Ngày 08-11-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thiên Giới
Lm Vũđình Tường
05:59 08/11/2013
Mỗi lần tham dự lễ mừng ngân khánh, kim khánh kỉ niệm đán cưới đều là những dịp đặc biệt vui không phải riêng cho đôi hôn nhân mà còn cho con cháu và mọi người tham dự. Mừng vui vì họ đã trải qua một chặng đường dài nhiều chông gai trong cuộc sống hôn nhân. Đời sống hôn nhân được ví như người đi biển hoặc như người đi trong đêm. Tựa như lênh đênh trên biển cả bởi họ không biết khi nào sóng to gió lớn ập đến. Có khi là mây đen che phủ, có khi là bão tố ầm ầm. Đời sống hôn nhân ví như người lữ hành trong đêm không biết bước kế tiếp là an hay nguy, đất bằng hay bước bỗng, vấp té vì thế mỗi bước chân đều quan trọng. Mỗi bước chân dẫn họ đến gần ngày mừng. Họ có thể không là những vĩ nhân, bằng cấp cao, có vai vế trong xã hội. Họ là những người dân bình thường, sống âm thầm nhưng học được nghệ thuật sống, nắm được chân lí khôn ngoan cách sống. Đời sống hôn nhân của họ cũng đủ vị đắng cay, ngọt bùi nhưng họ vượt qua được những hương vị đắng chát đó. Vì thế họ đáng ca tụng, đáng chúc mừng trong ngày mừng kim khánh, ngân khánh. Hôn nhân chấm dứt khi một trong hai người qua đời nhưng tình yêu họ dành cho nhau sâu đậm nhiều năm sau đó. Tôi may mắn gặp nhiều người dù người phối ngẫu đã mất nhiều năm trước nhưng mỗi lần nhắc đến họ nhắc với tâm tình thương mến, kính trọng và nuối tiếc vì người kia ra đi quá sớm. Điều này cho thấy lời thề hôn phối ‘Những gì Thiên Chúa liên kết con người không được phân li’ trở thành huyền thoại cho một số nhưng trở thành hiện thực được cho những đôi hôn nhân biết mở rộng tâm hồn đón ơn Chúa, trung thành với lời hứa.

Nhóm Sađốc không tin có sự sống lại nhưng lại dùng điều này gài bẫy Đức Kitô. Họ hỏi Ngài về đời sống hôn nhân sau khi con người qua đời. Đức Kitô dùng dịp này để giải thích cho họ về đời sống thiên giới.

Thứ nhất có sự khác biệt về cuộc sống hiện tại và cuộc sống tương lai. Con cái đời này cưới vợ gả chồng để duy trì và nối tiếp cuộc sống trần thế nhưng điều này không cần thiết nơi cuộc sống thiên quốc. Vì sao? Vì họ sống như thiên thần. Không còn dựng vợ, gả chồng. Ngay cả đau khổ thân xác tinh thần cũng biến mất. Cuộc sống mới tràn đầy hạnh phúc và yêu thương. Vì tràn đầy hạnh phúc, yêu thương nên không cảm thấy thiếu và như thế không có những nhu cầu như cuộc sống trần thế. Mọi người sống trong thiên quốc yêu thương nhau như anh chị em cùng một đại gia đình Chúa.

Thứ hai người Sađốc hiểu sai lầm về đời sau, vì sao? Vì họ thiếu hiểu biết về Kinh Thánh. Họ là thầy dậy muôn dân như họ tự hãnh diện nhưng lại thiếu kiến thức, hiểu biết về điều họ rao giảng. Họ dùng hiểu biết trần thế giải thích nước trời nên giải thích của họ dẫn vào ngõ cụt, không lối thoát. Đức Kitô rao giảng tình yêu Thiên Chúa là tình yêu vô vị lợi và vĩnh cửu. Kẻ tin thể hiện tình yêu này qua cử chí bác ái, yêu thương, tha thứ, công bình. Chính bác ái, yêu thương là hành trang đi với họ vào Thiên quốc.

Thứ ba, Đức Kitô xác nhận tổ phụ Abraham, Isaac, Giacob không phải đã chết như nhóm Sađốc tin mà họ còn sống bên Chúa. Họ nhận biết Thiên Chúa là Đấng sáng tạo nên họ. Chính nhận thức này xác định họ sống, và sống trong hạnh phúc và yêu thương. Chỉ riêng điểm này đủ xác định họ còn sống vì nếu họ đã chết họ sẽ không thể nhận biết Thiên Chúa. Họ nhận biết Thiên Chúa bởi họ còn sống.

Nhóm Pharisiêu xem ra có vẻ cởi mở hơn nhóm Sađốc vì Pharisiêu tin vào thiên thần và tin vào sự sống lại còn nhóm Sađốc thì không.

Lm Vũđình Tường

TiengChuong.org
 
Để cho Lời Chúa được vang xa
Lm Jude Siciliano OP
07:10 08/11/2013
Chúa Nhật XXXII TN -C-
2 Macabê 7: 1-2, 9-14; T.vịnh 17;2; Thêxalônica 2: 16- 3:5; Luca 20: 27-38

ĐỂ CHO LỜI CHÚA ĐƯỢC VANG XA

Trong thế giới cổ đại của người Sêmít và ở một vài nơi khác, người ta vẫn tin rằng lời phát biểu là một điều gì đó sống động và có sức mạnh riêng. Vì ít người biết đọc biết viết, nên lời phát biểu đó giữ vai trò quan trọng.

Khi một từ được viết ra giấy là nó mang lấy một sức sống trải dài tới tương lai. Đối với cha ông chúng ta, những lời phát biểu cũng giống như thế; một khi được nói ra, tự thân những lời đó mang lấy một sức sống riêng. Khi người ta hẹn ước với nhau, chẳng hạn trong hôn nhân, thì những giao kèo và khế ước, vốn là những ngôn từ ở hiện tại, đều hướng đến tương lai. Những lời chúc phúc và nguyền rủa cũng tương tự như vậy, đó là những lời một khi được nói ra, mang lấy một thực tại của riêng chúng. Quý vị còn nhớ ông Giacóp đã lừa gạt cha mình là Isaác để nhận lấy phúc lành, mà lẽ ra phúc lành đó thuộc về người anh của ông là Êsau như thế nào không? Dẫu cho ông Giacóp có được phúc lành từ trò mánh lới đi nữa, thì ông Isaác cũng không thể đòi lại phúc lành đó. Phúc lành mà người cha ban cho ông Êsau là một lời chúc phúc khác và thua kém hơn (St 27).

Trong suốt Cựu ước và cả Tân ước, sức mạnh của lời là chủ đề then chốt. Lời Thiên Chúa thường được mô tả như đang hiện diện, hay đang trở thành hiện thực. Lời của Thiên Chúa mà các ngôn sứ đón nhận là sự vươn xa như chính Thiên Chúa vậy. Lời được nói ra thế nào thì lời cũng thi hành như vậy, bởi vì lời đó có sự hiện diện sống động của Thiên Chúa. Thực tại mà lời đề cập đến sẽ trở nên hiện hữu. Chẳng hạn, ngôn sứ Isaia tuyên bố rằng lời giống như mưa với tuyết, nó sẽ hoàn thành nhiệm vụ được sai đi (Is 55,10 tt).

Từ những dòng đầu tiên trong Kinh Thánh, ta thấy sức mạnh sinh động và sáng tạo của lời Thiên Chúa đã được biểu lộ. Thiên Chúa phán và công trình tạo dựng được khởi sự (St 1). Lời các ngôn sứ trong những bản văn Hípri được Tin Mừng trong Tân ước tiếp nối.

Những câu mở đầu trong thư thứ hai gửi tín hữu Thêxalônica là một lời chúc lành thật dễ thương, mà chúng ta có thể dùng để cầu chúc cho nhau và cho người khác. Lời đó cũng biểu lộ sự trìu mến và lắng lo mà tác giả dành cho giáo đoàn ở Thêxalônica.

Phần thứ hai nơi bản văn này đề cập những điều được nói ở trên về sức mạnh của lời. Vì những điều thánh Phaolô nói với chúng ta trong bài đọc hôm nay, nên tôi bắt đầu bằng một cái nhìn khái quát về lời.

Thánh Phaolô dạy rằng đức tin có được là nhờ nghe giảng, và khi lời được công bố thì mới có nghe giảng (Rm 10,17). Điều nổi bật nơi bài đọc hôm nay là lời cầu nguyện của thánh Phaolô: “Để lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh, như đã thấy nơi anh em”. Ngài đã dùng một hình ảnh thể thao để nói về Tin Mừng. Ngài không nhắm vào những người sẽ phổ biến lời; nhưng ngài cầu nguyện rằng ước chi Tin Mừng, lời sống động của Thiên Chúa, sẽ mau chóng lan ra khắp thế giới. Chúng ta, những nhà giảng thuyết và những thầy dạy, sẽ an lòng biết bao khi biết được hoa trái của công việc chúng ta làm không phải chỉ lệ thuộc vào những nỗ lực của mình!

Xin được nói vắn gọn về nguồn gốc của tác phẩm và tác giả: thư thứ hai gửi giáo đoàn Thêxalônica được viết trong thời kỳ bách hại của Domitian. Lý do viết thư này là nhằm khuyến khích độc giả giữ vững đức tin. Người ta vẫn còn nghi ngờ không biết thánh Phaolô có phải là tác giả hay không, tương tự như đối với các thư gửi giáo đoàn Êphêxô và Côlôxô. Trong thế giới Hy Lạp – Rôma, người ta thường gán một tác phẩm cho một tác giả khác, hay thậm chí là một tác giả đã qua đời. Mặc dù thánh Phaolô có thể không viết thư thứ hai gửi giáo đoàn Thêxalônica, nhưng việc khẳng định ngài là tác giả đã nại đến thẩm quyền và truyền thống giảng dạy của ngài.

Thư thứ hai gửi giáo đoàn Thêxalônica chứa đựng sự khôn ngoan về mặt tin thần. Điều này giúp chúng ta nhìn vào đức tin của các Kitô hữu tiên khởi; một đức tin gặp nhiều thử thách vì bị bách hại. Hầu như Giáo Hội ngày nay không phải trải qua kiểu bách hại như thế. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không gặp những khó khăn từ: những vụ bê bối của hàng giáo sĩ, việc đóng cửa các nhà thờ giáo xứ, khủng hoảng tài chính, những bất bình trong Giáo Hội gia tăng, số linh mục và tu sĩ nam nữ giảm sút, những khác biệt về phụng vụ… Trong đức tin, chúng ta có thể được gợi hứng bởi những người biết sống tiết độ trong thời đại của mình, và chúng ta được trở nên mạnh sức nhờ mẫu gương kiên trì và can đảm của họ. Sau hết, Thánh Thần luôn nâng đỡ họ, cũng chính là Thánh Thần hằng ở với chúng ta.

Thánh Phaolô không thất vọng, nhưng thay vào đó, ngài cầu nguyện rằng: “Ước chi lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh”. Lời cầu nguyện đó nói về việc vươn xa và phổ biến mau chóng của Tin Mừng. Thánh Phaolô hy vọng Thiên Chúa sẽ làm cho họ có khả năng thực thi những điều Tin Mừng đòi hỏi. Ngài nhấn mạnh đến sự tín thác nơi lời cầu nguyện cho cộng đoàn đang phải đau khổ, và lời cầu nguyện cho sứ vụ của cộng đoàn là phổ biến Tin Mừng.

Thánh Phaolô từng cầu nguyện cho các tín hữu Thêxalônica, giờ đây ngài muốn họ cầu nguyện cho ngài. Đó không phải là cầu nguyện cho sức khỏe thể lý của ngài, nhưng cầu nguyện cho việc phổ biến Tin Mừng. Những nhà giảng thuyết như chúng ta có thể học lấy từ yêu cầu của thánh Phaolô khi nhờ mọi người cầu nguyện cho việc rao giảng của ngài. Đây đúng là một lời thỉnh cầu khiêm tốn của nhà giảng thuyết tài năng, mang lấy trách nhiệm phải phổ biến Tin Mừng cho các cộng đoàn dân ngoại vượt ra khỏi dân tộc Israel!

Noi gương thánh Phaolô, chúng ta có thể cầu nguyện cho các nhà giảng thuyết hôm nay qua Lời nguyện Tín hữu trong buổi cử hành phụng vụ này. Hẳn rằng, các nhà giảng thuyết đó bao gồm cả hàng giáo sĩ và hàng giáo dân: các linh mục, phó tế, hội đồng mục vụ giáo xứ, những vị thủ lãnh các nhóm Kinh Thánh, các giáo lý viên… Xin hãy nhớ đến các bậc phụ huynh nữa, và những người được mời gọi để chia sẻ niềm tin cho người khác, tất cả chúng ta đều là nhà giảng thuyết! Cùng với thánh Phaolô, chúng ta cầu nguyện để “Lời Chúa được phổ biến mau chóng và được tôn vinh”.


Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp


32nd SUNDAY -C-
2 Maccabees 7: 1-2, 9-14; Psalm 17; 2 Thessalonians 2: 16- 3:5; Luke 20: 27-38


In the ancient Semitic world, and in some places still, there was a belief that the spoken word was a living thing and had its own power. Since few people could read and write, the spoken word was important.

If we write a word on paper it has a life that continues into the future. For our ancestors, spoken words were like that; once spoken they took on a life of their own. When people made promises to another, as in marriage, contracts and covenants – words stated in the present, reached forward to the future. Blessings and curses are also examples of words that once spoken, took on a reality of their own. Do you remember how Isaac tricked his father Jacob into giving him the blessing that should have gone to his older brother Esau? Even though Isaac got the blessing through trickery, Jacob could not take it back. The blessing he gave Esau was a different and lesser one (Genesis 27).

This dynamic quality of the word is a motif through both Testaments. God’s word is often described as coming to be, or coming to reality. Prophets received the word of God, which was the outreach of God’s very self. What the word says, it does, because with the word comes the active presence of God. The reality the word speaks of comes to be. For example, Isaiah said that the word is like rain and snow and it accomplishes the task for which it is sent (Isaiah 55:10 f).

