Ngày 03-12-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật II Vọng B
Lm. Jude Siciliano, OP
02:08 03/12/2020
CHÚA NHẬT II VỌNG –B-
Isaia 40: 1-5, 9-11; Tvịnh 84; 2 Phêrô 3: 8-14; Máccô 1: 1-8

Trong một khoá tĩnh tâm gần đây, các thành viên tham dự đã trao đổi với nhau về cơn đại dịch covid đã thay đổi cuộc sống của họ như thế nào. Nào người: làm việc ở nhà, người không gặp được các con và cháu, người sợ đi mua hàng tại các siêu thị địa phương, nào những người bị phân lập và chán nản về số lượng 250 ngàn người chết. Mỗi người trong chúng ta có thể thêm vào danh sách đó biết bao nhiêu chuyện khác. Và hơn nửa, hiện tại có người buồn phiền, và ai biết được đến bao giờ chúng ta sẽ được trở lại đời sống như lúc trước?

Trong bối cảnh của cuộc sống lưu đày và những đau khổ hiện nay của chúng ta, nào hãy hướng về niềm khao khát hy vọng trong tương lai khi nghe lời của ngôn sứ Isaia. Làm sao mà chúng ta lại không thể đọc bài trích từ sách ngôn sứ Isaia mà mọi người thich với câu mở đầu: “Thiên Chúa anh em phán: Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta"? Lời này có thể nhắc bạn nhớ lại lúc còn bé, khi bạn bị ngã, trầy xước đầu gối, và mẹ của bạn ẳm bạn đặt vào lòng của bà và an ủi "Này, này con đừng khóc nữa. Mọi sự sẽ ổn định thôi" phải không? Đó có phải là những lời chúng ta mong muốn nghe lúc này, trong lúc cơ thể con người bị thương tích, buồn phiền và sợ hải?

Mùa Vọng được xem là mùa chờ đợi. Nhưng, nó cũng giống như ta đang chờ đợi một gói hàng từ hiệu Amazon đến phải không? Chờ đợi trong những ngày này khó khăn hơn lệ thường, vì bị khuấy động bởi nỗi đau với cảm nhận là chúng ta không thể bớt được sự đau khổ mà chúng ta mong được. Nổi đau khổ phở cập cho tất cả mọi người, không thể được giải quyết bằng bản năng của con người.

Ở bắc bán cầu, trời sẽ đến lúc đêm tối kéo dài nhất trong năm. Ánh sáng ban ngày sẽ ngắn lại. Bóng tối phủ trùm lâu hơn, gây nên nhiều nổi buồn phiền cho con người theo nhiều cách. Nhiều góa phụ, người ly dị và những người chưa gặp được gia đình vì bệnh covid, cảm thấy những ngày này còn khó khăn hơn hầu hết chúng ta đang phải vật lộn với những cuộc chia ly do đại dịch gây ra. Nhiều người đang bị những ám ảnh về bóng đen tâm thức và về đàng thiêng liêng tối tăm kéo dài trong những Mùa Vọng trước. Lúc đó có người dùng thuốc để bớt buồn phiền, chúng ta biết sự mong đợi và đói khát cần được chữa lành sâu đậm. Chúng ta quay về Kinh Thánh và đặt niềm tin chúng ta vào lời hứa của Thiên Chúa đã nói với chúng ta là Ngài vẫn đang quan tâm nuôi dưỡng chúng ta, về đấng đang đến để an ủi chúng ta. Lạy Chúa, xin hãy đến mau! Xin hãy nhanh lên Chúa ơi. Ngài ở đâu? "

Khung mẫu chủ đề của các Chúa Nhật Mùa Vọng trong năm phụng vụ đều như nhau. Chủ đề Chúa Nhật thứ nhất là: Chúa Kitô sẽ trở Lại. Chủ đề Chúa nhật thứ 2 và thứ 3 là: Chúa Kitô đến hôm nay. Chủ đề Chúa Nhật thứ 4 là: Chúa Kitô đã đến. Tất cả các bài đọc trong Mùa Vọng nói khá rõ ràng rằng: chi có duy nhất một Thiên Chúa mới có thể thực hành việc chúc lành trên thế giới chúng ta. Các bài trích sách kinh thánh chỉ hướng dẫn chúng ta cách sống trong những ngày này trước khi Thiên Chúa đến ban cho đời sống mới cho muôn vật. Hôm nay ngôn sứ Isaia khuyên chúng ta nên tin cậy và hy vọng vào tương lai mà Thiên Chúa sẽ làm cho chúng ta. Ngôn sứ nhắc chúng ta nhớ rằng cho dù chúng ta đã phạm tội, nhưng “tội lỗi chúng ta đã được tha thứ". Thiên Chúa có ý định làm cho chúng ta điều Ngài sẽ cứu thoát chúng ta ra khỏi những gì đang trói giữ chúng ta trong lúc này.

Khi chúng ta quên hay không nghĩ đến Thiên Chúa, chúng ta cũng như dân Ísrael phải sống lưu đày ở nơi mà chúng ta không thể tự giải thoát chúng ta được. Và đó là những gì đã xãy đến cho dân Ísrael. Họ bị lưu đày qua Babylon vì đã không trung thành với lời giao ước của họ với Thiên Chúa. Họ đã phạm tội, nhưng bây giờ Thiên Chúa đã tha thứ cho họ. Điều đó có nghĩa là Thiên Chúa sẽ đưa họ về quê hương, và tại nơi đó họ sẽ là dân của Thiên Chúa một lần nữa. Con đường đã được chuẩn bị sẵn không còn mấp mô để Thiên Chúa nhanh chóng trở lại. Sự tái lâm của Thiên Chúa là điều rõ ràng cho tất cả các dân tộc: "Rồi vinh quang của Thiên Chúa sẽ tỏ rạng…" Ngôn sứ được sai đi loan bào tin mừng rằng: đất Giêrusalem (Si-on) đã bị tàn phá và sẽ được hồi phục và sẽ đến phiên họ sẽ phải ra đi loan báo tin mừng cho các thành phố khác ở Judea.

Thật là một Tin mừng phải không? Thiên Chúa sẽ đến trên đường cao tốc của Ngài với những người bị lưu đày đã bị bẳt làm nô lệ ở Babylon. Thiên Chúa dùng người chinh phạt Cyrus để giải phóng dân Ngài. Ông là người gốc Ba-Tư đã đánh thắng các chủ nhân Babylon của họ. Cyrus sẽ cho người bị lưu đày được trở về quê hương của họ. Họ sẽ trở về và Thiên Chúa là mục tử sẽ chăn dắt họ. Thiên Chúa đã dùng cánh tay quyền lực để cứu thoát họ, Ngài sẽ là mục tử nhân lành hồi phục họ. Có những lúc chúng ta bị vướng phải những trói buộc khác nhau và chúng ta cần cánh tay quyền lực của Thiên Chúa để cứu chúng ta ra khỏi nơi lưu đày. Nhưng, do chúng ta đã bị thương tổn trong những ngày lang thang trong quá khứ, chúng ta cần Thiên Chúa nhân lành, chăn dắt chúng ta trên đường đổi mới và bình an.

Chắc là năm vừa qua chúng ta đã tỏ ra yếu đuối thế nào và đã do dự. Chúng ta là con người yếu đuối mong được chữa lành từ bản thân đến xã hội mà chúng ta không thể tự thực hiện được. Nhưng Thiên Chúa đã phán là Ngài ban cho chúng ta sự sống. Thiên Chúa có thể làm như thế được không? Thiên Chúa có sẵn lòng cứu thoát chúng ta không? Ngôn sứ Isaia trả lời - Thật thế! " Ở đây Đấng sẽ đến với oai hùng, Thiên Chúa sẽ cai trị với cánh tay quyền lực của Ngài" Và hơn thế nữa… Chúng ta sẽ có được sự sống mới, để phát triển trong một tương lai mới, vì vị mục tử nhân lành của chúng ta là Thiên Chúa, Ngài luôn chăm sóc cho đàn chiên và an ủi đàn chiên giống như một người mẹ đang ôm đứa con đau ốm ngồi trên đùi. Lời của Thiên Chúa lôi kéo chúng ta ra khỏi nơi lưu đày, thoát khỏi quá khứ đau thương và đổ vỡ để đên một tương lai mới, về lại quê hương.

Thiên Chúa đã nói với dân Israel là mọi tội lỗi của họ đã được tha, khoản nợ của họ đã được xóa đi và một con đường rộng mở để đưa họ về quê hương. Đó là Tin Mừng thánh Máccô mạc khải trong Phúc âm về Chúa Giêsu. Đấng sẽ lau sạch dân Ngài với phép Rữa trong Chúa Thánh Thần, Đó chẳng phải là tin tốt sao? Chúng ta có thể tạm dừng lại đây một chút để lời loan báo đó thấm vào trong thâm tâm chúng ta trong khi chúng ta chào đón và lãnh nhận lời hứa của Mùa Vọng về cuộc sống mới.

Thánh Máccô giới thiệu Phúc âm của ông bằng cách xem lại lời tiên tri của ngôn sứ Isaia. Tác giả Phúc âm đưa chúng ta trở lại sa mạc và chuẩn bị cho chúng ta nghe lời hứa của ngôn sứ Isaia được thực hiện. Các người bị lưu đày sẽ được trở về quê hương và thánh Gioan Tẩy Giả đang dọn đường cho họ, loan báo Đấng quyền năng hơn ông, vì Đấng đó sẽ đến với năng quyền của Chúa Thánh Thần. Tác giả Phúc âm hướng chúng ta đến Chúa Giêsu như là Đấng sẽ đáp ứng mọi hy vọng của dân chúng đã được thức tỉnh với lời loan báo của ngôn sứ.

Thánh Gioan Tẩy Giả rao giảng trong ánh sáng và sự hoang vắng của sa mạc, một nơi tốt để nghe một thông điệp mà không bị phân tâm và là một dịp để suy ngẫm về đời sống của chúng ta. Thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi chúng ta nên ăn năn sám hối, nên tự xét lại đời sống của chúng ta. Vừa rồi có người nói "Cơn đại dịch Covid này làm cho tôi có thì giờ rãnh và đã cho tôi có cơ hội để suy ngẫm. Nó khiến cho tôi nhận ra rằng tôi đã bỏ phí biết bao nhiêu dịp để bày tỏ sự biết ơn. Không chỉ những điều tôi có, nhưng ngay cả những mối liên hệ với gia đình và bạn bè. Tôi rất tiếc tôi không diễn tả được hết những tâm tình này. Bây giờ tôi sẽ cố gắng gọi đến mỗi người, nhất là những người đau ốm, lớn tuổi sống cô đơn. Tôi cũng để ý thấy có rất nhiều người thất nghiệp, mà tôi thì vẫn đủ sống. Tôi đã cố gắng chia sẻ quần áo và lương thực với họ, đang cần được giúp đở. Tôi cũng có dịp đứng trong khoản cách an toàn, mang khẩu trang để nói chuyện với họ, và biết được những cố gắng phấn đấu đầy dũng cảm của họ. Nói một cách khác, ở một khía cạnh nào đó, cơn đại dịch Covid là một phúc lành lạ thường".

Những suy tư của từng người khiến chúng ta nhớ đến những nét khác lạ trong thời buổi này. Trong lúc Mùa Vọng mời gọi chúng ta chờ đợi với sự háo hức mong đợi sự xuất hiện của Chúa Kitô, thì cũng có một sự chờ đợi khác đang tỏ ra. Đó là chính Đấng mà chúng ta đang chờ đợi cũng đang chờ chúng ta. Bởi vì qua chính chúng ta, Chúa Kitô sẽ bước vào thế giới hôm nay. Theo lời ngôn sứ Isaia, chúng ta là người cần được an ủi. Nhưng, chúng ta được mời gọi bởi Đấng chúng ta mong đợi để an ủi người khác. Đấng đó đang chờ đợi chúng ta thực hiện điều đó bằng ơn của Chúa Thánh Thấn để chúng ta có thể làm được.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

2nd ADVENT (B)
Isaiah 40: 1-5, 9-11; Psalm 85; 2 Peter 3: 8-14; Mark 1: 1-8

At a recent Zoom retreat the retreatants were sharing how much the pandemic has altered their lives. It is a long list each of us could add to: working at home; loss of up-close contact with children and grandchildren; fear of going to the local supermarket; Zoom family gatherings; isolation and depression and of course 250,000 deaths. Well, you know all this and much more. The present is glum, who knows when we will get back to some semblance of our old lives?

In the light of our current exile and afflictions we turn a hopeful and yearning ear to the prophet Isaiah. How can we not be drawn to a reading, a favorite of many, that opens, "Comfort, give comfort to my people says your God."? Does it remind you of when you were a child and fell, scraping your knees and your mother scooped you up, sat you on her lap, soothing you saying, "There, there, don’t cry, everything is going to be all right."? Aren’t those the words we long to hear now when the whole human body is wounded, grieving and afraid?

