Phụng Vụ - Mục Vụ
Dọn đường tâm hồn
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
03:15 04/12/2020
CN II MÙA VỌNG NĂM B
DỌN ĐƯỜNG TÂM HỒN
Để chuẩn bị xa giá nhà vua đến nơi nào, thường có người lính cầm loa đi trước hô to để dọn đường. Nghe tiếng loa hiệu, dân chúng thu dọn mọi thứ bị xem là không đẹp mắt, làm cho con đường sạch đón vua đi qua.
Nhiệm vụ của thánh Gioan Tẩy giả vừa giống như thế, nhưng cũng vừa không giống. Giống là vì thánh Gioan cũng được gọi là người dọn đường.
Không giống là vì nhiệm vụ của thánh Gioan quan trọng, cao cả, không một kẻ dọn đường nào có thể sánh ví: Thánh Gioan không dọn đường đi như những người dọn đường cho vua chúa, nhưng là DỌN TÂM HỒN. Dọn đường để chính Thiên Chúa đi vào tâm hồn con người.
Người dọn đường tâm hồn nhắn gởi đến mọi người lời kêu gọi thống thiết: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”.
Cùng với lời kêu gọi dọn đường cho Chúa là rao giảng phép rửa sám hối để đem mọi người trở về với lòng ăn năn tội nhằm xin ơn tha thứ.
Hóa ra dọn đường cho Chúa ngự vào tâm hồn, không có gì khác hơn, nhưng chính là hoán cải đời sống và thú nhận tội lỗi để được ơn tha thứ.
Con người mang thân phận yếu đuối, không tránh khỏi những lần bị cám dỗ, sự dữ, sự xấu xô đẩy, nhận chìm. Vì thế đường vào tâm hồn không còn trơn phẳng như ngày mời lãnh bí tích thánh tẩy. Dọc dài năm tháng, đường tâm hồn thêm ghồ ghề, lồi lõm, nhiều nguy cơ đổ vỡ, té ngã.
Đó là những hận thù, đố kỵ, ghanh tị, hiềm khích, ích kỷ, tham lam, gièm pha, nói xấu, tìm cách hạ bệ người xung quanh, đưa mình lên, khẳng định bản thân, chèo kéo hay tìm kiến những lợi lộc trần thế...
Cõi lòng u ám, chất chứa tội lỗi; đường vào cõi lòng nhiều hiểm nguy là "virus" cực độc, khiến tương quan tình yêu không còn, lòng người với nhau chỉ là mảnh vỡ thủy tinh chực chờ gây tổn thương và sát thương nhau.
Nó khiến hai người láng giềng cách nhau một bức vách không thể đến với nhau; hai người bạn cùng ngồi chung trong một văn phòng không nhìn mặt nhau, thậm chí anh em ruột thịt, vợ chồng chung sống dưới một mái nhà, ngồi quanh một mâm cơm, nhưng tâm hồn cách trở diệu vợi...
Thánh Gioan đòi ta hoán cải đời sống và thú nhận tội lỗi là đòi ta nhận ra chính mình, chân thành nhìn trực diện vào hồn mình để thấy:
- Nhiều đồi núi kiêu ngạo mà tìm cách bạt đi bằng nỗ lực sống khiêm nhu, hiền hòa;
- Nhiều thung lũng ích kỷ mà lấp đầy bằng vị tha, bằng tin yêu, bằng đối xử với nhau chân thành;
- Nhiều ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối tương quan mà tập tành bác ái, đón nhận tha thứ, gieo tin yêu...
- Nhiều lối nghĩ quanh co, nhiều tính toán lệch lạc mà thực tập tính ngay thẳng, thực tập sống bên nhau chân thành;
- Nhiều lũng sâu thiếu ánh sáng yêu thương, tương trợ mà san cho phẳng bằng cố gắng từng ngày vươn lên trong rộng lòng sớt chia, thông cảm, gần gũi, tạo niềm ủi an.
Một khi đã biết sửa sai, biết làm cho mọi cái nhìn, mọi góc cạnh của đời mình thành ngay thẳng, biết tránh xa sự tội, vượt thắng cám dỗ, biết luôn ý thức từng giây phút chỉnh đốn cách sống, cách nghĩ, cách làm cho phù hợp ý Chúa, chúng ta sẽ được ơn tha thứ, sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa.
Hãy nhớ, lời mời gọi của thánh Gioan: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng” đã có từ rất lâu, vẫn phù hợp cho mọi người hôm nay. Vì ở đâu có tội lỗi, ở đó rất cần ơn ăn năn sám hối.
Bạn và tôi có tội. Cách duy nhất để dọn đường và sửa đường đón Chúa ngự vào tâm hồn là ăn năn sám hối.
Chỉ có ăn năn sám hối, lòng ta mới thực sự thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.
Hãy nhớ, chỉ có tâm hồn trong sạch, một tâm hồn hoàn toàn không vướng mắc tội lỗi mới xứng đáng Chúa ngự vào.
DỌN ĐƯỜNG TÂM HỒN
Để chuẩn bị xa giá nhà vua đến nơi nào, thường có người lính cầm loa đi trước hô to để dọn đường. Nghe tiếng loa hiệu, dân chúng thu dọn mọi thứ bị xem là không đẹp mắt, làm cho con đường sạch đón vua đi qua.
Nhiệm vụ của thánh Gioan Tẩy giả vừa giống như thế, nhưng cũng vừa không giống. Giống là vì thánh Gioan cũng được gọi là người dọn đường.
Không giống là vì nhiệm vụ của thánh Gioan quan trọng, cao cả, không một kẻ dọn đường nào có thể sánh ví: Thánh Gioan không dọn đường đi như những người dọn đường cho vua chúa, nhưng là DỌN TÂM HỒN. Dọn đường để chính Thiên Chúa đi vào tâm hồn con người.
Người dọn đường tâm hồn nhắn gởi đến mọi người lời kêu gọi thống thiết: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng”.
Cùng với lời kêu gọi dọn đường cho Chúa là rao giảng phép rửa sám hối để đem mọi người trở về với lòng ăn năn tội nhằm xin ơn tha thứ.
Hóa ra dọn đường cho Chúa ngự vào tâm hồn, không có gì khác hơn, nhưng chính là hoán cải đời sống và thú nhận tội lỗi để được ơn tha thứ.
Con người mang thân phận yếu đuối, không tránh khỏi những lần bị cám dỗ, sự dữ, sự xấu xô đẩy, nhận chìm. Vì thế đường vào tâm hồn không còn trơn phẳng như ngày mời lãnh bí tích thánh tẩy. Dọc dài năm tháng, đường tâm hồn thêm ghồ ghề, lồi lõm, nhiều nguy cơ đổ vỡ, té ngã.
Đó là những hận thù, đố kỵ, ghanh tị, hiềm khích, ích kỷ, tham lam, gièm pha, nói xấu, tìm cách hạ bệ người xung quanh, đưa mình lên, khẳng định bản thân, chèo kéo hay tìm kiến những lợi lộc trần thế...
Cõi lòng u ám, chất chứa tội lỗi; đường vào cõi lòng nhiều hiểm nguy là "virus" cực độc, khiến tương quan tình yêu không còn, lòng người với nhau chỉ là mảnh vỡ thủy tinh chực chờ gây tổn thương và sát thương nhau.
Nó khiến hai người láng giềng cách nhau một bức vách không thể đến với nhau; hai người bạn cùng ngồi chung trong một văn phòng không nhìn mặt nhau, thậm chí anh em ruột thịt, vợ chồng chung sống dưới một mái nhà, ngồi quanh một mâm cơm, nhưng tâm hồn cách trở diệu vợi...
Thánh Gioan đòi ta hoán cải đời sống và thú nhận tội lỗi là đòi ta nhận ra chính mình, chân thành nhìn trực diện vào hồn mình để thấy:
- Nhiều đồi núi kiêu ngạo mà tìm cách bạt đi bằng nỗ lực sống khiêm nhu, hiền hòa;
- Nhiều thung lũng ích kỷ mà lấp đầy bằng vị tha, bằng tin yêu, bằng đối xử với nhau chân thành;
- Nhiều ghồ ghề khúc khuỷu trong các mối tương quan mà tập tành bác ái, đón nhận tha thứ, gieo tin yêu...
- Nhiều lối nghĩ quanh co, nhiều tính toán lệch lạc mà thực tập tính ngay thẳng, thực tập sống bên nhau chân thành;
- Nhiều lũng sâu thiếu ánh sáng yêu thương, tương trợ mà san cho phẳng bằng cố gắng từng ngày vươn lên trong rộng lòng sớt chia, thông cảm, gần gũi, tạo niềm ủi an.
Một khi đã biết sửa sai, biết làm cho mọi cái nhìn, mọi góc cạnh của đời mình thành ngay thẳng, biết tránh xa sự tội, vượt thắng cám dỗ, biết luôn ý thức từng giây phút chỉnh đốn cách sống, cách nghĩ, cách làm cho phù hợp ý Chúa, chúng ta sẽ được ơn tha thứ, sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa.
Hãy nhớ, lời mời gọi của thánh Gioan: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng” đã có từ rất lâu, vẫn phù hợp cho mọi người hôm nay. Vì ở đâu có tội lỗi, ở đó rất cần ơn ăn năn sám hối.
Bạn và tôi có tội. Cách duy nhất để dọn đường và sửa đường đón Chúa ngự vào tâm hồn là ăn năn sám hối.
Chỉ có ăn năn sám hối, lòng ta mới thực sự thành đại lộ thênh thang mở ra với Chúa Cứu Thế.
Hãy nhớ, chỉ có tâm hồn trong sạch, một tâm hồn hoàn toàn không vướng mắc tội lỗi mới xứng đáng Chúa ngự vào.
Thứ Bẩy 5/12: Thấy đám đông Chúa chạnh lòng thương – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
06:37 04/12/2020
TIN MỪNG Mt 9:35-10:1.6-8
Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.
Hồi ấy, Đức Giê-su đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về". Rồi Đức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
Đức Giê-su sai các ông đi và chỉ thị rằng: "Hãy đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en. Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.
Đó là lời Chúa.
Khiêm nhường mở đường Chúa đến
Lm. Nguyễn Xuân Trường
13:33 04/12/2020
KHIÊM NHƯỜNG MỞ ĐƯỜNG CHÚA ĐẾN
Cuộc sống có nhiều loại đường khác nhau nhưng đều chung đặc điểm là để kết nối gặp gỡ. Thế nhưng, nhiều khi không kết nối gặp gỡ được vì đường bị kẹt, bị tắc, bị nghẽn khiến người ta “bó tay, bó chân”. Lời Chúa tuần này mời gọi dọn đường mở lối để người đến với nhau và đến với Chúa. Mở đường nhờ khiêm nhường.
1. Sám hối đổi đời. Gioan kêu gọi sám hối, người ta đến thú tội và chịu phép rửa. Trong đời người ta thường phạm tội rồi giấu tội, chối tội, chạy tội, đổ tội, chứ ít khi nhận tội. Thế nên rất cần có lòng khiêm nhường nhận mình là kẻ có tội như lời kinh thường đọc: “Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi mọi đàng.” Khiêm nhường nhận mình có tội, chạy đến xin Chúa thứ tha, rồi làm lại cuộc đời.
2. Đặt Chúa lên trên. Gioan rao giảng Chúa là Đấng quyền thế sắp đến, ông không đáng cúi xuống cởi dép cho Người. Lời rao giảng và lối sống của Gioan là bài học mọi người noi theo, đó là khiêm nhường đặt Chúa lên trên đời mình. Mẹ Maria cũng khiêm nhường đón Chúa đến làm chủ đời mình. Khiêm nhường giúp con người dễ dàng mở lòng đón Chúa và đón nhau vào đời mình.
3. Đường đường chính chính. Ngôn sứ Isaia đã kêu gọi: Hãy dọn đường mở lối cho Đức Chúa. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp. Những hình ảnh này thường được hiểu: núi đồi cao của kiêu căng tự đắc, thung lũng sâu của tham lam thù ghét. Tuy nhiên, hình ảnh tương phản núi cao và lũng sâu còn diễn tả sự bất công xã hội tạo nên cách biệt giàu nghèo, quyền lợi một trời một vực. Những núi đồi và thung lũng của đời sống luân lý và xã hội ngăn người ta đến với nhau và với Chúa. Cần khiêm nhường để bớt kiêu ngạo, khiêm nhường để thanh thoát sẻ chia, để sống đường đường chính chính.
Khiêm nhường là nền tảng mọi nhân đức. Khiêm nhường là nền đường, là con đường để Chúa đến với con người và con người đến với nhau. Amen.
1. Sám hối đổi đời. Gioan kêu gọi sám hối, người ta đến thú tội và chịu phép rửa. Trong đời người ta thường phạm tội rồi giấu tội, chối tội, chạy tội, đổ tội, chứ ít khi nhận tội. Thế nên rất cần có lòng khiêm nhường nhận mình là kẻ có tội như lời kinh thường đọc: “Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi mọi đàng.” Khiêm nhường nhận mình có tội, chạy đến xin Chúa thứ tha, rồi làm lại cuộc đời.
2. Đặt Chúa lên trên. Gioan rao giảng Chúa là Đấng quyền thế sắp đến, ông không đáng cúi xuống cởi dép cho Người. Lời rao giảng và lối sống của Gioan là bài học mọi người noi theo, đó là khiêm nhường đặt Chúa lên trên đời mình. Mẹ Maria cũng khiêm nhường đón Chúa đến làm chủ đời mình. Khiêm nhường giúp con người dễ dàng mở lòng đón Chúa và đón nhau vào đời mình.
3. Đường đường chính chính. Ngôn sứ Isaia đã kêu gọi: Hãy dọn đường mở lối cho Đức Chúa. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp. Những hình ảnh này thường được hiểu: núi đồi cao của kiêu căng tự đắc, thung lũng sâu của tham lam thù ghét. Tuy nhiên, hình ảnh tương phản núi cao và lũng sâu còn diễn tả sự bất công xã hội tạo nên cách biệt giàu nghèo, quyền lợi một trời một vực. Những núi đồi và thung lũng của đời sống luân lý và xã hội ngăn người ta đến với nhau và với Chúa. Cần khiêm nhường để bớt kiêu ngạo, khiêm nhường để thanh thoát sẻ chia, để sống đường đường chính chính.
Khiêm nhường là nền tảng mọi nhân đức. Khiêm nhường là nền đường, là con đường để Chúa đến với con người và con người đến với nhau. Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:56 04/12/2020
12. Cuộc sống của con người như cỏ dại, tất cả vinh quang của họ trong cuộc sống thì như hoa dại, trong nháy mắt liền rơi rụng.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 04/12/2020
99. VU CÔNG COI BẢNG
Anh của Vu công đi thi, khi gần treo bảng thì kêu em là Vu công đến coi bảng, vừa nhìn thấy anh mình đậu tiến sĩ, Vu công bèn đứng nhìn chăm chăm tên anh mình trên bảng không chớp mắt, trời đã tối mà cũng chưa rời khỏi đó.
Người anh sai người đi tìm khắp nơi mới tìm thấy Vu công đang đứng dưới tấm bảng nhìn xem rất là bực mình, bèn kêu to:
- “Tại sao không đi, cứ đứng nơi đây có gì là hay chứ?”
Vu công trả lời:
- “Ái dà, mày không biết đó thôi, trên thế gian này người trùng họ trùng tên rất là nhiều, ta mà đi khỏi đây, nếu có người đến mạo nhận tên của anh ta thì làm sao đây?”
(Vu Tiên biệt ký)
Suy tư 99:
Bảng vàng ghi nhầm tên thì có, chứ không ai tự mạo tên trên bảng vàng để đi lãnh áo mũ cân đai, chỉ có những người điên mới làm như thế. Được ghi tên trên bảng vàng là một vinh dự, hãnh diện và hạnh phúc của người học trò, vì sự chăm chỉ học hành đã được đền bù xứng đáng.
Tên trên bảng vàng rồi cũng sẽ bị bỏ vào tủ hồ sơ khóa lại; đổ đạt làm quan rồi cũng có ngày phải về hưu; quán quân vô địch rồi cũng sẽ có ngày của người khác chứ không ai vĩnh viễn vô địch, đó là một thực tế...đau lòng mà chỉ có người trong cuộc mới biết.
Hy vọng và mong ước lớn nhất của người Ki-tô hữu là được ghi tên trên thiên đàng –bảng vàng muôn đời- không bị về hưu, không sợ mối mọt, không sợ người khác dành mất. Và người Ki-tô hữu còn hiểu rằng, muốn ghi tên mình trên trời thì phải chấp nhận một điều kiện, đó là từ bỏ: từ bỏ bảng vàng thế gian, từ bỏ thú vui thế gian, từ bỏ quyền uy thế gian, từ bỏ những gì làm cho họ bị trói chân ở trần gian này không tiến lên trời được...
Từ bỏ để được lại, đó là bí quyết sống nên thánh của các thánh là những môn đệ của Đức Chúa Giê-su, và cũng là gương sáng cho chúng ta là những người Ki-tô hữu hôm nay vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Anh của Vu công đi thi, khi gần treo bảng thì kêu em là Vu công đến coi bảng, vừa nhìn thấy anh mình đậu tiến sĩ, Vu công bèn đứng nhìn chăm chăm tên anh mình trên bảng không chớp mắt, trời đã tối mà cũng chưa rời khỏi đó.
Người anh sai người đi tìm khắp nơi mới tìm thấy Vu công đang đứng dưới tấm bảng nhìn xem rất là bực mình, bèn kêu to:
- “Tại sao không đi, cứ đứng nơi đây có gì là hay chứ?”
Vu công trả lời:
- “Ái dà, mày không biết đó thôi, trên thế gian này người trùng họ trùng tên rất là nhiều, ta mà đi khỏi đây, nếu có người đến mạo nhận tên của anh ta thì làm sao đây?”
(Vu Tiên biệt ký)
Suy tư 99:
Bảng vàng ghi nhầm tên thì có, chứ không ai tự mạo tên trên bảng vàng để đi lãnh áo mũ cân đai, chỉ có những người điên mới làm như thế. Được ghi tên trên bảng vàng là một vinh dự, hãnh diện và hạnh phúc của người học trò, vì sự chăm chỉ học hành đã được đền bù xứng đáng.