From the opening lines of the Bible the living and creative power of God’s word is manifested. God speaks and the work of creation begins (Genesis 1).The prophetic word in the Hebrew texts is succeeded by the gospel in the New Testament.

The opening verses from 2 Thessalonians make a lovely blessing we might pray for ourselves and others. It also reveals the author’s tenderness and care for the church in Thessalonica.

The second part of our passage touches into what was said above about the living quality of the word. I began with an overview of the word because of what Paul tells us in that part of today’s reading.

Paul taught that faith comes from hearing and hearing comes when the word is preached (Romans 10:17). What is striking in today’s reading is Paul’s prayer that the “word of the Lord may speed forward and be glorified as it did among you.” He uses an athletic image for the gospel. He’s not focusing on those who will spread it. Rather, he is praying that the gospel, which is the living word of God, will quickly move throughout the world. How reassuring to us preachers and teachers to know the fruits of our work do not rely on our efforts alone!

A word about authorship: 2 Thessalonians was written during the persecution of Domitian. One reason for its writing was to encourage its hearers to persevere in faith. There is doubt that Paul was the author – a similar doubt applies to Ephesians and Colossians. In the Greco-Roman world it was not unusual to attribute a writing to another author, even a deceased one. While Paul may not have written 2 Thessalonians, claiming him as the author appeals to his authority and the tradition of his teaching. (We will continue to refer to the author as Paul.)

2 Thessalonians contains a spiritual wisdom that gives us an insight into the faith of the earliest Christians; a faith made difficult because of persecution. For the most part the church today is not undergoing the same kind of persecution. But that doesn’t mean we aren’t suffering stress from: clergy scandals, parish closings, financial crises, huge numbers of disaffections from the Church, shortages of priests and men and women religious, liturgical differences etc. We can be inspired by our forbearers in the faith and be strengthened by their example of perseverance and courage. After all, the Spirit that sustained them, is also with us.
Paul is not downcast, but instead prays that “the word of the Lord may speed forward and be glorified.” The prayer is about the spread of the gospel – indeed, its rapid spread. His hope is that God will enable them to do what the gospel asks. Paul expresses a confidence in prayer offered for the suffering community and also for its mission to spread the gospel.

Paul has prayed for the Thessalonians, now he asks them to pray for him. It is not a prayer for his material well-being, but for the spread of the gospel. We preachers can learn from Paul’s request for prayer for his preaching. What a humble request by this brilliant preacher, the one responsible for spreading the gospel to Gentile communities beyond Israel!

Following Paul’s example, we could pray for preachers today in the Prayer of the Faithful at our liturgy. Make sure to include both the ordained and lay preachers: priests, deacons, parish staff, leaders of scripture groups, catechists etc. Also remember in the prayer parents and those who are asked to explain their faith to others – we are preachers all! With Paul pray that “the word of the Lord may spread forward and be glorified.”
 
Tôi tin xác loài người ngay sau sống lại
Lm Fx. Nguyễn Hùng Oánh
09:49 08/11/2013
Trọng tâm bài Phúc Âm hôm nay bàn về tín điều “ Kẻ chết sống lại” giữa Chúa Kitô và nhóm Sađốc.

Nhóm Sađốc là nhóm thầy tư tế, Lêvi, chuyên trách việc tế lễ. họ chỉ nhận có năm quyển luật của thánh Môisen. Dựa vào luật Môisen dạy: Khi anh em ruột thịt có một người chết không con, vợ người chết không được lấy người khác, phải lấy người anh em của người chết. và con trai đầu lòng sinh ra sẽ mang tên người chết. Như vậy, tên người chết sẽ không bị xóa khỏi Israel (Đệ nhị luật 25,5 – 6 ), người Sađốc đến hỏi Chúa Giêsu, họ đưa ra một thí dụ: Nếu người chết mà không con thì người anh em lấy vợ nó. Vậy, có bảy anh em, anh cả lấy vợ chết mà không con, người thứ hai cưới vợ người chết, rồi cũng chết mà không con, người thứ ba cưới vợ người chết, rồi cũng chết mà không có con. Cả bảy anh em cùng lấy một người đàn bà, chết mà không có con. Sau cùng, người đàn bà này chết. Vậy, lúc xác kẻ chết sống lại, người đàn bà đó là vợ của ai ?

Có lẽ lập luận này được dũa mài kỹ lưỡng, đã trở thành khí giới chống lại niềm tin xác kẻ chết sống lại của nhóm Biệt phái. Cái thế mạnh của nhóm Sađốc ở trong chiến thuật “ lấy gậy ông đập lưng ông”. Biệt phái tin xác người ta sau này sẽ sống lại là đời sống trần gian ở bậc hoàn hảo thôi. Thí dụ: họ nghĩ rằng, sau khi sống lại, gia đình đoàn tụ lại như trước, có lập gia đình, phụ nữ nào cũng sinh một con, người ta sống tốt đẹp, không chém giết nhau, không ai phạm tội ác nữa. Sống lại như vậy không thể giải quyết được vấn nạn trên, nhóm Sađốc tỏ ra có lý.

Đến lượt Chúa Kitô trả lời vấn nạn, Ngài dạy rõ ràng: thân xác người ta sẽ sống lại, nhưng sống lại không rập khuôn đời sống trần gian, trái lại, người ta sống theo một đời sống mới hoàn hảo là đời sống như thiên thần nên không có cưới hỏi, lập gia đình, không còn chết chóc, đau khổ nữa.

Người Sađốc dựa vào Kinh Thánh để đặt vấn nạn, chối xác loài người sau này sống lại, để thuyết phục họ, Chúa Kitô cũng cần lấy Kinh Thánh trả lời. Sách tiên tri Đanien, thế kỷ 2 trước Chúa ra đời (Đn 12, 2-3) nói tới kẻ chết sống lại, kẻ lành thì sáng chói, kẻ dữ thì xấu xa. Dựa vào đoạn nầy để nói với người Sađốc, họ không nhận vì họ chỉ nhận Kinh Thánh có năm quyển (Ngũ thư) của Thánh Môisen. Vì thế, Chúa Kitô chỉ trưng đoạn Kinh Thánh nói về thánh Môisen được Thiên Chúa mạc khải trong bụi gai đang cháy ghi lại trong sách Xuất hành: Thiên Chúa đã xưng mình là Thiên Chúa của Abraham, của Isaac và của Giacóp. Chúa Kitô giải thích : Xưng như thế, Thiên Chúa mạc khải xác kẻ chết sống lại vì Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa của kẻ chết mà là của người sống, vì hết thảy đều sống cho Thiên Chúa.

Giải thích như vậy, Chúa Kitô nói rằng Thiên Chúa hằng sống, Ngài không phải là thần tượng ngoại giáo, những tượng chết, câm điếc. Thiên Chúa hằng sống làm chủ người sống chứ không làm chủ kẻ chết không sống lại, vì nếu kẻ chết không sống lại thì Thiên Chúa làm chủ họ thật là một điều vô nghĩa. Ta có thể lấy một ví dụ để hiểu điều này : một tướng lãnh chỉ huy, ông ta mới làm tướng. Nếu đoàn quân đó chết hết, vị tướng đó không coàn được gọi là tướng lãnh nữa, ông ta cũng không dám xưng mình là tướng nữa. Nếu Thiên Chúa không phải là Chúa (làm chủ) kẻ sống mà là Chúa của kẻ chết tức là Thiên Chúa đã bị thần chết đánh bại, Ngài làm chủ kẻ chết đi, làm chủ cái đã mất, không còn giá trị nữa. vì thế, khi nói tới Thiên Chúa của Abrahm, của Isaac, của Giacóp, của loài người, ta phải hiểu Thiên Chúa của những kẻ sống tức là của những kẻ đã sống và sẽ sống lại sau này mới có nghĩa lý. Người ta làm chủ cái gì có chứ không làm chủ cái gì không có hoặc đã mất.

Mạc khải trong Bài Phúc Âm này liên hệ trực tiếp đến số phận con người. Con người không phải chết là hết, là vào hư vô, nhưng chết để đi vào đời sống mới, đời sống giống Thiên Chúa; xác con người sống lại đem lại cho cả con người một sự viên mãn hoàn toàn trong Thiên Chúa. Vì thế, Giáo Hội tôn trọng thân xác, kính trọng xác kẻ chết, giữ gìn phần mộ người chết.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Lễ cung hiến Thánh đường Latêranô
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:47 08/11/2013
CUNG HIẾN THÁNH ĐƯỜNG LATÊRANÔ

Mỗi thánh đường thường gợi nhớ và chất chứa bao bao kỷ niệm vui buồn của người Kitô hữu. Đời sống tín hữu gắn liền với thánh đường. Từ đó, họ lớn lên trong niềm tin và trào dâng niềm hy vọng giữa cuộc đời đầy thách đố.

Latêranô là thánh đường lâu đời nhất trong bốn vương cung thánh đường ở Roma. Chính hoàng đế Constantine đã dâng hiến cho Giáo Hội trước năm 311. Từ đó, thánh đường Latêranô luôn luôn là trung tâm của đời sống Kitô hữu trong thành phố; dinh thự của các Đức Giáo Hoàng và là nhà thờ chánh tòa của Roma. Qua nhiều thế kỷ, năm Công Đồng chung và nhiều nghị hội địa phận đã nhóm họp tại Thánh Đường Latêranô. Chính vì thế, thánh đường Latêranô xứng đáng “Mẹ của các giáo đường khắp thế giới”.

Năm Đức Tin, tôi có đến Roma kính viếng Thánh Đường Latêranô.

1. ĐẠI VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG THÁNH GIOAN LATERANO

a. Lịch sử

Vào cuối thế kỷ thứ III, Đế quốc Roma theo chế độ “Tứ đầu chế” tức là có 4 vị tiểu hoàng đế trị vì: tại vùng Nocomedia có Hoàng đế Diocleziano, vùng Sirmium có Hoàng đến Galerio, vùng Milano có Hoàng đế Massimio và vùng Trevi có Hoàng đế Costanzo Chlore. Ngày 28 tháng 10 năm 312, tướng La Mã Constantino (306- 337) con của hoàng đế Costanzo Chlore chiến thắng quân của hoàng đế Massenzio (306- 312) là con của Hoàng đế Massimio ở cầu Milvio, và khải hoàn tiến vào Roma. Ngày nay chúng ta còn thấy Khải hoàn môn Constantinô ở cạnh đấu trường Côlôseum ghi nhớ việc ông khải hoàn tiến vào thành Roma. Sau đó ông trở thành hoàng đế Roma ở đế quốc Tây Phương. Nhờ vào dấu hiệu Thánh giá trên bầu trời với hàng chữ latinh “cứ dấu hiệu này ngươi sẽ chiến thắng”. Tướng Constantinô đã cho đúc hình Thánh giá trên các khiên thuẫu của binh sĩ ông và quả nhiên ông đã chiến thắng đạo quân của hoàng đế Massenzio

Năm 313, ông ra chiếu chỉ tại Milano, ngưng bách hại các người Kitô hữu, cho tự do hành đạo, và ra lệnh trả lại tất cả tài sản đã tịch thu của Giáo Hội trong thời kỳ bách hại của các hoàng đế tiền nhiệm. Sau cùng, hoàng đế trở lại đạo Công Giáo và ấn định Chúa Nhật là ngày nghỉ hằng tuần.

Vào khoảng năm 313-318, Hoàng đế Constantinô đã ra lệnh xây Thờ Chúa Cứu Thế ở khu vực Laterano. Đây là khu vực của gia tộc Laterano giàu có đã bị hoàng đế La mã là Nero (54- 68) tịch thu tài sản, sau khi ông ta đã giết người cuối cùng của gia tộc này là Plauzio Laterano bằng cách gán cho ông này tội mưu phản.

Hoàng đế Constantino ra lệnh san bằng doanh trại rộng lớn của đoàn quân cận vệ hoàng đế Massenzio để lấy đất xây Đền thờ Chúa Cứu Thế. Qua quyết định này, ông làm một công đôi việc, một đàng muốn phá hủy dấu tích hùng vĩ của đối phương, đàng khác muốn tái khẳng định ý định nâng đỡ Kitô giáo.

Theo các sử gia, sở dĩ Hoàng đế Constantino chọn khu vực ngoại ô này của thành Roma hồi đó để xây Đền thờ đầu tiên của Kitô giáo, cạnh tường thành Aurelia, là để khỏi đụng chạm đến sự nhạy cảm của nhiều người dân Roma hồi đó vẫn còn theo ngoại giáo.

Tương truyền kể lại rằng: Hoàng đế Constantino bị bệnh phong cùi. Đêm kia trong giấc mộng, ông được Thánh Phêrô và Phaolô hiện ra và hứu chữa khỏi nếu ông lãnh nhận bí tích Rửa tội. Hoàng đế ra lệnh tìm kiếm Đức Giáo Hoàng Silvestro1 (314- 335) và Ngài rửa tội cho hoàng đế năm 314 và chữa ông khỏi bệnh phong cùi. Để tỏ lòng biết ơn, hoàng đế ra lệnh xây cất Đền thờ này.

Năm 334, Đền thờ được Đức Giáo Hoàng Silvestro I thánh hiến. Theo tương truyền có ảnh Chứa Cứu Thế “achiropita”, nghĩa là không do tay người phàm vẽ ra, xuất hiện cách lạ lùng trong lễ thánh hiến Đền thờ. Sau này, ảnh này được vẽ lại trên mặt tiền và được coi là phép lạ suốt thời Trung Cổ.

Đền thờ này là Thánh đường đầu tiên của Giám Mục Rôma, và cũng là Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Rôma. Thánh đường này được gọi là “Mater et Caput”, là Mẹ và là Đầu của tất cả Nhà thờ khác trên thế giới.

Đền thờ này cũng tượng trưng cho sự trỗi dậy của Kitô giáo. Thật vậy, sau chiếu chỉ tha đạo của hoàng đế Constantino, một cộng đoàn Kitô hữu đã xuất đầu lộ diện, công khai cử hành phụng vụ và biểu lộ đời sống đức tin. Đền thờ này tượng trưng cho chính Giáo Hội

Vì tầm quan trọng này, nên lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Gioan Laterano hằng năm được cử hành với lễ kính bậc hai vào ngày 9 tháng 11, quan trọng hơn cả lễ Cung Hiến Đền Thờ Thánh Phêrô và Phaolô, cử hành với bậc lễ nhớ bậc ba vào ngày 18 tháng 11.

