bị tổn thương vì các thành viên của Hội Thánh. Chúa Giêsu không hứa một Hội Thánh hoàn hảo, Ngài chỉ hứa ở cùng nó.
Đức Phanxicô nói, “Đền thờ là biểu tượng của Hội Thánh. Hội Thánh sẽ luôn chịu sự áp lực của những cám dỗ thế tục và cám dỗ của quyền lực; đó không phải là quyền năng Chúa Giêsu muốn dành cho Hội Thánh. Ngài không nói, “Không, đừng làm điều này! Đem ra ngoài kia!”; thay vào đó, Ngài nói, “Các ngươi đã tạo nên một ổ trộm cướp ở đây!”. Bước vào tiến trình suy thoái này, kết cục thật là khủng khiếp. Rất tệ! Một con tim có vấn đề, không thể làm tốt công việc của nó; và khi ‘con tim của thế giới’ èo uột, Hội Thánh không thể thông chuyển sự sống Chúa Kitô và đóng vai trò trung gian của mình!”.
Thứ đến, linh hồn mỗi người là đền thờ cần được Chúa Giêsu ‘làm cho thanh khiết’ mọi bẩn thỉu trong đó. Thật không dễ, nó đòi hỏi một sự khiêm nhường và đầu phục tuyệt đối; bằng không, nó sẽ trở nên vô hồn, trống rỗng, hoặc chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, một bảo tàng viện, hay thậm chí là một nhà kho khi bên trong không có chỗ cho Thiên Chúa.
Anh Chị em,
“Nó phải được ‘làm cho thanh khiết!’”. Chúa Giêsu hiểu thế nào là sức nặng của tội lỗi, thế nào là ô uế trong cái không gian linh thánh của mỗi người. Ngài đã dùng nước và máu từ cạnh sườn mà “thanh tẩy lương tâm chúng ta sạch mọi vết nhơ tội lỗi”. Ngài muốn thanh tẩy Hội Thánh, xã hội, cộng đoàn và gia đình chúng ta; đặc biệt, tâm hồn mỗi người. Đừng sợ để cơn thịnh nộ thánh thiện của Ngài phát huy tác dụng. Hãy cầu nguyện để được tẩy sạch bên trong trên mọi cấp độ, hầu có thể cùng Ngài xây dựng Vương Quốc.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con không xây dựng cuộc sống trên cẩm thạch, trên đồng thau; nhưng phần nào trên danh tiếng. Cứ mạnh tay thanh luyện con ở mọi cấp độ hầu con được sạch!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Nước Trời
Lm Vũđình Tường
21:10 23/11/2023
Cần phân biệt giữa hai từ hoàng đế và vua. Tạm dịch từ hoàng đế là người con nối nghiệp người cha để lại. Vua là người tự tài sức mình tạo dựng cơ nghiệp. Đức Kitô vừa là hoàng đế, vừa là vua. Là hoàng đế bởi Ngài thuộc dòng dõi vua Đavid. Đức Kitô là vua bởi Ngài chiến thắng tội lỗi, ma quỷ và thần chết. Lãnh đạo Đền Thờ không phản đối khi biết Đức Kitô thuộc dòng dõi vua Đavid, nhưng họ không chấp nhận Đức Kitô là vua vũ trụ. Họ kết án Ngài là phạm thượng, lộng ngôn, khi Ngài nói với dân chúng Ngài là Con Thiên Chúa. Nhóm lãnh đạo Đền Thờ tìm cớ triệt hạ Đức kitô.
Đức Kitô chọn tự nguyện chết đau thương, nhục nhã trên thập tự làm cho nhiều người ủng hộ nhóm lãnh đạo Đền Thờ kết án Ngài là tội phạm. Có một số tin Ngài là Vua muôn loài, muôn vật. Điều này cho thấy con người thường chọn điều dễ tin và loại bỏ điều khó tin. Thực tế cho thấy điều dễ tin dễ kiểm chứng bởi khối óc có thể hiểu được; điều khó tin vượt khỏi trí tưởng nên không thể kiểm chứng mà cần niềm tin. Chọn lựa dựa vào yếu tố dễ tin, khó tin, không thực tế khi áp dụng vào tình Chúa yêu ta. Thiên Chúa là Đấng yêu thương; Ngài tự nguyện chấp nhận đau thương thay cho nhân loại. Chọn bị kết án để ta được thứ tha. Chọn chết cho ta được sống. Chọn bất an để ta có bình an. Ngài chọn việc thật khó thực hiện để diễn tả tình yêu. Những ai yêu mến Ngài, tin vào Ngài, phải nhìn qua đau thương thập tự để nhận biết Ngài là Chúa tể muôn loài. Đức Kitô thể hiện tình yêu vô bờ của Ngài trên thập tự.
Trên đầu thập tự có câu:
'Đức Kitô, Vua dân Do Thái c.38'.
Câu này treo ngay phía trên đầu Đức Kitô, và câu đó được viết bằng ba ngôn ngữ phổ thông đương thời, hầu cho mọi người đều có thể đọc được: Do Thái, Hy Lạp và Latinh. Câu này không phải do người thường viết ra, mà do lệnh của quan tổng trấn đương thời. Một số phản đối nhưng Philatô xác quyết những gì 'ta đã viết là đã viết'.
Những ai yêu mến Đức Kitô tin Đức kitô là vua vũ trụ. Họ tin rằng không phải do tình cờ mà quan tổng trấn xác định điều đó bằng văn từ, nhưng do sự thôi thúc, âm thầm làm việc của Thánh Thần Chúa. Tin vào giáo huấn Đức Kitô sẽ không bao giờ thất vọng. Sự thực là thế. Chỉ sau ba ngày họ gặp lại Đức Kitô Phục Sinh. Sau ba ngày bị đóng đinh, Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Tin Đức Kitô sống lại lan nhanh hơn lửa cháy bùng lên lan rộng khắp nơi. Đây là tin vui cho những ai yêu mến Đức Kitô, nhưng lại là tin sợ hãi, lo âu, sầu muộn cho kẻ chống đối Ngài.
Kẻ nhạo báng Đức Kitô đã không thương còn nhạo báng, chê cười, chế diễu, vui cười trước đau thương, khốn khổ của nạn nhân. Trong khi vua vũ trụ đang đau khổ quằn quại trên thập tự lại tỏ ra rộng lượng thứ tha. Chính sự khác biệt này được Đức Kitô, hai lần, thể hiện trên thập tự. Ngài đón nhận mọi người biết thống hối vào số những người biết yêu thương, chạnh lòng thương người. Đức Kitô thiết lập nước trời để ban phát tình thương vô hạn của Ngài cho muôn dân. Nước Thiên Chúa tồn tại muôn đời, không có ngày kết thúc. Ngoài Thiên Chúa ra ai có quyền tha tội. Đức Kitô tha tội chứng tỏ chính Ngài là Thiên Chúa. Trên thập tự Đức Kitô biểu lộ quyền thứ tha đó. Đức Kitô xin Chúa Cha tha cho kẻ làm hại Ngài.
'Lậy Cha, xin tha cho chúng vì chúng lầm c.34'.
Ai có lòng rộng lượng thứ tha như thế. Ngài cũng tỏ lòng thương đến người trộm biết thống hối ăn năn. Anh ta nhìn sâu vào đáy lòng mình; nhận ra mình là tội nhân, từng làm khổ nhiều người, phạm điều sai trái. Anh nhìn vào Đức Kitô nhận biết Ngài là Đấng vô tội, tinh tuyền, chí thánh. Anh tự thú cùng Đức Kitô,
'Khi Ngài vào nước của Ngài xin thương đến con'.
Bởi anh chân thành, Đức Kitô hứa với anh.
'Ngay đêm nay ngươi sẽ ỡ thiên đàng với Ta' c.34.
Ngoài Thiên Chúa ai có quyền ban nước hằng sống. Đức Kitô tha tội cho anh trộm biết thống hối, ăn năn, và còn hứa ban cho anh nước hằng sống. Một lần nữa Đức Kitô tỏ ra Ngài là Đấng Vô tội. Đấng vô tội có quyền tha tội. Người trộm kia, trái lại không có lòng mến Đức Kitô, anh xin Ngài xuống khỏi thập tự để tự cứu mình, và cứu anh nữa. Bởi lời anh xin thiếu chân thành, thiếu yêu thương, nên Đức Kitô lặng thinh, không đáp trả. Điều này cho thấy, Đức Kitô yêu thương mọi người. Ngài cho mọi người cơ hội thống hối, ăn năn ngay cả vào phút chót trong đời.
Cuộc đối thoại ngắn giữa Đức Kitô và Philatô cho biết. Ông từng nghe thiên hạ đồn thổi Ngài là Vua dân Do Thái. Ông hỏi Đức Kitô.
'Ông có phải là Vua dân Do Thái không? c.3
Đức Kitô hỏi lại. Đây là điều ông tự biết hay ông nghe người ta nói về tôi. Philatô bỏ lỡ cơ hội không dám thú nhận sự thật điều ông biết. Đức Kitô trấn an ông. Ngài nói,
'Nước tôi không thuộc về thế gian này Gn 18,36'.
Có lẽ Philatô hiểu ít nhiều về câu Đức Kitô nói với ông. Nhưng ông biết rõ Ngài không phải là người gây cho ông sợ hãi; Ngài cũng không chủ trương lật đổ chính quyền bảo hộ Roma như điều lãnh đạo Đền Thờ vu khống. Philatô mạnh dạn hơn tuyên bố ông có quyền tha và giết Đức Kitô. Đáp lại Đức Kitô nhắc Philatô.
Ông không có quyền gì trên tôi nếu Trời không ban cho ông' Gn 18,10.
Câu nói trên cho biết những gì Philatô có là do Trời ban; không thể tự phụ như thế được. Lần nữa, Philatô bỏ mất cơ hội trở về. Ông sợ loài người hơn sợ trời. Ông ham quyền thế hơn nước trời. Ông ham sự sống đời này hơn sự sống đời sau. Đức Kitô nhắc cho ông biết nước Thiên Chúa vượt lên trên mọi giá trị trần gian và Philatô đã không dám chấp nhận sự thật đó.
TiengChuong.org
God's Kingdom
Jesus is both emperor and king. He is the emperor because he is a descendant of King David. He is King of the universe because he has conquered forever the power of sin and death. The Temple authority had no problem accepting Jesus as a descendant of David, but they condemned him for blasphemy when he made a claim to be God's Son. Jesus chose to empty himself on the cross to save us, and that caused many to fail to see him as the Eternal King. He chose to die through violence and humiliation on the cross, which made many believe that he was not a saviour, but rather a criminal. Those who, with the eyes of faith, were able to see beyond the cross would hope to meet the Eternal King again.
It began at the inscription placed above his head, which said, 'Jesus the Nazarene, King of the Jews' v.38. The inscription was written in different languages: Greek, Latin, and Hebrew; all official and popular languages at the time, indicating Jesus was the universal king. When this inscription was on the lips of those who mocked and humiliated him; they would not see him as their king; but when it was in the hearts of those who loved him dearly, and firmly believed in his words, their hope of meeting him again became reality three days after he was nailed to the cross. His Resurrection brought them everlasting joy. The simple but powerful message 'He is Risen' has spread like fire, bringing immense joy for his followers; and fear to those who crucified him. The cross presents the reality of life; that besides glory and power, every earthly king has his own cross to bear, and all earthly kings die with their dreams unfulfilled.
An earthly kingdom is not a kingdom the Eternal King would like to establish. Jesus defined his kingdom with mercy, forgiveness, and boundless love. It is demonstrated through his prayer: 'Father, forgive them, for they do not know what they are doing'. v.34. And the power to forgive sin when a repentant thief asked of him: 'Truly, you will be with me today in paradise' v.43.
The dialogue between Jesus and the repentant thief confirmed that physical life has an end; while eternal life that Jesus gives has no end. It is confirmed by the reality of his rise from death. His resurrection reveals His Eternal Kingdom, and that kingdom would be above all other earthly kingdoms. Jesus is the king of the universe, and his kingdom lasts forever.
Jesus chose the cross, and the authority and soldiers challenged him to come down from the cross for them to believe. Faith in Jesus must flow from the inner, from the depth of one's heart, not from outer, miracle, or military power. One of the thieves; looked at Jesus but failed to see him as God's Son. On his lips, he asked Jesus to save him, but his heart had no love for him. Because of the absence of love, Jesus kept silent. The other thief, in his agony, looked deep into his heart; and recognized how wrong he was. He looked at Jesus and saw how righteous Jesus was. He turned to Jesus, publicly confessed his sin, loved him, and asked for forgiveness. Jesus pardoned his sin and gave him the promise of paradise. This promise affirms that Jesus opens his kingdom for all who repent, love him, and confess their sin, even at the last minute.
The dialogue between Pilate and Jesus at his trial revealed that some expected Jesus as king of Israel. Pilate himself asked Jesus, 'Are you the king of Israel? v.3'. Jesus asked him if it was his own idea, or if he had heard others talk about his kingship. Pilate refused to reveal his inner life, Jesus calmed him, saying: 'My kingdom is not of this world Jn 18.36'. Pilate probably could not make sense of what Jesus was talking about, but he believed Jesus caused no threat to his power and the Roman Empire. Again, when Pilate made the claim that he had the power to judge or release Jesus (Jn 18,10). In his reply, Jesus told Pilate that his power was given to him from on high, not the Roman Empire. In both instances, Pilate failed to understand what Jesus had to offer.
Đức Kitô chọn tự nguyện chết đau thương, nhục nhã trên thập tự làm cho nhiều người ủng hộ nhóm lãnh đạo Đền Thờ kết án Ngài là tội phạm. Có một số tin Ngài là Vua muôn loài, muôn vật. Điều này cho thấy con người thường chọn điều dễ tin và loại bỏ điều khó tin. Thực tế cho thấy điều dễ tin dễ kiểm chứng bởi khối óc có thể hiểu được; điều khó tin vượt khỏi trí tưởng nên không thể kiểm chứng mà cần niềm tin. Chọn lựa dựa vào yếu tố dễ tin, khó tin, không thực tế khi áp dụng vào tình Chúa yêu ta. Thiên Chúa là Đấng yêu thương; Ngài tự nguyện chấp nhận đau thương thay cho nhân loại. Chọn bị kết án để ta được thứ tha. Chọn chết cho ta được sống. Chọn bất an để ta có bình an. Ngài chọn việc thật khó thực hiện để diễn tả tình yêu. Những ai yêu mến Ngài, tin vào Ngài, phải nhìn qua đau thương thập tự để nhận biết Ngài là Chúa tể muôn loài. Đức Kitô thể hiện tình yêu vô bờ của Ngài trên thập tự.
Trên đầu thập tự có câu:
'Đức Kitô, Vua dân Do Thái c.38'.
Câu này treo ngay phía trên đầu Đức Kitô, và câu đó được viết bằng ba ngôn ngữ phổ thông đương thời, hầu cho mọi người đều có thể đọc được: Do Thái, Hy Lạp và Latinh. Câu này không phải do người thường viết ra, mà do lệnh của quan tổng trấn đương thời. Một số phản đối nhưng Philatô xác quyết những gì 'ta đã viết là đã viết'.
Những ai yêu mến Đức Kitô tin Đức kitô là vua vũ trụ. Họ tin rằng không phải do tình cờ mà quan tổng trấn xác định điều đó bằng văn từ, nhưng do sự thôi thúc, âm thầm làm việc của Thánh Thần Chúa. Tin vào giáo huấn Đức Kitô sẽ không bao giờ thất vọng. Sự thực là thế. Chỉ sau ba ngày họ gặp lại Đức Kitô Phục Sinh. Sau ba ngày bị đóng đinh, Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Tin Đức Kitô sống lại lan nhanh hơn lửa cháy bùng lên lan rộng khắp nơi. Đây là tin vui cho những ai yêu mến Đức Kitô, nhưng lại là tin sợ hãi, lo âu, sầu muộn cho kẻ chống đối Ngài.
Kẻ nhạo báng Đức Kitô đã không thương còn nhạo báng, chê cười, chế diễu, vui cười trước đau thương, khốn khổ của nạn nhân. Trong khi vua vũ trụ đang đau khổ quằn quại trên thập tự lại tỏ ra rộng lượng thứ tha. Chính sự khác biệt này được Đức Kitô, hai lần, thể hiện trên thập tự. Ngài đón nhận mọi người biết thống hối vào số những người biết yêu thương, chạnh lòng thương người. Đức Kitô thiết lập nước trời để ban phát tình thương vô hạn của Ngài cho muôn dân. Nước Thiên Chúa tồn tại muôn đời, không có ngày kết thúc. Ngoài Thiên Chúa ra ai có quyền tha tội. Đức Kitô tha tội chứng tỏ chính Ngài là Thiên Chúa. Trên thập tự Đức Kitô biểu lộ quyền thứ tha đó. Đức Kitô xin Chúa Cha tha cho kẻ làm hại Ngài.
'Lậy Cha, xin tha cho chúng vì chúng lầm c.34'.
Ai có lòng rộng lượng thứ tha như thế. Ngài cũng tỏ lòng thương đến người trộm biết thống hối ăn năn. Anh ta nhìn sâu vào đáy lòng mình; nhận ra mình là tội nhân, từng làm khổ nhiều người, phạm điều sai trái. Anh nhìn vào Đức Kitô nhận biết Ngài là Đấng vô tội, tinh tuyền, chí thánh. Anh tự thú cùng Đức Kitô,
'Khi Ngài vào nước của Ngài xin thương đến con'.
Bởi anh chân thành, Đức Kitô hứa với anh.
'Ngay đêm nay ngươi sẽ ỡ thiên đàng với Ta' c.34.
Ngoài Thiên Chúa ai có quyền ban nước hằng sống. Đức Kitô tha tội cho anh trộm biết thống hối, ăn năn, và còn hứa ban cho anh nước hằng sống. Một lần nữa Đức Kitô tỏ ra Ngài là Đấng Vô tội. Đấng vô tội có quyền tha tội. Người trộm kia, trái lại không có lòng mến Đức Kitô, anh xin Ngài xuống khỏi thập tự để tự cứu mình, và cứu anh nữa. Bởi lời anh xin thiếu chân thành, thiếu yêu thương, nên Đức Kitô lặng thinh, không đáp trả. Điều này cho thấy, Đức Kitô yêu thương mọi người. Ngài cho mọi người cơ hội thống hối, ăn năn ngay cả vào phút chót trong đời.
Cuộc đối thoại ngắn giữa Đức Kitô và Philatô cho biết. Ông từng nghe thiên hạ đồn thổi Ngài là Vua dân Do Thái. Ông hỏi Đức Kitô.
'Ông có phải là Vua dân Do Thái không? c.3
Đức Kitô hỏi lại. Đây là điều ông tự biết hay ông nghe người ta nói về tôi. Philatô bỏ lỡ cơ hội không dám thú nhận sự thật điều ông biết. Đức Kitô trấn an ông. Ngài nói,
'Nước tôi không thuộc về thế gian này Gn 18,36'.
Có lẽ Philatô hiểu ít nhiều về câu Đức Kitô nói với ông. Nhưng ông biết rõ Ngài không phải là người gây cho ông sợ hãi; Ngài cũng không chủ trương lật đổ chính quyền bảo hộ Roma như điều lãnh đạo Đền Thờ vu khống. Philatô mạnh dạn hơn tuyên bố ông có quyền tha và giết Đức Kitô. Đáp lại Đức Kitô nhắc Philatô.
Ông không có quyền gì trên tôi nếu Trời không ban cho ông' Gn 18,10.
Câu nói trên cho biết những gì Philatô có là do Trời ban; không thể tự phụ như thế được. Lần nữa, Philatô bỏ mất cơ hội trở về. Ông sợ loài người hơn sợ trời. Ông ham quyền thế hơn nước trời. Ông ham sự sống đời này hơn sự sống đời sau. Đức Kitô nhắc cho ông biết nước Thiên Chúa vượt lên trên mọi giá trị trần gian và Philatô đã không dám chấp nhận sự thật đó.
TiengChuong.org
God's Kingdom
Jesus is both emperor and king. He is the emperor because he is a descendant of King David. He is King of the universe because he has conquered forever the power of sin and death. The Temple authority had no problem accepting Jesus as a descendant of David, but they condemned him for blasphemy when he made a claim to be God's Son. Jesus chose to empty himself on the cross to save us, and that caused many to fail to see him as the Eternal King. He chose to die through violence and humiliation on the cross, which made many believe that he was not a saviour, but rather a criminal. Those who, with the eyes of faith, were able to see beyond the cross would hope to meet the Eternal King again.
It began at the inscription placed above his head, which said, 'Jesus the Nazarene, King of the Jews' v.38. The inscription was written in different languages: Greek, Latin, and Hebrew; all official and popular languages at the time, indicating Jesus was the universal king. When this inscription was on the lips of those who mocked and humiliated him; they would not see him as their king; but when it was in the hearts of those who loved him dearly, and firmly believed in his words, their hope of meeting him again became reality three days after he was nailed to the cross. His Resurrection brought them everlasting joy. The simple but powerful message 'He is Risen' has spread like fire, bringing immense joy for his followers; and fear to those who crucified him. The cross presents the reality of life; that besides glory and power, every earthly king has his own cross to bear, and all earthly kings die with their dreams unfulfilled.
An earthly kingdom is not a kingdom the Eternal King would like to establish. Jesus defined his kingdom with mercy, forgiveness, and boundless love. It is demonstrated through his prayer: 'Father, forgive them, for they do not know what they are doing'. v.34. And the power to forgive sin when a repentant thief asked of him: 'Truly, you will be with me today in paradise' v.43.
The dialogue between Jesus and the repentant thief confirmed that physical life has an end; while eternal life that Jesus gives has no end. It is confirmed by the reality of his rise from death. His resurrection reveals His Eternal Kingdom, and that kingdom would be above all other earthly kingdoms. Jesus is the king of the universe, and his kingdom lasts forever.
Jesus chose the cross, and the authority and soldiers challenged him to come down from the cross for them to believe. Faith in Jesus must flow from the inner, from the depth of one's heart, not from outer, miracle, or military power. One of the thieves; looked at Jesus but failed to see him as God's Son. On his lips, he asked Jesus to save him, but his heart had no love for him. Because of the absence of love, Jesus kept silent. The other thief, in his agony, looked deep into his heart; and recognized how wrong he was. He looked at Jesus and saw how righteous Jesus was. He turned to Jesus, publicly confessed his sin, loved him, and asked for forgiveness. Jesus pardoned his sin and gave him the promise of paradise. This promise affirms that Jesus opens his kingdom for all who repent, love him, and confess their sin, even at the last minute.
The dialogue between Pilate and Jesus at his trial revealed that some expected Jesus as king of Israel. Pilate himself asked Jesus, 'Are you the king of Israel? v.3'. Jesus asked him if it was his own idea, or if he had heard others talk about his kingship. Pilate refused to reveal his inner life, Jesus calmed him, saying: 'My kingdom is not of this world Jn 18.36'. Pilate probably could not make sense of what Jesus was talking about, but he believed Jesus caused no threat to his power and the Roman Empire. Again, when Pilate made the claim that he had the power to judge or release Jesus (Jn 18,10). In his reply, Jesus told Pilate that his power was given to him from on high, not the Roman Empire. In both instances, Pilate failed to understand what Jesus had to offer.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:21 23/11/2023
20. Nghèo khó là giảm bớt lo nghĩ của thế gian, không vì cuộc sống mà buồn phiền, siêu thoát không mệt mỏi, hết lòng tuân theo quy định của giới luật, biết bổn phận của mình.
(Thánh John Climacus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:26 23/11/2023
9. CƯỜI NGƯỜI TRỘM CHỮ
Giữa năm bắc Tống Chân Tông, có Dương Đại Niên, Tiền Văn Hy, Yến Vô Hiến cùng nhau làm thơ, họ đều mô phỏng viết lại thơ của Lý Thương Ẩn, tự gọi là “Tây Khôn Thể”.
Về sau, rất nhiều văn sĩ trẻ tuổi cũng đều bắt chước mà làm theo, ăn sống nuốt tươi từ trong tác phẩm của Lý Thương Âm, chép lại hơn phân nửa, chắp chắp vá vá và tự cho là tác phẩm của mình.
Một lần nọ, ở trong cung thết tiệc, có mời người đến diễn kịch giúp vui, có một tiết mục đóng giả làm Lý Thương Ẩn mặc áo cũ dơ bẩn lên khán đài, nói với những người dưới đài:
- “Tôi chỉ vẻn vẹn là một chức viên của viện Sùng Văn, mỗi ngày có biết bao nhiều là người đến hái, thu nhặt đồ của tôi, thì các vị coi tôi giống như cái gì chứ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 9:
Thiên Chúa rất công bằng, Ngài ban cho mỗi người có một tài năng riêng, để góp phần xây dựng thế giới này ngày càng đẹp hơn theo ý muốn của Ngài.
Trí tuệ thì ai cũng có, chỉ có điều là trí tuệ nhiều hoặc trí tuệ ít mà thôi, nhưng đem trí tuệ của mình để ăn cắp chữ nghĩa của người khác thì là người xảo trá, đem trí tuệ của mình để hại người là bất nhân, đem trí tuệ của mình để lừa dối người khác là bất nghĩa. Tất cả điều ấy đều đi ngược lại với ý của Thiên Chúa vì không có sự công bằng trong cách đối xử với nhau...
Lấy chữ nghĩa của người khác làm của mình thì gọi là “đạo văn”, “đạo văn” tức là ăn trộm chữ nghĩa trí tuệ của người khác để làm giàu cho mình, cũng có nghĩa là họ đem đạo đức biến thành trộm đạo, để bôi đen lương tâm của mình cho phù hợp với hành vi ma giáo của mình.
Ăn cắp chữ nghĩa của người khác là hành vi đáng chê cười, nhưng lấy chữ nghĩa của người khác làm món hàng kinh doanh thu lợi cho mình thì đáng nguyền rủa hơn, bởi vì họ là những người như ma quỷ rình mò ăn cướp thành quả mồ hôi nước mắt và trí tuệ của người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giữa năm bắc Tống Chân Tông, có Dương Đại Niên, Tiền Văn Hy, Yến Vô Hiến cùng nhau làm thơ, họ đều mô phỏng viết lại thơ của Lý Thương Ẩn, tự gọi là “Tây Khôn Thể”.
Về sau, rất nhiều văn sĩ trẻ tuổi cũng đều bắt chước mà làm theo, ăn sống nuốt tươi từ trong tác phẩm của Lý Thương Âm, chép lại hơn phân nửa, chắp chắp vá vá và tự cho là tác phẩm của mình.