Tên trên bảng vàng rồi cũng sẽ bị bỏ vào tủ hồ sơ khóa lại; đổ đạt làm quan rồi cũng có ngày phải về hưu; quán quân vô địch rồi cũng sẽ có ngày của người khác chứ không ai vĩnh viễn vô địch, đó là một thực tế...đau lòng mà chỉ có người trong cuộc mới biết.
Hy vọng và mong ước lớn nhất của người Ki-tô hữu là được ghi tên trên thiên đàng –bảng vàng muôn đời- không bị về hưu, không sợ mối mọt, không sợ người khác dành mất. Và người Ki-tô hữu còn hiểu rằng, muốn ghi tên mình trên trời thì phải chấp nhận một điều kiện, đó là từ bỏ: từ bỏ bảng vàng thế gian, từ bỏ thú vui thế gian, từ bỏ quyền uy thế gian, từ bỏ những gì làm cho họ bị trói chân ở trần gian này không tiến lên trời được...
Từ bỏ để được lại, đó là bí quyết sống nên thánh của các thánh là những môn đệ của Đức Chúa Giê-su, và cũng là gương sáng cho chúng ta là những người Ki-tô hữu hôm nay vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 2 MV)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 04/12/2020
CHÚA NHẬT 2 MÙA VỌNG
Tin mừng: Mc 1, 1-8.
“Hãy sửa lối cho thẳng để Chúa đi.”
Bạn thân mến,
Nói có sách, mách có chứng, thánh Mác-cô đã làm như thế khi viết lời mở đầu sách Phúc Âm của mình. Ngài đã mượn lời loan báo của tiên tri I-sai-a để nói về thánh Gioan Tẩy Giả -người dọn đường cho Đấng cứu thế đến- Thánh Gioan Tẩy Giả mặc áo lông lạc đà, lưng thắt dây da và ăn châu chấu cùng mật ong rừng, đó chính là chân dung của người dọn đường cho Đấng cứu thế mà người Do Thái cũng như muôn dân trông đợi.
Thánh Gioan Tẩy Giả mặc áo lông lạc đà, còn bạn và tôi hôm nay mặc áo gì? Chắc chắn không phải mặc áo veston để dọn đường cho Chúa, cũng không phải mặc áo dạ hội để loan báo Tin Mừng, và cũng không phải mặc những bộ áo quần mô-đen để loan báo tin vui cứu độ, nhưng cái áo mà bạn và tôi phải mặc đó chính là cái áo của đức ái, cái áo mà dù cho bạn bên ngoài mặc loại áo quần sang trọng hay nghèo hèn, đều có thể làm chứng cho Đức Chúa Giê-su và dọn đường cho Ngài đến.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã thắt lưng bằng dây da, còn bạn và tôi thì thắt lưng bằng dây hy sinh, dây hy sinh này chính thánh Gioan Tẩy Giả đã thực hành trong suốt quãng đời niên thiếu của mình trong hoang địa để chuẩn bị cho Đấng cứu thế đến. Dây hy sinh của bạn và tôi chính là từ bỏ ý riêng của mình để nhìn thấy ý Chúa trong cuộc sống của mình.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã ăn châu chấu và mật ong rừng, còn bạn và tôi chắc chắn có những lúc thèm ăn những thứ cao lương mỹ vị, khác hẳn với sự nghèo khó của thánh Gioan Tẩy Giả, chính châu chấu và mật ong rừng đã làm cho ngài trỗi vượt trên các kinh sư luật sĩ và người Pha-ri-siêu. Thức ăn của bạn và tôi hôm nay chính là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, chính lương thực hằng sống này đã làm cho chúng ta trở nên người dọn đường cho Ngài đến trong tâm hồn của mọi người.
Bạn thân mến,
Nếu bạn và tôi không trở nên như thánh Gioan Tẩy Giả thì không thể dọn đường cho Chúa đến trong tâm hồn của mình cũng như đến trong tâm hồn của người khác. Khi mà xã hội chỉ biết hưởng thụ, thì tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả lại nổi bật lên, làm cho mọi người dễ dàng nhận ra chúng ta là người phát quang những cây cỏ dục vọng, ham danh, ham tiền, ham quyền đang mọc chắn cả lối đi, làm cản trở tâm hồn con người ta không thể hướng lòng lên cùng Thiên Chúa và nhìn đến tha nhân.
Trở nên như thánh Gioan tẩy Giả và mặc lấy tinh thần của ngài, là bạn và tôi đã trở nên người phát quang đường sá tâm hồn sạch sẽ, thoáng mát để cho Chúa ngự đến vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mc 1, 1-8.
“Hãy sửa lối cho thẳng để Chúa đi.”
Bạn thân mến,
Nói có sách, mách có chứng, thánh Mác-cô đã làm như thế khi viết lời mở đầu sách Phúc Âm của mình. Ngài đã mượn lời loan báo của tiên tri I-sai-a để nói về thánh Gioan Tẩy Giả -người dọn đường cho Đấng cứu thế đến- Thánh Gioan Tẩy Giả mặc áo lông lạc đà, lưng thắt dây da và ăn châu chấu cùng mật ong rừng, đó chính là chân dung của người dọn đường cho Đấng cứu thế mà người Do Thái cũng như muôn dân trông đợi.
Thánh Gioan Tẩy Giả mặc áo lông lạc đà, còn bạn và tôi hôm nay mặc áo gì? Chắc chắn không phải mặc áo veston để dọn đường cho Chúa, cũng không phải mặc áo dạ hội để loan báo Tin Mừng, và cũng không phải mặc những bộ áo quần mô-đen để loan báo tin vui cứu độ, nhưng cái áo mà bạn và tôi phải mặc đó chính là cái áo của đức ái, cái áo mà dù cho bạn bên ngoài mặc loại áo quần sang trọng hay nghèo hèn, đều có thể làm chứng cho Đức Chúa Giê-su và dọn đường cho Ngài đến.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã thắt lưng bằng dây da, còn bạn và tôi thì thắt lưng bằng dây hy sinh, dây hy sinh này chính thánh Gioan Tẩy Giả đã thực hành trong suốt quãng đời niên thiếu của mình trong hoang địa để chuẩn bị cho Đấng cứu thế đến. Dây hy sinh của bạn và tôi chính là từ bỏ ý riêng của mình để nhìn thấy ý Chúa trong cuộc sống của mình.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã ăn châu chấu và mật ong rừng, còn bạn và tôi chắc chắn có những lúc thèm ăn những thứ cao lương mỹ vị, khác hẳn với sự nghèo khó của thánh Gioan Tẩy Giả, chính châu chấu và mật ong rừng đã làm cho ngài trỗi vượt trên các kinh sư luật sĩ và người Pha-ri-siêu. Thức ăn của bạn và tôi hôm nay chính là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giê-su, chính lương thực hằng sống này đã làm cho chúng ta trở nên người dọn đường cho Ngài đến trong tâm hồn của mọi người.
Bạn thân mến,
Nếu bạn và tôi không trở nên như thánh Gioan Tẩy Giả thì không thể dọn đường cho Chúa đến trong tâm hồn của mình cũng như đến trong tâm hồn của người khác. Khi mà xã hội chỉ biết hưởng thụ, thì tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả lại nổi bật lên, làm cho mọi người dễ dàng nhận ra chúng ta là người phát quang những cây cỏ dục vọng, ham danh, ham tiền, ham quyền đang mọc chắn cả lối đi, làm cản trở tâm hồn con người ta không thể hướng lòng lên cùng Thiên Chúa và nhìn đến tha nhân.
Trở nên như thánh Gioan tẩy Giả và mặc lấy tinh thần của ngài, là bạn và tôi đã trở nên người phát quang đường sá tâm hồn sạch sẽ, thoáng mát để cho Chúa ngự đến vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Hãy Chuẩn Bị Tâm Hồn Cho Xứng Để Đón Chúa Đến
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
21:18 04/12/2020
Hãy Chuẩn Bị Tâm Hồn Cho Xứng Để Đón Chúa Đến
Chúa Nhật II Mùa Vọng - B
(Mc 1, 1-8)
Việc chuẩn bị đón chờ Chúa đến đã được ghi khắc trong lịch sử nhân loại. Lịch sử của tình thương và đầy lòng trắc ẩn của Thiên Chúa đối với con người. Lịch sử ấy có những đòi hỏi như Gioan Baotixita kêu gọi chúng ta: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng". Thiên Chúa vĩ đại và quyền năng đã hạ mình xuống với con người, đến với chúng ta dưới hình hài một trẻ thơ, kêu mời chúng ta khiêm tốn đến gặp Người. Chủ đề của Chúa nhật II Mùa Vọng là: Populus Sion... (Này hỡi Dân Sion…) Chúa sắp ngự đến cứu độ muôn dân. Người sẽ lên tiếng thật oai hùng, khiến tâm hồn anh em hoan hủy... " (Ca nhập lễ). " Lạy Mục Tử nhà Israel, xin hãy đến cứu độ đoàn chiên Ngài…... như chăn giữ chiên cừu, xin hãy lắng tai nghe !... " (Tv 79, 2)
Trong bài đọc I, tiên tri Isaia vang lên lời Chúa phán với Dân Ngài như một sự trấn an trước cảnh nô lệ và tội lỗi: "Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm! …Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi" (Is 40, 2). Và hơn thế nữa, Chúa truyền cho Isaia: "Hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Đây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị. Người mang theo những phần thưởng chiến thắng và đưa đi trước những chiến lợi phẩm. Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ" (Is 40, 9-11).
Để được như vậy dân Chúa phải thực hành không trì hoãn khi nghe thấy tiếng kêu trong hoang địa: "Hãy dọn đường Chúa... Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi " (Is 40, 3).
Hố sâu và đồi núi gồ ghề sẽ gây cản trở người đi lại, khiến người ta khó đến với nhau. Lấp hố sâu và bạt núi đồi là dẹp bỏ lòng tự mãn kiêu căng của chính mình, là cản trở lớn nhất trên đường Chúa đến với chúng ta. Khi chúng ta thực hành nét đẹp của khiêm nhường và hạ mình xuống, chúng ta sẽ khám phá ra sự kiêu ngạo ẩn sâu trong lòng ta. " Hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng" (Is 40, 3). Như Gioan nói: "Con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng " (Mc 1).
Gioan Tẩy Giả được Marcô (1, 2-8) trình bầy như vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, ví ông như " Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi " (Mc 1,2; Ml 3,1) từ trong hoang địa, cất lời rao giảng "phép rửa sám hối cầu ơn tha tội" (Mc 1, 4). Lời giảng tuy nghiêm nghị nhưng thu hút "cả miền Giuđêa và Giêrusalem" (Mc 1, 5). Gioan đã xuất hiện với những người đương thời như là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Rất ít người nhận ra sứ vụ đích thực của ông là để " dọn đường cho Chúa đến".
Gioan xuất hiện như Tiếng kêu trong hoang địa, mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú. Ông không kêu gọi người ta trở nên nhà khổ tu giống như ông. Ông rao giảng rằng: "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi … Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần" (Mc 1, 7.8). Lời của Gioan vẫn vang dội qua các thời đại và như một sứ điệp cấp bách gửi đến với chúng ta ngày hôm nay. Kêu mời thay đổi nội tâm, bắt đầu từ việc thừa nhận và xưng thú tội lỗi của mình. Kết quả là: "Cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan" (Mc 1, 5).
Mùa Vọng năm nay, chúng ta đang sống như thế nào, nếu không phải là chuẩn bị tâm hồn, giục lòng tin, cử hành Phụng vụ cho sốt sáng để lãnh nhận ân sủng mà Chúa Kitô đã mang đến trong thế gian cho mọi người hưởng nhờ. Vậy giờ đây, có thể nói là bốn tuần của Mùa Vọng là như "tiền đường" để bước tiếp vào những ngày thánh. Chúng ta hãy chuẩn bị tinh thần bằng lời cầu nguyện, sẳn sàng tiếp đón Ðấng Cứu Thế ngự đến!
Hãy thay đổi cung cách suy nghĩ hành xử và sống thanh đạm "Vì nước trời gần đến". Công Đồng Va-ti-ca-nô II dạy rằng: Chúng ta không biết được thời gian hoàn tất của trái đất và nhân loại, chúng ta cũng chẳng biết cách thức biến đổi vũ trụ. Chắc chắn hình ảnh của một thế gian lệch lạc vì tội lỗi sẽ qua đi, nhưng chúng ta được biết Thiên Chúa đã dọn sẵn một chỗ ở mới và một đất mới, nơi công bằng ngự trị. Hạnh phúc nơi ấy sẽ thỏa mãn và đắp đầy mọi ước vọng hòa bình trào dâng trong lòng con người. Khi ấy, sự chết sẽ bị đánh bại, con cái Thiên Chúa sẽ phục sinh trong Chúa Kitô và những gì được gieo vãi trong yếu hèn, mục nát, sẽ mặc lấy sự không hư nát; tình yêu và các hoạt động bác ái sẽ tồn tại và toàn thể tạo vật mà Thiên Chúa đã dựng nên cho con người sẽ được giải thoát khỏi ách nô lệ phù vân.
Chúng ta đã được cảnh giác là lời lãi cả thế gian mà chính mình hư mất nào ích lợi gì. Nhưng sự trông đợi đất mới không được làm suy giảm, trái lại phải kích thích nỗ lực phát triển trái đất này, nơi mà Thân Thể gia đình nhân loại mới đang tăng trưởng và tiên báo một vài hình ảnh của thời đại mới. Trích "Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng", § 39, 1-3.
Đừng sợ sống hy vọng trong thế giới đầy bất ổn và bạo lực này. Ước gì Mùa Vọng và việc chờ đón "Hoàng Tử Bình An" đến, cho chúng ta dịp suy gẫm Lời Chúa. Hãy tránh ngủ quên, và cương quyết dọn đường cho Chúa, là nguồn mạch bình an, niềm vui, tình yêu và hy vọng, là Ðấng không ngừng đến để an ủi dân Người. Chúng ta hãy đặt tay ta vào tay Mẹ Maria, Trinh Nữ của sự chờ đợi, để Mẹ dẫn chúng ta đến gặp gỡ Chúa Giêsu Con Mẹ. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Nhật II Mùa Vọng - B
(Mc 1, 1-8)
Việc chuẩn bị đón chờ Chúa đến đã được ghi khắc trong lịch sử nhân loại. Lịch sử của tình thương và đầy lòng trắc ẩn của Thiên Chúa đối với con người. Lịch sử ấy có những đòi hỏi như Gioan Baotixita kêu gọi chúng ta: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng". Thiên Chúa vĩ đại và quyền năng đã hạ mình xuống với con người, đến với chúng ta dưới hình hài một trẻ thơ, kêu mời chúng ta khiêm tốn đến gặp Người. Chủ đề của Chúa nhật II Mùa Vọng là: Populus Sion... (Này hỡi Dân Sion…) Chúa sắp ngự đến cứu độ muôn dân. Người sẽ lên tiếng thật oai hùng, khiến tâm hồn anh em hoan hủy... " (Ca nhập lễ). " Lạy Mục Tử nhà Israel, xin hãy đến cứu độ đoàn chiên Ngài…... như chăn giữ chiên cừu, xin hãy lắng tai nghe !... " (Tv 79, 2)
Trong bài đọc I, tiên tri Isaia vang lên lời Chúa phán với Dân Ngài như một sự trấn an trước cảnh nô lệ và tội lỗi: "Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm! …Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi" (Is 40, 2). Và hơn thế nữa, Chúa truyền cho Isaia: "Hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Đây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị. Người mang theo những phần thưởng chiến thắng và đưa đi trước những chiến lợi phẩm. Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ" (Is 40, 9-11).
Để được như vậy dân Chúa phải thực hành không trì hoãn khi nghe thấy tiếng kêu trong hoang địa: "Hãy dọn đường Chúa... Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi " (Is 40, 3).
Hố sâu và đồi núi gồ ghề sẽ gây cản trở người đi lại, khiến người ta khó đến với nhau. Lấp hố sâu và bạt núi đồi là dẹp bỏ lòng tự mãn kiêu căng của chính mình, là cản trở lớn nhất trên đường Chúa đến với chúng ta. Khi chúng ta thực hành nét đẹp của khiêm nhường và hạ mình xuống, chúng ta sẽ khám phá ra sự kiêu ngạo ẩn sâu trong lòng ta. " Hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng" (Is 40, 3). Như Gioan nói: "Con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng " (Mc 1).
Gioan Tẩy Giả được Marcô (1, 2-8) trình bầy như vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, ví ông như " Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi " (Mc 1,2; Ml 3,1) từ trong hoang địa, cất lời rao giảng "phép rửa sám hối cầu ơn tha tội" (Mc 1, 4). Lời giảng tuy nghiêm nghị nhưng thu hút "cả miền Giuđêa và Giêrusalem" (Mc 1, 5). Gioan đã xuất hiện với những người đương thời như là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Rất ít người nhận ra sứ vụ đích thực của ông là để " dọn đường cho Chúa đến".
Gioan xuất hiện như Tiếng kêu trong hoang địa, mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú. Ông không kêu gọi người ta trở nên nhà khổ tu giống như ông. Ông rao giảng rằng: "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi … Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần" (Mc 1, 7.8). Lời của Gioan vẫn vang dội qua các thời đại và như một sứ điệp cấp bách gửi đến với chúng ta ngày hôm nay. Kêu mời thay đổi nội tâm, bắt đầu từ việc thừa nhận và xưng thú tội lỗi của mình. Kết quả là: "Cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan" (Mc 1, 5).
Mùa Vọng năm nay, chúng ta đang sống như thế nào, nếu không phải là chuẩn bị tâm hồn, giục lòng tin, cử hành Phụng vụ cho sốt sáng để lãnh nhận ân sủng mà Chúa Kitô đã mang đến trong thế gian cho mọi người hưởng nhờ. Vậy giờ đây, có thể nói là bốn tuần của Mùa Vọng là như "tiền đường" để bước tiếp vào những ngày thánh. Chúng ta hãy chuẩn bị tinh thần bằng lời cầu nguyện, sẳn sàng tiếp đón Ðấng Cứu Thế ngự đến!