Đền thờ này lúc đầu được dâng kính Chúa Cứu Thế, sau đó dưới thời Đức Giáo Hoàng Gregorio 1 (590- 601) thì lại được dâng kính cả hai Thánh Gioan Tẩy Giả và Gioan Tông Đồ. Dân chúng ở Roma có lòng kính mến đặc biệt đối với thánh Gioan Tông Đồ, vì theo tương truyền (có nhiều sử liệu chứng minh, trong đó có cả Tertulliano), Thánh nhân đã thoát khỏi cuộc hành hình cách lạ lùng tại thành Roma: tại đây ngài bị dìm vào một chảo dầu đun sôi (cách cửa Latina vài mét, ngày nay có Đền thờ nhỏ kính thánh Gioan ở trong chảo dầu – mang tên San Giovanni in Oleo). Đức Giáo Hoàng Ilaro (461- 468) đã thoát khỏi cuộc bạo động của những người rối đạo, sau đó để ghi ơn, ngài đã cho xây một Nhà nguyện cạnh giếng rửa tội hiện nay ở Laterano, và quyết định dâng kính Đền thờ này cho thánh nhân. Cho nên Đền thờ hiện nay mang tên Gioan Latêranô do Đức Giáo Hoàng Lucio đặt tên vào năm 1144.

Đền thờ chịu nhiều phá hủy qua dòng thời gian: bị quân man di Genserico cướp bóc vào năm 455: bị động đất vào năm 896. Tổng cộng có hơn 20 vị Giáo Hoàng xây cất, tái thiết, tu bổ và trang hoàng Đền thờ. Đặc biệt vào giữa thế kỷ 17, Đức Giáo Hoàng Innocentê 10 (1644- 1655) đã ủy thác cho kiến trúc sư Francesco Borromini điều chỉnh sửa lại hoàn toàn ngôi Đền thờ. Năm 1735 mặt tiền Đền thờ như ta thấy hiện nay với cổng vào do kiến trúc sư Alexandro Galilei thiết kế. Năm 1885 Đức Lêô 13 cho sửa lại hậu cung Đền thờ.

Như thế, trong 10 thế kỷ, từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIV, Đền thờ này cũng như tòa nhà bên cạnh đây là trung tâm của Giáo Hội Roma, là trụ sở và là biểu tượng của Đức Giáo Hoàng. Cho nên các nhà nguyện, đan viện, nhà trọ và khách sạn được thiết lập chung quanh Trung Tâm này.

Chính tại Đền thờ này, Đức Giáo Hoàng Innocentê III (1198- 1216) đã bãi chức hoàng đế Otto, và phê chuẩn luật dòng của Thánh Phanxico Assisi. Tại đây đã khởi xướng nhiều cuộc xuất quân của Thập tự chinh để tái chiếm Thánh địa khỏi tay người Hồi giáo. Năm 1300, Năm Thánh đầu tiên của Giáo Hội được củ hành tại đây.

Vào năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII muốn đưa Tòa Giám Quản Roma đến Laterano và đặt trung tân hành chánh của Giáo phận Roma trong Tòa giám quản này. Sau đó, Đức Phaolô VI đã cho xây tại Vatican các khu bảo tàng viện mới để lưu giữ các kỷ vật trước kia để ở Laterano như Bảo tàng viện truyền giáo và nhân chủng học.

b.Kiến trúc

Mặt tiền Đền thờ có từ thế kỷ XVIII trông rất cân đối, và được coi là hùng vĩ uy nga nhất trong số các mặt tiền Đền thờ ở Roma. Kiến trúc sư Alessandro Galilei, người Florence đã thiết kế mặt tiền này vào năm 1735 theo lời yêu cầu của Đức Giáo Hoàng Clemente XII. Tất cả đều bằng cẩm thạch, và rất phù hợp với quảng trường phía trước. Bên trên nóc tiền đường ở giữa là tượng Chúa Cứu Thế, hai bên là tượng Thánh Gioan Tẩy Giả cầm Thánh giá, và Gioan Tông Đồ cầm chén lễ. Hai bên có 12 vị thánh Tiến sĩ Giáo Hội La tinh và Đông phương, mỗi tượng cao 7 mét, tượng trưng sự hiệp nhất giáo lý của Hội Thánh Kitô. Tổng cộng là 15 tượng. Bốn Thánh tiến sĩ Giáo Hội Đông phương là: Gregorio Nazianzeno, Basillio, Gioan Kim Khẩu, và Anatasio. Bốn thánh tiến sĩ Giáo Hội Tây phương là Ambroxio, Augustino, Giêronimo và Hilario.

Mặt tiền có ghi hàng chữ: “Sacrosancta Lateranensis ecclesia omnium uthis et othis ecclesiarum mater et caput”. Mẹ và Đầu của tất cả nhà thờ ở Roma và trên thế giới.

Ở giữa mặt tiền Đền thờ, có ban công chính, các Giáo Hoàng thường ban phép lành cho dân chúng trong dịp Năm Thánh. Cũng tại đây Đức Hồng Y Gaspani, nhân danh Đức Piô XI ký hiệp định Laterano với Italia, thành lập Nhà nước Vatican năm 1929, tái lập sự độc lập pháp lý và lãnh thổ của Tòa Thánh. Từ lúc đó, Đức Giáo Hoàng mới long trọng nhận Đền thờ này là Nhà thờ Chính tòa của mình, với tư cách là Giám Mục Roma.

Trong hành lang ở tiền đường Đền thờ, ở phía tay trái, có tượng Hoàng đế Constantino

Các hình nổi trên xà cửa Đền thờ diễn tả những biến cố trong cuộc đời thánh Gioan Tẩy Giả.

Từ thời đầu tiên cho đến ngày nay chỉ còn lại sơ đồ 5 gian và Đền thờ dài 130 mét, gian chính rộng 16 mét, và dài 87 mét.

Trong gian chính của Đền thờ, có 30 cột bằng cẩm thạch màu vàng, ở hai bên có tượng 12 thánh Tông Đồ (cao khoảng 6 mét) do Đức Clemente IX (1700- 1721) cho tạc. Bên trên có hình nổi kể lại sự tích Cựu ước và Tân ước.

Trần Đền Thờ bằng gỗ thật huy hoàng do kiến trúc sư Pirri Ligorio khởi sự theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Piô IV (1559- 1565), ngài thuộc gia tộc Medici nên có huy hiệu của ngài. Công trình này được hoàn thành dưới thời Đức Giáo Hoàng Piô V (1566- 1572). Gần tường lối vào là huy hiệu của Đức Piô VI (1775- 1799) là vị đã cho trùng tu trần đền thờ này.

Tranh khảm đá ở hậu cung Đền thờ là của 2 nghệ nhân Jacopo Torriti và Jacopo da Camerino, thực hiện từ 1288 đến 1294 với chủ đề tuyên dương Thánh Giá. Trên mây là Chúa Cứu Thế, có hình các thiên thần xung quanh. Giữa là Thánh giá có hình chim bồ câu đậu trên. Thánh giá ở trên ngọn đồi bao trùm Jêrusalem thiên quốc từ đó có 4 dòng sông chảy xuống là 4 Phúc Âm, giải khát cho cho các con nai và chiên tượng trưng cho dân Chúa. Bên trái có hình Đức Mẹ và Đức Giáo Hoàng Nicola IV đang quỳ, 2 thánh Phêrô và Phaolô. Bên phải có Thánh Gioan và Anrê. Có hai hình nhỏ là Thánh Phanxico Assisi ở bên trái và Thánh Antôn Padova ở bên phải được vẽ thêm vào theo lệnh của Đức Giáo Hoàng Nicola IV, vì ngài thuộc dòng Phanxicô.

Toàn bộ bức tranh khảm đá này được tháo gỡ ra trong cuộc trùng tu hồi năm 1896, rồi được ghép trở lại, nhưng vì thế bị mất đi phần lớn giá trị nguyên bản.

Ở cánh ngang Đền thờ, gần cửa ra vào bên phải, có đàn phong cầm vĩ đại với 2 ngàn ống, đây là một trong những đàn phong cầm quan trọng nhất tại Italia, được 2 cột lớn bằng cẩm thạch màu vàng, trang trí bằng gỗ mạ vàng, chống đỡ. Do kiến trúc sư Luca Blasi thiết kế năm 1599.

Có nhiều phần mộ trong Đền thờ này, đặc biệt là của các Hồng Y Rasponi (1670), Casati (1287), Antoni del Portogallo… Các vị Giáo Hoàng Sergio IV (1012), Alexandro III.

Bàn thờ của Đức Giáo Hoàng ở điểm chính giữa Đền thờ, được thiết kế lại vào năm 1851. Trước đây, chỉ có Đức Giáo Hoàng được làm lễ tại bàn thờ này mà thôi. Trên bàn thờ có lọng tán kiểu Gôtích, được trang trí bằng những bức bích họa có từ thế kỷ 13. Bàn thờ hiện nay bao gồm bàn thờ cũ bằng gỗ do 33 vị Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng, từ thánh Phêro tới thánh Silvestro (thế kỷ thứ I đến IV).

Phần dưới bàn thờ được thiết kế vào thế kỷ thứ IX, ở bên dưới có mộ Đức Giáo Hoàng Martino V Colouna (1484- 1492), là vị Giáo Hoàng đầu tiên ở đây sau cuộc ly khai của anh em chính thống Đông và Tây phương. Ngài cũng là vị đã cho thực hiện lát nền đền Nhà thờ bằng nhiều đá cẩm thạch màu sắc khác nhau.

Theo tương truyền phần trên của Nhà tạm do Đức Urbano V thiết lập năm 1367, với khung xám bằng sắt, có giữ đầu của Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ. Trong thời quân Pháp xâm lăng vào năm 1799, hai Thánh tích này bị cướp mất và phá hủy. Ngày nay, người ta có thể thấy vật sao lại do nghệ nhân Valasier làm. Trong Mặt nhật đựng Thánh tích bên trên bàn thờ để Mình Thánh Chúa (làm năm 1600) có giữ một mảnh gỗ bàn bằng gỗ rất cổ kính và đơn sơ, theo tương truyền ở Roma, đây là bàn thờ, trên đó Thánh Phêrô đã cử hành thánh lễ. Thánh tích này chỉ được trưng bày ngày lễ Phục Sinh.

Ngày nay, Đền thờ này do một vị Hồng Y thay mặt Đức Giáo Hoàng làm Giám quản.

c. Giếng Rửa tội

Ở khu vực bên phải Đền thờ, sau Tòa giám quản có giếng rửa tội. Giếng này có từ thời hoàng đế Constantino (theo lưu truyền vị hoàng đế này đã được Đức Giáo Hoàng Silvestro rửa tội tại đây) và từ năm 432 dưới thời Đức Giáo Hoàng Sixto III (432- 440), giếng rửa tội có hình bát giác, sau đó trở thành kiểu mẫu cho các giếng rửa tội trong toàn thể thế giới Kitô giáo. Giếng này được trùng tu vào năm 1637 dưới thời Đức Giáo Hoàng Urbano VIII.

d. Tháp Bút

Đây là tháp bút cao nhất và cổ kính nhất Roma, cao 47 mét tính cả bệ (không có bệ thì cao 32 mét). Tháp bút này bằng đá hoa cương màu đỏ của Ai cập cổ từ thế kỷ XIV trước Công nguyên, và được đưa từ Thèbes bên Ai Cập (tại đền thờ thần Ammoni) về Roma hồi thế kỷ thứ 4, theo lệnh hoàng đế Constanzo 2 trên một con tàu đặc biệt để chở tháp này về Roma. Tháp được đặt tại Circo Massimo dưới chân dinh thự Palatino. Vậy là tháp này có độ tuổi 3.500 tuổi.

Năm 1588 Đức Giáo Hoàng Sixto V đã tái thiết và cho chở từ Circo Massimo về Latêranô và dựng trước Đền thờ. Trước mặt bệ tháp có ghi hàng chữ: “Constantino, người chiến thắng nhờ sự chuyển cầu của Thánh Giá, đã được Thánh Silvestro rửa tội tại nơi này, ông đã truyền bá vinh quang của Thánh Giá”.

Tiện đây cũng xin ghi nhận Roma là thành phố cổ có nhiều tháp bút nhất thế giới, tổng cộng có chừng 13 tháp.

e. Khu vực cạnh Đền thờ

Gần Đền thờ có tường thành do Hoàng đế Aurelio xây vào thế kỷ thứ III và có cổng San Giovanni. Phía trước Đền thờ có đài kỷ niệm với tượng thánh Phanxico Assisi, nhắc lại sự tích vào năm 1210, thánh nhân cùng với các bạn đến Laterano để xin Đức Giáo Hoàng Innocentê III phê chuẩn luật dòng của mình.

2. ĐỀN THỜ ĐÍCH THỰC

Kỷ niệm ngày thánh hiến Vương cung thánh đường Latêranô là dịp suy nghĩ về đền thờ đích thực, tức chính thân thể Đức Giêsu Kitô (Ga 2,21). Chính nơi đền thờ này, Thiên Chúa đã thi thố tất cả quyền năng cứu độ nhân loại. Cũng chính nơi đền thờ này sự thờ phượng đích thực mới được dâng lên Thiên Chúa. Quả thế, Thánh Linh đã phục sinh thân thể Đức Giêsu. Chúa Cha đã đặt Người làm Trung gian duy nhất để chuyển cầu cho nhân loại (x. 2 Tm 2,5; Dt 9,15; 12,24). Không thể cầu nguyện ở bất cứ nơi nào ngoài đền thờ này. Người Do thái đã phá hủy đền thờ này. Nhưng nội trong ba ngày Đức Giêsu đã xây dựng lại nhờ quyền lực Thánh linh để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa và anh em đồng loại. Tất cả mọi giá trị và ý nghĩa của vương cung thánh đường Latêranô cũng như các thánh đường khác đều phải bắt nguồn từ đền thờ này. Thật vậy, “không ai có thể đặt nền móng nào khác ngoài nền móng đã đặt sẵn là Đức Giêsu Kitô” (1Cr 3,11) Máu và nước từ cạnh sườn Đức Giêsu tuôn chảy như giòng sông. “Sông này chảy đến đâu, thì ở đó có sự sống” (Ed 47,9). Nếu Đức Giêsu không chết và sống lại, nhân loại không thể đón nhận được nguồn mạch sự sống lớn lao như vậy.