Một lần nọ, ở trong cung thết tiệc, có mời người đến diễn kịch giúp vui, có một tiết mục đóng giả làm Lý Thương Ẩn mặc áo cũ dơ bẩn lên khán đài, nói với những người dưới đài:
- “Tôi chỉ vẻn vẹn là một chức viên của viện Sùng Văn, mỗi ngày có biết bao nhiều là người đến hái, thu nhặt đồ của tôi, thì các vị coi tôi giống như cái gì chứ?”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 9:
Thiên Chúa rất công bằng, Ngài ban cho mỗi người có một tài năng riêng, để góp phần xây dựng thế giới này ngày càng đẹp hơn theo ý muốn của Ngài.
Trí tuệ thì ai cũng có, chỉ có điều là trí tuệ nhiều hoặc trí tuệ ít mà thôi, nhưng đem trí tuệ của mình để ăn cắp chữ nghĩa của người khác thì là người xảo trá, đem trí tuệ của mình để hại người là bất nhân, đem trí tuệ của mình để lừa dối người khác là bất nghĩa. Tất cả điều ấy đều đi ngược lại với ý của Thiên Chúa vì không có sự công bằng trong cách đối xử với nhau...
Lấy chữ nghĩa của người khác làm của mình thì gọi là “đạo văn”, “đạo văn” tức là ăn trộm chữ nghĩa trí tuệ của người khác để làm giàu cho mình, cũng có nghĩa là họ đem đạo đức biến thành trộm đạo, để bôi đen lương tâm của mình cho phù hợp với hành vi ma giáo của mình.
Ăn cắp chữ nghĩa của người khác là hành vi đáng chê cười, nhưng lấy chữ nghĩa của người khác làm món hàng kinh doanh thu lợi cho mình thì đáng nguyền rủa hơn, bởi vì họ là những người như ma quỷ rình mò ăn cướp thành quả mồ hôi nước mắt và trí tuệ của người khác.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Linh mục đỡ đẻ cho cặp song sinh bên ngoài nhà thờ ở tiểu bang Washington
Đặng Tự Do
05:20 23/11/2023
Một linh mục trẻ gần đây đã giúp đỡ một phụ nữ vô gia cư đau khổ mang hai đứa trẻ đến với thế giới. Ngài đã chia sẻ câu chuyện đáng chú ý này với Catholic Extension và hiện đang tự hỏi Chúa đang muốn nói gì với ngài qua trải nghiệm phi thường này.
Cha Jesús Mariscal là cha sở giáo xứ tại Nhà thờ St. Paul ở Yakima, Washington. Ngài rời khỏi nhà xứ vào 9h sáng vì điều mà ngài nghĩ sẽ là một chuyến đi nhanh chóng để mua bánh rán cho buổi họp chuẩn bị kết hôn với một cặp vợ chồng đã đính hôn.
Khi đi ngang qua tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nằm trong khuôn viên nhà thờ, ngài nhận thấy một người phụ nữ vô gia cư đang đứng gần đó đang gặp nạn.
Cô ấy hét lên điên cuồng: “Tôi cần được giúp đỡ! Tôi sắp có con rồi!”
Cha Mariscal ban đầu không thể tin được. Nhưng ngài nhìn kỹ và thấy máu ở chân cô. Cô ấy kêu lên: “Tôi đang có nó ngay bây giờ! Tôi đang có nó ngay bây giờ!”
Ngài gọi 911 và giúp người phụ nữ nằm xuống. Ngài bật loa rồi đặt điện thoại xuống đất để làm theo hướng dẫn của nhân viên trực 911. Chỉ trong vài giây, người phụ nữ đã sinh ra một bé trai. Mariscal đưa cậu bé đang khóc cho người phụ nữ.
“Tôi đang còn một đứa nữa!” cô hét lên với vị linh mục đang bị sốc.
Mariscal đã đỡ đẻ cho cậu bé thứ hai. Ngài ta nói với người điều hành 911 rằng đứa trẻ vẫn còn trong túi ối, màng bảo vệ bao quanh đứa trẻ trong bụng mẹ. Mariscal nhìn thấy đứa bé cử động bên trong.
Người điều hành 911 bảo ngài mở nó ra. Điều này tỏ ra khó khăn hơn dự kiến. Với thời gian quý giá đang bốc hơi và không có dụng cụ nào, vị linh mục cuối cùng đã có thể dùng tay đập vỡ chiếc túi và phát hiện ra đứa trẻ sơ sinh nhỏ bé không còn thở.
Dây rốn của đứa bé đã quấn quanh cổ nó. Người điều hành bảo Mariscal đặt đứa trẻ nằm nghiêng và vỗ nhẹ vào lưng nó.
Sau một vài khoảnh khắc kinh hoàng, đứa bé bắt đầu khóc, báo hiệu mình đã chào đời. Mariscal đặt đứa trẻ thứ hai vào cánh tay còn lại của người phụ nữ.
Không khí buổi sáng se lạnh nên ngài chạy vào nhà lấy khăn tắm. Cuối cùng, nhân viên y tế đã đến.
Mariscal đã nhắn tin cho hai người mà ngài định gặp để chuẩn bị cho cuộc hôn nhân. “Tôi xin lỗi vì đã trễ cuộc hẹn của chúng ta. Tôi đang giúp một người phụ nữ đỡ đẻ cho cặp song sinh”, ngài viết.
Cho rằng đó là một trò đùa để bào chữa cho sự chậm trễ của ngài, họ trả lời: “Buồn cười thật, cha không cần phải nói dối.”
Người phụ nữ và cặp song sinh bé trai đã được đưa đến bệnh viện. Các em bé được sinh non, ở tuần thứ 30.
Vị linh mục đã đến thăm họ trong bệnh viện và sức khỏe của họ vẫn ổn. Ngài không biết chính xác hoàn cảnh của người mẹ trong cuộc sống. Cô ấy bỏ trốn khỏi bệnh viện vài giờ sau khi vào bệnh viện và theo như các nhân viên y tế cho biết thì cô ấy vẫn chưa trở lại.
Vị linh mục có người mẹ thân yêu đã qua đời hồi đầu năm cho biết: “Một mặt đây là một câu chuyện đẹp nhưng mặt khác lại đau lòng”.
“Đó là một trải nghiệm siêu thực,” ngài nói. “Nó giống như thứ gì đó trong phim vậy.”
“Tôi đã ở đó ôm một đứa bé với đôi bàn tay đầy máu, đứa bé cũng đẫm máu, và tôi đang mặc đồ giáo sĩ. Và tôi là linh mục trước đền thánh Đức Mẹ. Và tôi đang nghĩ, 'Chúa đang muốn nói với tôi điều gì? Ngài đang muốn nói gì với tôi vậy, Chúa ơi?”
Ngài đã chia sẻ kinh nghiệm trong Thánh lễ ngày hôm sau với giáo dân, những người cũng nghĩ rằng vị linh mục đang kể một câu chuyện “ngụy thư” không có cơ sở thực tế.
Nhưng sự thật là có hai em bé mới bước vào thế giới này nhờ sự suy nghĩ và hành động nhanh nhạy của ngài. Và, mặc dù các em bước vào thế giới trong hoàn cảnh bất lợi, như Chúa Giêsu, “không có chỗ tựa đầu”, vẫn có hy vọng rằng những đứa trẻ này sẽ được lớn lên trong tình yêu thương.
Vậy, Chúa có thể đã nói gì với Cha Mariscal qua trải nghiệm này?
Có lẽ sự sống đó thật quý giá và mong manh, và một Giáo hội tập hợp xung quanh những người thiệt thòi, những người vô gia cư, những người trần trụi, những người không có khả năng tự vệ và những người dễ bị tổn thương chính là kiểu Giáo hội mà Chúa Kitô dự định xây dựng.
Cha Mariscal được thụ phong vào năm 2018, cho biết câu chuyện này nên “về người mẹ và những đứa trẻ cũng như cuộc sống của họ. Cặp song sinh và người phụ nữ là những nhân vật chính trong tình yêu của Thiên Chúa. Họ và những người giống như họ ở vùng ngoại vi cộng đồng của chúng ta là những người mà Chúa đang kêu gọi chúng ta đón nhận bằng sự phục vụ và tình yêu thương dành cho những người lân cận của chúng ta.”
Source:Catholic News Agency
Toàn văn: Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan ngại về Tiến trình Công nghị Đức
Đặng Tự Do
05:23 23/11/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết một bức thư cho bốn nữ giáo dân Công giáo Đức bày tỏ “những quan ngại” của ngài về đường hướng của Giáo hội Công giáo ở Đức.
Từ Vatican, ngày 10 tháng 11 năm 2023
Kính gửi Giáo sư Westerhorstmann,
Thưa Giáo sư Schlosser,
Kính gửi Giáo sư Gerl-Falkovitz,
Thưa bà Schmidt,
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình về lá thư tử tế của các bạn đề ngày 6 tháng 11. Những mối quan tâm của các bạn về những phát triển hiện tại trong Giáo hội ở Đức đã đến tai tôi và tôi chia sẻ những mối quan tâm của các bạn. Thực sự có rất nhiều bước được thực hiện bởi các bộ phận quan trọng của Giáo hội địa phương này, có nguy cơ khiến Giáo hội ngày càng rời xa con đường chung của Giáo hội hoàn vũ. Điều này chắc chắn bao gồm việc thành lập ủy ban thượng hội đồng mà các bạn đã đề cập. Ủy ban này nhằm mục đích đề ra một cơ quan tư vấn và ra quyết định. Tuy nhiên, như đã nêu trong nghị quyết tương ứng, cấu trúc được đề xuất của nó không phù hợp với cấu trúc bí tích của Giáo hội Công giáo. Do đó, việc thành lập nó đã bị Tòa Thánh cấm trong một lá thư đề ngày 16 Tháng Giêng năm 2023, là lá thư đã nhận được sự phê chuẩn cụ thể của tôi.
Trong “Thư gửi Dân Thiên Chúa hành hương ở Đức”, tôi đã không tìm cách tìm kiếm “sự cứu rỗi” trong các ủy ban không ngừng phát triển, cũng như không kiên trì trong các cuộc đối thoại ích kỷ lặp lại các chủ đề tương tự. Đúng hơn, tôi muốn nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc cầu nguyện, sám hối và tôn thờ. Tôi kêu gọi sự cởi mở và lời kêu gọi hành động để gắn kết với anh chị em chúng ta, đặc biệt là những người ở ngưỡng cửa nhà thờ, trên đường phố, trong nhà tù, bệnh viện, quảng trường công cộng và thành phố (như đã đề cập ở phần 8). Tôi tin chắc rằng ở những nơi này, Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta.
Tôi khen ngợi những đóng góp của các bạn cho thần học và triết học và cảm ơn các bạn vì chứng tá cho Đức Tin. Xin Chúa chúc lành cho bạn, và xin Đức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc gìn giữ các bạn. Tôi yêu cầu các bạn vui lòng tiếp tục cầu nguyện cho tôi và cho sự cam kết chung của chúng ta đối với sự hiệp nhất.
Hiệp nhất trong Chúa,
+ ĐGH Phanxicô
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ “mối quan ngại” về Tiến trình Công nghị ở Đức, nói rằng nó đe dọa sự hiệp nhất của Giáo hội
Đặng Tự Do
05:25 23/11/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự dè dặt sâu sắc về đường hướng của Giáo hội Công giáo ở Đức, đồng thời cảnh báo rằng các bước cụ thể hiện đang được thực hiện “có nguy cơ” làm suy yếu sự hiệp nhất với Giáo hội hoàn vũ.
Đức Thánh Cha đã đưa ra những lời chỉ trích của mình trong một bức thư gửi bốn nữ giáo dân Công giáo Đức được đăng trên tờ báo Welt của Đức vào ngày 21 tháng 11.
“Thực sự có rất nhiều bước được thực hiện bởi các bộ phận quan trọng của Giáo hội địa phương này, đe dọa đẩy Giáo hội này ngày càng rời xa con đường chung của Giáo hội hoàn vũ”.
Bức thư đề ngày 10 tháng 11, được viết bằng tiếng Đức và có chữ ký viết tay của Đức Thánh Cha.
Mối quan tâm hàng đầu của Đức Thánh Cha là việc các Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, thúc đẩy thành lập một “Hội đồng Thượng hội đồng” thường trực, đó là một cơ quan hỗn hợp gồm giáo dân và giám mục sẽ cai trị Giáo hội Công giáo ở Đức. Việc thành lập hội đồng này là ưu tiên hàng đầu của Tiến trình Công nghị Đức, một sáng kiến gây tranh cãi đòi hỏi những thay đổi đáng kể trong cơ cấu và giáo huấn của Giáo hội.
Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng loại “cơ quan tư vấn và ra quyết định” như đề xuất hiện nay “không phù hợp với cơ cấu bí tích của Giáo hội Công giáo”. Ngài đã đề cập đến một lá thư ngày 16 Tháng Giêng từ các quan chức cao cấp của Vatican gửi cho các giám mục Đức, mà ngài đã ủy quyền cụ thể, cấm rõ ràng việc thành lập Hội đồng Thượng hội đồng.
Một ủy ban lãnh đạo Tiến trình Công nghị gần đây đã họp vào ngày 10 và 11 tháng 11 tại Essen để đặt nền móng cho Hội đồng Thượng hội đồng mà họ dự định thành lập không muộn hơn năm 2026.
Bốn giám mục Đức đã bỏ phiếu vào tháng 6 để ngăn chặn việc tài trợ cho ủy ban trù bị, và tổng cộng 8 trong số 27 giám mục Đức đã vắng mặt trong cuộc họp ngày 10 và 11 tháng 11.
Trong bức thư gần đây của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề xuất một con đường khác cho Giáo hội ở Đức.
Thay vì tìm kiếm “sự cứu rỗi” trong “các ủy ban không ngừng phát triển” hoặc “các cuộc đối thoại chuyên tâm lặp lại các chủ đề tương tự”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết của Giáo hội Công giáo ở Đức phải bắt nguồn từ “cầu nguyện, sám hối và tôn thờ”.
Ngài cũng kêu gọi người Công giáo Đức “gắn kết với anh chị em của chúng ta” ở bên lề, đặc biệt là những người bệnh tật, bị cầm tù và những người “ở ngưỡng cửa nhà thờ của chúng ta”.
“Tôi tin chắc rằng ở những nơi này, Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết.
Bức thư được gửi tới các nhà thần học Katharina Westerhorstmann và Marianne Schlosser, nhà báo Dorothea Schmidt, và nhà triết học tôn giáo Hanna-Barbara Gerl-Falkovitz. Bốn nữ giáo dân người Đức trước đây từng là đại biểu của Thượng hội đồng nhưng đã từ chức vào tháng 2 để phản đối. Họ đã viết thư cho Đức Thánh Cha vào ngày 6 tháng 11 bày tỏ mối quan ngại của họ về đường hướng của Giáo hội Công giáo ở Đức.
Trong câu trả lời của mình, Đức Thánh Cha kêu gọi bốn người phụ nữ cầu nguyện cho ngài và “cho sự hiệp nhất chung của chúng ta”.
Nhà thần học người Đức Martin Brüske mô tả bức thư của Giáo hoàng là một tín hiệu rõ ràng và mạnh mẽ để ngăn chặn công việc của ủy ban thượng hội đồng.
Brüske cho biết trong một tuyên bố được cung cấp bởi Khởi Đầu Mới, một nhóm người Công giáo Đức chỉ trích Tiến trình Công nghị: “Ngọn cờ của Phêrô đã mang lại cho Giáo hội Đức một lợi thế vượt trội”. “Những người không muốn nghe và nhìn thấy điều này sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu cuối cùng họ biến mất trong vòng xoáy chia rẽ.”
Các nhà lãnh đạo của Tiến trình Công nghị Đức gần đây đã biện minh cho nỗ lực của họ nhằm thành lập Hội đồng Thượng hội đồng. Họ cho rằng cơ chế đó là phù hợp với sự nhấn mạnh của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc tăng cường tính đồng nghị trong Giáo hội Công giáo, bao gồm cả Thượng hội đồng gần đây về hội nghị tại Vatican.
Trong một tuyên bố ngày 29 tháng 10, Thomas Söding, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Người Công giáo Đức, đã mô tả Thượng Hội Đồng Vatican là “sự xác nhận về Tiến Trình Công Nghị ở Đức”. Ông nói thêm rằng các kế hoạch của Đức nhằm thành lập Hội đồng Thượng hội đồng thường trực phù hợp với lời kêu gọi phân cấp lớn hơn trong báo cáo của thượng hội đồng vào tháng 10.
Tiến trình Công nghị Đức, một nỗ lực chung của Hội đồng Giám mục Đức và ZdK, đã được khởi động vào năm 2019. Quá trình phi giáo luật đã kết thúc giai đoạn đầu tiên vào tháng 3, thông qua các nghị quyết để không chỉ tiến tới việc thành lập Hội đồng Thượng hội đồng mà còn để chúc lành cho các kết hiệp đồng tính và thúc đẩy việc phong chức cho phụ nữ ở cấp độ Giáo hội hoàn vũ.
Bức thư của Đức Thánh Cha gửi bốn nữ giáo dân không phải là lần đầu tiên ngài bình luận về Tiến trình Công nghị Đức. Vào tháng Giêng, ngài đã chỉ trích quá trình này là chỉ dành cho giới “tinh hoa” và “không hữu ích cũng như không nghiêm chỉnh”. Trước khi bắt đầu Tiến Trình Công Nghị Đức, ngài đã viết một lá thư vào tháng 6 năm 2019 cho những “Người hành hương ở Đức”, kêu gọi tập trung vào việc truyền giáo trước tình trạng “sự xói mòn và suy thoái đức tin ngày càng tăng”.
Điều khó hiểu đối với nhiều người là tại sao Đức Thánh Cha không cách chức một vài Giám Mục Đức.
Source:Catholic News Agency
Tin vui từ Thánh địa: Con tin Israel sẽ được thả tự do vào chiều thứ Sáu
Thanh Quảng sdb
17:16 23/11/2023
Tin vui từ Thánh địa: Con tin Israel sẽ được thả tự do vào chiều thứ Sáu
Việc tạm ngừng chiến ở Thánh địa, ban đầu dự kiến vào thứ Năm, đã được dời sang thứ Sáu (24/11/2023), nên giao tranh vẫn tiếp tục.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời giữa Hamas và Israel - bao gồm việc tạm ngừng chiến trong 4 ngày - đã được dời sang thứ Sáu. Thỏa thuận do Qatar, Mỹ và Ai Cập làm trung gian đã được công bố hôm thứ Tư; nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thả hàng chục người bị bắt làm con tin trong cuộc đột kích của Hamas vào Israel và cứu trợ cho người Palestine đang kiệt sức ở Gaza.
Qatar đã thông báo rằng thỏa thuận có hiệu lực vào thứ Sáu, muộn hơn một ngày so với dự kiến ban đầu. Theo các điều khoản của cuộc ngừng chiến này thì các tù nhân Palestine bị Israel giam giữ cũng sẽ được trả tự do.
Con tin sẽ được thả vào lúc 4 giờ chiều thứ Sáu
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majid al-Ansari, xác nhận rằng Qatar đang chờ đợi một số tù nhân Palestine được Israel trả tự do, "việc thả con tin xảy ra vào khoảng 4 giờ chiều".
Tuy nhiên, ông cho biết không thể tiết lộ thông tin về số lượng tù nhân sẽ được thả.
Ông cho biết tất cả các con tin sẽ được thả vào thứ Sáu đều là phụ nữ và trẻ em, và các con tin từ cùng một gia đình sẽ được tập hợp lại thành các nhóm để được thả.
Qatar dự kiến viện trợ sẽ bắt đầu tới Gaza "càng sớm càng tốt" kể từ khi lệnh ngừng bắn bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng. Ông nói: “Nó sẽ đáp ứng một phần nhu cầu ở Gaza”.
Trên thực tế, trong khi lệnh ngừng bắn mang lại cho gia đình các con tin một tia hy vọng, quỹ cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) cảnh báo rằng lệnh ngừng bắn bốn ngày, trong đó viện trợ có thể vào được khu vực này, đơn thuần là không đủ.
Hezbollah
Trong khi đó, nhóm chiến binh Lebanon, Hezbollah đã bắn hơn 50 quả đạn vào các đồn quân sự ở miền bắc Israel, trong một ngày sau cuộc không kích của Israel vào một ngôi nhà ở miền nam Lebanon, giết chết 5 chiến binh cấp cao của nhóm.
Làn sóng tên lửa được bắn qua biên giới là một trong những cuộc oanh tạc dữ dội nhất kể từ khi Hezbollah bắt đầu tấn công các đồn bốt của Israel ở phía bắc đất nước khi bắt đầu cuộc chiến Israel-Hamas vào ngày 8 tháng 10.
Hezbollah tuyên bố rằng bằng cách leo thang các hoạt động dọc biên giới Israel-Lebanon, Hezbollah làm giảm bớt căng thẳng ở giải Gaza, nơi các cuộc không kích, hoạt động trên bộ và tấn công hải quân dữ dội của Israel đã khiến hơn 13.000 người Palestine thương vong và tàn phá các vùng bị phong tỏa.
Việc tạm ngừng chiến ở Thánh địa, ban đầu dự kiến vào thứ Năm, đã được dời sang thứ Sáu (24/11/2023), nên giao tranh vẫn tiếp tục.
(Tin Vatican - Francesca Merlo)
Một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời giữa Hamas và Israel - bao gồm việc tạm ngừng chiến trong 4 ngày - đã được dời sang thứ Sáu. Thỏa thuận do Qatar, Mỹ và Ai Cập làm trung gian đã được công bố hôm thứ Tư; nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thả hàng chục người bị bắt làm con tin trong cuộc đột kích của Hamas vào Israel và cứu trợ cho người Palestine đang kiệt sức ở Gaza.
Qatar đã thông báo rằng thỏa thuận có hiệu lực vào thứ Sáu, muộn hơn một ngày so với dự kiến ban đầu. Theo các điều khoản của cuộc ngừng chiến này thì các tù nhân Palestine bị Israel giam giữ cũng sẽ được trả tự do.
Con tin sẽ được thả vào lúc 4 giờ chiều thứ Sáu
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majid al-Ansari, xác nhận rằng Qatar đang chờ đợi một số tù nhân Palestine được Israel trả tự do, "việc thả con tin xảy ra vào khoảng 4 giờ chiều".
Tuy nhiên, ông cho biết không thể tiết lộ thông tin về số lượng tù nhân sẽ được thả.
Ông cho biết tất cả các con tin sẽ được thả vào thứ Sáu đều là phụ nữ và trẻ em, và các con tin từ cùng một gia đình sẽ được tập hợp lại thành các nhóm để được thả.
Qatar dự kiến viện trợ sẽ bắt đầu tới Gaza "càng sớm càng tốt" kể từ khi lệnh ngừng bắn bắt đầu vào lúc 7 giờ sáng. Ông nói: “Nó sẽ đáp ứng một phần nhu cầu ở Gaza”.
Trên thực tế, trong khi lệnh ngừng bắn mang lại cho gia đình các con tin một tia hy vọng, quỹ cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) cảnh báo rằng lệnh ngừng bắn bốn ngày, trong đó viện trợ có thể vào được khu vực này, đơn thuần là không đủ.
Hezbollah
Trong khi đó, nhóm chiến binh Lebanon, Hezbollah đã bắn hơn 50 quả đạn vào các đồn quân sự ở miền bắc Israel, trong một ngày sau cuộc không kích của Israel vào một ngôi nhà ở miền nam Lebanon, giết chết 5 chiến binh cấp cao của nhóm.
Làn sóng tên lửa được bắn qua biên giới là một trong những cuộc oanh tạc dữ dội nhất kể từ khi Hezbollah bắt đầu tấn công các đồn bốt của Israel ở phía bắc đất nước khi bắt đầu cuộc chiến Israel-Hamas vào ngày 8 tháng 10.
Hezbollah tuyên bố rằng bằng cách leo thang các hoạt động dọc biên giới Israel-Lebanon, Hezbollah làm giảm bớt căng thẳng ở giải Gaza, nơi các cuộc không kích, hoạt động trên bộ và tấn công hải quân dữ dội của Israel đã khiến hơn 13.000 người Palestine thương vong và tàn phá các vùng bị phong tỏa.
Đức Tổng Giám Mục Fisher của Tổng giáo phận Sydney: những điểm mạnh và yếu của Thượng Hội Đồng ‘mỏng về thần học’
Vũ Văn An
17:33 23/11/2023
Theo hãng tin Catholic World News, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, O.P., của Sydney vừa viết một thư mục vụ về Thượng Hội Đồng hồi tháng Mười, được chính ngài tham dự. Ngài viết, “Lắng nghe sâu sắc, phát biểu các tâm tư, tạo tiếng vang trong các nhóm ngồi theo bàn, không luôn luôn giúp chúng ta tìm được điều thật và điều đúng. Như một nhà thần học ưu tú nói với tôi: so với nhiều Thượng Hội Đồng mà ngài tham dự, Thượng Hội Đồng này tốt nhất về phương diện nhân bản nhưng mỏng nhất về phương diện thần học”.
Ngài viết thêm, “Một số quan điểm có thể nửa vời, cần có sắc thái, hoặc thẳng thừng trái ngược với truyền thống tông đồ và huấn quyền Giáo Hội. Những quan điểm khác có thể có tính tiên tri chân chính, các thích nghi truyền thống đầy sáng tạo, hay những tái lên công thức và hành động hữu ích. Nhưng phương pháp sử dụng trong kỳ họp đều tiên này không thực sự giúp làm sáng tỏ điều gì ra điều gì. Một phương pháp khác chắc chắn được yêu cầu vào lần tới” tức tháng Mười năm 2024.
Sau đây là nguyên vănThư Mục Vụ của Đức Tổng Giám Mục Fisher đăng trên trang mạng của Tổng giáo phận Sydney (https://www.sydneycatholic.org/addresses-and-statements/2023/walking-together-in-communion-participation-and-mission-reflections-on-the-synod-on-synodality/).