Hãy thay đổi cung cách suy nghĩ hành xử và sống thanh đạm "Vì nước trời gần đến". Công Đồng Va-ti-ca-nô II dạy rằng: Chúng ta không biết được thời gian hoàn tất của trái đất và nhân loại, chúng ta cũng chẳng biết cách thức biến đổi vũ trụ. Chắc chắn hình ảnh của một thế gian lệch lạc vì tội lỗi sẽ qua đi, nhưng chúng ta được biết Thiên Chúa đã dọn sẵn một chỗ ở mới và một đất mới, nơi công bằng ngự trị. Hạnh phúc nơi ấy sẽ thỏa mãn và đắp đầy mọi ước vọng hòa bình trào dâng trong lòng con người. Khi ấy, sự chết sẽ bị đánh bại, con cái Thiên Chúa sẽ phục sinh trong Chúa Kitô và những gì được gieo vãi trong yếu hèn, mục nát, sẽ mặc lấy sự không hư nát; tình yêu và các hoạt động bác ái sẽ tồn tại và toàn thể tạo vật mà Thiên Chúa đã dựng nên cho con người sẽ được giải thoát khỏi ách nô lệ phù vân.
Chúng ta đã được cảnh giác là lời lãi cả thế gian mà chính mình hư mất nào ích lợi gì. Nhưng sự trông đợi đất mới không được làm suy giảm, trái lại phải kích thích nỗ lực phát triển trái đất này, nơi mà Thân Thể gia đình nhân loại mới đang tăng trưởng và tiên báo một vài hình ảnh của thời đại mới. Trích "Hiến Chế Vui Mừng và Hy Vọng", § 39, 1-3.
Đừng sợ sống hy vọng trong thế giới đầy bất ổn và bạo lực này. Ước gì Mùa Vọng và việc chờ đón "Hoàng Tử Bình An" đến, cho chúng ta dịp suy gẫm Lời Chúa. Hãy tránh ngủ quên, và cương quyết dọn đường cho Chúa, là nguồn mạch bình an, niềm vui, tình yêu và hy vọng, là Ðấng không ngừng đến để an ủi dân Người. Chúng ta hãy đặt tay ta vào tay Mẹ Maria, Trinh Nữ của sự chờ đợi, để Mẹ dẫn chúng ta đến gặp gỡ Chúa Giêsu Con Mẹ. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Thánh Lễ Chúa Nhật thứ Hai Mùa Vọng 6/12/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
22:19 04/12/2020
Bài Ðọc I: Is 40, 1-5. 9-11
"Hãy dọn đường Chúa".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Chúa ngươi phán: Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm! Hãy nói với Giêrusalem, và kêu gọi rằng: Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi.
Và có tiếng kêu trong hoang địa rằng: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng. Hãy lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hãy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hãy san cho bằng. Và vinh hiển Chúa sẽ xuất hiện, mọi người sẽ được thấy vinh quang Thiên Chúa, vì Ngài đã phán.
Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Sion, hãy trèo lên núi cao. Hỡi ngươi là kẻ đưa tin mừng cho Giêrusalem, hãy mạnh dạn cất tiếng. Hãy cất tiếng cao, đừng sợ! Hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Ðây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị. Người mang theo những phần thưởng chiến thắng và đưa đi trước những chiến lợi phẩm. Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14
Ðáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con (c. 8).
Xướng:
1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi?
Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an.
Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa,
để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi.
2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau;
đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm.
Từ mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra,
và đức công minh tự trời nhìn xuống.
3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo,
và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái.
Ðức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa,
và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người.
Bài Ðọc II: 2 Pr 3, 8-14
"Chúng ta mong đợi trời mới đất mới".
Trích thơ thứ hai của Thánh Phêrô Tông đồ.
Anh em thân mến, có một điều anh em không thể không biết là một ngày đối với Chúa như ngàn năm, và ngàn năm như một ngày. Không phải Chúa chậm trễ thi hành lời hứa của Người, như có vài người lầm tưởng, nhưng vì anh em, Người hành động nhẫn nại, Người không muốn ai phải hư mất, nhưng muốn mọi người ăn năn sám hối. Ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Trong ngày đó, các tầng trời qua đi trong những tiếng rung chuyển mạnh, ngũ hành đều cháy tiêu tan, trái đất cùng mọi công trình kiến tạo đều bị thiêu huỷ.
Vì mọi vật ấy tiêu tan đi, nên anh em càng phải sống thánh thiện và đạo đức biết bao, khi anh em mong chờ và thôi thúc ngày Chúa đến, ngày mà các tầng trời bốc cháy tiêu tan, và ngũ hành bị thiêu rụi. Nhưng theo lời Người hứa, chúng ta mong đợi trời mới đất mới, trong đó công lý sẽ ngự trị.
Ðó là lời Chúa.
Alleluia: Lc 3, 4. 6
Alleluia, alleluia! - Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng; và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. - Alleluia.
Phúc Âm: Mc 1, 1-8
"Hãy dọn đường Chúa cho ngay thẳng".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khởi đầu Phúc Âm của Ðức Giêsu Kitô Con Thiên Chúa. Như có lời Tiên tri Isaia chép rằng: Ðây Ta sai Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi. Có tiếng kêu trong hoang địa rằng: "Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng".
Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội. Dân cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan.
Lúc đó Gioan mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng. Người rao giảng rằng: "Ðấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi dây giày Người. Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần".
Ðó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
43 linh mục Công Giáo đã chết trong làn sóng coronavirus thứ 2 ở Ý
Đặng Tự Do
15:55 04/12/2020
Bốn mươi ba linh mục người Ý đã chết trong tháng 11 vừa qua sau khi nhiễm coronavirus, khi nước Ý trải qua đợt dịch thứ hai.
Theo tờ L'Avvenire, nghĩa là Tương Lai, tờ báo của Hội Đồng Giám Mục Ý, 167 linh mục đã mất mạng do COVID-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch vào tháng Hai năm nay.
Cho đến nay, đã có 2 Giám Mục Ý qua đời vì coronavirus. Vào đầu tháng 10, Giám mục Giovanni D'Alise của Giáo phận Caserta qua đời ở tuổi 72. Sau đó, một Giám Mục Phụ Tá đã nghỉ hưu của Milan, là Đức Cha Marco Virgilio Ferrari, 87 tuổi, cũng đã chết ngày 23 tháng 11 do coronavirus.
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, đã phải nhập viện trong tình trạng rất nghiêm trọng vào đầu tháng này vì nhiễm coronavirus. Ngài đang tiếp tục hồi phục sau khi được xét nghiệm âm tính vào tuần trước.
Đức Hồng Y Bassetti, Tổng Giám Mục của Perugia-Città della Pieve, đã trải qua 11 ngày chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Perugia, trước khi được chuyển đến Bệnh viện Gemelli của Rôma để tiếp tục dưỡng bệnh.
Theo Bộ Y tế Ý, quốc gia này hiện đang trải qua đợt nhiễm virus thứ hai, với hơn 795,000 trường hợp dương tính. Gần 55,000 người đã chết vì virus ở nước này kể từ tháng Hai.
Các biện pháp ngăn chặn mới đã được áp dụng vào đầu tháng 11, bao gồm việc cô lập nhiều khu vực và các hạn chế như giới nghiêm, đóng cửa các cửa hàng và không ăn uống tại các nhà hàng và quán bar sau 6 giờ chiều
Theo dữ liệu quốc gia, đường cong của làn sóng thứ hai đang giảm, mặc dù các chuyên gia báo cáo rằng ở một số khu vực của Ý, con số nhiễm trùng vẫn tiếp tục tăng dần.
Vào tháng 4, các giám mục trên khắp nước Ý đã đến thăm các nghĩa trang để cầu nguyện và dâng thánh lễ cho linh hồn những người đã chết vì COVID-19, bao gồm cả các linh mục.
Source:Catholic News Agency
Một nghệ nhân đề nghị khôi phục bức tượng Đức Mẹ bị chặt đầu ở Đức
Đặng Tự Do
15:56 04/12/2020
Một nhà phục chế nghệ thuật ở Đức đã đề nghị khôi phục miễn phí một bức tượng Đức Mẹ đã bị chặt đầu ở Regensburg.
Được biết đến với biệt danh “bác sĩ búp bê” vì công việc phục chế búp bê của mình, Marcel Offermann nói rằng ông rất xúc động trước tin tức hôm 22 tháng 10 rằng những kẻ phá hoại đã chặt đầu một bức tượng của Đức Mẹ trong một nhà thờ của Dòng Tên ở Straubing, bên Đức.
“Nghề của tôi là phục chế những con búp bê, các bức tượng thánh, và những bức tượng dùng cho việc quảng cáo thương mại. Do đó, tôi quyết định phục chế bức tượng Đức Mẹ và bảo đảm sẽ khôi phục bức tượng như trạng thái ban đầu,” Offermann nói trong một cuộc phỏng vấn với ACI Stampa ngày 27 tháng 11.
“Tôi đã ngay lập tức gọi cho Cha Johannes Hofmann, linh mục giáo xứ St. James ở Straubing, nơi có bức tượng. Bây giờ chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau. Ngài có vẻ rất an tâm khi tôi đề nghị sửa lại bức tượng”.
Offermann là một nghệ nhân người Công Giáo ở thành phố Neuss của Đức. Anh cũng là một bác sĩ tại khoa cấp cứu của bệnh viện Köln và đã điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 trong thời gian đại dịch.
Làm một lúc hai công việc như thế khiến anh không có nhiều thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, anh nói rằng đối với anh, đề nghị sửa chữa bức tượng là “vấn đề lương tâm”.
“Trong hơn 20 năm, tôi đã phục hồi và sửa chữa các bức tượng thánh, tượng Chúa, và các tượng dùng trong Mùa Giáng Sinh trên khắp tổng giáo phận Köln và xa hơn thế nữa. Đối với tôi, đó là vấn đề lương tâm,” anh nói.
Offermann có kế hoạch phục chế bức tượng đã bị chặt đầu trong mùa Giáng sinh để chuẩn bị cho năm mới.
Tội ác vì lòng căm thù đối với các Kitô hữu và Giáo Hội Công Giáo gia tăng một lần nữa ở Âu châu. Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu đã công bố dữ liệu vào tuần trước ghi lại hơn 500 tội ác thù hận chống lại các tín hữu Kitô ở Âu Châu vào năm 2019.
Ở Đức, một số nhà thờ Công Giáo đã bị vẽ bậy và bị đốt phá.
Source:Catholic News Agency
Bài Giảng Mùa Vọng đầu tiên của Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa trước Đức Thánh Cha và Giáo triều Rôma.
J.B. Đặng Minh An dịch
16:07 04/12/2020
Hôm thứ Sáu 4 tháng 12, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng, đã trình bày Bài Giảng Mùa Vọng đầu tiên của ngài cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo triều Rôma. Trong bài thuyết giảng này, ngài đã trình bày những suy tư về ý nghĩa của cái chết như một nhịp cầu dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu.
Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Giuseppe Ungaretti, một nhà thơ người Ý, đã thể hiện tâm trạng của những người lính trong chiến hào hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bằng một bài thơ vỏn vẹn chỉ có mười chữ
Chúng ta như
Những chiếc lá
Trên cây
Mùa thu.
Tại thời điểm này trong cuộc sống của chúng ta, toàn thể nhân loại đang trải qua cùng cái cảm giác bấp bênh và bất định do đại dịch coronavirus gây ra.
“Như Thánh vương Grêgôriô đã viết: ‘Chúa đôi khi hướng dẫn chúng ta bằng lời nói, và đôi khi Ngài chỉ đường cho chúng ta bằng các sự kiện’. Trong năm được đánh dấu bằng ‘sự kiện’ coronavirus choáng ngợp và kinh hoàng này, chúng ta hãy cố gắng rút ra từ đó giáo huấn cho cuộc sống cá nhân và tinh thần của riêng mình. Chúng ta chỉ có thể chia sẻ những suy tư này giữa những tín hữu, vì sẽ hơi thiếu khôn ngoan nếu đề xuất những suy tư ấy với tất cả mọi người mà không có sự phân biệt, vì làm thế sẽ làm tăng thêm sự bất an đối với đức tin vào Chúa mà đại dịch gây ra ở một số người.
Những chân lý vĩnh cửu mà chúng ta muốn tập trung vào trong những suy tư của mình là: Thứ nhất, chúng ta chỉ là người phàm, và ‘chúng ta không có thành trì bền vững trên trái đất này’ (Dt 13:14); Thứ hai, cuộc sống đó không kết thúc bằng cái chết, bởi vì cuộc sống vĩnh cửu đang chờ đợi chúng ta; Thứ ba, chúng ta không cô đơn đối diện với những đợt sóng trên con thuyền nhỏ hành tinh chúng ta vì ‘Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.’ (Ga 1,14). Chân lý đầu tiên trong ba chân lý này là đối tượng của kinh nghiệm, hai chân lý còn lại thuộc về niềm tin và hy vọng.
“Memento mori!” – “Hãy nhớ rằng bạn sẽ chết.”
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách suy ngẫm về câu đầu tiên trong số những ‘châm ngôn vĩnh cửu’, là cái chết. “Memento mori’, “Hãy nhớ rằng bạn sẽ chết”. Các tu sĩ Dòng Xitô Nhặt Phép đã chọn những từ này làm phương châm cho Dòng của họ và họ viết nó ở khắp mọi nơi trong tủ quần áo của họ.
Bạn có thể nói về cái chết theo hai cách khác nhau: dưới ánh sáng của việc loan báo Tin Mừng hoặc dưới ánh sáng của trí tuệ. Cách thứ nhất bao gồm việc công bố rằng Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết; rằng nó không còn là một bức tường mà mọi thứ phải đâm vào, nhưng nó là một cây cầu dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu. Trong khi đó, cách thứ hai, liên quan đến trí tuệ hay hiện sinh bao gồm việc phản ánh thực tại của cái chết là điều con người có thể tiếp cận được, để từ đó rút ra những bài học ngõ hầu sống một cuộc sống tốt đẹp. Chính từ góc độ này, chúng ta muốn bắt đầu các suy tư của mình hôm nay.
Cách hiện sinh là cách tiếp cận cái chết trong Cựu Ước và đặc biệt là trong các sách Khôn ngoan: ‘Xin dạy chúng con biết đếm ngày tháng của mình, để chúng con có được sự khôn ngoan trong lòng’, như tác giả Thánh Vịnh cầu xin Chúa (Tv 90: 12). Cách nhìn về cái chết này không chỉ giới hạn trong Cựu Ước, nhưng còn được tiếp tục trong Tin Mừng của Chúa Kitô. Chúng ta hãy nhớ lời cảnh báo của Người: ‘Anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào’ (Mt 25:13), câu kết trong dụ ngôn người giàu có lo toan xây các kho lẫm lớn hơn cho mùa thu hoạch là: ‘Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? (Lc 12:20), và một lần nữa Chúa Giêsu nói: ‘nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?’(x. Mt 16:26).
Truyền thống của Giáo hội đã coi giáo huấn này trở thành giáo huấn của chính mình. Các Giáo phụ Sa mạc trân trọng ý nghĩ về cái chết đến nỗi họ đã biến nó thành một thực hành thường xuyên và canh tân nó bằng bất cứ cách nào cần thiết. Một trong số các vị, là người đánh sợi len để kiếm sống, đã có thói quen thỉnh thoảng lại đánh rơi trục quay và ‘ngẫm nghĩ về cái chết trước mắt mình trước khi nhặt lại’. Trong tác phẩm Bắt Chước Chúa Kitô, chúng ta tìm thấy lời khuyên sau đây: ‘Vào buổi sáng, hãy giả định rằng bạn sẽ không sống được đến buổi tối. Khi đã sống được đến buổi tối, đừng nên trông cậy sẽ có sáng hôm sau’ (I, 23). Thánh Anphongsô Maria de Liguori đã viết luận thuyết Chuẩn bị cho cái chết, trong nhiều thế kỷ là một tác phẩm kinh điển của linh đạo Công Giáo.
Cách nói khôn ngoan này về cái chết có thể được tìm thấy trong mọi nền văn hóa, không chỉ trong Kinh thánh và trong Kitô Giáo. Phiên bản thế tục hóa của nó cũng có mặt trong tư tưởng hiện đại và thật đáng để nhắc đến những kết luận được rút ra bởi hai nhà tư tưởng có ảnh hưởng vẫn còn mạnh mẽ trong nền văn hóa của chúng ta.
Nhà tư tưởng hiện đại đầu tiên được đề cập là Jean-Paul Sartre. Ông đã lật ngược mối quan hệ cổ điển giữa bản chất và hiện hữu, cho rằng hiện hữu có trước và thắng thế trên bản chất. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là phủ nhận trật tự hay quy mô của các giá trị khách quan - Thiên Chúa, những điều tốt đẹp, các giá trị, quy luật tự nhiên - là những gì có trước mọi thứ khác và con người phải phụ thuộc vào, nhưng cho rằng mọi thứ phải bắt đầu từ sự hiện hữu và tự do cá nhân của chính người ấy. Mỗi người phải tự quyết định và hoàn thành số phận của mình, giống như một dòng sông tự chảy và tự đào sâu đáy sông của chính nó. Kế hoạch của cuộc đời không được viết ra ở bất cứ đâu, nhưng nó được quyết định bởi sự lựa chọn của chính mỗi người.
Cách hiểu như vậy về sự hiện hữu hoàn toàn bỏ qua cái chết như một sự thật và do đó nó bị bác bỏ bởi chính thực tại của sự hiện hữu mà nó muốn khẳng định. Con người có thể lên kế hoạch gì nếu họ không biết cũng như không thể kiểm soát được ngày mai họ có còn sống hay không? Nỗ lực của Sartre tương tự như nỗ lực của một kẻ phạm tội dành toàn bộ thời gian của mình để lập kế hoạch cho các biện pháp tốt nhất cần tuân theo để di chuyển từ bức tường này sang bức tường khác của phòng giam.
Hợp lý hơn về điểm này là suy nghĩ của một triết gia khác, Martin Heidegger, người bắt đầu từ những tiền đề tương tự và hoạt động trong cùng bối cảnh của chủ nghĩa hiện sinh. Bằng cách định nghĩa con người là “sinh mệnh dành cho cái chết”, anh ta không biến cái chết thành một tai nạn chấm dứt sự sống, mà trở thành bản chất của cuộc sống, nghĩa là nó được tạo ra từ cái gì. Con người không thể sống mà không đốt cháy cuộc sống và làm cho nó ngắn lại. Mỗi phút trôi qua đều được lấy đi từ sự sống và trao cho cái chết, giống như khi chúng ta lái xe dọc theo một con đường, chúng ta thấy những ngôi nhà và cây cối nhanh chóng biến mất sau lưng chúng ta. Sống cho cái chết có nghĩa là chết không chỉ là sự kết thúc, như một chung cuộc; nhưng là sự kết thúc, hiểu theo nghĩa đó là mục tiêu của cuộc sống. Người ta sinh ra để mà chết chứ không phải vì bất cứ điều gì khác.