Người được phúc đón nhận sự sống đó đầu tiên phải là tín hữu. Vì họ là “thân thể Đức Kitô” (2 Cr 12,27). Bởi đó, họ cũng là “Đền Thờ của Thiên Chúa” (1 Cr 3,16). Nếu thế, tất cả những gì diễn ra trong thân xác Đức Giêsu cũng sẽ tìm thấy nơi con người Kitô hữu. Thật là một vinh dự vô cùng lớn lao khi biết Thiên Chúa cư ngự trong thân xác chúng ta. Tội lỗi đã phá hủy đền thờ này nhiều lần. Nhưng Thánh linh đã lấy ân sủng tái thiết và trang hoàng lộng lẫy cho Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trị. Từ đó, con người có thể tìm lại niềm hy vọng và sự sống mới. Chúa Thánh linh không bao giờ mỏi mệt phục hồi “Đền Thờ của Thiên Chúa”. Cuối cùng Thánh linh sẽ phục sinh thân xác chúng ta cũng như đã phục sinh Đức Giêsu (x. 1 Cr 6,14).

Chính vì niêm tin lớn lao đó, Kitô hữu luôn tràn đầy niềm hy vọng giữa bao nhiêu thăng trầm cuộc đời hôm nay. Trái lại, chỉ những ai không tôn trọng Đền Thờ Thiên Chúa, mới đánh mất niềm hi vọng đó. Nhiều giá trị đảo lộn chỉ vì thân xác đã bị lạm dụng cho những mục tiêu văn hóa, chính trị, kinh tế …Con người đã trở thành công cụ phục vụ chế độ. Người ta sẵn sàng hy sinh con người. Nhưng nên nhớ “ai phá hủy Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa sẽ hủy diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy là chính anh em” (1 Cr 3,17).

Hôm nay, trong khi tôn vinh Thánh đường Latêranô, thánh đường Mẹ ở Rôma, chúng ta tôn vinh chính thánh đường của giáo xứ chúng ta, nơi chúng ta họp nhau lại cầu nguyện nhân danh Chúa. Chính Chúa đang hiện diện ở giữa chúng ta khi chúng ta liên kết với Ngài trong tình yêu mến và liên kết với nhau trong tình huynh đệ để xây dựng nên đền thờ của Thiên Chúa.

Xin Chúa cho chúng ta biết xây dựng chính đền thờ tâm hồn mình và biết cùng nhau hiệp nhất xây dựng đền thờ Giáo Hội.
 
Đức Thánh Cha đề cao vai trò vị bảo hệ tại tòa án hôn phối
LM. Trần Đức Anh OP
10:33 08/11/2013
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 8-11-2013, dành cho các thành viên Tối Cao Pháp viện của Tòa Thánh, ĐTC đặc biệt đề cao vai trò của vị bảo hệ (difensor vincoli) trong các tòa án hôn phối của Giáo Hội.

Hiện diện tại buổi tiếp kiến có 55 người tham dự khóa họp toàn thể của Tối Cao Pháp viện Tòa Thánh về vai trò của vị bảo hệ, tức là người có nhiệm vụ làm mọi cách để bảo vệ mối dây hôn phối trong các vụ án xin tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Khóa họp được đặt dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Raymond Burke, người Mỹ, và trong số các tham dự viên có 16 HY và 6 GM thành viên.

Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC đề cao một chức năng của Tối Cao Pháp Viện Tòa Thánh là giúp các tòa án trong toàn thể Giáo Hội chu toàn nhiệm vụ thi hành công lý của Giáo Hội cho các tín hữu. Tòa này cũng giúp đỡ các GM trong việc huấn luyện các chức sắc tư pháp thích hợp, trong đó có vị bảo hệ. Ngài nói:

”Vị bảo hệ chu toàn một chức năng quan trọng, đặc biệt trong các vụ án tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Điều cần thiết là vị bảo hệ phải chu toàn phận vụ của mình một cách hữu hiệu, để giúp đạt tới sự thật trong phán quyết chung kết, mang lại thiện ích mục vụ cho các phe liên hệ”.

ĐTC nhắc đến Huấn thị ”Dignitas connubii” (Phẩm giá hôn nhân, số 56, 1-2; 279,1) và đặc biệt nhắc đến vai trò của vị bảo hệ trong các vụ án tuyên bố hôn nhân vô hiệu vì thiếu khả năng tâm lý. Trong một số tòa án, đây là lý do duy nhất thường được nại đến để tuyên bố hôn nhân kết ước bất thành.

Ngài nói: ”Vị bảo hệ nào muốn phục vụ tốt đẹp thì không thể chỉ đọc vội vã các văn kiện trong vụ án, hoặc trả lời cho có lệ theo kiểu bàn giấy và trống trống. Trong công tác tế nhị này, vị bảo hệ được kêu gọi tìm cách hòa hợp những qui định của bộ giáo luật và hoàn cảnh cụ thể của Giáo Hội và xã hội.. Khi trung thành chu toàn trọn vẹn nghĩa vụ của mình, vị bảo hệ không làm tổn thương quyền của vị thẩm phán tòa án Giáo Hội, vì vị thẩm phán là người duy nhất có quyền phán quyết về vụ án. Khi vị bảo hệ thi hành nghĩa vụ kháng án, kể cả tại tòa Thượng thẩm Rota ở Roma, để chống lại một phán quyết mà vị ấy thấy là làm thương tổn chân lý về mối giây hôn phối, nghĩa vụ của vị ấy không làm thương tổn nghĩa vụ của vị thẩm phán. Đúng hơn các thẩm phán có thể tìm được một trợ lực cho hoạt động của mình trong công việc kỹ lưỡng của vị bảo vệ mối giây hôn phối”.

Theo giáo luật số 1445, ngoài việc xét xử những vụ thượng tố chống lại phán quyết hoặc hành động của tòa Thượng Thẩm Rota, Tối Cao Pháp Viện của Tòa Thánh còn cứu xét những tranh tụng phát nguyên từ hành vi của quyền hành chánh trong Giáo Hội; phán xử những tranh tụng hành chánh khác được ĐTC hay cơ quan giáo triều đưa tới, và giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan ấy. Ngoài ra, Tối Cao Pháp viện của Tòa Thánh cũng có chức năng như một bộ tư pháp với nhiệm vụ canh phòng việc điều hành công lý cách đúng đắn, nới rộng thẩm quyền của các tòa án, xúc tiến và phê chuẩn việc thành lập các tòa án đệ nhị cấp (SD 8-11-2013)
 
Chiều kích thứ ba của bí tích hòa giải
Linh Tiến Khải
10:34 08/11/2013
Lần trước chúng ta đã khai triển hai chiều kích đầu tiên của bí tích hòa giải, hay bí tích giải tội, hoặc bí tích sám hối: bí tích hòa giải thời sự hóa lời cứu độ của Thiên Chúa qua trung gian Giáo Hội, việc xá giải qua các vị thừa tác giám mục linh mục, và lời cầu nguyện hữu hiệu của cộng đoàn Giáo Hội cho hối nhân. Chiều kích thứ ba là việc hòa giải với Thiên Chúa và với Giáo Hội, mà hối nhân là chi thể.

Sự can thiệp của Giáo Hội như dấu chỉ hữu hình việc biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa đối với hối nhân bảo đảm một cách hữu hình và trên bình diện lịch sử cho các kitô hữu ơn tha thứ và hòa giải với Thiên Chúa, đồng thời cũng ban cho họ sự bình an với Giáo Hội. Việc hòa giải với Thiên Chúa được đòi hỏi và được ban qua chức thừa tác thánh của Giáo Hội. Khi tín hữu phạm tội, họ xúc phạm đến tình yêu thương của Thiên Chúa và cũng gây thương tích cho Giáo Hội. Nghĩa là họ khiến cho gương mặt của Thiên Chúa nơi mình bị vấy bẩn, lọ lem, hôi thối, xấu xí đi, khiến cho nó không phản ánh gương mặt của Thiên Chúa nữa, và làm cho người khác không nhận ra Ngài khi nhìn vào họ nữa. Đồng thời khi phạm tội tín hữu cũng ngăn cản và làm giảm thiểu năng động hữu hiệu của Giáo Hội, như dấu chỉ sự kết hiệp thân tình với Thiên Chúa và sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại (LG 1). Vết thương ấy tạo ra nơi kẻ có tội một sự xa cách bản thể với Giáo Hội, là nơi kết hiệp với Thiên Chúa, một sự xa cách tình bác ái của Giáo Hội, là ơn của Chúa Thánh Thần; bởi vì tội lỗi luôn luôn là sự khước từ tình yêu, từ chối Thần Khí linh hoạt Giáo Hội. Tội càng nặng bao nhiêu, thì sự khước từ lại càng trầm trọng bấy nhiêu. Đây không phải là một sự chia cách hữu hình và hoàn toàn, bởi vì nhờ ơn của bí tích Rửa Tội, tuy là kẻ có tội, tín hữu vẫn tiếp tục là thành phần của Giáo Hội, nhưng là một sự xa cách nội tâm và vô hình đối với tình bác ái cứu độ của cộng đoàn. Như thế không được hạn chế ở chỗ coi việc hòa giải như là một cử chỉ chỉ có giá trị trong trật tự của các tương quan pháp lý. Cần phải biết tiếp nhận việc sát nhập tín hữu vào Giáo Hội như là nơi sinh tử tháp nhập tín hữu vào Chúa Kitô. Nếu như thế việc chia sẻ thực thụ của hối nhân vào cộng đoàn, mà họ trở về, như là chi thể một cách tràn đầy, có thể được miêu tả, theo kiểu nói của Tin Mừng, như là tháp một cành vào thân nuôi dưỡng nó. Nhận sự an bình của Giáo Hội, như vậy, có nghĩa là lấy lại chỗ là thành viên của mình trong môi trường sinh động này là Giáo Hội. Việc trở lại bình an với Giáo Hội đem lại sự tha tội và ơn tình yêu thương của Thiên Chúa và của Giáo Hội, nghĩa là ơn của Thần Khí Chúa Kitô lại hiệp nhất tội nhân với Giáo Hội, với Chúa Kitô với Thiên Chúa Cha. Nói một cách khác, kitô hữu đã chống lại và xa rời Thiên Chúa và các anh chị em khác, tìm trở lại tình yêu thương của Thiên Chúa trong tình yêu thương của các anh chị em khác, là sự hiện diện hữu hình và lịch sử của tình yêu Thiên Chúa trên trái đất này. Và như vậy chúng ta có thể nói rằng sự hoán cải của kitô hữu trở về với Thiên Chúa và sự hòa giải với Người được thực hiện trong việc trở về với Giáo Hội, xét rằng trong sự tha thứ huynh đệ của cộng đoàn, người ta thông truyền cho người anh chị em có tội, tình yêu thương của Chúa Kitô, là Đấng tha thứ.

Hiệu quả sâu đậm nhất mà hối nhân nhận được trong bí tích sám hối là một sự bình an đa diện: bình an với Thiên Chúa, với chính mình, với Giáo Hội, và với thế giới. Nói cách khác, đó là sự hiệp nhất sâu thẳm mà hối nhân tìm lại được trong tương quan với Thiên Chúa, với Giáo Hội và với chính mình.

Sự hiệp nhất với Thiên Chúa, bởi vì sự bình an với Người không phải chỉ là một cử chỉ đơn sơ tha thứ các tội lỗi nhờ các công nghiệp của Chúa Kitô, là Đấng để chúng ta ở lại trong điều kiện là những kẻ có tội. Niềm an bình đó là tình yêu thương của Thiên Chúa - chính Thiên Chúa tự hiến để có thể ở trong kitô hữu được tái nhận vào Giáo Hội. Chúa Thánh Thần lại trở thành nguyên lý siêu nhiên cuộc sống của họ, và tất cả Ba Ngôi Thiên Chúa lại ở trong họ một cách nhiệm mầu, và Ba Ngội hòa nhập vào họ một cách sâu xa, tới độ trở thành cái tôi thân tình nơi họ: ”Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến ở trong người ấy” (Ga 14,23). Trong sự sám hối kẻ có tội mở cửa ra cho Thiên Chúa, là Đấng muốn vào trong tâm hồn họ: ”Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, và sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Ap 3,20). Như thế kitô hữu được tràn đầy sự hiện diện này của Thiên Chúa, họ trở thành thụ tạo mới theo mô thức và hình ảnh của Chúa Kitô (1 Cr 12,13; 2 Cr 1,21-22) và tham dự vào bản tính của Thiên Chúa (2 Pr 1,34). Sự hiệp nhất với Thiên Chúa thực hiện sự hiệp nhất với chính mình vượt xa kinh nghiệm nhận thức. Và việc tái lập một cái tôi đã tự tách rời trong việc phản bội cấu trúc tạo thành chính mình: cái tôi đích thực đã được phục hồi, không phải trong sự tự lập tuyệt đối của nó, nhưng trong sự tùy thuộc hoàn toàn nơi Thiên Chúa, là Đấng ngự trong con người và biến đổi nó theo hình ảnh của Ngài. Mục đích và sự tràn đầy của cuộc sống con người được đạt tới bên trong sự tùy thuộc này: nơi đây con người tìm lại được điều kiện của thế quân bình ban đầu, là sự hiệp thông với Thiên Chúa ngay từ đời này, trên trái đất này.