Bước đi với nhau trong Hiệp thông,Tham gia và Sứ mệnh, Các Suy tư về Thượng Hội Đồng Đồng nghị
Ngày 20 tháng 11 năm 2023
Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô
Gần đây tôi đã trở về sau kỳ họp đầu tiên kéo dài một tháng của Phiên họp thường lệ lần thứ 16 của Thượng Hội đồng Giám mục, được tổ chức tại Vatican từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Thượng Hội đồng là một cơ quan giám mục đại diện được Thánh Phaolô VI thành lập sau Công đồng Vatican II để hỗ trợ Đức Giáo Hoàng trong việc cai trị Giáo hội hoàn vũ tốt hơn.[1]
Một trong những điều tôi đánh giá cao nhất về Thượng Hội đồng này là cách nó thể hiện tính phong phú và tính phổ quát của Giáo Hội Công Giáo. Có các nhà lãnh đạo Công Giáo từ mọi khu vực trên thế giới, bao gồm cả người theo Nghi lễ Latinh và người Công Giáo Đông phương. Ngoài ra còn có đại biểu huynh đệ của các giáo hội Kitô giáo khác.[2]
Tôi đã tham gia trong tư cách thành viên được bầu của Hội đồng Điều hành Thượng Hội đồng, cùng với bốn giám mục Úc khác, năm thành viên Úc khác (ba phụ nữ, một linh mục và một giáo dân), và bốn phối trí viên và periti (chuyên gia) người Úc. Điều này có nghĩa là người Úc “đã đấm quá sức nặng của họ”: trên thực tế, số người trong chúng tôi tại Thượng Hội đồng nhiều gấp mười lần số lượng người Công Giáo gợi ý!
'Tính đồng nghị' là gì?
Trong lịch sử, các thượng hội đồng trong truyền thống Công Giáo và Chính thống là những cuộc họp của các giám mục thực thi tính hợp đoàn và huấn quyền giám mục. Đôi khi có những người không phải là giám mục tham dự, đại diện cho Đức Giáo Hoàng hoặc các thượng phụ, hoàng đế hoặc chính quyền dân sự, các dòng tu hoặc các nhà thần học; mặc dù họ không bỏ phiếu nhưng những “quan sát viên” này có thể có ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, trong kỳ họp gần đây, Đức Thánh Cha đã mời khoảng 450 người tham gia, 363 người trong số họ là thành viên bỏ phiếu, và chỉ hơn một phần tư trong số này là những người không phải giám mục – các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân nam nữ.
Kể từ Công đồng Vatican II, các Thượng Hội Đồng quốc tế thường tập trung vào các khía cạnh sứ mệnh của Giáo hội, về lời nói và bí tích, hoặc về các ơn gọi khác nhau. Nhưng lần này là về phong cách và đời sống nội bộ của Giáo hội. Như Đức Thánh Cha thừa nhận, chủ đề về tính đồng nghị dường như không gây được nhiều sự quan tâm và nghe có vẻ quá tự qui chiếu – giống như một bộ phim Hollywood nói về việc làm phim Hollywood. Tuy nhiên, nếu tính đồng nghị thông tri cho sự hiệp thông, sự tham gia và sứ mệnh của chúng ta, thì nó sẽ đề cập đến nhiều vấn đề khác.
Ngôn ngữ của ‘tính đồng nghị’ không quen thuộc với hầu hết mọi người. Nguồn gốc tiếng Hy Lạp của nó có nghĩa là cùng hành trình với nhau. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả tính đồng nghị là “một biểu thức của bản chất, hình thức, phong cách và sứ mệnh của Giáo hội” và là nơi “tất cả mọi người có thể cảm thấy như ở nhà và tham gia”.[3] Thay vì một học thuyết hay chính thể mới của Giáo hội, nó là một sự nhạy cảm có tính giáo hội: sẵn sàng lắng nghe, đối thoại, chia sẻ, để tất cả các tín hữu có thể đảm nhận vai trò đồng trách nhiệm của mình đối với sứ mệnh. Nó đòi hỏi sự cởi mở đầy cầu nguyện và khiêm tốn đối với Chúa Thánh Thần là nhân vật chính.
Điều này làm cho nó rất khác với một tiến trình chính trị trong đó phiếu phổ thông sẽ thắng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định một thượng hội đồng “không phải là một quốc hội hay một cuộc thăm dò ý kiến”, cũng không phải là “một hội nghị hay phòng khách”, “cũng không phải là một thượng viện nơi mọi người thực hiện các thỏa hiệp và đạt được sự đồng thuận”.[4] Nó cũng không chỉ là xem xét các đề nghị tham khảo có tính bàn giấy và báo cáo. Đúng hơn đó là một “biến cố thiêng liêng”, một quá trình lắng nghe Chúa Thánh Thần nói với các giáo hội, qua sự lắng nghe khiêm nhường và sự phân định trong cầu nguyện. Bị sử dụng như một vũ khí để buộc phải thay đổi giáo huấn hoặc trật tự của Giáo hội, tính đồng nghị sẽ không còn là một cuộc hành trình thực sự với nhau và với Thiên Chúa.
Tính đồng nghị trong thực hành
Cuộc tụ họp vào tháng 10 năm 2023 là một phần của diễn trình gồm nhiều giai đoạn với các giai đoạn địa phương, quốc gia, lục địa và hoàn cầu. Trong mỗi giai đoạn đều có sự lắng nghe, tổng hợp và biện phân. Vào năm 2021, các cá nhân, giáo xứ, tu viện và cơ quan trên khắp Tổng Giáo phận của chúng ta đã quảng đại đóng góp các ý kiến hoặc tham gia vào các phiên điều trần. Thành quả của những điều này, từ các cuộc tham vấn của Công đồng Toàn thể lần thứ năm của Úc, đã được đối chiếu thành Báo cáo của Tổng Giáo phận.[5] Những đóng góp như vậy từ khắp đất nước và thế giới sau đó đã thông tri cho các tài liệu và phiên họp cấp quốc gia[6] và lục địa[7], và cuối cùng là một Instrumentum Laboris hoặc Tài liệu Làm việc.[8]
Tài liệu Làm việc đó là văn bản hướng dẫn Thượng hội đồng tháng trước. Hầu hết thời gian được chia thành ba chủ đề hiệp thông (ý nghĩa của việc nối kết như một trong mối quan hệ của chúng ta với Chúa Kitô và với nhau như những người Công Giáo), tham gia (ý nghĩa của việc mọi người Công Giáo hoàn thành vai trò tương ứng của mình) và sứ mệnh (điều mà Chúa Kitô đã ủy thác cho toàn thể Giáo hội phải làm). Chúng tôi đã dành khoảng một tuần để thảo luận về một số khía cạnh của từng chủ đề trong các nhóm ngồi theo bàn hoặc circoli minori [nhóm nhỏ] gồm 12 người.
Các thành viên của mỗi nhóm ngồi theo bàn nói cùng một ngôn ngữ—ít nhiều—và được hỗ trợ bởi một phối trí viên bên ngoài. Một thư ký được bổ nhiệm trong số họ và một tường trình viên được bầu ra. Chúng tôi tập trung tại những chiếc bàn tròn thay vì ngồi theo ghế xếp thành dẫy như các thượng hội đồng trước đây. Thay vì đối diện với những người đang biểu diễn trên sân khấu hoặc lắng nghe những người ngồi ở nơi mà chúng tôi không thể nhìn thấy, chúng tôi đối diện, nghe và, đến cuối tháng, quen nhau. Bây giờ tôi coi một số giám mục và lãnh đạo giáo dân từ khắp nơi trên thế giới là những người bạn mới, và đó là một điều khác mà tôi sẽ trân quí từ Thượng Hội đồng này.
Các vấn đề đã được thảo luận trong các nhóm ngồi theo bàn thông qua một quá trình được phát triển lần đầu tiên cách đây vài thập niên bởi các tu sĩ Dòng Tên ở Canada và được gọi là “Cuộc đàm luận trong Chúa Thánh Thần”. Phương pháp phân định cộng đồng này bắt đầu bằng Kinh Thánh và cầu nguyện, mời những người tham gia ngồi im lặng một lúc rồi chia sẻ những chuyển động nội tâm của họ, đặc biệt là cảm xúc của họ, mà không ai tranh cãi về những gì họ đang nói. Ở vòng thứ hai, các thành viên phản ảnh lại những gì họ đã nghe được trong nhóm và những gì gây ấn tượng với họ. Chỉ đến vòng thứ ba, khi (thời gian cho phép) nhóm xem xét những điểm hội tụ và hành động, những điểm khác nhau và câu hỏi, mới có một số tranh luận về ý tưởng.
Vì vậy, điểm nhấn của phương pháp này là lắng nghe và hiểu nhau trước khi giải quyết bất cứ 'vấn đề' nào. Điều đó có thể khó khăn trong một thế giới ồn ào hoặc một thế giới mà mọi người bị chia rẽ thành các phe phái ý thức hệ. Nhưng nó có thể có tính chữa trị. Nó có thể thêm dầu mỡ vào dòng nước khó chẩy, khiến mọi người dừng lại, lắng nghe và thấu hiểu trước khi phán xét hay tranh cãi. Cha Anthony Lusvardi, Dòng Tên, của Đại học Gregoriana, gần đây đã giải thích rằng trong khi phương pháp này giúp hạ nhiệt các vấn đề gây tranh cãi - tại Thượng Hội đồng, các vấn đề 'nóng bỏng' như phong chức cho phụ nữ, "quyền đồng tính", rước lễ cho người ly dị và tái hôn, và đời sống độc thân —nó không mang lại sự rõ ràng về mặt thần học.[9] Ngài giải thích: “Nó không phù hợp lắm cho việc lý luận thần học hoặc thực tiễn thận trọng hoặc phức tạp. Làm điều đó đòi hỏi phải có suy nghĩ có phê phán, cân nhắc những thuận và chống trong những gì mọi người nói. Nó cũng đòi hỏi một mức độ khách quan mà phương pháp này không phù hợp để cung cấp. Thần học đúng đắn cần phải luôn đặt câu hỏi: ‘Điều đó nghe có vẻ hay, nhưng nó có đúng không?’”
Thật vậy, Thánh Inhã thành Loyola đã “nói rất rõ ràng rằng không phải mọi thứ đều là đối tượng thích hợp để phân định. Nếu điều gì đó là tội lỗi, anh em sẽ không biện phân xem có nên làm điều đó hay không. Nếu đã thực hiện một cam kết, anh em sẽ không biện phân xem liệu có nên trung thành với cam kết đó hay không. Anh em chỉ biện phân giữa những điều tốt đẹp. Nếu bất cứ điều gì xảy ra với anh em trong khi cầu nguyện trái ngược với những gì đã được Chúa Giêsu Kitô mạc khải, thì đó không phải là công việc của Chúa Thánh Thần”.
Cân nhắc các ý kiến
Lời cầu nguyện Adsumus [chúng con có mặt] của Công đồng Vatican II, mà chúng tôi cầu nguyện mỗi ngày tại Thượng Hội đồng, cầu xin sự hướng dẫn, giáo huấn và hiệp nhất do Chúa Thánh Thần ban cho (Ga 14:26). Tôi thấy những dòng sau đây của lời cầu nguyện có tính hướng dẫn đặc biệt: “Xin để chúng con tìm thấy sự hiệp nhất của chúng con trong Chúa, để chúng con có thể cùng nhau hành trình đến cuộc sống vĩnh cửu và không đi lạc khỏi con đường chân lý và điều đúng”. Lắng nghe sâu sắc, phát biểu các tâm tư, tạo ra tiếng vang trong các nhóm ngồi theo bàn, không luôn luôn giúp chúng ta tìm được điều thật và điều đúng. Như một nhà thần học ưu tú nói với tôi: so với nhiều Thượng Hội Đồng mà ngài tham dự, Thượng Hội Đồng này tốt nhất về phương diện nhân bản nhưng mỏng nhất về phương diện thần học.
Một khía cạnh đầy thách thức khác của “Cuộc đàm luận trong Chúa Thánh thần” là việc quyết định mức độ quan trọng của việc đưa ra các ý kiến khác nhau của những người cùng bàn. Một số ý kiến có thể có một số người ủng hộ nhiệt tình nhưng không phải là quan điểm chung trong nhóm; những ý kiến khác có thể nhận được sự ủng hộ đông đảo: thực sự không có cách nào biết được từ hai trang báo cáo của 35 nhóm ngồi chung bàn. Một số quan điểm có thể nửa vời, cần có sắc thái, hoặc thẳng thừng trái ngược với truyền thống tông đồ và huấn quyền Giáo Hội. Những quan điểm khác có thể có tính tiên tri chân chính, các thích nghi truyền thống đầy sáng tạo, hay những việc lên công thức lại và hành động hữu ích. Nhưng phương pháp sử dụng trong kỳ họp đầu tiên này không thực sự giúp làm sáng tỏ điều gì ra điều gì cả. Một phương pháp khác chắc chắn được yêu cầu vào lần tới.
Đến cuối một tháng họp ngày này qua ngày nọ từ 8 giờ 45 sáng đến 7 giờ 30 tối, cũng như nhiều sự kiện buổi tối khác nhau và chỉ được nghỉ Chúa nhật, tất cả chúng tôi đều kiệt sức. Thượng Hội Đồng đã công bố một Bức Thư ngắn gửi dân Chúa; bây giờ nó phải giải quyết Báo cáo Tổng hợp dài của mình. (Cả hai đều có thể tìm thấy trực tuyến. [10]) Một nhóm nhỏ các nhà soạn thảo đã tổng hợp hàng trăm trang báo cáo của các bàn trong một dự thảo. Sau đó, các thành viên Thượng hội đồng đã đề xuất hơn một nghìn modi (sửa đổi). Chúng được đánh giá và kết hợp (hoặc không) chỉ sau một đêm. Một bản dự thảo mới được đưa ra chỉ vài giờ trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng và chỉ bằng tiếng Ý. Trong một cuộc chạy marathon, nó đã được đọc lên và dịch cùng một lúc. Không có lời giải thích nào được đưa ra tại sao một số sửa đổi được chấp nhận còn những sửa đổi khác thì không. Không thể sửa đổi thêm nữa. Cuộc bỏ phiếu điện tử diễn ra sau đó và tất cả các đoạn của tài liệu đã được thông qua với số phiếu áp đảo. Nhưng việc phân loại tất cả các ý kiến trong Báo cáo Tổng hợp và xác định xem nên lấy ý kiến nào để bàn luận (và thảo luận thế nào) sẽ là nhiệm vụ của những người tổ chức và tham gia kỳ họp thứ hai vào năm tới, và cuối cùng là nhiệm vụ của Đức Giáo Hoàng.
Các vấn đề nóng bỏng
Báo cáo Tổng hợp của Thượng Hội đồng sẽ không làm hài lòng tất cả mọi người. Sự chú ý của giới truyền thông được dự đoán là tập trung vào các vấn đề “nóng bỏng” xung quanh tình dục và quyền lực. Để chắc chắn, các thành viên Thượng Hội đồng đã bày tỏ nhiều quan điểm khác nhau về một số vấn đề này, ngay cả khi không có chỗ cho cuộc tranh luận nghiêm túc. Chỉ có khoảng 2/3 số thành viên Thượng Hội đồng có quyền can thiệp (hoặc phát biểu ngắn) trên diễn đàn và một số trong số đó rất cá nhân và đầy cảm xúc. Một số bày tỏ niềm tin chắc chắn về cách Giáo hội nên điều hướng các chủ đề nhạy cảm này. Có sự căng thẳng trong không khí tại Thượng Hội đồng, cũng như tại Công đồng Toàn thể của chúng ta ở Úc, dù ít công khai hơn. Trong khi không phải lúc nào chúng tôi cũng đồng ý, nhưng tiến trình thượng hội đồng có giúp chúng tôi ‘đồng hành với nhau’ một cách tôn trọng.
Có những lời nhắc nhở hữu ích cho rằng Giáo hội và thế giới của chúng ta đang bị đe dọa nhiều hơn là những vấn đề nhất thời hoặc những nỗi ám ảnh lâu dài của chúng ta. Có một cuộc tĩnh tâm ngắn trước Thượng Hội đồng, những khoảng dừng để suy gẫm trong suốt các phiên họp, những lời cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng và các Thánh lễ được cử hành với nhau - tất cả đều hướng chúng tôi đến mục đích cao cả hơn. Tất cả chúng tôi đều biết rõ về các cuộc chiến tranh ở Thánh địa, Ukraine, Myanmar và những nơi khác. Tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô, chúng tôi cầu nguyện cho hòa bình. Tại Quảng trường, chúng tôi cầu nguyện cho những người tị nạn và di cư. Trong hầm mộ, chúng tôi cầu nguyện cho Giáo hội bị bách hại. Gần mộ Thánh Phêrô, chúng tôi cùng nhau đọc kinh Tin Kính. Các vấn đề nóng bỏng có vẻ nhỏ nhoi khi so sánh.
Đức Giáo Hoàng nhắc nhở chúng tôi, một trong những mối quan tâm lớn hơn là môi trường. Trong tuần đầu tiên của Thượng Hội đồng, Đức Giáo Hoàng đã ban hành thông điệp Laudate Deum, phụ lục của ngài cho thông điệp Laudato Si’. Trong cả hai tài liệu, ngài thách thức những thái độ và hành vi biến ngôi nhà chung của chúng ta, tức trái đất, thành đồ chơi, khai thác và phá hủy theo ý muốn, phục vụ lợi ích và ý thức hệ của chúng ta. Ngài nhắc lại rằng thế giới được trao vào tay chúng ta như một tín thác thánh thiêng, cần được tôn kính và chia sẻ, phát triển và truyền lại một cách nguyên vẹn cho các thế hệ tương lai. Như thế thì tôi cũng xin đề nghị, chúng ta phải thách thức các thái độ đối với ngôi nhà chung của chúng ta là Giáo hội - từ chối coi nó như đồ chơi của chúng ta, phụ thuộc vào lợi ích và ý thức hệ của chúng ta, để được làm lại theo ý muốn. Giáo hội, với Tin Mừng và sứ vụ của mình, là tạo vật mới, một hệ sinh thái thiêng liêng, được Chúa Giêsu trao vào tay chúng ta như một tín thác thánh thiêng, cần được tôn kính và chia sẻ, phát triển và truyền lại nguyên vẹn cho các thế hệ tương lai. Vì vậy, Đức Giáo Hoàng và những người tổ chức Thượng Hội Đồng đã nhiều lần nhắc nhở chúng tôi rằng nhiệm vụ của Thượng Hội Đồng không phải là thay đổi giáo huấn hay trật tự của Giáo Hội.[11]
Sự thật ngược với tình yêu?
Một chủ đề thảo luận xuyên suốt Thượng Hội đồng là mối quan hệ giữa tình yêu và sự thật. Câu hỏi này có một vị trí đặc biệt trong thừa tác vụ của tôi, vì khẩu hiệu giám mục của tôi được lấy từ Thánh Phaolô, ‘Nói sự thật trong tình yêu thương’ (Eph 4:15). Chúng ta biết tình yêu và sự thật tìm thấy sự hoàn hảo của chúng không phải ở những triết lý trừu tượng hay những nghiên cứu thực nghiệm, mà ở con người cụ thể của Chúa Giêsu Kitô. Trong Người, tình yêu và sự thật gặp nhau. Chúng ta biết thế nào là yêu thương khi chúng ta biết Đấng là Sự Thật. [12]
Một số người cho rằng tình yêu và sự thật chắc chắn sẽ xung đột hoặc phải nhường nhịn nhau tùy theo hoàn cảnh. Thay vì vẫy ngón tay, phản ứng đúng đắn đối với sự căng thẳng được nhận thấy như vậy là phản ứng ‘đồng nghị’ là kiên nhẫn lắng nghe và cho mọi người thấy khuôn mặt của Chúa Kitô. Điều đó không có nghĩa là từ bỏ những gì Chúa đã mặc khải hay điều chỉnh lại đức tin và đạo đức của chúng ta cho phù hợp với thời trang hiện tại. Thượng Hội đồng đã chứng minh rằng chúng ta có thể lắng nghe kinh nghiệm của người khác bằng lòng bác ái Kitô giáo đích thực và không ảnh hưởng đến sự thật, đồng hành với những người đang đấu tranh để chấp nhận hoặc sống theo giáo huấn của Giáo hội.
Trong suốt thừa tác vụ trần thế của Người, Chúa Giêsu luôn cởi mở với người khác. Người gặp gỡ mọi loại người và mời gọi họ bước vào cuộc sống sung mãn (Ga 10:10). Nhưng cộng đồng đức tin ngày càng bao gồm này cũng được kêu gọi hoán cải sâu sắc hơn bao giờ hết (Mt 4:17).[13] Chúa Kitô ban tặng một vương quốc không thuộc về thế gian này và hứa sẽ ở lại trong chúng ta nếu chúng ta bám chặt vào Người (Ga 15:4-11). Được bao gồm trong gia đình của Người, Giáo hội đòi hỏi sự đáp ứng từ chúng ta. Hãy đi, Người nói, bạn đã được tha thứ. Nhân phẩm của bạn được phục hồi. Bạn được yêu thương từ cõi vĩnh hằng cho đến cõi vĩnh hằng. Vậy hãy đi và đừng phạm tội nữa (Ga 8:11). Không còn thói đạo đức giả chỉ nói suông về luật pháp của Thiên Chúa (Mt 15:8).[14] Thiên Chúa có thể mời mọi loại người đến dự tiệc cưới, nhưng Người sẽ để ý nếu có ai không hòa nhập vào tinh thần của buổi cử hành (Mt 22:11-13). Chúng ta phải nhận ra thực tại của tội lỗi và những hậu quả tàn khốc của nó, ý thức được nhu cầu tìm kiếm lòng thương xót và sự tha thứ vô biên của Thiên Chúa. Chúng ta phải “vác thập giá mình mà theo” (Mt 16:24-28).
Phân định điều Chúa Thánh Thần đang nói
Trong suốt Thượng Hội đồng, vai trò của Chúa Thánh Thần liên tục được nhấn mạnh. Một số người hỏi làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn rằng chúng ta thực sự nghe thấy Chúa Thánh Thần giữa những lời dài dòng. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cảnh cáo, Thượng hội đồng không được thoái hóa thành một nghị viện của các ý kiến hoặc thành một hoạt động vận động hành lang hoặc xây dựng sự đồng thuận để ‘cải cách Giáo hội’.[15] Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể phân định một cách trung thành giữa những tiếng nói cạnh tranh nhau?
Điều quan trọng trong vấn đề này là điều được gọi là cảm thức đức tin hay sự đánh giá siêu nhiên về đức tin. Một số người lầm tưởng rằng cảm thức đức tin chỉ đơn giản là một cuộc thăm dò ý kiến của người Công Giáo hoặc thậm chí ý kiến mạnh mẽ của một cá nhân. Nhưng trong Hiến chế về Giáo hội, Công đồng Vatican II đã dạy rằng nhờ cảm thức đức tin “được Thánh Thần Chân lý khơi dậy và nâng đỡ, Dân Thiên Chúa, được hướng dẫn bởi thẩm quyền giảng dạy thánh thiêng (huấn quyền),…tiếp nhận đức tin từng được truyền đạt cho các thánh.”[16] Đó là việc đón nhận đức tin, chứ không phải quyết định nó. Và điều đó đòi hỏi sự tham gia vào đời sống của Giáo hội, lắng nghe lời Chúa, cởi mở với lý trí, tuân thủ huấn quyền, sự thánh thiện (rõ ràng ở sự khiêm nhường, tự do và niềm vui), và tìm cách xây dựng Giáo hội.[17]
Việc biện phân những gì Chúa Thánh Thần đang nói đòi hỏi một đôi tai Kitô học. Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Kitô (Ga 15:26; 19:30; 20:22), Thần Khí của Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Thánh Thần chỉ nói những điều phù hợp với những gì Chúa Kitô đã nói trong truyền thống tông đồ: những quan điểm trái ngược không thể đến từ Chúa Thánh Thần, vì điều này hàm ý sự cạnh tranh giữa Người và Chúa Kitô. Hơn nữa, giáo lý phát triển một cách có hệ thống: không thể có sự phát triển mâu thuẫn, như thể Chúa Thánh Thần đã nói điều này vào thế kỷ thứ nhất, điều khác ở một thiên niên kỷ sau, và điều gì đó hoàn toàn khác trong thời đại chúng ta. Người là Thần Chân Lý (Ga 14:17; 15:26; 16:13), nhắc nhở chúng ta về mọi điều phát xuất từ Chúa Kitô (Ga 14:26). Và Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và cho đến đời đời không hề thay đổi (Dt 13:8).
Do đó, biện phân là nhiệm vụ lắng nghe “tiếng nói êm dịu nhỏ nhẹ của Thiên Chúa” giữa mọi lời nói. Lời kêu gọi nên thánh của Người là phổ quát. Chúa Kitô và các thánh là nam châm, thu hút chúng ta đến với cuộc sống thực sự tốt đẹp, kêu gọi mọi người liên tục hoán cải. Giáo hội thậm chí còn mở rộng không gian lều của mình cho “những người đã đi trước chúng ta được đánh dấu bằng dấu chỉ đức tin”, cầu nguyện cho họ và nghe tiếng nói của họ trong truyền thống, cũng như cho những người sắp đến, truyền lại cho họ sự phong phú của truyền thống đó.
Xem quả các ngươi sẽ nhận biết chúng (Mt 7:16)
Thật may mắn, trong Thượng Hội đồng tháng trước, lịch phụng vụ đã mời gọi những người trong chúng tôi thuộc Nghi lễ Latinh cử hành Đức Mẹ Mân Côi, các tông đồ Simong và Giuđa, và thánh sử Luca; giám mục Inhaxiô thành Antiôkia, giáo dân Edward Tuyên tín, các nhà sáng lập dòng Bruno và Phanxicô, và các vị tử đạo truyền giáo Gioan thành Brébeuf và các bạn; Têrêxa, bông hoa nhỏ, và người mẹ thiêng liêng của ngài, đồng thời là tiến sĩ Giáo hội, Têrêxa Avila; giáo hoàng Gioan Tốt Lành và Gioan Phaolô Cả; và các nhà huyền nhiệm Margaret Maria và Faustina. Vì vậy, chúng tôi đã được tháp tùng bởi một đám đông nhân chứng tại Thượng Hội đồng, nhắc nhở chúng tôi mục đích của Giáo hội: kêu gọi các tội nhân đến với sự cứu rỗi và tất cả mọi người đến với sự chữa lành và nên thánh trong Chúa Kitô, hỗ trợ mỗi người sống ơn gọi riêng của họ và hiệp nhất chúng ta với và như hiệp thông các thánh. Vì vậy, một tiêu chuẩn hữu ích để đánh giá mọi đề xuất của Thượng Hội đồng là: Liệu nhờ ân sủng của Thiên Chúa, có thể tạo ra thêm các tông đồ và mục tử, các nhà truyền giảng Tin Mừng và truyền giáo, các tu sĩ và giáo viên, các vị tử đạo và các nhà huyền nhiệm, những người nam nữ thánh thiện, như Giáo hội và thế giới của chúng ta rất cần không?