Advent is described as a season of waiting. But it is not just like waiting for a package from Amazon to arrive, is it? Waiting these days is harder than usual, stirred by pain and the knowledge that we cannot get the relief we yearn for by ourselves. The pain is too universal, not resolved by mere human effort.

In the northern hemisphere we are approaching the darkest time of the year. Shorter daylight, longer darkness, causing various degrees of seasonal sadness. Many, the widowed, divorced and those without ready access to families, find these days even more difficult than most of us. Struggling with pandemic-induced separations, many are enduring psychological and spiritual darkness more intensely than during previous Advents. While some may turn to chemical means for relief, we know the yearning and hungers we feel require a deeper healing. We turn to Scriptures and place our faith in the promise they voice to us about our nurturing God who is coming to comfort us. Hurry up God! Come soon, where you!?

The pattern for the Advent Sundays during the three-year liturgical cycle is the same each year. The first Sunday’s theme – Christ will come again. The second and third Sunday’s – Christ comes today. The fourth Sunday’s: Christ has come. All the Advent texts are quite clear that only God can complete the work of blessings on our world. The passages guide us how to live in these in-between times before God brings a new age into being. Today Isaiah beckons us to trust and hope in a future God is preparing for us. He reminds us that, though we have sinned, our "guilt is expiated." God has a destiny for us: to release us from whatever holds us in bondage now.

When we forget, or ignore God we too, like the Israelites, go into an exile from which we can’t easily extricate ourselves. Which is what happened to the them. They were taken into Babylonian captivity because they were not faithful to their covenant with God. They had sinned, but now God has forgiven them. Which means, God will return them to their homeland where, once again, they will be God’s people. The roads are to be prepared for a swift and unobstructed return by God. God’s coming will be obvious to all nations: "Then the glory of the Lord will be revealed…." The prophet is sent out to announce the good news that the devastated Jerusalem (Zion) will be restored and will, in turn, announce the good news to the other cities of Judah.

What’s the good news? God is coming on the King’s highway with the exiles who had been taken into bondage in Babylon. God’s instrument to free the exiles was Cyrus, the Persian conqueror who defeated their Babylonian masters and let the exiles return to their homeland. They will return and God will be their shepherd. God, who used a mighty arm to free them, will be their tender shepherd to restore them. There are times when we are trapped in one bondage or another and need God’s mighty arm to bring us out. But then, wounded by our past wanderings, we need our tender shepherd God to guide us on the path of renewal and well-being.

Certainly this past year has revealed how fragile and divisive we are. We humans long for personal and societal healing, which we cannot accomplish on our own. But God has spoken and has life for us. Can God do that? Is God willing to save us? Isaiah provides a definitive answer – Yes! "Here comes with the power, the Lord God who rules by his strong arm." And more... We can have new life, a growth into a new future, because our gentle shepherd God cares for the sheep and gives us comfort, like that mother with her bruised child on her lap. God’s Word draws us exiles from our hurts and broken past to a new future, to a homecoming.

God has told Israel that all her sins are forgiven, her debt canceled and a way is open for her to go home. That’s the good news Mark will reveal in his gospel about Jesus, who will cleanse the people by a baptism of the Holy Spirit. Isn’t that good news? We can pause and let that proclamation settle in us as we anticipate and receive the new life Advent promises.

Mark introduces his gospel by revisiting Isaiah’s prophecy. The evangelist returns us to the desert and prepares us to hear the fulfillment of Isaiah’s promise. Exiles are going to be brought home and John the Baptist is preparing the road for them, announcing the One who is more powerful than himself, because he comes with the presence and power of the Holy Spirit. The evangelist is pointing us to Jesus who will fulfill all the hopes of the people that were stirred by the words of the prophets.

John preached in the clear light and emptiness of the desert, a good place to hear a message, free of distractions and a chance to reflect on our lives. He calls us to repentance, to rethink our way of life. Someone said recently, "This pandemic and the free time it has forced on me, have given me an opportunity for reflection. It makes me realize how much I have taken for granted. Not just the things I own, but my relationships with family and friends. I am sorry I didn’t express my love and gratitude for them enough. Now I make a point of calling different people each day, especially the sick and elderly who live alone. I have also realized, with so many people out of work, that I have more than enough. I have tried to share my clothes and food with the needy. I have also had a chance to talk with him – at a safe distance and masked – and learn about their personal struggles and I have come to admire their fortitude. In some ways this pandemic has been a strange blessing."

What that person realized reminds us of something else about this time. While Advents calls us to wait with eager expectation for the coming of Christ, there is a another waiting. The paradox is that the One for whom we are waiting is waiting for us, because it is in and through us that Christ enters our world today. In terms of Isaiah: we are the ones who need comfort. But we are called by the One we are expecting to give comfort to others. He waits on us to do that and empowers us with His Spirit so we can.
 
Thứ Sáu 4/12: Xin mở mắt con để thấy Chúa nơi anh em - Suy Niệm của Lm. Anthony Nguyễn Ngọc Dũng sdb
Giáo Hội Năm Châu
04:20 03/12/2020

TIN MỪNG Mt 9:27-31

Nhờ tin vào Đức Giêsu, hai người mù được chữa khỏi.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Một hôm, Đức Giê-su đang trên đường đi, thì có hai người mù đi theo kêu lên rằng: "Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót chúng tôi!" Khi Đức Giêsu về tới nhà, thì hai người mù ấy tiến lại gần. Người nói với họ: "Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?" Họ đáp: "Thưa Ngài, chúng tôi tin". Bấy giờ Người sờ vào mắt họ và nói: "Các anh tin thế nào thì được như vậy". Mắt họ liền mở ra. Người nghiêm giọng bảo họ: "Coi chừng, đừng cho ai biết!" Nhưng vừa ra khỏi đó, họ đã nói về Người trong khắp cả vùng.

Đó là lời Chúa.
 
Con Đường
Lm Vũđình Tường
04:34 03/12/2020
Thay đổi khí hậu và dịch không thuốc trị Covid 19 gây hoang mang, lo sợ cho toàn thể nhân loại. Thế giới ngày nay cần được an ủi, an tâm, an bình. Người ta đặt hy vọng rất nhiều vào thuốc ngừa dịch. Dù có thuốc ngừa hữu hiệu đi nữa thuốc đó cũng chỉ làm giảm lo sợ, bớt lo lắng, an tâm hơn một chút bởi thuốc ngừa không làm tiêu tan sợ hãi, kinh hoàng. Con đường Đức Kitô dẫn đi là con đường mang đến an bình thực sự. Tiên tri Isaiah loan báo 'Hãy an ủi, an ủi dân Ta' Is 40,1. Con đường tiên tri loan báo mang an bình cho con tim bất an, tiêu tan lo lắng, giết sầu, diệt khổ. Đây mới chính là thần dược. Thần dược giúp ta nhìn vào chính con tim ta, nhận biết những gì ngăn cản ta tiến đến với Chúa.

Vào các thập niên cuối năm bảy mươi, tám mươi và đầu chín mươi, sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, số người bỏ nước ra đi rất nhiều. Ai cũng biết mình muốn đi đến đâu, nhưng không phải ai cũng biết đường đi. Vì thế có nhiều người không bao giờ nhìn thấy bờ tự do. Biết mình muốn đi đâu là điều quan trọng; điều cần hơn cả là biết đường, đường dẫn đến nơi muốn đến. Hành trình đức tin cũng thế. Ai cũng tin vào Đức Kitô, nhưng không ai biết đường đến cùng Ngài. Tất cả đều gặp khó khăn trong việc tìm con đường thích hợp cho cá nhân mình đến cùng Đức Kitô. May mắn thay, Thiên Chúa không bỏ mặc con người phải loay hoay tìm kiếm, Ngài sai thánh Gioan Tiền Hô, đi trước loan báo con đường đến cùng Đức Kitô. Gioan chân thành loan báo ngài không phải là con đường, ngài là người chỉ đường. Đức Kitô là đường; Gioan chỉ cho nhân loại biết con đường. Con đường đó là chính Đức Kitô. Có lần Đức Kitô tuyên bố 'Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống' Gn 14,6. Gioan kêu gọi con người nhìn sâu vào tâm tư thầm kín của mình để loại bỏ 'hoang địa trong tâm hồn'. Khi kêu gọi nhân loại đổi đường, Gioan nêu rõ có hai con đường. Con đường dẫn đến cùng Đức Kitô và con đường dẫn vào hoang địa cuộc đời. Gioan kêu gọi hãy thống hối và tin vào Tin Mừng. Như thế Gioan nêu rõ con đường hoang địa cuộc đời trái nghịch với con đường dẫn đến Đức Kitô. Gioan cũng cho biết, muốn đến Đức Kitô chỉ có một con đường duy nhất. Con đường đó khởi đầu bằng khiêm nhường, thống hối, nhìn nhận tội đã phạm và hứa quyết tâm từ bỏ con đường sai trái. Đường Đức Kitô vạch ra là đường dẫn đến sự sống trường sinh, hạnh phúc thật. Con đường hoang địa trong tim là con đường dẫn đến sa đoạ, diệt vong.

Con đường Đức Kitô kêu gọi tóm gọn trong hai giới luật đó là: Mến Chúa, yêu người Mc 12,31. Đường Đức Kitô là đường toàn thiện. Đường dẫn đến trọn lành và cuối con đường đó là nước trời. Tác động bởi lời Chúa, tăng sinh lực bởi ân sủng Chúa, và được soi sáng bởi Thánh Thần Chúa, vô số những hành động anh hùng, hội từ thiện bác ái phát sinh từ con đường 'Yêu mến Chúa, yêu tha nhân'. Chính những hội đoàn này trở thành cánh tay xoa dịu đau khổ, ban phát bình an, cổ võ sức sống, hạnh phúc cho bao người. Đường Chúa là đường toàn thiện. Bởi toàn thiện nên không thể thay đổi. Đường cần thay đổi là đường đời, đường dã tâm, đường thế gian, đường sa mạc trong tâm hồn. Những ai chọn bước đi trên con đường Chúa chắc chắn sẽ tiến đến cùng Chúa. Ai chọn theo con đường thế gian, đường samạc tâm hồn sẽ gặp trở ngại bởi đường xamạc không lối, phức tạp, chọn đường đó chắc chắn bị lạc, đi lòng vòng, quanh quẩn đến hết sức, kiệt lực trước khi tàn héo.

Đức Kitô là Đấng hoàn thiện nên không thể dùng con đường bất toàn đến Đấng toàn thiện. Thống hối là con đường từ bỏ bất toàn, nhìn nhận sai trái, thống hối. Con đường dẫn đến cùng Đức Kitô. Xin ơn can đảm từ bỏ đường samạc tâm hồn để đón nhận đường công chính Chúa ban.

TiengChuong.org

I Am the Way

Climate change and the Covid 19 pandemic impose fear for the entire world. Our present world needs consolation. Relying on the way of the world, such as a vaccine, would only lessen fear, grief and anxiety; it would not destroy fear and grief. The way of the Lord brings comfort and hope and certainty. 'Console my people, console them' says the Lord Is 40,1. The way of the Lord consoles our hearts. It helps us to look deep into our hearts to see what barriers stop us following the way of the Lord.

Boat people in the 80's fled Vietnam after the war ended. Some knew of their destinations, but not the way. Unfortunately, many of them lost their way, and lost their lives on the high seas. Knowing a destination was vital, but knowing the way there even more essential. In our faith journey, our destination is Jesus, but we all struggle to find the way to Jesus. Fortunately, God comes to our help. God sent John the Baptist to show us the way. Jesus once told us that 'He is the way, the truth and the life' Jn 14,6 . Jesus is the way. John is not the way, but John knew God's way, and John pointed it out for us to follow. John told us to look deep into the 'wilderness of our own heart' and make necessary changes. When John called us to prepare the way for the Lord, John made it clear that there were at least two ways: God's way and the way of the world. John called us to repent, because obviously the way of the world contradicts God's way. There is no other option, but repentance is the way leading us to reconcile to God and to one another. The way of the Lord leads us to look for things from above and everlasting life. The way of the world leads us to things from below with their fear, grief, anxiety and misery.

The way of the Lord is love- Love God and love our neighbours Mk 12,31. God's way is perfect. It aims to lift us up from a sinful state to a virtuous state, and then eventually to the heavenly state. Inspired by God's way, empowered by God's grace, guided by God's Spirit, countless noble and heroic acts have changed disastrous situations to save lives. These heroic actions confirm that God's way brings life and love and peace.

It is the way of the world that needs changing, not God's. Jesus is both the way, and Leader of the way; John is His assistant, His voice. Jesus is the way, not for Himself, but for us, His disciples. Those who choose to walk on His way certainly will come to Him. Those who come to Jesus will walk on the way that leads to God's kingdom. Following the way of the world, there may be many complexities, leading followers to go around, in circles, because this way belongs to the world. It is conditioned by the material world, which one day will perish.

Preparing our own heart means to long for real life and peace from Jesus. By changing our former way of life, adopting the way Jesus taught- love God and love our neighbours- we will have real life and peace. We can't do it alone; everything is possible with God's grace.
 
