Ngày 25-11-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
26/11: Hãy biết ngẩng cao đầu trong ngày Chúa đến. Suy Niệm của Lm. Giuse Nguyễn Xuân Hiếu, CSsR
Giáo Hội Năm Châu
04:21 25/11/2020

Phúc Âm: Lc 21, 20-28

"Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho các dân ngoại chấm dứt".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi các con thấy Giêrusalem bị các đạo binh bao vây, các con hãy biết rằng đã gần đến lúc thành ấy bị tàn phá. Bấy giờ những ai ở trong đất Giuđa, hãy chạy trốn lên núi, những ai ở trong thành, hãy rời xa, và những ai ở vùng quê, chớ có vào thành; vì những ngày ấy là những ngày báo oán, để ứng nghiệm mọi lời đã ghi chép.

"Khốn cho những đàn bà đang mang thai và nuôi con thơ trong những ngày ấy: vì chưng sẽ có sự khốn cực cả thể trong xứ và cơn thịnh nộ trút xuống dân này. Chúng sẽ ngã gục dưới lưỡi gươm, sẽ phải bắt đi làm tôi trong các dân, và Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp, cho đến thời kỳ dành cho dân ngoại chấm dứt.

"Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn, chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến".

Ðó là lời Chúa.
 
Tỉnh Thức
Lm Vũđình Tường
05:27 25/11/2020
Tỉnh thức luôn đi chung với nhau. Biết mình tỉnh có nghĩa là còn thức; tỉnh thì thức, không thể ngủ. Tỉnh thức là điều chủ nhân muốn gia nhân ông thực hiện. Dụ ngôn người kia trước khi đi xa, giao gia tài cho gia nhân coi sóc. Chủ nhân trong Phúc Âm hôm nay nói đến là Đức Kitô, gia nhân là môn đệ Đức Kitô và tài sản là dân Chúa. Tỉnh thức để làm công việc mà Tiên tri Isaiah sống hơn bảy trăm năm trước Đức Kitô đã tiên đoán, đó là 'cho người mù sáng mắt, ban tự do cho kẻ bị đoạ đầy và mang ánh sáng, niềm tin cho người sống trong bóng tối, lầm lạc' Is 42,7. Ngày chủ trở lại là giờ phán xét, ngày giờ này không được xác định, nhưng việc trở lại là chắc chắn. Bởi vì ngày giờ chủ trở lại không xác định, nên chủ khuyên gia nhân tỉnh thức, để bất cứ khi nào chủ về là sẵn sàng.

Tỉnh thức trong một thời gian ngắn không thành vấn đề, bởi việc đó dễ dàng. Tuy nhiên tỉnh thức trong thời gian lâu dài và việc khó, bởi tỉnh thức đòi cố gắng, phấn đấu chống lại đòi hỏi buồn ngủ, chán nản của cơ thể con người. Dụ ngôn 'Mười Trinh Nữ' Mt 25,1-11, đón chàng rể đến chậm tất cả đều ngủ vì họ chờ đợi trong thụ động, không làm gì cả. Môn đệ Đức Kitô trên vườn Cây Dầu cũng ngủ bởi các ông chờ đợi trong thụ động. Một mình Đức Kitô thức bởi Ngài chờ đợi trong hoạt động, Ngài quì cầu nguyện cùng Chúa cha, Ngài đi tới, đi lui với các môn đệ. Để tránh rơi vào trường hợp nhàm chán khi chờ đợi, đi đến buồn ngủ, Kitô hữu cần phải sinh hoạt, giúp cơ thể và tâm linh luôn tỉnh thức. Tốt hơn nữa là sinh hoạt chung với nhau, cùng khuyến khích nhau làm việc tốt lành, việc bác ái, cùng giúp nhau tỉnh thức. Khi không làm việc là cơ thể bắt đầu tiến sang tình trạng nghỉ, và nhỉ xả mệt thường dẫn đến buồn ngủ. Các em nhỏ luôn đi tới, đi lui, sinh hoạt, vận động vì thế các em không buồn ngủ. Chỉ cần chúng ngồi yên năm phút là chúng ngủ say. Rõ ràng nhất là khi lên xe, chỉ cần vài ba phút sau là các em ngủ ngon, bởi các em thụ động, không hoạt động. Người lớn cũng nằm trong trường hợp đó, khi cơ thể không sinh hoạt, khi đầu óc không suy nghĩ sẽ đi vào giấc ngủ. Để tỉnh thức cần phải hoạt động. Công việc đâu tiên cần làm chính là cầu nguyện. Cầu nguyện mang lại bình an cho tâm hồn vì thế cầu nguyện cũng rất dễ đưa ta vào giấc ngủ. Không dễ tránh cầu nguyện và ngủ ngồi đi chung với nhau. Điều này xảy ra bởi cầu nguyện diễn ra trong lúc cơ thể mỏi mệt. Vì thế cần thực nguyện cầu nguyện trong lúc cơ thể tỉnh thức. Cầu nguyện giúp hướng dẫn việc thực thi bác ái, bởi thực hành đức ái mà thiếu cầu nguyện dễ đi sai đường, nên cầu cầu nguyện hướng dẫn. Cầu nguyện và thực thi đức ái chính là cộng tác với Thánh Thần Chúa. Việc làm mà có Thánh Thần Chúa soi sáng, hướng dẫn thì không thể sai lầm. Thánh Thần Chúa hướng dẫn Kitô hữu làm công việc mà chính Đức Kitô đã làm khi Ngài sống nơi trần gian. Đó là làm cho tình yêu Chúa sống động trong cuộc sống tha nhân, giúp đỡ anh chị em nghèo đói, khổ cực, thiếu cơm ăn, nước uống trong sạch, kẻ vô gia cư Lk. 4,18tt.

Tỉnh thức còn là dấu chỉ của niềm tin bởi tin vào điều đã hứa nên tỉnh thức mong chờ điều đó đến, mong gặp lại người thân, người thương yêu. Khi biết người mình yêu thương, quí mến đến thăm mà không chuẩn bị đón người thân thương là đón tiếp cáxch vu vơ. Đón tiếp vu vơ làm cho khách cảm thấy nhạt nhẽo, không thật tình. Biết rõ Đức Kitô đến mà không chuẩn bị tâm hồn đón Ngài vào trong tâm hồn, ta tự hỏi mình là người môn đệ yêu mến Đức Kitô ra sao? Tỉnh thức chờ đón là dấu chỉ của niềm hy vọng bởi. Bởi hy vọng nên tỉnh thức chờ đợi. Đức Kitô hứa sẽ đến lần thứ hai. Vì thế Kitô hữu đón Ngài trong hy vọng, cậy trông và linh hoạt. Trong lúc chờ Ngài đến Kitô hữu hỗ trợ nhau bằng những sinh hoạt cộng đoàn. Cùng nâng đỡ nhau, yêu ủi nhau khi có người chán nản, hỗ trợ tinh thần khi có người mệt mỏi, thất vọng. Sinh hoạt chung với nhau sưởi ấm lòng tin, củng cố đức cậy và duy trì đức tin. Trở thành khí cụ bình an trong tay Chúa, thành cánh tay Kitô nối dài, thành bước chân Kitô thập giá là điều Đức Kitô mong mjốn nơi các môn đệ. Chính Đức Kitô không được lợi gì vì Ngài không thiếu. Lợi đây là lợi cho dân Chúa và đó là điều Đức Kitô mong muốn. Chúng ta cảm tạ Đức Kitô mời gọi chúng ta là tay, là chân của Đức Kitô.

TiengChuong.org

Stay Awake

Jesus uses an image of a master who is going away, leaving behind his estate for his servants to take care of the business (vv. 33-34). In this parable the Master is Jesus; His servants are Jesus' disciples, and the business is what prophet Isaiah had prophesised, and that is 'to open the eyes of the blind, to free captives from prison, and those who live in darkness from the dungeon' Is.42,7. The hour of His return is known as Jesus' second coming, at the end of time. The end time is certain, but when it will happen is uncertain. Because of the uncertainty, Jesus' disciples need to stay awake to welcome Him whenever He comes. Staying awake for a limited time is easy, but staying awake for a long time is a real challenge for everyone. 'The parable of the ten virgins' who were waiting for the groom's coming, all fell asleep because they were passively waiting. Mt 25:1-11. It was the same for Jesus' apostles in the garden, Jesus was praying, and he was fully awake, while all His apostles were sleeping; caused by passive waiting. To avoid falling into such situations, Jesus' disciples need to engage in doing something good to keep them staying awake. In other words, we need to put our talents into useful and active modes. It is impossible to stay awake when one is staying idle, better known as 'passive waiting'. When we do nothing, our mind tunes into a passive mode, and we feel drowsy. Children are fully awake when they are active; when they are in an inactive mode, sitting in a car, they soon fall into sleep because of their inactivity. Staying awake works best when we are active, doing something good and useful. It is better still when we are doing something with others, and for others. By doing that, we invest our lives into the lives of others by providing services. It means we cooperate with the spirit of the Lord, being guided by the Spirit to do the same kind of ministry Jesus initiated while He was on earth. It means to make God's love relevant to the lives of the poor, the needy, and the marginalized. Lk 4,18ff.

Staying awake is an act of faith. When we believe the promise a person made that s/he will return, we will wait for that person to return. We wait in hope, and we would love to do something to make that person feel, that s/he is welcomed. Jesus has promised, that He will return. Staying awake means we truly believe in His word. We make His word alive in our heart. We truly believe He will return for the second time, and we hope to see Him one day. Through prayers we show our faith in His word alive. Through prayers we keep in touch with Jesus. We are aware of His active presence in our life. Knowing that our guest is coming, and doing nothing to make the guest feel welcome, is not the action of a good host. Knowing that Jesus will return to meet us, and not doing anything to welcome Him, we would need to ask ourselves how do we fulfil our duty as Jesus' disciples. Jesus expects us to do nothing for himself, because He lacks nothing, but He expects us to do something for His people, because He loves them and wants us to be His hands and feet. We thank Jesus for allowing each of us to be a 'Christ bearer' for others.
 
Chúa Nhật 1 Mùa Vọng: Tỉnh thức cầu nguyện
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:57 25/11/2020
THỨC TỈNH CẦU NGUYỆN

(Is 63,16b-17; 64,1.3b-8; 1Cor 1,3-9; Mc 13,33-37).

Chúng ta bắt đầu bước vào Mùa Vọng của niên lịch Phụng Vụ mới, Năm B. Lời đầu tiên Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ: Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào (Mc 13,33). Lời của Chúa luôn là Lời hướng dẫn và cảnh tỉnh đời sống chúng ta. Đôi khi chúng ta cảm thấy nhàm chán vì sự nhắc nhở phải tỉnh thức luôn. Biết rồi, nói mãi! Giáo hội như người mẹ luôn luôn yêu thương và quan tâm đến con cái mình. Giáo hội đã trung thành dùng Lời Chúa trong Kinh Thánh để mời gọi chúng ta hãy đi trong đường lối của Chúa.

Cách đây khoảng 2700 năm, Tiên tri Isaia rao giảng cho dân Do-thái khoảng giữa những năm 742-701 B.C tại Giêrusalem. Hướng dẫn theo quan niệm thần học căn bản nói về Thiên Chúa thánh thiện và công chính đòi hỏi con phải người đáp trả tình yêu. Trong cơn thử thách, tiên tri Isaia biết rằng con người yêu đuối, đầy vết nhơ tội lỗi và sống lơ là với lề luật nhưng tiên tri Isaia vẫn van xin Chúa thương xót. Và đôi khi Isaia còn trách cứ tại sao Chúa để cho con người lạc xa đường lối của Chúa. Mặc dầu con người bị đoán xét nhưng Isaia tin rằng số người còn lại trong dân Chúa đã chọn vẫn được duy trì để đón nhận Vua Vũ Trụ từ dòng dõi Vua Đavit.

Con người trong mọi thời luôn có khuynh hướng tự lập và xuôi theo bản tính tự nhiên. Tìm thỏa mãn những khát vọng và ước muốn về cả tinh thần lẫn vật chất. Thiên Chúa rất kiên nhẫn đợi chờ trong sự hướng dẫn và huấn luyện dân riêng của Ngài. Người ta thường nói: Ngựa theo đường cũ hay tính nào tật ấy. Hướng thượng luôn là một mời gọi cố gắng không ngừng. Buông mái chèo, thuyền lại chảy xuôi theo dòng. Bước lên đường trọn lành thì chúng ta cần phải miệt mài, phấn đấu và ngước nhìn lên đích nhắm. Sống theo luật của Chúa, dân Chúa chọn cần phải hy sinh tránh xa những cách sống phàm tục và thoái hóa của cách sống tự nhiên. Qua lịch sử Cứu Độ, chúng ta biết Dân Do-thái ngày xưa cũng bị mê hoặc bởi biết bao cám dỗ của cuộc sống tục hóa, tự do, thờ thần ngoại bang và tìm thỏa mãn nhu cầu bản năng tự nhiên.

Trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu nhắc nhở: Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào (Mc 13,33). Những lời dặn dò chỉ dậy của Chúa Giêsu đã cách xa chúng ta cả 2000 năm rồi. Hôm nay đây lời này còn có ý nghĩa gì? Đã biết bao nhiêu thời đại và thế hệ con người đã đi qua. Thế hệ này tiếp nối thê hệ kia đã đến và đã đi qua. Không có thế hệ nào hiện diện kéo dài mãi. Dù có các vua chúa quyền uy, những chế độ độc tài, những con người khát máu cũng lần lượt xuất hiện và rồi trở về cát bụi. Vinh quang đạt tới tột đỉnh trong xã hội, rồi cũng một ngày ra đi với cái xác không hồn và bàn tay trắng.

Qua nhiều thời đại, con người thời nào cũng bị nhiễm các thứ văn hóa hưởng thụ, vô thần, vật chất, tương đối và văn hóa của sự chết. Con người dần xa lối bước của Chúa. Nhất là trong thời buổi văn minh và tục hóa ngày nay, con người bị kéo lôi vào cuộc sống hưởng thụ vật chất liền tay. Có nhiều người không còn nhận ra những giá trị về tinh thần và luân lý đạo đức. Nhiều người chủ trương sống hiện thực. Tìm đáp ứng thỏa mãn mọi nhu cầu đòi hỏi cả tinh thần lẫn vật chất. Chỉ muốn cúi xuống tìm kiếm những nhu cầu hiện sinh mà quên đi nhu cầu khẩn khiết của tâm linh. Nhiều người không còn muốn nghĩ đến niềm tin vào Thượng Đế, cứu cánh của cuộc đời, không còn đến nhà thờ, không học hỏi Kinh Thánh và không cầu nguyện. Sống theo cá nhân chủ nghĩa, nghĩ rằng mình là tất cả và tự mình đủ cho chính mình.

Thánh Phaolô trong thơ gởi cho tín hữu Côrintô, đã cầu chúc anh chị em đầy ân sủng và bình an trong Chúa. Trong khi mong chờ Chúa Kitô tỏ hiện, thánh Phaolô khuyên dạy các tín hữu hãy tin tưởng nơi Chúa Kitô. Hãy sống trung tín và hiệp nhất với Ngài. Chúa đã ban cho chúng ta đầy đủ các ơn cần thiết để bền vững trong ơn Chúa. Ngày Chúa tỏ hiện không phải với đám đông hay tất cả mọi người cùng một lúc mà là mỗi người hãy tỉnh thức. Vì mỗi cá nhân có một ơn gọi, sứ vụ và số mệnh riêng. Mỗi người phải chu toàn bổn phận của mình.

Bước vào Mùa Vọng là mùa mong chờ. Mong chờ Chúa ngự đến thăm viếng tâm hồn chúng ta. Không phải Chúa chỉ xuất hiện như thần chết đến mang lại sự sợ hãi nhưng Chúa đến mang sự bình an. Chúa sẽ đến gặp gỡ chúng ta qua nhiều cách thế. Chúa gặp gỡ chúng ta nơi các Bí Tích, qua Lời Chúa, qua việc cử hành Phụng Vụ và chuyên tâm cầu nguyện lắng nghe tiếng Chúa. Nhất là Chúa đến với ta qua sự gặp gỡ các người anh chị em xung quanh. Chúng ta cần mở rộng cửa tâm hồn để đón Chúa. Biết rộng mở tâm hồn, ta sẽ đón nhận được nhiều thứ ân sủng. Như xưa Đức Trinh Nữ Maria đã rộng mở tâm hồn nói lời Xin Vâng, Chúa đã đến cư ngụ trong cung lòng Mẹ.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tỉnh thức đón nhận ân sủng của Chúa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng con sẽ không bị lỡ chuyến tàu. Ý thức rằng, con người có hướng để theo và có đích để nhắm. Cuộc lữ hành trần thế này sẽ có ngày chấm dứt và mọi người sẽ bước vào đời sống mới. Đời sống viên mãn hạnh phúc bên Chúa đời đời.
 