Nhưng cuộc sống hiệp thông với Thiên Chúa chỉ đích thực trong mức độ, trong đó nó trải rộng ra cho các anh chị em khác. Sự biến đổi nội tâm của kitô hữu phải rộng mở cho tình yêu đại đồng, bởi vì tình yêu đích thật không biết tới các biên giới. Và chiều kích huynh đệ của sự hiệp nhất khiến cho hối nhân có khả năng có các tương nhân bản có trách nhiệm và hiến dâng trước các anh chị em khác. Các anh chị em khác được nhìn và yêu thương vì Thiên Chúa, vì chính dựa trên tình yêu thương tha nhân mà Thiên Chúa phán xử chúng ta: Khi Chúa Kitô đến trong vinh quang và ngự trên ngai vinh hiển để xét xử mọi người, ”các dân thiên hạ sẽ được tụ tập trước mặt Người và Người sẽ tách rời họ ra. Bấy giờ Người sẽ phán với những người ở bên phải rằng: Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thủơ tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói các ngươi đã cho Ta ăn; Ta khát các ngươi đã cho Ta uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yều, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đã hỏi han”. Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: ”Lậy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu, hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu?” Đức Vua sẽ đáp lại rằng: ”Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy... ” (Mt 25,31-46). Cuộc sống hiệp thông với Thiên Chúa sẽ là ảo tưởng, nếu chúng ta khép kín trong chính mình và yêu sách chỉ hạn hẹp nơi Thiên Chúa hay nơi cá nhân: việc phụng tự đích thật đòi buộc tình bác ái huynh đệ: ”Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24). Thiên Chúa không tha thứ cho kẻ không sẵn sàng tha thứ: ”Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6,12-15).

Sự hihệp nhất mà hối nhân tìm lại đựơc với Thiên Chúa và với các anh chị em khác trong cuộc gặp gỡ bí tích, tuyệt đỉnh của cuộc sống sám hối, cũng là sự hiệp nhất với Giáo Hội, bởi vì Thiên Chúa ở trong Giáo Hội như trong đền thờ của Người, và các anh chị em khác là chi thể của Giáo Hội cũng như hối nhận vậy.

Và sự hiệp nhất được canh tân này là một dấn thân canh tân và tiệm tiến của kitô hữu, và nói cho cùng là của Giáo Hội, trong việc thành toàn sứ mệnh của họ trong thế giới này. Nói cách khác, sự hiệp nhất này có nghĩa là việc tái tháp nhập của tín hữu kitô vào trong năng động được canh tân của biến cố phục sinh của Chúa Kitô, luôn hoạt động trong lịch sử.

Như thế việc hoán cải, sám hối, hòa giải không chỉ trao ban cho kitô hữu ơn tha tội, mà cũng ban cho họ một sự biến đổi, bằng cách canh tân các sức mạnh của họ và luôn ngày càng khiến cho họ dấn thân hơn cho sự thành toàn sứ mệnh của họ trong Giáo Hội và trong thế giới. Ở đây chúng ta hãy nghĩ tới ý nghĩa sâu xa của sự thỏa mãn và cuộc sống kitô như sự thỏa mãn liên tục.

Và tất cả những điều này không chỉ diễn tả trước và là bảo chứng của chiến thắng cuối cùng và hoàn toàn của vương quốc, đã được hiên thực trong hy vọng với biến cố chết và phục sinh của Chúa Kitô, nhưng cũng là việc biểu lộ hữu hiệu sự hiện diện thời sự của vương quốc đó trong thế giới, là việc tháp nhập đặc biệt của lịch sử cứu độ vào trong lịch sử tạo dựng.

(Thần Học Kinh Thánh bài số 1174)
 
Cảnh nào xúc động hơn ảnh ĐGH Phanxicô ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tướng
Nguyễn Long Thao
11:10 08/11/2013
Cảnh nào xúc động hơn ảnh ĐGH Phanxicô ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tướng

Tờ Washington Post, xuất bản tại Hoa Kỳ, trong số đề ngày 6 tháng 11 năm 2013, nữ ký giả Elizabeth Tenety đã viết bản tin có tựa đề Đức Giáo Hoàng Phanxicô ôm một người đàn ông có dị tướng tại quảng trường thánh Phêrô

Đức Thánh Cha đã âu yếm ôm hôn người tật bệnh này vào cuối buổi triều yết chung, ngày thứ Tư 6
Tháng 11 năm 2013

Bệnh nhân có diện mạo và thân thể rất kỳ dị đáng thương đến nỗi nhiều người cho rằng ông ta không còn có hình dạng con người. Ký giả tờ Washington Post viết rằng Nếu phải dùng từ ngữ thì cần cả ngàn từ mới diễn tả được ý nghiã Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật . Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật đã nhanh chóng được phổ biến trên các mạng lưới xã hội và nhiều cơ quan thông tấn quốc tế đã đưa bản tin dặc biệt này

Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tật làm nhiều người tưởng nhớ đến hình ảnh Chúa Giêsu đã chữa nhưng người phong cùi, và thánh Phanxicô Assisi đã săn sóc người tật bệnh nghèo đói.

Bênh nhân mà ĐGH ôm hôn và cầu nguyện cho bị bệnh neurofibromatosis. Theo y khoa, bệnh này do một gen (gene) trong cơ thể gây ra , bệnh không lây nhiễm sang người khác, nhưng có tính di truyền. Nếu cha hoặc mẹ có gen của bệnh neurofibromatosis thì 50% người con sẽ bị bệnh. Người bị bệnh neurofibromatosis sẽ bị tê liệt, thị giác không nhìn thấy, điếc, câm, trí não bị đần độn, nhức đầu kinh niên và có thể có ung thư. Họ thường bị khinh bỉ vì diện mạo dị dạng. Việc chữa trị bệnh này rất phức tạp.

Đức Thánh Cha đã dừng lại mấy phút để cầu nguyện cho bệnh nhân đáng thương này.
 
Đức Thánh Cha lưu ý về nạn hối lộ
Bùi Hữu Thư
16:20 08/11/2013
Vatican, ngày 8 tháng 11, 2013 (CNA/EWTN News).- Trong Thánh Lễ hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý những người có mặt về nguy cơ của nạn hối lộ, ngài nói những ai bất lương trong công vụ của họ là tự mình hủy hoại phẩm giá của mình.

Đức Thánh Cha nói về người quản gia bất lương trong bài Phúc Âm hôm nay: "Người này, người quản gia này mang tiền về nuôi gia đình, nhưng lại nuôi dưỡng con cái bằng ‘cơm gạo nhơ bẩn’!”

Đức Thánh Cha suy niệm trong bài giảng ngày hôm nay, trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Thánh Mác-ta, về người quản gia trong Phúc Âm Thánh Luca bị lên án là bất lương, sau đó anh ta hối lộ những con nợ bằng cách bớt đi số tiền nợ, để khi bị sa thải những người này sẽ đón hắn về nhà nuôi.

Lưu ý về nguy cơ của những “mưu toan trần thế”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh về cách thức Chúa Giêsu “cầu nguyện với Chúa Cha để xin cho các môn đệ của Người không rơi vào cạm bẫy của trần thế,” là những “kẻ thù” của họ.

Ngài nói: "Khi chúng ta nghĩ về quân thù, chúng ta thực sự luôn nghĩ đến sự dữ trước hết, vì chính sự dữ gây nguy hại cho chúng ta. Quân dữ ưa thích bầu khí và lối sống của trần thế. Và người quản gia này chính là một mẫu gương của đời sống trần tục."

Ngài tiếp: "Một số các bạn có thể nói: ‘Nhưng người này chỉ làm điều mà tất cả mọi người đều làm!’ Không phải vậy, không phải là tất cả mọi người! Một số viên chức công ty, một số giới chức công quyền và chính phủ, có lẽ không có bao nhiêu người."

"Nhưng đây là thái độ của việc đi tắt, một cách mưu sinh dễ dàng nhất."

Giải thích là vào cuối dụ ngôn, người chủ đã khen tên quản lý bất lương về hành động khôn khéo của hắn, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh là “Lời khen này là về vụ hắn biết khéo léo hối lộ! và thói quen hối lộ là một thói tục hết sức tội lỗi."

Ngài nhấn mạnh "Đó là một thói quen không đến từ Thiên Chúa: Thiên Chúa chỉ thị cho chúng ta phải mang chén cơm về nhà qua công việc làm lương thiện của chúng ta!"

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Những đứa trẻ phải ăn “chén cơm dơ bẩn” do cha chúng mang về, và chúng có thể lại đang được “giáo huấn tại các đại học đắt tiền, và được nuôi dưỡng trong môi trường học thức, thì thực ra chúng đang bị “cha chúng cho ăn bùn đất, vì người cha khi mang chén cơm dơ bẩn về nhà đã đánh mất hết phẩm giá của mình!"

"Và đây là một tội nặng. Vì chúng ta có thể khởi đầu với một số tiền hối lộ nhỏ, nhưng sẽ bị tiêm nhiễm y như nghiền ma túy!"

Đức Thánh Cha giải thích: Bằng cách này chúng ta có thể tẩy trừ được thói quen hối lộ: vì mỗi khi có một “mưu toan trần thế” thì ngược cũng có những “khôn khéo của người Kitô” là làm những việc không theo tinh thần của trần thế, nhưng theo sự thật.

Đức Thánh Cha giải thích: Đây chính là điều Chúa Giêsu muốn nói, khi Người bảo các môn đệ phải khôn ngoan như con rắn, nhưng phải trong sạch như con bồ câu. Và muốn tổng hợp được hai đức tính này thì cần phải có “ân sủng của Chúa Thánh Thần,” một ân sủng chúng ta phải cầu xin để có.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài suy niệm bằng việc khuyến khích những ai hiện diện hãy cầu nguyện cho rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang bị nuôi dưỡng bằng “bánh gạo dơ bẩn do cha mẹ đem bề nhà: họ cũng đói khát, nhưng đói khát về phẩm giá!"

Ngài tiếp: "Chúng ta hãy cầu nguyện, “Xin Chúa biến đổi trái tim của những ai đang trung thành với tinh thần ‘hối lộ’. Xin cho họ ý thức rằng phẩm giá đến từ những công việc làm quý giá, lương thiện, hàng ngày, thay vì qua những lối đi tắt."

Tiếp lời bằng một ý tưởng cuối cùng về người quản gia trong Phúc Âm đã vơ vét cho mình nhiều vựa thóc lúa “đầy tràn khiến cho hắn không biết dùng làm gì,” Đức Thánh Cha nhắc rằng, Chúa Kitô đã nói với hắn: “Ngay đêm nay anh sẽ phải chết.”

"Những người khốn nạn này đã đánh mất phẩm giá vì thói quen hối lộ, không mang theo những đồng tiền họ kiếm được, mà chỉ mang theo cái phẩm giá nhơ bẩn mà thôi! Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ!"
 
Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình: Tài Liệu Chuẩn Bị
Vũ Văn An
19:14 08/11/2013
Tháng trước, Đức Phanxicô tuyên bố sẽ triệu tập một Thượng Hội Đồng Đặc Biệt về Gia Đình trong các ngày 5-18 tháng Mười, năm 2014 với chủ đề “Các Thách Đố Mục Vụ Của Gia Đình Trong Bối Cảnh Tân Phúc Âm Hóa”.

Ngày 5 tháng Mười Một vừa qua, một buổi họp báo đã được tổ chức tại Phòng Báo Chí của Tòa Thánh. Trong buổi họp báo này, Đức TGM Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký của THĐ, cho hay: để chuẩn bị cho THĐ vào năm tới, cuộc họp lần thứ năm của Hội Đồng THĐ Thường Lệ đã diễn ra trong các ngày 7-8 tháng Mười vừa qua để đưa ra Tài Liệu Chuẩn Bị. Tài liệu này bao gồm một trình bày tổng quát về chủ đề, các trích dẫn thánh kinh và huấn quyền về chủ đề, và một bản câu hỏi về các thách đố chính của gia đình hiện đại. Sau đây là nguyên văn Tài Liệu Chuẩn Bị.

I. Thượng Hội Đồng: Gia Đình và Việc Phúc Âm Hóa

Sứ mệnh rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật, được Chúa trực tiếp ủy thác cho các môn đệ của Người, vẫn tiếp diễn trong Giáo Hội trong suốt giòng lịch sử. Cuộc khủng hoảng xã hội và tâm linh, hết sức hiển nhiên trong thế giới ngày nay, đang trở thành một thách đố mục vụ trong sứ mệnh phúc âm hóa của Giáo Hội liên quan tới gia đình, vốn là viên đá sinh tử xây dựng nên xã hội và cộng đồng Giáo Hội. Trước đây, chưa bao giờ việc công bố Tin Mừng về gia đình trong bối cảnh này đã khẩn trương và cần thiết hơn. Sự quan trọng của chủ đề này được phản ảnh trong sự kiện Đức Thánh Cha đã quyết định triệu tập một THĐ Giám Mục; THĐ này sẽ là một hành trình gồm hai giai đoạn: đầu tiên, một Phiên Khoáng Đại Đặc Biệt trong năm 2014, nhằm xác định “status quaestionis” (tình huống của vấn đề) và thu lượm kinh nghiệm và đề nghị của các giám mục trong việc công bố và sống thực Tin Mừng Gia Đình một cách khả tín; thứ hai, một Phiên Khoáng Đại Thường Lệ trong năm 2015 nhằm đưa ra các chỉ dẫn có thể áp dụng được trong lãnh vực chăm sóc mục vụ cho các con người và gia đình.

Các lo âu chưa từng nghe thấy cho tới những năm gần đây nay đã xuất hiện do hậu quả của nhiều tình huống khác nhau, từ tập tục sống chung khá phổ biến mà không dẫn tới hôn nhân, đôi khi còn loại bỏ cả ý niệm hôn nhân nữa, cho tới các cuộc kết hợp đồng tính giữa những người thường được phép nhận con nuôi. Các tình huống mới đòi Giáo Hội phải chú tâm và chăm sóc mục vụ là những tình huống này: các cuộc hôn nhân hỗn hợp và khác đạo; gia đình có cha hoặc mẹ đơn lẻ; đa thê; hôn nhân với vấn đề hồi môn sau đó, một hồi môn đôi khi bị hiểu như giá mua người đàn bà; hệ thống đẳng cấp (caste); văn hóa phi cam kết và giả thiết rằng dây hôn phối chỉ có tính tạm thời; các hình thức duy nữ phản Giáo Hội; di dân và việc tái lên công thức đối với chính ý niệm gia đình; chủ nghĩa đa nguyên duy tương đối trong quan niệm về hôn nhân; ảnh hưởng truyền thông đối với nền văn hóa bình dân trong cái hiểu về hôn nhân và đời sống gia đình; các khuynh hướng tiềm ẩn về tư duy trong các đề xuất luật pháp nhằm hạ giá ý niệm vĩnh viễn và lòng trung thành của giao ước hôn nhân; gia tăng tập tục làm mẹ mướn (surrogate motherhood, cho thuê dạ con); và các giải thích mới lạ về điều được coi là nhân quyền. Bên trong Giáo Hội, có nhiều dấu hiệu cho thấy đức tin vào tính bí tích của hôn nhân và sức mạnh hàn gắn của Bí Tích Sám Hối càng ngày càng yếu đi hoặc hoàn toàn bị loại bỏ.