Triết gia đặt câu hỏi rằng: Vậy thì đâu là ‘điều cốt lõi - điều chắc chắn và tối thượng’ cho một hiện sinh ‘chân thực’, mà con người được lương tâm kêu gọi, và đóng vai trò như nền tảng cho sự hiện hữu của họ? Câu trả lời: Đó là sự hư vô của nó! Tất cả những khả năng của con người thực ra đều là những điều “không thể được.” Bất kỳ nỗ lực nào để lập kế hoạch cho bản thân và nâng cao bản thân đều là một bước nhảy bắt đầu từ hư vô và kết thúc trong hư vô. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cần phải có một đức tính tốt, đó là yêu mến Định Mệnh của mình. Đây là một phiên bản hiện đại từ thuyết ‘amor Fati’, nghĩa là ‘yêu mến Định Mệnh’, của những người theo trường phái Khắc kỷ!
Thánh Augustinô đã đoán trước được cả nhận định này trong tư tưởng hiện đại về cái chết, nhưng ngài đã rút ra một kết luận hoàn toàn khác với nó. Thánh nhân không kết thúc trong chủ nghĩa hư vô, nhưng vươn đến niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu.
Ngài viết rằng khi con người chào đời, nhiều giả thuyết được đưa ra: có lẽ họ sẽ đẹp, có lẽ họ sẽ xấu; có lẽ họ sẽ giàu, có lẽ họ sẽ nghèo; có lẽ họ sẽ sống lâu, có lẽ họ sẽ có một cuộc sống ngắn ngủi. Nhưng không ai nói rằng: có lẽ họ sẽ chết hoặc có lẽ họ sẽ không chết. Đây là điều duy nhất chắc chắn về cuộc sống. Khi một người bị chứng cổ chướng, là căn bệnh nan y vào thời đó, ngày nay cũng có những bệnh nan y khác, chúng ta nói: “Tội nghiệp quá, người đó phải chết; họ tới số rồi, vô phương cứu chữa”. Nhưng liệu chúng ta có nên nói như thế không với những hài nhi sắp chào đời? “Thật tội nghiệp, đứa bé phải chết, vô phương cứu chữa, thế nào nó cũng phải chết!”. Cuộc sống dài hơn hoặc ngắn hơn thì có khác biệt gì? Cái chết là một căn bệnh hiểm nghèo mà chúng ta mắc phải khi chúng ta được sinh ra.
Dante Alighieri đã tóm tắt toàn bộ quan điểm này của Thánh Augustinô trong một câu thơ duy nhất, khi ông định nghĩa cuộc sống con người trên trái đất trong câu: “cuộc sống là một cuộc chạy đua với cái chết.”
Tại trường học của ‘Chị chết’
Với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ và các thành tựu khoa học, chúng ta có nguy cơ giống như người đàn ông trong dụ ngôn này, là người tự nói với chính mình: ‘Ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!” (Lc 12:19). Tai họa hiện nay ập đến nhắc nhở chúng ta rằng ý chí con người chẳng ‘hoạch định’ hay xác định tương lai được bao nhiêu.
Sau Chúa Giêsu, quan điểm khôn ngoan về cái chết đóng một vai trò tương tự trong lề luật, chỉ sau quan điểm về ân sủng. Lề luật cũng được sử dụng để bảo vệ tình yêu và ân sủng. Lề luật - như đã viết - được ban cho những tội nhân (x. 1Tm 1: 9) và chúng ta vẫn là những kẻ có tội, nghĩa là phải chịu sự dụ dỗ của thế gian và của những thứ hữu hình, chúng ta luôn bị cám dỗ để ‘rập theo đời này’ (x. Rm 12: 2). Không có điểm thuận lợi nào tốt hơn là cái chết để chúng ta nhìn thế giới, nhìn thấy bản thân và mọi sự kiện, trong chính sự thật của chúng. Mọi thứ sau đó diễn ra đúng chỗ của nó.
Thế giới thường xuất hiện như một bó chặt chẽ những bất công và hỗn loạn, đến mức mọi thứ dường như xảy ra một cách ngẫu nhiên mà không có bất kỳ sự nhất quán hay kế hoạch nào. Đó là một loại tranh không có hình dạng, trong đó tất cả các yếu tố và màu sắc dường như được đặt ngẫu nhiên, giống như trong một số bức tranh hiện đại. Bạn thường chứng kiến những chiến thắng của kẻ gian ác trong khi những người vô tội lại bị trừng phạt. Tuy nhiên, để ngăn chặn niềm tin rằng có bất cứ điều gì đó cố định và bất biến trên thế giới này, triết gia Bossuet nhận xét rằng đôi khi bạn thấy điều ngược lại: người vô tội được đăng quang và kẻ bất công bị treo trên giá treo cổ!
Có một điểm thuận lợi để nhìn vào bức tranh khổng lồ này và hiểu được ý nghĩa của nó không? Thưa, có: đó là “sự kết thúc”, tức là cái chết, ngay sau đó là sự phán xét của Thiên Chúa (x. Dt 9:27). Nhìn từ đó, mọi thứ đều đạt đúng giá trị của nó. Cái chết là dấu chấm hết cho mọi khác biệt và mọi hình thức bất công hiện hữu giữa con người. Cái chết, như diễn viên hài người Ý Totò thường nói, giống như một ‘độ sôi’, có khả năng san bằng mọi đặc quyền.
Nhìn cuộc sống từ vị trí thuận lợi của cái chết giúp ích rất nhiều để sống tốt. Bạn đang đau khổ bởi những vấn đề và những khó khăn? Hãy tiến về phía trước, đặt mình vào đúng chỗ: hãy nhìn những điều này từ giường bệnh của bạn. Bạn muốn cư xử như thế nào? Bạn coi những thứ này quan trọng đến mức nào? Bạn có gặp vấn đề gì với ai đó không? Hãy nhìn mọi thứ từ giường bệnh của bạn. Bạn muốn làm gì khi đó: thắng cho bằng được hay chấp nhận sự sỉ nhục? Muốn chinh phục hay muốn được tha thứ?
Ý nghĩ về cái chết ngăn cản chúng ta quá tha thiết với sự vật, và đừng đặt lòng mình vào những thứ trên trần gian này đến mức quên mất rằng ‘chúng ta không có thành trì bền vững trên trái đất này’ (Dt 13:14). Như một Thánh Vịnh đã nói, ‘vì khi chết, nó đâu mang được cả, kiếp vinh hoa chẳng theo xuống mộ phần.’ (Tv 49:18). Trong thời cổ đại, các vị vua thường được chôn cất với đồ trang sức của họ. Điều này tất nhiên đã khuyến khích hành vi xâm phạm lăng mộ để lấy trộm những kho báu đó. Để ngăn ngừa kẻ trộm, người ta khắc một dòng chữ trên nhiều ngôi mộ rằng “Chỉ có tôi ở đây.” Dòng chữ đó rất đúng, cho dù trên thực tế, ngôi mộ đã chôn giấu những đồ trang sức đó! “Lúc chết, chẳng ai mang theo được bất cứ thứ gì”.
“Hãy tỉnh thức!”
Chị Chết thực sự là một người chị tốt và một giáo viên tốt. Cô ấy dạy chúng ta nhiều điều nếu như chúng ta nhẹ nhàng lắng nghe. Giáo hội không ngại gửi chúng ta đến trường của cô ấy. Trong phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro có một điệp ca nghe rất mạnh mẽ, thậm chí còn mạnh hơn phiên bản gốc Latinh của nó: “Emendemus in melius quae ignoranter peccavimus; ne subito praeoccupati die mortis, quaeramus spatium poenitentiae, et invenire non possimus”. ‘Nếu ngày chết bất ngờ ập đến, liệu chúng ta còn sửa đổi được chăng những gì mình đã phạm bởi ngu muội, liệu chúng ta có còn tìm được thời gian mà sám hối hay chăng’. Một ngày, một giờ duy nhất, một lời xưng tội tốt: những thứ này sẽ trông khác đến thế nào vào thời điểm đó! Chúng ta khao khát những điều đó biết bao hơn là một cuộc sống lâu dài, giàu có và khỏe mạnh!
Tôi cũng đang nghĩ đến một bối cảnh khác ngoài lãnh vực khổ hạnh, trong đó chúng ta khẩn thiết cần đến Chị Chết như một người thầy: đó là lãnh vực truyền giáo. Ý nghĩ về cái chết gần như là vũ khí duy nhất còn lại để rũ bỏ cơn buồn ngủ khỏi xã hội xa hoa của chúng ta, đang có cùng một trải nghiệm giống hệt như những người Do Thái vừa được giải thoát khỏi Ai Cập: ‘Gia-cóp ăn uống no thỏa, Giơ-su-run mập ra.. họ đã từ bỏ Thiên Chúa, Đấng đã tác tạo ra họ, và khinh miệt Núi Đá độ trì họ’ (Đnl 32:15).
Vào một thời điểm tế nhị trong lịch sử của “dân được chọn”, Thiên Chúa đã nói với tiên tri Isaia: ‘Hãy hô lên!’ ‘Hãy hô lên!’. Vị tiên tri trả lời: ‘Tôi phải hô lên điều gì?’ Và Thiên Chúa phán “Người phàm nào cũng đều là cỏ, mọi vẻ đẹp của nó như hoa đồng nội. Cỏ héo, hoa tàn khi Thiên Chúa thổi qua” (Is 40: 6-7). Tôi tin rằng ngày nay Thiên Chúa cũng đưa ra lời chỉ dạy tương tự cho các vị tiên tri của Ngài và Ngài làm như vậy vì Ngài yêu thương con cái mình và không muốn thấy con người ‘như đoàn vật nhốt trong âm phủ, chính tử thần canh giữ chăn nuôi’ (x. Tv 49:15).
Câu hỏi về ý nghĩa của cái chết đóng một vai trò quan trọng trong việc Phúc âm hóa ban đầu ở Âu Châu và chúng ta không nên loại trừ khả năng nó có thể đóng một vai trò tương tự trong nỗ lực tân Phúc âm hóa hiện nay. Thực sự có một điều gì đó không hề thay đổi kể từ đó và nó chính là điều này: con người phải chết. Bậc Đáng Kính Bede đã kể lại việc Kitô Giáo thâm nhập được vào miền bắc nước Anh, bằng cách vượt qua sự phản kháng của ngoại giáo. Nhà vua triệu tập đại hội đồng vương quốc để quyết định về vấn đề có cho phép các nhà truyền giáo Kitô vào hay không. Có những quan điểm trái ngược nhau về điều này, cho đến khi một trong những quan chức của nhà vua nói thế này:
Thưa Hoàng Thượng, cuộc sống của con người trên trái đất có thể được mô tả như sau. Hãy tưởng tượng đó là mùa đông. Bệ hạ đang ngồi ăn tối với các công tước và các trợ lý của mình. Giữa cung điện có một ngọn lửa làm nóng căn phòng, trong khi bên ngoài có một cơn bão, mưa và tuyết đang hoành hành. Một con chim sẻ đột nhiên đến cung điện của bệ hạ; nó đi vào từ một cửa sổ đang mở và bay nhanh về cái cửa sổ đối diện. Khi vào bên trong, nó được che chở khỏi cái lạnh giá của mùa đông, nhưng một lúc sau, kìa, nó bị đưa trở lại bóng tối mà nó đến và biến mất khỏi tầm mắt. Cuộc sống của chúng ta chỉ có vậy thôi! Chúng ta không biết điều gì đến trước hay sau đó. Nếu lời dạy này có thể cho chúng ta biết điều gì đó chắc chắn hơn về cuộc sống chúng ta, hạ thần nghĩ rằng chúng ta nên lắng nghe.
Câu hỏi do chính cái chết đặt ra, như một vết thương mở trong trái tim con người, đã mở đường cho Tin Mừng. Một nhà tâm lý học nổi tiếng đã viết chống lại Freud rằng từ chối cái chết, chứ không phải bản năng tình dục, là gốc rễ của mọi hành động của con người.
Ngợi khen Ngài, Lạy Chúa của tôi, qua Chị Chết thể xác của chúng ta
Như thế, chúng ta không phục hồi nỗi sợ hãi về cái chết. Chúa Giêsu đã đến để ‘giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời phải chịu làm nô lệ’ (Dt 2:15). Ngài đến để giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ hãi về cái chết chứ không phải để gia tăng nó. Tuy nhiên, một người cần phải trải qua nỗi sợ hãi đó để được giải thoát khỏi nó. Chúa Giêsu đến để dạy về nỗi sợ hãi cái chết đời đời cho những ai không biết gì khác hơn là nỗi sợ hãi về cái chết thể xác.
Chết đời đời! Trong Sách Khải huyền hay sách về Cánh Chung, nó được gọi là ‘cái chết thứ hai’ (Kh 20: 6). Nó là cái duy nhất thực sự xứng đáng với tên gọi là cái chết, bởi vì nó không phải là một cuộc vượt qua, không phải mầu nhiệm Vượt Qua của lễ Phục sinh, nhưng là một nhà ga cuối cùng thật khủng khiếp. Để cứu những người nam nữ khỏi số phận bi thảm này, chúng ta phải quay lại rao giảng về cái chết. Không ai hơn Thánh Phanxicô Assisi đã từng biết đến khuôn mặt Vượt qua mới của cái chết theo Kitô giáo. Cái chết của chính ngài thực sự là một sự chuyển tiếp Vượt qua, một “quá cảnh”, như được cử hành trong phụng vụ lễ Thánh Phanxicô. Khi cảm thấy cận kề với cái chết, Người Nghèo Đơn Sơ này đã từng kêu lên: 'Chào mừng, Chị chết của tôi!' Tuy nhiên, trong Bài Ca Mặt Trời hay Bài Ca Tạo Vật, cùng với những lời nói rất ngọt ngào về cái chết, thánh nhân đã đề cập đến một vài điều đáng sợ nhất, đó là:
Ngợi khen Ngài, Lạy Chúa của tôi, qua Chị Chết thể xác của chúng ta
Không một sinh vật nào có thể thoát khỏi:
Thật khủng khiếp cho những ai chết trong tội trọng!
Thật may mắn biết bao khi những ai chết trong thánh ý cực trọng của Người
Vì cái chết thứ hai không thể làm hại họ.
“Thật khủng khiếp cho những ai chết trong tội trọng!” Thánh Phaolô nói: ‘Tử thần có độc là vì tội lỗi’ (1Cor 15:56). Điều khiến cái chết có sức mạnh đáng sợ nhất ám ảnh một tín hữu và khiến người đó sợ hãi chính là tội lỗi. Nếu một người sống trong tội trọng, sự chết có nọc độc của nó, có chất độc của nó, giống như trước khi Chúa Kitô xuống thế, và do đó nó gây thương tích, giết chết và ném vào Âm Phủ. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: Đừng sợ cái chết thể xác và sau đó không thể làm gì hơn. Hãy sợ cái chết mà sau khi giết chết thân xác chúng ta, nó còn có sức mạnh ném chúng ta vào Âm Phủ (x. Lc 12: 4-5). Khi tránh xa tội lỗi bạn cũng sẽ loại bỏ được vết nhói tồi tệ nhất của nó là cái chết!
Với việc thiết lập Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã vô hiệu hóa cái chết của chính mình. Chúng ta cũng có thể làm tương tự. Trên thực tế, Chúa Giêsu đã phát minh ra phương tiện này để khiến chúng ta tham gia vào cái chết của Ngài, để hợp nhất chúng ta với chính Ngài. Theo thuật ngữ của Thánh Alphonsô đệ Liguori, tham dự Bí tích Thánh Thể là cách thức chân thực, chính xác và hiệu quả nhất để ‘chuẩn bị’ cho cái chết,. Trong đó, chúng ta cũng cử hành cái chết của chính mình, và ngày ngày chúng ta dâng cái chết của chúng ta lên Chúa Cha. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta có thể dâng lên Chúa Cha tiếng ‘amen’, tiếng ‘xin vâng’ của chúng ta đối với những gì đang chờ đợi chúng ta, đối với kiểu chết mà Người muốn dành cho chúng ta. Trong đó, chúng ta viết “di chúc của chúng ta”: chúng ta quyết định chúng ta muốn từ giã cuộc sống của mình cho ai, chúng ta muốn chết cho ai.
Chúng ta đã được sinh ra, để rồi chết, đó là sự thật; nhưng cái chết không chỉ là sự kết thúc, như là một chung cuộc, nhưng còn là sự kết thúc, theo nghĩa là mục tiêu của cuộc sống. Tuy nhiên, điều này không giống như một sự lên án, như nhà triết học nói trên đã tuyên bố, trái lại dường như là một đặc ân. ‘Như Thánh Grêgôriô thành Nyssa đã nói - Chúa Kitô được sinh ra để chết’, nghĩa là để có thể hiến mạng sống của mình làm giá cứu chuộc cho tất cả mọi người. Chúng ta cũng đã nhận được cuộc sống với những gì là độc đáo, có giá trị, xứng đáng với Thiên Chúa, để có thể lần lượt trao lại cho Ngài như một món quà và một của lễ hy sinh. Người ta còn có thể dùng cuộc sống mình cách nào hay hơn là trao tặng nó, vì tình yêu, cho Đấng Tạo Hóa, là Đấng vì tình yêu, đã ban nó cho chúng ta? Từ những lời truyền phép của vị chủ tế trên bánh và rượu trong Thánh lễ, chúng ta có thể sửa lại để nói: ‘Nhờ lòng nhân từ của Chúa, chúng con có cuộc sống này để hiến dâng. Chúng con dâng lên Chúa. Xin cho cuộc sống của chúng con trở thành của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa’(x. Rm 12: 1).