Hãy về cùng Cha
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
16:00 25/11/2020
CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM B
HÃY VỀ CÙNG CHA

Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng, Chúa nhật đầu tiên của năm phụng vụ mới, bằng chính lời Chúa Giêsu, Hội Thánh lại nhắc nhở: Hãy tĩnh thức.

Tĩnh thức là điệp khúc của mùa Vọng. Vì thế, không chỉ hôm nay, nhưng là suốt mùa Vọng, chúng ta sẽ nghe nhiều về điệp khúc này.

Người tỉnh thức cũng chỉ là người bình thường. Nghĩa là họ vẫn có cảm xúc, vẫn gặp nghịch cảnh, khó khăn trong cuộc sống...

Nhưng về đời sống tâm linh, họ đầy tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa. Họ luôn cậy trông và hết lòng yêu mến Chúa. Về tương quan trần thế, họ giữ tâm trong sáng, công chính, rộng mở cho yêu thương, vị tha, bác ái lên ngôi.

Người tỉnh thức và chăm chỉ cầu nguyện sẽ luôn ý thức: Họ không bao giờ được phép dừng lại bên cạnh những cảm xúc, phiền não, thử thách đang diễn ra, nhưng vượt qua nó, siêu thoát với nó, biến nó thành phương tiện đạt tới ơn cứu độ bằng cách tháp nhập nó với công nghiệp của Chúa Kitô nhằm đền tội chính mình, đền tội thay cho trần gian...

Nói cách khác, người sống tỉnh thức và chìm lắng trong cầu nguyện vẫn có thể có nỗi đau nhưng họ không có nỗi khổ. Trong mọi hoàn cảnh, họ rộng mở với chính mình để tìm hạnh phúc cho mình, không để mình vướng vào những gì đang xảy ra.

Đàng khác, người sống tỉnh thức và chìm lắng trong cầu nguyện còn là người sống tốt lành, xa trácnh chước cám dỗ, xa tránh những nguy cơ phạm tội và hằng đặt mình trước nhan Chúa để không chiều theo sự xấu, sự tội...

Nói ngắn gọn: Cầu nguyện và tỉnh thức, theo nghĩa Kinh Thánh, đó là chuẩn bị tâm hồn bằng lối sống thanh sạch và vươn tới sự thánh thiện.

Chuẩn bị tâm hồn như thế là để chờ đợi ngày Chúa gọi ta rời bỏ cuộc đời. Bởi ngày Chúa gọi thật bất ngờ, không ai biết trước.

Ai đã chuẩn bị tâm hồn, thì ngày Chúa gọi sẽ là ngày hạnh phúc. Đó là ngày mà họ chính thức theo Chúa vào hưởng chính sự sống của Chúa, tận hưởng gia nghiệp mà Chúa dành cho tất cả mọi tôi tớ trung thành của Người.

Ngược lại, nếu Lời Chúa mời gọi mà ta không lắng nghe, không khắc ghi để thành lẽ sống cho mình, nghĩa là không tỉnh thức chuẩn bị cho ngày Chúa gọi, nhưng cứ ngụp lặn trong tội, không tha thiết gì đến việc phải trở về với Chúa, không có ý từ bỏ tội lỗi, đó là thái độ thiếu tỉnh thức, thiếu cầu nguyện.

Với tình trạng thiếu thốn ấy, nếu rơi vào ngày Chúa gọi, ta sẽ phải ra đi mang theo tất cả những nguy hiểm cho chính mình. Nếu để mình sống buông thả như thế, ta sẽ không còn cơ hội bước vào sự sống và hạnh phúc đời đời.

Vì thế, cầu nguyện và tỉnh thức là việc làm hết sức khẩn thiết và cấp bách. Ta hãy sống tỉnh thức và luôn kết hợp với Chúa trong cầu nguyện. Càng không thể biết giờ chết của mình ngày nào, giờ nào, càng phải chuẩn bị tâm hồn bằng tỉnh thức và cầu nguyện luôn luôn.

Hãy nhớ, chúng ta có một người Cha đầy lòng xót thương là chính Thiên Chúa của mình. Thiên Chúa yêu ta đến nỗi, luôn chờ đợi ta để ban ơn, để cứu sống và nâng niu ta.

Chỉ cần nhớ tới Cha, và quyết trở về cùng Cha, Người sẵn sàng thứ tha ngay, không đòi bất cứ một điều kiện nào.

Hãy tỉnh thức và hãy cầu nguyện để trở về với Cha chúng ta. Người là Chúa của lòng yêu thương, là Đấng từ bi muôn đời.

Hãy trở về với Cha, cậy dựa vào chính tình thương của Cha mà tỉnh thức và cầu nguyện.

Hãy sử dụng chính ân huệ Cha ban mà chuẩn bị tâm hồn chờ đợi thời gian đón tiếp Người đến mời gọi ta về cùng Người trong bình an và hoan lạc.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:22 25/11/2020

5. Người gặp hoạn nan mà có thể giữ gìn đức hạnh thì nhiều, người được tiếng tốt mà không mất đức hạnh thì rất ít.

(Thánh Gregory)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:28 25/11/2020
92. CÁI ĐẦU CÒN MỀM

Có một thợ hớt tóc cho khách, vừa cầm dao thì làm xướt một đường máu chảy ra, thợ bèn nói với khách:

- “Cái đầu của ông còn mềm không thể chịu đựng dao, tạm qua một thời gian đợi nó già rồi lại hớt cũng được”.

(Thời Hưng tiếu thoại)

Suy tư 93:

Hớt tóc chứ không phải hớt đầu, nhưng nó lại có liên quan đến cái đầu, chẳng hạn như người đầu tròn thì cạo trọc cũng dễ coi, người đầu méo thì chớ có dại mà cạo trọc vì coi nó như...trái dưa bị méo xấu lắm, cho nên người thợ hớt tóc còn có một vai trò quan trọng nữa, đó là cố vấn cho khách hàng của mình nên hớt tóc kiểu nào cho phù hợp với khuôn mặt và cái đầu của họ. Hớt tóc là một nghề nghiệp và cũng là một chuyên viên tạo mốt đem lại niềm vui cho mọi người, cho nên cần phải luyện tay nghề và kỹ xảo cho tinh vi, nếu không thì sẽ làm cho da đầu của khách bị chảy máu.

Tóc dài quá thì làm mất vẻ đẹp của khuôn mặt, cạo trọc láng thì coi không...hiền lành, bù xù quá thì như...con nhím... Đời sời sống tâm linh của người Ki-tô hữu cũng giống như những sợi tóc trên đầu, thông minh quá thì sinh ra kiêu ngạo, nhiều tiền bạc quá thì sinh ra nhiều gương xấu, nghèo quá thì tự đánh mất phẩm chất của mình.v.v...cho nên cần phải đến với người thợ của đời sống tâm linh để điều chỉnh lại cuộc sống đời thường cho phù hợp với tinh thần của Tin Mừng, mà người thợ “hớt tóc” tâm linh này trước hết chinh là Đức Chúa Giê-su, Ngài là người thợ tuyệt vời vể kỹ thuật làm cho tâm hồn chúng ta đẹp ra khi chúng ta đến với Ngài trong bí tích hòa giải, và nhất là sau khi kết hợp với Ngài trong bí tích Thánh Thể; tiếp đến là Giáo Hội qua các linh mục của Đức Chúa Giê-su, các ngài là những người thợ hữu hình để giúp chúng ta điều chỉnh lại tâm hồn của mình cho đẹp hơn giửa xã hội hôm nay...

Hớt tóc đôi lúc cũng rát lắm vì dao cạo, vì thuốc cồn sát trùng, nhưng bù lại sẽ có một đầu tóc đẹp lịch sự.

Học làm người khiêm tốn khó lắm vì phải tạm quên mất mình trong một vài trường hợp; học làm người gương mẫu thì cũng khó khi mình có lắm tiền bạc, và học để giữ chính mình cho khỏi rơi vào vòng quỷ đạo của tội lỗi khi quá nghèo thì lại càng khó hơn, bởi vì tất cả chúng ta đều là con người với nhiều tham, sân, si.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mùa Vọng, Mùa Mừng Vui Và Hy Vọng
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
17:09 25/11/2020
Mùa Vọng, Mùa Mừng Vui Và Hy Vọng

Chúa Nhật I Mùa Vọng - B

(Mc 13, 33-37)

Năm phụng vụ mới được bắt đầu bằng Mùa Vọng. Tứ thời bát tiết Xuân, Hạ, Thu, Ðông, thay đổi tuần hoàn luân vòng chuyển đổi. Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo cũng nằm trong chu kỳ ấy. Phụng vụ Giáo Hội cũng có các mùa như: Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Thường Niên, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh. Giờ đây chúng ta bước vào Mùa Vọng, mùa của mừng vui và hy vọng, mừng vì Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế đã giáng sinh cho chúng ta, hy vọng tiến bước trong cuộc lữ hành thiêng liêng hướng về Ðấng Thiên Sai muôn dân mong đợi đến với chúng ta trong ngày sau hết.

Bước vào Mùa Vọng, Giáo hội cùng với con cái mình hân hoan sống hai chiều kích cách sốt sáng và tràn đầy hy vọng:

- Một là tưởng niệm biến cố Nhập thể làm người của Đức Giêsu Con Thiên Chúa, sinh bởi Ðức Maria Đồng Trinh.

- Hai là chờ đợi Chúa trở lại trong vinh quang để “phán xét kẻ sống và người chết”, như chúng ta vẫn đọc trong kinh Tin Kính.

Vì sống cả hai chiều kích, nên người kitô hữu phải mặc tâm tình của dân Cựu Ước mừng Chúa đến lần thứ nhất và của chính mình ngày hôm nay hy vọng Chúa đến lần thứ hai.



Chuẩn bị mừng Lễ Chúa Giáng Sinh

Kỷ niệm ở đây không đơn thuần là hoài niệm, không chỉ là những hình ảnh hay biểu ngữ để ghi nhớ, nhưng là một thực tại để sống.

Các bài đọc trong Mùa Vọng thứ tự vang lên mỗi tuần, giúp chúng ta sống lại lịch các biến cố sử ơn cứu độ của Đức Kitô trong nhân thế, khởi đi từ việc dân Do thái mong đợi và chuẩn bị Đấng Cứu Thế đến. Hỏi: Người đến để làm gì? Thưa: Người đến để "giải phóng" họ khỏi ách nô lệ, đặc biệt là nô lệ tội lỗi. Isaia đã loan báo, Gioan Tẩy Giả đã dọn đường, dân chúng cũng đã chịu phép rửa sám hối để đón chào Vị Cứu Tinh.

Chúa Giáng Sinh không chỉ là một biến cố hồng phúc đối với một số người hay một dân tộc nào khi xưa, nhưng còn là một biến cố ân phúc đối với toàn thể nhân loại ngày hôm nay. Đây là điều chúng ta đọc thấy trong phụng vụ lễ Giáng sinh: “Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta”. Vì thế, cần phải ý thức rằng, Lễ Giáng Sinh có một ý nghĩa trọng đại trong từng ngày sống chúng ta. Nhờ đó, chúng ta biết chuẩn bị tâm hồn mình như thế nào để xứng đáng mừng Chúa giáng sinh, hầu phát sinh hiệu quả ơn thánh và làm lớn mạnh công trình tình yêu mà Chúa muốn thực hiện nơi mỗi người chúng ta.

Chuẩn bị tâm hồn cho xứng để mừng Lễ Giáng Sinh

Chúng ta, thân phận phàm nhân làm sao xứng đáng được với Chúa, Đấng thánh thiện vô ngần được. Điều này đòi hỏi mỗi người phải canh tân, tu chỉnh cuộc đời, để đời ta trở nên chân thật hơn, khiêm tốn hơn, yêu thương hơn, cao đẹp hơn, bình an hơn.

Chúng ta cần phải thật tỉnh thức, lắng đọng tâm hồn cách đặc biệt trong Mùa Vọng trở về với Chúa, trở lại với anh em, và với chính mình để đón nhận một sức sống mới.

Đón chờ Chúa đến lần thứ hai

Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay nhắc bảo chúng ta hãy tỉnh thức và sẵn sàng cho ngày Chúa lại đến để phán xét kẻ sống và kẻ chết, và nhất là lần Chúa viếng thăm vào chặng cuối đời của mỗi người chúng ta (x. Mc 13, 33-37).

Ðức Giêsu nói về ngày Người đến: “Ví như người đi phương xa, để nhà cửa lại… và căn dặn người giữ cửa lo tỉnh thức… Điều Ta bảo cho chúng con, thì Ta cũng bảo cho tất cả mọi người là hãy tỉnh thức” (x.Mc 13,33- 37). Vì không biết lúc nào chủ trở về nên “tỉnh thức” là thượng sách.

Vậy, chúng ta phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để khi Con Người là Đức Giêsu ngự đến trên mây trời, Người thấy chúng ta đang ở tư thế sẵn sàng, đứng thẳng, không phải xấu hổ cúi đầu, không bị ràng buộc bởi đam mê, nhưng vui sướng vì mình đã không uổng công chờ ngày Chúa đến.

Biết là như vậy, nhưng hỏi có ai học được chữ ngờ. Chúa Kitô "sẽ đến" viếng thăm lúc cuối đời mỗi người chúng ta. Chắc chắn là như vậy, nhưng ai biết được giờ nào. Thánh Phaolô mong rằng “anh em bền vững đến cùng, không có gì đáng trách trong ngày Chúa Kitô, Chúa chúng ta ngự đến” (x.1Cr 1, 3-9).

Chúa Giêsu Kitô sẽ đến vào lúc người ta không ngờ. Chỉ có người tỉnh thức mới không cảm thấy bất ngờ. Tỉnh thức có nghĩa là theo Chúa, lựa chọn những gì Chúa Kitô đã chọn, yêu thương những gì Chúa đã yêu, để có một cuộc sống phù hợp với mình. Khi Con Người đến...Chúa Cha sẽ chào đón chúng ta trong vòng tay yêu thương của Chúa, vì chúng ta giống Con của Thiên Chúa.

Tôi tớ Chúa, Đức Hồng Y Px. Nguyễn Văn Thuận chia sẻ cho chúng ta kinh nghiệm: “Nếu tôi biết ngày mai mình sẽ chết, thì hôm nay tôi sẽ sống một ngày đẹp nhất”. Thì ra, thường xuyên suy gẫm về sự chết là cách thế hữu hiệu nhất để sống cách tốt nhất. Chúng ta chưa sống từng ngày đẹp nhất là vì cứ tưởng mình còn lâu mới chết. Đó cũng là cám dỗ của ma quỉ để ta mê say cuộc sống này mà mất đi sự cảnh giác.

Thánh Augustinô cho chúng ta một bài học về sự đợi chờ: "Sống sao chết vậy". Nếu chúng ta chờ đợi với tình yêu, Chúa đến, Người sẽ lấp đầy trái tim ta niềm vui chờ đợi Chúa. Ngày giờ Chúa đến là niềm vui không cùng cho những ai cầm đèn cháy sáng trong tay. Chính vì thế, Mùa Vọng giúp chúng ta chờ đợi Chúa đến trong yêu thương và an bình. Mùa của mừng vui và hy vọng là thế.

Chúng ta hãy đặt vào tay Mẹ Maria, Nữ Vương của niềm hy vọng, hiện tại và tương lai của đời ta. Amen.

Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
 
Đứng dậy và ngẩng đầu lên
Lm. Minh Anh
23:48 25/11/2020
ĐỨNG DẬY VÀ NGẨNG ĐẦU LÊN
“Từ trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả”.

Kính thưa Anh Chị em,

Chỉ còn ba ngày nữa, Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng sẽ khai mở một năm phụng vụ mới. Những ngày còn lại, Lời Chúa cho thấy những điềm báo về ngày chung thẩm; đồng thời, hướng cái nhìn chúng ta lên cao để chiêm ngắm cuộc trở lại vinh quang của Chúa Giêsu, Đấng sẽ đến trong mây trời, “đầy quyền năng và uy nghi cao cả”. Điều thú vị và hữu ích nhất, chính là lời kêu gọi của Ngài, chúng ta hãy ‘đứng dậy và ngẩng đầu lên’ trong ngày Ngài đến.