Thành thử, ta hiểu được tính khẩn trương của việc mời gọi hàng giám mục thế giới họp “cum et sub Petro” (cùng với và dưới quyền Phêrô) để bàn thảo các thách đố này. Thí dụ, chỉ cần nghĩ tới sự kiện: do tình huống hiện nay, rất nhiều trẻ em và người trẻ sẽ không bao giờ được thấy cha mẹ chúng lãnh nhận các bí tích, là đủ để ta hiểu các thách đố đối với việc phúc âm hóa do tình huống hiện nay tạo ra khẩn trương như thế nào; ta có thể nhận thấy những thách đố này ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Song hành với thực trạng này, ta thấy đại đa số hiện nay chấp nhận giáo huấn lòng thương xót Chúa và sự quan tâm đối với người đau khổ, đang đứng bền lề xã hội, cả theo nghĩa địa dư lẫn nghĩa hiện sinh. Thành thử, đại đa số đang mong chờ các quyết định mục vụ sẽ được đưa ra liên quan tới gia đình. Ngoài tính cần thiết và khẩn trương ra, sự suy tư về các vấn đề này của THĐ Giám Mục còn được coi như một bổn phận đức bác ái đối với những ai được trao phó cho các giám mục coi sóc và đối với toàn thể gia đình nhân loại.

II. Giáo Hội và Tin Mừng Gia Đình

Tin vui tình thương Thiên Chúa phải được công bố cho mọi người đang đích thân sống kinh nghiệm nhân bản nền tảng là lứa đôi và hiệp thông dẫn tới hồng ân con cái, tức cộng đồng gia đình. Các giáo huấn đức tin về gia đình phải được trình bày theo cách truyền thông và hữu hiệu, để chúng tới được các tâm hồn và biến đổi chúng theo thánh ý Thiên Chúa, một thánh ý vốn được tỏ lộ nơi Chúa Giêsu Kitô.

Về các nguồn Thánh Kinh liên quan tới hôn nhân và gia đình, tài liệu này chỉ trích dẫn các tham chiếu chủ yếu. Điều này cũng đúng đối với việc trích dẫn Huấn Quyền: chỉ trích dẫn các điều có tính phổ quát, trong đó có thêm một số bản văn của Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình. Các giám mục tham dự THĐ được tự do trích dẫn các tài liệu từ các hội đồng giám mục của các ngài.

Ở mọi thời và trong nhiều nền văn hóa khác nhau, không thiếu giáo huấn rõ ràng của các mục tử cũng như các chứng từ cụ thể của tín hữu nam nữ, những người bất chấp các hoàn cảnh khác nhau vẫn luôn sống Tin Mừng Gia Đình như một hồng phúc khôn sánh đối với đời họ và con cái họ. Cam kết của THĐ Đặc Biệt sắp tới được gợi hứng và nâng đỡ bởi ý muốn thông truyền sứ điệp này một cách mạnh mẽ hơn, hy vọng rằng “kho tàng mạc khải, vốn được ủy thác cho Giáo Hội, mỗi ngày mỗi tràn ngập tâm hồn từng người hơn” (Dei Verbum, số 26).

Kế hoạch Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Chuộc

Vẻ đẹp của sứ điệp Thánh Kinh về gia đình bắt nguồn từ việc dựng nên người đàn ông và người đàn bà, cả hai giống hình ảnh và họa ảnh Thiên Chúa (xem St 1:24-31; 2:4-25). Được liên kết với nhau bằng sợi dây bí tích bất khả tiêu, những người kết hôn cảm nghiệm được cái đẹp của tình yêu, tình cha, tình mẹ, và phẩm giá tối cao của việc nhờ cách này, được tham dự vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa.

Trong hồng ân hoa trái phát sinh từ cuộc kết hợp của mình, họ đảm nhận trách nhiệm dưỡng nuôi và giáo dục những con người khác cho tương lai nhân loại. Nhờ việc sinh sản, người đàn ông và người đàn bà chu toàn trong đức tin ơn gọi trở thành người cộng tác của Thiên Chúa trong việc bảo vệ sáng thế và phát triển gia đình nhân loại.

Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhận định về khía cạnh này trong Familiaris consortio như sau: “Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh và họa ảnh Người (xem St 1:26,27), khi mời gọi họ bước vào hiện hữu qua ngả yêu thương, Người cũng đồng thời kêu gọi họ hướng về yêu thương. Thiên Chúa là yêu thương (xem Ga 1Ga 4:8) và chính nơi Người, Người vẫn sống mầu nhiệm hiệp thông yêu thương đầy tính bản vị. Khi tạo nên nhân loại giống hình ảnh Người và liên tục duy trì họ hiện hữu, Thiên Chúa đã ghi khắc nơi nhân tính người đàn ông và người đàn bà ơn gọi, và do đó khả năng và trách nhiệm, yêu thương và hiệp thông (Gaudium et spes, số 12). Do đó, yêu thương là ơn gọi nền tảng và bẩm sinh của mọi con người nhân bản” (FC, số 11).

Kế hoạch của Thiên Chúa Hoá Công, một kế hoạch bị tội nguyên tổ gây trở ngại (xem St 3:1-24), đã tự vén mở qua giòng lịch sử trong các biến cố của dân riêng cho tới tận thời viên mãn, lúc, với cuộc nhập thể của Con Thiên Chúa, không những ý muốn cứu vớt của Thiên Chúa được xác nhận, mà cả ơn cứu chuộc đem lại ơn thánh theo thánh ý này nữa.

Con Thiên Chúa, Ngôi Lời thành xác phàm (xem Ga 1:14) trong cung lòng Mẹ Đồng Trinh, đã sống và lớn lên trong gia đình Nadarét và tham dự tiệc cưới tại Cana, nơi Người làm tăng tầm quan trọng của lễ hội bằng “dấu lạ” đầu tiên (xem Ga 2:1-11). Trong hân hoan, Người hoan nghinh việc tiếp rước Người trong gia đình các môn đệ Người (xem Mc 1:29-31; 2:13-17) và an ủi gia đình bằng hữu của Người đang gặp tang chế tại Bêtania (xem Mc 10:38-42; Ga 11:1-44). Chúa Giêsu Kitô phục hồi vẻ đẹp của hôn nhân, vì một lần nữa, Người đề xuất kế hoạch của Thiên Chúa từng bị bỏ ngang vì sự cứng lòng của trái tim con người, ngay bên trong truyền thống dân Israel (xem Mt 5:31-32; 19:3-12; Mc 10:1-12; Lc 16:18). Trở về thời nguyên thủy, Chúa Giêsu dạy ta sự đơn nhất và lòng trung thành của vợ chồng, bác bỏ tập quán đuổi vợ và ngoại tình.

Chính qua vẻ đẹp phi thường của tình yêu nhân bản, vốn được đề cao bằng âm sắc linh hứng trong Diễm Ca, và dây hôn phối do các tiên tri như Hôxêa (xem Hs 1:2; 3:3) và Malaki (xem Ml 2:13-16) kêu gọi và bảo vệ, Chúa Giêsu đã xác quyết phẩm giá nguyên thủy của tình yêu hôn nhân nơi người đàn ông và người đàn bà.

Giáo huấn của Giáo Hội về gia đình

Ngay trong cộng đồng Kitô Giáo tiên khởi, gia đình đã xuất hiện như một “Giáo Hội tại gia” rồi (xem Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, số 1655): Trong các điều gọi là “qui luật về gia đình” (family canons) của các tông thư Tân Ước, gia đình trong thế giới cổ thời được nhận diện như là nơi diễn ra sự liên đới sâu sắc giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái, và giữa người giầu và người nghèo (xem Eph 5:21-6:9; Cl 3:18-4:1; 1Tm 2:8-15; Tt 2:1-10; 1Pr 2:13-3:7; xem thêm Thư Philêmôn). Cách riêng, Thư Êphêsô nhìn nhận tình yêu phu thê giữa một người đàn ông và một người đàn bà là “một mầu nhiệm lớn”, vì đã biến tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo Hội của Người thành hiện thực (xem Eph 5:31-32).

Trong nhiều thế kỷ, nhất là từ thời cận đại cho tới nay, Giáo Hội đã đưa ra một giáo huấn liên tục và tiệm tiến về gia đình và hôn nhân là định chế vốn làm nền cho nó. Một trong các phát biểu đáng lưu ý nhất đã được Công Đồng Vatican II đề xuất trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes; hiến chế này, khi bàn tới một số vấn đề khẩn trương, đã dành trọn một chương để cổ vũ phẩm giá hôn nhân và gia đình, như được thấy trong đoạn mô tả các giá trị của chúng đối với việc tạo lập xã hội: “gia đình, nơi gặp gỡ của nhiều thế hệ giúp nhau đạt được sự khôn ngoan sâu rộng hơn và hoà hợp được các quyền lợi bản thân với các đòi hỏi khác của đời sống xã hội, đã tạo nên nền tảng cho xã hội” (GS, số 52).

Điều đặc biệt đáng lưu ý là lời kêu gọi của nó đối với một nền linh đạo lấy Chúa Kitô làm trung tâm sinh hoạt đức tin của vợ chồng: “Được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa hằng sống và thừa hưởng phẩm giá nhân vị chân chính, vợ chồng hãy kết hợp với nhau trong cùng một tình âu yếm, trong cùng một tư duy và trong cùng một sự thánh thiện hỗ tương, ngõ hầu, theo gương Chúa Kitô, Đấng vốn là nguyên lý của sự sống, vợ chồng có thể nhờ các hân hoan và hy sinh trong ơn gọi của mình, nhờ lòng trung tín trong tình yêu của mình, mà trở nên các chứng nhân của mầu nhiệm yêu thương mà Chúa đã tỏ lộ cho thế giới qua cái chết và sự sống lại của Người” (GS, số 52).

Sau Công Đồng Vatican II, các vị kế nhiệm Thánh Phêrô cũng đã dùng huấn quyền của các ngài mà phong phú hóa giáo huấn về hôn nhân và gia đình, nhất là Đức GH Phaolô VI với thông điệp Humanae vitae, là thông điệp đưa ra các giáo huấn chuyên biệt cả về nguyên tắc lẫn hướng dẫn. Sau đó, trong Tông Huấn Familiaris consortio, Đức GH Gioan Phaolô II muốn nhấn mạnh tới việc đề xuất kế hoạch Thiên Chúa nhân nói tới các sự thật về nguồn gốc tình yêu vợ chồng và nguồn gốc gia đình: “ ‘Nơi’ duy nhất làm cho việc tự hiến theo nghĩa thật sự trọn vẹn này trở thành khả hữu chính là hôn nhân, tức giao ước tình yêu hay sự lựa chọn có ý thức và tự do qua đó, người đàn ông và người đàn bà chấp nhận cộng đồng sự sống và tình yêu đầy thân ái, vốn được chính Thiên Chúa mong muốn” (xem GS, số 48), một cộng đồng chỉ biểu lộ được ý nghĩa chân thực của nó dưới ánh sáng này mà thôi. Định chế hôn nhân không phải là một can thiệp không nên có của xã hội hay của một thẩm quyền nào đó, cũng không phải là việc áp đặt một hình thức ngoại tại nào. Đúng hơn, nó là một đòi hỏi nội tại của giao ước yêu thương phu phụ, một giao ước được công khai xác nhận là duy nhất và độc chiếm, để hai bên sống tuyệt đối trung thành với nhau theo kế hoạch của Thiên Chúa Hóa Công. Tự do bản vị, thay vì bị lòng trung thành này giới hạn, thực ra đã được che chở khỏi mọi hình thức duy chủ quan hay duy tương đối, để trở thành người tham dự vào Sự Khôn Ngoan sáng thế” (FC 11).

Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo đã gom lại một nơi các khía cạnh căn bản của giáo huấn này: “Giao ước hôn nhân, qua đó, một người đàn ông và một người đàn bà thành lập với nhau một cộng đồng thân mật sống và yêu thương nhau, đã được Đấng Tạo Hóa thiết lập và ban cho những luật lệ riêng biệt. Do chính bản chất của nó, giao ước này được sắp đặt cho thiện ích của vợ chồng, cũng như việc sinh sản và giáo dục con cái. Chúa Kitô đã nâng hôn nhân giữa những người đã rửa tội lên hàng một bí tích” [xem Công Đồng Vatican II, Gaudium et spes, số 48; Bộ Giáo Luật, số 1055,1]” (Sách GLCGHCG, 1660).

Học lý trình bày trong Sách Giáo Lý này xem sét cả các nguyên tắc thần học lẫn các tác phong luân lý, được khai triển dưới hai đầu đề riêng biệt: Bí Tích Hôn Nhân (các số 1601-1658) và Điều Răn Thứ Sáu (các số 2331-2391). Đọc cẩn thận các phần này của Sách Giáo Lý, ta sẽ có được một cái hiểu cập nhật về học thuyết của đức tin, để hỗ trợ hành động của Giáo Hội trước các thách đố hiện nay. Nguyên tắc mục vụ của Giáo Hội được gợi hứng từ sự thật về hôn nhân, một sự thật được xem sét dưới ánh sáng kế sách Thiên Chúa, Đấng đã tạo nên người đàn ông và người đàn bà, và là Đấng, vào thời viên mãn, đã mạc khải nơi Chúa Giêsu tính tròn đầy của tình yêu vợ chồng, lúc được nâng lên hàng bí tích. Đặt cơ cở trên sự ưng thuận, hôn nhân Kitô Giáo cũng được ban cho nhiều hiệu quả như thiện ích và bổn phận vợ chồng. Nhưng, hôn nhân không được miễn nhiễm khỏi hậu quả tội lỗi (Xem St 3:1-24), một việc có thể gây ra những vết thương sâu xa, thậm chí còn hạ thấp cả phẩm giá của bí tích nữa.