Thượng Hội đồng về Tính đồng nghị sẽ hoàn tất vào tháng 10 năm sau và do đó, như một tiến trình, chúng ta vẫn còn một chặng đường phải đi. Cần phải làm nhiều việc hơn nữa để đảm bảo sự hiểu biết thực sự của Công Giáo về tính đồng nghị, sự hòa nhập và sự phân định. Thoát khỏi các mô hình quan liêu và chính trị, tính đồng nghị có thể là một biểu hiện phong phú của sự hiệp nhất vốn có của tất cả các thành viên trong Giáo hội (hiệp thông), có thể thúc đẩy các trách nhiệm quan trọng của tất cả những người đã được rửa tội (tham gia), và có thể đổi mới lệnh truyền của Thiên Chúa để biến mọi dân tộc thành môn đệ (sứ mệnh). Tôi xin cảm ơn tất cả mọi người trong Tổng Giáo Phận vì những đóng góp của các bạn với tư cách giáo sĩ, tu sĩ hoặc giáo dân. Tôi xin anh chị em cầu nguyện cho Thượng Hội đồng sắp tới, để chúng ta nên một trong đức tin của tổ tiên, trong niềm hy vọng mà Chúa Thánh Thần ban tặng, và trong tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con, Đấng tạo dựng và cứu chuộc chúng ta.
_______________________________________________________________________________________
[1] Giáo hoàng Phaolô VI, Apostolica Sollicitudo: Tự sắc thành lập Thượng hội đồng Giám mục về Giáo hội hoàn vũ, 15 tháng 9 năm 1965 https://www.vatican.va/content/paul-vi/en/motu_propio/documents/hf_p-vi_motu -propio_19650915_apostolica-sollicitudo.html; “Thượng Hội đồng Giám mục: Lời dẫn nhập” https://www.vatican.va/roman_curia/synod/documents/rc_synod_01011995_profile_en.html
[2] Tôi mang ơn nhiều nhà bình luận khác nhau về thượng hội đồng, đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục John Wilson của Southwark, người có những suy tư về thượng hội đồng tại https://www.cbcew.org.uk/wp-content/uploads/sites/3/2023/ 11/Synod-Reflections-Abp-John-Wilson.pdf.
[3] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Diễn văn với các tín hữu ở Rôma để chuẩn bị cho Thượng hội đồng về tính đồng nghị, ngày 18 tháng 9 năm 2021 https://www.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2021/september/documents/20210918-fedeli -diocesiroma.html; Diễn văn khai mạc Thượng hội đồng về tính đồng nghị, ngày 9 tháng 10 năm 2021 https:// www.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2021/october/documents/20211009-apertura-camminosinodale.html; Diễn văn với Giáo triều Rôma, ngày 23 tháng 12 năm 2021 https://www.vatican.va/content/ francesc o/en/speeches/2021/december/documents/20211223-curiaromana.html.
[4] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Khai mở Con đường Thượng hội đồng; Lời phát biểu dẫn nhập cho Thượng hội đồng về Gia đình 2015, ngày 5 tháng 10 năm 2015 https://www.vatican.va/content/francesco/en/speeches/2015/october/documents/papa-francesco_20151005_padri-sinodali.html.
[5] Tổng Giáo phận Công Giáo Sydney, Báo cáo cho Thượng hội đồng Giám mục 2021-23, tháng 5 năm 2022 https://sydneycatholic.org/casys/wp-content/uploads/2022/05/ Catho-lic%20Archdiocese%20of%20Sydney%20To% 20The%20Synod%20Of%20Bishops%202021-2023%20Final.pdf.
[6] Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc, Tổng hợp Úc cho Thượng hội đồng 2021-2023, tháng 8 năm 2022 https://www.sydneycatholic.org/casys/wp-content/uploads/2022/08/Synod-of-Bishops-Australian-Syntổng hợp. pdf và Tổng hợp Úc Giai đoạn Lục địa cho Thượng hội đồng 2021-2023, tháng 12 năm 2022 https://s3.ap-southeast-2.amazonaws.com/acbcwebsite/Articles/Documents/ACBC/ FI-NAL%20Australian%20Synt tổng hợp%20Report%20-%20Continental% 20Giai đoạn.pdf
[7] Liên Hội đồng Giám mục Công Giáo Châu Đại Dương, Phân định Châu Đại Dương về Tài liệu Làm việc cho Giai đoạn Lục địa, tháng 1 năm 2023 https://www.synod.va/content/dam/synod/common/phases/continental-stage/final_document/ FCBCO.pdf
[8] Phiên họp thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục, Tài liệu làm việc cho Phiên họp đầu tiên (tháng 10 năm 2023) https://press.vatican.va/content/salastampa/en/bollettino/pubblico/2023/06/20/230620e.html
[9] Hannah Brockhaus, “‘Phương pháp’ lắng nghe của Thượng hội đồng đến từ Dòng Tên,” Catholic News Agency [Thông tấn xã Công Giáo] 24 tháng 10 năm 2023 https://www.catholicnewsagency.com/news/255793/
[10] Phiên họp thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục, Thư gửi dân Chúa, ngày 25 tháng 10 năm 2023 https://www.synod.va/en/news/letter-of-the-xvi- normal-general-assembly -of-the-synod-of-bishops-to-the-people-of-god.html; Một Giáo hội Thượng hội đồng về Truyền giáo: Báo cáo Tổng hợp của Kỳ họp đầu tiên từ ngày 4 đến ngày 29 tháng 10 năm 2023 Thành phố Vatican, ngày 28 tháng 10 năm 2023 https://www.synod.va/content/dam/synod/ assembly/synthesis/english/2023.10.28-ENG-Synthesis-Report_IMP.pdf.
[11] John Lavenburg, “Tobin nói 'sự thay đổi giáo lý' không phải là mục đích của Thượng hội đồng về Tính đồng nghị," Crux 4 tháng 2 năm https://cruxnow.com/church-in-the-usa/2023/02/tobin-says-doctrinal-change-not-the-point-of-synod-on-synodality; Gina Christian, “Tân Hồng Y nói rằng Thượng hội đồng tháng 10 không phải là về việc thay đổi giáo huấn của nhà thờ,” America 14 tháng 7 năm 2023 https://www.americamagazine.org/faith/2023/07/14/cardinal-designate-pierre-called-245687#:~:text=(The%20synod)%20is%20not%20to,Church%2C%20as%20a%20universal%20Church; Hannah Brockhaus, “Hồng Y Grech: Thượng hội đồng về tính đồng nghị 'không phải là phân tích xã hội học về Giáo hội',” Catholic World Report ngày 2 tháng 3 năm 2022 https://www.catholicworldreport.com/2022/03/02/cardinal-grech-synod-on-synodality-is-not-sociological-analysis-of-the-church/
[12] Công đồng Vatican II, Gaudium et spes: Hiến chế mục vụ về Giáo hội trong thế giới hiện đại, 7 tháng 12 năm 1965, 22 https://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19651207_gaudium-et-spes_en.html; Gioan Phaolô II, Redemptoris Hominis: Thông điệp khởi đầu thừa tác vụ giáo hoàng của tôi, 4 tháng 3, 1979, 7-8 https://www.vatican.va/content/john-paul-ii/en/encyclicals/ documents/hf_jp-ii_enc_04031979_redemptor-hominis.html.
[13] Cũng nên đọc: Mt 3: 2, 6, 8; 5:17-20, 48; 7:5, 13, 16, 24, v.v.
[14] Cũng nên đọc: Mt 6:1-4,16-18; 7:1-6,21-23; 15:7-9; 23:27-28; Mc 7:6; Lc 6:37-46; 12:2; 20:46-47; xem. Tt 1:16; 1Ga 2:4; 2:14-26; 4:20; Gcb 1:21-26.
[15] Đức Thánh Cha Phanxicô, Bài giảng Thánh lễ khai mạc Phiên họp Toàn thể Thượng hội đồng Giám mục thường lệ lần thứ XVI, ngày 4 tháng 10 năm 2023: "Ở đây chúng ta không cần một tầm nhìn hoàn toàn tự nhiên, được tạo thành từ các chiến lược nhân bản, các tính toán chính trị hay các cuộc chiến ý thức hệ. Nếu Thượng Hội đồng cho phép điều này xảy ra thì 'điều khác' sẽ mở cửa cho điều đó. Điều này chúng ta không cần. Chúng ta không ở đây để tiến hành một cuộc họp quốc hội hay một kế hoạch cải cách. Anh chị em thân mến, Thượng Hội đồng không phải là một nghị viện. Chúa Thánh Thần là nhân vật chính. Chúng ta ở đây không phải để thành lập một nghị viện nhưng để cùng nhau bước đi trong cái nhìn của Chúa Giêsu, Đấng chúc tụng Chúa Cha và chào đón những người mệt mỏi và bị áp bức.”
[16] Công đồng Vatican II, Lumen Gentium: Hiến chế tín lý về Giáo hội, 21 tháng 11 năm 1964, 12 https://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19641121_lumen-gentium_en.html; Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo 93.
[17] Ủy ban Thần học Quốc tế, Cảm thức Đức tin trong Đời sống Giáo hội, 2014, 88-105.
Bàn thờ bị phá hoại, bình thánh bị đánh cắp từ Vương cung thánh đường Thánh Tâm ở Pháp
Đặng Tự Do
18:15 23/11/2023
Trong đêm 14 rạng sáng 15 tháng 11, những người không rõ danh tính đã phá hủy bàn thờ và lấy trộm các bình thánh từ Vương cung thánh đường Thánh Tâm thuộc Tổng giáo phận Rouen, Pháp.
Theo tờ báo Pháp Le Figaro, văn phòng công tố xác nhận rằng vương cung thánh đường Thánh Tâm đã bị phá hoại và những người không rõ danh tính cũng đã đập vỡ một bức tượng, mặc dù Mình Thánh Chúa không bị đánh cắp.
Chính quyền vẫn chưa xác định được những kẻ phá hoại, nhưng cảnh sát địa phương đã mở cuộc điều tra để tìm ra họ.
Trong một đoạn video được đăng vào ngày X ngày 15 tháng 11, Cha Geoffroy de la Tousche, linh mục của các giáo xứ ở trung tâm thành phố Rouen, giải thích rằng tình trạng của vương cung thánh đường là “hoàn toàn kinh khủng: một bức tượng bị vỡ, các bình thánh bị đánh cắp, cung thánh bị phá hủy và nhiều thứ bị hư hỏng nặng.”
Ngài nói thêm: “Do tình cờ, ân sủng hay sự quan phòng, Mình Thánh Chúa không bị đánh cắp, nhưng mọi thứ đã bị bỏ lại trong tình trạng kinh hoàng và bi thảm”.
“Tôi mời gọi anh chị em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, cho giáo xứ và tôi khuyến khích anh chị em hãy cầu nguyện đền tạ, theo yêu cầu của Đức Tổng Giám Mục Dominique Lebrun”
Cha De la Tousche nói thêm rằng sau khi cầu nguyện, Thánh lễ sẽ được cử hành với các bình thánh được Đức Tổng Giám mục cho mượn, và sau đó sẽ diễn ra hai giờ chầu Thánh Thể.
Một báo cáo gần đây của Đài quan sát về sự không khoan dung và phân biệt đối xử đối với các Kitô hữu ở Âu Châu chỉ ra rằng Pháp đứng thứ ba về tội ác căm thù đối với tôn giáo, nhất là đối với các Kitô hữu vào năm 2022, với 106 trên tổng số 748 vụ tấn công vào các nơi công cộng.
Source:Catholic News Agency
Đức Tổng Giám Mục biện minh cho việc treo cờ đồng tính trên quan tài ở nhà thờ chính tòa Thủ đô Mễ Tây Cơ
Đặng Tự Do
18:17 23/11/2023
Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Mexico, Đức Tổng Giám Mục Gustavo Rodríguez Vega, đã biện minh cho việc treo cờ LGBT trên quan tài của một nhà hoạt động đồng tính và bạn đời của ông ta trong lễ tang của họ được tổ chức tại nhà thờ Aguascalientes, bất chấp các tai tiếng mà điều này đã gây ra giữa các tín hữu..
Cả hai thi thể đều được tìm thấy với dấu hiệu bạo lực bên trong nhà của Baena vào ngày 13 tháng 11. Văn phòng tổng chưởng lý bang Aguascalientes đưa tin ngày hôm đó rằng “mọi thứ cho thấy đó có thể là vấn đề cá nhân” vì “một dụng cụ sắc bén” được tìm thấy trong tay của một trong những người đã chết. Cho đến nay, chính quyền Mễ Tây Cơ cho rằng hai người hục hặc với nhau và đã qua đời sau một cuộc ẩu đả trong nhà họ.
Trong một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 16 tháng 11, Đức Cha Rodríguez, cũng là tổng giám mục của Yucatán, đã chỉ ra rằng Baena và đối tác của ông là “con cái của Chúa và anh em của chúng ta” và vì vậy “chúng tôi không thể, bằng bất kỳ cách nào, không tiếp nhận họ trong nhà thờ. Đặc biệt là khi gia đình muốn họ được đưa đến đó.”
Khi được ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA hỏi, về việc đặt các lá cờ, Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng “nếu họ đặt những lá cờ đó, điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với họ, thì chúng tôi tôn trọng điều đó”.
Phó chủ tịch hội đồng giám mục tiếp tục: “Không có vấn đề gì”, bởi vì “không có ý định xúc phạm bất cứ ai”.
Cờ LGBT có được trưng bày trong Thánh lễ an táng không?
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 15 tháng 11 với ACI Prensa, Cha Francisco Torres Ruiz, một chuyên gia về phụng vụ của Giáo phận Plasencia ở Tây Ban Nha, đã giải thích rằng “không được phép đặt bất kỳ loại biểu tượng nào trong Thánh lễ an táng, đặc biệt khi biểu tượng đó đại diện cho các ý thức hệ trái với nhân học Kitô giáo, nghĩa là khi họ chống lại đức tin.”
“Điều được thừa nhận là khi chôn cất một nguyên thủ quốc gia hoặc một quân nhân, người đó có nghi thức riêng, đặt quốc kỳ, quốc kỳ của đất nước lên quan tài. Nhưng không bao giờ một lá cờ làm mất đi nơi thiêng liêng đó là nhà thờ.”
Source:Catholic News Agency
Tại sao người Công giáo không thể tham gia Hội Tam điểm?
Đặng Tự Do
18:19 23/11/2023
Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là DDF của Vatican trả lời câu hỏi của một giám mục người Phi Luật Tân gần đây đã tái khẳng định quan điểm lâu đời của Giáo hội Công giáo rằng việc trở thành một Hội viên Tam điểm tích cực sẽ cấu thành một tội trọng.
“Việc một thành viên tín hữu tích cực tham gia Hội Tam điểm bị cấm,” bức thư có chữ ký của Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Tổng trưởng DDF Victor Fernández cho biết.
Bộ đã gửi thư cho Đức Giám mục Julito Cortes của Giáo phận Dumaguete, người đã yêu cầu Vatican hướng dẫn đường lối khi một số lượng “rất đáng kể” người Công giáo Phi Luật Tân ghi danh tham gia Hội Tam điểm và “một số lượng lớn những người có cảm tình và cộng sự bị thuyết phục về mặt cá nhân” rằng không có sự đối lập nào giữa tư cách thành viên trong Giáo hội Công giáo và các hội viên Tam điểm”, theo tài liệu của Bộ.
Ngoài việc tái khẳng định giáo huấn của Giáo hội về Hội Tam điểm, Bộ còn khuyến khích các giám mục Phi Luật Tân tiến hành dạy giáo lý giải thích lý do tại sao Công giáo và Hội Tam điểm là không thể hòa giải được.
Tại sao Giáo hội chống lại Hội Tam điểm?
Sự lên án đầu tiên từ một vị Giáo hoàng đối với Hội Tam điểm là của Đức Giáo Hoàng Clementê 12 vào năm 1738, và đã được nhiều vị giáo hoàng khác nhắc lại trong ba thế kỷ qua. Lời tuyên bố được đưa ra trong Tự Sắc của Đức Giáo Hoàng Clementê có tựa đề In Eminenti.
Trong Tự Sắc này, Đức Clementê đã bình luận về sự bí mật của các nhóm Tam Điểm và “hàng loạt hình phạt đau buồn” phải nhận khi vi phạm lời thề giữ bí mật. Tự Sắc không đi sâu vào nhiều phản đối cụ thể đối với các hoạt động của Hội Tam điểm nhưng kết luận, dựa trên “kiến thức nhất định và sự cân nhắc chín chắn”, rằng “tất cả những người đàn ông khôn ngoan và ngay thẳng đều đưa ra phán xét giống nhau về họ là những kẻ đồi trụy và hư hỏng”.
Gần 150 năm sau, Đức Giáo Hoàng Lêô 13 đã mở rộng đáng kể giáo huấn của Giáo hội trong thông điệp Humanum Genus năm 1884 của ngài. Thông điệp trình bày chi tiết lý do tại sao Hội Tam điểm không thể hòa giải với Công giáo và cáo buộc các Hội Tam điểm “lên kế hoạch phá hủy Giáo hội thánh thiện một cách công khai và bí mật” cũng như cổ vũ các học thuyết trái ngược với giáo huấn của Giáo hội.
Theo Đức Giáo Hoàng Lêô, Hội Tam điểm tuân theo chủ nghĩa tự nhiên, mà ngài nói đó là ý tưởng rằng “bản chất con người và lý trí của con người trong mọi việc phải là người tình và người hướng dẫn ta”. Ngài nói thêm rằng “họ phủ nhận rằng bất cứ điều gì đã được Chúa dạy; họ không chấp nhận giáo điều tôn giáo hay chân lý nào mà trí tuệ con người không thể hiểu được, cũng như không chấp nhận bất kỳ vị thầy nào lẽ ra phải được tin tưởng vì thẩm quyền của người ấy.”
Thông điệp đào sâu hơn về chủ nghĩa tự nhiên của Hội Tam điểm, trong đó lưu ý rằng theo Hội Tam điểm, mọi người thuộc mọi tôn giáo đều có thể trở thành Hội viên Tam điểm và tôn giáo “được coi là một vấn đề không quan trọng và tất cả các tôn giáo đều giống nhau”, điều này hủy hoại “mọi hình thức tôn giáo, và đặc biệt là Công giáo”, vì đó là điều duy nhất đúng nên không thể được coi là ngang bằng với các tôn giáo khác.”
Đức Giáo Hoàng Lêô Leo nói rằng các Hội viên Tam điểm mong muốn thế tục hóa hôn nhân chỉ đơn giản là những hợp đồng dân sự, mong muốn trẻ em được phép lựa chọn tôn giáo của riêng mình khi chúng đến tuổi thay vì nhận được sự hướng dẫn tôn giáo phù hợp. Tam điểm cũng mong muốn các chính phủ từ chối công nhận Chúa. Ông nói thêm rằng việc thế tục hóa được đề xuất này nhằm mục đích loại bỏ những sự thật cơ bản khỏi xã hội.
Ngài nói: “Nếu những điều này bị loại bỏ, như những người theo chủ nghĩa tự nhiên và những người theo chủ nghĩa Tam điểm, sẽ ngay lập tức không có kiến thức về điều gì tạo nên công lý và bất công, hoặc nền tảng đạo đức dựa trên nguyên tắc nào”. “Và, trên thực tế, việc giảng dạy về đạo đức được phe Tam điểm ưa chuộng và trong đó họ cho rằng thanh thiếu niên nên được hướng dẫn, chính là điều mà họ gọi là 'dân sự', 'độc lập' và 'tự do', tức là thứ không chứa đựng bất kỳ niềm tin tôn giáo nào.”
Những hành động và thực hành nào của Hội Tam điểm thúc đẩy chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa thờ ơ?
Hội Tam điểm không coi họ là một tôn giáo; đúng hơn, họ chấp nhận thành viên từ nhiều tôn giáo khác nhau, bao gồm Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo. Tuy nhiên, các Hội Tam điểm có bàn thờ tại nơi ở của họ, họ tham gia vào các nghi lễ bí mật và họ cầu nguyện theo một quan niệm chung về Chúa, mà họ thường gọi là “Kiến trúc sư vĩ đại của vũ trụ”.
Bản thân thực hành này đã thúc đẩy chủ nghĩa thờ ơ về tôn giáo, nhưng Hội Tam điểm rất phi tập trung hóa và không tuân theo một nội dung văn bản cụ thể nào tuyên bố tất cả các tôn giáo đều bình đẳng. Tuy nhiên, một số nhóm Hội Tam điểm nổi bật và có ảnh hưởng lại ủng hộ rõ ràng hơn thái độ thờ ơ với tôn giáo.
Albert Pike, người chỉ huy tối cao của hội đồng tối cao về thẩm quyền phía nam của Nghi thức Hội Tam điểm Tô Cách Lan vào cuối những năm 1800, đã viết một cuốn sách có tên “Đạo đức và Giáo điều”, được trao cho các Hội viên Tam điểm. Các bài viết của ông rút ra những mối liên hệ được cho là giữa các tôn giáo khác nhau và thúc đẩy chủ nghĩa thờ ơ.
Pike nói: “Chúng tôi không đánh giá thấp tầm quan trọng của bất kỳ sự thật nào. Chúng tôi không thốt ra lời nào có thể bị coi là thiếu tôn trọng bởi bất kỳ ai thuộc bất kỳ tôn giáo nào. Chúng tôi không nói với người Hồi giáo rằng điều quan trọng đối với anh ta là tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, và việc Muhammad có phải là nhà tiên tri của anh ta hay không là điều hoàn toàn không cần thiết. Chúng ta không nói với người Do Thái rằng Đấng Messia mà họ mong đợi đã sinh ra ở Bêlem gần hai nghìn năm trước; và rằng anh ta là một kẻ dị giáo vì anh ta đã không tin như vậy. Và chúng ta cũng không nói với các tín hữu Kitô chân thành rằng Chúa Giêsu người Nagiarét chỉ là một người như chúng ta, hoặc lịch sử của ngài chỉ là sự hồi sinh không có thực của một truyền thuyết xa xưa hơn.”
Hội Tam điểm cũng đã sử dụng ảnh hưởng chính trị trên khắp Âu Châu và Mỹ Châu trong nhiều thế kỷ để thúc đẩy quá trình thế tục hóa xã hội và làm giảm ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo.
Ví dụ, trong thông điệp Etsi Multa năm 1873, Chân phước Giáo hoàng Pius thứ 9 đã trình bày chi tiết các cuộc tấn công chính trị của Tam điểm vào Giáo hội ở Ý, Thụy Sĩ và Đức. Ngài gọi “sự lừa dối và mưu mô” của Tam điểm là việc hình thành “giáo đường của Satan” khi đề cập đến chương thứ hai và thứ ba của Sách Khải Huyền.
Thông điệp đề cập đến các cuộc tấn công chống lại nền giáo dục Công giáo, đặc biệt là Đại học Grêgôriô ở Rôma đang bị “đàn áp và bãi bỏ”. Về Thụy Sĩ, nó thảo luận về việc thông qua luật chống Công giáo, sự xâm nhập của nhà nước vào các vấn đề của Giáo hội, và “việc trục xuất bằng bạo lực người anh em đáng kính Gaspar, giám mục Hebron và tông tòa đại diện của Geneva”. Nó cũng trình bày chi tiết về “cuộc đàn áp đang diễn ra” chống lại người Công giáo và việc đàn áp tự do tôn giáo ở Đế quốc Đức, đặc biệt là ở Phổ.
Đức Piô kêu gọi các giáo sĩ: “Hãy áp dụng mọi nỗ lực của anh chị em để bảo vệ các tín hữu được trao phó cho sự chăm sóc của anh chị em khỏi cạm bẫy và sự lây lan của những giáo phái này”. “Hãy mang về những người không vui khi gia nhập những giáo phái này. Đặc biệt vạch trần sai lầm của những người đã bị lừa dối hoặc những người khẳng định rằng chỉ có lợi ích xã hội, tiến bộ và thực hiện các lợi ích chung mới là mục đích của các hiệp hội đen tối này.”
Đức Piô cho biết thêm rằng những sắc lệnh này “không chỉ liên quan đến các nhóm Tam Điểm ở Âu Châu mà còn cả các nhóm ở Mỹ Châu và các khu vực khác trên thế giới”.
Ở Mễ Tây Cơ gần đây nhất là vào năm 2007, Nhóm Tam Điểm ở Thung lũng Mễ Tây Cơ đã nỗ lực chống lại việc Giáo hội giành quyền đối với các trường học và thông tin liên lạc của chính mình. Các Hội Tam điểm nổi tiếng đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng Mễ Tây Cơ và các cuộc cách mạng Mỹ Latinh khác làm giảm ảnh hưởng của Giáo hội.
Giáo luật nói gì về Hội Tam điểm?
Trước năm 1983, Bộ Giáo luật đã tuyên bố rõ ràng rằng nếu một người Công giáo gia nhập Hội Tam điểm, người đó sẽ tự động bị vạ tuyệt thông mà chỉ có Tòa thánh mới có thể dỡ bỏ. Điều này không chỉ áp dụng cho Hội Tam điểm mà còn cho bất kỳ nhóm nào tham gia vào các âm mưu chống lại Giáo hội.
Điều 2335 của Bộ Giáo luật năm 1917 viết: “Những người ghi danh cho các giáo phái Tam điểm hoặc các hiệp hội khác thuộc loại này có âm mưu chống lại Giáo hội hoặc các quyền lực dân sự hợp pháp sẽ bị rút phép thông công chỉ dành cho Tòa thánh”.
Bản sửa đổi năm 1983 của Bộ Giáo luật đã tránh đề cập cụ thể đến Hội Tam điểm và loại bỏ hình phạt vạ tuyệt thông tự động nhưng vẫn duy trì lệnh cấm tham gia bất kỳ nhóm nào có âm mưu chống lại Giáo hội.
“Ai ghi tên vào một hội âm mưu chống lại Giáo Hội, sẽ bị phạt hình phạt xứng đáng. Ai phát động hay điều khiển hội ấy, sẽ bị phạt cấm chế,” điều 1374 của Bộ Giáo luật hiện hành viết.