Sách Khải Huyền nói đến sự sụp đổ của Babylon, biểu tượng của tất cả những gì là phù hoa và hư đốn; đồng thời, cho thấy niềm vui vỡ oà của những ai thuộc về Thiên Chúa; Thánh Vịnh đáp ca lặp đi lặp lại tâm tình này một cách ý nghĩa, “Phúc cho những ai được mời đến dự tiệc cưới Con Chiên”; đó là những người sẽ ‘đứng dậy và ngẩng đầu lên’ trong niềm hân hoan, yêu mến.

Đây là một hình ảnh quan trọng để chúng ta suy gẫm. Chúa Giêsu sẽ trở lại với tất cả vẻ huy hoàng và vinh hiển của Ngài, Ngài sẽ đến theo những cách thức đáng kinh ngạc, uy hùng nhất; bầu trời sẽ biến đổi, đạo binh các thiên thần sẽ bay lượn chung quanh Ngài, Ngài sẽ thu thập mọi quyền lực trên trời dưới đất; mọi con mắt sẽ hướng về Ngài và mọi người, dù muốn hay không, tất cả sẽ cúi đầu trước sự hiện diện rạng ngời của Giêsu Kitô, Vua các vua; Chúa các chúa!

Thực tại này sẽ diễn ra, vấn đề chỉ là thời gian. Quả vậy, Chúa Giêsu sẽ trở lại và tất cả sẽ được làm mới. Câu hỏi ở đây là liệu chúng ta đã sẵn sàng chưa; ngày ấy khiến chúng ta ngạc nhiên hay sợ hãi khi chợt nhận ra rằng, mình cần phải ăn năn về một tội lỗi nào đó; để lập tức, có những hối tiếc nhất định khi nhận ra rằng, bấy giờ, thì đã quá muộn để thay đổi cuộc sống? Hay chúng ta sẽ ‘đứng thẳng và ngẩng đầu lên’ khi lòng đầy hân hoan vui sướng?

Và thật là tuyệt vời, khi hôm nay, cùng với nhiều triệu người trên thế giới, chúng ta mừng lễ Tạ Ơn; những câu hỏi khá dồn dập đó sẽ mang một ý nghĩa hoàn toàn khác khi chúng ta sống trong tâm tình con thảo đối với Thiên Chúa, Đấng hằng yêu thương, đang chuẩn bị cho chúng ta một tiệc cưới thịnh soạn nhất; để rồi, ngày Chúa Giêsu trở lại cũng là ngày Ngài đón chúng ta đi vào dự tiệc, tiệc hợp hoan trời đất, tiệc Thiên Chúa đoàn viên với con người. Phần chúng ta, biết chuẩn bị có nghĩa là đang mặc chiếc áo cưới tinh tuyền nhất; nghĩa là luôn sống trọn vẹn trong ân sủng và lòng thương xót Chúa. Chúng ta sẽ ‘đứng thẳng và ngẩng đầu lên’ hay buồn sầu ủ dột khi biết mình sắp bị loại, hoặc thê thảm hơn, bị ném xuống biển như Babylon xưa để không ai tìm thấy?

Ba giáo sĩ người Anh đến thăm một nhà truyền giáo Mỹ; họ muốn biết làm thế nào và tại sao nhà truyền giáo ít học này lại hiệu quả đến thế trong việc rao giảng. Nhà truyền giáo đưa ba người đến cửa sổ và lần lượt hỏi từng người, họ thấy gì. Từng người một, họ mô tả những người đang ăn uống say sưa và nhảy múa bên dưới. Rồi nhà truyền giáo nhìn ra cửa sổ với những giọt nước mắt lăn dài trên má. “Ông thấy sao?”, một người hỏi; “Tôi thấy vô số linh hồn một ngày nào đó sẽ vĩnh viễn ở trong địa ngục, nếu họ không tìm thấy Đấng Cứu Thế; tôi còn thấy một người cha biết ‘đứng thẳng và ngẩng đầu lên’ dâng lời tạ ơn và mời gọi mọi người cầu nguyện trong ngày Thanksgiving, đang khi hàng trăm người khác chỉ biết ăn uống vui say”. Nhà truyền giáo Mỹ đã có một cái nhìn khác với mọi người, vì thế, ông tiếp cận sứ vụ với một chiến lược khác, bằng một cách sống khác.

Anh Chị em,

Bao điềm lạ đang xảy ra chung quanh chúng ta, “các dân tộc buồn sầu lo lắng” vì thật giả lẫn lộn, các cuộc đánh cắp quyền lực giữa những con người, giữa các đảng phái; “biển gầm sóng vỗ”, “các tầng trời chuyển rung” với bao thảm hoạ thiên tai, dịch bệnh. Hơn lúc nào hết, Chúa muốn chúng ta đừng sợ, như đứa bé vẫn chạy nhảy nô đùa khi tàu đang gặp bão tố; vì nó biết, ba nó đang lái tàu. Thiên Chúa là người Cha yêu thương; chúng ta vẫn có thể ‘đứng dậy và ngẩng đầu lên’ một khi đã có ‘trang phục’ xứng đáng, và sống một đời sống đẹp lòng Chúa mọi lúc, mọi nơi.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, từ trên bàn thờ, mỗi ngày Chúa đến với con đầy quyền năng và uy nghi cao cả trong Lời Chúa, trong Thánh Thể; xin giúp con tránh xa tội lỗi và ra sức nên thánh mỗi ngày; và như thế, chắc chắn con sẽ có thể ‘đứng dậy và ngẩng đầu lên’ trong ngày Chúa đến”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ông Paolo Gabriele, nhân vật chính trong vụ Vatileaks vừa qua đời.
Đặng Tự Do
02:02 25/11/2020
Paolo Gabriele, cựu quản gia của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, đã qua đời hôm thứ Ba 24 tháng 11, sau một thời gian dài ốm đau, hưởng thọ 54 tuổi.

Phục vụ Tòa Thánh với tư cách là quản gia Phủ Giáo hoàng từ năm 2007, ông Gabriele, vào năm 2012, đã trở thành nhân vật chính trong vụ “Vatileaks” đầu tiên. Đó là vụ đánh cắp các tài liệu mật sau đó được xuất bản trong một cuốn sách. Ông gây ra vụ tai tiếng này có lẽ không phải vì tiền nhưng có những vấn đề ông nghĩ không thông.

Ông bị bắt vào ngày 23 tháng 5, 2012. Một tuần sau đó, hôm 30 tháng 5 năm 2012, lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã trực tiếp lên tiếng về vụ tai tiếng này trong bài phát biểu vào cuối buổi tiếp kiến chung hàng tuần. Ngài cho biết những tin đồn “phóng đại” và “vô cớ” đã đưa ra một hình ảnh sai lệch về Tòa Thánh. “Các biến cố trong những ngày gần đây về Giáo triều và các cộng sự viên của tôi làm tôi rất đau lòng. Tôi muốn lặp lại sự tin tưởng và sự khích lệ đối với những cộng tác viên thân cận nhất của tôi và tất cả những người hàng ngày, với lòng trung thành và tinh thần hy sinh và trong âm thầm, giúp tôi hoàn thành sứ vụ của mình.”

Nhiều phương tiện truyền thông tại Ý thích tung tin giật gân cho rằng việc đột ngột thoái vị của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 có liên quan đến hành vi phản bội của ông. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Georg Gänswein, bí thư của Đức Bênêđíctô 16 và chính ngài khẳng định không phải như thế. Ngài từ chức sau một thời gian dài suy tư và thấy tình trạng sức khoẻ của mình không đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khó khăn của sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh.

Ông bị Tòa án Nhà nước Thành phố Vatican xét xử và kết tội vào tháng 10 năm 2012.

Ngày 22 tháng 12 cùng năm, ông nhận được sự tha thứ và Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 chính thức ân xá cho ông. Sau đó, ông phục vụ tại Bệnh viện Trẻ em Bambino Gesu ở Rôma.

Ông qua đời để lại vợ và ba đứa con. Xin cầu nguyện cho linh hồn ông Paolo Gabriele và cho gia đình ông.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi video về phiên tòa của ông Paolo Gabriele mà chúng tôi đã phát cách đây hơn 8 năm.




Source:Vatican News
 
Đức Hồng Y Becciu khởi động vụ kiện phỉ báng thứ hai kể từ khi bị buộc từ chức
Đặng Tự Do
16:13 25/11/2020


Đức Hồng Y Angelo Becciu đang tung ra một vụ kiện phỉ báng thứ hai liên quan đến các vụ tấn công của báo chí xung quanh những sự kiện dẫn đến việc ngài từ chức tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh và từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y, luật sư của ngài nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm 23 tháng 11.

Vụ kiện mới nhất liên quan đến tuyên bố của một phụ nữ Ý, là bà Geneviève Ciferri Putignani, được đăng trên báo “La Verità”, nghĩa là “Sự Thật”, hôm Chúa Nhật 22 tháng 11.

Trong bài báo này, Putignani cáo buộc Đức Hồng Y Becciu đã chửi thề vào mặt bà, trong khi nại đến danh Chúa và Đức Giáo Hoàng, vì cho rằng bà đã âm mưu chống lại ngài. Đức Hồng Y Becciu đã lập tức bác bỏ câu chuyện này, và lập tức khởi kiện tờ “La Verità” và bà Putignani.

Luật sư của Đức Hồng Y Becciu, là ông Fabio Viglione, cho biết trong một tuyên bố chính thức: “ Nội dung báng bổ tôn giáo của bài báo, xúc phạm nghiêm trọng đến Đức Thánh Cha và thân chủ của tôi, đặc biệt là ở các thuộc tính trong các cụm từ và thái độ mà Đức Hồng Y đã mạnh mẽ bác bỏ một cách rất kiên quyết, và tố cáo chúng là hoàn toàn sai sự thật, và sẽ được các cơ quan tư pháp vạch trần.”

Báo “La Verità” sẽ bị kiện, nhưng bà Putignani còn bị kiện nặng hơn. Luật sư Fabio Viglione nói:

“Tôi nhận được một ủy nhiệm vụ từ Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu phải đề xuất một đơn khiếu nại ngay lập tức cho sự phỉ báng trầm trọng hơn với bà Geneviève Ciferri Putignani, liên quan đến những tuyên bố được cho là của bà được đăng trên tờ báo ‘La Verità’.

Đây là vụ kiện phỉ báng thứ hai do Đức Hồng Y Becciu đệ trình kể từ khi Vatican tuyên bố ngài được yêu cầu từ chức tổng trưởng bộ Tuyên Thánh và từ bỏ các đạc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y vào ngày 24 tháng 9.


Source:Catholic News Agency
 
Cặp vợ chồng Công Giáo tặng hàng trăm con gà tây trong Lễ Tạ ơn ở Brooklyn, Queens
Đặng Tự Do
16:14 25/11/2020


Đối với một doanh nhân Công Giáo ở Thành phố New York, Lễ Tạ ơn từ lâu đã trở thành thời điểm của sự hy sinh và quảng đại. Trong 4 năm qua, Alphonse Catanese và vợ đã tặng hàng trăm con gà tây cho các gia đình khó khăn trong thành phố.

Năm nay, trong bối cảnh đại dịch coronavirus gia tăng, gia đình Cataneses còn hào phóng hơn nữa để bảo đảm những người nghèo ở Brooklyn và Queens vẫn có được bữa tối Lễ Tạ ơn xứng đáng.

“Với sự giúp đỡ của Chúa, chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó”, Alphonse nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.

Khi Alphonse còn là một trẻ nhỏ, vào tháng 11 hàng năm, bố của ông thường chất hàng trăm con gà tây vào một chiếc xe tải, đón Alphonse và anh trai của ông từ trường học, và họ sẽ cùng nhau lái xe đến các xưởng gạch và những điểm cung cấp đất cát xung quanh Brooklyn.

Họ sẽ đến thăm tất cả những người mà cha ông đã cùng làm việc trong suốt cả năm, tặng họ một con gà tây vào lúc 12 giờ trưa thứ Tư trước Lễ Tạ ơn. Sau đó, cha của Alphonse sẽ cho tất cả nhân viên của mình nghỉ việc sớm để họ chuẩn bị ăn mừng vào ngày hôm sau.

“Tôi không bao giờ hiểu được tại sao chúng tôi lại làm điều này. Một ngày nọ, cuối cùng chúng tôi hỏi cha mình và cha tôi nói: ‘Con phải hiểu. Thật tuyệt khi được giúp đỡ mọi người và Lễ Tạ ơn là thời điểm đặc biệt trong năm’”, Alphonse nhớ lại.

Bố của Alphonse qua đời vào năm 2006, Alphonse và anh trai kế thừa công việc kinh doanh của gia đình. Kể từ khi nghỉ hưu, Alphonse đã thực hiện công việc quản lý và phát triển bất động sản và điều hành một công ty chuyên nâng cấp và cải tạo tư gia.

Anh kể: “Một ngày nọ, tôi đang ngồi nói chuyện với vợ mình. Tôi nói: 'Em có nhớ thời điểm này trong năm đã từng như thế nào không? Chúng ta sẽ phát điên lên, nhặt gà tây, cho vào xe tải, đi ra ngoài và chăm sóc mọi người?’”.

Vợ ông đã đề nghị ông làm sống lại truyền thống này, vì vậy ông đã đến gặp Tổ chức bác ái Công Giáo ở Brooklyn và Queens – nơi mà ông đã từng làm công việc xây dựng cho họ trong quá khứ - để xem ông có thể làm gì.

Các tổ chức bác ái Công Giáo của Brooklyn và Queens đã tổ chức chương trình Tặng gà Tây và các phẩm vật khác trong hơn một thập kỷ. Mỗi người sẽ nhận được một phiếu mua một con gà tây và một giỏ các món như khác để làm một bữa ăn trang trọng trong Lễ Tạ ơn.

Năm nay, họ đã phân phối gần 1,600 con gà tây và 1,200 túi nhu yếu phẩm cho các gia đình có nhu cầu.

Năm 2016, Alphonse và vợ Maria đã trở thành nhà tài trợ chính của chương trình tặng quà, quyên góp khoảng 700 con gà tây hàng năm. Họ đã giữ cam kết đó hàng năm kể từ đó.

“Bất kỳ ai cũng có thể viết chi phiếu hoặc gửi một khoản đóng góp. Nhưng tôi phải nói với bạn, đó thực sự là một cảm giác tuyệt vời. Bạn đưa cho người đó một con gà tây - người đó sẽ quay lại và nhìn bạn và họ nói 'cảm ơn'. Và bạn biết đó là một lời cảm ơn chân thành,” Alphonse nhận xét.


Source:Catholic News Agency
 
Mưu đồ viết lại lịch sử Lễ Tạ Ơn cuả phe Cấp tiến và BLM: The 1619 Project.
Trần Mạnh Trác
18:04 25/11/2020
The 1619 Project (Dự án 1619) là gì?

Những thế lực cánh Tả đang cố gắng phá hoại nền văn hoá cổ truyền cuả Hoa Kỳ bằng cách xoá sổ lịch sử cuả ngày lễ Tạ Ơn bằng một kế hoạch gọi là ‘The 1619 Project” (Dự án 1619).

Họ đã một phần nào thành công, với Tiểu bang California dẫn đầu dạy cho các em học sinh tiểu học là lịch sử lập quốc cuả Hoa kỳ không phải bắt đầu vào năm 1620 với những người di dân ở Plymouth, Massachusetts mà phải bắt đầu bằng năm 1619, một năm trước đó, với 20 người nô lệ Da Đen được bán tại Point Comfort (Jamestown), Virginia.

Tờ báo The New York Times Magazine đề xuất ra ‘dự án’ này vào năm 2019 để kỷ niệm 400 năm ‘biên bản bằng chữ viết đầu tiên’ ghi chép sự buôn bán nô lệ ở Hoa Kỳ. Một tiểu luận cuả nữ phóng viên Da Đen Nikole Hannah-Jones lập luận rằng những đóng góp cuả người nô lệ Da Đen phải được đặt làm trọng tâm lịch sử trong đó có ngày lập quốc cuả người Mỹ. Và sau đó tờ Times khởi đầu một dự án kéo dài 2 năm để bàn về ‘Nô Lệ’ dành cho các văn nghệ sĩ Da Đen mà thôi.