Với tất cả những điều này, chúng ta đã không loại bỏ được sự nhức nhối khi nghĩ về cái chết và không loại bỏ được khả năng nó gây ra đau khổ cho chúng ta mà Chúa Giêsu cũng muốn trải nghiệm tại vườn Giệt-si-ma-ni. Nhưng ít ra chúng ta cũng sẵn sàng hơn để chấp nhận sự bảo đảm đến từ đức tin và điều mà chúng ta công bố trong Kinh Tiền Tụng Thánh lễ cầu cho tín hữu qua đời:
Nhờ lòng trung tín của Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan, thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên trời.
Nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ nói về sự cư ngụ vĩnh cửu trên thiên đàng này, trong bài suy niệm tiếp theo.
1. Các trích dẫn Kinh thánh được trích từ Thánh Kinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
2. Các bài giảng về Phúc Âm, XVII.
3. Apofthegms of ms. Coislin 126, n. 58.
4. Xem. M. Heidegger, Being and Time, § 51.
5. Thượng dẫn. II, c. 2, § 58.
6. Xem Thánh Augustinô, Sermo Guelf. 12, 3..
7. Purgatorio, XXXIII, 54 (Mandelbaum’s English translation, 1982).
8. Xem Ecclesiastical History, II,13.
9.E. Becker, Denial of Death, New York: Free Press. 1973.
10. Celano, Vita secunda, CLXIII, 217.
11. St Gregory of Nyssa, hay. cat., 32 (PG 45, 80).
Source:Raniero CantalamessaPrima Predica di Avvento 2020
Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Giuseppe Ungaretti, một nhà thơ người Ý, đã thể hiện tâm trạng của những người lính trong chiến hào hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bằng một bài thơ vỏn vẹn chỉ có mười chữ
Chúng ta như
Những chiếc lá
Trên cây
Mùa thu.
Tại thời điểm này trong cuộc sống của chúng ta, toàn thể nhân loại đang trải qua cùng cái cảm giác bấp bênh và bất định do đại dịch coronavirus gây ra.
“Như Thánh vương Grêgôriô đã viết: ‘Chúa đôi khi hướng dẫn chúng ta bằng lời nói, và đôi khi Ngài chỉ đường cho chúng ta bằng các sự kiện’. Trong năm được đánh dấu bằng ‘sự kiện’ coronavirus choáng ngợp và kinh hoàng này, chúng ta hãy cố gắng rút ra từ đó giáo huấn cho cuộc sống cá nhân và tinh thần của riêng mình. Chúng ta chỉ có thể chia sẻ những suy tư này giữa những tín hữu, vì sẽ hơi thiếu khôn ngoan nếu đề xuất những suy tư ấy với tất cả mọi người mà không có sự phân biệt, vì làm thế sẽ làm tăng thêm sự bất an đối với đức tin vào Chúa mà đại dịch gây ra ở một số người.
Những chân lý vĩnh cửu mà chúng ta muốn tập trung vào trong những suy tư của mình là: Thứ nhất, chúng ta chỉ là người phàm, và ‘chúng ta không có thành trì bền vững trên trái đất này’ (Dt 13:14); Thứ hai, cuộc sống đó không kết thúc bằng cái chết, bởi vì cuộc sống vĩnh cửu đang chờ đợi chúng ta; Thứ ba, chúng ta không cô đơn đối diện với những đợt sóng trên con thuyền nhỏ hành tinh chúng ta vì ‘Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.’ (Ga 1,14). Chân lý đầu tiên trong ba chân lý này là đối tượng của kinh nghiệm, hai chân lý còn lại thuộc về niềm tin và hy vọng.
“Memento mori!” – “Hãy nhớ rằng bạn sẽ chết.”
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách suy ngẫm về câu đầu tiên trong số những ‘châm ngôn vĩnh cửu’, là cái chết. “Memento mori’, “Hãy nhớ rằng bạn sẽ chết”. Các tu sĩ Dòng Xitô Nhặt Phép đã chọn những từ này làm phương châm cho Dòng của họ và họ viết nó ở khắp mọi nơi trong tủ quần áo của họ.
Bạn có thể nói về cái chết theo hai cách khác nhau: dưới ánh sáng của việc loan báo Tin Mừng hoặc dưới ánh sáng của trí tuệ. Cách thứ nhất bao gồm việc công bố rằng Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết; rằng nó không còn là một bức tường mà mọi thứ phải đâm vào, nhưng nó là một cây cầu dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu. Trong khi đó, cách thứ hai, liên quan đến trí tuệ hay hiện sinh bao gồm việc phản ánh thực tại của cái chết là điều con người có thể tiếp cận được, để từ đó rút ra những bài học ngõ hầu sống một cuộc sống tốt đẹp. Chính từ góc độ này, chúng ta muốn bắt đầu các suy tư của mình hôm nay.
Cách hiện sinh là cách tiếp cận cái chết trong Cựu Ước và đặc biệt là trong các sách Khôn ngoan: ‘Xin dạy chúng con biết đếm ngày tháng của mình, để chúng con có được sự khôn ngoan trong lòng’, như tác giả Thánh Vịnh cầu xin Chúa (Tv 90: 12). Cách nhìn về cái chết này không chỉ giới hạn trong Cựu Ước, nhưng còn được tiếp tục trong Tin Mừng của Chúa Kitô. Chúng ta hãy nhớ lời cảnh báo của Người: ‘Anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào’ (Mt 25:13), câu kết trong dụ ngôn người giàu có lo toan xây các kho lẫm lớn hơn cho mùa thu hoạch là: ‘Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? (Lc 12:20), và một lần nữa Chúa Giêsu nói: ‘nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?’(x. Mt 16:26).
Truyền thống của Giáo hội đã coi giáo huấn này trở thành giáo huấn của chính mình. Các Giáo phụ Sa mạc trân trọng ý nghĩ về cái chết đến nỗi họ đã biến nó thành một thực hành thường xuyên và canh tân nó bằng bất cứ cách nào cần thiết. Một trong số các vị, là người đánh sợi len để kiếm sống, đã có thói quen thỉnh thoảng lại đánh rơi trục quay và ‘ngẫm nghĩ về cái chết trước mắt mình trước khi nhặt lại’. Trong tác phẩm Bắt Chước Chúa Kitô, chúng ta tìm thấy lời khuyên sau đây: ‘Vào buổi sáng, hãy giả định rằng bạn sẽ không sống được đến buổi tối. Khi đã sống được đến buổi tối, đừng nên trông cậy sẽ có sáng hôm sau’ (I, 23). Thánh Anphongsô Maria de Liguori đã viết luận thuyết Chuẩn bị cho cái chết, trong nhiều thế kỷ là một tác phẩm kinh điển của linh đạo Công Giáo.
Cách nói khôn ngoan này về cái chết có thể được tìm thấy trong mọi nền văn hóa, không chỉ trong Kinh thánh và trong Kitô Giáo. Phiên bản thế tục hóa của nó cũng có mặt trong tư tưởng hiện đại và thật đáng để nhắc đến những kết luận được rút ra bởi hai nhà tư tưởng có ảnh hưởng vẫn còn mạnh mẽ trong nền văn hóa của chúng ta.
Nhà tư tưởng hiện đại đầu tiên được đề cập là Jean-Paul Sartre. Ông đã lật ngược mối quan hệ cổ điển giữa bản chất và hiện hữu, cho rằng hiện hữu có trước và thắng thế trên bản chất. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là phủ nhận trật tự hay quy mô của các giá trị khách quan - Thiên Chúa, những điều tốt đẹp, các giá trị, quy luật tự nhiên - là những gì có trước mọi thứ khác và con người phải phụ thuộc vào, nhưng cho rằng mọi thứ phải bắt đầu từ sự hiện hữu và tự do cá nhân của chính người ấy. Mỗi người phải tự quyết định và hoàn thành số phận của mình, giống như một dòng sông tự chảy và tự đào sâu đáy sông của chính nó. Kế hoạch của cuộc đời không được viết ra ở bất cứ đâu, nhưng nó được quyết định bởi sự lựa chọn của chính mỗi người.
Cách hiểu như vậy về sự hiện hữu hoàn toàn bỏ qua cái chết như một sự thật và do đó nó bị bác bỏ bởi chính thực tại của sự hiện hữu mà nó muốn khẳng định. Con người có thể lên kế hoạch gì nếu họ không biết cũng như không thể kiểm soát được ngày mai họ có còn sống hay không? Nỗ lực của Sartre tương tự như nỗ lực của một kẻ phạm tội dành toàn bộ thời gian của mình để lập kế hoạch cho các biện pháp tốt nhất cần tuân theo để di chuyển từ bức tường này sang bức tường khác của phòng giam.
Hợp lý hơn về điểm này là suy nghĩ của một triết gia khác, Martin Heidegger, người bắt đầu từ những tiền đề tương tự và hoạt động trong cùng bối cảnh của chủ nghĩa hiện sinh. Bằng cách định nghĩa con người là “sinh mệnh dành cho cái chết”, anh ta không biến cái chết thành một tai nạn chấm dứt sự sống, mà trở thành bản chất của cuộc sống, nghĩa là nó được tạo ra từ cái gì. Con người không thể sống mà không đốt cháy cuộc sống và làm cho nó ngắn lại. Mỗi phút trôi qua đều được lấy đi từ sự sống và trao cho cái chết, giống như khi chúng ta lái xe dọc theo một con đường, chúng ta thấy những ngôi nhà và cây cối nhanh chóng biến mất sau lưng chúng ta. Sống cho cái chết có nghĩa là chết không chỉ là sự kết thúc, như một chung cuộc; nhưng là sự kết thúc, hiểu theo nghĩa đó là mục tiêu của cuộc sống. Người ta sinh ra để mà chết chứ không phải vì bất cứ điều gì khác.
Triết gia đặt câu hỏi rằng: Vậy thì đâu là ‘điều cốt lõi - điều chắc chắn và tối thượng’ cho một hiện sinh ‘chân thực’, mà con người được lương tâm kêu gọi, và đóng vai trò như nền tảng cho sự hiện hữu của họ? Câu trả lời: Đó là sự hư vô của nó! Tất cả những khả năng của con người thực ra đều là những điều “không thể được.” Bất kỳ nỗ lực nào để lập kế hoạch cho bản thân và nâng cao bản thân đều là một bước nhảy bắt đầu từ hư vô và kết thúc trong hư vô. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cần phải có một đức tính tốt, đó là yêu mến Định Mệnh của mình. Đây là một phiên bản hiện đại từ thuyết ‘amor Fati’, nghĩa là ‘yêu mến Định Mệnh’, của những người theo trường phái Khắc kỷ!
Thánh Augustinô đã đoán trước được cả nhận định này trong tư tưởng hiện đại về cái chết, nhưng ngài đã rút ra một kết luận hoàn toàn khác với nó. Thánh nhân không kết thúc trong chủ nghĩa hư vô, nhưng vươn đến niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu.
Ngài viết rằng khi con người chào đời, nhiều giả thuyết được đưa ra: có lẽ họ sẽ đẹp, có lẽ họ sẽ xấu; có lẽ họ sẽ giàu, có lẽ họ sẽ nghèo; có lẽ họ sẽ sống lâu, có lẽ họ sẽ có một cuộc sống ngắn ngủi. Nhưng không ai nói rằng: có lẽ họ sẽ chết hoặc có lẽ họ sẽ không chết. Đây là điều duy nhất chắc chắn về cuộc sống. Khi một người bị chứng cổ chướng, là căn bệnh nan y vào thời đó, ngày nay cũng có những bệnh nan y khác, chúng ta nói: “Tội nghiệp quá, người đó phải chết; họ tới số rồi, vô phương cứu chữa”. Nhưng liệu chúng ta có nên nói như thế không với những hài nhi sắp chào đời? “Thật tội nghiệp, đứa bé phải chết, vô phương cứu chữa, thế nào nó cũng phải chết!”. Cuộc sống dài hơn hoặc ngắn hơn thì có khác biệt gì? Cái chết là một căn bệnh hiểm nghèo mà chúng ta mắc phải khi chúng ta được sinh ra.
Dante Alighieri đã tóm tắt toàn bộ quan điểm này của Thánh Augustinô trong một câu thơ duy nhất, khi ông định nghĩa cuộc sống con người trên trái đất trong câu: “cuộc sống là một cuộc chạy đua với cái chết.”
Tại trường học của ‘Chị chết’
Với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ và các thành tựu khoa học, chúng ta có nguy cơ giống như người đàn ông trong dụ ngôn này, là người tự nói với chính mình: ‘Ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!” (Lc 12:19). Tai họa hiện nay ập đến nhắc nhở chúng ta rằng ý chí con người chẳng ‘hoạch định’ hay xác định tương lai được bao nhiêu.
Sau Chúa Giêsu, quan điểm khôn ngoan về cái chết đóng một vai trò tương tự trong lề luật, chỉ sau quan điểm về ân sủng. Lề luật cũng được sử dụng để bảo vệ tình yêu và ân sủng. Lề luật - như đã viết - được ban cho những tội nhân (x. 1Tm 1: 9) và chúng ta vẫn là những kẻ có tội, nghĩa là phải chịu sự dụ dỗ của thế gian và của những thứ hữu hình, chúng ta luôn bị cám dỗ để ‘rập theo đời này’ (x. Rm 12: 2). Không có điểm thuận lợi nào tốt hơn là cái chết để chúng ta nhìn thế giới, nhìn thấy bản thân và mọi sự kiện, trong chính sự thật của chúng. Mọi thứ sau đó diễn ra đúng chỗ của nó.
Thế giới thường xuất hiện như một bó chặt chẽ những bất công và hỗn loạn, đến mức mọi thứ dường như xảy ra một cách ngẫu nhiên mà không có bất kỳ sự nhất quán hay kế hoạch nào. Đó là một loại tranh không có hình dạng, trong đó tất cả các yếu tố và màu sắc dường như được đặt ngẫu nhiên, giống như trong một số bức tranh hiện đại. Bạn thường chứng kiến những chiến thắng của kẻ gian ác trong khi những người vô tội lại bị trừng phạt. Tuy nhiên, để ngăn chặn niềm tin rằng có bất cứ điều gì đó cố định và bất biến trên thế giới này, triết gia Bossuet nhận xét rằng đôi khi bạn thấy điều ngược lại: người vô tội được đăng quang và kẻ bất công bị treo trên giá treo cổ!
Có một điểm thuận lợi để nhìn vào bức tranh khổng lồ này và hiểu được ý nghĩa của nó không? Thưa, có: đó là “sự kết thúc”, tức là cái chết, ngay sau đó là sự phán xét của Thiên Chúa (x. Dt 9:27). Nhìn từ đó, mọi thứ đều đạt đúng giá trị của nó. Cái chết là dấu chấm hết cho mọi khác biệt và mọi hình thức bất công hiện hữu giữa con người. Cái chết, như diễn viên hài người Ý Totò thường nói, giống như một ‘độ sôi’, có khả năng san bằng mọi đặc quyền.
Nhìn cuộc sống từ vị trí thuận lợi của cái chết giúp ích rất nhiều để sống tốt. Bạn đang đau khổ bởi những vấn đề và những khó khăn? Hãy tiến về phía trước, đặt mình vào đúng chỗ: hãy nhìn những điều này từ giường bệnh của bạn. Bạn muốn cư xử như thế nào? Bạn coi những thứ này quan trọng đến mức nào? Bạn có gặp vấn đề gì với ai đó không? Hãy nhìn mọi thứ từ giường bệnh của bạn. Bạn muốn làm gì khi đó: thắng cho bằng được hay chấp nhận sự sỉ nhục? Muốn chinh phục hay muốn được tha thứ?
Ý nghĩ về cái chết ngăn cản chúng ta quá tha thiết với sự vật, và đừng đặt lòng mình vào những thứ trên trần gian này đến mức quên mất rằng ‘chúng ta không có thành trì bền vững trên trái đất này’ (Dt 13:14). Như một Thánh Vịnh đã nói, ‘vì khi chết, nó đâu mang được cả, kiếp vinh hoa chẳng theo xuống mộ phần.’ (Tv 49:18). Trong thời cổ đại, các vị vua thường được chôn cất với đồ trang sức của họ. Điều này tất nhiên đã khuyến khích hành vi xâm phạm lăng mộ để lấy trộm những kho báu đó. Để ngăn ngừa kẻ trộm, người ta khắc một dòng chữ trên nhiều ngôi mộ rằng “Chỉ có tôi ở đây.” Dòng chữ đó rất đúng, cho dù trên thực tế, ngôi mộ đã chôn giấu những đồ trang sức đó! “Lúc chết, chẳng ai mang theo được bất cứ thứ gì”.
“Hãy tỉnh thức!”
Chị Chết thực sự là một người chị tốt và một giáo viên tốt. Cô ấy dạy chúng ta nhiều điều nếu như chúng ta nhẹ nhàng lắng nghe. Giáo hội không ngại gửi chúng ta đến trường của cô ấy. Trong phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro có một điệp ca nghe rất mạnh mẽ, thậm chí còn mạnh hơn phiên bản gốc Latinh của nó: “Emendemus in melius quae ignoranter peccavimus; ne subito praeoccupati die mortis, quaeramus spatium poenitentiae, et invenire non possimus”. ‘Nếu ngày chết bất ngờ ập đến, liệu chúng ta còn sửa đổi được chăng những gì mình đã phạm bởi ngu muội, liệu chúng ta có còn tìm được thời gian mà sám hối hay chăng’. Một ngày, một giờ duy nhất, một lời xưng tội tốt: những thứ này sẽ trông khác đến thế nào vào thời điểm đó! Chúng ta khao khát những điều đó biết bao hơn là một cuộc sống lâu dài, giàu có và khỏe mạnh!
Tôi cũng đang nghĩ đến một bối cảnh khác ngoài lãnh vực khổ hạnh, trong đó chúng ta khẩn thiết cần đến Chị Chết như một người thầy: đó là lãnh vực truyền giáo. Ý nghĩ về cái chết gần như là vũ khí duy nhất còn lại để rũ bỏ cơn buồn ngủ khỏi xã hội xa hoa của chúng ta, đang có cùng một trải nghiệm giống hệt như những người Do Thái vừa được giải thoát khỏi Ai Cập: ‘Gia-cóp ăn uống no thỏa, Giơ-su-run mập ra.. họ đã từ bỏ Thiên Chúa, Đấng đã tác tạo ra họ, và khinh miệt Núi Đá độ trì họ’ (Đnl 32:15).