Thông điệp mới đây của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tựa là Lumen Fidei (ánh sáng đức tin) có đề cập tới gia đình trong bối cảnh một suy tư về việc đức tin cho ta biết “các sợi dây nối kết người ta lại với nhau bền vững ra sao khi Thiên Chúa hiện diện ở giữa họ” (LF, số 50). “Khung cảnh đầu tiên trong đó đức tin soi sáng cho kinh thành con người là gia đình. Tôi nghĩ trước hết và đầu hết tới sự kết hợp bền vững giữa một người đàn ông và một người đàn bà trong hôn nhân. Sự kết hợp này phát sinh từ tình yêu của họ, như là dấu chỉ và là sự hiện diện của chính tình yêu Thiên Chúa, và phát sinh từ việc nhìn nhận và chấp nhận sự tốt lành của dị biệt hóa giới tính, nhờ đó, các người phối ngẫu có thể trở nên một thân xác (xem St 2:24), và có khả năng sinh ra một sự sống mới, vốn là điều nói lên sự tốt lành, khôn ngoan và kế hoạch yêu thương của Đấng Hóa Công. Đặt cơ sở trên tình yêu này, người đàn ông và người đàn bà có thể thề hứa yêu thương nhau trong một cử chỉ vận dụng được trọn cả đời họ và phản ảnh được nhiều đặc điểm của đức tin. Thề hứa yêu thương nhau mãi mãi chỉ có thể có khi ta nhận thức được một kế hoạch lớn hơn chính các dự án của ta, một kế hoạch nâng đỡ ta và giúp ta khả năng trao phó trọn tương lai ta cho người ta yêu” (LF, số 52). “Đức tin không phải là nơi trú ẩn của những người nhát gan, nhưng là một điều thăng tiến đời ta. Nó làm ta ý thức được tiếng gọi kỳ diệu, tức lời mời gọi của tình yêu. Nó bảo đảm với ta rằng tình yêu này đáng tin tưởng và đáng ôm lấy, vì nó đặt căn bản trên lòng trung thành của Thiên Chúa, một lòng trung thành mạnh hơn sự yếu đuối của ta” (LF, số 53).

III. Bản Câu hỏi

Các câu hỏi dưới đây cho phép các Giáo Hội đặc thù tham dự tích cực vào việc chuẩn bị THĐ Đặc Biệt nhằm mục đích công bố Tin Mừng trong các thách đố ngày nay liên quan tới gia đình.

1. Về việc phổ biến Sách Thánh và Huấn Quyền Giáo Hội liên quan tới gia đình

a) Các giáo huấn của GHCG về giá trị của hôn nhân trong Thánh Kinh, trong Gaudium et spes, Familiaris consortio và các văn kiện khác của Huấn Quyền sau Công Đồng đã được người thời nay hiểu biết ra sao? Các tín hữu của ta đã được dào tạo ra sao liên quan tới giáo huấn của Giáo Hội về đời sống gia đình?

b) Trong các trường hợp giáo huấn của Giáo Hội được biết đến, nó có được chấp nhận trọn vẹn không? Hay là gặp khó khăn khi đem ra thực hành? Các khó khăn này là các khó khăn nào?

c) Việc giáo huấn của Giáo Hội trong các chương trình mục vụ cấp quốc gia, cấp giáo phận và cấp giáo xứ được phổ biến ra sao? Loại giáo lý nào đã được giảng dạy về gia đình?

d) Mức độ và các khía cạnh đặc biệt nào trong việc dạy dỗ này đã thực sự được biết đến, được chấp nhận, bị bác bỏ và/hoặc bị chỉ trích trong các môi trường ở bên ngoài Giáo Hội? Đâu là các nhân tố văn hóa làm cản trở việc tiếp nhận trọn vẹn giáo huấn của Giáo Hội về gia đình?

2. Về hôn nhân theo luật tự nhiên

a) Ý niệm luật tự nhiên có vị trí nào trong các môi trường văn hóa của xã hội: trong các định chế, trong giáo dục, trong các giới học thuật và trong dân chúng nói chung? Các ý niệm nhân học nào nằm dưới cuộc thảo luận về căn bản tự nhiên của gia đình?

b) Ý niệm luật tự nhiên trong việc kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà có được chấp nhận phổ quát giống như các người đã chịu phép rửa nói chung chấp nhận hay không?

c) Trong lý thuyết và trong thực hành, luật tự nhiên trong việc kết hợp nam nữ đã bị thách thức ra sao dưới ánh sáng tạo lập gia đình? Luật này đã được đề xuất và đào sâu ra sao trong các định chế dân sự và Giáo Hội?

d) Trong các trường hợp người Công Giáo không giữ đạo hoặc người tự tuyên bố vô tín ngưỡng yêu cầu cử hành hôn phối, hãy cho biết thách thức mục vụ này đã được xử trí ra sao?

3. Chăm sóc mục vụ gia đình trong việc phúc âm hóa

a) Trong mấy thập niên gần đây, kinh nghiệm nào đã diễn ra liên quan tới việc chuẩn bị hôn nhân? Đâu là các cố gắng nhằm kích thích trách vụ phúc âm hóa các cặp vợ chồng và các gia đình? Làm thế nào để cổ vũ việc hiểu gia đình như là “Giáo Hội tại gia”?

b) Qúy vị thành công ra sao khi đề xuất một cách cầu nguyện trong gia đình có thể thắng vượt được các phức tạp của cuộc sống và nền văn hóa ngày nay?

c) Trong cuộc khủng hoảng giữa các thế hệ hiện nay, các gia đình Kitô hữu đã thành công ra sao trong việc chu toàn ơn gọi lưu truyền đức tin của mình?

d) Làm cách nào các Giáo Hội địa phương và các phong trào về linh đạo gia đình đã có thể tạo ra cách thế hành động gương mẫu?

e) Các cặp vợ chồng và các gia đình đã có thể đóng góp được gì trong việc truyền bá ý niệm khả tín và có tính toàn diện về lứa đôi và gia đình Kitô Giáo ngày nay?

f) Giáo Hội đã cung cấp loại chăm sóc mục vụ nào để nâng đỡ các cặp vợ chồng đang thành hình và các cặp vợ chồng đang trong các tình huống khủng hoảng?

4. Chăm sóc mục vụ trong một số tình trạng khó khăn

a) Việc sống chung hay sống thử có phải là một thực tại mục vụ trong Giáo Hội đặc thù của qúy vị không? Qúy vị có thể ước đoán phần trăm của nó không?

b) Có những cuộc kết hợp không được nhìn nhận cả về tôn giáo và dân sự hay không? Có các số thống kê đáng tin về vấn đề này hay không?

c) Các cặp ly thân và những người ly dị và tái hôn có phải là một thực tại mục vụ trong Giáo Hội đặc thù của qúy vị hay không? Qúy vị có thể phóng đoán phần trăm hay không? Qúy vị xử lý ra sao các tình huống này trong các chương trình mục vụ thích đáng?

d) Trong tất cả các trường hợp trên, người đã chịu phép rửa sống ra sao trong hoàn cảnh bất bình thường? Họ có ý thức việc đó không? Hay họ chỉ đơn giản dửng dưng thôi? Họ có cảm thấy bị cho ra rìa hay đau khổ vì việc không được chịu các bí tích không?

e) Người ly dị và tái hôn đặt cho Giáo Hội những câu hỏi nào liên quan tới các bí tích Thánh Thể và Hòa Giải? Trong số những người thấy mình ở trong tình huống này, bao nhiêu người xin được chịu các bí tích?

f ) Việc đơn giản hóa các thủ tục giáo luật nhằm nhìn nhận việc tuyên bố vô hiệu dây hôn phối có đóng góp gì tích cực cho việc giải quyết các vấn đề của những người liên lụy này không? Nếu có, nó sẽ mang hình thức nào?

g) Có chăng một thừa tác vụ đảm nhiệm các trường hợp này? Hãy mô tả thừa tác mục vụ này? Có chăng các chương trình cấp quốc gia và cấp giáo phận? Lòng thương xót của Thiên Chúa đã được công bố ra sao cho những cặp ly thân và những người ly dị và tái hôn và Giáo Hội đã đem vào thực hành thế nào sự hỗ trợ của mình dành cho họ trong hành trình đức tin của họ?

5. Về các cuộc kết hợp của những người đồng tính

a) Tại quốc gia của qúy vị, có luật thừa nhận các cuộc kết hợp dân sự của những người đồng tính và đặt chúng ngang hàng với hôn nhân không?

b) Đâu là thái độ của các Giáo Hội địa phương và đặc thù đối với cả Nhà Nước trong tư cách người cổ vũ các cuộc kết hợp dân sự giữa những người đồng tính lẫn những người liên hệ tới loại kết hợp này?

c) Chú tâm mục vụ nào có thể dành cho những người chọn sống trong loại kết hợp này?

d) Trong các vụ kết hợp của người đồng tính đã nhận con nuôi, ta có thể làm gì về phương diện mục vụ liên quan tới việc lưu truyền đức tin?

6. Việc giáo dục con cái trong các cuộc hôn nhân bất bình thường

a) Đâu là tỷ lệ ước lượng con số các trẻ em và thiếu niên sống trong các trường hợp này so với các trẻ em sinh ra và được dưỡng dục trong các gia đình được tạo lập cách bình thường?

b) Các cha mẹ trong các tình huống này đã tiếp cận Giáo Hội ra sao? Họ yêu cầu những gì? Họ chỉ yêu cầu chịu bí tích hay còn muốn việc dạy giáo lý và giảng dạy tổng quát về tôn giáo nữa?

c) Các Giáo Hội đặc thù cố gắng ra sao nhằm thỏa mãn nhu cầu của các cha mẹ các trẻ em này, khi họ muốn cung cấp nền giáo dục Kitô Giáo cho chúng?

d) Trong các trường hợp này, thực hành bí tích diễn tiến ra sao: chuẩn bị, ban bí tích và đồng hành?

7. Vợ chồng cởi mở đối với sự sống

a) Các Kitô hữu ngày nay biết gì cụ thể về giáo huấn của Humanae Vitae liên quan tới việc làm cha mẹ có trách nhiệm? Họ ý thức ra sao về việc lượng giá luân lý các phương pháp khác nhau trong việc kế hoạch hóa gia đình? Về phương diện mục vụ, qúy vị có thể nêu ra một số đào sâu nào đó liên quan đến vấn đề này không??

b) Giáo huấn luân lý trên có được chấp nhận không? Những khía cạnh nào gây khó khăn hơn cả cho đa số các cặp vợ chồng trong việc chấp nhận giáo huấn này?

c) Các phương pháp tự nhiên nào được các Giáo Hội đặc thù cổ vũ giúp các cặp vợ chồng áp dụng được giáo huấn của Humanae Vitae?

d) Kinh nghiệm của qúy vị ra sao về chủ đề này trong việc thực hành bí tích hoà giải và tham dự Bí Tích Thánh Thể?

e) Về vấn đề này, người ta thấy những dị biệt nào giữa giáo huấn của Giáo Hội và nền giáo dục dân sự?

f) Làm thế nào để cổ vũ một thái độ cởi mở hơn đối với việc có con cái? Làm thế nào để cổ vũ việc gia tăng sinh sản?

8. Liên hệ giữa gia đình và con người

a) Chúa Giêsu Kitô vốn mạc khải mầu nhiệm và ơn gọi của con người nhân bản. Làm thế nào để gia đình có thể là nơi lợi thế để mầu nhiệm và ơn gọi này diễn ra?

b) Các tình huống gay cấn nào trong gia đình ngày nay có thể cản trở cuộc gặp gỡ của con người với Chúa Kitô?

c) Các khủng hoảng đức tin mà người ta có thể trải nghiệm hiện nay ảnh hưởng đến mức nào tới cuộc sống gia đình?

9. Các thách đố và đề nghị khác

Còn các thách đố và đề nghị nào khác liên quan tới các chủ điểm trong các câu hỏi trên đây mà qúy vị cho là khẩn trương và hữu ích cần xem sét không?
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Từ kẻ rối đạo trở thành thiên thần nhờ một giấc mơ: 'Mẹ' Antonia Brenner.
Trần Mạnh Trác
21:06 08/11/2013


Vị 'nữ tu' 86 tuổi từng được báo chí Hoa Kỳ gọi là 'thiên thần cuả nhà tù' đã qua đời tại Mexico ngày 17 tháng 10 vừa qua.

Trong tang lễ, Đức Tổng Giám Mục Rafael Romo Munoz của giáo phận Tijuana đã ca ngợi 'Mẹ' Antonia Brenner là một vị thánh, và cho biết ý định cuả Ngài là cổ động việc phong thánh cho vị 'nữ tu' này.

"Dựa trên nhãn quan cuả loài người, thì đây là một sự mất mát không thể đo lường được, nhưng xét theo công việc mà Bà ấy đã làm, tôi nghĩ rằng chúng ta đã thừa hưởng được một cái gì đó đáng kể."

"Bà ấy là một phụ nữ với những đặc điểm của một vị thánh. Tôi nói thế vì tôi biết và yêu mến bà ấy rất nhiều. Tôi cũng nhận được rất nhiều tình cảm từ bà ấy. Bà ấy có những đặc điểm của một vị thánh, và đó là lý do tại sao Giáo Hội đã thu lượm được nhiều kết quả tốt đẹp như ngày nay," Đức Tổng Giám Mục nói.



Đức Tổng Giám Mục không dùng danh từ 'Mẹ' hoặc 'nữ tu' để gọi 'Mẹ Antonia Brenner' bởi vì hội dòng mà 'Mẹ' đã lập chưa có hiến pháp được Toà Thánh phê chuẩn, và 'Mẹ' cũng chưa bao giờ được chính thức 'tuyên khấn' để được gọi là một 'nữ tu'.

Hội dòng 'Nữ Tì giờ thứ 11 cuả Thánh Eudes' (Eudist Servants of the Eleventh Hour) mới chỉ được chấp thuận bởi Đức Giám Mục Tijuana vào năm 2003 và chưa có ai khấn trọn đời.