Với chủ đề “thượng tôn người Da Đen” do người Da Đen mà thôi, những đóng góp vào dự án đã tạo ra nhiều lý thuyết “kỳ quái”, phản bác nhiều biến cố trong lịch sử Hoa Kỳ từ cuộc Cách mạng Hoa Kỳ, bản tuyên ngôn độc lập, hiến pháp Hoa Kỳ, những người lập quốc cho đến ông Abraham Lincoln là người giải phóng nô lệ. Đan cử một ví dụ: họ lý luận rằng lý do thật sự cuả cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ không phải là vì độc lập và tự do, nhưng là để duy trì chế độ nô lệ đang có lợi cho Mỹ Trắng, vì trong khi đó Anh quốc đã có ý muốn bãi bỏ chế độ nô lệ…

Dự án gây ra nhiều tranh cãi, hầu hết các sử gia danh tiếng cuả Hoa Kỳ (Sean Wilentz, McPherson, Wood, Bynum, Oakes…) đã vạch cho tờ Times các sai lầm trong các bài viết và yêu cầu đính chính, nhưng tờ Times không những đã từ chối không đính chính, mà cũng không chấp nhận tranh luận công khai.

Sau cùng thì vào ngày 9 tháng 10 năm 2020 vừa qua, tờ Times đã phải kín đáo công nhận lỗi lầm cuả mình bằng cách cho đăng một bài bình luận cuả nhà bỉnh bút (cũng cuả báo New York Times) là Bret Stephens, trong đó ông viết rằng ‘Dự án 1619’ thất bại vì những lầm lẫn không thể tránh được. Ông nói rằng bất kỳ dự án nào thì cũng phải là “một dự án để tìm chứng cớ, chứ không phải là ngược lại” và ông kết án những chủ bút cuả tờ Times “dù cho họ có đọc nhiều tới bao nhiêu về những tài liệu liên quan đến sự việc, thì họ cũng không phải là quan toà xét xử (adjudicate) những tranh luận lịch sử”.

Lịch sử lập quốc cuả Hoa Kỳ:

Thực ra người Da Đen chắc chắn không phải là người đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, và lịch sử buôn bán nô lệ cũng không khởi đầu vào năm 1619 như tờ báo Times mong muốn.

Người Anh đã để mắt tới Bắc Mỹ bằng sự thành lập một thuộc địa có tên là the Colony of Virginia, và vào ngày 4 tháng 5 năm 1607, chiếc tầu Susan Constant cuả công ty Virginia Company of London đã đổ bộ nhiều người thực dân lên bờ sông James (Powhatan) và xây dựng một đồn luỹ gọi là “James Fort” (trở thành Jamestown sau này).

Khu định cư đầu tiên cuả Jamestown thất bại và bị bỏ hoang vào năm 1610. Sau nhiều thất bại khác nữa, trong đó có cả một nhóm định cư ở Roanoke bị mất tích hoàn toàn, thì sau cùng Jamestown cũng đã sống được và trở thành thủ phủ cuả Thuộc điạ Virginia từ năm 1616 cho đến 1699.

Sau khi có thủ phủ được 3 năm rồi thì vào tháng 8 năm 1619 một chiếc tầu Bồ Đào Nha tên là "São João Bautista" vì thiếu thực phẩm đã dùng 20 nô lệ Da Đen (từ vùng Ndongo, Angola) để đổi lấy hàng hoá với chiếc tầu buôn lậu "The White Lion", mà chủ nhân là một người Anh nhưng treo cờ Hà Lan, và con tầu này đã bán những người nô lệ này cho các chủ đất ở Jamestown.

Sự kiện việc buôn bán nói trên có ghi chép vào biên bản không có nghiã đó là những người nô lệ đầu tiên ở Mỹ, họ chỉ được ghi chép bằng một biên bản tiếng Anh còn tồn tại cho tới ngày nay mà thôi. Theo sử liệu thì những người Tây Ban Nha khi định cư ở South Carolina (1526) đã có nô lệ Phi Châu rồi, và ở Florida vào năm 1606 đã có một tờ giấy khai sinh ghi chép sự sinh ra cuả một đứa trẻ, con cuả hai nô lệ.

Tinh thần lập quốc cuả Hoa Kỳ:

Cũng vậy 102 người di dân trên con tầu Mayflower, bị sóng cuốn đi lạc mất đường tới đíểm hẹn có chính quyền bảo vệ an ninh là Jamestown Virginia, trôi dạt vào bờ biển hoang vu cuả Massachusetts vào ngày 21 tháng 11 năm 1620, không được gọi là những người định cư đầu tiên cuả Hoa Kỳ, họ chưa bao giờ tự nhận như vậy, nhưng họ đã thành lập được một khu định cư 'tự trị' đầu tiên ở đây.

Họ là những người hành hương (pilgrims), và cùng với khoảng một tá người ngoại đạo khác (strangers), sau khi đặt chân lên đất liền, nhận thấy đây là một vùng ‘vô chính phủ’, và thay vì để cho ‘luật rừng cai trị’, người mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết, họ đã cùng nhau thoả thuận trên một tờ Giao Kèo gọi là Mayflower Compact, trong đó họ để qua một bên những sự chia rẽ sâu sắc và tự nguyện cùng nhau tham gia việc tự quản lý theo "luật công bằng và bình đẳng."

Đây là sự khởi đầu của nguyên tắc chính phủ tự trị. Giao kèo Mayflower chỉ có 200 chữ, nhưng những từ ngữ đó đã bao gồm những ý nghĩa mà 156 năm sau ông Thomas Jefferson đã đưa vào bản Tuyên ngôn Độc lập, và năm 1863, ông Abraham Lincoln đã cô đọng trong bài Diễn Văn Gettysburg.

Đây là lần đầu tiên mà một nhóm người ô hợp đã quyết định, không hề bị bắt buộc, tôn trọng quyền của nhau. Khu định cư Plymouth đã ban hành luật, bầu ra các nhà lãnh đạo, và sau một mùa đông ghê sợ, đã phát triển thành một cộng đồng tự lập, tự quản, hòa bình.

Người Mỹ ngày nay thường hay kể về câu chuyện những người di dân sống sót với sự giúp đỡ của người Mỹ Da Đỏ bản địa, nhưng lý do chính mà cái thuộc địa nhỏ bé này trở thành quan trọng với lịch sử của Mỹ, đó là ở nơi đây đã phát minh ra một cái mẫu của nền cộng hòa Mỹ. Plymouth tuy chỉ là một thị trấn nhỏ cuả New England nhưng đã trở thành một mô hình tự lực cánh sinh và tự do. Plymouth đã sống hòa bình với người hàng xóm cuả mình, là các thổ dân Wampanoags, với một hiệp ước tồn tại được hơn 50 năm.

Khi các thế hệ di dân sau này thành lập các thị trấn mới trong các vùng hoang dã, họ đã nhìn vào Plymouth như là lý tưởng cho một cộng đồng đạo đức và bình đẳng. Những người đã ký trên tờ Compact Mayflower gồm nhiều thành phần, có đạo cũng như không, trẻ cũng như già, người giầu kẻ nghèo, chủ và tớ đều ký tên. Đó thực sự là những hạt giống của một quốc gia mà sau cùng, đã trở thành ngọn đèn sáng chói cho các dân tộc yêu chuộng tự do, bình đẳng và độc lập.
 
Tình yêu là một huyền nhiệm cội căn của đời sống người tin theo Chúa
Thanh Quảng sdb
20:36 25/11/2020
Tình yêu là một huyền nhiệm cội căn của đời sống người tin theo Chúa

Đức Thánh Cha Phanxicô suy tư về lời cầu nguyện của Giáo hội sơ khai trong buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư (25/11/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn lại đời sống cầu nguyện của Giáo hội sơ khai, trước khi ngài tiếp tục bài giáo lý về cầu nguyện.

Đức Thánh Cha nói: “Những bước tiến đầu tiên của Giáo hội trên trần thế này luôn được kiện cường bằng lời cầu nguyện”. Các tác phẩm của Tân Ước, và đặc biệt là Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng ta thấy “hình ảnh của một Giáo Hội đang hoạt động, đang vươn lên, nhưng luôn được tập chú cô đọng lại trong lời cầu nguyện như là nền tảng và động lực cho mọi công cuộc hoạt động truyền giáo.”

Cầu nguyện, động lực của việc truyền giáo

Đức Thánh Cha nêu ra bốn đặc điểm thiết yếu của đời sống giáo hội, được rút ra từ lời tường thuật của Thánh Luca trong sách Công vụ Tông đồ là:

- Việc “lắng nghe sự dạy dỗ của các tông đồ” bao gồm việc rao giảng và truyền dậy giáo lý;

- Sự vun trồng liên nỉ cho tình hiệp thông huynh đệ;

- Việc “bẻ bánh”, tức là việc cử hành Thánh Thể, là Bí tích Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta;

- Và cuối cùng là cầu nguyện, "là những giây phút tâm giao kêu cầu với Chúa Cha qua Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh Thần."


Đức Thánh Cha cảnh báo, bất cứ điều gì phát sinh ngoài "4 đặc điểm trọng yếu đó" đều bị coi là lạc hướng... không có chiều kích Giáo hội." Tuy nhiên, khi có bốn đặc tính này, thì Giáo hội xác tín là có ơn đảm bảo của Chúa Thánh Thần.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói khi đọc sách Công vụ Tông đồ, “trong đó chúng ta khám phá ra những động lực mạnh mẽ cho việc truyền bá phúc âm là nhờ các cộng đoàn hợp nhau cầu nguyện, xin Chúa soi sáng xem phải làm gì.” ĐTC giải thích khi cầu nguyện, chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Kitô ở giữa chúng ta“ và được Chúa Thánh Linh tác động.”

Làm cho Chúa Giêsu hiện diện

Đức Thánh Cha trích dẫn Sách Giáo Lý: “Chúa Thánh Thần... linh hoạt làm cho cuộc thương khó, chết và phục sinh của Chúa Kitô luôn được sống động trong lòng Giáo Hội, những lúc cầu nguyện, hướng dẫn Giáo Hội đến sự viên mãn của chân lý và giúp mở ra những viễn cảnh mới diễn tả mầu nhiệm khôn lường cao siêu của Chúa Kitô đang linh hoạt trong đời sống Giáo Hội của Ngài, qua việc cử hành các bí tích và các công cuộc truyền giáo. " ĐTC Phanxicô cho các tác động này “là công việc của Chúa Thánh Linh hoạt động trong lòng Giáo hội: làm cho chúng ta tưởng nhớ đến Chúa Giêsu.”

Tuy nhiên, ĐTC nhấn mạnh đây không chỉ đơn thuần là một hành động của một sự nhớ một biến cố. Vì đối với “Các Kitô hữu, việc dấn thân truyền giáo, theo ý của Chúa Giêsu là họ có trọng trách làm cho Chúa hiện diện thực sự; và nhờ Chúa Kitô, trong Thánh Thần, họ được ‘thúc đẩy’ để ra đi rao giảng và phục vụ.”

Tình yêu, cội căn của sự huyền nhiệm

Đức Thánh Cha nói: Cầu nguyện là đưa các Kitô hữu “đắm chìm” vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho mỗi người và cung cấp động lực truyền giáo, để họ ra đi rao giảng Tin Mừng cho người khác. “Thiên Chúa là Thiên Chúa của và cho tất cả mọi người,” Đức Thánh Cha xác quyết, “và trong Chúa Giêsu, mọi bức tường ngăn cách được rỡ bỏ!”

Việc trao đổi tình yêu

Tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta và tình yêu mà Ngài mong muốn chúng ta đáp trả - là “cội căn huyền nhiệm trong cuộc đời con Chúa”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. Và, đối với các Tín hữu tiên khởi cũng như ngày nay, lời cầu nguyện cho phép chúng ta đi vào các cảm nghiệm đó. Qua lời cầu nguyện, Đức Thánh Cha cho hay, mỗi Kitô hữu có thể tự mình nói nên những tâm tình như Thánh Phaolô đã viết: “Dù bây giờ tôi vẫn còn sống trong thân xác, nhưng nhờ đức tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu và hiến thân cho tôi.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói “chỉ trong sự thinh lặng của việc tôn thờ”, “chúng ta mới cảm nghiệm được sự thật đầy đủ của những lời này… Và lời cầu nguyện này là ngọn lửa sống động của Thánh thần trao ban cho ta sức mạnh để làm chứng và loan truyền Tin mừng Chúa.”
 
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô: Lối cầu nguyện của Giáo hội Sơ khai
Vũ Văn An
21:25 25/11/2020


Hôm nay, 25 tháng 11, trong buổi yết kiến chung được trực tuyến từ Thư Viện Tông Tòa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về cầu nguyện, tập chú vào lối cầu nguyện của Giáo Hội Sơ khai.

Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của Đức Thánh Cha dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:

Anh chị em thân mến

Chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Những bước đi đầu tiên của Giáo hội trong thế giới được xen kẽ với lời cầu nguyện. Các trước tác tông đồ và tường thuật tuyệt vời của Tông đồ Công vụ cho chúng ta hình ảnh một Giáo hội hoạt động, một Giáo hội đang di chuyển, nhưng là một Giáo Hội, nhờ tụ họp trong cầu nguyện, đã tìm thấy nền tảng và động lực cho hoạt động truyền giáo. Hình ảnh của Cộng đồng Giêrusalem thuở ban đầu là điểm qui chiếu của mọi kinh nghiệm khác của Kitô hữu. Thánh Luca viết trong Sách Công vụ: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng” (2:42). Quả là một cộng đồng kiên trì trong cầu nguyện.

Ở đây, chúng ta tìm thấy bốn đặc điểm chủ yếu của đời sống giáo hội: trước hết là lắng nghe sự dạy dỗ của các tông đồ; thứ hai, bảo vệ sự hiệp thông lẫn nhau; thứ ba, bẻ bánh; và thứ tư, cầu nguyện. Chúng nhắc nhở chúng ta rằng sự hiện hữu của Giáo hội có ý nghĩa nếu biết kết hợp vững chắc với Chúa Kitô, nghĩa là kết hợp trong cộng đồng, trong Lời của Người, trong Bí tích Thánh Thể và trong việc cầu nguyện - cách chúng ta hiệp nhất với Chúa Kitô. Việc rao giảng và dạy giáo lý làm chứng cho những lời nói và hành động của Thầy Chí Thánh; nỗ lực không ngừng tìm kiếm sự hiệp thông huynh đệ che chở chúng ta khỏi tính ích kỷ và chủ nghĩa cá biệt; việc bẻ bánh làm nên trọn bí tích Chúa Giêsu hiện diện giữa chúng ta. Ngài sẽ không bao giờ vắng mặt - đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể, Người ở đó. Người sống và sánh bước với chúng ta. Và cuối cùng, cầu nguyện, vốn là nơi đối thoại với Chúa Cha, qua Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần.