Vào một thời điểm tế nhị trong lịch sử của “dân được chọn”, Thiên Chúa đã nói với tiên tri Isaia: ‘Hãy hô lên!’ ‘Hãy hô lên!’. Vị tiên tri trả lời: ‘Tôi phải hô lên điều gì?’ Và Thiên Chúa phán “Người phàm nào cũng đều là cỏ, mọi vẻ đẹp của nó như hoa đồng nội. Cỏ héo, hoa tàn khi Thiên Chúa thổi qua” (Is 40: 6-7). Tôi tin rằng ngày nay Thiên Chúa cũng đưa ra lời chỉ dạy tương tự cho các vị tiên tri của Ngài và Ngài làm như vậy vì Ngài yêu thương con cái mình và không muốn thấy con người ‘như đoàn vật nhốt trong âm phủ, chính tử thần canh giữ chăn nuôi’ (x. Tv 49:15).
Câu hỏi về ý nghĩa của cái chết đóng một vai trò quan trọng trong việc Phúc âm hóa ban đầu ở Âu Châu và chúng ta không nên loại trừ khả năng nó có thể đóng một vai trò tương tự trong nỗ lực tân Phúc âm hóa hiện nay. Thực sự có một điều gì đó không hề thay đổi kể từ đó và nó chính là điều này: con người phải chết. Bậc Đáng Kính Bede đã kể lại việc Kitô Giáo thâm nhập được vào miền bắc nước Anh, bằng cách vượt qua sự phản kháng của ngoại giáo. Nhà vua triệu tập đại hội đồng vương quốc để quyết định về vấn đề có cho phép các nhà truyền giáo Kitô vào hay không. Có những quan điểm trái ngược nhau về điều này, cho đến khi một trong những quan chức của nhà vua nói thế này:
Thưa Hoàng Thượng, cuộc sống của con người trên trái đất có thể được mô tả như sau. Hãy tưởng tượng đó là mùa đông. Bệ hạ đang ngồi ăn tối với các công tước và các trợ lý của mình. Giữa cung điện có một ngọn lửa làm nóng căn phòng, trong khi bên ngoài có một cơn bão, mưa và tuyết đang hoành hành. Một con chim sẻ đột nhiên đến cung điện của bệ hạ; nó đi vào từ một cửa sổ đang mở và bay nhanh về cái cửa sổ đối diện. Khi vào bên trong, nó được che chở khỏi cái lạnh giá của mùa đông, nhưng một lúc sau, kìa, nó bị đưa trở lại bóng tối mà nó đến và biến mất khỏi tầm mắt. Cuộc sống của chúng ta chỉ có vậy thôi! Chúng ta không biết điều gì đến trước hay sau đó. Nếu lời dạy này có thể cho chúng ta biết điều gì đó chắc chắn hơn về cuộc sống chúng ta, hạ thần nghĩ rằng chúng ta nên lắng nghe.
Câu hỏi do chính cái chết đặt ra, như một vết thương mở trong trái tim con người, đã mở đường cho Tin Mừng. Một nhà tâm lý học nổi tiếng đã viết chống lại Freud rằng từ chối cái chết, chứ không phải bản năng tình dục, là gốc rễ của mọi hành động của con người.
Ngợi khen Ngài, Lạy Chúa của tôi, qua Chị Chết thể xác của chúng ta
Như thế, chúng ta không phục hồi nỗi sợ hãi về cái chết. Chúa Giêsu đã đến để ‘giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời phải chịu làm nô lệ’ (Dt 2:15). Ngài đến để giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ hãi về cái chết chứ không phải để gia tăng nó. Tuy nhiên, một người cần phải trải qua nỗi sợ hãi đó để được giải thoát khỏi nó. Chúa Giêsu đến để dạy về nỗi sợ hãi cái chết đời đời cho những ai không biết gì khác hơn là nỗi sợ hãi về cái chết thể xác.
Chết đời đời! Trong Sách Khải huyền hay sách về Cánh Chung, nó được gọi là ‘cái chết thứ hai’ (Kh 20: 6). Nó là cái duy nhất thực sự xứng đáng với tên gọi là cái chết, bởi vì nó không phải là một cuộc vượt qua, không phải mầu nhiệm Vượt Qua của lễ Phục sinh, nhưng là một nhà ga cuối cùng thật khủng khiếp. Để cứu những người nam nữ khỏi số phận bi thảm này, chúng ta phải quay lại rao giảng về cái chết. Không ai hơn Thánh Phanxicô Assisi đã từng biết đến khuôn mặt Vượt qua mới của cái chết theo Kitô giáo. Cái chết của chính ngài thực sự là một sự chuyển tiếp Vượt qua, một “quá cảnh”, như được cử hành trong phụng vụ lễ Thánh Phanxicô. Khi cảm thấy cận kề với cái chết, Người Nghèo Đơn Sơ này đã từng kêu lên: 'Chào mừng, Chị chết của tôi!' Tuy nhiên, trong Bài Ca Mặt Trời hay Bài Ca Tạo Vật, cùng với những lời nói rất ngọt ngào về cái chết, thánh nhân đã đề cập đến một vài điều đáng sợ nhất, đó là:
Ngợi khen Ngài, Lạy Chúa của tôi, qua Chị Chết thể xác của chúng ta
Không một sinh vật nào có thể thoát khỏi:
Thật khủng khiếp cho những ai chết trong tội trọng!
Thật may mắn biết bao khi những ai chết trong thánh ý cực trọng của Người
Vì cái chết thứ hai không thể làm hại họ.
“Thật khủng khiếp cho những ai chết trong tội trọng!” Thánh Phaolô nói: ‘Tử thần có độc là vì tội lỗi’ (1Cor 15:56). Điều khiến cái chết có sức mạnh đáng sợ nhất ám ảnh một tín hữu và khiến người đó sợ hãi chính là tội lỗi. Nếu một người sống trong tội trọng, sự chết có nọc độc của nó, có chất độc của nó, giống như trước khi Chúa Kitô xuống thế, và do đó nó gây thương tích, giết chết và ném vào Âm Phủ. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: Đừng sợ cái chết thể xác và sau đó không thể làm gì hơn. Hãy sợ cái chết mà sau khi giết chết thân xác chúng ta, nó còn có sức mạnh ném chúng ta vào Âm Phủ (x. Lc 12: 4-5). Khi tránh xa tội lỗi bạn cũng sẽ loại bỏ được vết nhói tồi tệ nhất của nó là cái chết!
Với việc thiết lập Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã vô hiệu hóa cái chết của chính mình. Chúng ta cũng có thể làm tương tự. Trên thực tế, Chúa Giêsu đã phát minh ra phương tiện này để khiến chúng ta tham gia vào cái chết của Ngài, để hợp nhất chúng ta với chính Ngài. Theo thuật ngữ của Thánh Alphonsô đệ Liguori, tham dự Bí tích Thánh Thể là cách thức chân thực, chính xác và hiệu quả nhất để ‘chuẩn bị’ cho cái chết,. Trong đó, chúng ta cũng cử hành cái chết của chính mình, và ngày ngày chúng ta dâng cái chết của chúng ta lên Chúa Cha. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta có thể dâng lên Chúa Cha tiếng ‘amen’, tiếng ‘xin vâng’ của chúng ta đối với những gì đang chờ đợi chúng ta, đối với kiểu chết mà Người muốn dành cho chúng ta. Trong đó, chúng ta viết “di chúc của chúng ta”: chúng ta quyết định chúng ta muốn từ giã cuộc sống của mình cho ai, chúng ta muốn chết cho ai.
Chúng ta đã được sinh ra, để rồi chết, đó là sự thật; nhưng cái chết không chỉ là sự kết thúc, như là một chung cuộc, nhưng còn là sự kết thúc, theo nghĩa là mục tiêu của cuộc sống. Tuy nhiên, điều này không giống như một sự lên án, như nhà triết học nói trên đã tuyên bố, trái lại dường như là một đặc ân. ‘Như Thánh Grêgôriô thành Nyssa đã nói - Chúa Kitô được sinh ra để chết’, nghĩa là để có thể hiến mạng sống của mình làm giá cứu chuộc cho tất cả mọi người. Chúng ta cũng đã nhận được cuộc sống với những gì là độc đáo, có giá trị, xứng đáng với Thiên Chúa, để có thể lần lượt trao lại cho Ngài như một món quà và một của lễ hy sinh. Người ta còn có thể dùng cuộc sống mình cách nào hay hơn là trao tặng nó, vì tình yêu, cho Đấng Tạo Hóa, là Đấng vì tình yêu, đã ban nó cho chúng ta? Từ những lời truyền phép của vị chủ tế trên bánh và rượu trong Thánh lễ, chúng ta có thể sửa lại để nói: ‘Nhờ lòng nhân từ của Chúa, chúng con có cuộc sống này để hiến dâng. Chúng con dâng lên Chúa. Xin cho cuộc sống của chúng con trở thành của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa’(x. Rm 12: 1).
Với tất cả những điều này, chúng ta đã không loại bỏ được sự nhức nhối khi nghĩ về cái chết và không loại bỏ được khả năng nó gây ra đau khổ cho chúng ta mà Chúa Giêsu cũng muốn trải nghiệm tại vườn Giệt-si-ma-ni. Nhưng ít ra chúng ta cũng sẵn sàng hơn để chấp nhận sự bảo đảm đến từ đức tin và điều mà chúng ta công bố trong Kinh Tiền Tụng Thánh lễ cầu cho tín hữu qua đời:
Nhờ lòng trung tín của Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan, thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên trời.
Nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ nói về sự cư ngụ vĩnh cửu trên thiên đàng này, trong bài suy niệm tiếp theo.
1. Các trích dẫn Kinh thánh được trích từ Thánh Kinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
2. Các bài giảng về Phúc Âm, XVII.
3. Apofthegms of ms. Coislin 126, n. 58.
4. Xem. M. Heidegger, Being and Time, § 51.
5. Thượng dẫn. II, c. 2, § 58.
6. Xem Thánh Augustinô, Sermo Guelf. 12, 3..
7. Purgatorio, XXXIII, 54 (Mandelbaum’s English translation, 1982).
8. Xem Ecclesiastical History, II,13.
9.E. Becker, Denial of Death, New York: Free Press. 1973.
10. Celano, Vita secunda, CLXIII, 217.
11. St Gregory of Nyssa, hay. cat., 32 (PG 45, 80).
Source:Raniero Cantalamessa
Điềm tốt xuất hiện trong muà Giáng Sinh 2020: sẽ có Sao Bê Lem kể từ ngày 21 tháng 12.
Trần Mạnh Trác
17:01 04/12/2020
Gọi là ‘hiện tượng’ vì đây không phải là một ngôi sao mà chỉ là sự trùng lặp cuả hai ngôi sao Mộc và Thổ ở trên trời, tạo ra cái cảnh quan như có một ngôi sao mới, to và sáng rực rỡ. Kể từ thời Trung Cổ người ta đã đặt tên hiện tượng ấy là “Sao Bê Lem” vì nó xuất hiện đúng vào dịp Giáng Sinh.
Theo nhà thiên văn học Patrick Hartigan của Đại học Rice thì sự gặp nhau giữa Sao Mộc và Sao Thổ là hiếm, xảy ra khoảng 20 năm một lần. Tuy nhiên, sự trùng lặp đặc biệt này (tức là những người từ dưới đất nhìn lên chỉ thấy có một ngôi sao) được chứng kiến lần cuối cách đây hơn 800 năm, tức là vào thời Trung Cổ.
"Bạn sẽ phải quay trở lại ngày 4 tháng 3 năm 1226, ngay trước bình minh, để thấy sự trùng lặp chặt chẽ hơn giữa các vật thể này trên bầu trời đêm,” Ông Hartigan nói.
Nhà thiên văn học cuà NASA, cô nữ tiến sĩ Amber Straughn, giải thích thêm như sau: “Thái Dương Hệ hoạt động giống như những chiếc kim đồng hồ. Chúng ta có thể theo dõi chu kỳ các hành tinh di chuyển trên bầu trời, và từ đó chúng ta có thể chạy kim đồng hồ để tính xem vào ngày nào thì các hành tinh xếp hàng như thế nào”.
“Đây thực sự là một lần trong đời.” Cô Straughn cho biết, “Nhưng hai ngôi sao chỉ ở gần nhau như thế này mỗi 800 năm. Lần kế tiếp mà chúng ở kha khá gần nhau để có thể được gọi là ‘Sao Bê Lem’ sẽ là khoảng 60 năm kể từ bây giờ.”
Như vậy những người hiện đang sống ngày hôm nay là những người may mắn được chứng kiến một hiện tượng ‘duy nhất trong đời’…thực ra phải nói là 32 đời thì mới đúng (vì mỗi thế hệ là 25 năm). Còn các hậu duệ cuả chúng ta thì phải đợi 32 đời nữa lại mới có dịp.
Ở bắc bán cầu, những ai muốn ngắm sao thì hãy nhìn về phía tây nam của bầu trời khoảng 45 phút sau khi mặt trời lặn, bắt đầu từ ngày 21 tháng 12 cho đến 1 tuần sau đó. Nếu trời trong, Sao Bê Lem sẽ nhìn thấy ở gần chân trời, rất sáng không thể nhầm lẫn được, và sẽ lặn xuống dưới chân trời khoảng vài giờ sau.
"Vào buổi tối ngày 21 tháng 12 là lúc hai ngôi sao tiếp cận gần nhau nhất, chúng sẽ trông giống như một hành tinh đôi, cách nhau chỉ bằng 1/5 đường kính của trăng tròn," nhà thiên văn học Hartigan cho biết. “ Còn đối với những người có kính thiên văn, thì họ có thể thấy không những cả hai hành tinh (Mộc và Thổ) mà còn thấy một số vệ tinh lớn nhất của chúng vào buổi tối hôm đó."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tạ Ơn Và Khánh Thành Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Giáo Phận Đà Nẵng
Tô-ma Trương Văn Ân
21:27 04/12/2020
Một công trình của lòng biết ơn các vị Mục tử suốt đời hiến thân phục vụ dân Chúa và Giáo Hội, khi già yếu bệnh tật cần có nơi nghĩ dưỡng, là nơi các Linh mục cầu nguyện cho Giáo Hội và cho các Ân nhân, nơi diện đối diện với Thiên Chúa, là nơi Thiên Chúa tỏ Lòng Thương Xót….. đó là Nhà Hưu dưỡng các Linh mục của Giáo phận.
Lúc 9 giờ ngày 4 / 12 / 2020, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã Chủ sự Thánh Lễ Tạ Ơn và Khánh Thành Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Giáo Phận, tại “ Vườn An Bình” thuộc khu C của Trung tâm mục vụ Giáo phận Đà Nẵng. Cùng đồng tế, có Đức Cha Vinh-sơn Nguyễn Văn Bản- Chủ tịch Ủy ban Kinh Thánh của Hội đồng Giám mục Việt Nam- Giám mục Giáo phận Ban mê thuột, Quý Cha của Giáo Phận Đà Nẵng và nhiều Giáo phận khác.
Xem hình
Nhà hưu dưỡng được khởi công xây dựng ngày 1 / 5 / 2019 đến nay, còn vài hạng mục hoàn thiện nhỏ để đưa vào sử dụng, gồm 2 khối nhà 5 tầng có Nhà nguyện, Hội trường, sân vườn thư giãn và nhiều phòng đẹp thoáng, rất tốt cho tĩnh dưỡng của các Linh mục.
Hiệp dâng Thánh lễ, Đức Cha Giuse Chủ tế và Cộng Đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, ngợi khen Đức Mẹ Trà Kiệu, Chân Phước An-rê Phú Yên và cám ơn nhau. Đức Cha đã giới thiệu với Cộng đoàn về sự hiện diện của Đức Giám Mục Ban mê thuột, Giám Tỉnh Dòng Thánh Phaolô Hà Nội và Dòng Thánh Phaolô Đà Nẵng, Quý Linh mục và Tu sĩ của nhiều Giáo phận, Quý Lãnh đạo Chính Quyền các cấp, Quý Ân nhân Thân nhân …. Một niềm vui lan tỏa với lòng tri ân cảm mến của tất cả thành phần dân Chúa trong Cộng đoàn Giáo phận Đà Nẵng đối với Đức Giám Mục Giáo phận Ban mê thuột và những Người Đức Cha Giuse giới thiệu.
Đức Cha Giuse nói lên sự hiệp nhất trong Đức tin sẻ chia, sự lan tỏa tình yêu với lời cầu nguyện, sự đỡ nâng cộng tác của người Cấp phép, người xây dựng, sự đồng hành chia sẻ của Ân nhân Thân nhân khắp nơi và sự chung tay của mỗi thành viên cộng đoàn dân Chúa Giáo phận là những lời tạ ơn đẹp nhất, là yếu tố làm cho sự phát triển của Giáo Hội. Đức Cha cũng nói đến những hạn chế và cách ly của dịch bệnh cũng làm cho dân Chúa Giáo phận không được gặp để tỏ lòng tri ân với nhiều Ân nhân ở xa.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện đã sơ lược việc xây dựng Nhà Hưu Dưỡng, nhiều khó khăn do dịch bệnh bão lũ đến nay tạm hoàn thành. Cha Tổng Đại diện và Cộng đoàn rất xúc động với lòng biết ơn Đức Giám Mục Giáo phận. Từ ngày mới nhận Giáo phận Đà Nẵng (12/4/2016) Đức Cha đã lo lắng, đi đến nhiều nơi trong Nước và Nước ngoài để tiếp xúc với Quý cấp, quý Ân nhân thân nhân…. Và kết quả là Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Giáo Phận được hoàn thành, quá sức mong đợi, mơ ước bao đời, một điều ước ao của dân Chúa được thỏa lòng. Một lần nữa, Cha cũng cám ơn các Ban Ngành, các công ty, Ân nhân thân nhân và tất cả mọi người bằng nhiều cách thức khác nhau cộng tác, chia sẻ, nâng đỡ Giáo phận Đà Nẵng, để có được ngôi nhà của tình Chúa và tình người.
Xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót, xin Đức Mẹ Trà Kiệu và Chân Phước An-rê Phú Yên bao bọc chuyển cầu, ban muôn ơn lành cho Quý Đức Cha, Quý Cha, quý Tu sĩ, quý Ân nhân thân nhân và những người làm ơn cho Giáo phận Chúng con, đã cùng với Cộng đoàn Chúng con làm nên dấu ấn nghĩa cử tri ân các Linh mục của Chúa, của Giáo Hội, của mỗi Tỉn hữu…. sau một đời các Linh mục hy sinh vất vả để nuôi dưỡng và phát triển Đức tin nơi mỗi người chúng con.