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ II Mùa Vọng Năm B.6.12.2020
Lm Francis Lý văn Ca
05:06 03/12/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, tiên tri Isaia sẽ chuẩn bị tâm hồn chúng ta bước vào tuần thứ II của việc sửa soạn mừng lễ Chúa Giáng Sinh, bằng việc nêu lên chân dung của thánh Gioan Tiền Hô - còn gọi là Gioan Tẩy Giả - sứ giả dọn đường cho Chúa Cứu Thế.
Gioan Tiền Hô xuất hiện hôm nay với tư cách là một người được Thiên Chúa tuyển chọn, xuất hiện trước Đức Kitô, để chuẩn bị tinh thần dân chúng đón nhận Đấng Cứu Thế. Qua Kinh Thánh, chúng ta biết được Gioan là người bà con với Đức Kitô, Ngài là con của các vị thánh Giacaria và Isave, Ngài là vị tiên tri cuối cùng của thời Cựu Ước, Ngài cũng là đấng làm môi giới chuyển tiếp giữa hai thời Cựu và Tân Ước.
Qua Lời Chúa hôm nay, Thánh Gioan Tiền Hô sẽ giúp mỗi người trong chúng ta chuẩn bị đời sống chính mình trong tư thế sẵn sàng chờ đón Chúa đến trong Mùa Giáng Sinh năm nay.
Với những tư tưởng dẫn nhập, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Hình ảnh một vị thiên sai, tiên tri Isaia trình bày, sẽ mang đến cho nhân loại một thời kỳ đầy tự do và tình yêu thương trìu mến. Đó là hình ảnh một mục tử hiền hòa chăm sóc đàn chiên của mình.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phêrô nhắc nhở các tín hữu trong thời đại của Ngài - và cho cả chúng ta hôm nay - thời gian Thiên Chúa đã ban cho mỗi người thật ngắn ngủi, có giới hạn. Hãy làm sao cho thời gian nầy có một ý nghĩa đích thực cho đời sống mai sau.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Thánh Gioan Tiền Hô xuất hiện rao giảng sự thống hối cho người Dothái. Một số đông đã tin và nhận phép rửa nơi ông. Chúng ta cũng đang sửa soạn chờ ngày Chúa đến trong đêm Giáng Sinh, bằng việc chuẩn bị tâm hồn lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải.



LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Thiên Chúa hứa ban ơn cho những ai kêu van Ngài với lòng thành tâm. Giờ đây, chúng ta dâng lên Ngài những ý cầu xin sau đây:

1. Chúng ta cầu nguyện cho Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Tổng Giám Mục…. hoặc Giám mục……. cùng các phẩm trật trong Giáo Hội. Xin Chúa ban cho các Ngài sức mạnh của Thánh Linh, để rao truyền cho thế giới Tin Mừng Ơn Cứu
Độ. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Xin cho giới trẻ, luôn ý thức sự hiên diện của Thiên Chúa Nhập Thế và Nhập Thể đang ở giữa họ. Xin cho những Cộng Đoàn Giáo Xứ luôn tìm được sụ nhiệt tâm phục vụ hăng say của họ trong những công tác tông đồ. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho cộng đoàn giáo xứ của chúng ta, trong những ngày chuẩn bị mừng Chúa Giáng Sinh, với sự giúp đỡ của các linh mục, sẽ làm hòa với Chúa và anh em qua việc lãnh nhận bí tích hòa giải ngõ hầu chúng ta sẽ chuẩn bị một máng cỏ xinh đẹp cho chính Con Thiên Chúa ngự đến. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin cho anh chị em sinh viên học sinh, đang miệt mài kinh sử chuẩn bị những ngày thi cử cuối niên học. Xin ban ơn trợ lực để họ vượt thắng những khó khăn và đạt nhiều thành công do sự chuyên cần của họ trong cả năm học. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Xin cho các linh hồn đã qua đời, đặc biệt, những nạn nhân của Covid-19… được vui hưởng một mùa xuân bất diệt trên thiên quốc. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, thời gian Chúa ban cho chúng con, là chính thời gian Chúa kiên nhẫn đợi chờ chúng con trong tình thương. Xin Chúa giúp chúng con biết xử dụng thời gian của Mùa Vọng để ăn năn trở lại, đặc biệt là gặp gỡ Chúa qua bí tích hòa giải. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:21 03/12/2020

11. Gặp cơ hội khắc chế hư vinh thì con nên hết lòng chấp nhận.

(Thánh John Berchmans)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:25 03/12/2020
98. HÔM QUA KHÔNG TIỄN KHÁCH

Vu công có làm tiệc thết đãi khách uống rượu, tới lúc sảng khoái thì vô tình gục đầu trên bàn kỷ mà ngủ, đến khi tỉnh dậy thì tưởng là đã ngủ qua một đêm, mở mắt ra nói với khách:

- “Hôm nay chưa mời ngài, tại sao ngài lại tới?”

Khách trả lời:

- “Chỉ trách ngài hôm qua không tiễn khách về !”

(Vu Tiên biệt ký)

Suy tư 99:

Khi làm tiệc thết đãi khách, thì chủ nhà không nên uống rượu say, nhưng cần phải tỉnh táo để tiếp khách và giữ bàn tiệc cho khỏi lộn xộn bát nháo vì khách say xỉn, đó là sự khôn ngoan của chủ nhà.

Khách sẽ rất vui khi chủ nhà cùng chén tạc chén thù với họ, và địa vị chủ khách càng nổi bật lên trong cung cách tiếp khách của mình, nhưng họ cũng không mấy hứng thú khi chủ nhà say mèm không biết trời đất gì cả, họ sẽ coi thường và đánh giá tư cách của mình, bởi vì khi chủ nhân say thì không còn tôn ti trật tự gì trong bữa tiệc nữa, và những khách được mời có địa vị trong xã hội sẽ nghĩ rằng chủ nhân không tôn trọng mình...

Mời khách thì cứ để khách thoải mái ăn uống, nhưng mình thì không được thoải mái say xỉn như khách, bởi vì trong cách mời và tiếp đãi khách cũng nói lên được tư cách phục vụ của mình.

Vu công vì uống say mà ngủ, và khi tỉnh dậy thì cứ ngở là ngày hôm nay nên trách khách, người khách cũng tế nhị không trách chủ nhà, nhưng hóm hỉnh đáp trả là yêu mến chủ nhà và là bạn của mình vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Nhật 2B Mùa Vọng: dọn đường
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
16:36 03/12/2020
CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG B: DỌN ĐƯỜNG (Is 40,1-5.9-11; 2Pr 3,8-14; Mc 3,1-3).

Để thực hiện bất cứ một chương trình hay một công trình nào cần phải chuẩn bị. Chuẩn bị càng chu đáo, càng đạt thành công. Để tác thành vũ trụ trong thời gian, Thiên Chúa đã quan phòng cho mọi thụ tạo hiện hữu cách lạ lùng. Vạn vật tiệm tiến phát triển qua thời gian. Để đi vào chương trình cứu độ loài người, Thiên Chúa đã đi vào lịch sử của con người trong thời gian và không gian. Thiên Chúa đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời từng bước theo sự phát triển và nhận thức của con người. Ngài hướng dẫn lịch sử của một dân tộc được tuyển chọn trong chương trình Cứu độ. Từ tổ phụ Abraham, Isaac và Giacob kéo dài cả 2000 năm, cho tới Đấng Cứu Thế xuất hiện. Thiên Chúa là Alpha và Ômega, là cội rễ và là cùng đích. Ngài là chủ thời gian. Mọi loài thụ tạo được tác thành trong thời gian và không gian giới hạn.

Lịch sử của dân Do-thái cũng là lịch sử của Ơn Cứu Độ. Dân Do-thái trải qua biết bao nhiêu thăng trầm và thử thách. Thiên Chúa luôn luôn thương yêu bao bọc chở che, cho dù lòng dân có đổi thay và phản bội. Chúa phạt rồi Chúa lại tha. Chúa cho an cư lạc nghiệp, rồi Chúa lại phạt phải đi lưu đầy vì tội lỗi phản nghịch và từ bỏ lề luật Chúa. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia đã qua đi. Thiên Chúa luôn giữ lời đã hứa là sẽ ban Đấng Cứu Độ. Ngài sẽ giải thoát dân khỏi vùng âm u sự dữ, tội ác và sự chết. Tiên tri Isaia đã an ủi Dân Thánh là hãy an tâm, vì thời nô lệ đã chấm dứt và tội lỗi đã được ân xá. Giờ đây hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Cải biến tâm hồn cho tinh sạch. Sửa chữa lại những vết nhơ lầm lỗi và tránh những đam mê xấu xa vì Chúa sẽ ghé mắt đoái nhìn và ban Ơn cứu độ.

Thánh Phêrô tông đồ trong thơ thứ hai đã viết: Không phải Chúa chậm trễ thi hành lời đã hứa. Người hành động nhẫn nại. Một ngày đối với Thiên Chúa như ngàn năm và ngàn năm như một ngày. Thiên Chúa vượt trên thời gian trong lịch sử của một dân tộc được hình thành và chuẩn bị để đón Đấng Cứu Thế. Đọc qua lịch sử dân Do-thái, chúng ta mới cảm nghiệm được tình yêu thương của Thiên Chúa bao la hải hà. Thiên Chúa đã nhẫn nại mạc khải cho dân từng bước đi để nhận biết tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Cho dù nhiều lần con người có phạm tội tầy đình, phản bội chối bỏ Chúa và tôn thờ thần ngoại bang, Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn chờ đợi, mở rộng vòng tay đón về và tha thứ.

Bài Phúc âm, thánh Maccô giới thiệu Gioan Tẩy Giả, người được sai đến để trực tiếp dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Ông là người sống khắc khổ đến từ hoang địa. Cha mẹ ông Gioan là ông bà Giacaria và Elizabeth. Khi thầy thượng tế Giacaria dâng hương trong đền thờ, đã được thiên thần loan tin rằng vợ ông sẽ sinh một con trẻ và ông sẽ đặt tên là Gioan. Gioan sẽ đi trước Chúa để mở lối cho Đấng Cứu Thế. Gioan đã tu thân tích đức để chu toàn bổn phận của người tiền hô. Gioan đã xuất hiện để rao giảng kêu gọi mọi người chuẩn bị tâm hồn và cử hành phép rửa sám hối. Chính Gioan đã giới thiệu Chúa Giêsu cho dân chúng. Gioan biết thân phận mình là người tiền hô. Ông đã chấp nhận: Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Gioan đã xuất hiện trong vai trò người sửa đường và khi Chúa Cứu Thế xuất hiện, ông đã từ từ lui vào bóng tối. Ông là chứng nhân cho sự thật và đã chết cho sự thật. Ông xứng đáng là vị tiền hô của Đấng Tối Cao.

Hôm nay đây, nơi xã hội chúng ta đang sống cũng lặp lại lịch sử của ngàn năm về trước và xem ra tình trạng cuộc sống còn bi quan hơn. Giáo Hội thay mặt Chúa nhắc nhở chúng ta hàng năm, hàng tháng cần sự sám hối trở về. Đôi khi chúng ta cũng sốt sáng lên được ít ngày rồi qua mùa dọn đường sám hối, sau cùng mọi sự đâu lại vào đấy. Sự thật là thế, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta có quyền bỏ cuộc. Vì cuộc sống là sự nối kết qua từng giây, từng phút và từng ngày tháng. Chúng ta đang sống ngày hôm nay trong chương trình cứu độ của Chúa. Ngày hôm qua, có thể đã sa ngã, sai phạm và mất lòng Chúa nhưng trong giây phút này, ta ý thức và nhìn vào chính tâm hồn mình, xét mình để biết mình đang ở bậc thang nào trên đường trọn lành và tình trạng tâm hồn ra sao? Nhận biết được chính mình, ta sẽ dễ dàng tiếp tục cuộc hành trình nên trọn lành.

Lời mời gọi của thánh Gioan Tẩy Giả là hãy dọn đường Chúa. Mỗi người hãy chuẩn bị dọn đường cho Chúa. Chúa sẽ ghé thăm tâm hồn, nên chúng ta cũng nên chuẩn bị cho Chúa một nơi êm ấm và sạch sẽ để xứng đáng đón mời Chúa. Xưa Chúa đã được sinh ra nơi máng cỏ hôi tanh nghèo nàn vì không ai đón tiếp. Hôm nay, mỗi người chúng ta hãy mở rộng cửa đón Chúa đến và cư ngụ trong nhà và trong tâm hồn của chúng ta. Xin Chúa ban sự bình an.
 
Chúa Nhật 2B Mùa Vọng: Về với lòng mình
Lm. Xuân Hy Vọng
16:39 03/12/2020
VỀ VỚI LÒNG MÌNH

Kính thưa cộng đoàn Phụng Vụ, hôm nay Lời Chúa thúc giục mỗi người chúng ta hãy nhìn lại cuộc sống đức tin của mỗi người, nhìn lại mối tương quan đối với Chúa, đối với anh chị em trong cộng đoàn, gia đình, xã hội và sau hết với chính bản thân mình.