Mọi điều trong Giáo Hội phát triển bên ngoài các “tọa độ” này đều thiếu nền tảng. Để biện phân một tình huống, chúng ta cần tự hỏi mình về bốn tọa độ này: trong tình huống này, bốn tọa độ này hiện diện như thế nào - rao giảng, liên tục tìm kiếm tình hiệp thông huynh đệ, bác ái, bẻ bánh (nghĩa là sinh hoạt Thánh Thể), và cầu nguyện. Bất cứ tình huống nào cũng cần được đánh giá dưới ánh sáng của bốn tọa độ này. Bất cứ điều gì không thuộc các tọa độ này đều thiếu tính giáo hội, nó không phải là giáo hội. Chính Thiên Chúa đã tạo ra Giáo hội, chứ không phải sự ồn ào của các công trình. Giáo hội không phải là một cái chợ; Giáo hội không phải là một nhóm doanh nhân tiến hành một công việc kinh doanh mới. Hội Thánh chính là công trình của Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu đã phái đến để quy tụ chúng ta lại với nhau. Giáo Hội chính là công trình của Chúa Thánh Thần trong cộng đồng Kitô hữu, trong đời sống cộng đồng, trong Bí tích Thánh Thể, trong việc cầu nguyện… luôn luôn. Và mọi điều phát triển ngoài những tọa độ này đều thiếu nền tảng, giống ngôi nhà xây trên cát (x. Mt 7: 24-27). Chính Thiên Chúa đã tạo ra Giáo hội, chứ không phải sự ồn ào của các công trình. Chính lời của Chúa Giê-su đã làm các nỗ lực của chúng ta đầy ý nghĩa. Chính trong đức khiêm nhường, chúng ta xây dựng tương lai của thế giới. Đôi khi, tôi cảm thấy buồn vô cùng khi thấy một cộng đồng có thiện chí nhưng lại đi sai đường vì cho rằng Giáo hội được xây dựng trong các cuộc hội họp, như thể đó là một đảng phái chính trị. “Nhưng, đa số, thiểu số, họ nghĩ gì về điều này, điều nọ, điều kia… Và đây giống như một Thượng hội đồng, con đường đồng nghị mà chúng ta phải đi…” Tôi tự hỏi: “Nhưng Chúa Thánh Thần ở đâu trong đó? Cầu nguyện ở đâu? Tình yêu cộng đồng ở đâu? Thánh Thể ở đâu?” Nếu không có bốn tọa độ này, Giáo hội sẽ trở thành một xã hội con người, một đảng chính trị - đa số, thiểu số - các thay đổi được thực hiện như thể đây là một công ty, theo đa số hay thiểu số… Nhưng Chúa Thánh Thần không ở đó. Và sự hiện diện của Chúa Thánh Thần được bảo đảm chính bởi bốn tọa độ này. Để đánh giá xem một hoàn cảnh có phải thuộc giáo hội hay không thuộc giáo hội, chúng ta hãy tự hỏi mình về bốn tọa độ này: sống trong cộng đồng, cầu nguyện, Thánh Thể… cuộc sống phát triển như thế nào dọc theo bốn tọa độ này. Nếu thiếu cái này, thì thiếu Chúa Thánh Thần, và nếu thiếu Chúa Thánh Thần, chúng ta là một tổ chức cao đẹp, nhân đạo, làm nhiều điều tốt, tốt, tốt… thậm chí một đảng Giáo hội, tạm nói như vậy. Nhưng nó không phải là Giáo hội. Chính vì lý do này mà Giáo hội không phát triển với những điều này: Giáo hội không phát triển nhờ chủ nghĩa cải đạo, như bất cứ công ty nào khác, nó phát triển bởi sự thu hút. Và ai là người khơi gợi sự thu hút? Chúa Thánh Thần. Chúng ta đừng bao giờ quên lời của Đức Bênêđíctô XVI: “Giáo hội không phát triển nhờ việc cải đạo, giáo hội phát triển nhờ sự thu hút”. Nếu thiếu Chúa Thánh Thần, Đấng thu hút [người ta] đến với Chúa Giêsu, thì Giáo hội không ở đó. Có thể có một câu lạc bộ hữu nghị tốt đẹp, tốt, với các ý hướng tốt, nhưng không phải là Giáo hội, không phải là đồng nghị.

Khi đọc Tông Đồ Công Vụ, chúng ta khám phá ra các buổi họp nhau cầu nguyện có thể là động lực mạnh mẽ xiết bao cho việc truyền bá Phúc Âm, trong đó, những người tham gia thực sự cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Giêsu và được Thánh thần đánh động. Các thành viên của cộng đồng tiên khởi - mặc dù điều này luôn áp dụng, ngay cả đối với chúng ta ngày nay - cảm thấy rằng câu truyện về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu không dừng lại ở giây phút Thăng Thiên, nhưng vẫn tiếp tục trong cuộc sống của họ. Khi kể lại những gì Chúa đã nói và đã làm - lắng nghe Lời - khi cầu nguyện để hiệp thông với Người, mọi sự trở nên sống động. Cầu nguyện truyền ánh sáng và sự ấm áp: ơn Chúa Thánh Thần thông ban chúng một cách nhiệt thành.

Vì lý do ấy, Sách Giáo lý có chứa một lối diễn đạt rất quan trọng. Nó nói thế này: “Chúa Thánh Thần… giữ cho ký ức về Chúa Kitô sống động trong Giáo hội của Người lúc cầu nguyện, cũng dẫn Giáo hội đến sự viên mãn của sự thật, đến toàn bộ sự thật, và linh hứng các công thức mới để bày tỏ mầu nhiệm khôn lường về việc Chúa Kitô đang hoạt động trong đời sống Giáo hội của Người, trong các bí tích, và việc truyền giáo”(n. 2625). Công trình của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh là: làm chúng ta nhớ đến Chúa Giêsu. Và chính Chúa Giêsu đã nói điều đó: Người sẽ dạy anh chị em và nhắc nhở anh chị em. Sứ vụ của ta là tưởng nhớ Chúa Giêsu, nhưng không phải là một thực hành giúp trí nhớ. Các Kitô hữu, khi đang trên đường truyền giáo, nhớ đến Chúa Giêsu trong khi họ làm cho Người hiện diện một lần nữa; và từ Người, từ Thần Khí của Người, họ nhận được “sự thúc đẩy” để ra đi, công bố, phục vụ. Trong cầu nguyện, người Kitô hữu đắm chìm trong mầu nhiệm Thiên Chúa, mầu nhiệm Đấng yêu thương mỗi người, Đấng Thiên Chúa luôn mong cho Tin Mừng được rao giảng cho mọi người. Thiên Chúa là Thiên Chúa cho mọi người, và nơi Chúa Giêsu mọi bức tường ngăn cách đã dứt khoát bị đạp đổ: như Thánh Phaolô đã nói: Người là bình an của chúng ta, nghĩa là “Người đã làm cho chúng ta nên một” (Ep 2:14). Chúa Giêsu tạo ra sự hợp nhất, vâng, sự hợp nhất.

Nhờ cách đó, đời sống của Giáo hội sơ khai có nhịp điệu của một chuỗi liên tiếp các cử hành, các cuộc triệu tập, các thời gian cầu nguyện cả cộng đồng lẫn bản thân. Và chính Chúa Thánh Thần đã ban sức mạnh cho những vị thuyết giảng lên đường, và những người, vì tình yêu Chúa Giêsu, đã ra khơi, đối đầu với nguy hiểm, chịu sỉ nhục.

Thiên Chúa ban tình yêu, Thiên Chúa đòi hỏi tình yêu. Đây là gốc rễ huyền nhiệm trong toàn bộ cuộc đời của tín hữu. Trong cầu nguyện, các Kitô hữu đầu tiên - và cả chúng ta, những người đến sau nhiều thế kỷ - tất cả chúng ta đều sống cùng một kinh nghiệm. Chúa Thánh Thần linh hứng mọi điều. Và tất cả những Kitô hữu nào không sợ dành thì giờ để cầu nguyện có thể lấy làm của mình lời lẽ của Thánh Tông đồ Phao-lô, người đã nói thế này: “Đời sống tôi hiện đang sống trong xác thịt, tôi sống bởi đức tin nơi Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và đã hiến mình vì tôi ”(Gl 2:20). Cầu nguyện làm cho anh chị em ý thức được điều ấy. Chỉ trong sự im lặng thờ lạy, chúng ta mới cảm nghiệm được toàn bộ sự thật của những lời này. Và chúng ta phải lấy lại cảm thức thờ lạy này. Thờ lạy, thờ lạy Thiên Chúa, thờ lạy Chúa Giêsu, thờ lạy Chúa Thánh Thần. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: tôn thờ. Trong im lặng. Cầu nguyện thờ lạy là lối cầu nguyện làm chúng ta nhận biết Thiên Chúa như là khởi đầu và tận cùng của toàn bộ Lịch sử. Và lối cầu nguyện này là ngọn lửa sống động của Chúa Thánh Thần ban sức mạnh để chúng ta làm chứng và truyền giáo. Cảm ơn anh chị em.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đồng CGVN GP Orange góp được $255,851.10 Mỹ kim cứu trợ nạn nhân bão lụt Miền Trung
Đồng Nhân
10:34 25/11/2020
NAM CALI - Cha Vincent Phạm Ngọc Hùng, Giám đốc Trung tâm Công Giáo GP Orange cho biết tổng cộng số tiền quý ông bà và anh chị em trong giáo phận Orange đã ưu ái cứu trợ cho nạn nhân bão lụt Miền Trung là $255,851.10. Các giáo xứ và cộng đoàn Việt Nam trong giáo phận đã đóng góp như sau:

  • 1. CĐ St. Columban: $23,460.00
  • 2. Trung Tâm Công Giáo: $67,919.00
  • 3. Nhà Thờ Chúa Kitô Cứu Thế: $598.00
  • 4. CĐ Westminster: $31,800.10
  • 5. CĐ Huntington Beach: $4,675.00
  • 6. Giáo Xứ La Vang: $15,148.00
  • 7. Giáo Xứ Thánh Linh: $25,057.00
  • 8. CĐ Tam Biên $31,646.00
  • 9. CĐ Tustin: $8,970.00
  • 10. CĐ Thomas More: $6,168.00
  • 11. CĐ Orange: $9,015.00
  • 12. CĐAnaheim: $6,760.00
  • 13. CĐ Đức Mẹ Vô Nhiễm: $3,900.00
  • 14. CĐ Saddleback: $7,517.00
  • 15. CĐ Costa Mesa: $6,513.00
  • 16. CĐ St. Polycarp: $6,705.00

Cha Giám đốc Trung tâm Công Giáo GP Orange cho biết số tiền này đã được chuyển về cho Đức Cha Thomas Nguyễn Thái Thành để ngài chuyển về cho Đức TGM Nguyễn Chí Linh, chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt Nam.
Cha Hùng nhân đây có lời chân thành cám ơn lòng bác ái quảng đại của quý vị và anh chị em giáo dân. Nguyện xin Thiên Chúa ân thưởng dồi dào cho nghĩa cử tốt đẹp này của quý ông bà và anh chị em.
 
Tĩnh Huấn Thành Viên Các Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Trong Giáo Phận Đà Nẵng Năm 2020
Tô-ma Trương Văn Ân
11:01 25/11/2020
Nhân ngày lễ Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Bổn mạng Giáo Hội Việt nam, Bổn mạng các Hội đồng Mục vụ giáo xứ, lúc 8 giờ sáng 24 /11/ 2020, hơn 220 thành viên Ban Thường vụ của 51 giáo xứ và 7 giáo họ biệt lập của Giáo phận, đã gặp gỡ để cùng học hỏi, và được tĩnh huấn, tại nhà thờ Chính Tòa Giáo phận.

Cha Phan-xi-cô sa-lê-si-o Lê Văn La Vinh ( OP) đã thuyết giảng và huấn giáo các Thành Viên về Ơn gọi và vai trò Người Tông Đồ Giáo Dân, cách đặc biệt là các Thành viên Hội Đồng Mục vụ Giáo xứ: Mỗi người Tín hữu là Chi thể Chúa Ki-tô, thực thi sứ vụ là Ngôn Sứ, Tư tế và Vương đế. Giới thiệu Chúa cho Anh chị em trong môi trường đang sống và làm việc ( chức năng Ngôn Sứ), có đời sống mẫu mực, cộng tác chân thành với Giáo sỹ với Cha Quản xứ trong việc điều hành, quản trị và làm thăng tiến đời sống về mọi mặt của Người Giáo dân. Thành viên HĐMV chu toàn trách vụ trong gia đình, trong xã hội qua công việc thường ngày và trong Giáo Hội. Tất cả hy sinh, yêu thương và phục vụ, như là lễ vật dâng lên Thiên Chúa ( chức năng Tư tế). Chính nhờ chức năng Ngôn Sứ và Tư Tế, các Tin hữu trở nên con cái Thiên Chúa ( Vương đế).

Xem Hình

Cha Phan-xi-cô đã đánh động vào tận lương tâm mỗi Thành viên, Ngài đã đánh bật tính tự ái, tự kiêu, sự bất hòa, thiếu đoàn kết tương trợ, thiếu tính xây dựng ….. ra khỏi tâm hồn Tham dự viên. Giúp mỗi người Than dự, tự đánh giá xét mình, hầu điều chỉnh lại những sai phạm thiếu sót của mình.

Bài tĩnh huấn của Cha Phan-xi-cô như là động lực thúc đẩy và chữa lành những tâm hồn đang ì ạch vì chán nản lo âu, chỉnh lai con đường hy sinh phục vụ trong tình Chúa, Tình Giáo Hội và tình người của mổi Thành viên Hội đồng mục vụ Giáo xứ.

Trong dịp này, Ủy Ban Mục Vụ Giáo Dân của Giáo phận, đã nhận những đóng góp ý kiến của các Thành viên Hội đồng mục vụ: về các hoạt động thường huấn, về tổ chức và địa điểm các lần gặp gỡ trao đổi kinh nhiệm học hỏi Mục vụ và điều hành tại các giáo xứ, những chuẩn bị cho việc Bầu lại Hội đồng mục vụ trong năm 2021 và sự kiện Giáo Phận Đà Nẵng mừng 60 năm thành lập ( 1963 – 2023).

Cao điểm của ngày Tĩnh huấn là Thánh lễ đồng tế kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam do Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện chủ sự cùng quý Cha hiện diện. trong Thánh lễ này, các Tham dự viên cùng hiệp lời nguyện xin Chúa Thương đến Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Tu Sĩ, Quý Chức và Tín hữu đã qua đời, xin Lòng Thương xót của Chúa cho các Tín hữu được nghĩ ngơi ở chốn bằng yên.

Trong bài giảng lễ, Cha Chủ tế huấn giáo các Thành viên về đời sống Tông đồ Giáo dân, tình thần hy sinh trao ban yêu thương và chu toàn trọng trách Giáo Hội trao phó và Cộng đoàn tín nhiệm. sống “hiệp nhất yêu thương, sống đức tin và loan báo Tin Mừng” đồng trách nhiệm với Giáo sỹ và Giáo Hội với tinh thần khiêm nhu, sẻ chia, hiền hòa, nhẫn nại, để chung lòng hợp sức xây dựng Hội Thánh là Nhiệm thể Chúa Ki-tô.

Nguyện xin phúc lành của Thiên Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Trà Kiệu và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đổ xuống tràn đây trên Hội Thánh và mọi tín hữu, cách riêng cho quý thành viên Hội đồng mục vụ Giáo xứ.

Tô-ma Trương Văn Ân
 
Ban Giảng Huấn Học Viện Công Giáo VN Họp Mặt
Gioan Lê Quang Vinh
11:20 25/11/2020
Chiều thứ Bảy trước Lễ Chúa Kitô Vua, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Viện Trưởng Học Viện Công Giáo Việt nam cùng với Đức Cha Phó Viện Trưởng Louis Nguyễn Anh Tuấn và Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân đã có cuộc họp mặt với Ban Giáo sư Học Viện nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam.

Xem Hình

Cha Vinh sơn Nguyễn Cao Dũng, SCJ, Tổng Thư ký Học Viện đã ngỏ lời chào mừng quý Đức Cha đồng thời giới thiệu và chào mừng các vị giáo sư hầu hết là linh mục tu sĩ thuộc nhiều giáo phận và dòng tu khác nhau.

Đức Cha Viện Trưởng đã ngỏ lời cám ơn Ban Giảng huấn đã dành thời gian và công sức để đóng góp cho Học Viện. Ngài cũng nói lên những ưu tư, thao thức cũng như những dự tính cho Học Viện, đồng thời định hướng cho Học Viện trong thời gian sắp tới.

Cha Antôn Nguyễn Cao Siêu SJ, Quyền Khoa Trưởng, phụ trách chương trình STL đã nhắc lại những khó khăn thời kỳ đầu của Học Viện. Ngài nhắc lại lời Đức Cha Viện Trưởng “Vạn sự khởi đầu nan”. Cha Antôn cũng nói lên khá nhiều những ước mơ của mình cho Học Viện trong tương lai (ngài nêu lên nhiều ước mơ vì theo ngài, “ước mơ thì không phải đóng thuế”!)

Cha Giuse Ngô Ngọc Khanh OFM, phụ trách chương trình STB trình bày về chương trình các năm Triết học và Thần học tại Học Viện. Ngài cho biết chương trình được xây dựng dựa trên những Quy tắc hiện hành của Giáo luật hoàn vũ, Tông huấn Veritatis Gaudium, Quy chế của HVCGVN được Thánh Bộ Giáo Dục Công Giáo phê chuẩn ngày 14/9/2015, Ratio 2016 đồng thời dựa vào bối cảnh văn hóa Việt Nam và Á Đông.

Chương trình này cũng được soạn có tham khảo chương trình các Đại học Giáo hoàng Gregoriana, Urbaniana, Antonianum ở Rome và UST ở Manila.