Mặc dù giáo luật mới không đề cập rõ ràng đến Hội Tam điểm, Bộ Giáo lý Đức tin đã ban hành một tuyên bố về Hội Tam điểm trong cùng năm đó, làm rõ rằng mặc dù có sự thay đổi trong cách diễn đạt, nhưng không có thay đổi nào đối với sự phản đối của Giáo hội đối với Hội Tam điểm. và việc gia nhập bất kỳ hiệp hội Tam điểm nào vẫn là một tội trọng khiến người ta không được rước lễ.
“Do đó, phán đoán tiêu cực của Giáo hội đối với hiệp hội Tam điểm vẫn không thay đổi vì các nguyên tắc của họ luôn được coi là không thể hòa giải với giáo lý của Giáo hội và do đó tư cách thành viên của Tam Điểm vẫn bị cấm,” tài liệu viết. “Các tín hữu ghi danh vào các hội Tam Điểm đang ở trong tình trạng tội trọng và có thể không được rước lễ.”
Source:Catholic News Agency
VietCatholic TV
Bản đồ chiến tranh: Kyiv thắng lớn ở Kherson, Nga cố thủ xa lộ M-14. Hậu quả khi tranh cử với Putin
VietCatholic Media
02:58 23/11/2023
1. Bản đồ chiến tranh cho thấy 'mục tiêu' tiếp theo của Ukraine sau khi vượt qua Dnipro ở Kherson
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “War Map Shows Ukraine's Next 'Target' after Crossing Dnipro in Kherson”, nghĩa là “Bản đồ chiến tranh cho thấy 'mục tiêu' tiếp theo của Ukraine sau khi vượt sông Dnipro ở Kherson.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Ukraine đang đe dọa sẽ có bước đột phá trên một mặt trận quan trọng nhưng phần lớn đã yên tĩnh ở miền nam bị tạm chiếm của đất nước, với việc vượt sông Dnipro quy mô nhỏ gần đây đã biến thành một chiến dịch tấn công đáng kể trong phạm vi 50 dặm tính từ lối vào Crimea.
Trong khi các đội quân cơ giới đang đụng độ ở Zaporizhzhia, Donetsk và Luhansk ở phía đông, các lực lượng dọc hạ lưu sông Dnipro đang chơi trò mèo vờn chuột qua sông.
Ukraine chiếm thế thượng phong, đã thành công trong việc thiết lập thành công các khu vực kiểm soát nhỏ tại các khu định cư Krynky, Pishchanivka và Poyma – tất cả đều nằm ở bờ đông sông Dnipro – bất chấp các cuộc phản công liên tục của Nga.
Vào tối thứ Hai, Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết lực lượng Kyiv vẫn tiếp tục hoạt động, đồng thời trích dẫn báo cáo từ các blogger quân sự Nga rằng các đơn vị Ukraine đã “mở rộng vùng kiểm soát của họ ở phía tây Krynky”, cách thành phố Kherson khoảng 28 dặm về phía đông bắc và 1 dặm từ Dnipro, “và giao tranh đang diễn ra gần khu định cư.”
ISW trích dẫn đoạn phim được định vị địa lý về các cuộc tấn công bằng pháo nhiệt áp TOS-1A của Nga vào quân đội Ukraine ở khu vực Krynky, đồng thời lưu ý đến các báo cáo của các blogger Nga về các cuộc tấn công mới của Ukraine nhằm vào Poyma – cách thành phố Kherson khoảng 7 dặm về phía đông và cách Dnipro 2 dặm – và Pishchanivka, một số nơi khác. 8 dặm về phía đông của thành phố Kherson và 2 dặm từ sông.
Kênh War Gonzo Telegram—do Semyon Pegov điều hành và là một trong những blogger quân sự nổi tiếng nhất với hơn 1 triệu người ghi danh—đã xuất bản bản đồ chiến trường vào thứ Ba cho thấy những thành tựu gần đây của Ukraine và dự đoán mục tiêu chính của Kyiv.
“Mục tiêu là đến được đường cao tốc M-14”, Pegov viết, đề cập đến con đường nối tất cả các thành phố lớn ở miền nam Ukraine, từ Odesa ở phía tây đến Mariupol ở phía đông. Con đường chạy qua Kherson và tới Melitopol bị tạm chiếm, trước khi men theo bờ biển Biển Azov đến biên giới Nga. Lực lượng Ukraine ở Krynky và Poyma chỉ cách đường cao tốc chưa đầy 3 dặm.
Con đường này xuất hiện như một xương sống của cái gọi là “cầu đất liền” thuộc lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm nối Crimea với Nga. Cầu đất liền có lẽ là thành công nổi bật nhất của Nga trong 20 tháng chiến tranh toàn diện. Lực lượng của Kyiv đã cố gắng tiến vào hành lang thông qua mặt trận Zaporizhzhia và Donetsk, nhưng cho đến nay vẫn bị cản trở bởi lực lượng phòng thủ dày đặc của Nga.
Hoạt động tăng cường dọc sông Dnipro có thể gây ra mối đe dọa mới. Pegov viết: “Nếu đạt được thành công, Lực lượng vũ trang Nga sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng.
Ivan Stupak - cựu sĩ quan Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) và hiện là cố vấn cho ủy ban tình báo, quốc phòng và an ninh quốc gia của quốc hội Ukraine - nói với Newsweek rằng lực lượng của Kyiv đã cố gắng tiến vào bờ đông ít nhất trong thời gian bốn tháng.
“Các hoạt động trước đó đã thất bại; Chúng tôi đã mất rất nhiều binh lính, rất nhiều binh lính giỏi, những người lính giàu kinh nghiệm”, Stupak nói.
Giờ đây, Ukraine dường như đã có chỗ đứng mà nước này có thể khai thác. “Tôi rất chắc chắn rằng hoạt động này sẽ thành công,” Stupak nói thêm, đồng thời lưu ý rằng có hàng ngàn binh sĩ Ukraine hoạt động ở bờ đông, hầu hết là Thủy Quân Lục Chiến được huấn luyện bài bản.
Ông nói: “Ít nhất một số thiết bị hạng nặng cũng đã được chuyển sang bờ trái”, bao gồm cả những cây cầu di động do Đức sản xuất để hỗ trợ việc qua lại bằng đường thủy.
Stupak cho biết đường cao tốc M-14 là một “mục tiêu tốt”, mặc dù gợi ý rằng các lực lượng Ukraine trong khu vực có thể có mục tiêu cuối cùng là vượt qua Kherson bị tạm chiếm đến tận cảng Skadovsk ở Hắc Hải, cắt đứt các lực lượng Nga bảo vệ khu vực dải Kinburn.
Stupak nói thêm rằng bước tiến như vậy sẽ đặt Crimea dưới sự “kiểm soát hỏa lực” của hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất.
2. Truyền hình Nhà nước Nga công khai đe dọa Phần Lan
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Sends Ominous Warning to NATO Nation”, nghĩa là “Truyền hình Nhà nước Nga gửi cảnh báo đáng lo ngại tới quốc gia NATO.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Lan Vy.
Truyền hình Nhà nước Nga gửi cảnh báo đáng lo ngại tới một quốc gia NATO
Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga Sergey Mardan cảnh báo Nga sẽ “bắt đầu tập trung” vào Phần Lan vì quốc gia Bắc Âu này đã đóng cửa một số cửa khẩu biên giới giữa hai nước.
Mardan nói trên chương trình Mardan Live của mình rằng Phần Lan “rất quan trọng” đối với “giới tinh hoa từ St. Petersburg” và cáo buộc quốc gia này đang dựng lên một Bức màn sắt mới, theo bản dịch tiếng Anh do cố vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine, Anton Gerashchenko, đăng lên X.
Phần Lan là thành viên của Liên minh Âu Châu và gia nhập liên minh quân sự NATO vào tháng 4. Động thái này khiến Nga tức giận và dẫn đến tuyên bố của Điện Cẩm Linh nhằm “tăng cường năng lực quân sự”.
Căng thẳng leo thang hơn nữa sau khi Phần Lan đóng cửa bốn cửa khẩu trên biên giới với Nga vào hôm thứ Bảy.
Các đồn Vaalimaa, Nuijamaa, Imatra và Niirala ở phía đông nam Phần Lan đều bị Lực lượng Biên phòng Phần Lan đóng cửa sau khi Helsinki cáo buộc Nga cố tình đưa người di cư bất hợp pháp không có giấy tờ tới các cửa khẩu để trả đũa việc nước này gia nhập liên minh NATO.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng những tuyên bố này là không đúng sự thật. Ông nói với báo chí: “Điều này không gây ra điều gì ngoài sự tiếc nuối sâu sắc vì chúng tôi có mối quan hệ lâu đời, rất tốt đẹp với Phần Lan, thực dụng, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
“Và tất nhiên, chúng tôi rất tiếc rằng những mối quan hệ này đã bị thay thế bằng quan điểm cực kỳ bài Nga, là điều mà các nhà lãnh đạo Phần Lan bắt đầu tán thành.”
Trong bài đăng của mình gửi X, Gerashchenko cho biết các quan chức Nga đã cố tình khơi dậy vấn đề này.
Ông viết: “Nga đang tạo ra tình huống này không phải để làm xấu đi rõ ràng mối quan hệ với Phần Lan và tạo ra vấn đề cho nước này, mà là để tạo lại Bức màn sắt cho chính công dân của mình. Chế độ của Putin muốn khôi phục tình hình Liên Xô và Chiến tranh Lạnh.”
Mardan cũng nói trên truyền hình nhà nước rằng “biên giới đóng cửa trên thực tế là Bức màn sắt”. Anh ta nói thêm: “Điều này cho bạn biết loại cuộc sống mà chúng tôi đã bước vào tốt hơn bất cứ điều gì khác...đối với giới thượng lưu St. Petersburg, Phần Lan là một vấn đề lớn. Chính xác là từ đây trở đi, tôi cho rằng, Nga sẽ bắt đầu tập trung.”
Người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng với những quan điểm gây tranh cãi và trước đây đã so sánh việc là người Ukraine với việc thề với quỷ dữ.
Vào tháng 10 trên Mardan Live, ông cho biết việc có quốc tịch Ukraine là một “sự lựa chọn chính trị” và “hoàn toàn có chủ ý”.
“Đó chỉ là một nghi lễ,” Mardan nói. “Nó giống như lời thề với quỷ vậy. Bạn tố cáo Chúa Kitô và nói, 'Bây giờ tôi là người Ukraine.'“
3. Tòa Bạch Ốc lên tiếng lo ngại về nguồn cung vũ khí Nga-Iran
Một quan chức an ninh quốc gia Mỹ cho biết Tòa Bạch Ốc đã bày tỏ lo ngại rằng Iran có thể cung cấp cho Nga hỏa tiễn đạn đạo để sử dụng trong cuộc chiến chống Ukraine, một diễn biến có thể sẽ là thảm họa đối với người dân Ukraine.
Phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby lưu ý rằng Iran đã cung cấp cho Nga các máy bay không người lái, bom dẫn đường và đạn pháo, và có thể đang chuẩn bị “tiến thêm một bước nữa trong việc hỗ trợ Nga”.
Kirby nhấn mạnh cuộc họp hồi tháng 9, trong đó Iran tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu để trình diễn một loạt hệ thống hỏa tiễn đạn đạo, làm dấy lên lo ngại của Mỹ. Kirby nói với các phóng viên trong cuộc họp báo: “Do đó, chúng tôi lo ngại rằng Iran đang xem xét cung cấp cho Nga hỏa tiễn đạn đạo để sử dụng ở Ukraine”. “Để đáp lại sự hỗ trợ đó, Nga đã đưa ra đề nghị hợp tác quốc phòng chưa từng có với Tehran, bao gồm cả hỏa tiễn, thiết bị điện tử và phòng không.”
Cảnh báo của Kirby được đưa ra trong bối cảnh yêu cầu của Tổng thống Joe Biden về khoản tài trợ khẩn cấp hơn 61 tỷ Mỹ Kim của Mỹ để tiếp tục hỗ trợ quốc phòng Ukraine vẫn bị đình trệ tại Quốc hội. Khoản viện trợ bổ sung cho Ukraine là một phần trong yêu cầu tài trợ lớn hơn trị giá 106 tỷ Mỹ Kim từ tổng thống Biden, cũng sẽ hỗ trợ các hoạt động của Israel, Đài Loan và Hoa Kỳ ở biên giới với Mexico.
Một nhóm các nhà lập pháp ngày càng tăng đang phản đối việc gửi thêm tiền cho Ukraine. Kirby và các quan chức hàng đầu khác của Mỹ đã thúc giục Quốc hội thông qua viện trợ cho Ukraine, nói rằng nguồn tài trợ hiện có đang cạn kiệt.
4. Nhận định của Tòa Bạch Ốc về hợp tác quân sự Nga-Iran
Hôm thứ Tư 22 Tháng Mười Một, phát ngôn nhân Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby lưu ý một thông báo của Iran hồi đầu năm nay rằng nước này đã hoàn tất thỏa thuận mua chiến đấu cơ Su-35 từ Nga và cho biết Iran đang tìm mua thêm thiết bị quân sự từ Nga, bao gồm trực thăng tấn công, radar và các thiết bị quân sự khác cũng như máy bay huấn luyện chiến đấu.
Kirby nói: “Tổng cộng, Iran đang tìm kiếm thiết bị quân sự trị giá hàng tỷ Mỹ Kim từ Nga để tăng cường năng lực quân sự.”
“Nga cũng đang giúp Iran phát triển và duy trì khả năng thu thập vệ tinh cũng như các chương trình trên không gian khác.”
Ông nói rằng mối quan hệ đối tác quân sự đang phát triển giữa Iran và Nga có hại cho Ukraine, các nước láng giềng của Iran ở Trung Đông và “nói thẳng ra là đối với cộng đồng quốc tế”.
Kirby cho biết, theo chỉ đạo của chính phủ Nga, nhóm lính đánh thuê Wagner đang chuẩn bị cung cấp khả năng phòng không cho Hezbollah hoặc Iran. Ông cho biết Mỹ sẽ theo dõi xem liệu điều đó có xảy ra hay không và sẵn sàng sử dụng “quyền trừng phạt chống khủng bố đối với các cá nhân hoặc tổ chức Nga có thể thực hiện những hoạt động chuyển tiền nhằm gây bất ổn này”.
Hoa Kỳ cho biết sự phụ thuộc của Điện Cẩm Linh vào Iran, cũng như Bắc Hàn – là những quốc gia phần lớn bị cô lập trên trường quốc tế vì các chương trình hạt nhân và hồ sơ nhân quyền tồi tệ của họ - cho thấy sự tuyệt vọng của Mạc Tư Khoa.
Các quan chức Mỹ cho biết Iran cũng đã cung cấp cho Nga đạn pháo và xe tăng để xâm lược Ukraine.
Kirby cho biết, Mỹ và các nước khác đã thực hiện các bước để ngăn chặn việc cung cấp, bán hoặc chuyển giao tiềm năng liên quan đến Iran và các mặt hàng liên quan đến hỏa tiễn đạn đạo. Mỹ cũng đã ban hành hướng dẫn cho các công ty tư nhân về hoạt động mua sắm hỏa tiễn của Iran để bảo đảm rằng họ không vô tình hỗ trợ các nỗ lực phát triển của Iran.
5. Hội chợ triển lãm cho thấy vũ khí Nga bị đánh giá rất thấp sau 21 tháng của cuộc xâm lược chưa có hồi kết
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “US Arms Makers Dominate Top Expo As Russia Fails To Sell”, nghĩa là “Các nhà sản xuất vũ khí của Hoa Kỳ thống trị hội chợ triển lãm hàng đầu khi Nga không bán được.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ đã thống trị Triển lãm hàng không Dubai vào tuần trước, khi Nga không báo cáo được một giao dịch bán nào, trong đó một giám đốc điều hành cho rằng nước này đã bị loại khỏi gian hàng chính của triển lãm.
Triển lãm hàng không hai năm một lần, là triển lãm hàng không vũ trụ lớn nhất ở Trung Đông, được tổ chức từ ngày 13 đến 17 tháng 11, quy tụ các nhà sản xuất máy bay dân dụng và quân sự hàng đầu. Các công ty Nga bao gồm Rostec, United Aircraft Corp và Almaz-Anty, đã tham gia.
Vị thế của Nga với tư cách là nhà xuất khẩu vũ khí toàn cầu đã bị suy giảm do cuộc chiến đang diễn ra của Putin ở Ukraine. Xuất khẩu của Nga cũng đã bắt đầu giảm trong vài năm trước cuộc xung đột.
Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu của Nga đã giảm từ 22% trong giai đoạn 2013-2017 xuống còn 16% trong giai đoạn 2018-22.
Tờ Mạc Tư Khoa Times đưa tin, các quan chức Nga đã mang theo tới triển lãm 250 mẫu vũ khí và thiết bị, nhưng công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Rosoboronexport đã không bảo đảm được một hợp đồng nào trong sự kiện này.
Một giám đốc điều hành ngành công nghiệp vũ khí Nga, người từ chối nêu tên vì họ không được phép nói chuyện với giới truyền thông, nói với Reuters rằng họ tin rằng các công ty Nga đã bị cố tình gạt ra khỏi khu vực triển lãm chính, nơi các công ty như Lockheed Martin của Mỹ, gã khổng lồ hàng không vũ trụ của Mỹ Boeing và đối thủ Airbus của Pháp đều có mặt.
Nguồn tin cho biết: “Chúng tôi đã được bố trí cách xa một chút, bên ngoài gian hàng chính.
Nhà lãnh đạo Rosoboronexport, Alexander Mikheev, trong ngày đầu tiên của Triển lãm hàng không Dubai đã kêu gọi những người mua tiềm năng bỏ qua các lệnh trừng phạt năm 2018 được áp dụng đối với tập đoàn nhà nước, vốn đã gây ra các vấn đề về hậu cần và thanh toán.
Mikheev cho biết: “Chúng tôi đã làm việc mà không có dịch vụ giao dịch tài chính quốc tế SWIFT, không có đồng đô la và đồng euro trong một thời gian dài”, đồng thời cho biết thêm rằng tập đoàn đã phát triển các giải pháp giúp giải quyết “tất cả các vấn đề tài chính và hậu cần”.
Vladimir Artykov, phó tổng giám đốc tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga, được hãng thông tấn nhà nước Tass dẫn lời nói rằng vũ khí của Nga “từ lâu đã được công nhận là một trong những loại tốt nhất trên thế giới”.
“Kinh nghiệm sử dụng chúng trong các hoạt động chiến đấu thực sự hỗ trợ cho trạng thái cao này. Quảng cáo tốt nhất cho vũ khí nội địa và thiết bị quân sự ngày nay không phải được thực hiện nhờ sự trợ giúp của tờ rơi quảng cáo mà trên chiến trường”, ông nói.
Artykov cho rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây chống lại Mạc Tư Khoa đồng nghĩa với việc một số quốc gia đã ngừng nhập khẩu vũ khí của Nga.
Ông nói: “Đồng thời, chúng tôi đang thiết lập hợp tác kỹ thuật quân sự với các quốc gia mới để xem vũ khí của Nga được sử dụng hiệu quả như thế nào trong điều kiện thực tế”.
“Ngày nay, Nga đang tích cực hợp tác với các nước ở khu vực Á Châu - Thái Bình Dương, Phi Châu, Mỹ Châu Latinh và CIS. Thị trường Trung Đông rất quan trọng đối với chúng tôi; Một số lượng lớn các dự án dân sự và quốc phòng chung đang được triển khai ở đây”, Artykov nói thêm.
“Các quốc gia trong khu vực thường nằm trong số những quốc gia đầu tiên sở hữu vũ khí và thiết bị quân sự mới nhất của Nga”.
6. Thanh niên Nga ném bom các trung tâm tuyển mộ nhập ngũ bị kết án 6 năm tù
Một thanh niên Nga 17 tuổi đã bị kết án sáu năm tù giam dành cho trẻ vị thành niên vì ném bom xăng tự chế vào các văn phòng tuyển dụng quân đội. Đây là phán quyết mới nhất trong chiến dịch đàn áp của Mạc Tư Khoa chống lại những người bất đồng chính kiến về cuộc xâm lược Ukraine.
Yegor Balazeikin, khi đó là học sinh tại một trường trung học danh tiếng chuyên về khoa học xã hội ở St Petersburg, đã ném bom xăng tự chế nhưng chúng không bắt lửa.
Mẹ anh nói, Balazeikin “không hối hận” về hành động của mình, nhưng theo những người ủng hộ, anh đã phải chịu đựng tình trạng sức khỏe ngày càng tồi tệ khi bị giam giữ – bao gồm cả bệnh viêm gan tự miễn và xơ gan.
Balazeikin cho biết anh ta đã tấn công vào các tòa nhà nhập ngũ ở Saint Petersburg và ở quê hương Kirovsk, cách St Petersburg 30 km về phía đông, để phản đối cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.
Chú của anh đã bị giết vài tháng sau khi tình nguyện chiến đấu khi bắt đầu cuộc xung đột.
Mạc Tư Khoa đã có đường lối cứng rắn chống lại những biểu hiện công khai thể hiện sự bất đồng quan điểm hay phản đối các hành động của họ ở Ukraine.
Tòa án Nga đã kết án một số cá nhân nhiều năm tù - cũng vì tội danh mà họ gọi là 'khủng bố' - vì âm mưu tấn công vào các tòa nhà quân sự và chính phủ.
Trong phiên tòa, Balazeikin thừa nhận đã ném bom xăng tự chế, nhưng cho biết anh không đồng ý với việc coi hành động của mình là 'hành động khủng bố'.
Tờ Sota độc lập dẫn lời anh nói trước tòa: “Tôi tin rằng nếu đông đảo mọi người được bày tỏ sự không hài lòng - không nhất thiết phải theo cách tôi đã làm - thì điều đó sẽ dẫn đến sự kết thúc của cuộc chiến này và cứu được nhiều mạng sống”.
7. Phản ứng của Điện Cẩm Linh trước tuyên bố của Hoa Kỳ cho rằng Iran có thể đang xem xét cung cấp cho Nga hỏa tiễn đạn đạo để sử dụng ở Ukraine.
Điện Cẩm Linh hôm thứ Tư từ chối bình luận về tuyên bố của phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc John Kirby rằng Iran có thể đang xem xét cung cấp cho Nga hỏa tiễn đạn đạo để sử dụng ở Ukraine.
Tại một cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov, cho biết:
Chúng tôi đang phát triển quan hệ với Iran, bao gồm cả lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, nhưng chúng tôi không bình luận về thông tin này.
Kirby cho biết Mỹ sẽ theo dõi tình hình giữa Iran và Nga và có hành động thích hợp nếu cần thiết
8. Nga đã dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời xuất khẩu dầu diesel sau khi giá nhiên liệu giảm xuống
Nga đã dỡ bỏ lệnh cấm tạm thời xuất khẩu dầu diesel hôm thứ Tư, cho biết lệnh hạn chế kéo dài hai tháng đã thành công trong việc hạ giá nhiên liệu đang tăng trên thị trường nội địa.
Mạc Tư Khoa đã đình chỉ xuất khẩu các sản phẩm dầu diesel và xăng vào tháng 9 trong một động thái gây chấn động thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, lệnh cấm này đã ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập từ xuất khẩu của Nga.
Bộ năng lượng cho biết họ đã thực hiện các biện pháp để tăng nguồn cung bên trong Nga và giảm giá cả đang ảnh hưởng đến các tài xế và doanh nghiệp trên cả nước.
Hôm thứ Tư, họ cho biết họ đang dỡ bỏ các hạn chế sau khi giá giảm và dự trữ trong nước đã tăng 14% lên 3,2 triệu tấn trong hai tháng xuất khẩu bị hạn chế.
Diễn biến này xảy ra sau việc dỡ bỏ các hạn chế vào tháng trước đối với xuất khẩu dầu diesel bằng đường biển của Nga, vốn chiếm phần lớn, và việc dỡ bỏ lệnh đình chỉ xuất khẩu xăng vào tuần trước.
9. Số người chết trong vụ Nga tấn công bệnh viện Ukraine tăng lên 3 người
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Năm 23 Tháng Mười Một, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết cơ quan dịch vụ khẩn cấp tại thị trấn Selydove phía nam Ukraine báo cáo rằng số người chết trong vụ tấn công bệnh viện của Nga đã tăng lên 3 người.
Cuộc tấn công hôm thứ Ba đã làm hư hại hai tòa nhà bệnh viện – làm ít nhất 8 người bị thương – và một mỏ than.
Cô cho biết, sau khi dọn dẹp đống đổ nát qua đêm, “một thi thể khác đã được tìm thấy từ đống đổ nát của tòa nhà bệnh viện. Tổng cộng có ba người đã thiệt mạng trong vụ tấn công hỏa tiễn.”
Mạc Tư Khoa phủ nhận việc tấn công vào dân thường. Nhưng Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 10.000 thường dân đã thiệt mạng ở Ukraine kể từ cuộc xâm lược toàn diện của Nga. Họ hy vọng con số thực tế sẽ cao hơn đáng kể.
10. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông sẽ hỗ trợ Ukraine chừng nào còn cần thiết trong cuộc chiến chống lại cuộc xâm lược của Nga.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Berlin với thủ tướng cánh hữu Ý, Giorgia Meloni, Scholz cho biết ông đã kêu gọi Putin, chấm dứt ngay cuộc xâm lược Ukraine trong cuộc họp trực tuyến G20 hôm thứ Tư.
Ông nói: “Tôi kêu gọi Putin chấm dứt cuộc tấn công vào Ukraine và rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine, để cuộc chiến này cuối cùng có thể kết thúc”.
Meloni nói với các phóng viên: “Bước đầu tiên là Nga phải rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine”.
Scholz cũng tuyên bố xây dựng một đường ống năng lượng mới xuyên dãy Alps. Ông nói: “Chúng tôi đồng ý rằng chúng tôi muốn mở rộng hợp tác năng lượng nhằm tăng cường nguồn cung, an ninh và chuyển đổi lâu dài”.
11. Chính trị gia lên kế hoạch tranh cử tổng thống Nga được triệu tập đến văn phòng công tố và bị đe dọa đưa vào nhà thương điên
AFP đưa tin, một chính trị gia độc lập người Nga đã được triệu tập đến văn phòng công tố địa phương sau khi tuyên bố ý định tranh cử tổng thống vào năm tới và chỉ trích chế độ.
Theo Freedom House, một nhóm vận động dân chủ, “Điện Cẩm Linh thao túng các cuộc bầu cử và đàn áp những người bất đồng chính kiến thực sự”.