Tô-ma Trương Văn Ân
Lúc 9 giờ ngày 4 / 12 / 2020, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã Chủ sự Thánh Lễ Tạ Ơn và Khánh Thành Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Giáo Phận, tại “ Vườn An Bình” thuộc khu C của Trung tâm mục vụ Giáo phận Đà Nẵng. Cùng đồng tế, có Đức Cha Vinh-sơn Nguyễn Văn Bản- Chủ tịch Ủy ban Kinh Thánh của Hội đồng Giám mục Việt Nam- Giám mục Giáo phận Ban mê thuột, Quý Cha của Giáo Phận Đà Nẵng và nhiều Giáo phận khác.
Xem hình
Nhà hưu dưỡng được khởi công xây dựng ngày 1 / 5 / 2019 đến nay, còn vài hạng mục hoàn thiện nhỏ để đưa vào sử dụng, gồm 2 khối nhà 5 tầng có Nhà nguyện, Hội trường, sân vườn thư giãn và nhiều phòng đẹp thoáng, rất tốt cho tĩnh dưỡng của các Linh mục.
Đức Cha Giuse nói lên sự hiệp nhất trong Đức tin sẻ chia, sự lan tỏa tình yêu với lời cầu nguyện, sự đỡ nâng cộng tác của người Cấp phép, người xây dựng, sự đồng hành chia sẻ của Ân nhân Thân nhân khắp nơi và sự chung tay của mỗi thành viên cộng đoàn dân Chúa Giáo phận là những lời tạ ơn đẹp nhất, là yếu tố làm cho sự phát triển của Giáo Hội. Đức Cha cũng nói đến những hạn chế và cách ly của dịch bệnh cũng làm cho dân Chúa Giáo phận không được gặp để tỏ lòng tri ân với nhiều Ân nhân ở xa.
Sau lời nguyện hiệp lễ, Cha Bonaventura Mai Thái – Tổng Đại diện đã sơ lược việc xây dựng Nhà Hưu Dưỡng, nhiều khó khăn do dịch bệnh bão lũ đến nay tạm hoàn thành. Cha Tổng Đại diện và Cộng đoàn rất xúc động với lòng biết ơn Đức Giám Mục Giáo phận. Từ ngày mới nhận Giáo phận Đà Nẵng (12/4/2016) Đức Cha đã lo lắng, đi đến nhiều nơi trong Nước và Nước ngoài để tiếp xúc với Quý cấp, quý Ân nhân thân nhân…. Và kết quả là Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Giáo Phận được hoàn thành, quá sức mong đợi, mơ ước bao đời, một điều ước ao của dân Chúa được thỏa lòng. Một lần nữa, Cha cũng cám ơn các Ban Ngành, các công ty, Ân nhân thân nhân và tất cả mọi người bằng nhiều cách thức khác nhau cộng tác, chia sẻ, nâng đỡ Giáo phận Đà Nẵng, để có được ngôi nhà của tình Chúa và tình người.
Xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót, xin Đức Mẹ Trà Kiệu và Chân Phước An-rê Phú Yên bao bọc chuyển cầu, ban muôn ơn lành cho Quý Đức Cha, Quý Cha, quý Tu sĩ, quý Ân nhân thân nhân và những người làm ơn cho Giáo phận Chúng con, đã cùng với Cộng đoàn Chúng con làm nên dấu ấn nghĩa cử tri ân các Linh mục của Chúa, của Giáo Hội, của mỗi Tỉn hữu…. sau một đời các Linh mục hy sinh vất vả để nuôi dưỡng và phát triển Đức tin nơi mỗi người chúng con.
Tô-ma Trương Văn Ân
Văn Hóa
Chúa Giêsu trong lịch sử văn hóa, Chương Bốn
Vũ Văn An
18:03 04/12/2020
Chúa Giêsu trong lịch sử văn hóa
Nguyên tác: Jaroslav Pelikan,
Bản tiếng Việt: Vũ Văn An
CHƯƠNG BỐN: Vua các vua
Vương quốc thế gian đã trở thành vương quốc của Chúa chúng ta và của Đức Kitô của Người, và Người sẽ thống trị muôn đời
Ngay trước khi Chúa Giêsu sinh ra đời, các sách Tin Mừng đã cho chúng ta hay vị thiên thần truyền tin đã nói với Mẹ Người: “Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng của Đavít cha Người, và Người sẽ cai trị trên nhà Giacóp muôn đời, và triều đại của Người không bao giờ chấm dứt” (Lc 1:32-33). Sau khi Người sinh ra đời, ba nhà thông thái từ Đông Phương tới hỏi “Đấng mới sinh làm vua dân Do Thái ở đâu?” (Mt 2:2). Việc Người vào Thành Giêrusalem vào Chúa Nhật Lễ Lá nhắc các người theo Người nhớ lại lời tiên tri “này, vua các ngươi đang đến với ngươi, khiêm hạ và cỡi trên lưng lừa” (Mt 21:5). Khi Người chết trên thập giá vào ngày cuối cùng của cùng một tuần lễ, Phônxiô Philatô đã đặt quá trên đầu Người tấm bảng ghi bằng ba ngôn ngữ: “Giêsu Nadarét: Vua dân Do Thái” (Ga 19:19). Cuốn sách cuối cùng của Tân Ước, khi sử dụng một tước hiệu cũng từng được các vua chúa thế gian sử dụng, đã chào kính Người là “Chúa các chúa và Vua các vua” (Kh 17:14).
Thế nhưng Philatô vẫn cứ hỏi Người (Ga 18:37): “Thế ông có phải là vua không?”
Câu hỏi của Philatô có thể, và đã được, trả lời nhiều cách khác nhau. Vì tước hiệu “vua” không ở lại trên thập giá; nó di chuyển, bước vào thế giới các quốc gia và đế quốc. Và cả thập giá nữa, cũng đã di chuyển khắp nơi để trang trí cho các vương miện, cờ quạt và dinh thự công cộng của các quốc gia và đế quốc, cũng như các ngôi mộ của những người chết trong các cuộc chiến tranh của họ: như Thánh Augustinô đã nói: “Cũng chính cây thập giá trên đó Người từng bị chế riễu nay được Người in lên trán các vị vua” (1). Trước khi toàn bộ diễn trình đăng quang cho Chúa Giêsu làm vua kết thúc, nó đã biến đổi đời sống chính trị của phần lớn loài người. Như chúng ta sẽ liên tiếp được thấy trong các chương kế tiếp, phần lớn “quyền thiên định làm vua” và lý thuyết “thánh chiến” đều đã dựa vào giả thiết cho rằng Chúa Giêsu Kitô là Vua, cũng như phần lớn việc cuối cùng người ta bác bỏ cả chiến tranh lẫn quyền thiên định làm vua. Tìm lại các biến thái và hoán vị lịch sử của chức vị làm vua của Chúa Kitô trong tác động qua lại của nó với các thể tài và biểu tượng chính trị khác là hiểu được phần lớn những gì cao qúy và phần lớn những gì qủy quái trong lịch sử chính trị của Phương Tây: ngay chữ vạn của Quốc Xã dù có trước Kitô giáo về hình thức, cũng đã được dùng như một lời nhại tục tĩu thập giá của Chúa Kitô, như tên Hakenkreuz [chữ thập ngoặc] của nó đã chứng tỏ rõ ràng. Câu hỏi “Thế ông có phải là vua không?” của Philatô, vì thế, quả vẫn tiếp tục là một câu hỏi hay.
Kèm với hình ảnh Chúa Giêsu làm Vua các vua là ước nguyện Người sắp thiết lập vương quốc của Người ở đây, trên trái đất này, trong đó, các thánh sẽ cai trị với Người hàng ngàn năm; tuyên bố cổ điển nói lên ước nguyện này là chương 12 Sách Khải Huyền. Lời tiên tri của Đanien về bốn vương quốc sẽ biến khỏi trái đất (Đn 7:17-27) nay đến lúc phải nên trọn và vương quốc thứ tư chính là đế quốc Rôma (2). Tuyên bố rằng Chúa Kitô “sẽ tiêu diệt các vương quốc trần gian và dẫn khởi vương quốc đời đời”, một vài nhà văn của giáo hội tiên khởi liên tiếp mô tả rất chi tiết các thay đổi cả trong đời sống con người lẫn trong thiên nhiên cho thấy việc Chúa Kitô đến trong tư cách vua sẽ hoàn thành (3). Để chứng thực cho niềm hy vọng có tính thiên niên kỷ này đối với vương quốc sắp đến này, người viết Sách Khải Huyền nghe thấy tiếng từ trời hô vang rằng “Vương quốc trần gian đã trở thành vương quốc của Chúa chúng ta và của Đức Kitô của Người và Người sẽ thống trị muôn đời” (Kh 11:15). Thế nhưng, ta nên lưu ý, như một số người chủ trương niềm hy vọng có tính thiên niên kỷ này từng lưu ý, rằng ước nguyện theo nghĩa đen đối với triều đại của Chúa Kitô không hề có tính phổ quát giữa các Kitô hữu ngay trong thế kỷ thứ hai. Do đó, Thánh Irênê nhìn nhận rằng có một số người, những người mà ngài bất đồng với, giải thích nó chỉ như một phúng dụ về sự sống đời đời trên thiên đàng, trong khi Thánh Giustinô Tử đạo thừa nhận rằng dù ngài “cũng như nhiều người khác” tin theo nghĩa đen ước nguyện vương quốc trần gian của Chúa Kitô, có “nhiều người có đức tin thuần khiết và sốt sắng và là các Kitô hữu thực sự đã nghĩ khác” (4).
Hơn nữa, cả những người thuộc phái thiên niên kỷ lẫn những người thuộc phe chống thiên niên kỷ đều đã trả lời câu hỏi của Philatô bằng cách cùng Thánh Giustinô nói rằng “quả thực, Chúa Kitô là Vua muôn thuở” (5). Phát xuất từ đại diện của Xêda Tiberiô Xêda, câu hỏi của Philatô sẽ được lặp lại nhiều lần trong các thế kỷ sau đó bởi đại diện của các Xêda khác. Thí dụ, căn cứ vào các trình thuật tử đạo của 7 người đàn ông và 5 người đàn bà ở Scillium, Bắc Phi, năm 180, rõ ràng tước hiệu “Vua các vua” khi áp dụng vào Chúa Giêsu, dưới mắt các vị tử đạo Kitô Giáo và dưới cả mắt các người hành hình họ nữa, có nghĩa một sự chống đối việc Xêda tự coi mình là vị vua tối cao (6). Do đó, đại diện của Xêda từng hỏi Thánh Polycarp thành Smyrna cùng thời đó “có hại gì đâu khi nói Xêda là chúa [Kyrios Kaisar] và dâng hương và cứu mạng sống của ông?” Nhưng theo Cuộc Tử Đạo của Polycarp, ngài đáp lại “trong 86 năm tôi làm đầy tớ (của Chúa Giêsu Kitô), và Người không bao giờ làm hại tôi chút nào. Như thế làm sao tôi có thể báng bổ Vua tôi, Đấng đã cứu vớt tôi?” (7). Cũng một câu truyện tương tự đã được thuật lại trong Cuộc Tử Đạo của Inhaxiô, một câu truyện nếu chân chính, còn xẩy ra sớm hơn, trong đó, Inhaxiô nói thẳng vào mặt Hoàng đế Trajan “Tôi có Chúa Kitô Vua [trong tôi]... Xin cho tôi giờ đây được hưởng vương quốc của Người” (8).
Tuy nhiên, song song với những thề hứa trung thành với Chúa Giêsu như vị Vua thiên đàng hơn các vị vua trần gian, cũng vẫn có những trấn an liên tiếp của các nhà hộ giáo cho các Kitô hữu rằng điều này không khiến các môn đệ của Chúa Giêsu bất trung với các vị vua trần gian của họ. Các vị này nói với chính hoàng đế Rôma rằng “Khi hoàng đế nghe thấy chúng tôi trông mong một vương quốc, và nếu không tìm hiểu thêm, hoàng đế dám cho rằng chúng tôi nói tới một vương quốc con người”. Thực vậy, các vị nhấn mạnh: các vị không hề nói tới một vương quốc chính trị, nhưng về một vương quốc “hiện hữu với Thiên Chúa”. Vì nếu là vương quốc ở đời này và có tính cách chính trị, thì hẳn họ chẳng ngần ngại chi không chấp nhận các thỏa hiệp chính trị cần để mua sự an toàn cho họ bằng cách bác bỏ Chúa Kitô.
Đúng hơn, Chúa Kitô là “Vua vinh hiển” cuối cùng ngự trị trên sự sống con người. Đáp ứng trước vị Vua tối hậu ấy, “chúng tôi chỉ thờ phượng một mình Thiên Chúa, nhưng trong những việc khác, chúng tôi vui vẻ phục vụ hoàng đế, thừa nhận ngài là vua và là nhà cai trị” (9). Để làm bằng chứng cho lòng trung thành này, các vị trưng dẫn lời cầu nguyện “cho sự an toàn của các hoàng tử chúng con” vẫn thường được dâng trong các buổi thờ phượng của Kitô hữu “lên Thiên Chúa vĩnh cửu, chân thật, hằng sống, Đấng mà họ phải luôn ao ước ân huệ của Người, trên mọi ân huệ khác... Chúng tôi cầu nguyện cho sự an ninh của đế quốc, cho việc bảo vệ hoàng gia”. Điều họ từ chối làm là coi hoàng đế như thần thánh, là xưng “Kyrios Kaisar” và thề bằng “thiên tài” của vị này (10). Các vương quốc của đời này đều do Thiên Cúa thiết lập, chứ không phải do ma qủy như một số ly giáo chủ trương, và do đó, đáng được tuân phục dưới mắt Thiên Chúa (11). Tóm lại, “bao lâu liên quan tới các danh dự phải có đối với các vị vua và hoàng đế”, lệnh truyền là vâng lời, vâng lời chứ không thờ ngẫu thần: “hãy trả cho Xêda những gì thuộc Xêda, và trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” (12). Nhưng vì Xêda, cả khi tự gọi mình là chúa, chỉ là vua hay chúa, còn Chúa Giêsu là Vua các vua và Chúa các chúa, chứ không chỉ là một trong một loạt các chúa (13), nên không có điều gì thuộc Xêda mà lại cũng không thuộc về Thiên Chúa, và thuộc về trước nhất.
Nhờ việc ngiên cứu cẩn trọng của các sử gia xã hội và chính trị gần đây về cuối thời cổ đại, chúng ta bắt đầu hiểu tốt hơn phức hợp các nhân tố chính trị, xã hội, kinh tế, tâm lý và ý thức hệ, cùng với các nhân tố tôn giáo, đã lót đường cho việc đế quốc Rôma bách hại các Kitô hữu (14). Tuy nhiên, như các học giả này cũng đã chứng minh, ta vẫn cần phải kết luận rằng hình ảnh làm Vua và làm Chúa của Chúa Giêsu liên tiếp tranh chấp với quyền tối thượng của Xêda trong tư cách vua và chúa. Các Kitô hữu không nhìn lên Chúa Giêsu như lãnh tụ của một phong trào cách mạng chính trị “từ bên dưới” nhằm kết liễu đế quốc và thay thế nó bằng một hệ thống chính trị khác. Ấy thế nhưng, bất chấp họ thành thực tuyên bố rằng mình hằng cầu nguyện để thế giới không kết thúc sớm và đế quốc được vững mạnh, họ vẫn mong đợi việc tái lâm của Chúa Kitô, một việc vốn có nghĩa “từ trên cao” sẽ đem đến sự kết liễu thế giới và do đó, kết liễu đế quốc. Việc tiếp diễn của đế quốc Rôma là trở ngại cuối cùng của việc kết liễu ấy; vì một khi Rôma sụp đổ, cả thế giới sẽ sụp đổ theo.
Một người trong số họ đã tóm tắt phức hợp trên một cách hùng hồn mà đơn giản như sau:
“Bạn có nghĩ rằng [Chúa Giêsu] được [Thiên Chúa] sai xuống, như được giả thiết như thế, để thiết lập một loại chủ quyền [tyrannis] chính trị, để gây sợ hãi và khủng bố không? Không thế đâu. Nhưng Thiên Chúa đã sai Người xuống trong sự dịu dàng và hiền từ, như một vị vua sai một người con vốn cũng là một vị vua. Thiên Chúa sai Người xuống, như [Đấng Thiên Chúa] sai Thiên Chúa xuống...Và Thiên Chúa sẽ sai Người xuống [một lần nữa] để phán xét, và ai có thể chịu được sự hiện diện của Người?... [Cho nên] các Kitô hữu không khác chi phần còn lại của nhân loại cả về nơi chốn, ngôn từ và phong tục. Vì họ không sống xa cách một nơi nào đó trong các thành phố của riêng họ mà họ cũng không sử dụng một ngôn ngữ khác, cũng không thực hành một lối sống phi thường... Nhưng dù họ sống tại các thành phố của người Hy Lạp và người bán khai như số phận mỗi người đã được định,... thì bản chất tư cách công dân của họ lại gây ngạc nhiên lớn và nhất định có tính nghịch lý. Họ sống tại đất nước của họ, nhưng chỉ như những người tạm dung (sojourners)... Mọi đất nước lạ đều là quê cha của họ và mọi quê cha của họ đều là đất nước lạ” (15).
Đó là một trong các lý do đàng sau hoàn cảnh, mà các sinh viên sau này học về Rôma đôi khi lấy làm lạ, là chính một số hoàng đế “tốt nhất”, về cả luân lý lẫn chính trị, như Marcus Aurelius hay Diocletian, là những người tạo ra các cuộc bách hại dữ dằn nhất chống lại các Kitô hữu.Vì Chúa Giêsu là Vua, nên tạm thời các Kitô hữu trung thành với Xêda; nhưng cũng vì Chúa Giêsu là vua, họ không thể dành cho Xêda mức độ trung thành như các Xêda tốt nhất yêu cầu, thậm chí có lẽ còn cần nữa, để Đế quốc Rôma tồn tại, như Virgil nói nó là, imperium sine fine , “một đế quốc sẽ không bao giờ kết thúc”!(16)
Trong việc lên khung cho lịch sử và chính trị, một biến cố có thể xẩy ra nhưng không được các Kitô hữu dự liệu đó là khả thể Xêda có thể nhìn nhận quyền tối thượng của Chúa Kitô như Vua các vua. Tertullian từng quả quyết “Cả các Xêda cũng có thể tin Chúa Kitô, nếu các Kitô hữu có thể là các Xêda”; nhưng điều này quả là một mâu thuẫn ngay trong ngôn từ (17). Thế nhưng mâu thuẫn tinh thần ấy đã trở thành một thực tại chính trị vào thế kỷ thứ 4, khi Hoàng đế Constantinô I trở thành một Kitô hữu, tuyên thệ trung thành với Chúa Giêsu Kitô và nhận thập giá làm huy hiệu chính thức về quân sự và bản thân ông.