Cũng như 'Mẹ Antonia', các 'nữ tu' trong dòng thuộc thành phần những phụ nữ đã li dị, hoặc đã quá già nên không có một nhà dòng nào khác chấp nhận.

Các 'nữ tu' chỉ khấn tạm từng năm một, lời khấn là chuyên lo phục vụ cho các tù nhân. Họ mặc áo dòng và dưới chân giầy có cột một cây thánh giá làm bằng 3 cái đinh, để nhắc nhở họ phải 'rửa chân' cho Chuá Giêsu qua hình ảnh cuả các tù nhân.

'Con đường phong thánh' có lẽ sẽ là một con đường dài và cam go vì hoàn cảnh li dị tới 2 lần cuả Mẹ Antonia. Nhưng nếu định nghĩa 'thánh' là tất cả những ai đã lãnh nhận ơn cứu chuộc cuả Chuá, thì quả là Mẹ Antonia đã được cứu chuộc, và cũng như người phụ nữ đã dùng nước mắt mà lau chân Chuá, Mẹ Antonia đã lau chân cuả Chuá qua hình ảnh những tội nhân một cách trung thành trong 30 năm cuối cuả cuộc đời mình.

Cuộc đời Mẹ Antonia Brenner.



Mẹ Antonia tên thật là Mary Clarke sinh ngày 1 tháng 12 năm 1926 tại Los Angeles, là con thứ hai cuả một gia đình di dân gốc Aí Nhĩ Lan. Mẹ cô Mary qua đời khi mang thai đưá con thứ 4, để lại cho người chồng mới có 24 tuổi một thảm cảnh 'gà trống nuôi con'.

Khi cơn 'đaị khủng hoảng kinh tế năm 1929' đổ xuống thì Mary mới có 3 tuổi và gia đình đã phải vất vả lắm mới tìm đủ thức ăn lên bàn, nhưng khi cô lớn lên thì cha cô đã trở thành một doanh nhân giàu có nhờ việc được độc quyền cung cấp 'giấy than' (carbon papers) cho các văn phòng ở Holywood, và gia đình đã dọn lên một ngôi nhà sang trọng mới ở Beverly Hills, làm hàng xóm với những tài tử nổi danh như Hedy Lamarr, John Barrymore và Dinah Shore. Mỗi cuối tuần họ đi nghỉ mát tại một ngôi nhà 11 phòng nhìn ra Thái Bình Dương ở bải biển Laguna Beach.

Là một 'mỵ nương' trong bối cảnh Hollywood, tủ quần áo của cô Mary chứa đầy áo lông chồn và áo dạ hội.

Tuy nhiên, cha cô không bao giờ cho phép các đứa con của mình quên nhiệm vụ giúp đỡ những người kém may mắn, và nhờ ở sự nhắc nhở của ông, cô Mary đã tham gia nhiều dự án cung cấp thuốc men cho những người nghèo ở châu Phi, Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippines và Nam Mỹ.

Là một cô gái tóc vàng sôi nổi và hấp dẫn, cô Mary không hề thiếu một đám đông hâm mộ cuả nhiều chàng công tử, và ở tuổi 19 cô đã kết hôn với một cựu quân nhân. Họ có ba người con ( một người đã chết ), nhưng sự nghiện ngập của ông chồng mê cờ bạc đã phá sản gia đình cuả cô. Năm năm sau, cô ly dị chồng và đi làm để nuôi con. Năm 1950, cô tái hôn với ông Carl Brenner, có thêm năm người con nữa.

Khi cha cô qua đời vào năm 1956, cô nối nghiệp kinh doanh của cha và đồng thời tiếp tục các công việc từ thiện.



Cũng trong năm 1956, cô tháp tùng một vị linh mục cuả Los Angeles tên là Anthony Brouwers đến Tijuana, Mexico, để cung cấp thuốc cho nhà tù La Mesa. Hồi đó La Mesa là một địa ngục trần gian khét tiếng với cảnh các trùm ma túy giàu có trị vì những khu sang trọng trong khi hàng trăm anh em nghèo khó của chúng phải sống giữa những bầy chuột bẩn thỉu trong những khu lạnh lẽo đầy nước thải, không giường ngủ, thiếu thực phẩm, thậm chí không có cả giấy vệ sinh trừ phi có người nhà tiếp tế. Các tên cai ngục còn đóng góp thêm vào cái cảnh địa ngục ấy với các cuộc thẩm vấn tàn nhẫn và những xảo thuật khủng bố tinh thần.

Cô đã bị ám ảnh về tình cảnh của các tù nhân, không thể ngừng suy nghĩ về họ. Cô tâm sự " Khi trời lạnh, tôi tự hỏi không biết những người đàn ông ấy có được sưởi ấm không, và khi trời mưa, họ có nơi trú ẩn không?". Cô bắt đầu đến thăm nhà tù một cách thường xuyên hơn từ đó.

Linh mục (Đức Ông) Anthony Brouwers đã qua đời năm 1964 vì bệnh ung thư. Sau này khi trở thành 'nữ tu', cô Mary đã lấy tên Antonia để tưởng nhớ công đức cuả Ngài.

Ngay từ khi bắt đầu cuộc hôn nhân thứ hai, cô Mary đã nhận ra rằng cô và người chồng có rất ít tương đồng, và thời gian trôi qua, họ sống hai cuộc sống gần như hoàn toàn riêng biệt. Năm 1972, cô ly dị chồng một lần nữa.

Tất cả từ một giấc mơ

Năm 1969, cô Mary nằm mơ thấy mình là một tử tội tại nhà tù Calvary đang được chuẩn bị đưa ra hành hình. Đột nhiên, Chúa Giêsu hiện ra và đề nghị xin chết thay cho cô. Cô Mary đã từ chối. Bẹo vào má cuả Chuá, cô nói rằng cô sẽ không bao giờ bỏ Chuá nữa dù cho bất cứ sự gì xảy đến cho cô.

 

Sau giấc mơ này, cô Brenner quyết định cống hiến cuộc đời mình cho Giáo Hội.

Lúc đầu Giáo Hội Công Giáo e ngại về việc ủng hộ cô, và trong nhiều năm, vì hoàn cảnh ly dị, cô đã không được rước lễ.



Không nản lòng, cô đã rời khỏi căn nhà cuả mình ở Ventura, California, đóng cửa cơ sở kinh doanh và đến ở trong nhà tù La Mesa với các tù nhân phụ nữ.

Các nhà tù Mexico thường dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài để cung cấp thêm dịch vụ cho các tù nhân. Họ đã dành cho cô một căn hộ rộng 10x10 feet (3x3m). Sống ở đây, cô Mary có quyền tự do đi lại, nhưng cô tự giam mình sống bên trong nhà tù, mỗi sáng cũng dự điểm danh với họ.

"Sống ở bên ngoài thì khó lắm", cô nói với tờ The Washington Post vào năm 2002. "Tôi phải ở đây với họ vào lúc nửa đêm để lỡ có trường hợp một người nào đó bị đâm, một người nào đó bị đau ruột dư, hay trường hợp có một người nào chết."

"Tôi tự hỏi không biết họ đã uống thuốc chưa và gia đình của họ đang gặp khó khăn nào... Khi tôi quay trở lại nhà tù, tôi cảm thấy như thể tôi đã về nhà."

Sau 18 tháng phục vụ nhà tù, Giáo Hội đã lưu ý đến công việc cuả cô và Giám mục Tijuana lúc đó, Juan Jesus Posadas, đã ghi tên cô vào Dòng Ba Mercedarian (dòng chuyên lo việc mua chuộc tự do cho người nô lệ ). Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban phép lành toà thánh.

Công việc mục vụ.



Trong vòng 30 năm, "Madre Antonia " (Mẹ Antonia), tên mà các tù nhân gọi cô, đã làm thay đổi không khí cuả nhà tù này. Cầm trên tay một quyển Kinh Thánh, một cuốn từ điển tiếng Tây Ban Nha và với uy quyền đạo đức của riêng mình, cô đã lăn mình vào giữa những cuộc bạo loạn và vào nhiều trận đấu súng, cô đã làm cho quản lý cuả nhà tù phải xấu hổ trước báo chí và buộc họ phải cải thiện điều kiện sinh sống và giảm bớt những vi phạm nhân quyền.

Nhiều tù nhân còn nhớ lại có một lần Mẹ Antonia đi ngay vào giữa một cuộc nổi loạn, súng đang nổ, đạn đang bay và khói cay mờ mịt. Nhưng khi bọn tù và cảnh sát trông thấy Mẹ, không nao núng trong chiếc áo dòng, cuộc đấu súng bỗng nhiên ngừng lại.

Lúc 50 tuổi, Mẹ Antonia đã tự 'tuyên khấn' một mình sống cuộc đời một 'nữ tu' và tự may lấy áo dòng cho mình. Sau vài năm, các vị giám mục cuả Tijuana (Mexico) và San Diego (Mỹ ) đã công nhận các công việc cuả Mẹ là những công việc mục vụ.

'Mẹ' đã thuyết phục nhiều bác sĩ và nha sĩ tổ chức các cuộc khám miễn phí, nhiều lò bánh địa phương bổ sung khẩu phần ít ỏi cuả nhà tù, thu nhặt những bồn cầu vất đi từ các bãi rác để thiết trí trong nhà tù. Mẹ tổ chức những buổi cầu nguyện giữa tù nhân và cai ngục và làm quen với các gia đình của họ.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Times, Mẹ Antonia cho biết các tù nhân cần thiết "phải chấp nhận rằng họ đã làm sai quấy. Họ phải lãnh lấy hậu quả. Họ phải cảm thấy đau đớn... nhưng tôi yêu họ da riết. "

Dựa vào luật pháp Mexico, Mẹ quyên tiền để nộp tiền phạt cho những người phạm tội nhỏ khỏi phải ở tù và Mẹ cùng đi hầu toà với các tội nhân để ngăn ngừa tình trạng quan toà phân biệt đối xử giữa giầu và nghèo. Một chánh án ở Tijuana đã thừa nhận rằng Mẹ đã thuyết phục ông ta rằng giai cấp không phải là một yếu tố trong việc thực thi pháp luật.

Sống và làm việc với hai thái cực, tội phạm và luật pháp, Mẹ Antonia đã giữ một vai trò rất tế nhị. Một ngày kia, Mẹ tìm được một con dao trong nhà tù, Mẹ đã nghiêm túc đem nộp cho cai tù.

Ban cai tù đòi hỏi Mẹ phải tiết lộ nơi tìm thấy dao và tên cuả tù nhân, Mẹ thanh thản trả lời:

"Tôi trung thành với chính quyền nhưng tôi không phải là một ăng ten (oreja )."

Tờ báo San Diego Tribune cho biết thêm:

"Mẹ lên tiếng chống lại việc đánh đập và tra tấn tù nhân. Nhưng Mẹ cũng đã tìm đến những người thực thi pháp luật, gây quỹ cho gia đình của những người bị thiệt mạng khi thi hành nhiệm vụ. "



Công trình của Mẹ Antonia đã thu hút được nhiều khen ngợi trên toàn thế giới, bao gồm từ Tổng thống Vicente Fox của Mexico và Tổng thống Ronald Reagan cuả Mỹ.

Năm 1991, Mẹ Têrêsa đã tới thăm Mẹ Antonia tại Tijuana.

Hai nhà báo đoạt giải Pulitzer là Mary Jordan và Kevin Sullivan đã viết về cuộc đời cuả Mẹ Antonia trong cuốn sách có tên là The Prison Angel (Vị thiên thần cuả chốn lao tù )

Ngày 25 tháng 9 năm 2009, Mẹ Antonia nhận giải hòa bình Abbey về gương can đảm và lương tâm cuả trường Đại học San Diego.

Con đường bên ngoài nhà tù được đổi tên thành " Madre Antonia " trong tháng 11 năm 2007.

Năm 2010, sau 5 năm thực hiện, Studio Frontera đã phát hành một DVD về cuộc đời của Mẹ Antonia với tựa đề là "La Mama: Cuộc sống cuả một nữ tu Mỹ trong một nhà tù Mexico." Tác giả và đạo diễn là Jody Hammond, hình ảnh do Ronn Kilby, và xướng ngôn do Susan Sarandon.

Mẹ Antonia vẫn thường xuyên liên lạc với các con của mình, và nhiều người đã đến thăm Mẹ tại La Mesa. Hiện nay có 7 người con còn sống với rất nhiều cháu.

Mẹ Antonia qua đời sau nhiều tháng sức khoẻ suy giảm, ở tuổi 86, tại nhà dòng Tijuana mà Mẹ thành lập.

Ngôi nhà tù tăm tối đã tắt mất một ngọn đèn.
 
Văn Hóa
Nghiã trang chiều vắng
Trầm Hương Thơ
11:17 08/11/2013
NGHĨA TRANG CHIỀU VẮNG

Gió cuối thu lạnh vào hồn buốt giã
Nghĩa trang chiều buồn bã tịch cô liêu
Một vài người đến viếng tiếng kinh chiều
Mấy ngọn nến liêu xiêu rung trước gió

Nấm mồ cổ rong rêu buồn bỏ ngỏ
Những linh hồn buồn ngó bóng người thân
Có còn thương, còn nhớ, chút ân cần
Hay đã hết, bước chân giờ đổi hướng

Xa mịt mờ ly biệt mãi muôn phương
Tháng linh hồn hướng thượng xin lời câu
Từng câu kinh vang vọng xuống vực sâu
Như giải thoát kiếp sầu vương lụy khổ

Cháu con ơi! hãy nhớ đến tiên tổ
Lời van xin lệ đổ chốn ngàn thu
Bóng đêm đen giam hãm trong ngục tù
Mong từng phút âm u mau thoát khỏi

Để vào nguồn Ánh Sáng rạng chiếu soi
Mở cửa ra cho chói lọi Ánh Quang
Ơn phước cả vút lên chốn huy hoàng
Hồn mong mỏi nước thiên đàng muôn thuở

Ánh Sáng Ngài ôi! ấm êm được ở
Chốn ngàn thu rực rỡ mãi muôn đời.

Trầm Hương Thơ