Mỗi lần bước vào Mùa Vọng, mùa ân sủng chuẩn bị tâm hồn đón chờ Chúa đến sinh lại nơi mỗi người, mỗi gia đình, cộng đoàn, chúng ta được Mẹ Giáo Hội nhắc nhở thường xuyên qua lời mời gọi của Chúa, đặc biệt qua các bài đọc hôm nay. Chúa đã dùng tiên tri Isaiah (bài đọc I) kêu mời, nhắn nhủ dân Is-ra-el “hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng”. Qua lời giáo huấn của Thánh Phê-rô (bài đọc II), Chúa hướng lòng chúng ta theo đường lối của Người “không phải Chúa chậm trễ thi hành lời hứa, nhưng vì anh em, Người hành động nhẫn nại, Người không muốn ai phải hư mất, nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối”. Và sau cùng, với hình ảnh của Thánh Gio-an Tiền Hô rao giảng phép rửa sám hối, cầu ơn tha tội (bài Phúc m), một lần nữa, Chúa mong muốn chúng ta cất bước trên con đường công chính của Người bằng việc sống khiêm nhu, lắng nghe và đáp lời kêu gọi của Người.

Đặt trên nền tảng Lời Chúa hôm nay, và với tâm tình ấy, nào chúng ta cùng tiến sâu vào cung lòng của mình, nơi đó chúng ta có thể gặp lại chính bản thân, cũng như bước vào một cuộc hội ngộ với Thiên Chúa - Người đang mong chờ, tìm gặp chúng ta qua đôi dòng suy niệm có vẻ rời rạc sau đây:

Hãy dọn đường đón chờ Chúa đến
Hãy lấp mọi ‘hố sâu giận hờn’
Hãy bạt muôn ‘núi đồi đố kỵ’
Làm cho ngay thẳng ‘lối sống cong queo’
San cho bằng ‘tâm hồn gồ ghề’
Hãy mạnh dạn cất bước loan tin
‘Trèo đèo gian khó’, băng rừng chông chênh
Cất tiếng cao đưa tin vui, đừng sợ
Báo tin mừng Chúa sẽ đến trong quyền uy
Người chăn dắt đoàn chiên như mục tử
Ẳm chiên con trên cánh tay nhẹ nhàng
Nhẹ dắt đưa chiên mẹ qua ngàn thảo nguyên xanh.
Ngàn năm với Chúa như một ngày đợi
Đợi một ngày với Chúa như ngàn năm
Nhưng đừng nhầm tưởng Chúa ‘ngủ quên’
Chẳng phải Người không thi hành lời hứa
Chỉ vì Người nhẫn nại với chúng ta
Không muốn ai phải hư mất trầm luân cả
Chẳng mong ai lìa xa ơn thứ tội
Luôn đợi chờ ta trở về ăn năn
Lìa xa tội, mặc lấy đức từ bi
Vững tâm, trông đợi trời mới và đất mới
Chính nơi này, công lý và hoà bình muôn năm.
‘Đấng đến sau tôi là Ngôi Hai cứu độ,
Người là đường, chân lý và sự sống
Rửa sạch trong bằng chính lửa Thánh Thần’
Hồn tôi ơi, vui mừng hoan hỉ
Hãy mở lòng, đón nhận Lời trường sinh
Thay con người tội lỗi nhân hình này… Amen!
 
Được thấy ánh sáng
Lm Minh Anh
19:25 03/12/2020
ĐƯỢC THẤY ÁNH SÁNG
“Có hai người mù chạy theo Chúa Giêsu”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Có hai người mù chạy theo Chúa Giêsu” là một chi tiết khá bất ngờ nhưng đầy thú vị của thánh sử Matthêu vốn không mấy ai lưu ý khi đọc câu chuyện Tin Mừng này; họ kêu lớn tiếng, “Xin thương xót chúng tôi”; Chúa Giêsu đã xót thương, Ngài chữa cho họ ‘được thấy ánh sáng’. Như thế, điều Isaia tiên báo về thời thiên sai được ứng nghiệm, “Mắt người mù sẽ được xem thấy”.

Các trình thuật mở mắt người mù trong cả bốn Phúc Âm có nhiều khác biệt kỳ thú không tưởng. Hai người mù trong Matthêu chạy, anh mù trong Marcô, Luca và Gioan ngồi bệt bên đường; hai người mù trong Matthêu kêu lớn tiếng, lẽo đẽo theo Chúa về tận nơi Ngài ở, anh mù trong Gioan chẳng nhúc nhích, không ‘môi hở răng lạnh’ và Ngài tự nguyện chữa lành anh. Một chi tiết rất thú vị khác là Marcô, Luca và Gioan chỉ nói đến một anh mù, Matthêu nói đến hai anh mù; và như thế, với Matthêu, cái gì cũng ở số nhiều, việc gì cũng phải nhân đôi: hai người mù kêu lên, “Xin thương xót chúng tôi”, tiếng họ sẽ lớn hơn; câu hỏi của Chúa cũng ở số nhiều, “Các anh có tin là tôi làm được điều ấy không?”, hai người sẽ trả lời; Ngài sờ vào mắt họ, ít nữa hai lần, nếu không nói là phải bốn lần, có khi đến ‘tám lần cho chắc’. ‘Được thấy ánh sáng’, họ cao rao danh Chúa trong khắp cả vùng; hai người cao rao, rộn ràng hơn một người; và như thế, rộn rã hơn.

Bước vào Mùa Vọng, tất cả tâm tình của chúng ta cũng phải ở số nhiều; mọi sự cần được nhân lên, nhân đôi, nhân bảy, nhân bảy mươi lần bảy, nhân theo cấp số mũ, nhân theo cấp luỹ thừa. Chúa muốn chúng ta trải rộng tấm lòng, trải rộng lời cầu xin, trải rộng lời tạ ơn, trải rộng những trăn trở và nhất là trải rộng cả lòng sám hối. Những tâm tình đó không chỉ được trải rộng cho riêng linh hồn tôi, nhưng cho muôn triệu sinh linh; không chỉ cho gia đình tôi, nhưng cho cả gia đình nhân loại; không chỉ cho người nghèo khó, nhưng cho cả hạng giàu có; không chỉ cho người nguội lạnh, nhưng cho cả người sốt mến; không chỉ cho bậc vợ chồng, nhưng cho cả bậc hiến dâng; không chỉ cho hàng lê thứ, nhưng cho cả bậc quyền quan; không chỉ cho người giáo dân, nhưng cho cả ‘tu nam sĩ nữ...’. Bởi lẽ, ‘tất cả, tất cả’, đang rất cần ‘được thấy ánh sáng’ Giêsu Thiên Sai.

Như thế, lời sấm về thời thiên sai ‘rộn rịch’ được ứng nghiệm, không chỉ thời Chúa Giêsu nhưng ngay hôm nay, vì này, với Ngài, mọi sự được đổi mới, mọi người ‘được thấy ánh sáng’. Isaia quả quyết, “Chúng sẽ ngợi khen Đấng Thánh của Giacóp và tuyên xưng Thiên Chúa của Israel”; mọi người sẽ thưa lên, “Chúa là sự sáng và là Đấng cứu độ tôi” như lời Thánh Vịnh đáp ca.

Trong cuốn “Ánh Sáng cho những linh hồn lo âu”, G. Cutting kể chuyện một nông dân nghi ngờ về việc ông được cứu rỗi. Ông dâng một lời cầu nguyện đầy thách thức, “Lạy Chúa, để làm bằng chứng con được cứu rỗi, Chúa sẽ lùa 10 con cừu trong đàn vật của con, và chỉ đúng 10 con, vào cái chuồng giữa đồi cỏ cho con”. Cuối ngày, ông lo lắng đến gần và nhẹ nhõm khi thấy ở đó đúng 10 con; điều đó cho ông cảm giác bình yên tạm thời. Hôm sau, nghi ngờ sớm quay trở lại với một suy nghĩ gây sốc rằng, đó chỉ có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Vì vậy, một lần nữa, ông thưa, “Xin Chúa cho 10 con khác tụ tập ở một góc đối diện”. Và đã xảy ra như vậy! Khi được hỏi, “Điều này đã bảo đảm cho ông chưa?”; ông xua tay nói, “Chưa, chưa, không có gì chắc chắn cho đến khi tôi nhận được Lời của Thiên Chúa bảo đảm về điều đó!”. Và tác giả kết luận, “Tất cả đều chìm trong sương mù và không chắc chắn cho đến khi ông ta đặt chân vững chắc vào “Chúa, ‘Đấng là Ánh Sáng’, đã phán như vậy”.

Anh Chị em,

Những ngày Mùa Vọng, chúng ta thôi đừng thách thức Thiên Chúa, thôi đừng ngồi bệt bên đường, thôi không buồn ‘môi hở răng lạnh’; nhưng hãy làm như hai người mù vừa chạy, vừa kêu, để xin cho ‘được thấy ánh sáng’, xin cho đến khi đặt chân vững chắc vào Đấng là Ánh Sáng.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, với con, mọi sự dường như vẫn còn chìm trong sương mù, xin hãy sờ vào ‘mắt tim linh hồn’ con, không chỉ một lần nhưng ‘mũ’ lần, ‘n’ lần, hầu con lại ‘được thấy ánh sáng’ trùng khơi xót thương của Chúa, cách riêng trong những ngày hồng phúc này”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà học thuật Ba Lan phản đối việc bôi lọ Đức Gioan Phaolô II sau Phúc Trình McCarrick
Vũ Văn An
16:44 03/12/2020

Paulina Guzik, trên tạp chí Crux Now, tường trình rằng gần 1,500 nhà khoa bảng ở Ba Lan vừa công bố lời kêu gọi chống lại điều họ gọi là “vu khống và bác bỏ Đức Gioan Phaolô II” sau khi công bố phúc trình McCarrick của Tòa Thánh ngày 10 tháng 11.



Phúc trình ghi lại sự thăng tiến của cựu Hồng Y Theodore McCarrick bị thất sủng, người bị Đức Giáo Hoàng Phanxicô hoàn tục vào năm 2019 sau khi ông bị cáo buộc một cách đáng tin cậy vì lạm dụng các vị thành niên, sau nhiều thập niên tin đồn truyền lan cả ở Hoa Kỳ lẫn ở Vatican về hành vi tình dục sai trái của ông với các chủng sinh.

Đức Gioan Phaolô II đóng một vai trò quan trọng trong việc thăng tiến của McCarrick, bổ nhiệm ông làm Giám mục Metuchen, Tổng Giám mục Newark và Tổng Giám mục Washington trước khi phong ông làm Hồng Y vào năm 2001.

Lá thư của nhóm học thuật viết, “Chúng tôi kêu gọi mọi người có thiện chí suy nghĩ. Đức Gioan Phaolô II, cũng như mọi người khác, đáng được thảo luận một cách trung thực. Bằng cách vu khống và bác bỏ Đức Gioan-Phaolô II, chúng ta không chỉ gây hại cho chính ngài mà còn cho chính chúng ta nữa”.

Trong số những người ký bức thư có Krzysztof Zanussi, đạo diễn từng đoạt giải thưởng và là thầy dạy của một thế hệ các nhà làm phim; Adam Daniel Rotfeld, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; và Hanna Suchocka, người từng là đại sứ Ba Lan tại Tòa Thánh từ năm 2001-2013.

Lời kêu gọi viết, “Các cuộc tấn công vô căn cứ nhằm vào ký ức Đức Gioan Phaolô II được thúc đẩy bởi một luận điểm đã định trước, mà chúng tôi coi là đáng buồn và gây xáo trộn sâu xa”.

Suchocka nói với Cơ quan Báo chí Ba Lan rằng “Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm McCarrick. Điều này không thể phủ nhận được”, nhưng “tuyên bố rằng ngài biết các hành động của McCarrick và ngay cả khi biết như vậy vẫn chỉ định ông ta là không đúng và không phải là khám phá của phúc trình”.

Bà nói thêm “Đức Gioan Phaolô II đã giải quyết các vấn đề một cách không hàm hồ và phù hợp với hiểu biết của ngài. Ngài không bao giờ né tránh hành động hoặc che đậy”.

Trong khi phúc trình McCarrick cho thấy rõ ràng Đức Gioan Phaolô II đã nhận được một lá thư từ Đức Hồng Y John O'Connor của New York, cảnh báo về “lý do vững chắc để tin rằng những tin đồn và cáo buộc về quá khứ có thể xuất hiện (…) với khả thể kèm theo tai tiếng nghiêm trọng và tiếng đồn tùm lum bất lợi”.

Phúc trình nói rằng Đức Gioan Phaolô II đã không làm ngơ vụ việc, nhưng đã yêu cầu các cố vấn đáng tin cậy nhất của ngài điều tra vấn đề này. Phúc trình cũng cho thấy không có lời buộc tội trực tiếp nào từ nạn nhân cho đến năm 2017, khi cuộc điều tra giáo luật được bắt đầu.