Vladimir Putin dự kiến sẽ gia hạn quyền cai trị của mình cho đến ít nhất là năm 2030 trong cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng 3 tới – trong một cuộc bầu cử mà các nhóm bảo vệ quyền tranh cử cho rằng sẽ không tự do và công bằng.
Sau khi nói rằng cô ấy sẽ cố gắng tham gia cuộc bỏ phiếu năm 2024 và chỉ trích chế độ hiện tại, các công tố viên ở Rzhev, một thị trấn cách Mạc Tư Khoa 200 km về phía tây, đã gọi là Ekaterina Duntsova, 40 tuổi, đến để thẩm vấn.
Các quan chức cho biết bài đăng của cô đã “đặt ra một số câu hỏi, đặc biệt là về cách diễn đạt các phần về chiến tranh và hòa bình, quan điểm của tôi về chính phủ hiện tại và những gì đang xảy ra ở đất nước chúng ta”, Duntsova nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn video hôm thứ Tư.
Trong các bài đăng trước đó trên mạng xã hội, Duntsova cho biết các vấn đề về “chiến tranh và hòa bình” đã ảnh hưởng đến mọi người Nga, đồng thời cho biết đất nước này đang “rời xa các quyền và tự do, rời xa tình yêu và hòa bình, rời xa một tương lai tươi đẹp”.
Bình luận về các ý kiến của cô, các công tố viên ở Rzhev cho rằng cô có vấn đề về tâm thần.
Bất kỳ lời chỉ trích nào về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đều được cho là bất hợp pháp theo luật kiểm duyệt sâu rộng được thông qua trong những ngày đầu tiên sau khi Nga phát động cuộc tấn công quân sự.
12. Tuyên bố của Ngoại trưởng Phần Lan về việc Nga đưa người đến biên giới
Ngoại trưởng Phần Lan yêu cầu Nga ngừng đưa người đến biên giới, tuyên bố có bằng chứng cho thấy cơ quan biên giới Nga đang vận chuyển những người xin tị nạn đến các cửa khẩu - khi căng thẳng giữa hai nước tiếp tục âm ỉ.
Ngoại trưởng Elina Valtonen nói với các phóng viên báo chí hôm thứ Tư rằng một giải pháp thay thế là đóng cửa toàn bộ biên giới dài 1.340km mà nước này chia sẻ với Nga - cũng là biên giới của NATO và Liên Hiệp Âu Châu - nếu những người xin tị nạn từ nước láng giềng của họ tiếp tục đến.
Valtonen cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện các biện pháp để đóng cửa các điểm qua biên giới và nếu cần, chúng tôi sẽ tiếp tục đóng cửa”.
Helsinki đã đóng cửa một số cửa khẩu và đang xem xét đóng cửa một số trong bốn điểm biên giới còn lại trên biên giới Nga. Mạc Tư Khoa phủ nhận việc đưa người tới biên giới.
Khoảng 600 người đã đến trong vài tuần qua, Phần Lan nói với Reuters. Theo cơ quan di trú, những người xin tị nạn đến từ nhiều quốc gia bao gồm Yemen, Afghanistan, Kenya, Maroc, Pakistan, Somalia và Syria.
Trước đó vào thứ Tư, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, cho biết Nga “tất nhiên” sẽ đáp trả nếu Phần Lan đóng cửa các đồn biên giới còn lại.
Diễn biến này xảy ra sau khi Nga vào hôm thứ Tư cho biết họ đã phản đối Phần Lan sau khi một chiếc xe tăng Nga bị hư hỏng được trưng bày gần quốc hội Phần Lan.
13. Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư cho biết một nhóm nhà báo Nga đã bị lực lượng Ukraine tấn công ở khu vực Zaporizhzhia.
Zaporizhzhia, ở miền nam Ukraine, là một trong 4 khu vực bị Nga tuyên bố sáp nhập kể từ tháng 9/2022.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết một máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công một nhóm nhà báo, làm bị thương một phóng viên của kênh truyền hình nhà nước Rossiya 24.
Konashenkov cho biết: “Sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine nhằm vào một nhóm nhà báo, phóng viên kênh truyền hình Rossiya 24, Boris Maksudov, đã bị thương do mảnh đạn”. Các vết thương được cho là không đe dọa đến tính mạng, ông ta nói.
Éo le: Cha sở đỡ đẻ cho phụ nữ sinh đôi ở cửa nhà thờ. Bà ấy trốn rồi. Thư ĐTC về tình trạng ở Đức
VietCatholic Media
05:19 23/11/2023
1. Linh mục đỡ đẻ cho cặp song sinh bên ngoài nhà thờ ở tiểu bang Washington
Một linh mục trẻ gần đây đã giúp đỡ một phụ nữ vô gia cư đau khổ mang hai đứa trẻ đến với thế giới. Ngài đã chia sẻ câu chuyện đáng chú ý này với Catholic Extension và hiện đang tự hỏi Chúa đang muốn nói gì với ngài qua trải nghiệm phi thường này.
Cha Jesús Mariscal là cha sở giáo xứ tại Nhà thờ St. Paul ở Yakima, Washington. Ngài rời khỏi nhà xứ vào 9h sáng vì điều mà ngài nghĩ sẽ là một chuyến đi nhanh chóng để mua bánh rán cho buổi họp chuẩn bị kết hôn với một cặp vợ chồng đã đính hôn.
Khi đi ngang qua tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, nằm trong khuôn viên nhà thờ, ngài nhận thấy một người phụ nữ vô gia cư đang đứng gần đó đang gặp nạn.
Cô ấy hét lên điên cuồng: “Tôi cần được giúp đỡ! Tôi sắp có con rồi!”
Cha Mariscal ban đầu không thể tin được. Nhưng ngài nhìn kỹ và thấy máu ở chân cô. Cô ấy kêu lên: “Tôi đang có nó ngay bây giờ! Tôi đang có nó ngay bây giờ!”
Ngài gọi 911 và giúp người phụ nữ nằm xuống. Ngài bật loa rồi đặt điện thoại xuống đất để làm theo hướng dẫn của nhân viên trực 911. Chỉ trong vài giây, người phụ nữ đã sinh ra một bé trai. Mariscal đưa cậu bé đang khóc cho người phụ nữ.
“Tôi đang còn một đứa nữa!” cô hét lên với vị linh mục đang bị sốc.
Mariscal đã đỡ đẻ cho cậu bé thứ hai. Ngài ta nói với người điều hành 911 rằng đứa trẻ vẫn còn trong túi ối, màng bảo vệ bao quanh đứa trẻ trong bụng mẹ. Mariscal nhìn thấy đứa bé cử động bên trong.
Người điều hành 911 bảo ngài mở nó ra. Điều này tỏ ra khó khăn hơn dự kiến. Với thời gian quý giá đang bốc hơi và không có dụng cụ nào, vị linh mục cuối cùng đã có thể dùng tay đập vỡ chiếc túi và phát hiện ra đứa trẻ sơ sinh nhỏ bé không còn thở.
Dây rốn của đứa bé đã quấn quanh cổ nó. Người điều hành bảo Mariscal đặt đứa trẻ nằm nghiêng và vỗ nhẹ vào lưng nó.
Sau một vài khoảnh khắc kinh hoàng, đứa bé bắt đầu khóc, báo hiệu mình đã chào đời. Mariscal đặt đứa trẻ thứ hai vào cánh tay còn lại của người phụ nữ.
Không khí buổi sáng se lạnh nên ngài chạy vào nhà lấy khăn tắm. Cuối cùng, nhân viên y tế đã đến.
Mariscal đã nhắn tin cho hai người mà ngài định gặp để chuẩn bị cho cuộc hôn nhân. “Tôi xin lỗi vì đã trễ cuộc hẹn của chúng ta. Tôi đang giúp một người phụ nữ đỡ đẻ cho cặp song sinh”, ngài viết.
Cho rằng đó là một trò đùa để bào chữa cho sự chậm trễ của ngài, họ trả lời: “Buồn cười thật, cha không cần phải nói dối.”
Người phụ nữ và cặp song sinh bé trai đã được đưa đến bệnh viện. Các em bé được sinh non, ở tuần thứ 30.
Vị linh mục đã đến thăm họ trong bệnh viện và sức khỏe của họ vẫn ổn. Ngài không biết chính xác hoàn cảnh của người mẹ trong cuộc sống. Cô ấy bỏ trốn khỏi bệnh viện vài giờ sau khi vào bệnh viện và theo như các nhân viên y tế cho biết thì cô ấy vẫn chưa trở lại.
Vị linh mục có người mẹ thân yêu đã qua đời hồi đầu năm cho biết: “Một mặt đây là một câu chuyện đẹp nhưng mặt khác lại đau lòng”.
“Đó là một trải nghiệm siêu thực,” ngài nói. “Nó giống như thứ gì đó trong phim vậy.”
“Tôi đã ở đó ôm một đứa bé với đôi bàn tay đầy máu, đứa bé cũng đẫm máu, và tôi đang mặc đồ giáo sĩ. Và tôi là linh mục trước đền thánh Đức Mẹ. Và tôi đang nghĩ, 'Chúa đang muốn nói với tôi điều gì? Ngài đang muốn nói gì với tôi vậy, Chúa ơi?”
Ngài đã chia sẻ kinh nghiệm trong Thánh lễ ngày hôm sau với giáo dân, những người cũng nghĩ rằng vị linh mục đang kể một câu chuyện “ngụy thư” không có cơ sở thực tế.
Nhưng sự thật là có hai em bé mới bước vào thế giới này nhờ sự suy nghĩ và hành động nhanh nhạy của ngài. Và, mặc dù các em bước vào thế giới trong hoàn cảnh bất lợi, như Chúa Giêsu, “không có chỗ tựa đầu”, vẫn có hy vọng rằng những đứa trẻ này sẽ được lớn lên trong tình yêu thương.
Vậy, Chúa có thể đã nói gì với Cha Mariscal qua trải nghiệm này?
Có lẽ sự sống đó thật quý giá và mong manh, và một Giáo hội tập hợp xung quanh những người thiệt thòi, những người vô gia cư, những người trần trụi, những người không có khả năng tự vệ và những người dễ bị tổn thương chính là kiểu Giáo hội mà Chúa Kitô dự định xây dựng.
Cha Mariscal được thụ phong vào năm 2018, cho biết câu chuyện này nên “về người mẹ và những đứa trẻ cũng như cuộc sống của họ. Cặp song sinh và người phụ nữ là những nhân vật chính trong tình yêu của Thiên Chúa. Họ và những người giống như họ ở vùng ngoại vi cộng đồng của chúng ta là những người mà Chúa đang kêu gọi chúng ta đón nhận bằng sự phục vụ và tình yêu thương dành cho những người lân cận của chúng ta.”
Source:Catholic News Agency
2. Toàn văn: Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mối quan ngại về Tiến trình Công nghị Đức
Đức Thánh Cha Phanxicô đã viết một bức thư cho bốn nữ giáo dân Công Giáo Đức bày tỏ “những quan ngại” của ngài về đường hướng của Giáo Hội Công Giáo ở Đức.
Từ Vatican, ngày 10 tháng 11 năm 2023
Kính gửi Giáo sư Westerhorstmann,
Thưa Giáo sư Schlosser,
Kính gửi Giáo sư Gerl-Falkovitz,
Thưa bà Schmidt,
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình về lá thư tử tế của các bạn đề ngày 6 tháng 11. Những mối quan tâm của các bạn về những phát triển hiện tại trong Giáo hội ở Đức đã đến tai tôi và tôi chia sẻ những mối quan tâm của các bạn. Thực sự có rất nhiều bước được thực hiện bởi các bộ phận quan trọng của Giáo hội địa phương này, có nguy cơ khiến Giáo hội ngày càng rời xa con đường chung của Giáo hội hoàn vũ. Điều này chắc chắn bao gồm việc thành lập ủy ban thượng hội đồng mà các bạn đã đề cập. Ủy ban này nhằm mục đích đề ra một cơ quan tư vấn và ra quyết định. Tuy nhiên, như đã nêu trong nghị quyết tương ứng, cấu trúc được đề xuất của nó không phù hợp với cấu trúc bí tích của Giáo Hội Công Giáo. Do đó, việc thành lập nó đã bị Tòa Thánh cấm trong một lá thư đề ngày 16 Tháng Giêng năm 2023, là lá thư đã nhận được sự phê chuẩn cụ thể của tôi.
Trong “Thư gửi Dân Thiên Chúa hành hương ở Đức”, tôi đã không tìm cách tìm kiếm “sự cứu rỗi” trong các ủy ban không ngừng phát triển, cũng như không kiên trì trong các cuộc đối thoại ích kỷ lặp lại các chủ đề tương tự. Đúng hơn, tôi muốn nhấn mạnh lại tầm quan trọng của việc cầu nguyện, sám hối và tôn thờ. Tôi kêu gọi sự cởi mở và lời kêu gọi hành động để gắn kết với anh chị em chúng ta, đặc biệt là những người ở ngưỡng cửa nhà thờ, trên đường phố, trong nhà tù, bệnh viện, quảng trường công cộng và thành phố (như đã đề cập ở phần 8). Tôi tin chắc rằng ở những nơi này, Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta.
Tôi khen ngợi những đóng góp của các bạn cho thần học và triết học và cảm ơn các bạn vì chứng tá cho Đức Tin. Xin Chúa chúc lành cho bạn, và xin Đức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc gìn giữ các bạn. Tôi yêu cầu các bạn vui lòng tiếp tục cầu nguyện cho tôi và cho sự cam kết chung của chúng ta đối với sự hiệp nhất.
Hiệp nhất trong Chúa,
+ ĐGH Phanxicô
Source:Catholic News Agency
3. Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ “mối quan ngại” về Tiến trình Công nghị ở Đức, nói rằng nó đe dọa sự hiệp nhất của Giáo hội
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ sự dè dặt sâu sắc về đường hướng của Giáo Hội Công Giáo ở Đức, đồng thời cảnh báo rằng các bước cụ thể hiện đang được thực hiện “có nguy cơ” làm suy yếu sự hiệp nhất với Giáo hội hoàn vũ.
Đức Thánh Cha đã đưa ra những lời chỉ trích của mình trong một bức thư gửi bốn nữ giáo dân Công Giáo Đức được đăng trên tờ báo Welt của Đức vào ngày 21 tháng 11.
“Thực sự có rất nhiều bước được thực hiện bởi các bộ phận quan trọng của Giáo hội địa phương này, đe dọa đẩy Giáo hội này ngày càng rời xa con đường chung của Giáo hội hoàn vũ”.
Bức thư đề ngày 10 tháng 11, được viết bằng tiếng Đức và có chữ ký viết tay của Đức Thánh Cha.
Mối quan tâm hàng đầu của Đức Thánh Cha là việc các Giám Mục Đức và Ủy ban Trung ương Công Giáo Đức, gọi tắt là ZdK, thúc đẩy thành lập một “Hội đồng Thượng hội đồng” thường trực, đó là một cơ quan hỗn hợp gồm giáo dân và giám mục sẽ cai trị Giáo Hội Công Giáo ở Đức. Việc thành lập hội đồng này là ưu tiên hàng đầu của Tiến trình Công nghị Đức, một sáng kiến gây tranh cãi đòi hỏi những thay đổi đáng kể trong cơ cấu và giáo huấn của Giáo hội.
Trong bức thư của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng loại “cơ quan tư vấn và ra quyết định” như đề xuất hiện nay “không phù hợp với cơ cấu bí tích của Giáo Hội Công Giáo”. Ngài đã đề cập đến một lá thư ngày 16 Tháng Giêng từ các quan chức cao cấp của Vatican gửi cho các giám mục Đức, mà ngài đã ủy quyền cụ thể, cấm rõ ràng việc thành lập Hội đồng Thượng hội đồng.
Một ủy ban lãnh đạo Tiến trình Công nghị gần đây đã họp vào ngày 10 và 11 tháng 11 tại Essen để đặt nền móng cho Hội đồng Thượng hội đồng mà họ dự định thành lập không muộn hơn năm 2026.
Bốn giám mục Đức đã bỏ phiếu vào tháng 6 để ngăn chặn việc tài trợ cho ủy ban trù bị, và tổng cộng 8 trong số 27 giám mục Đức đã vắng mặt trong cuộc họp ngày 10 và 11 tháng 11.
Trong bức thư gần đây của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề xuất một con đường khác cho Giáo hội ở Đức.
Thay vì tìm kiếm “sự cứu rỗi” trong “các ủy ban không ngừng phát triển” hoặc “các cuộc đối thoại chuyên tâm lặp lại các chủ đề tương tự”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết của Giáo Hội Công Giáo ở Đức phải bắt nguồn từ “cầu nguyện, sám hối và tôn thờ”.
Ngài cũng kêu gọi người Công Giáo Đức “gắn kết với anh chị em của chúng ta” ở bên lề, đặc biệt là những người bệnh tật, bị cầm tù và những người “ở ngưỡng cửa nhà thờ của chúng ta”.
“Tôi tin chắc rằng ở những nơi này, Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết.
Bức thư được gửi tới các nhà thần học Katharina Westerhorstmann và Marianne Schlosser, nhà báo Dorothea Schmidt, và nhà triết học tôn giáo Hanna-Barbara Gerl-Falkovitz. Bốn nữ giáo dân người Đức trước đây từng là đại biểu của Thượng hội đồng nhưng đã từ chức vào tháng 2 để phản đối. Họ đã viết thư cho Đức Thánh Cha vào ngày 6 tháng 11 bày tỏ mối quan ngại của họ về đường hướng của Giáo Hội Công Giáo ở Đức.
Trong câu trả lời của mình, Đức Thánh Cha kêu gọi bốn người phụ nữ cầu nguyện cho ngài và “cho sự hiệp nhất chung của chúng ta”.
Nhà thần học người Đức Martin Brüske mô tả bức thư của Giáo hoàng là một tín hiệu rõ ràng và mạnh mẽ để ngăn chặn công việc của ủy ban thượng hội đồng.
Brüske cho biết trong một tuyên bố được cung cấp bởi Khởi Đầu Mới, một nhóm người Công Giáo Đức chỉ trích Tiến trình Công nghị: “Ngọn cờ của Phêrô đã mang lại cho Giáo hội Đức một lợi thế vượt trội”. “Những người không muốn nghe và nhìn thấy điều này sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu cuối cùng họ biến mất trong vòng xoáy chia rẽ.”
Các nhà lãnh đạo của Tiến trình Công nghị Đức gần đây đã biện minh cho nỗ lực của họ nhằm thành lập Hội đồng Thượng hội đồng. Họ cho rằng cơ chế đó là phù hợp với sự nhấn mạnh của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc tăng cường tính đồng nghị trong Giáo Hội Công Giáo, bao gồm cả Thượng hội đồng gần đây về hội nghị tại Vatican.
Trong một tuyên bố ngày 29 tháng 10, Thomas Söding, phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Người Công Giáo Đức, đã mô tả Thượng Hội Đồng Vatican là “sự xác nhận về Tiến Trình Công Nghị ở Đức”. Ông nói thêm rằng các kế hoạch của Đức nhằm thành lập Hội đồng Thượng hội đồng thường trực phù hợp với lời kêu gọi phân cấp lớn hơn trong báo cáo của thượng hội đồng vào tháng 10.
Tiến trình Công nghị Đức, một nỗ lực chung của Hội đồng Giám mục Đức và ZdK, đã được khởi động vào năm 2019. Quá trình phi giáo luật đã kết thúc giai đoạn đầu tiên vào tháng 3, thông qua các nghị quyết để không chỉ tiến tới việc thành lập Hội đồng Thượng hội đồng mà còn để chúc lành cho các kết hiệp đồng tính và thúc đẩy việc phong chức cho phụ nữ ở cấp độ Giáo hội hoàn vũ.
Bức thư của Đức Thánh Cha gửi bốn nữ giáo dân không phải là lần đầu tiên ngài bình luận về Tiến trình Công nghị Đức. Vào tháng Giêng, ngài đã chỉ trích quá trình này là chỉ dành cho giới “tinh hoa” và “không hữu ích cũng như không nghiêm chỉnh”. Trước khi bắt đầu Tiến Trình Công Nghị Đức, ngài đã viết một lá thư vào tháng 6 năm 2019 cho những “Người hành hương ở Đức”, kêu gọi tập trung vào việc truyền giáo trước tình trạng “sự xói mòn và suy thoái đức tin ngày càng tăng”.
Điều khó hiểu đối với nhiều người là tại sao Đức Thánh Cha không cách chức một vài Giám Mục Đức.
Source:Catholic News Agency
Nổ lớn ở Moscow, bầu trời có những tia sáng kỳ lạ. Putin rơi nước mắt cá sấu để đánh lừa thế giới
VietCatholic Media
15:20 23/11/2023
1. Putin rơi nước mắt cá sấu để đánh lừa thế giới
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Crocodile Tears”, nghĩa là “Nước mắt cá sấu của Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Putin đang bị cáo buộc đã kêu gọi một cách thiếu trung thực việc chấm dứt “thảm kịch” cuộc chiến ở Ukraine do chính ông ta gây ra.
Putin nói rằng cộng đồng quốc tế nên “suy nghĩ về cách ngăn chặn thảm kịch này” trong hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo Nhóm G20 vào hôm thứ Tư. Quân đội Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, theo lệnh của Putin, ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Trong bài phát biểu tại G20, Tổng thống Nga đặc biệt gọi cuộc xung đột này là một “cuộc chiến” chứ không phải là một “chiến dịch quân sự đặc biệt”, là thuật ngữ mà ông và các quan chức Điện Cẩm Linh khác vẫn thường sử dụng. Ông không đưa ra bất kỳ chiến lược nào để chấm dứt chiến tranh nhưng khẳng định rằng “Nga chưa bao giờ từ chối các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine”.
“Tất nhiên, hành động quân sự luôn là một thảm kịch”, Putin nói. “Những con người cụ thể, những gia đình cụ thể và cả đất nước nói chung. Và tất nhiên, chúng ta phải nghĩ cách ngăn chặn thảm kịch này… Tôi hiểu rằng cuộc chiến này và cái chết của con người không thể không gây sốc.”
Theo hãng truyền thông nhà nước Nga TASS, ông Putin đổ lỗi cho cuộc chiến kéo dài tới 21 tháng là do Ukraine từ chối thảo luận về các cuộc đàm phán có thể chấm dứt xung đột.
Sarah Ashton-Cirillo, trung sĩ thuộc Trung tâm Nghiên cứu Lực lượng Vũ trang Ukraine, cho biết trong một tuyên bố với Newsweek rằng Putin không “nghiêm chỉnh” về việc muốn chấm dứt chiến sự.
Ashton-Cirillo nói: “Nếu Vladimir Putin nghiêm chỉnh về việc chứng kiến cuộc chiến diệt chủng của Nga chống lại người dân Ukraine chấm dứt, ông ấy có thể bắt đầu bằng cách ra lệnh rút toàn bộ quân đội Nga khỏi Ukraine và từ bỏ các yêu sách bất hợp pháp của mình đối với lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả Crimea”. “Sau đó, để chứng tỏ mình nghiêm chỉnh với hòa bình, ông ta có thể tự nộp mình vào La Hague để đối mặt với những tội ác chiến tranh mà ông ta đã bị buộc tội.”
Jason Jay Smart, chuyên gia về chính trị hậu Xô Viết và quốc tế, cũng cho rằng ông Putin hôm thứ Tư đã khóc nước mắt cá sấu, cáo buộc Tổng thống Nga nói dối như một chiến lược gây áp lực lên Ukraine, nhằm buộc Ukraine phải nhượng lại lãnh thổ tranh chấp để đàm phán với Mạc Tư Khoa.
Smart nói với Newsweek: “Putin thở bao nhiêu thì ông ấy cũng nói dối bấy nhiêu”. “Đề nghị của Putin không gì khác hơn là một chiến thuật nhằm khuyến khích phương Tây gây áp lực buộc Ukraine phải đàm phán. Mạc Tư Khoa đã nói rõ ràng rằng mục tiêu của họ ở Ukraine, nhằm lật đổ chính phủ và xâm lược các vùng lãnh thổ, vẫn không thay đổi.”
Ông nói thêm: “Nga sẽ sử dụng bất kỳ cuộc 'đàm phán' nào như một cơ hội để di chuyển quân đội và trang thiết bị trước khi tìm được lý do nào đó để tái phát động cuộc tấn công vào Ukraine”.
Orysia Lutsevych, phó giám đốc chương trình Nga và Á-Âu, đồng thời là nhà lãnh đạo Diễn đàn Ukraine tại tổ chức nghiên cứu Chatham House của Anh, nói với Newsweek rằng Putin đang tìm kiếm “sự đầu hàng của Ukraine” và không có lý do gì để tin rằng ông ấy sẵn sàng đàm phán.
Lutsevych nói: “Khi nghe những lời của Putin, điều quan trọng cần nhớ là chúng ta có một đặc vụ an ninh ở Điện Cẩm Linh”. “Ông ấy đã phát động chiến tranh, kéo căng quá mức, đánh giá thấp Ukraine và phương Tây, và giờ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tổng lực. Ông ta không xuống thang. Hoàn toàn ngược lại. Nga tăng chi tiêu quốc phòng lên 70% vào năm 2024.”
Lutsevych nói thêm: “Khi ông ấy nói về các cuộc đàm phán—chúng ta phải diễn dịch là sự đầu hàng của Ukraine”. “Không có dấu hiệu nào cho thấy ông ấy muốn đàm phán một cách thiện chí. Chiến tranh lâu dài là một chiến lược sinh tồn của chế độ ông ta: đàn áp, duy trì tổng động viên, tạo ra cảm giác rằng ông ta là người không thể thay thế ở nước Nga. Bất kỳ dấu hiệu sẵn sàng đàm phán nào sẽ bị hiểu là điểm yếu và khiến ông ta bạo dạn hơn nữa”.
Mark Katz, giáo sư chính trị và chính trị của Đại học George Mason, nói với Newsweek rằng có “hai cách giải thích” về lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh của Putin, trong đó thứ nhất là “dấu hiệu thực sự cho thấy Putin muốn chứng kiến chiến tranh sắp kết thúc (có lẽ vì chi phí cho việc đó đối với anh ta ngày càng tăng).”