Cha Giuse cũng đề cập đến các bài nghiên cứu và tiểu luận của sinh viên với nội dung, phương pháp cũng như cách trình bày.

Cha Giuse Tạ Huy Hoàng, phụ trách chương trình Anh ngữ, nhấn mạnh vai trò của ngoại ngữ trong việc học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Sau khi các giáo sư nêu ý kiến đóng góp cho Học Viện, Đức Cha Louis đã nhắc đến công lao của Đức Cha Viện Trưởng trong việc vận động cũng như các thủ tục thành lập Học Viện Công Giáo Việt Nam. Ngài cũng bày tỏ niềm vui và tin tưởng vào việc phát triển Học Viện trong tương lai.

Buổi họp mặt kết thúc bằng giờ Kinh Chiều I Lễ Chúa Kitô Vua, Đấng mà Thánh Giá của Người là “tột đỉnh sự khôn ngoan” (châm ngôn của Học Viện).

Gioan Lê Quang Vinh



 
Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ đã nhận được $304,190.25 cứu trợ lũ lụt Miền Trung
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Châu
11:40 25/11/2020


Ngày 24 tháng 11 năm 2020

Trọng kính Đức Cha Tôma, quý Đức Ông, quý Cha, quý Phó Tế, quý Tu Sĩ cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa.

Còn hai ngày nữa, chúng ta sẽ mừng lễ Tạ Ơn trên đất nước Hoa Kỳ. Trong tâm tình và khung cảnh đó và cùng với Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, con xin dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ tri ân vì muôn hồng ân Người đã ban cho thế giới, cách riêng cho đất nước Hoa Kỳ này. Xin cũng tạ ơn Thiên Chúa đã gìn giữ và chúc phúc cho mọi gia đình Việt Nam đang cư ngụ trên đất nước này trong suốt 45 năm qua. Đồng thời, xin dâng lời cảm tạ lên Chúa vì sức sống đức tin mà cha ông chúng ta, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, đã kiên cường làm chứng và giờ đây con cháu của các ngài đang thể hiện qua cuộc sống và làm phong phú cho Giáo Hội địa phương.

Xin tạ ơn Chúa vì lòng quảng đại của đất nước Hoa Kỳ này đã rộng mở vòng tay đón tiếp và cưu mang các di dân và tị nạn trong đó có những người Việt Nam chúng ta. Xin cũng tạ ơn Chúa cho Giáo Hội Hoa Kỳ đã nâng đỡ và giúp chúng ta hội nhập trong đời sống đức tin trong Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ. Xin Chúa luôn chúc phúc và ban cho đất nước Hoa Kỳ được luôn hiệp nhất và bình an.

Trong suốt 40 năm qua, qua các vị chủ tịch và ban Chấp Hành, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cố gắng liên kết, gìn giữ, phát triển đời sống đạo đức và phát huy văn hóa, đồng thời củng cố sự hiệp nhất của người Công Giáo Việt Nam trên đất nước này. Xin tạ ơn Chúa về sự nỗ lực và nhiệt tâm của các vị tiền nhiệm cùng mọi người trong Liên Đoàn. Nguyện xin Chúa, “Đấng đã bắt đầu thực hiện nơi anh em một công việc tốt lành như thế, cũng sẽ đưa công việc đó tới chỗ hoàn thành.” (Philipphê 1:6)

Trong tâm tình tạ ơn, con cũng xin tường trình về việc gây quỹ cứu trợ các nạn nhân trong vùng lũ lụt tại Việt Nam. Trước khi phát động việc gây quỹ, vào ngày 23/10/2020, Liên Đoàn đã gởi trước $20,000 cho Ủy Ban Bác Ái Xã Hội để cứu giúp khẩn cấp. Ngày 31/10, Liên Đoàn đã nhận được thư chứng nhận của Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Giám Mục Giáo Phận Bùi Chu và là Chủ Tịch Ủy Ban Bác Ái Xã Hội.

Tính tới hôm nay, ngày 24/11, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ là $304,190.25. Con xin chân thành cám ơn quý cha xứ/cha quản nhiệm, quý phó tế, quý tu sĩ, các dòng tu và các ân nhân đã hỗ trợ trong việc gây quỹ này hầu giúp xoa dịu nỗi khổ đau của các nạn nhân và giúp họ tái thiết cuộc sống của họ. Số tiền này, Liên Đoàn sẽ chuyển ngân về Ủy Ban Bác Ái Xã Hội – Caritas Việt Nam trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Xin cũng cám ơn Tỉnh Dòng Ngôi Lời Chicago đã đáp lời mời gọi và đã gởi riêng về Việt Nam số tiền $20,000.

Kèm theo là danh sách các ân nhân đã đóng góp. Trong bản tường trình này, Liên Đoàn quyết định chỉ báo số tiền đóng góp của các giáo xứ, giáo đoàn, hội đoàn và dòng tu mà thôi. Riêng các cá nhân, chúng con chỉ nêu tên mà không ghi số tiền đóng góp. Chúng con đã gởi thư báo cho một số quý ân nhân và chúng con sẽ tiếp tục gởi thư cho từng cá nhân, giáo xứ, giáo đoàn và hội đoàn để trình báo và để khấu trừ thuế. Xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho mọi người vì sự quảng đại hy sinh sống tình bác ái.

Giáo Hội sẽ bước vào Niên Lịch Phụng Vụ mới với Mùa Vọng vào cuối tuần này. Trong Năm Phụng Vụ mới này, xin Chúa ban cho mỗi người chúng ta niềm hy vọng và nguồn an vui tràn đầy. Xin Người cũng canh tân đổi mới chúng ta để cảm nghiệm được những giây phút hồng ân của Thiên Chúa trong cuộc đời. Nhờ đó, chúng ta luôn sẵn sàng thực thi những lời Chúa dạy hầu đáng được hưởng sự sống mà Thiên Chúa hứa ban.

Xin Chúa chúc phúc lành cho Đức Cha, quý Đức Ông, quý Cha, quý Phó tế, quý tu sĩ và toàn thể quý ông bà và anh chị em được luôn an bình và tình yêu thương “trong khi chúng ta trông đợi niềm hy vọng hồng phúc của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta.”

Trong tình yêu Chúa Kitô.



Lm. Giuse Nguyễn Thanh Châu
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN HK







 
Văn Hóa
Sợi Tóc Bạc
Lm Vũđình Tường
05:20 25/11/2020
Ông Tang ngày đêm canh cánh, lo lắng về tuổi thọ của dòng tộc ông, bởi trong dòng tộc ít ai thọ đến tuổi kêu bằng cụ. Đại đa số ra đi ở tuổi trên năm mươi, ai sống đến sáu mươi được liệt vào hàng cụ trong dòng tộc. Vì thế đi đâu ông cũng chú tâm nghe khi có ai đó bàn về bí quyết sống trường thọ. Thực ra tận trong tâm ông cũng mang niềm hãnh diện bởi trong dòng tộc, ông đang là người thọ nhất. Tất cả anh em ông đều đã qua đời. Ngay cả năm mặt con ông thì cũng đã có bốn người ra đi, chỉ một mình cậu ba còn sống. Lạ hơn nữa là ngay cả năm nàng dâu cũng chỉ còn sót có hai, ba người kia đã ra đi. Từ chỗ đó ông vừa hãnh diện vừa lo lắng cho số phận ngày mai của mình. Mỗi lần bị đau chỗ này, nhức chỗ kia ông Tang hay dùng chai dầu nóng thoa bóp những chỗ đau nhức đó. Chai dầu vẽ hình ông già đầu tóc bạc trắng, da dẻ hồng hào, quảng cáo dầu cho người già cả, giảm đau thân thể. Đêm kia ông Tang chiêm bao thấy mình sống đến một trăm. Ông nhìn thấy mình trong đêm tối, một thân hình mạnh khoẻ, tóc bạc phơ, râu dài như râu ông tiên trong hình chai dầu nóng. Ông Tang nhìn thấy bóng hình ông đi đứng thoăn thoát, nhanh nhẹn như thanh niên. Ông đang thưởng thức giấc chiêm bao tuyệt vời, tiếng chuột chạy rầm rập trên mái tôn nhà, cắt đứt giấc chiêm bao. Nghe tiếng động nhưng ông vẫn nằm yên, tiếc cái hình ảnh tuyệt vời kia, mong cho giấc chiêm bao trở lại. Giấc chiêm bao đi qua, ông chờ mãi, chờ mãi, cho đến sáng vẫn không sao kéo giấc chiêm bao đó trở về. Từ đó, hàng đêm, đêm nào ông cũng mong sẽ được gặp lại giấc chiêm bao thành tiên kia. Mong mỏi, chờ chực hết đêm này, đến đêm khác, vẫn không gặp lại được giấc chiêm bao năm xưa.

Vì con chuột mà ông mất giấc mộng thần tiên, từ đó ông đặt cạm bẫy chuột khắp nhà, chỗ nào tối tăm, khe góc nào chuột hay di chuyển đều có cạm bẫy. Vẫn chưa yên tâm, ông tậu thêm hai con mèo về bắt chuột. Chuột sống trong lo sợ, còn ông sống trong hồi hộp, đợi chờ giấc chiêm bao trở lại. Giấc chiêm bao ra đi, không trở lại, nhưng nó để lại cho ông một ấn tượng thật tốt. Đúng ra là một niềm tin mà ông tin là điều đó sẽ xảy ra với ông. Niềm tin đó là ông sẽ sống đến một trăm tuổi, râu tóc bạc phơ. Rồi một ngày kia, ông thấy có sợi tóc trắng trên đầu, niềm tin thành tiên của ông còn trở nên thực hơn nữa, bởi đã có sợi tóc trắng xuất hiện, báo hiệu ông sẽ sống đến trăm tuổi. Ông quí sợi tóc trắng ấy vô cùng, bởi nó là dấu hiệu báo cho biết ông sẽ sống thọ một trăm. Ông mong mãi vẫn không thấy sợi tóc trắng nào khác mọc ra. Chỉ có một sợi tóc trắng duy nhất. Ông suy nghĩ rất nhiều về sợi tóc trắng duy nhất đó. Nó mỏng hơn những sợi tóc khác. Ông nghe người ta nói sợi tóc trắng ở tuổi ông thường biết đến như là sợi tóc sâu. Sợi tóc sâu làm ngứa đầu nên ai cũng nhổ bỏ. Đối với ông, có ngứa thì sợi tóc đó vẫn không thể nhổ bỏ, bởi giấc chiêm bao báo mộng cho biết đó là sợi tóc của ông tiên, nên ông trân quí nó vô cùng.

Có lẽ sợi tóc sâu ngứa, ban đêm, lúc ngủ đầu ngứa, vô tình ông gãi cho đỡ ngứa và sợi tóc đó rụng mất. Sáng hôm sau, mất sợi tóc bạc, ông lo lắng tuổi thọ của ông cũng ra đi với sợi tóc. Ông cố tìm kiếm sợi tóc giữ lại với hy vọng dù nó rụng nhưng còn trong nhà nên nó vẫn còn thiêng. Ông soi đèn trên chiếu tìm sợi tóc, vạch gối, dũ chăn vẫn không thấy nó đâu. Ra sân đứng ngẩn ngơ một lúc, rồi vào nhà tìm tiếp. Suốt buổi sáng hôm đó, tìm sợi tóc không thấy. Ngày hôm sau ông thấy nó vướng ngay cái cổ áo sờm. Ông vui mừng, lấy giấy trắng làm thành cái phong thư bỏ sợi tóc vào đó rồi trân trọng để trên bàn thờ. Ông cẩn trọng để tránh bình hương sợ rủi ro nó bị cháy. Từ đó nhang khói trong nhà lạnh ngắt. Mỗi lần nhìn đến bàn thờ ông yên tâm hơn, nhớ đến sợi tóc trong cái phong bì giấy. Đêm kia ông lại mộng thấy ông già trăm tuổi, con cháu, chắt, mọi người đến chúc mừng thọ một trăm. Cả làng mừng lây niềm vui của ông. Trong làng có người thọ trăm tuổi là điều hiếm, hơn nữa ông thuộc vào dòng họ chết sớm mà lại thọ trăm tuổi thì càng quí hơn nữa. Sau đại thọ một trăm ông qua đời. Vị thần đầu tiên ông gặp là vị thần tính tuổi thọ để thưởng công. Hai tay ông trân trọng nhận phiếu tính thọ từ vị thần. Liếc nhanh vào cái phiếu ghi tuổi. Ông giật nảy mình. Trời ơi, sao ra thế này. Ông khom người, mặt gần sát đất thưa với vị thần tính tuổi. Xin ngài xem xét lại cho. Con thọ một trăm tuổi mới qua đời mà trong phiếu tính thọ ghi có mỗi một con số hai. Đây là một lầm lẫn đáng tiếc, hay cách ghi sổ của ngài có bí ẩn gì chăng. Vị thần bảo ông đứng thẳng lên, không cần phải cúi mình, kính cẩn như thế, cũng chẳng có chi bí ẩn. Ông đứng thẳng dõng dạc lập lại điều ông đã nói. Vị thần rà soát lại tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ. Ông xác định mọi chi tiết chính xác. Vị thần dùng đầu bút chấm chỗ này một chấm, chỗ kia phảy một cái, chỗ nọ khoanh tròn. Sau đó vị thần ngẩng đầu nói. Ta không có lầm, nhà ngươi chỉ sống có hai năm thôi. Rồi vị thần nói, rất tiếc, phí một đời, sống thế thì ít quá. Chỉ có hai năm. Ông Tang xin vị thần giải thích. Vị thần ngó lại sổ, nói mười tám năm đầu là tuổi vị thành niên thì ai cũng sống như nhau. Ngươi thực sự chỉ sống có hai năm. Ông Tang há hốc mồm đứng như trời trồng. Vị thần biết ông không hiểu nên giải thích thêm. Ngươi sống ở trần gian là một trăm năm. Người trần gian tính tuổi theo năm. Cứ đúng ngày tháng sanh tính một tuổi. Thiên quốc không theo cách tính của trần gian. Cứ một việc tốt ngươi làm được tính thành một ngày trên thiên quốc. Nếu ngày đó ngươi không làm việc gì tốt thì coi như ngày đó ngươi chưa sống. Trên trời không trừ điểm đi đã là rộng lượng bác ái, tốt lành cho ngươi rồi. Nếu ngày đó ngươi làm một việc xấu thì bị trừ đi một ngày trên thiên quốc. Nếu ngày đó ngươi làm được mười việc tốt kể như ngày hôm đó ngươi sống mười ngày trên thiên quốc. Ngươi hiểu rõ điều đó chứ. Ông Tang đứng gãi tai, vò đầu. Vị thần lên tiếng tiếp. Trên trời không tính năm theo kiểu của các ngươi là 365 ngày một năm, mà tính theo việc tốt, việc bác ái, việc lành, phúc đức, việc giúp đỡ anh chị em khác. Cứ một trăm việc tốt, việc bác ái tính thành một tuổi trên trời. Ông Tang nhìn vào phiếu tuổi thấy ông sống có hai năm trên thiên quốc. Nếu cứ một trăm việc tốt tính thành một năm vậy suốt đời ông làm được có hai trăm việc tốt sao. Thưa ngài, vậy suốt đời con làm được có hai trăm việc tốt. Vị thần nhìn thẳng mặt ông. Trên căn bản, ngươi có sẵn mười tám năm trời ban. Một người có tâm tình tốt lành thì họ sẽ làm cho số tuổi thọ trên trời càng ngày càng tăng. Một người có dã tâm như ngươi đã không làm tăng tuổi thọ, trái lại ngươi còn làm cho số tuổi thọ trên trời của ngươi càng lúc càng giảm. Nếu để ngươi sống lâu hơn nữa, ta sợ ngươi không có cơ hội gặp ta. Ta làm phúc cho ngươi dời cõi trần trước khi số tuổi trên nước trời của ngươi thành con số không. Lúc đó ngươi không còn cơ hội vào nước trời. Ngươi làm được ít điều tốt, đã không tăng thêm tuổi cho ngươi trên thiên quốc,trái lại còn bị trừ đi ngay cả số tuổi căn bản, tuổi gốc trời ban sẵn. Để ta giải thích rành mạch cho ngươi khỏi thắc mắc. Mười tám năm vị thành niên kia ai cũng giống nhau. Trời ban đồng đều, cố định cho mọi người. Đây là số tuổi gốc. Số tuổi này rất quan trọng. Nếu một người sanh ra chết ngay, người đó cũng có sẵn mười tám tuổi trên thiên quốc. Nếu một người sống tốt lành thì trên căn bản người đó có sẵn mười tám năm, cộng thêm việc tốt họ làm để tính tuổi trên nước trời. Nếu người đó sống xấu, làm việc thất đức, ác tâm, gây đau khổ cho người khác, thì mỗi một việc xấu đó ảnh hưởng đến thời gian sống trên nước trời, bằng cách trừ vào số tuổi gốc căn bản.
Ta kể cho ngươi vài trường hợp điển hình. Gà hàng xóm sang vườn nhà ngươi, nhà ngươi giăng lưới bắt nó. Thay vì đưa trả lại chủ, nhà ngươi thịt nó rồi rủ rê bạn bè đến say sưa. Mỗi lần như thế nhà ngươi bị trừ đi một ngày trên thiên quốc. Ông Tang chống chế. Nhưng gà đó phá vườn rau nhà con. Vị thần nhân từ ngẩng mặt nhìn ông đáp. Ta nói thế, ngươi vẫn chưa hài lòng sao? Gà hàng xóm làm gì đã kịp vào đến vườn nhà ngươi. Mới đến gần hàng rào đã dính lưới của ngươi. Đó là ta đã tha cho ngươi tội giăng lưới sang đất nhà hàng xóm kế bên. Nhà người biết, ta biết, nhà hàng xóm biết, nhưng họ nhịn, họ không gây sự, lên tiếng với ngươi. Ngươi nướng khoai nóng thảy cho chó hàng xóm cắn khoai nóng rụng răng. Mỗi một con chó ngươi bắt của người ta, ngươi bị trừ đi một ngày trên thiên quốc. Dạ thưa, chó hàng xóm sủa um sùm làm con mất ngủ. Vị thần tính tuổi hỏi ngược lại ông Tang. Nhà ngươi có biết tại sao không? Mỗi lần ngươi tổ chức ăn uống say sưa, bạn bè ca hát quá nửa khuya, hàng xóm chung quanh cố gắng nhịn, không than phiền, trách móc. Có một số người nói ra, nói vào nhưng họ chỉ than cho nhau nghe thôi mà không chủ trương hại ngươi và bạn bè nhà ngươi. Tan tiệc là đã sang sáng ngày hôm sau, quá nửa khuya đám bạn say kia, vừa đi vừa la ó ngoài đường. Chó sủa đêm là do nhà ngươi và bạn ngươi gây ra. Ngươi đã không biết nhìn lại còn đổ tội cho chó. Ngươi đi câu trộm cá nuôi nhà người khác, cứ mỗi lần đi câu trộm, ngươi bị trừ đi một ngày. Ngươi đi câu trộm cá đã là một tội, còn mang cá đó bán cho ngưòi khác lấy tiền mua rượu uống là một sai trái khác. Ngươi làm bộ đạp đúng cái rổ xin tiền của người mù. Ngươi không thương người mù, còn đứng đàng xa nhìn người mù rờ rẫm tìm tiền văng trên đất. Mỗi một đồng xu người mù bị mất, ngươi biết người đó đói thêm một chút. Đó là chưa tính tội ngươi cười đùa trên đau khổ của kẻ tật nguyền. Đến lúc này ông Tang mới hiểu sống lâu không có nghĩa là sống thọ. Sống thọ chính là làm được nhiều điều tốt lành, việc từ thiện, việc bác ái, việc thương người. Chính những điều này làm cho con người trở nên trường thọ. Ông còn đang phân vân không biết thưa với vị thần tính tuổi thế nào, thì ông gặp lại con và dâu ra đi đón ông. Hỏi số tuổi thọ của con cháu trên thiên quốc, ông thấy con và dâu của ông người nào cũng thọ vài ba trăm tuổi. Còn ông chỉ có hai tuổi trên thiên quốc. Ông tiếc ngẩn ngơ, dả dụ như ông được ra đi sớm, có lẽ tuổi thọ trên thiên quốc của ông đã cao hơn con số hai.
TiengChuong.org
 