Nhóm có tên Środowisko [Môi trường của Đức Giáo Hoàng] gồm những người mà chính Đức Giáo Hoàng gọi là gia đình của ngài - viết trong tuyên bố của họ sau phúc trình rằng “Đức Gioan Phaolô II đã tranh đấu chống lạm dụng tình dục trong giới giáo sĩ và không bao giờ bảo vệ nó”.

Các thành viên của nhóm viết: “Đổ lỗi cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về việc thiếu hành động đối với việc bảo vệ trẻ em là bằng chứng cho thấy sự thiếu hiểu biết hoặc ý xấu của các nhóm loan truyền chúng”.

Danuta Rybicka là một trong những thành viên cao cấp nhất của Środowisko, vốn là bạn của cha Karol Wojtyła từ năm 1951, khi bà còn là một sinh viên 20 tuổi.

Bà nói với Crux “ngài là tất cả của chúng tôi. Một người cha, một người bạn, một người có thẩm quyền để bước theo."

Rybicka là người đã bắt đầu sử dụng biệt hiệu “Wujek” [Chú] để bảo vệ vị mục tử của họ và giới trẻ khi họ đi bộ đường dài và chèo thuyền kayak với linh mục - những hoạt động bị chế độ Cộng sản cai trị Ba Lan vào thời điểm đó cấm đối với các nhóm bao gồm cả giáo sĩ.

Rybicka nói, “Tôi đã chiến đấu chống Hitler trong Thế chiến thứ hai. Tôi đã chiến đấu chống Stalin sau chiến tranh. Tôi đã sống sót sau lệnh thiết quân luật ở Ba Lan vào những năm 80, nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy bất lực như vậy khi người thân yêu nhất của tôi bị một số người tấn công một cách bất công ”.

Bà nói: “Tôi không còn đủ thể lực để bảo vệ Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II - điều duy nhất tôi có thể làm bây giờ là cầu nguyện để sự thật chiến thắng”.

Stephen White, Giám đốc Điều hành Dự án Công Giáo tại Đại học Công Giáo America nói rằng những lời kêu gọi tước việc phong thánh cho Đức Gioan-Phaolô II hoặc bãi bỏ việc tôn kính ngài “không phải là những đề nghị nghiêm túc và chúng hầu hết xuất phát từ những người hoặc nhóm có búa tạ ý hức hệ để nghiền nát”.

Tưởng cũng nên biết Linh Mục Thomas Reese, Dòng Tên, cựu chủ bút tập san America, ngày 19 tháng 11, 2020, đã có bài viết tựa là "It was a mistake to canonize Saint John Paul II so quickly" (Một lỗi lầm là đã phong hiển thánh cho Đức Gioan Phaolô II quá nhanh". Vị linh mục này viết rằng "Phúc trình gần đây chi tiết hóa đáp ứng của Vatican đối với tai tiếng quanh cựu Hồng Y Theodore McCarrick cho thấy tại sao là một lỗi lầm khi phong thánh cho các vị giáo hoàng (hay bất cứ ai) một cách nhanh chóng sau khi họ qua đời"

Mặc dù một số nhóm hiện nay nói rằng Đức Gioan Phaolô II được phong hiển thánh quá nhanh - ngài được phong chân phước vào năm 2011, chỉ sáu năm sau khi ngài qua đời, và được phong thánh chưa đầy ba năm sau đó - White không đồng ý.

“Câu hỏi đặt ra là: Quá nhanh ra sao? Điều ít ra cũng có nghĩa là cho rằng ngài được phong thánh ‘đúng lúc’ - rằng điều mà Giáo hội cần bây giờ là một tấm gương về một vị thánh vừa hiển nhiên thánh thiện vừa hiển nhiên bất toàn”.

White lưu ý các điều tích cực, “Điều quan trọng cần nhớ là hầu hết các biến cố trong Phúc trình McCarrick - ít nhất là những sự kiện liên quan đến việc thăng chức và nâng lên Hồng Y đoàn - đã xảy ra cách đây 20 - 30 năm”; ông nhấn mạnh việc phúc trình cung cấp một cái nhìn sơ lược về hoạt động của Giáo hội trước khi cuộc khủng hoảng lạm dụng ở Mỹ bùng nổ vào năm 2002. Điều này dẫn đến Hiến chương Dallas mang tính bước ngoặt về việc bảo vệ trẻ em cùng năm. Gần đây nhất, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban hành Vos Estis Lux Mundi, đạo luật năm 2019 của Vatican về việc tranh đấu chống giáo sĩ lạm dụng.

White nói với Crux, “Nhiều cải cách về cơ cấu có thể giúp ngăn chặn sự thăng tiến của McCarrick đã được thiết định. Điều quan trọng hơn là đã có một sự thay đổi về văn hóa trong Giáo hội”.

Ông nói, “Điều đó rất quan trọng, bởi vì ngay cả những quy trình và thủ tục tốt nhất cũng sẽ tỏ ra vô hiệu nếu không có một nền văn hóa giáo hội thù nghịch với việc lạm dụng và che đậy. Giáo hội, ít nhất ở Hoa Kỳ, vẫn còn nhiều việc phải làm về vấn đề này, nhưng đang ở gần mục tiêu đó hơn nhiều so với trước đây lúc Theodore McCarrick đang leo lên bậc thang của giáo hội”.

White nhấn mạnh rằng đối với nhiều người, câu chuyện của phúc trình "không thoả đáng - bởi vì chúng ta muốn có ai đó để đổ lỗi," nhưng tài liệu "để lại cho người đọc một cảm thức rõ ràng rằng phần lớn trách nhiệm đạo đức đối với sự thất bại này nằm ở chính Theodore McCarrick".

Ông nói: “Hậu quả của tội lỗi của ông ta đã đụng tới hàng triệu cuộc đời - từ những nạn nhân đầu tiên của ông ta cách đây hơn 50 năm, cho đến tận chúng ta trong Giáo hội ngày nay, những người vẫn đang phải đối phó với thảm họa phát sinh từ những vụ săn mồi của ông ta”.
 
Đức Thánh Cha kêu gọi Giáo hội Argentina hãy cổ súy tình huynh đệ
Thanh Quảng sdb
19:00 03/12/2020
Đức Thánh Cha kêu gọi Giáo hội Argentina hãy cổ súy tình huynh đệ

Nhân dịp Giáo hội Argentina kỷ niệm lần thứ 23 Ngày Mục Vụ Xã hội, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo hãy cổ súy tình huynh đệ trên mọi bình diện xã hội.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

Hôm thứ Năm 3/12/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào chủ đề tình huynh đệ xã hội, trong một thông điệp video được gửi tới Giáo hội Argentina.

Giáo hội địa phương đang kỷ niệm Ngày thứ 23 về Chăm sóc Mục vụ, được kỷ niệm với chủ đề “Hướng tới một nền văn hóa gặp gỡ, một quốc gia rộng mở tới mọi người: Tình huynh đệ và tình bạn trong xã hội”.

Sự kỷ niệm này hàng năm bắt đầu từ năm 1998, phát xuất từ Tổng giáo phận Buenos Aires, lúc Đức Thánh Cha Phanxicô còn là Tổng Giám mục Jorge Mario Bergoglio - lãnh đạo Tổng Giáo phận.

Tình bạn xã hội với cuộc thế chiến thứ ba

Trong thông điệp video gửi cho dịp kỷ niệm thứ 23 này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới tầm quan trọng của tình bạn xã hội.

ĐTC nói tội lỗi và thói quen đẩy chúng ta đến thù hận và chiến tranh, làm chúng ta quên rằng “ơn gọi của chúng ta là xây dựng tình hòa hợp, huynh đệ, và anh chị em với nhau qua tình bạn xã hội.”

ĐTC nói: “Hãy hướng nhìn về thế giới, chiến tranh loạn lạc đang xảy ra khắp nơi. Chúng ta đang trải nghiệm cuộc thế chiến thứ ba... Đây không phải là một tình bạn xã hội.”

Đức Thánh Cha Phanxicô than thở về việc các cuộc đối thoại đã bị gạt qua một bên và thay vào đó là những tiếng la hét và phản ứng làm át đi những lời giải thích của người khác.

ĐTC nói, tình bạn xã hội không thể có được, nếu không có khát mong, muốn lắng nghe người khác. “Và để lắng nghe, trái tim tôi phải ươm đầy niềm tin rằng người kia có điều gì đó muốn nói với tôi.”

ĐTC cho hay: Bị đe dọa từ tư tưởng và đam mê là hai kẻ thù chống lại tình huynh đệ xã hội.

Tư tưởng đầu tiên tìm cách vùi dập mọi thứ và tiêu hủy lòng trung thành. ĐTC lưu ý: “Các tư tưởng thành công làm suy giảm cái bản tính cụ thể của con người. Niềm đam mê là kẻ thù lớn thứ hai đối với tình bạn xã hội, mà ĐTC gọi là “màng sương có thể che phủ mọi sự, thay thế cho cả việc đối thoại! Những đam mê nhiều lần tìm cách loại bỏ tha nhân, ngăn cấm họ chiếm giữ vị trí hợp pháp của mình! Đức Thánh Cha thừa nhận rằng có “những tình bạn xã hội tốt đẹp trên thế giới”, nhưng những nỗi thù hằn thì phổ biến hơn nhiều.

Những dấu hiệu của thù địch

ĐTC cho hay: Ngoài chiến tranh, còn có những nhiều sự thù địch xã hội đẩy con người ra ngoài lề xã hội như: trẻ em không được học hành, nhiều người phải đối diện với đói khát, không được chăm sóc sức khỏe, không có nước sạch để sinh sống và thiếu thốn ngay cả những nhu cầu thiết yếu cơ bản nhất!...

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết những dấu hiệu đó chứng minh cho chúng ta biết rằng tình bạn xã hội đang thiếu vắng trong thế giới ngày nay. ĐTC nói: “Nếu có tình bạn, thì chiến tranh không còn nữa và các nhu cầu con người được đáp ứng bao gồm cả lãnh vực giáo dục tốt đẹp."

Chăm sóc mục vụ thiết thực

Cuối cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi các nhà lãnh đạo Giáo hội ở Argentina dốc toàn lực vào công việc chăm sóc mục vụ.

ĐTC kết luận: “Đừng nói xuông bằng những từ ngữ trừu tượng! Hãy thực tiễn hành động với đôi tay và đôi chân tiến bước thực tiễn…”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hoan Ca Tôn Vinh Mẹ Trà Kiệu
Tô-ma Trương Văn Ân
11:26 03/12/2020
Trong dịp bế mạc Năm Thánh Đức Mẹ Trà Kiệu ( 3 / 12 / 2020), kỷ niệm 135 năm Đức Mẹ hiện ra (11.9.1885 – 2020), vào lúc 17 giờ 30 ngày 2 / 12 / 2020, tại Đền Thánh An-rê Phú Yên Phước Kiều, Ban Năm Thánh Giáo phận Đà Nẵng đã tổ chức Chương trình Kiệu Tượng Mẹ về Trung tâm hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu. Đây là chương trình Tượng Mẹ Thánh Du trong Năm Thánh, đã đến nhiều Giáo xứ trong Giáo phận. Trong dịp Cộng đoàn Giáo phận hành hương về Đền Thánh An-rê Phú Yên Phước Kiều ngày 26 / 7 / 2020 vừa qua, Thánh tượng Mẹ đã từ Giáo xứ Xuân Thạnh Thánh du về đây.

Xem Hình

Ngay trước giờ Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện Giáo phận tuyên bố khai mạc, các Giáo xứ: Vĩnh Điện, Xuân Thạnh và Giáo Họ Phước Kiều đã múa dâng hoa Tôn vinh Mẹ. Khi đoàn rước Thánh tượng Mẹ về đến Trung tâm Thánh Mẫu, lúc 19 giờ 30 một Chương trình Hoan Ca Tôn Vinh Mẹ Trà Kiệu thật đặc sắc, ghi dấu ấn tri ân cảm tạ và yêu mến Mẹ vào lòng mỗi người.

Đến dự và khai mạc Chương trình Hoan ca, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân- Giám mục Giáo phận, đã nói đến những thử thách do dịch bệnh Covid 19, những thiên tai bão lũ trong suốt thời gian qua, và thời tiết không thuận lợi ( mưa nhiều) trong mấy ngày hôm nay. Nhưng với lòng tin yêu, phó thác, lòng tri ân Thiên Chúa và ngợi khen tôn vinh Mẹ, với lời nguyện cầu và cảm nhận tình yêu lan tỏa để niềm tin, tình thương và sự hiệp nhất, tin tưởng Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu “ Các con chớ lo, này Mẹ con đây”. Đến tham dự chương trình Hoan ca còn có Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi – Giám Mục Giáo phận Qui Nhơn, và tất cả thành phần dân Chúa.