“Thứ hai là Putin hy vọng sẽ tạo ra một 'trại hòa bình' ở phương Tây, nơi sẽ lập luận rằng sự hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine giờ đây phải được cắt giảm để bước tới một bước gặp Putin và chấm dứt xung đột. Tất nhiên, hai cách giải thích này không loại trừ lẫn nhau: Putin có thể muốn kết thúc chiến tranh, nhưng muốn làm như vậy với những điều kiện có lợi cho Nga”.
Katz cũng cho biết việc Putin đề cập rõ ràng đến cuộc xung đột Ukraine là một “cuộc chiến” là “có ý nghĩa”, đồng thời chỉ ra rằng Tổng thống Nga “có thể nói những điều mà những người khác ở Nga không thể”.
Katz nói: “Sẽ càng quan trọng hơn nếu các quan chức khác và các phương tiện truyền thông chính của Nga cũng bắt đầu sử dụng thuật ngữ 'chiến tranh'“.
Áp lực buộc Putin phải chấm dứt chiến tranh có thể gia tăng ở trong nước, với một cuộc thăm dò được công bố vào tuần trước cho thấy 48% người Nga muốn nước họ đàm phán hòa bình với Ukraine. Chỉ 39% nói rằng họ ủng hộ việc Nga tiếp tục xung đột.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần chỉ ra rằng ông không sẵn lòng đàm phán một thỏa thuận hòa bình trong đó buộc Kyiv phải từ bỏ bất kỳ lãnh thổ nào trước chiến tranh. Thay vào đó, Zelenskiy đã yêu cầu Nga trả lại tất cả các vùng đất bị tạm chiếm như một điều kiện cho lệnh ngừng bắn, bao gồm cả Crimea – nơi Mạc Tư Khoa sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014.
2. Những vụ nổ rất lớn vừa xảy ra ở Mạc Tư Khoa, bầu trời có những tia sáng kỳ lạ gây hốt hoảng. Hàng loạt khu vực của Thủ đô Mạc Tư Khoa bị mất điện.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Strange Glow Over Moscow Skies Triggers Panic as Explosions Reported”, nghĩa là “Ánh sáng kỳ lạ trên bầu trời Mạc Tư Khoa gây hoảng loạn khi các vụ nổ được báo cáo.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Những đoạn phim mới xuất hiện cho thấy có những tia sáng rực rỡ thắp sáng bầu trời ban mai ở phía nam Thủ đô Mạc Tư Khoa vào đầu giờ sáng thứ Năm, sau những báo cáo về vụ nổ tại một trạm biến áp điện ở ngoại ô thành phố.
Đoạn video lan truyền trên các kênh Telegram tiếng Nga cho thấy một loạt tia sáng ở đường chân trời của bầu trời ban mai nhiều mây, trong giây lát khiến bầu trời chuyển sang nhiều màu sắc khác nhau. Trong đoạn clip được MSK1.ru của Nga chia sẻ, có thể thấy khói bốc lên từ một tòa nhà khi ánh đèn flash chiếu sáng hiện trường.
Một số tài khoản Telegram của Nga sáng sớm thứ Năm cho biết người dân ở miền nam Mạc Tư Khoa đã báo cáo về một vụ nổ và hỏa hoạn bùng phát tại một trạm biến áp điện ở quận Leninsky, phía đông nam trung tâm Mạc Tư Khoa.
Chính quyền địa phương ở quận Leninsky nói với hãng tin RBC của Nga rằng vụ nổ xảy ra ở thị trấn Molokovo. Các quan chức quận Leninsky nói với cơ quan này: “Tất cả các cơ sở quan trọng đều hoạt động bình thường”.
Sự việc tại trạm biến áp ở Molokovo diễn ra ngay trước 2 giờ sáng giờ địa phương, MSK1.ru đưa tin.
Các tin nhắn được đăng bởi tài khoản ASTRA Telegram, do các nhà báo độc lập của Nga điều hành, dường như cho thấy người dân gần trạm biến áp đang hoảng loạn khi họ đặt câu hỏi về những tia sáng rực rỡ trên bầu trời. Một người dân địa phương mô tả việc nhìn thấy ánh sáng rực rỡ trước khi mất điện, trong khi một người khác gọi vụ việc là một “cơn ác mộng”.
Hơn 10 thị trấn và thị trấn ở phía đông nam Mạc Tư Khoa đã mất điện, tài khoản ASTRA Telegram cũng đưa tin. Thị trấn Lytkarino ở phía đông nam Mạc Tư Khoa đã bị mất điện hoàn toàn, Meduza, cơ quan truyền thông độc lập có trụ sở tại Đông Âu, viết.
Theo một nguồn tin khác của Nga, sự việc mất điện cũng đã được báo cáo ở khu vực phía nam Domodedovo của thành phố, cũng như tình trạng mất điện ở phía tây Mạc Tư Khoa. Cơ quan truyền thông Strana.ua của Ukraine đưa tin rằng buổi chiều thứ Năm, điện đã được khôi phục tại các khu vực.
Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ nổ được báo cáo. Một tài khoản Telegram tổng hợp tin tức cho khu vực Lytkarino cố gắng trấn an dân chúng khi mô tả vụ việc là “một tai nạn thông thường tại một trạm biến áp”.
Trang MSK1.ru dẫn lời một người dân địa phương suy đoán rằng một chiếc máy bay không người lái có thể là nguyên nhân gây ra vụ nổ, nhưng không có nguồn tin chính thức nào của Nga đưa tin đây là nguyên nhân có thể xảy ra.
Ukraine đã nhiều lần tấn công vào Mạc Tư Khoa bằng máy bay không người lái tầm xa trong những tháng gần đây, bao gồm cả làn sóng tấn công kịch tính vào cuối tháng 5.
Hôm Chúa Nhật, Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin cho biết hệ thống phòng không của khu vực đã chặn một máy bay không người lái trên bầu trời thành phố Elektrostal, phía đông Mạc Tư Khoa. Ông cho biết không có thiệt hại hay thương vong nào được báo cáo.
Ngày hôm trước, lực lượng phòng không Nga đã phát hiện và bắn hạ một máy bay không người lái khác bay qua quận Bogorodsky, phía đông bắc trung tâm Mạc Tư Khoa, Sobyanin cho biết.
Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy máy bay không người lái gây ra vụ nổ được báo cáo qua đêm tại trạm biến áp điện ở phía nam Mạc Tư Khoa.
3. Ba Lan buộc tội 16 người làm gián điệp cho Nga
Ba Lan hôm thứ Tư cho biết họ đã buộc tội 16 cá nhân nước ngoài làm gián điệp cho Nga, với cáo buộc chuẩn bị các hành động phá hoại và thu thập thông tin về việc chuyển giao thiết bị quân sự cho Ukraine.
Các cáo buộc chống lại đường dây gián điệp, đã bị triệt phá vào tháng 3, đã được công bố bởi Bộ trưởng Tư pháp Zbigniew Ziobro.
Ông Ziobro cho biết: “16 cáo buộc đã được đưa ra đối với 16 người nước ngoài bị cáo buộc thực hiện các hoạt động gián điệp thay mặt cho cơ quan tình báo Nga trên lãnh thổ Ba Lan và tham gia vào một nhóm tội phạm có tổ chức”.
“Nhiệm vụ được giao cho họ bao gồm xác định các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng quan trọng, giám sát và ghi lại các chuyến tàu vận chuyển viện trợ quân sự và nhân đạo tới Ukraine cũng như chuẩn bị cho các vụ tàu trật đường ray”, thông báo cho biết thêm.
Ông Ziobro cho biết rằng: “Mỗi người phải đối mặt với án tù ít nhất là 10 năm”.
4. Quân đội Ukraine nhận tin vui từ đồng minh NATO
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine's Military Receives Good News From Multiple NATO Allies”, nghĩa là “Quân đội Ukraine nhận được tin vui từ nhiều đồng minh NATO”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Quân đội Ukraine đã nhận được sự hỗ trợ từ ba đồng minh phương Tây của NATO trong tuần này khi Kyiv tiếp tục sứ mệnh giành lại lãnh thổ bị Nga tạm chiếm trong cuộc chiến chống lại Mạc Tư Khoa.
Theo hãng tin quốc gia BTA của Bulgaria, khoản hỗ trợ bổ sung bao gồm việc phê duyệt các phương tiện vận tải bọc thép được gửi từ Bulgaria đến Kyiv sau khi Quốc hội Bulgaria phê chuẩn thỏa thuận giữa Bộ Nội vụ nước này và Bộ Quốc phòng Ukraine. Ủy ban Quốc phòng Bulgaria báo cáo rằng các phương tiện vận tải được đề cập không còn cần thiết đối với quân đội Sofia.
Bộ Quốc phòng Lithuania cũng thông báo trong một bài đăng trên X rằng một gói viện trợ bao gồm 3 triệu hệ thống kích nổ từ xa và thiết bị mùa đông đã đến Ukraine hôm thứ Tư. Bộ Quốc phòng Ukraine đã nhận được gói hàng với lòng biết ơn và đã viết trên X: “Cảm ơn vì sự hỗ trợ kiên định!”
Bộ Quốc phòng Lithuania cho biết trong bài đăng của mình: “Cam kết hỗ trợ Ukraine của chúng tôi vẫn không thể bị phá vỡ”.
Bắc Macedonia cũng thông báo rằng nhóm binh sĩ Ukraine đầu tiên đã trải qua khóa huấn luyện thành công cùng với quân đội của họ với tư cách là một phần của Quân đội Cộng hòa Bắc Macedonia, theo Bộ trưởng Quốc phòng Slavjanka Petrovska, người đã nói chuyện với Đài truyền hình Macedonian hôm thứ Ba. Petrovska nói thêm khi nói chuyện với các phóng viên rằng đất nước của cô có ý định huấn luyện binh lính Ukraine cho đến năm 2024 và “chừng nào còn cần thiết”.
Các thành viên NATO đã đóng một vai trò quan trọng trong khả năng của Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022. Tuy nhiên, Ukraine không phải là thành viên của liên minh.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nhắc lại sự ủng hộ của liên minh đối với Ukraine trong cuộc gọi với các nhà lãnh đạo xuyên Đại Tây Dương vào tháng 10, trong đó có Tổng thống Mỹ Joe Biden. Theo thông cáo báo chí từ NATO, các thành viên đồng minh đang chia sẻ gánh nặng hỗ trợ Ukraine “một cách công bằng”, với khoảng một nửa số hỗ trợ quân sự cho Kyiv đến từ Mỹ và nửa còn lại được gửi từ các thành viên Âu Châu và Canada.
Theo báo cáo từ CNN, Ukraine đã nhận được gần 100 tỷ Mỹ Kim viện trợ quân sự kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Putin cho rằng sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine sẽ chỉ kéo dài xung đột và các quan chức Mạc Tư Khoa đã cảnh báo cụ thể về việc các nước như Mỹ cung cấp thiết bị quân sự tầm xa cho Kyiv.
Một ví dụ về thiết bị như vậy có thể bao gồm Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao mới do Mỹ cung cấp, có thể bao gồm một sửa đổi cho phép Ukraine bắn vũ khí tầm xa. Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh, Dmitry Peskov trước đây đã nói rằng vũ khí cung cấp cho Ukraine có khả năng cho phép Kyiv tấn công các mục tiêu ở Nga là “cực kỳ nguy hiểm” và có thể đưa “cuộc xung đột lên một tầm cao mới”.
5. Nga hôm thứ Tư cho biết họ đã phản đối Phần Lan sau khi một chiếc xe tăng Nga bị hư hỏng được trưng bày gần quốc hội Phần Lan.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, Maria Zakharova, cáo buộc Helsinki là “bài Nga”. Bà ta nói:
“Tại sao họ làm điều này, để làm gì? Tại sao người Phần Lan cần điều này?”
Reuters đưa tin, chiếc xe tăng T-72B3 bị hư hỏng của Nga đã được trưng bày hôm thứ Bảy theo sáng kiến của hai hiệp hội thân Ukraine ở Phần Lan nhằm nhắc nhở mọi người về cuộc xung đột ở Ukraine.
Căng thẳng đã gia tăng giữa Mạc Tư Khoa và Helsinki kể từ khi Phần Lan gia nhập NATO hồi đầu năm nay để đối phó với cuộc xung đột ở Ukraine, và căng thẳng càng gia tăng vào tuần trước khi quốc gia Bắc Âu này đóng cửa bốn cửa khẩu trên biên giới với Nga.
Helsinki cho biết họ đang phản ứng trước sự gia tăng số lượng người xin tị nạn được Nga đưa đến biên giới, một cáo buộc mà Mạc Tư Khoa đã bác bỏ. Zakharova đổ lỗi cho Phần Lan về vấn đề này nhưng nói:
Chúng tôi sẵn sàng đối thoại, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến biên giới.
Zakharova cho biết Nga “tất nhiên” sẽ đáp trả nếu Phần Lan đóng cửa các đồn biên giới còn lại giữa hai nước mà không nêu rõ phản ứng của họ sẽ như thế nào.
6. Nhận định của Tổng thống Zelenskiy về tình trạng chiến tranh
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết quân đội nước này phải đối mặt với các hoạt động phòng thủ “khó khăn” ở các khu vực ở mặt trận phía đông, khi cái lạnh mùa đông khắc nghiệt tràn vào.
Tuy nhiên, trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào hôm thứ Tư, ông nói thêm rằng các lực lượng ở miền nam vẫn đang tiến hành các hành động tấn công rất thành công.
“Thời tiết khó khăn, phòng thủ khó khăn trên các mặt trận Lyman, Bakhmut, Donetsk và Avdiivka. Nhưng các hành động tấn công ở phía nam đang tiến triển rất khả quan”, Zelenskiy nói. Nhiệt độ ở Bakhmut là -6 độ C.
Zelenskiy nói thêm: “Hành lang ngũ cốc ở Hắc Hải cho thấy kết quả tốt. Những ngày qua là kỷ lục về khối lượng hàng hóa vận chuyển.”
7. Nga giữ nguyên chính sách ân xá cho kẻ kết án bất chấp những phản đối sau việc thả Nikolai Ogolobyak
Điện Cẩm Linh hôm thứ Tư cho biết “không có sửa đổi” nào đối với chính sách ân xá tù nhân để đổi lấy việc tham chiến ở Ukraine, sau khi truyền thông địa phương đưa tin về những phản đối sâu rộng sau khi một kẻ giết người “theo kiểu satan” đã được thả.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với các phóng viên: “Bây giờ mọi người đang nghiên cứu danh sách ân xá rất chặt chẽ”.
“Nhưng tôi nhắc lại một lần nữa, chúng ta đang nói về một số điều kiện nhất định liên quan đến việc ở tuyến đầu. Không có sửa đổi nào về vấn đề này.”
Theo nhà lãnh đạo nhóm bảo vệ quyền tù nhân độc lập Olga Romanova, khoảng 100.000 tù nhân Nga đã chiến đấu ở Ukraine để đổi lấy tự do. Chỉ cần 20% trong số đó sống sót, Liên Bang Nga sẽ tràn ngập một lực lượng lên đến 20.000 người có kinh nghiệm chiến đấu.
Trường hợp trả tự do cho Nikolai Ogolobyak đã gây ra một làn sóng phản kháng tại Nga. Ogolobyak và sáu thành viên khác của một giáo phái Satan đã bị kết án tù dài hạn vì những vụ giết người khủng khiếp xảy ra ở vùng Yaroslavl của Nga 15 năm trước.
Nikolai Ogolobyak, 33 tuổi, bị kết án 20 năm tù vì tội sát hại 4 sinh viên theo nghi thức Satan vào năm 2008.
Anh ta thú nhận là thành viên của một giáo phái Satan khi bị kết án vào tháng 7 năm 2010 với tội danh giết người, cướp và mạo phạm xác chết. Theo tài liệu của tòa án được trích dẫn bởi cơ quan truyền thông 76.ru của Nga, các thành viên của giáo phái này đã mổ bụng các sinh viên, chiên và ăn nội tạng của 4 nạn nhân tại căn nhà của Ogolobyak vào năm 2008.
Anh ta được trả tự do hồi đầu tháng này sau khi tham gia giao tranh ở Ukraine. Việc phóng thích các tù hình sự nguy hiểm đang gây tranh cãi và truyền thông địa phương đã đưa tin một số trường hợp tù nhân được thả tiếp tục phạm tội nghiêm trọng, bao gồm cả giết người, sau khi rời quân đội.
8. Thụy Điển lên tiếng trước sự chậm trễ của Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi
Ký giả Miranda Bryant của tờ The Guardian có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “Sweden must join Nato soon to ward off Russian threat, says defence minister”, nghĩa là “Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển kêu gọi sớm gia nhập NATO để tránh mối đe dọa từ Nga”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thảo Ly.
Bộ trưởng Quốc phòng Pål Jonson cho biết Thụy Điển phải trở thành thành viên đầy đủ của liên minh quân sự NATO “càng nhanh càng tốt” để tránh mối đe dọa từ Nga, khi sự thiếu kiên nhẫn ngày càng tăng ở Stockholm đối với con đường gia nhập chậm chạp của nước này.
Pål Jonson nói rằng ông không thể đưa ra mốc thời gian hoàn thành quy trình phê duyệt Nato của Thụy Điển nhưng ông tin tưởng rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi, hai thành viên còn lại sẽ phê chuẩn tư cách thành viên của nước này, cuối cùng họ sẽ làm như vậy.
“Chúng tôi không muốn coi Nga là một mối đe dọa nhưng Nga đã thể hiện bằng chứng về sự tàn bạo của mình ở Ukraine. Vì vậy, chúng ta phải kiên trì và thực hiện điều đó theo cách tốt nhất bằng cách củng cố những điểm yếu của quốc gia và hội nhập hoàn toàn vào NATO càng sớm càng tốt”, Jonson nói với Guardian.
Thụy Điển nộp đơn ghi danh tham gia NATO cùng lúc với Phần Lan vào tháng 5 năm 2022, cả hai nước đều từ bỏ thế trung lập về quân sự sau khi Vladimir Putin xâm lược toàn diện Ukraine. Tháng 4 năm nay, tức 11 tháng sau, Phần Lan chính thức trở thành thành viên NATO. Nhưng Thụy Điển vẫn đang chờ sự chấp thuận của Thổ Nhĩ Kỳ và Hung Gia Lợi.
Phát biểu từ Helsinki, nơi ông phát biểu tại diễn đàn chính sách an ninh và quốc phòng Hanakäräjät hôm thứ Tư, Jonson cho biết có “sự ủng hộ mạnh mẽ” đối với việc gia nhập của Thụy Điển giữa các đồng minh NATO. Ông nói rằng Thụy Điển đã đề nghị với NATO “chiều sâu chiến lược tốt hơn” và “các nguồn lực quân sự quan trọng”.
Vào tháng 7, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdoğan, đã đồng ý chuyển giao thức gia nhập của Thụy Điển tới quốc hội càng sớm càng tốt sau cuộc hội đàm với thủ tướng Thụy Điển, Ulf Kristersson. Nhưng tuần trước, ủy ban đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ đang hoãn phán quyết, nói rằng vấn đề này “chưa chín muồi” để đưa ra quyết định.
Cũng có sự không chắc chắn xung quanh ý định của Hung Gia Lợi, mặc dù Jonson nói rằng Budapest đã bảo đảm với Stockholm rằng “họ sẽ không phải là quốc gia cuối cùng phê chuẩn chúng tôi”. Hung Gia Lợi tuần trước cho biết họ chưa sẵn sàng phê chuẩn Thụy Điển, mặc dù thủ tướng Viktor Orbán trước đó cho biết việc phê chuẩn chỉ mang tính chất kỹ thuật.
Bất chấp những sự chậm trễ này, Jonson, một thành viên của đảng Ôn hòa, cho biết ông vẫn tin tưởng vào tương lai của Thụy Điển trong NATO. Ông nói: “Chúng ta sẽ gia nhập liên minh và tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ là một phần của liên minh”.
“Bây giờ chúng tôi an toàn hơn so với trước khi tìm kiếm tư cách thành viên NATO thông qua các bảo đảm an ninh mà chúng tôi đã nhận được từ Mỹ, Anh, Đức, Pháp và các nước Bắc Âu khác.”
Jonson cho biết ông đã liên lạc với các đồng nghiệp Phần Lan về những căng thẳng gần đây ở biên giới Nga-Phần Lan, nơi chính quyền Phần Lan cáo buộc Mạc Tư Khoa giúp tạo điều kiện cho số lượng người xin tị nạn ngày càng tăng.
Ông cho biết Phần Lan vẫn là “đối tác chính trị thân thiết nhất của Thụy Điển về an ninh và quốc phòng”, đồng thời nói thêm: “Mối quan hệ đó sẽ tiếp tục hoàn toàn là trọng tâm đối với chúng tôi và nó cũng đóng góp rất quan trọng cho an ninh và ổn định trong khu vực của chúng tôi”.
Bình luận của Jonson được đưa ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày của các bộ trưởng quốc phòng từ khắp các quốc gia Bắc Âu và Baltic ở Stockholm trong khuôn khổ Hợp tác Quốc phòng Bắc Âu.
Mô tả cuộc gặp này là “lịch sử”, Jonson cho biết đây sẽ đánh dấu lần đầu tiên các bộ trưởng quốc phòng của hai khu vực cùng nhau bàn về các thỏa thuận an ninh và giải pháp an ninh trong thời kỳ xen kẽ giữa hòa bình, khủng hoảng và chiến tranh.
Các chủ đề trong chương trình nghị sự sẽ bao gồm chính sách quốc phòng và an ninh, hợp tác quốc phòng Bắc Âu, cơ sở hạ tầng quan trọng và hỗ trợ cho Ukraine.
9. Phần Lan đóng cửa tất cả trừ một cửa khẩu biên giới xa xôi với Nga trong bối cảnh tranh cãi về người xin tị nạn
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo cho biết nước này sẽ đóng cửa ba cửa khẩu biên giới - chỉ để lại một cửa khẩu mở ở biên giới dài 1.340 km với Nga - sau khi Helsinki cáo buộc Điện Cẩm Linh đẩy hàng trăm người xin tị nạn đến biên giới trong những tuần gần đây.
Phần Lan cáo buộc Nga tạo điều kiện cho các cuộc vượt biên bất hợp pháp có tổ chức. Biên giới này cũng đánh dấu biên giới của NATO và Liên minh Âu Châu với Nga. Estonia, một thành viên khác của NATO và Liên Hiệp Âu Châu, cũng cho biết Nga đang đẩy những người xin tị nạn đến biên giới của họ như một hình thức “chiến tranh”.
Việc đóng cửa ở Phần Lan sẽ bắt đầu vào nửa đêm thứ Sáu. Reuters đưa tin, cửa khẩu Raja-Jooseppi, ở vùng Lapland xa về phía bắc, sẽ vẫn mở và các đơn xin tị nạn sẽ được giải quyết ở đó.
Orpo nói trong một cuộc họp báo: “Chính phủ hôm nay đã quyết định đóng cửa thêm nhiều đồn biên phòng. “Raja-Jooseppi là ngã tư cực bắc và cần phải nỗ lực thực sự để đến được đó”.
Những người nghèo khổ và tuyệt vọng với ít tài sản - thường đến từ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá như Syria, Yemen và Somalia - đã trở thành những quả bóng chính trị trong cuộc đụng độ giữa Phần Lan và Estonia chống lại Nga ở biên giới của liên minh phương Tây.
10. Theo một báo cáo trên tờ New York Times, chiến tranh điện tử ở Ukraine đang ảnh hưởng đến việc di chuyển bằng đường hàng không và khiến các phi công ở xa chiến trường lo lắng.
Các máy bay đang mất tín hiệu vệ tinh, các chuyến bay bị chuyển hướng và các phi công đã nhận được báo cáo vị trí sai hoặc cảnh báo không chính xác rằng họ đang bay gần chiến trường, theo các cơ quan quản lý an toàn của Liên minh Âu Châu và một bản ghi nhớ nội bộ của hãng hàng không.
Nhiễu tần số vô tuyến – nhằm làm gián đoạn tín hiệu vệ tinh được sử dụng bởi hỏa tiễn, máy bay không người lái và các loại vũ khí khác – đã tăng vọt sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào đầu năm 2022 và thậm chí còn trở nên dữ dội hơn vào mùa thu năm nay ở Trung Đông. Sự can thiệp có thể liên quan đến việc gây nhiễu tín hiệu vệ tinh bằng cách nhấn chìm chúng bằng tiếng ồn hoặc giả mạo chúng – bắt chước tín hiệu vệ tinh thực để đánh lừa người nhận bằng thông tin sai lệch.
Sự can thiệp vô tuyến cho đến nay vẫn chưa được chứng minh là nguy hiểm. Tuy nhiên, theo Opsgroup, là một tổ chức giám sát những thay đổi và rủi ro trong ngành hàng không, các hệ thống trên máy bay hầu như không thể phát hiện việc giả mạo GPS và sửa lỗi đó. Một máy bay phản lực Embraer đi Dubai suýt lao vào không phận Iran vào tháng 9 trước khi các phi công phát hiện ra máy bay đang bay theo tín hiệu sai.
“Chúng tôi chỉ nhận ra có vấn đề vì hệ thống lái tự động bắt đầu quay sang trái và phải, nên rõ ràng là có điều gì đó không ổn”, các thành viên phi hành đoàn báo cáo với Opsgroup.
Các phi công cho biết máy bay thường có thể bay an toàn mà không cần tín hiệu vệ tinh và các máy bay thương mại lớn có ít nhất 6 hệ thống định vị thay thế. Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Âu Châu cho biết các máy bay giá rẻ như Dassault Falcons, Gulfstreams và Bombardiers dường như dễ bị giả mạo tín hiệu hơn.
Căng thẳng đối với ngành hàng không có thể là điềm báo về những vấn đề kinh tế và an ninh sâu rộng khi vũ khí tác chiến điện tử ngày càng phổ biến.
Nhà thờ chính tòa Rouen bị tấn công. Dư luận về vụ cách chức ĐGM Strickland. Cảnh giác về Tam Điểm
VietCatholic Media
18:12 23/11/2023
1. Bàn thờ bị phá hoại, bình thánh bị đánh cắp từ Vương cung thánh đường Thánh Tâm ở Pháp
Trong đêm 14 rạng sáng 15 tháng 11, những người không rõ danh tính đã phá hủy bàn thờ và lấy trộm các bình thánh từ Vương cung thánh đường Thánh Tâm thuộc Tổng giáo phận Rouen, Pháp.
Theo tờ báo Pháp Le Figaro, văn phòng công tố xác nhận rằng vương cung thánh đường Thánh Tâm đã bị phá hoại và những người không rõ danh tính cũng đã đập vỡ một bức tượng, mặc dù Mình Thánh Chúa không bị đánh cắp.