VietCatholic TV
Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô: Kinh tế + Tình huynh đệ
Giáo Hội Năm Châu
04:19 25/11/2020

1. Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô thúc đẩy: 'Những người trẻ chống lại sự bất bình đẳng'

Cô Valentina Rotondi, một nhà khoa học xã hội được đào tạo chuyên ngành kinh tế ứng dụng và thực dụng, là thành viên của Ban Tổ chức cuộc Hội thảo về "Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô" chia sẻ về mục tiêu dài hạn và kỳ vọng của cô đối với cuộc hội thảo này.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Cuộc Hội thảo gần đến hồi kết thúc

Vào thứ Năm ngày 19 tháng 11, cuộc hội thảo về chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô bắt đầu khởi động 12 ngôi làng chuyên đề “EoF” sẽ áp dụng các chủ đề chính liên quan đến một mô hình kinh tế mới và công bằng hơn.

Công việc chuẩn bị đã được tiến hành kể từ khi cuộc Hội thảo được Đức Thánh Cha Phanxicô triệu tập vào năm 2019. Vào thời điểm đó, Đức Thánh Cha yêu cầu các nhà kinh tế và những người trẻ chia sẻ những ý tưởng về một mô hình kinh tế khác, một nền kinh tế tập chú hơn đến những người nghèo khổ cùng đinh trong xã hội, chứ không chỉ tập trung vào việc gia tăng của cải vật chất.

Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô được thảo luận và trao đổi trực tuyến, vì những cản trở của cơn đại dịch coronavirus toàn cầu, dự kiến diễn ra trong ba ngày hội thảo trên web và được phát trực tuyến trên kênh YouTube của ban tổ chức.

Hội nghị có sự tham gia của các diễn giả quốc tế, bao gồm ông Muhammad Yunus, người đoạt giải Nobel và các nhà kinh tế và chuyên gia như Kate Raworth, Jeffrey Sachs, John Perkins, Vandana Shiva, Stefano Zamagni, Mauro Magatti, Juan Camilo Cardenas, Jennifer Nedelsky, Sơ Cécile Renouard cũng như nhiều doanh nhân và các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu của thế giới.

Trong số các thành viên của Ban Tổ chức của buổi Hội thảo này có cô Valentina Rotondi, một nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Đại học Oxford và Đại học Supsi ở Lugano.

Cô Valentina, cũng là người đang điều phối làng “CO2, mô hình một làng bình đẳng”, nói với đài Vatican về cách cô ấy tham gia vào “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” và về những hy vọng cũng như kỳ vọng lâu dài của cô đối với chủ thuyết này.

Trong cuộc phỏng vấn này, cô Valentina Rotondi chia sẻ: “Đây là một món quà, khi cô nhớ lại lúc cô gửi đơn xin việc với một tâm trạng không có hy vọng cô sẽ được nhận vào làm việc như một thành viên của Ban Tổ chức Trung ương của Đức Phanxicô, nơi cô đã trực tiếp tham gia và giúp đỡ nhiều người trẻ khác trên thế giới tham gia vào cuộc hội thảo học hỏi này.

Một sự kiện chưa từng có

Cô Valentina cho hay việc này là “hoàn toàn mới mẻ và sáng kiến mới” trong các lĩnh vực khoa học xã hội, kinh tế và kinh tế học ứng dụng.

Cô nói: “Tôi xác tín rằng Chủ thuyết Kinh tế này sẽ thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về nền kinh tế của mình, cách chúng ta nghĩ về những người sống trong nền kinh tế của chúng ta,” và về cách chúng ta có thể thay đổi mô hình kinh tế đang gây ảnh hưởng xấu trên rất nhiều người khắp thế giới này!

Cô Valentina cho biết trong ba ngày này, cô sẽ điều phối các buổi hội thảo, đặc biệt buổi hội thảo có sự tham gia của các kinh tế gia hàng đầu thế giới như Kate Rawarth và John Perkins, cùng với 12 thanh niên từ khắp nơi trên thế giới, những người đã cống hiến cuộc đời góp phần vào Chủ thuyết Kinh tế của đức Phanxicô.

“Và sau đó tôi sẽ lắng nghe, lắng nghe sự đóng góp của những yếu nhân khác trên khắp thế giới, những người này là những người trẻ đang cố gắng thay đổi nền kinh tế ở các quốc gia của họ và của thế giới nói chung” cô nói.

Tất nhiên, cô ấy nói, di sản của của cuộc học hỏi này phải được tồn tại và phải có được những tác động hiệu quả, cho nên cô Valentina mô tả ba ngày này là "một sự kiện trung gian" vì nó xuất phát đi từ những công việc khó khăn lúc ban đầu và sẽ được tiếp nối trong những năm tới.

Một quá trình đa diện

Cô Valentina giải thích “Đây là một quy trình dựa trên nhiều tiêu đề khác nhau: có những người làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và xuất bản, có những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh và các doanh nghiệp mới, và có những người làm việc trong các dự án cộng đồng”.

Cô ấy nói thêm: Mỗi người tham gia, bây giờ có một nhiệm vụ nhằm mang lại kết quả cụ thể trong những tháng ngày tới.

Ví dụ, tại làng “Bất bình đẳng CO2” mà cô đang điều phối, có một số người từ Argentina, Peru và Ý đang làm việc để xây dựng những nơi mà trẻ em có thể đến và tìm hiểu về sự bất bình đẳng và cách giải quyết những bất bình đẳng này trong cuộc sống hàng ngày của các em!

Một quan điểm mới cho việc đào tạo kỹ thuật này của cô Valentina là mỗi học viên, tham gia sâu rộng vào cuộc sống trong thời gian đại học, lúc nghiên cứu các mô hình và nguyên tắc mới trong nhiệm vụ cung cấp các giải đáp thay thế cho các hệ thống bất công! Cô nói, một trong những hy vọng của cô là thành quả của Chủ thuyết Kinh tế của đức Phanxicô sẽ được đưa vào chương trình giảng dạy của các đại học.

Cô cho hay: “Tôi sẽ đưa các nguyên tắc của cuộc Học hỏi này cùng với các nghiên cứu của cô, cũng như cố gắng thiết lập một số khóa học cụ thể liên quan đến “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô”.

Đức Thánh Cha Phanxicô

Cô Valentina cho biết sự đóng góp của Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc Hội thảo này là những đóng góp rất cơ bản.

“Trước hết, đóng góp của ĐTC là kêu gọi những người trẻ hãy tin tưởng vào trí tuệ và khả năng của họ trong việc suy nghĩ về tương lai và tin tưởng vào sự nhiệt tâm của họ” cô nói.

Sau đó, cô kết luận, các tài liệu của ĐTC - những Thông điệp, Tông Huấn và Tự sắc v.v… - là nền tảng cho Chủ thuyết Kinh tế của đức Phanxicô và các tài liệu ấy cung cấp khuôn khổ để chúng ta có thể xây dựng một nền kinh tế mới.

2. Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô: "Kinh tế + Tình huynh đệ x Phát triển = Tương lai"

Cuộc Hội thoại “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” kéo dài ba ngày, bắt đầu vào thứ Năm ngày 19 tháng 11 với sự chào đón sự hiện diện của nhiều nhân viên của Thánh Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện và các cơ quan dân sự và tôn giáo tụ về Assisi, như là trung tâm kết tụ mọi sáng kiến toàn cầu.

(Tin Vatican - Linda Bordoni)

Hơn 2000 “người đang tạo ra những thay đổi” từ khắp nơi trên thế giới đang tham gia cuộc Hội thoại “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” kéo dài ba ngày diễn ra cho đến hết ngày thứ Bảy ngày 21 tháng 11.

Một cuộc hội thảo trực tuyến, kết nối nhiều tham dự viên, được khai mạc vào chiều thứ Năm (19/11/2020), tại thành phố Assisi, như là trung tâm thu hút và cung cấp nguồn cảm hứng, tinh thần nghĩa huynh và tình cảm phổ quát, cũng như nhiều ý kiến đề ra những nền tảng cho một “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô”.

Những người được cho là "những người đang kiến tạo ra những thay đổi toàn cầu" là các nhà kinh tế trẻ, doanh nhân và phụ nữ đề ra các mô hình đáp ứng lại những lời hướng dẫn của ĐTC cho các nhà đạo đức học và các chuyên gia kinh tế và khoa học xã hội, nhằm lôi cuốn các thế hệ trẻ tương lai nhập cuộc...

Với “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô”: “Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng thế giới ngày mai, nơi không một ai bị loại ra ngoài lề cuộc sống…”

Và trong suốt buổi các buổi Hội thảo, những người trẻ cũng như trưởng thành, từ khắp các châu lục khác nhau, đã liên kết với nhau để lắng nghe những chia sẻ, những kinh nghiệm và những tư duy của nhau. Phiên họp kéo dài 4 giờ rất căng thẳng được xen kẽ bằng những đoạn video, những bài nhạc, kịch nghệ và những hình ảnh ngoạn mục về thành phố Assisi đầy nghệ thuật, cảnh trí thiên nhiên và trung tâm điểm của niềm tin.

Một sự chào đón nồng nhiệt

Người mở đầu cuộc Hội thảo là Đức Cha Domenico Sorrentino, Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Assisi, với những lời chào mừng nồng nhiệt như Đức cha nói: Cho dù coronavirus có thể làm đảo lộn những dự tính – đảo lộn những toan tính “gặp gỡ thể lý” sang một thế giới ảo – nhưng chắc chắn nó không thể làm giảm lòng nhiệt thành và dấn thân của chúng ta!

Đức cha nói bằng tiếng Anh: Ngài cảm ơn các bạn trẻ hiện diện tại đây; Ngài cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô về sự hiện diện trực tuyến và sự hướng dẫn của ngài; và Đức cha cũng cảm tạ Thánh Phanxicô, vì chính thánh nhân là “tác nhân của sự thay đổi” là “nhà kinh tế học”, người đã chuyển hướng những xu chiều bất công và “đón nhận những người phung cùi” là những người nghèo hèn bị gạt ra lề xã hội vào trọng tâm cho việc tông đồ của thánh nhân.

Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Thánh Bộ Ngoại giao của Tòa Thánh Vatican, đặc trách về sự phát triển toàn diện con người, cũng chào mừng các tham dự viên trong bối cảnh đại dịch, đã loại trừ được những những lời trọng vọng dành cho các yếu nhân và coi mọi người bình đẳng như nhau hơn.

Nhắc lại lời mời của Đức Thánh Cha Phanxicô để đưa ra các mô hình kinh tế công bằng hơn, “đầu tư vào con người, tôn trọng sự sáng tạo” và đoàn kết toàn cầu, Đức Hồng Y Turkson nói: “bạn tìm cách hỗ trợ Đức Thánh Cha Phanxicô, Giáo hội và thế giới càng ngày càng tốt hơn, khởi phát một nền kinh tế toàn cầu, bền vững, giúp anh chị em chúng ta cùng nhau chung sống trong ngôi nhà chung của chúng ta”.

Ngài suy tư trên khả năng của các mô hình kinh tế mới và bình đẳng, "không nhằm mục đích phục vụ một số ít mà mang lại lợi ích cho tất cả", và ngài cảm ơn những người hiện diện đã cố gắng thiết lập các tiến trình thay đổi tận căn những "quan niệm của các nền kinh tế và hoạt động kinh doanh như là những ơn gọi cao quý" hướng tới việc sản sinh ra những cải thiện cho thế giới và nhằm phục vụ nhân loại.

ĐHY nhấn mạnh rằng Thánh bộ mà ngài đứng đầu, cùng làm việc với những người nam nữ thiện chí, những người cố gắng tạo ra “những công ty tốt” và “những công việc tốt” nhằm theo đuổi lợi ích chung, và cam kết luôn “đồng hành” và được soi dẫn bằng những “hướng dẫn đạo đức”.

“Được truyền cảm từ thánh Phanxicô Assisi, qua cái nhìn chúng ta hướng về Chúa Giêsu và dưới sự lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phanxicô,” Đức Hồng Y nói thêm, “các bạn, những người trẻ có đức tin và thiện chí, có thể triển khai một biểu hiện cao quý của tình yêu xã hội bằng cách tạo ra một nền kinh tế mới điều đó chắc chắn sẽ mang lại một sự giàu có phong phú."

ĐHY kết luận “Cảm ơn các bạn: - vì đã mang ánh sáng vào một thế giới tăm tối của chúng ta, - vì đã mang tình yêu thương vào những thời điểm thờ ơ vô cảm đầy thử thách này, - vì đã mang lại hy vọng cho nhiều người đang tuyệt vọng! - vì đã mang lại niềm tin cho một nền kinh tế mới ươm đầy tình bạn, - và vì đã mang lại sự hòa thuận của những người con cái của thiên Chúa.