Có 16 tiết mục: ca múa hát, hòa tấu, Kịch, hợp xướng… tôn vinh Mẹ. Các tác phẩm mới sáng tác trong Năm Thánh ( 135 Năm Hồng n, Mẹ Trà Kiệu …) các tác phẩm kinh điển ( Trường ca Ave Maria II – Hải Linh), những điệu múa nhẹ nhàng uyển chuyển thanh thoát …. Làm lay động lòng người, đưa tâm hồn mỗi người tham dự chìm đắm vào tình yêu thẳm sâu của Thiên Chúa và lòng từ ái Mẹ. Đặc biệt, vở kịch Gương Chứng Nhân của Đấng Đáng Kính - Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, trong nơi tù đày, ngay trong ranh giới của sự sống và cái chết, vẫn sống yêu thương hy sinh phục vụ, cảm hóa được cả các bạn tù và lính canh giữ trở về đường ngay lành.

Trong Năm Thánh Đức Mẹ Trà Kiệu, Ban Văn Hóa của Giáo phận đã phát động cuộc thi sáng tác các thể loại: văn, thơ, nhạc …. Về Đức Mẹ Trà Kiệu, nhằm mục đích tôn vinh và tâm tình yêu mến Mẹ. Cũng trong Chương Trình Hoan ca này, Đức Giám Mục Giáo phận đã trao phần thưởng cho các Tác phẩm được Giải. Sáng tác thơ có: 1 Giải nhất ( Mẹ Trà Kiệu - tác giả Nguyễn Văn Xướng), 2 Giải khuyến khích ( Tà Áo Mẹ - tác giả Trương Nguyên Thiện và Mẹ Trà Kiệu – tác giả Nguyễn Tất Quế); Sáng tác văn có 1 giải khuyến khích ( Khoảng Lặng – tác giả Tê-rê-sa Nguyễn Kim Vân ); Sáng tác nhạc có 2 tác phẩm đồng giải nhất: 135 Năm Hồng n – tác giả Thiện Mỹ Quốc ( Linh mục Quách Bình – Người con của Giáo xứ Trà Kiệu) và tác phẩm: Mẹ Trà Kiệu - tác giả Viết Phương ( ở Giáo phận Xuân Lộc).

Xim Đức Mẹ cho chúng con trở nên khí cụ của tình yêu, đem Chúa đến cho anh chị em xung quanh, bằng tình yêu trong mọi hoàn cảnh và biến cố cuộc đời. cho chúng con luôn tin tưởng phó thác vào Lòng Thương Xót Chúa và Lời Chuyển cầu bao bọc chở che của Mẹ. Chúng con luôn xác tín rằng: dù bất cứ ở đâu, trong thời gian nào, chúng con vẫn nương vào Tà Áo Mẹ để Mẹ bao bọc chở che “ Các con chớ lo, này Mẹ con đây”

Tô-ma Trương Văn Ân
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Con đường đời sống
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
17:16 03/12/2020
Trong thời gian mùa Vọng bốn tuần lễ Hội thánh Công Giáo kêu mời mọi người dành thời giờ dọn tâm hồn đón mừng lễ Chúa Giêsu xuống trần gian làm người cách đây hơn hai ngàn năm ở vùng Bethlehem nước Do Thái, bây giờ nằm trong lãnh thổ khu hành chánh của người Palestina.

Mỗi tuần lễ một cây nến được đốt thắp lên loan báo tin mừng Chúa Giêsu Đấng cứu thế tới. Cây nến là hình ảnh Chúa Giêsu, Đấng là ánh sáng trần gian ( Gioan 8,12 ).

Khi cây nến được đốt lên cũng cắt nghĩa về hình ảnh Chúa Giêsu. Chất sáp làm nên cây nến là hình ảnh thân xác con người của Chúa Giêsu. Thân xác con người được Thiên Chúa dựng nên có khởi đầu, có phát triển, có những yếu đuối bệnh tật giới hạn, và sau cùng có cùng tận. Chúa Giêsu xuống trần gian làm người, sống cuộc sống hy sinh của con người như chất sáp bị cháy hao mòn thiêu huỷ.

Còn ngọn lửa đốt sáng cây nến là hình ảnh bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa và cũng là người, nên ngài có hai bản tính: Thiên Chúa và con người. Ngọn lửa đốt cháy chất sáp và tỏa ra ánh sáng hơi ấm tình yêu cho mọi người.

Vào tuần lễ thứ hai mùa Vọng cây nến thứ 2. được đốt thắp sáng lên loan báo sứ điệp: „Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.“ ( Phúc âm Thánh Marcô 1,3).

Hình ảnh con đường diễn tả rõ nét về đời sống con người trải dài như một con đường có quãng thẳng ngay ngắn suôn sẻ, và cũng có khúc uốn quanh lên xuống gập ghềnh. Có ngày khởi đầu sinh ra trên trần gian, và cũng có ngày cùng tận chấm dứt đời sống trên trần gian. Mỗi người có con đường đời sống khác biệt nhau về số lượng dài ngắn, cũng như về phẩm chất lượng. Không ai giống ai từ thân xác, các vân nơi ngón tay, tròng con ngươi nơi mắt, mầu da hình hài đến đời sống tính tình khả năng suy nghĩ học hành làm việc. Vì Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đã phú bẩm tạo dựng nên như thế.

Đó là đời sống thể lý với những biến cố khác nhau trong đời sống mỗi người. Còn về phương diện tinh thần tâm hồn cũng có những quãng lúc như vậy. Mỗi người có suy nghĩ, cảm thức nhận, ý thích khác nhau và cùng tùy thuộc vào giai đoạn đời sống nữa.

Ai cũng mong muốn sống khỏe mạnh có niềm vui hạnh phúc hanh thông thành công. Nhưng không phải lúc nào cũng được như thế. Vì những thử thách, những vướng trở như sức khoẻ bệnh tật yếu kém, tuổi tác ngày cao thêm cùng sự cố bất thường xảy ập đến mà không ngờ trước được!

Ai cũng mong muốn sống ngay thẳng công chính, xa tránh sự dữ, điều tội lỗi, nghĩ suy tưởng cùng nói làm việc tốt lành. Nhưng lại luôn có sức lực từ bên trong thâm tâm, cả từ bên ngoài ảnh hưởng lôi léo cám dỗ làm ngược lại. Những điều đó khiến tinh thần trở nên yếu kém nghiêng ngả chiều theo thị hiếu dục vọng. Và như thế đi xa khỏi con đường đời sống tốt lành thánh thiện, xa Thiên Chúa, xa chính mình hình ảnh Thiên Chúa và xa cả người khác nữa.

Cây nến thứ hai mùa Vọng nhắc nhớ đến lời Thánh Gioan tiền hô: „Hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa.“ ( Phúc âm Thánh Marcô 1,3).

Dọn con đường đời sống tâm hồn trở về với cội nguồn sự tốt lành tình yêu thánh thiện là Thiên Chúa, Đấng tạo dựng ban cho con đường đời sống mà đã có những lúc sống xa Chúa, xa chính bản thân mình cùng xa con người.

Dọn con đường đời sống trở về với ánh sáng của Thiên Chúa, để được soi sáng xa tránh sự dữ, điều tội lỗi.

Cơn bệnh đại dịch Covid 19 đang lây làn truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người, gây lo sợ hoang mang làm đình trệ đưa đến bệnh nạn cùng chết chóc khắp nơi trên thế giới.

Chính phủ các quốc gia, các nhà khoa học ngành y khoa luôn hằng đề ra những phương pháp nhằm đề phòng tránh cho bị Covid 19 lây nhiễm để bảo vệ gìn giữ sức khoẻ sự sống con người trong xã hội.

Những biện pháp y tế vệ sinh không chỉ là những luật lệ hay lời kêu gọi, nhưng cũng khác nào như con đường gìn giữ bảo vệ sức khoẻ đời sống cho con người không bị vướng trở vào sự dữ do vi trùng bệnh đại dịch Covid lây lan truyền nhiễm gay ra bệnh tật tử vong, cùng là con đường cứu vớt nền kinh tế đời sống xã hội chung cho không bị rơi vào tình trạng sa sút khánh tận.

Dọn con đường đời sống tâm hồn hướng về Thiên Chúa, hướng về sự tốt lành thánh đức và hướng về công trình bảo vệ thiên nhiên cùng con người đồng loại.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Văn Hóa
Đêm Hè
Lm Vũđình Tường
04:28 03/12/2020
Cái nóng mùa hè thật khổ, thở hơi nóng tựa khói xe, đêm oi ả. Bầu khí nóng tròn như trái banh khổng lồ vần vũ trên không trung. Trái nóng đó bay hết nơi này đến nơi khác. Đến đâu chúng nhả ra làn khí nóng làm khổ từ con người đến cây cỏ. Nóng làm héo nụ cười nơi con trẻ, sạm da đám choai choai, nhăn mặt người già, cành lá gục đầu, nẫu cánh hoa tươi, lạc giọng chim hót. Giấc ngủ đêm mơ màng, người này trở mình, người kia thở dài, kẻ nọ lấy nước uống, người nữa tay xoa mồ hôi mặt. Hai anh bạn ngủ cạnh gường nhau không thể chợp mắt, đành rủ nhau ra ngồi hành lang hưởng chút lạnh sương đêm. Sương đêm hè nghèo nàn, hạt sương nhỏ như mũi kim, vừa chạm làn da nóng đã khô mất, tan biến trong đêm.

Ngẩng lên thấy trời đêm; cúi xuống đất đen ngòn; ngó dọc, ngó ngang, cây im lặng như chào cờ. Một anh khai mào câu chuyện bài đã học. Từ nguyên thủy, cội nguồn việc Đức Kitô, Ngôi Hai, Con Thiên Chúa, xuống thế làm người, dường như không nằm trong chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Nghe hỏi bất thình lình, anh thứ hai không biết nên tán đồng hay phản đối. Anh còn đang ậm ừ cho xong chuyện thì anh thứ nhất tiếp. Trình thuật sách Sáng Thế Kí, hai chương đầu ghi lại lịch trình sáng tạo xảy ra trong sáu ngày, sang ngày thứ bảy Đức Chúa nghỉ bởi việc sáng tạo đã hoàn tất. Tác giả Sáng Thế Kí giải thích, hoặc được mặc khải, công việc cứu chuộc như là việc Đức Chúa chữa trị sai lầm do con người gây ra.

Anh thứ hai giờ mới góp í. Từ nguyên thủy không có bất cứ dấu chỉ nào cho biết sẽ có ngày Ngôi Hai, Con Thiên Chúa xuống thế làm người. Điều này không xảy ra bởi những gì Đức Chúa sáng tạo đều tuyệt hảo.

Anh thứ nhất tiếp. Vấn đề ở đây là do Đức Chúa ban cho con người quyền tự do, quyết định, chọn lựa. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc chọn bất trung, thất tín. Như thế công trình cứu chuộc của Đức Chúa xảy ra sau khi việc sáng tạo đã hoàn tất. Đúng ra phải nói là sau khi con người phạm tội. Điều làm phát sinh việc Đấng Cứu thế xuống thế chính là tội của con người, lạm dụng quyền tự do, bất tuân lời Đức Chúa. Tổ phụ nhân loại là hai ông bà Adong-Eva đã phạm tội, trái lệnh truyền Đức Chúa. Hai ông bà nghe phủ dụ đường mật của ma quỉ, không vâng phục Đức Chúa.
Anh thứ hai tiếp, tai hại hơn nữa, cả hai không thống hối, nhận tội. Trái lại đổ thừa cho nhau. Ông đổ cho bà, bà đổ cho ma quỉ. Họ phạm tội, mở đường cho tội vào thế gian và hậu quả của tội là đau khổ và sự chết.

Anh thứ nhất án đồng với anh thứ hai. Đúng thế, Thiên Chúa tra hỏi ông Adong về tội không vâng lời. Ông không nhận tội nhưng đổ thừa cho Eva. Thiên Chúa hỏi Evà, bà đổ thừa cho ma quỉ, núp bóng hình con rắn. Bản án được đưa ra. Đức Chúa phán: Con rắn gây tội chúng phải bò bằng bụng, ăn đất. Về phía người phụ nữ, khi sanh con sẽ chịu nhiều đau khổ. Về phần ông, phải bới đất, vạch cỏ tìm miếng ăn, sinh sống. Với đất đai, chúng trở nên khô cằn, cây nảy gai, cỏ dại lan tràn.
Anh thứ hai tiếp theo. Từ đó chúng ta có thể nói, trước khi con người phạm tội, con người có cuộc sống thật thảnh thơi. Đời thanh thản, không bon chen, không gian tham, không tranh giành, không cướp bóc, không giết chết lẫn nhau, không kẻ trên người dưới, không ai là chủ, chẳng ai là đầy tớ, tôi bộc. Anh thứ nhất tiếp: Trước khi phạm tội, con người không phải đau đớn, không khổ cực, không bệnh tật, có lẽ cũng chẳng già đi, cứ sống theo thời gian, cũng không bị thần chết tác oai, tác quái. Tội lỗi và thần chết vào thế gian hành hạ mọi người, già trẻ, lớn bé tất cả đều là tội nhân.