Chính quyền vẫn chưa xác định được những kẻ phá hoại, nhưng cảnh sát địa phương đã mở cuộc điều tra để tìm ra họ.
Trong một đoạn video được đăng vào ngày X ngày 15 tháng 11, Cha Geoffroy de la Tousche, linh mục của các giáo xứ ở trung tâm thành phố Rouen, giải thích rằng tình trạng của vương cung thánh đường là “hoàn toàn kinh khủng: một bức tượng bị vỡ, các bình thánh bị đánh cắp, cung thánh bị phá hủy và nhiều thứ bị hư hỏng nặng.”
Ngài nói thêm: “Do tình cờ, ân sủng hay sự quan phòng, Mình Thánh Chúa không bị đánh cắp, nhưng mọi thứ đã bị bỏ lại trong tình trạng kinh hoàng và bi thảm”.
“Tôi mời gọi anh chị em hãy cầu nguyện cho chúng tôi, cho giáo xứ và tôi khuyến khích anh chị em hãy cầu nguyện đền tạ, theo yêu cầu của Đức Tổng Giám Mục Dominique Lebrun”
Cha De la Tousche nói thêm rằng sau khi cầu nguyện, Thánh lễ sẽ được cử hành với các bình thánh được Đức Tổng Giám Mục cho mượn, và sau đó sẽ diễn ra hai giờ chầu Thánh Thể.
Một báo cáo gần đây của Đài quan sát về sự không khoan dung và phân biệt đối xử đối với các Kitô hữu ở Âu Châu chỉ ra rằng Pháp đứng thứ ba về tội ác căm thù đối với tôn giáo, nhất là đối với các Kitô hữu vào năm 2022, với 106 trên tổng số 748 vụ tấn công vào các nơi công cộng.
Source:Catholic News Agency
2. Tính đồng nghị và sự mỉa mai trong vụ cách chức Đức Cha Strickland
Vụ cách chức Đức Cha Strickland đang gây ra rất nhiều tranh cãi, đặc biệt là trong Giáo Hội tại Hoa Kỳ.
Phil Lawler của Catholic World News có bài nhận định nhan đề “Synodality and the Strickland case”, nghĩa là “Tính đồng nghị và trường hợp Đức Cha Strickland”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Sau một tháng Vatican nhất quyết lắng nghe mọi quan điểm, thật là mỉa mai khi tin tức lớn tiếp theo là việc cách chức một giám mục người Mỹ, rõ ràng là vì ngài đã nói quá nhiều. Nhưng đừng bận tâm đến những thông điệp lẫn lộn. Việc cách chức Đức Cha Joseph Strickland có thể gây tổn hại cho chính nghĩa của thẩm quyền thượng hội đồng theo một cách quan trọng khác.
Trong thông báo ngắn gọn về việc cách chức giám mục, Vatican đã không giải thích lý do tại sao Giám mục Strickland phải ra đi. Những thông báo như vậy từ Rôma không bao giờ đi kèm với lời giải thích. Vì vậy, khi một giám mục ra đi trước tuổi nghỉ hưu thông thường, các tín hữu sẽ tự hỏi: ngài đã bước xuống hay bị gạt ra? Phải chăng ngài bị buộc phải từ chức vì một căn bệnh hiểm nghèo nào đó, hay vì sắp bị phát hiện một hành vi sai trái nghiêm trọng nào đó? Vì những lý do, mà tôi không thể giải thích được, Vatican không phân biệt giữa các giám mục đã phản bội lòng tin của mình và những người chỉ đơn giản là ngã bệnh. Phải chăng đó là một ác cảm kinh niên đối với sự minh bạch?
Trong trường hợp của Đức Cha Strickland, chúng ta biết rằng ngài đã bị gạt ra vì ngài đã tuyên bố trước đó rằng ngài sẽ không từ chức theo yêu cầu của Tòa Thánh. Nhưng chính ngài cũng nói rằng ngài không hoàn toàn rõ ràng về lý do khiến Vatican nhất quyết yêu cầu ngài không được lãnh đạo Giáo phận Tyler, Texas nữa.
Sau thông báo này, một số người chỉ trích vị giám mục cho rằng ngài bị cách chức không phải vì lý do rõ ràng là ngài đã chỉ trích thẳng thắn Đức Giáo Hoàng Phanxicô, mà vì thành tích kém cỏi của ngài trong việc quản lý giáo phận. Quan điểm đó càng được củng cố bởi lời khai của một linh mục từ Tyler, là người đã tuyên bố rằng nhiều người Công Giáo ở Texas đã bị tổn hại bởi những thiếu sót trong việc cai quản của Đức Cha Strickland. Nhưng những lời phàn nàn khác từ các tín hữu Tyler rất khó tìm thấy, trong khi ít nhất một giáo dân trung thành mô tả việc loại bỏ vị giám mục là một cú đấm mạnh mẽ.
Đúng là Đức Cha Strickland không có bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh. Nhưng thực sự chúng ta mong đợi điều gì từ một giám mục về mặt quản lý giáo phận? Tình hình tài chính của giáo phận Tyler rõ ràng là ổn định. Nhưng thước đo tốt hơn về khả năng lãnh đạo của giám mục sẽ là số lượng chủng sinh trong giáo phận. Nếu như thế Đức Cha Strickland đã thành công rực rỡ; có nhiều thanh niên từ Giáo phận Tyler bé nhỏ đang học làm linh mục hơn là từ một số tổng giáo phận lớn nhất nước Mỹ. Rõ ràng, những thiếu sót được cho là của vị giám mục với tư cách là người quản lý đã không ngăn cản những người đàn ông này muốn phục vụ trong giáo phận của mình.
Nhưng khi Giám mục Strickland thảo luận về việc loại bỏ ngài với Raymond Arroyo trên chương trình phát sóng “The World Over” của EWTN, ngài đã báo cáo rằng các vấn đề hành chính (thực sự hay tưởng tượng) không xuất hiện trong vụ kỷ luật của Vatican chống lại ngài. Ngài nói rằng ngài đã bị cách chức vì “thiếu tình huynh đệ với các giám mục anh em của tôi”. Nói cách khác, ngài không phải là một cầu thủ của đội.
Đúng vậy, Giám mục Strickland có tiếng nói mạnh mẽ hơn nhiều so với các giám mục Mỹ khác. Những bình luận công khai gây tranh cãi của ngài – đặc biệt là việc ngài tham gia vào mạng xã hội và xu hướng “thích” các bài đăng thể hiện quan điểm thậm chí còn gây tranh cãi hơn – chắc chắn đã khiến các giám mục khác khó chịu. Những phát biểu của ngài thường có vẻ bốc đồng, thiếu chính trị, thiếu thận trọng. Có lẽ các giám mục khác lẽ ra phải khuyên ngài nên thận trọng hơn. Có lẽ một số vị đã làm như thế, một cách lặng lẽ. Nhưng ít nhất theo Đức Giám Mục Strickland, mối quan hệ của ngài với các giám mục Mỹ khác luôn thân mật.
Phải chăng ngài đã lạc nhịp với đoàn thể các giám mục. Đúng. Nhưng Đức Giám Mục Strickland sẽ nhấn mạnh rằng việc bảo vệ đức tin quan trọng hơn việc giữ vững bước đi. Thánh Athanasiô không phải là một cầu thủ có tinh thần đồng đội. Các giám mục người Anh dưới thời Henry VIII đã duy trì sự hiệp nhất của họ - tất cả trừ Thánh John Fisher.
Trong những trường hợp hiếm hoi, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI đã loại bỏ các giám mục vi phạm tính đồng đoàn của hàng Giám Mục khi đặt câu hỏi về những điểm cơ bản của giáo huấn Công Giáo. Trong trường hợp này, có vẻ như Đức Thánh Cha Phanxicô đã cách chức Giám mục Strickland vì ngài quá ồn ào trong việc bảo vệ giáo lý Công Giáo.
Trường hợp Đức Cha Strickland đặt ra một câu hỏi nghiêm chỉnh: Hành vi nào là thích hợp đối với một giám mục, khi ngài tin rằng giáo lý Công Giáo đang bị tấn công? Nếu ngài tin rằng Giám mục Rôma đang gây nguy hiểm cho đức tin thì sao? Công đồng Giêrusalem, có lẽ là kiểu mẫu của chính quyền đồng nghị, tại đó Thánh Phaolô đã không ngần ngại đối đầu với Thánh Phêrô. Nếu tin rằng các chính sách của Đức Giáo Hoàng là sai lầm, thì người kế vị các tông đồ không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ phải lên tiếng. Nếu những lời chỉ trích của Giám mục Strickland không đúng mục tiêu thì các giám mục khác có nhiệm vụ phải nói như vậy. Đây chẳng lẽ không phải chính xác là kiểu trao đổi cởi mở đã được tán thành một cách chân thành tại Thượng hội đồng về Tính đồng nghị sao?
Giám mục Strickland, người đã nghiên cứu giáo luật, thừa nhận rằng Đức Giáo Hoàng có thẩm quyền loại ngài ra khỏi chức vụ. Các nhà giáo luật khác không đồng ý, cho rằng một giám mục giáo phận chỉ có thể bị cách chức “có lý do” sau một thủ tục giáo luật chính thức. Câu hỏi rõ ràng đề cập đến bản chất cơ bản của thẩm quyền của Giáo hoàng đối với giám mục đoàn - nghĩa là, bản chất của chính quyền đồng nghị.
Như tôi đã quan sát trước đây, các giáo hội Đông phương rất tự hào về chính quyền đồng nghị của họ:
Mỗi Giáo hội Chính thống độc lập được điều hành bởi Thượng hội đồng Giám mục riêng. Các thượng hội đồng bổ nhiệm các giám mục mới, đặt ra các chính sách giáo hội và bầu các Thượng Phụ đóng vai trò “đầu tiên trong số những người bình đẳng” trong việc quản trị. Chúng ta biết rằng phương thức quản trị này tương thích với Công Giáo, bởi vì các giáo hội Đông phương hiệp thông hoàn toàn với Rôma – Công Giáo Ukraine, Công Giáo Maronite, Công Giáo Syro-Malabar, v.v. – đều có công nghị riêng của họ.
Bây giờ hãy tưởng tượng các giáo hội Đông phương – tự hào về các công nghị của họ, nhiệt thành bảo vệ truyền thống chính thống và nghi ngờ về quyền tối thượng của giáo hoàng – nhìn nhận trường hợp này như thế nào. Một Giáo hoàng Rôma, sử dụng quyền lực của mình mà không giải thích hay tham khảo ý kiến, đã cách chức một giám mục vì vị Giám Mục đó nghi ngờ sự lãnh đạo của Giáo hoàng. Trường hợp này là một bước thụt lùi cả về tính đồng nghị lẫn phong trào đại kết.
Source:Catholic World News
3. Đức Tổng Giám Mục biện minh cho việc treo cờ đồng tính trên quan tài ở nhà thờ chính tòa Thủ đô Mễ Tây Cơ
Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Mexico, Đức Tổng Giám Mục Gustavo Rodríguez Vega, đã biện minh cho việc treo cờ LGBT trên quan tài của một nhà hoạt động đồng tính và bạn đời của ông ta trong lễ tang của họ được tổ chức tại nhà thờ Aguascalientes, bất chấp các tai tiếng mà điều này đã gây ra giữa các tín hữu..
Cả hai thi thể đều được tìm thấy với dấu hiệu bạo lực bên trong nhà của Baena vào ngày 13 tháng 11. Văn phòng tổng chưởng lý bang Aguascalientes đưa tin ngày hôm đó rằng “mọi thứ cho thấy đó có thể là vấn đề cá nhân” vì “một dụng cụ sắc bén” được tìm thấy trong tay của một trong những người đã chết. Cho đến nay, chính quyền Mễ Tây Cơ cho rằng hai người hục hặc với nhau và đã qua đời sau một cuộc ẩu đả trong nhà họ.
Trong một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 16 tháng 11, Đức Cha Rodríguez, cũng là tổng giám mục của Yucatán, đã chỉ ra rằng Baena và đối tác của ông là “con cái của Chúa và anh em của chúng ta” và vì vậy “chúng tôi không thể, bằng bất kỳ cách nào, không tiếp nhận họ trong nhà thờ. Đặc biệt là khi gia đình muốn họ được đưa đến đó.”
Khi được ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA hỏi, về việc đặt các lá cờ, Đức Tổng Giám Mục nhận xét rằng “nếu họ đặt những lá cờ đó, điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với họ, thì chúng tôi tôn trọng điều đó”.
Phó chủ tịch hội đồng giám mục tiếp tục: “Không có vấn đề gì”, bởi vì “không có ý định xúc phạm bất cứ ai”.
Cờ LGBT có được trưng bày trong Thánh lễ an táng không?
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 15 tháng 11 với ACI Prensa, Cha Francisco Torres Ruiz, một chuyên gia về phụng vụ của Giáo phận Plasencia ở Tây Ban Nha, đã giải thích rằng “không được phép đặt bất kỳ loại biểu tượng nào trong Thánh lễ an táng, đặc biệt khi biểu tượng đó đại diện cho các ý thức hệ trái với nhân học Kitô giáo, nghĩa là khi họ chống lại đức tin.”
“Điều được thừa nhận là khi chôn cất một nguyên thủ quốc gia hoặc một quân nhân, người đó có nghi thức riêng, đặt quốc kỳ, quốc kỳ của đất nước lên quan tài. Nhưng không bao giờ một lá cờ làm mất đi nơi thiêng liêng đó là nhà thờ.”
Source:Catholic News Agency
4. Tại sao người Công Giáo không thể tham gia Hội Tam điểm?
Bộ Giáo lý Đức tin, gọi tắt là DDF của Vatican trả lời câu hỏi của một giám mục người Phi Luật Tân gần đây đã tái khẳng định quan điểm lâu đời của Giáo Hội Công Giáo rằng việc trở thành một Hội viên Tam điểm tích cực sẽ cấu thành một tội trọng.
“Việc một thành viên tín hữu tích cực tham gia Hội Tam điểm bị cấm,” bức thư có chữ ký của Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Tổng trưởng DDF Victor Fernández cho biết.
Bộ đã gửi thư cho Đức Giám Mục Julito Cortes của Giáo phận Dumaguete, người đã yêu cầu Vatican hướng dẫn đường lối khi một số lượng “rất đáng kể” người Công Giáo Phi Luật Tân ghi danh tham gia Hội Tam điểm và “một số lượng lớn những người có cảm tình và cộng sự bị thuyết phục về mặt cá nhân” rằng không có sự đối lập nào giữa tư cách thành viên trong Giáo Hội Công Giáo và các hội viên Tam điểm”, theo tài liệu của Bộ.
Ngoài việc tái khẳng định giáo huấn của Giáo hội về Hội Tam điểm, Bộ còn khuyến khích các giám mục Phi Luật Tân tiến hành dạy giáo lý giải thích lý do tại sao Công Giáo và Hội Tam điểm là không thể hòa giải được.
Tại sao Giáo hội chống lại Hội Tam điểm?
Sự lên án đầu tiên từ một vị Giáo hoàng đối với Hội Tam điểm là của Đức Giáo Hoàng Clementê 12 vào năm 1738, và đã được nhiều vị giáo hoàng khác nhắc lại trong ba thế kỷ qua. Lời tuyên bố được đưa ra trong Tự Sắc của Đức Giáo Hoàng Clementê có tựa đề In Eminenti.
Trong Tự Sắc này, Đức Clementê đã bình luận về sự bí mật của các nhóm Tam Điểm và “hàng loạt hình phạt đau buồn” phải nhận khi vi phạm lời thề giữ bí mật. Tự Sắc không đi sâu vào nhiều phản đối cụ thể đối với các hoạt động của Hội Tam điểm nhưng kết luận, dựa trên “kiến thức nhất định và sự cân nhắc chín chắn”, rằng “tất cả những người đàn ông khôn ngoan và ngay thẳng đều đưa ra phán xét giống nhau về họ là những kẻ đồi trụy và hư hỏng”.
Gần 150 năm sau, Đức Giáo Hoàng Lêô 13 đã mở rộng đáng kể giáo huấn của Giáo hội trong thông điệp Humanum Genus năm 1884 của ngài. Thông điệp trình bày chi tiết lý do tại sao Hội Tam điểm không thể hòa giải với Công Giáo và cáo buộc các Hội Tam điểm “lên kế hoạch phá hủy Giáo hội thánh thiện một cách công khai và bí mật” cũng như cổ vũ các học thuyết trái ngược với giáo huấn của Giáo hội.
Theo Đức Giáo Hoàng Lêô, Hội Tam điểm tuân theo chủ nghĩa tự nhiên, mà ngài nói đó là ý tưởng rằng “bản chất con người và lý trí của con người trong mọi việc phải là người tình và người hướng dẫn ta”. Ngài nói thêm rằng “họ phủ nhận rằng bất cứ điều gì đã được Chúa dạy; họ không chấp nhận giáo điều tôn giáo hay chân lý nào mà trí tuệ con người không thể hiểu được, cũng như không chấp nhận bất kỳ vị thầy nào lẽ ra phải được tin tưởng vì thẩm quyền của người ấy.”
Thông điệp đào sâu hơn về chủ nghĩa tự nhiên của Hội Tam điểm, trong đó lưu ý rằng theo Hội Tam điểm, mọi người thuộc mọi tôn giáo đều có thể trở thành Hội viên Tam điểm và tôn giáo “được coi là một vấn đề không quan trọng và tất cả các tôn giáo đều giống nhau”, điều này hủy hoại “mọi hình thức tôn giáo, và đặc biệt là Công Giáo”, vì đó là điều duy nhất đúng nên không thể được coi là ngang bằng với các tôn giáo khác.”
Đức Giáo Hoàng Lêô Leo nói rằng các Hội viên Tam điểm mong muốn thế tục hóa hôn nhân chỉ đơn giản là những hợp đồng dân sự, mong muốn trẻ em được phép lựa chọn tôn giáo của riêng mình khi chúng đến tuổi thay vì nhận được sự hướng dẫn tôn giáo phù hợp. Tam điểm cũng mong muốn các chính phủ từ chối công nhận Chúa. Ông nói thêm rằng việc thế tục hóa được đề xuất này nhằm mục đích loại bỏ những sự thật cơ bản khỏi xã hội.
Ngài nói: “Nếu những điều này bị loại bỏ, như những người theo chủ nghĩa tự nhiên và những người theo chủ nghĩa Tam điểm, sẽ ngay lập tức không có kiến thức về điều gì tạo nên công lý và bất công, hoặc nền tảng đạo đức dựa trên nguyên tắc nào”. “Và, trên thực tế, việc giảng dạy về đạo đức được phe Tam điểm ưa chuộng và trong đó họ cho rằng thanh thiếu niên nên được hướng dẫn, chính là điều mà họ gọi là 'dân sự', 'độc lập' và 'tự do', tức là thứ không chứa đựng bất kỳ niềm tin tôn giáo nào.”
Những hành động và thực hành nào của Hội Tam điểm thúc đẩy chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa thờ ơ?
Hội Tam điểm không coi họ là một tôn giáo; đúng hơn, họ chấp nhận thành viên từ nhiều tôn giáo khác nhau, bao gồm Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo. Tuy nhiên, các Hội Tam điểm có bàn thờ tại nơi ở của họ, họ tham gia vào các nghi lễ bí mật và họ cầu nguyện theo một quan niệm chung về Chúa, mà họ thường gọi là “Kiến trúc sư vĩ đại của vũ trụ”.
Bản thân thực hành này đã thúc đẩy chủ nghĩa thờ ơ về tôn giáo, nhưng Hội Tam điểm rất phi tập trung hóa và không tuân theo một nội dung văn bản cụ thể nào tuyên bố tất cả các tôn giáo đều bình đẳng. Tuy nhiên, một số nhóm Hội Tam điểm nổi bật và có ảnh hưởng lại ủng hộ rõ ràng hơn thái độ thờ ơ với tôn giáo.
Albert Pike, người chỉ huy tối cao của hội đồng tối cao về thẩm quyền phía nam của Nghi thức Hội Tam điểm Tô Cách Lan vào cuối những năm 1800, đã viết một cuốn sách có tên “Đạo đức và Giáo điều”, được trao cho các Hội viên Tam điểm. Các bài viết của ông rút ra những mối liên hệ được cho là giữa các tôn giáo khác nhau và thúc đẩy chủ nghĩa thờ ơ.
Pike nói: “Chúng tôi không đánh giá thấp tầm quan trọng của bất kỳ sự thật nào. Chúng tôi không thốt ra lời nào có thể bị coi là thiếu tôn trọng bởi bất kỳ ai thuộc bất kỳ tôn giáo nào. Chúng tôi không nói với người Hồi giáo rằng điều quan trọng đối với anh ta là tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, và việc Muhammad có phải là nhà tiên tri của anh ta hay không là điều hoàn toàn không cần thiết. Chúng ta không nói với người Do Thái rằng Đấng Messia mà họ mong đợi đã sinh ra ở Bêlem gần hai nghìn năm trước; và rằng anh ta là một kẻ dị giáo vì anh ta đã không tin như vậy. Và chúng ta cũng không nói với các tín hữu Kitô chân thành rằng Chúa Giêsu người Nagiarét chỉ là một người như chúng ta, hoặc lịch sử của ngài chỉ là sự hồi sinh không có thực của một truyền thuyết xa xưa hơn.”
Hội Tam điểm cũng đã sử dụng ảnh hưởng chính trị trên khắp Âu Châu và Mỹ Châu trong nhiều thế kỷ để thúc đẩy quá trình thế tục hóa xã hội và làm giảm ảnh hưởng của Giáo Hội Công Giáo.
Ví dụ, trong thông điệp Etsi Multa năm 1873, Chân phước Giáo hoàng Pius thứ 9 đã trình bày chi tiết các cuộc tấn công chính trị của Tam điểm vào Giáo hội ở Ý, Thụy Sĩ và Đức. Ngài gọi “sự lừa dối và mưu mô” của Tam điểm là việc hình thành “giáo đường của Satan” khi đề cập đến chương thứ hai và thứ ba của Sách Khải Huyền.
Thông điệp đề cập đến các cuộc tấn công chống lại nền giáo dục Công Giáo, đặc biệt là Đại học Grêgôriô ở Rôma đang bị “đàn áp và bãi bỏ”. Về Thụy Sĩ, nó thảo luận về việc thông qua luật chống Công Giáo, sự xâm nhập của nhà nước vào các vấn đề của Giáo hội, và “việc trục xuất bằng bạo lực người anh em đáng kính Gaspar, giám mục Hebron và tông tòa đại diện của Geneva”. Nó cũng trình bày chi tiết về “cuộc đàn áp đang diễn ra” chống lại người Công Giáo và việc đàn áp tự do tôn giáo ở Đế quốc Đức, đặc biệt là ở Phổ.
Đức Piô kêu gọi các giáo sĩ: “Hãy áp dụng mọi nỗ lực của anh chị em để bảo vệ các tín hữu được trao phó cho sự chăm sóc của anh chị em khỏi cạm bẫy và sự lây lan của những giáo phái này”. “Hãy mang về những người không vui khi gia nhập những giáo phái này. Đặc biệt vạch trần sai lầm của những người đã bị lừa dối hoặc những người khẳng định rằng chỉ có lợi ích xã hội, tiến bộ và thực hiện các lợi ích chung mới là mục đích của các hiệp hội đen tối này.”
Đức Piô cho biết thêm rằng những sắc lệnh này “không chỉ liên quan đến các nhóm Tam Điểm ở Âu Châu mà còn cả các nhóm ở Mỹ Châu và các khu vực khác trên thế giới”.
Ở Mễ Tây Cơ gần đây nhất là vào năm 2007, Nhóm Tam Điểm ở Thung lũng Mễ Tây Cơ đã nỗ lực chống lại việc Giáo hội giành quyền đối với các trường học và thông tin liên lạc của chính mình. Các Hội Tam điểm nổi tiếng đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng Mễ Tây Cơ và các cuộc cách mạng Mỹ Latinh khác làm giảm ảnh hưởng của Giáo hội.
Giáo luật nói gì về Hội Tam điểm?
Trước năm 1983, Bộ Giáo luật đã tuyên bố rõ ràng rằng nếu một người Công Giáo gia nhập Hội Tam điểm, người đó sẽ tự động bị vạ tuyệt thông mà chỉ có Tòa thánh mới có thể dỡ bỏ. Điều này không chỉ áp dụng cho Hội Tam điểm mà còn cho bất kỳ nhóm nào tham gia vào các âm mưu chống lại Giáo hội.
Điều 2335 của Bộ Giáo luật năm 1917 viết: “Những người ghi danh cho các giáo phái Tam điểm hoặc các hiệp hội khác thuộc loại này có âm mưu chống lại Giáo hội hoặc các quyền lực dân sự hợp pháp sẽ bị rút phép thông công chỉ dành cho Tòa thánh”.
Bản sửa đổi năm 1983 của Bộ Giáo luật đã tránh đề cập cụ thể đến Hội Tam điểm và loại bỏ hình phạt vạ tuyệt thông tự động nhưng vẫn duy trì lệnh cấm tham gia bất kỳ nhóm nào có âm mưu chống lại Giáo hội.
“Ai ghi tên vào một hội âm mưu chống lại Giáo Hội, sẽ bị phạt hình phạt xứng đáng. Ai phát động hay điều khiển hội ấy, sẽ bị phạt cấm chế,” điều 1374 của Bộ Giáo luật hiện hành viết.
Mặc dù giáo luật mới không đề cập rõ ràng đến Hội Tam điểm, Bộ Giáo lý Đức tin đã ban hành một tuyên bố về Hội Tam điểm trong cùng năm đó, làm rõ rằng mặc dù có sự thay đổi trong cách diễn đạt, nhưng không có thay đổi nào đối với sự phản đối của Giáo hội đối với Hội Tam điểm. và việc gia nhập bất kỳ hiệp hội Tam điểm nào vẫn là một tội trọng khiến người ta không được rước lễ.
“Do đó, phán đoán tiêu cực của Giáo hội đối với hiệp hội Tam điểm vẫn không thay đổi vì các nguyên tắc của họ luôn được coi là không thể hòa giải với giáo lý của Giáo hội và do đó tư cách thành viên của Tam Điểm vẫn bị cấm,” tài liệu viết. “Các tín hữu ghi danh vào các hội Tam Điểm đang ở trong tình trạng tội trọng và có thể không được rước lễ.”
Source:Catholic News Agency