Thị trưởng thành phố Assisi, bà Stefania Proietti, cũng chào mừng các tham dự viên bằng tiếng Anh, bà nói: “tình huynh đệ và chủ nghĩa nhân văn phải là động lực cho một nền kinh tế bền vững”.

Cuối cùng là bài phát biểu đầy xúc động của cô chủ tịch viện Thiên thần (Istituto Serafico) ở Assisi, nơi dành cho các trẻ em khuyết tật, phát biểu: “Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao cho các bạn trách nhiệm và niềm tin để chăm sóc cho anh chị em chúng ta và cho ngôi nhà chung của chúng ta,” Cô Francesca Di Maolo lưu ý rằng đại dịch đã không làm ngăn cản “Chủ thuyết Kinh tế của Đức Phanxicô” đã và đang tạo ra những phản ứng dây chuyền.

Ở Assisi, cô nói, một phương trình mới được dựng xây là: "Kinh tế (cộng với) + Tình huynh đệ (nhân với) x sự Phát triển (sẽ thành) = Tương lai"…
 
Các Hồng Y và Giám Mục bày tỏ lòng cảm mến Tổng thống Trump đã bênh vực các tín hữu Kitô bị bách hại
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:11 25/11/2020

1. Đức Hồng Y Dolan: Những câu chuyện về những Kitô hữu bị bách hại phải làm lay động trái tim chúng ta

Cuộc hội thảo “Act in Time: Protecting Imperiled Christians in Ancient and Other Lands,” nghĩa là “Hành động kịp thời: Bảo vệ các tín hữu Kitô ở các vùng đất Cổ đại và các vùng đất khác” đã quy tụ các nạn nhân của cuộc bách hại kinh hoàng vẫn đang xảy ra, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các chuyên gia toàn cầu. Trong cuộc hội thảo dưới dạng trực tuyến, được tổ chức trong tuần qua, các diễn giả cho biết các Kitô hữu trên khắp thế giới phải là những người bênh vực tốt hơn cho các tín hữu Kitô bị bách hại.

Một trong các diễn giả, là Đức Hồng Y Timothy Dolan ở New York, đã khuyến khích người Công Giáo suy nghĩ nhiều hơn và sâu sắc hơn “về những anh chị em trong đức tin của chúng ta hiện đang chịu đau khổ chỉ vì họ làm dấu thánh giá, họ cúi đầu trước Thánh Danh Chúa Giêsu, và tuyên xưng đức tin trong Kinh Tin Kính từ các Thánh Tông Đồ mỗi ngày Chúa Nhật.”

Đầu tuần này, Đức Hồng Y Dolan đã được bầu làm chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, nơi ngài có khả năng đóng một vai trò trong các cuộc xung đột với chính quyền sắp tới nếu ông Joe Biden đắc cử.

Đức Hồng Y Dolan nói: “Chúng tôi, các giám mục ở Hoa Kỳ, như các bạn cũng biết, có những cuộc đấu tranh hợp pháp và liên tục để bảo vệ quyền tự do đầu tiên và quý giá nhất của chúng ta. Nhưng cho dù lúc này lúc khác những vấn đề của chúng tôi có lúc chồng chất và tương lai có vẻ u ám như hiện nay, thì những vấn đề của chúng tôi vẫn chẳng là gì khi so sánh với ‘đàng thánh giá’ mà rất nhiều Kitô hữu anh chị em của chúng ta ở những nơi khác trên thế giới đang phải trải qua những cuộc bách hại chết người”.

“Tư cách thành viên chung của chúng ta trong nhiệm thể Chúa Kitô nghĩa là sự đau khổ của họ cũng phải trở thành sự đau khổ của chúng ta,” ngài nói.

Trích dẫn mô tả của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về thời hiện tại như là “thời đại mới của các vị tử đạo”, Đức Hồng Y Dolan than thở rằng một nửa trong số tất cả các vị tử đạo trong lịch sử 2,000 năm của Kitô Giáo đã bị giết trong thế kỷ 20.

“Thế kỷ 21 này, tôi e rằng xem ra tình hình không hứa hẹn có chút khả quan nào. Thế kỷ này, chỉ mới hai thập kỷ thôi, đã chứng kiến 1.25 triệu người bị giết trên khắp thế giới, đơn giản chỉ vì họ tin vào Chúa Giêsu Kitô. Và mối đe dọa đó đối với các tín hữu đang ngày càng lớn”.


Source:Catholic News Agency

2. Đức Hồng Y Dolan và Đức Tổng Giám Mục Iraq ca ngợi chính quyền Tổng thống Trump về thành tích bảo vệ tự do tôn giáo

Một trong những câu hỏi thường gặp nhất trong hội nghị chuyên đề quốc tế về tự do tôn giáo diễn ra hôm 19 tháng 11 là liệu sự quan tâm dành cho tự do tôn giáo trong suốt 4 năm qua có được tiếp tục với chính quyền tiếp theo hay không.

“Với tư cách là một Giáo Hội, chúng ta phi đảng phái và luôn cố gắng hết sức để không dính dáng đến chính trị đảng phái,” Đức Tổng Giám Mục Basha Warda của Công Giáo nghi lễ Chanđê Irbil, Kurdistan, Iraq, nói.

Ngài lưu ý rằng “chính quyền hiện nay của Hoa Kỳ đã và đang chú ý rất nhiều đến vấn đề này. Liệu điều này có còn được tiếp tục nữa hay không? Chúng tôi cầu nguyện mong sao sẽ được như vậy”.

Hiện nay các Kitô hữu chỉ còn dưới 250,000, cho nên Đức Tổng Giám Mục Warda cảnh báo rằng “rất có thể chúng tôi sẽ biến mất vào thời điểm thế giới quyết định ngoái nhìn chúng tôi một lần nữa.”

“Chính quyền Trump đã ủng hộ chúng tôi một cách rõ rệt,” Đức Tổng Giám Mục Warda nói. “Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng tình đoàn kết này có thể được tiếp tục.”

Ngài cho biết đang “tìm kiếm các dấu chỉ” trong chính quyền tiếp theo nếu ông Joe Biden đắc cử tổng thống. “Chúng tôi hy vọng sẽ thấy những thông điệp rõ ràng cho vấn đề này.”

Hội nghị chuyên đề “Act in Time: Protecting Imperiled Christians in Ancient and Other Lands,” nghĩa là “Hành động kịp thời: Bảo vệ các tín hữu Kitô ở các vùng đất Cổ đại và các vùng đất khác”, được tổ chức bởi Anglosphere Society phối hợp với Viện Hudson, Đoàn Hiệp sĩ Columbus, Viện Nghiên Cứu Về Tình Trạng Các Kitô Hữu Ở Các Vùng Kitô Cổ Đại Và Các Vùng Đang Bị Đe Dọa, và Hiệp hội Phúc lợi Công Giáo Cận Đông.

“Sẽ là một ngày buồn khi thấy các tín hữu Kitô không còn được chào đón ở chính quê hương của họ nữa,” Đức Cha Maronite Gregory J. Mansour, Giám Mục Brooklyn nói.

Mặc dù đã có sự trỗi dậy của chủ nghĩa bài Do Thái ở Âu châu, Đức Hồng Y Timothy Dolan của New York khẳng định rằng “không thể chối cãi một thực tế là những tín hữu Kitô là những nạn nhân nổi bật ở nhiều nơi hơn.”

Đức Hồng Y Dolan cũng lên tiếng ca ngợi chính quyền của Tổng thống Trump. Ngài cho biết các vấn đề liên quan đến những cuộc bách hại các cộng đồng Kitô ở Trung Đông, cũng như Ấn Độ, “tất cả đều là một phần trong hoạt động tiếp cận của chính quyền này khi vấn đề nổi lên gây cho họ chú ý”.

Đức Hồng Y Dolan ca ngợi Ngoại trưởng Mike Pompeo là người đã dành “sự quan tâm đặc biệt” cho các Giáo Hội Chính thống.

Vào ngày 17 tháng 11, Ngoại trưởng Pompeo, trong chuyến công du bảy nước đến Âu Châu và Trung Đông, đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một tweet, Pompeo gọi nhà lãnh đạo Chính thống giáo là “một đối tác quan trọng khi chúng ta tiếp tục đấu tranh cho tự do tôn giáo trên toàn cầu”.

“Chúng ta là một trong những cộng đồng đức tin được may mắn nhất trên hành tinh… nhưng chúng ta không thể dừng lại ở đó,” Đức Hồng Y Dolan nói. “Chúng ta phải trở thành những người bênh vực và ủng hộ những người đã lại một lần nữa gây chú ý cho chúng ta. Chúng ta phải kiên trì khích lệ, và bênh đỡ cho những người bị bách hại. Chúng ta cũng phải làm cho mọi người nhận thức được sự đau khổ của anh chị em chúng ta bằng tất cả các phương tiện có được trong tay”.

“Chúng tôi ở Hoa Kỳ này có những cuộc đấu tranh chính đáng và liên tục để bảo vệ các quyền tự do của chúng ta,” Đức Hồng Y Dolan nói với các nhà lãnh đạo Kitô ở Trung Đông tham gia vào diễn đàn. “Đau khổ của các bạn cũng phải trở thành những đau buồn của chúng tôi.”

Robert Nicholson, chủ tịch và giám đốc điều hành của Dự án phi lợi nhuận Philos, nhằm thúc đẩy sự tham gia của các Kitô hữu trong việc bảo vệ anh chị em tín hữu Kitô ở Cận Đông, cho biết ông đã rất xúc động trước cảnh tượng những người Armenia nắm tay nhau hát thánh ca sau khi Nhà thờ Đấng Cứu Độ Chí Thánh, một nhà thờ của Giáo Hội Armenia Tông Truyền ở Shusha, bị đánh bom trong cuộc giao tranh gần đây với các lực lượng vũ trang Azerbaijan.


Source:Catholic News Agency

3. Đức Hồng Y Becciu khởi động vụ kiện phỉ báng thứ hai kể từ khi bị buộc từ chức

Đức Hồng Y Angelo Becciu đang tung ra một vụ kiện phỉ báng thứ hai liên quan đến các vụ tấn công của báo chí xung quanh những sự kiện dẫn đến việc ngài từ chức tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh và từ bỏ các đặc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y, luật sư của ngài nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, hôm 23 tháng 11.

Vụ kiện mới nhất liên quan đến tuyên bố của một phụ nữ Ý, là bà Geneviève Ciferri Putignani, được đăng trên báo “La Verità”, nghĩa là “Sự Thật”, hôm Chúa Nhật 22 tháng 11.

Trong bài báo này, Putignani cáo buộc Đức Hồng Y Becciu đã chửi thề vào mặt bà, trong khi nại đến danh Chúa và Đức Giáo Hoàng, vì cho rằng bà đã âm mưu chống lại ngài. Đức Hồng Y Becciu đã lập tức bác bỏ câu chuyện này, và lập tức khởi kiện tờ “La Verità” và bà Putignani.

Luật sư của Đức Hồng Y Becciu, là ông Fabio Viglione, cho biết trong một tuyên bố chính thức: “ Nội dung báng bổ tôn giáo của bài báo, xúc phạm nghiêm trọng đến Đức Thánh Cha và thân chủ của tôi, đặc biệt là ở các thuộc tính trong các cụm từ và thái độ mà Đức Hồng Y đã mạnh mẽ bác bỏ một cách rất kiên quyết, và tố cáo chúng là hoàn toàn sai sự thật, và sẽ được các cơ quan tư pháp vạch trần.”

Báo “La Verità” sẽ bị kiện, nhưng bà Putignani còn bị kiện nặng hơn. Luật sư Fabio Viglione nói:

“Tôi nhận được một ủy nhiệm vụ từ Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu phải đề xuất một đơn khiếu nại ngay lập tức cho sự phỉ báng trầm trọng hơn với bà Geneviève Ciferri Putignani, liên quan đến những tuyên bố được cho là của bà được đăng trên tờ báo ‘La Verità’.

Đây là vụ kiện phỉ báng thứ hai do Đức Hồng Y Becciu đệ trình kể từ khi Vatican tuyên bố ngài được yêu cầu từ chức tổng trưởng bộ Tuyên Thánh và từ bỏ các đạc quyền liên quan đến tước vị Hồng Y vào ngày 24 tháng 9.


Source:Catholic News Agency

4. Cặp vợ chồng Công Giáo tặng hàng trăm con gà tây trong Lễ Tạ ơn ở Brooklyn, Queens

Đối với một doanh nhân Công Giáo ở Thành phố New York, Lễ Tạ ơn từ lâu đã trở thành thời điểm của sự hy sinh và quảng đại. Trong 4 năm qua, Alphonse Catanese và vợ đã tặng hàng trăm con gà tây cho các gia đình khó khăn trong thành phố.

Năm nay, trong bối cảnh đại dịch coronavirus gia tăng, gia đình Cataneses còn hào phóng hơn nữa để bảo đảm những người nghèo ở Brooklyn và Queens vẫn có được bữa tối Lễ Tạ ơn xứng đáng.

“Với sự giúp đỡ của Chúa, chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó”, Alphonse nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.

Khi Alphonse còn là một đứa trẻ, vào tháng 11 hàng năm, bố của ông thường chất hàng trăm con gà tây vào một chiếc xe tải, đón Alphonse và anh trai của ông từ trường học, và họ sẽ cùng nhau lái xe đến các xưởng gạch và những điểm cung cấp đất cát xung quanh Brooklyn.

Họ sẽ đến thăm tất cả những người mà cha ông đã cùng làm việc trong suốt cả năm, tặng họ một con gà tây vào lúc 12 giờ trưa thứ Tư trước Lễ Tạ ơn. Sau đó, cha của Alphonse sẽ cho tất cả nhân viên của mình nghỉ việc sớm để họ chuẩn bị ăn mừng vào ngày hôm sau.

“Tôi không bao giờ hiểu được tại sao chúng tôi lại làm điều này. Một ngày nọ, cuối cùng chúng tôi hỏi cha mình và cha tôi nói: ‘Con phải hiểu. Thật tuyệt khi được giúp đỡ mọi người và Lễ Tạ ơn là thời điểm đặc biệt trong năm’”, Alphonse nhớ lại.

Bố của Alphonse qua đời vào năm 2006, Alphonse và anh trai kế thừa công việc kinh doanh của gia đình. Kể từ khi nghỉ hưu, Alphonse đã thực hiện công việc quản lý và phát triển bất động sản và điều hành một công ty chuyên nâng cấp và cải tạo tư gia.

Anh kể: “Một ngày nọ, tôi đang ngồi nói chuyện với vợ mình. Tôi nói: 'Em có nhớ thời điểm này trong năm đã từng như thế nào không? Chúng ta sẽ phát điên lên, nhặt gà tây, cho vào xe tải, đi ra ngoài và chăm sóc mọi người?’”.

Vợ ông đã đề nghị ông làm sống lại truyền thống này, vì vậy ông đã đến gặp Tổ chức bác ái Công Giáo ở Brooklyn và Queens – nơi mà ông đã từng làm công việc xây dựng cho họ trong quá khứ - để xem ông có thể làm gì.

Các tổ chức bác ái Công Giáo của Brooklyn và Queens đã tổ chức chương trình Tặng gà Tây và các phẩm vật khác trong hơn một thập kỷ. Mỗi người sẽ nhận được một phiếu mua một con gà tây và một giỏ các món như khác để làm một bữa ăn trang trọng trong Lễ Tạ ơn.

Năm nay, họ đã phân phối gần 1,600 con gà tây và 1,200 túi nhu yếu phẩm cho các gia đình có nhu cầu.

Năm 2016, Alphonse và vợ Maria đã trở thành nhà tài trợ chính của chương trình tặng quà, quyên góp khoảng 700 con gà tây hàng năm. Họ đã giữ cam kết đó hàng năm kể từ đó.

“Bất kỳ ai cũng có thể viết chi phiếu hoặc gửi một khoản đóng góp. Nhưng tôi phải nói với bạn, đó thực sự là một cảm giác tuyệt vời. Bạn đưa cho người đó một con gà tây - người đó sẽ quay lại và nhìn bạn và họ nói 'cảm ơn'. Và bạn biết đó là một lời cảm ơn chân thành,” Alphonse nhận xét.


Source:Catholic News Agency