Anh thứ hai. Đó là cách luận giải về đau khổ, chết chóc, tác giả sách Sáng Thế Kí. Anh nói tiếp. Đức Chúa với tình thương bao la, Ngài không để mặc con người chết trong tội lỗi. Đức Chúa sai Ngôi Hai xuống thế làm công việc cứu chuộc nhân loại. Nguồn gốc việc Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế khởi sự từ đó. Thành công trong việc phủ dụ con người cộng tác; ma quỉ dương dương, tự đắc coi mình chiến thắng, làm chủ con người muôn đời. Ma quỉ không thể dự trù có ngày chúng bị huỷ diệt, bị đẩy vào ngục tối. Ngôi hai xuống thế làm người, nhận thân phận con người, phá tan xiềng xích tội ma quỉ khoá buộc vào cổ con người.

Anh thứ nhất tiếp. Đức Chúa không cần phải xuống thế vẫn có thể phá tan xiềng xích tội lỗi. Tuy nhiên Ngài chọn xuống thế làm thân phận con người, đứng về phía con người để phá tan mưu ma, chước quỉ và dồn chúng vào ngục tối. Thông thường người ta chọn người tài nhất, giỏi nhất, mạnh nhất ra đối đầu với kẻ thù. Đức Chúa lại không làm như thế, chọn người phụ nữ đứng ra đối đầu với ma quỉ. Anh thứ hai phản đối. Về điểm này tôi không đồng í với anh. Đức Chúa chọn Đức Trinh Nữ Maria, người mạnh nhất ra đối đầu với ma quỉ đó chứ. Tôi không hiểu. Anh thấy Đức Trinh Nữ mạnh ở điểm nào. Tuỳ theo cách nhìn của mỗi người. Người ta thường coi mạnh, yếu bằng cách dựa vào sức mạnh thân xác. Đức Chúa xác định mạnh yếu dựa vào tâm linh. Về phương diện tâm linh Đức Trinh Nữ Maria là Đấng hết mực khiêm nhường. Đức Chúa chọn đấng hết mực khiêm nhường chống lại kẻ kiêu căng. Dùng khiêm nhu chống cường bạo. Dùng yếu thắng mạnh. Dùng mềm chống sắt đá. Dùng ôn hoà chống bạo lực. Dùng vâng lời chống bất tuân. Anh thấy đường lối Đức Chúa đi vượt khỏi mọi tiên đoán thông thường của trí óc con người. Xem cách Đức Chúa thực hiện mới thấy quyền lực, sức mạnh con người không là gì. Vua Herode với quyền bính trong tay, có quân, có lính, có quyền, có tiền, có chức, có tước, hùng mạnh đến thế mà lại sợ một em bé sơ sinh trong máng cỏ. Làm sao ông Giuse có thể dùng búa kìm, cưa đục chống lại quân hùng, tướng mạnh của Herode. Thế mà Herod mất ăn, mất ngủ, điên khùng, giết hết bé trai trong nước ông cai trị. Dẫu thế vẫn thua mưu trí của anh thợ mộc Giuse. Xem thế, có chức, có quyền luôn sống bất an, đêm ngày lo sợ có ngày quyền chức rũ áo ra đi.

Bởi Đức Kitô xuống thế nhận thân phận con người nên ma quỉ lợi dụng tính kiêu căng, tự cao, tự đại của con người, thay mặt ma quỉ làm công việc xua đuổi Ngôi Hai. Ma quỉ biết Đức Chúa yêu thương con người nên chúng dùng hết mọi hình thức mua chuộc con người phục vụ chúng. Chúng nằm sau lưng giật giây cho con người thực hiện.

Anh thứ hai hỏi. Anh nói thế có nghĩa là con người trở thành con rối trong tay ma quỉ sao? Có lẽ đó là hình ảnh trung thực nhất. Tất nhiên không phải ai cũng là con rối trong tay chúng, nhưng cũng rất khó thoát khỏi cái hình ảnh con rối ma quỉ lợi dụng. Khác biệt ở chỗ là kẻ nhiều người ít mà thôi.

Kinh Thánh ghi lại chỉ một đôi lần ma quỉ trực tiếp đối diện Đức Kitô, còn hầu hết các trường hợp khác chúng đều đứng đằng xa giật giây. Lần đầu tiên ma quỉ trực tiếp đối diện cám dỗ Đức Kitô, sau khi Ngài nhịn đói trong hoang địa. Bị thua thảm hại, chúng hứa sẽ trở lại. Chúng trở lại bằng cách dụ dỗ kẻ tự nhận mình công chính, tự nhận mình ngay lành thách thức và gài bẫy mong hạ nhục Ngôi Hai. Thua từ cãi lí đến gài bẫy, ma quỉ vẫn không lui bước. Chúng dùng người có thế, có lực, có quyền, có binh, có lính, có con ăn, đầy tớ, có kẻ sai, người bảo, dùng tiền mua chuộc, đặt điều vu vạ, cáo gian và cuối cùng bắt Ngôi Hai hành hình trên thập tự. Giết chết Đức Kitô, chúng được gì? Thưa ba ngày yên ổn, sau đó nhóm lãnh đạo ngày đêm lo sợ, bởi tin Đức Kitô sống lại từ cõi chết lan nhanh hơn lửa cháy. Chúng mang quân đi dẹp nhưng càng dẹp tin Đức Kitô sống lại càng lan nhanh, lan mạnh và lan xa. Phaolo người chúng sai di dẹp lửa Kitô, chính ông bị cuốn vào đám lửa đó. Lửa Kitô biến ông thành con người mới, nửa đời còn lại làm nhân chứng đức Kitô sống lại từ cõi chết.

Ma quỉ dùng bàn tay con người, sai khiến làm việc cho chúng bằng cách khai thác lòng tham, ham danh, ham lợi làm điều bất chính. Bởi bản tính ma quỷ là gian manh, lừa đảo. Vì là bản tính nên ma quỉ không thể từ bỏ cám dỗ. Từ bỏ cám dỗ đồng nghĩa với đánh mất bản tính. Mất bản tính là chấp nhận sự thật. Ma quỷ không có khả năng nhận sự thật bởi đó là bản tính của chúng. Chúng gian giảo nên dùng con người thay chúng chối bỏ Đức Chúa hiện hữu. Những kẻ tự kiêu tin theo, vào hùa, kết bè, kéo đảng, lớn tiếng, tuyên truyền không có Đức Chúa. Nhẹ dạ hơn cho là có Đức Chúa nhưng Ngài đã chết. Vũ trụ này do Đức Chúa tạo thành, nếu Ngài chết làm sao vũ trụ này đứng vững.

Anh thứ hai tiếp lời. Ai đi theo đường lối của Đức Chúa, vâng lời trở thành dân riêng Chúa. Dân riêng nhận đặc ân, không chết, không đau thương, không vất vả bới đất, nhặt cỏ kiếm sống. Sống thảnh thơi trong tình yêu Chúa, sống trạng thái nguyên thuỷ lúc Đức Chúa tạo thành con người.

Cả hai cùng nhìn nhau, mặt trời đang ló dạng; hết đêm rồi. Chắc phải ngủ chút thôi.

TiengChuong.org
 
Vài Tâm Tình Dịp Tạ Ơn Ngân Khánh Linh Mục
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
11:24 03/12/2020
Vài Tâm Tình Dịp Tạ Ơn Ngân Khánh Linh Mục (30/11/2020)

“Anh hãy đứng dậy mà về: vì lòng tin của anh đã cứu chữa anh” (Lc 17,19) (Bài Tin Mừng). Thoạt nghe lời Chúa Giêsu nói với người phung cùi gốc lương dân chúng ta rất dễ liên tưởng tưởng đến căn bệnh nan y thể lý. Tuy nhiên xét suy cho kỷ thì cả 9 người gốc Do Thái giáo không trở lại cũng đã được lành sạch, thế thì lòng tin của anh ấy đã cứu chữa anh ta khỏi một căn bệnh hiểm nghèo khác và đó là căn bệnh vô ơn. Dù rằng theo luật được ghi trong Sách Lêvi thì việc đi trình diện với các tư tế là việc phải làm sau khi thấy mình được lành bệnh để các tư tế chứng nhận và cho hội nhập lại với cộng đồng, thế nhưng rất có thể 9 người Do Thái giáo kia lầm tưởng rằng do chính việc họ giữ lề luật nên họ được lành sạch. “Bàn tay ta làm nên tất cả”. Thái độ tự cao, sự ỷ lại vào công lao của mình là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta dễ sống vô ân và có khi là bạc nghĩa. Người bạc nghĩa vô ân thì không chỉ đáng trách mà nhất là còn rất khó sử dụng ân ban cách hữu hiệu và lâu bền. Có thể luận suy rằng 9 người gốc Do Thái giáo kia khi đã sống vô ân thì ắt hẳn sẽ dễ tái nhiễm lại căn bệnh nan y phung cùi đã từng mắc phải.

Sự sống siêu nhiên mà chúng ta lãnh nhận, thiên chức linh mục mà các tư tế thừa tác chúng tôi đây đón nhận, tất thảy đều là ân ban cách nhưng không của Thiên Chúa. Một vài phút hồi tâm để xét suy cách thế mình sử dụng ân ban xem có hữu hiệu và theo ý Đấng trao ban như thế nào quả thật rất cần thiết để lượng giá sự tri ân của mình.

Tạ ơn Thiên Chúa là điều chính đáng và phải đạo. Linh hồn thì Thiên Chúa phú ban trực tiếp cho từng người còn ngoài ra ta có thể nói mọi sự khác như thân xác này cùng các ơn lành thì Thiên Chúa đều ban qua trung gian mẹ cha ông bà, thân bằng quyến thuộc, bạn bè thân hữu, kẻ này người kia… Như thế việc biết ơn nhau cũng là một cách thế chúng ta nói lên tâm tình tri ân cảm tạ Đấng tối cao chí nhân chí lành.

Dĩ nhiên làm sao quên được công ơn của các đấng bậc sinh thành dưỡng dục và sự dạy dỗ của các ân sư hay các mục tử trong giáo hội. Tôi không thể quên lời ông cha bạn Matthêu Nguyễn Quang Tuấn ngày cách đây 35 năm thời còn ‘lông bông” ở Sài Gòn: “Nếu mày còn muốn tu thì về Ban Mê Thuột làm rẫy với tau”. Đã từng có đó nhiều lời động viên và cả sự giúp đỡ về vật chất và sự động viên của bạn bè lương dân, có người suýt nữa đã là Đại Đức trong Phật giáo. Đến ngày lãnh chức linh mục tôi mới biết là có người dù ở cách xa hàng trăm cây số vẫn âm thầm từng ngày dâng cho tôi một kinh Kính Mừng. Làm sao quên được hình ảnh hai bậc cha anh lặn lội từ Huế vào Ban Mê Thuột mời gọi người đàn em gắn bó với Chúa trong đời hiến dâng triệt đễ hơn cách đặc biệt với việc cầu nguyện lâu giờ từng ngày.

Xin được tri ân cộng đoàn giáo xứ Châu Sơn như là mãnh đất tốt để hạt giống linh mục của tôi mọc lên đơm chồi nẩy lộc trong sự thánh thiện và sự hiến dâng. Cám ơn Cộng đoàn giáo xứ Thuận Hiếu, Thuận Hòa, Buôn Hằng, Thuận Phúc, Thuận Tâm, Thăng Tiến là những nơi đã từng vun đắp cho tôi lữa nhiệt tình tông đồ truyền giáo. Xin cám ơn giáo xứ Phúc Lộc nhà nơi chúng ta đang cùng nhau sống đạo cách trưởng thành, đặc biệt trong tình liên đới yêu thương, nhất là với những người nghèo hèn, kém phận.

Cùng với lời tri ân cảm tạ, xin được chân thành nói lên lời tạ tội và xin lỗi. 25 năm qua, 4 năm làm phó xứ, 21 năm làm quản xứ, Chúa biết tỏ tường và anh chị phần nào thấy rõ những lầm lỗi sai sót của tôi vì hữu tình hay vô ý, bởi sự kiêu ngạo hay vì yếu đuối mỏng dòn. Thân phận sành sứ mọn hèn, chân thành thú nhận như lời cha già Irênê Nguyễn Bình Tỉnh rằng “công ít, tội nhiều”, xin Chúa thứ tha và xin anh chị em bỏ quá cho.

Thật là thiếu sót nếu lời tạ ơn và tạ tội không dẫn đến động thái như thánh Tông đồ dân ngoại là sẵn sàng “quên đi chặng đường đã qua” để rồi dấn thân “lao mình về phía trước” (x.Gl 3,13), quyết tâm lại bắt đầu như thuở nào cách đây 25 năm. Xin anh chị em hiệp ý vừa cầu nguyện vừa góp phần xây dựng bằng nhiều cách thế để quý anh em linh mục chúng tôi ngày càng trở nên những vị mục tử như lòng Chúa mong ước. Xin cho chúng tôi, cách riêng cho tôi ba điều mà tôi đã từng xin trong dịp tĩnh tâm năm vừa qua:

1.Nỗ lực sống đạo đức hơn trên nền tảng đức khiêm nhu và sự lương thiện. Quả thật bản thân tôi vẫn có đó sự hèn nhát và cả sự sợ hãi nên thánh thiện, vì chắc chắn phải đương đầu với thần dữ nhiều hơn và phải từ bỏ mình nhiều hơn. Tự lượng sức mình không đủ quân lực để đương đầu với thần dữ và ba đào của thế trần, chỉ mong sao nỗ lực sống đạo đức trên sự khiêm nhu và tính lương thiện để tránh tình trạng đạo đức giả hình cũng như sự ỷ công, cao ngạo của nhiều Biệt phái thời Chúa Giêsu.

2. Biết sống hòa nhã dễ gần nhưng vẫn có bản lãnh và sự tự trọng để không quá xuề xòa và nhất là không xun xoe với người phận cao chức trọng ngoài xã hội hay cả trong Giáo Hội.

3. Tập sống quảng đại hơn, sẵn sàng chia sẻ cho tha nhân những gì mình lãnh nhận, đặc biệt qua thiên chức linh mục. Xin đừng để tôi biến mình thành nhân viên quan thuế của ân sủng như lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng cảnh báo, nghĩa là quá khó khăn khi thi hành thừa tác vụ mục tử. Cũng xin cho tôi biết chia sẻ cho tha nhân, nhất là cho người nghèo cả về vật chất của tiền, vì hầu chắc do bởi thiên chức linh mục mà tôi được anh chị em rộng rãi biếu tặng biết bao nhiêu của tiền.

Phận sành sứ mãi luôn còn đó với kiếp người đầy bất toàn. Xin hiệp với tâm tình thánh Tông đồ Phêrô, mong sao qua nỗ lực sống đạo đức hơn chút nữa, sống dễ gần và quảng đại hơn tí nữa thì dẫu cho chút tình của mình chưa thể phủ lấp muôn vàn tội lỗi thì cũng có thể đền bù chút nào đó những vấp váp và sai lỗi của phận hèn bụi đất sành sứ mong manh (x. 2Cor.4,7).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đón Mừng Mùa Giáng Sinh
Nguyễn Đức Cung
11:45 03/12/2020
ĐÓN MỪNG MÙA GIÁNG SINH
Ảnh của Nguyễn Đức Cung

Mặc cho Covid-19
Đón mừng Chúa đến vững tin nơi Ngài
(nđc)
 
VietCatholic TV
Luật sư Rudy Giuliani tin rằng tổng thống Trump sẽ thắng cử nếu chỉ đếm những lá phiếu trung thực
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:57 03/12/2020

1. Luật sư Rudy Giuliani tin rằng Donald Trump sẽ là tổng thống, dựa trên những lá phiếu trung thực

Theo ông Rudy Giuliani, nguyên thị trưởng New York, và nay là luật sư của Tổng thống Trump đã có những bất thường ở Nevada. Trái ngược với yêu cầu của ủy ban bầu cử là phải “trực tiếp kiểm tra từng lá phiếu, thay vào đó, một số lá phiếu được chạy qua một máy để so sánh các chữ ký.” Không có quy định nào trong hiến pháp của Nevada cho phép điều đó”, ông Giuliani nói.

Ông Giuliani cũng bình luận về cách hành xử của Georgia đối với các lá phiếu được bỏ bằng thư. Ông nói rằng mặc dù tiểu bang coi những lá phiếu như vậy là “rất nguy hiểm, nhưng lại không có phiếu bầu qua thư nào được xác minh chữ ký, theo một nghị định mà họ đã đồng ý ký tên”.

Trong khi đó, cơ quan lập pháp Arizona “yêu cầu các lá phiếu phải được kiểm tra” nhưng “các quan chức bầu cử đã không làm điều đó. Các quan chức cũng phớt lờ cơ quan lập pháp trong trường hợp liên quan đến 36,000 người bỏ phiếu bất hợp pháp. Họ không đủ điều kiện để bỏ phiếu nhưng đã được phép bỏ phiếu”.

Ông Giuliani nói: “Tổng quan của việc này là: khi bạn nhìn vào sự tương đồng của các trường hợp gian lận, trong tám quận, trong đó chúng tôi đã đưa ra các khuôn mẫu tương tự về cách thức họ che dấu, cách thức họ tìm cách loại những người cộng hòa, bạn sẽ thấy đây là một phần của một kế hoạch hoặc một chương trình tổng thể. Điều này hoàn toàn không được phát triển một cách tự phát bởi tám hoặc chín nhà lãnh đạo của đảng Dân chủ, nhưng đã được tính toán từ trước”.

Nhận xét về các sự kiện được trình bày, Giuliani nói rằng “chúng có thể được chứng minh khá nhanh chóng”.

“Đây là điều quan trọng để chúng ta bầu ra một vị Tổng thống xứng hợp”. Ông nhấn mạnh rằng “Donald Trump sẽ là tổng thống, dựa trên những lá phiếu trung thực”.

Một tổng thống phải là “người tốt nhất cho chức vụ này, chứ không phải tốt nhất vì biết cách gian lận,” ông nói thêm.

Ông Giuliani nói với các ký giả rằng ông có niềm tin tuyệt đối vào các bằng chứng của mình


Source:Life Site News

2. Đức Thánh Cha phải hủy bỏ buổi lễ tôn kính Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại quảng trường Tây Ban Nha vì đại dịch coronavirus

Lần đầu tiên từ 1953, Đức Thánh Cha sẽ không kính viếng Đức Mẹ tại quảng trường Tây Ban Nha

Hôm 30 tháng 11, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết vì hoàn cảnh đại dịch coronavirus, năm nay Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không đến thăm quảng trường Tây Ban Nha của Rôma trong buổi lễ tôn kính Đức Mẹ nhân ngày lễ trọng mừng Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

Thay vào đó, Đức Phanxicô sẽ đánh dấu ngày lễ bằng “một hành động sùng kính riêng, giao phó thành phố Rôma, cư dân của thành phố và nhiều người bệnh tật ở mọi nơi trên thế giới cho Đức Mẹ,”

Đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 1953, Đức Thánh Cha không đến kính viếng tượng đài Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội vào ngày 8 tháng 12. Ông Bruni giải thích rằng Đức Phanxicô sẽ không đến quảng trường để tránh mọi người tụ tập và lan truyền virus.

Tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, bên cạnh quảng trường Tây Ban Nha, nằm trên đỉnh một cột cao khoảng 12m. Tượng đài này đã được thánh hiến vào ngày 8 tháng 12 năm 1857, ba năm sau khi Đức Giáo Hoàng Piô IX ban hành sắc lệnh công bố tín điều Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Kể từ năm 1953, đã có một phong tục là các vị Giáo Hoàng đến đây vào ngày 8 tháng 12 để tôn kính bức tượng và cầu nguyện cho thành phố Rôma. Đức Giáo Hoàng Piô XII là người đầu tiên làm như vậy, và ngài gây xúc động mạnh khi đi bộ gần 3.2 km từ Vatican đến đó.

Các nhân viên cứu hỏa của Rôma thường có mặt trong buổi cầu nguyện, để vinh danh vai trò của họ trong lễ khánh thành bức tượng năm 1857. Thị trưởng Rôma và các quan chức khác cũng tham dự.

Trong những năm qua, Đức Thánh Cha Phanxicô thường mang những vòng hoa đến kính Đức Mẹ. Lính cứu hỏa sau đó sẽ đưa một vòng hoa lên cánh tay dang rộng của bức tượng. Theo truyền thống, các vị Giáo Hoàng cũng đưa ra một lời cầu nguyện ban đầu trong buổi lễ.

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội là một ngày lễ nghỉ trên toàn quốc của Ý và đám đông thường tụ tập tại quảng trường để chứng kiến nghi thức tôn kính Đức Mẹ.

Theo thông lệ đối với các lễ trọng kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có buổi đọc kinh Truyền Tin trưa ngày 8 tháng 12 từ cửa sổ phòng làm việc của ngài ở Dinh Tông Tòa nhìn ra quảng trường Thánh Phêrô.

Do đại dịch đang diễn ra, các nghi lễ Giáng sinh của Đức Thánh Cha tại Vatican sẽ diễn ra mà không có sự hiện diện của công chúng.


Source:Catholic News Agency

3. Các giám mục Pháp thắng trong vụ kiện chống lại giới hạn chỉ được 30 người tham dự thánh lễ

Hội đồng Nhà nước Pháp đã ra phán quyết rằng giới hạn tối đa chỉ được 30 người tham dự các Thánh lễ và các hình thức thờ phượng công cộng khác, đã được thủ tướng Pháp đề xuất trước đó, là một biện pháp “không cân xứng” và phải được sửa đổi trước ngày 2 tháng 12.

Phản ứng trước quyết định này của Hội đồng Nhà nước, các giám mục bày tỏ niềm vui và nói trong một tuyên bố rằng “lý trí đã được nhìn nhận.”

Hội Đồng Giám Mục đã đệ trình đơn kháng cáo pháp lý khẩn cấp lên Hội đồng Nhà nước hai ngày trước đó, và tuyên bố rằng Hội đồng có “nhiệm vụ phải bảo đảm quyền tự do thờ phượng ở đất nước chúng ta”.

Với phán quyết này, Hội đồng Nhà nước, định chế pháp lý cao nhất tại Pháp đã cho Thủ tướng Jean Castex ba ngày để đề xuất một phương thức thay thế nhằm ngăn chặn sự lây lan của coronavirus tại các nơi thờ phượng.

Thủ tướng đã gặp một phái đoàn gồm các giám mục Pháp vào đêm Chúa Nhật để thảo luận về một biện pháp mới cho việc tái tục các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự sau khi Pháp trải qua lần cô lập thứ hai.

Các giám mục ban đầu đã đề xuất một giao thức mở lại các buổi phụng vụ công cộng ở mức một phần ba sức chứa của các nhà thờ, với giãn cách xã hội được tăng thêm.

“Tôi thấy thủ tướng tỏ ra công bằng hơn sau quyết định của Hội đồng Nhà nước,” Đức Tổng Giám Mục Éric de Moulins-Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, cho biết sau cuộc họp kéo dài một giờ, theo mạng lưới phát thanh France Bleu.

Bộ trưởng nội vụ và tổng giám đốc y tế của Pháp cũng có mặt trong cuộc họp tại dinh thủ tướng, cũng như Đức Cha Dominique Blanchet, Giám Mục của Belfort-Montbéliard, Đức Cha Olivier Leborgne, Giám Mục của Arras, và Đức Tổng Giám Mục Dominique Lebrun của Rouen, và Đức Cha Stanislas Lalanne, Giám Mục của Pontoise.

Đức Tổng Giám Mục Moulins-Beaufort nói: “Mọi việc diễn ra tốt đẹp. Chúng tôi đã nói với thủ tướng rằng quyết định tàn bạo của ông ấy có thể khiến một số người cảm thấy bị xúc phạm. Ông ấy hiểu rõ điều đó.”

Đức Cha Moulins-Beaufort, Tổng Giám Mục của Reims, là đầu mối liên hệ chính trong các cuộc đàm phán của các giám mục với chính phủ Pháp kể từ khi các thánh lễ công cộng bị đình chỉ vào ngày 2 tháng 11.


Source:Catholic News Agency

4. Đức Thánh Cha Phanxicô nói với nhà lãnh đạo Chính thống giáo: Tôi tin tưởng chúng ta sẽ đạt được sự hiệp nhất hoàn toàn

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với Thượng phụ Đại kết Constantinople hôm thứ Hai 30 tháng 11 rằng ngài tin tưởng rằng người Công Giáo và người Chính thống sẽ đạt được sự hiệp thông trọn vẹn.

Trong một thông điệp gửi tới Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô nhân Ngày Lễ Thánh Anrê, bổn mạng của Giáo Hội Chính Thống, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi những nỗ lực của Tòa Thượng Phụ Đại Kết nhằm thúc đẩy sự hợp nhất của các Kitô hữu.

“Chúng ta có thể tạ ơn Chúa vì mối quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Tòa Thượng Phụ Đại Kết đã trưởng thành hơn nhiều trong thế kỷ qua, trong khi chúng ta tiếp tục khao khát đạt được mục tiêu của sự phục hồi sự hiệp thông trọn vẹn thể hiện thông qua sự cùng tham gia với nhau tại bàn thờ Thánh Thể”.

“Mặc dù vẫn còn những trở ngại, nhưng tôi tin tưởng rằng bằng cách đồng hành cùng nhau trong tình yêu thương lẫn nhau và theo đuổi đối thoại thần học, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đó.”

Đức Thánh Cha gửi một thông điệp mỗi năm vào ngày 30 tháng 11 tới Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, người được coi là người kế vị Thánh Anrê Tông đồ và “đứng đầu trong số những vị Thượng Phụ người bình đẳng” trong Giáo hội Chính thống.


Source:Catholic News Agency
 
Thánh Ca
Lễ Dâng Mùa Vọng – Sáng tác: Lm. Nguyễn Mộng Huỳnh - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic
04:16 03/12/2020