Vấn nạn về “sự thành thực” của việc Constantinô trở lại với Chúa Kitô là vấn đề cận đại, cả theo nghĩa nó được tranh luận rộng rãi thời cận đại lẫn theo nghĩa nó tượng trưng cho lối đặt vấn đề của thời này, một lối đặt vấn đề thực ra sai niên đại. Với những người cùng thời với ông, nó không phải là một vấn nạn nghiêm túc: cuốn Cuộc Đời Constantinô thời ấy của thần học gia và sử gia triều đình Eusebiô thành Xêdarê là một lời tán tụng hoàng đế được viết dưới hình thức hạnh các thánh. Nhưng trong ngành viết sử của thế kỷ 19 và 20, trình thuật ấy bị thách thức từ căn bản, và Eusêbiô thậm chí còn bị bác bỏ như là “sử gia đầu tiên hoàn toàn bất lương của thời cổ đại”; vì trên thực tế, người ta có thể coi Constantinô, dựa trên nhân vật Napolêông, như “con người thiên tài vĩ đại, trong nền chính trị của mình, không hề có một cảm thức lắng lo luân lý nào và nhìn vấn đề tôn giáo hoàn toàn và chuyên nhất dưới ánh sáng chủ nghĩa thực dụng chính trị” (18).
Đàng khác, “các tài liệu không hề hoài nghi... rằng Constantinô tự coi mình là một Kitô hữu” (19). Và vì thế, có lẽ, an toàn nhất là gợi ý, như Ramsay MacMullen, rằng tinh thần của Constantinô vượt “không ngay tức khắc từ chủ nghĩa ngoại giáo qua Kitô giáo nhưng một cách tế nhị và vô cảm từ bờ rìa mờ nhạt của điều này, chứ thực sự không phải từ chính nó, qua bờ rìa của điều kia” dường như không đi qua tâm điểm của cả hai điều” (20).
Dù Constantinô không nhắc gì tới danh Giêsu Kitô cho tới tận thập niên 320, ít nhất, trong các tài liệu còn đến ngày nay, danh này đã nổi bật trong hai tái dựng lịch sử rất quan trọng của Kitô hữu về các biến cố của thập niên trước đó, nhất là về Trận Đánh tại Cầu Milvian ngày 28 tháng Mười năm 312; đó là tái dựng của Lactantius, gia sư của phủ Constantinô, qua đời năm 320; và tái dựng kia là của Eusebiô, người hoàn tất cuốn Cuộc Đời của Constantinô giữa cái chết của Hoàng đế năm 337 và chính cái chết của mình năm 340. Theo Lactantius, hôm trước Trận Đánh “Constantinô, trong một giấc mơ, được chỉ thị phải tạo ra một dấu hiệu thiên giới để vẽ lên khiên của binh sĩ, và với dấu hiệu đó, xông vào trận đánh. Ông đã làm theo chỉ thị” và vẽ lên khiên của binh sĩ chữ Chi-Rho (21). Như thế, điều xem ra rõ ràng, theo trình thuật của Lactantius về biến cố năm 312, Constantinô buộc chiến xa của mình vào ngôi sao của Chúa Giêsu Kitô, đã chiến thắng nhờ chiến thắng của Chúa Kitô, và từ đó, thi hành thẩm quyền làm vua của mình qua quyền làm vua đời đời và không thể bị hủy diệt của Chúa Giêsu.
Với Eusêbiô, việc giải thích có tính lịch sử và thần học này về chiến thắng và quyền làm vua của Constantinô như một thành tựu của Chúa Kitô, Đấng Chiến thắng và là Vua nhờ dấu thập giá, đã trở thành một nền thần học trọn vẹn về lịch sử và một biện hộ cho ý niệm Đế quốc Rôma Kitô giáo (22). “Như thế, Thiên Chúa của mọi người, Đấng Cai trị Tối cao toàn bộ vũ trụ, do ý chí riêng của Người, đã bổ nhiệm Constantinô... làm hoàng tử và có toàn quyền”: đó là cách Eusêbiô bắt đầu trình thuật của ông. Eusêbiô tường thuật rằng Constantinô, nhiều năm sau, bằng lời thề đã kể lại cho ông nghe: ngày 28 tháng Mười năm 312, khi đang cầu nguyện, Constantinô “tận mắt thấy hình thập giá sáng láng ở trên trời, trên đầu mặt trời, và mang dòng chữ, CHIẾN THẮNG NHỜ DẤU HIỆU NÀY [Toutō nika]”. Hơn nữa, toàn bộ quân sĩ của Constantinô đều mục kích dấu lạ xuất hiện này và “hết sức bỡ ngỡ”. Theo Eusêbiô, chỉ sau đó, mới có giấc mơ. “Rồi trong lúc ngài ngủ, Đức Kitô của Thiên Chúa hiện ra với ngài với cùng dấu hiệu ngài đã thấy ở trên trời và truyền cho ngài làm y hệt dấu hiệu ngài đã thấy ở trên trời, và dùng nó như một vật che chở trong mọi cuộc đụng độ với các kẻ thù của ngài”. Và Hoàng đế đã làm y như thế. Eusêbiô kết luận: “Hoàng đế không ngừng sử dụng dấu hiệu cứu rỗi này như vật bảo vệ chống lại mọi sức mạnh đối nghịch và địch thù, và truyền lệnh các dấu hiệu tương tự phải được rước ở đầu mọi đoàn quân của ngài”.
Mặt khác, trong phiên bản nói về cuộc chiến thắng của Constantinô trong cuốn Lịch Sử Giáo Hội của mình, Eusêbiô tường trình rằng sau Trận Đánh ở Cầu Milvian, Constantinô truyền đặt “dấu khổ nạn của Chúa Cứu Thế... dấu thập giá cứu rỗi” vào tay bức tượng của chính ông, một bức tượng sẽ được dựng ở Rôma để cử hành chiến thắng, với câu khắc bằng tiếng La Tinh như sau: “Nhờ dấu cứu rỗi này, thước đo thực sự của lòng can đảm, trẫm đã cứu và giải thoát thành phố của các ngươi khỏi ách bạo chúa, và phục hồi thượng viện và nhân dân Rôma, được tự do, trở lại danh tiếng và huy hoàng ngày xưa”. Rôma đã bước vào sự che chở của Chúa Kitô. Đối với Constantinô, người kế vị các Xêda Rôma, Chúa Giêsu, Vị Vua bị đóng đinh, đã trở thành không những Christus Victor (Chúa Kitô Chiến Thắng), mà còn là Đấng phục hồi danh dự truyền thống của thượng viện và nhân dân Rôma (23).
Constantinô đền đáp ơn huệ trên. “Như của lễ tạ ơn Cứu Chúa của mình vì các chiến thắng ngài đã nhận được đối với mọi địch thủ” (24), ông đã triệu tập công đồng chung đầu tiên của Giáo Hội tại một thành phố có tên là Nikē (Chiến Thắng), tức Nixêa vùng Bithynia, với mục đích tái lập hòa khí cho giáo hội và đế quốc. Vấn đề căn bản tạo bất hòa là mối liên hệ giữa Thiên Chúa và Chúa Giêsu như Con Thiên Chúa: theo kiểu nói của một học giả hiện đại “Đấng thần thánh xuất hiện trên mặt đất và con người đã hợp nhất trở lại với Thiên Chúa có đồng nhất với đấng thần thánh tối cao vốn cai trị trời và đất không, hay đó chỉ là một bán thần [demigod]?” (25) Câu trả lời của Công đồng Nixêa, và của mọi nền chính thống Kitô giáo sau đó, cho câu hỏi này là tuyên xưng rằng Chúa Giêsu trong cương vị Con Thiên Chúa “đã được sinh ra chứ không phải đã được tạo thành, cùng một bản thể [homoousios] với Chúa Cha” (26). Theo Eusebiô, công thức giáo điều này là kết quả của việc đích thân Constantinô trực tiếp can thiệp vào các cuộc bàn luận của công đồng, khi “hoàng đế, được Thiên Chúa sủng ái hơn cả, bắt đầu suy luận [bằng tiếng Latinh, với bản dịch Hy Lạp được một thông dịch viên cung cấp lúc ấy] liên quan tới nguồn gốc thần thiêng [của Chúa Kitô], và sự hiện hữu của Người trước mọi thời gian: Người gần như ở trong Chúa Cha mà không được sinh ra, trước cả lúc Người được thực sự sinh ra, Chúa Cha vẫn luôn là Chúa Cha, cũng như [Chúa Con] luôn là Vua và Đấng Cứu Rỗi” (27).
Một khi công đồng Nixêa đã chấp nhận các công thức đó, chúng trở thành lề luật không những cho Giáo Hội mà còn cho cả Đế Quốc nữa. Constantinô viết cho Giáo Hội Alexandria rằng “sự to lớn đáng sợ của những lời phạm thánh mà một số kẻ nói ra một cách xấu hổ liên quan đến Đấng Cứu Rỗi đầy quyền năng, sự sống và niềm hy vọng của chúng ta” nay bị lên án và dẹp bỏ; “vì điều đã được giao phó cho phán quyết của 300 giám mục không thể là gì khác hơn là tín lý của Thiên Chúa” (28). Constantinô viết cho mọi Giáo Hội trong mọi tỉnh của ông rằng: vì thế “bất cứ điều gì đã được ấn định trong các phiên họp thánh thiện của các giám mục phải được coi là dấu chỉ Thiên Ý”. Sau đó, ông đã ban hành một sắc chỉ chống lại các người lạc giáo dựa trên căn bản đó, cấm họ không được tụ họp và trưng dụng các nhà thờ và các nơi hội họp của họ (29). Sắc chỉ này xử với các người bất đồng Kitô hữu còn nghiêm khắc hơn là đối với người ngoại giáo vì đối với những người ngoại giáo này, ông áp dụng một mức độ khoan dung đáng kể, cấm bất cứ ai “buộc người khác” phải chấp nhận Kitô Giáo (30). Việc này “được dùng làm căn bản cho mọi luật lệ sau này đối với việc lạc giáo của các hoàng đế Kitô hữu” (31). Nền tảng của lề luật này là việc khẳng định của Kinh Tin Kính Nixêa rằng Chúa Giêsu Kitô trong tư cách Chúa và Con Thiên Chúa cùng một bản thể với Chúa Cha, và lời khẳng định “vương quyền của Người không bao giờ cùng”. Chỉ những ai tuân phục “kỷ luật thánh” của Kinh Tin Kính Nixêa, như kiểu nói của Bộ Luật Theodosian của Luật Rôma, mới được quyền giữ chức vụ chính trị trong đế quốc Kitô giáo. (Vì điều này vẫn còn là luật lệ trong Đế Quốc Thánh Thiện Rôma của thế kỷ 16, nên nó là lý do chính trị, chứ không hẳn thần học, tại sao các nhà Cải Cách Thệ Phản đã đưa ra trọng điểm chứng minh lòng trung thành của họ đối với các kinh tin kính có tính Ba Ngôi). Như một kết quả của các biến cố thế kỷ thứ tư, điều cần thiết, cho thiên niên kỷ sau và xa hơn thế, phải chấp nhận Chúa Kitô là Vua đời đời nếu người ta muốn là vua đời này.
Ấy thế nhưng điều đó tự nó không giải quyết dứt khoát vấn đề chủ quyền chính trị vì vẫn có thể vạch nhiều đường nối kết gữa vương quyền đời đời của Chúa Kitô và vương quyền có thời gian của các nhà cai trị thế gian trong các khuôn mẫu khác nhau. Bắt đầu từ thế kỷ của Constantinô và ở hai kinh thành Rôma và Constantinốp của ông ta, việc định tín Chúa Giêsu Kitô là Vua đã phát sinh ra nhiều lý thuyết chính trị khác nhau. Một trong các lý thuyết đó là lý thuyết Constantinô xem ra đã hành động theo, hay chắc chắn đó là lý thuyết sẽ khai triển trong 2 hay 3 thế kỷ sau trong Thế Giới Kitô Giáo Byzantinô; nó lên tới tột đỉnh trong nghề nghiệp và tư tưởng của hoàng đế Justiniano Cả. Nhận xét của Eusebiô rằng khi hoàng đế Constantinô chiêu đãi các Giám Mục trong một bữa tiệc tại công đồng Nixêa, “người ta dám nghĩ rằng đây là điềm báo trước vương quốc của Chúa Kitô” (32) nói cho ta nhiều điều còn hơn cả dự tính của tác giả. Chúa Kitô từng hứa với các môn đệ rằng Người sẽ ăn và uống lại với họ trong vương quốc của Cha Người (Mt 26:29). Khung cảnh của lời hứa này trong trình thuật của Tin Mừng về việc thiết lập Bữa Ăn Sau Cùng của Chúa, đối với phần lớn các nhà giải thích, có nghĩa là trong mỗi cử hành tưởng niệm Bữa Ăn Sau Cùng của Chúa, Chúa Kitô, qua vị linh mục cử hành, là chủ nhà và những người hiệp lễ là khách, do đó báo trước vương quốc đời đời của Chúa Kitô. Nhưng tại bữa tiệc của Constantinô, vương quốc của Chúa Kitô được báo trước khi vị hoàng đế được Thiên Chúa tấn phong là chủ nhà còn các Giám Mục là khách mời.
Nên nó cũng thuộc trật tự chính trị. Ngôn từ Constantinô dùng ngỏ cùng các Giám Mục và giáo sĩ rất tôn kính xứng hợp, nhưng đàng sau sự tôn kính đó là bàn tay cứng rắn của một người biết quyền lực thực sự nằm ở đâu. Như Eusebiô viết trong phần kết luận cuốn Lịch Sử Giáo Hội của ông, các hoàng đế, chứ không riêng Constantinô, “có Thiên Chúa, Vua vũ trụ, và Con Thiên Chúa, Đấng Cứu rỗi mọi người, là Đấng hướng dẫn và đồng minh của họ... chống lại các kẻ ghét bỏ Thiên Chúa” (33). Chúa Cha trong tư cách Vua vũ trụ đã trao quyền cho Chúa Kitô, Đấng, như chính Người nói trước khi lên trời, “mọi quyền trên trời và dưới đất đã được ban cho” (Mt 28:18). Quyền ấy đã được chuyển sang hoàng đế, bắt đầu với Constantinô; vì Chúa Kitô đã chọn thực thi quyền tối thượng của Người trên thế giới qua hoàng đế, người mà Người đã hiện ra với trong thị kiến. Hoàng đế “được Thiên Chúa đội triều thiên [theostephēs]”, một niềm tin được phản ảnh trong nghi lễ đăng quang của Byzantinô (34). Ngay từ năm 454, thượng phụ Constantinốp đã cử hành nghi lễ đăng quang cho hoàng đế Lêô I. Nhưng ở Byzantium, điều này không có nghĩa, như trong thế giới Latinh hiểu, thẩm quyền của hoàng đế phát xuất từ thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng, thậm chí cũng không phát xuất từ thẩm quyền Giáo Hội. Ngược lại, lúc thánh hiến thượng phụ, hoàng đế Byzantinô tuyên bố “Bởi ơn thánh của Thiên Chúa và bởi quyền lực đế quốc của ta, một quyền lực phát xuất từ chính ơn thánh của Thiên Chúa, người này được bổ nhiệm thượng phụ Constantinốp”. Hoàng đế Justianô là [Thầy Cả Thượng Phẩm] Melkixêđê, là vua và linh mục cùng một lúc (35). Trong một bức tranh ghép ở cánh trưng bầy phía nam của Hagia Sophia ở Constantinốp, có một tranh họa nền thần học chính trị này. Chúa Kitô Vua ngự trên ngôi ở trung tâm, và vị trí của Người cho thấy rõ Người là chúa tể mọi loài. Hai bên Người là hoàng đế Constantinô IX Monomachô và hoàng hậu Zoe, không có trung gian linh mục nào, vì chủ quyền của họ đến với họ cách trực tiếp từ chủ quyền của Người. [Tuy nhiên, đường kẻ ít rõ ràng trong thực tại chính trị cho bằng trong thần học chính trị; vì Constantinô là chồng thứ ba của Zoe và bức tranh ghép là bản vẽ trên da cừu nạo (palimpsest) trên đó, hình ảnh ông bị thay thế bằng hình ảnh của người tiền nhiệm). Hơn nữa, trong cuộc tranh cãi đả phá ảnh tượng, người ta thấy hiển nhiên là cả thẩm quyền của ông cũng có giới hạn: hoàng đế có thể cai trị nhân danh Chúa Kitô Vua, nhưng tốt hơn ông không được đặt tay lên các hình ảnh của Chúa Kitô, vốn là hình ảnh của Thiên Chúa.
Việc cung hiến kinh thành tái thiết Byzantium bằng tên Constantinốp, thường được gọi là Rôma Mới, vào ngày 11 tháng 5 năm 330, là kết quả quyết tâm của Constantinô nhất định kết hợp đế quốc và ước muốn thiết lập một thủ đô thực sự Kitô Giáo thay thế cho thủ đô ngoại giáo Rôma Cũ. Nhưng khi thủ đô rời Rôma về Constantinốp, ông mới thấy phần lớn hào quang của Rôma là điều không rời đi được. Cái hào quang ấy, như đã đang xẩy ra, được chuyển sang tay Giám Mục Rôma. Năm 452, Đức Giáo Hoàng Lêô I đối đầu với Attila, vua người Hung, ở Mantua, và thuyết phục được ông ta đừng phong tỏa kinh thành; ngài cũng đã cứu kinh thành khỏi tay những người chiếm đóng khác (36). Trong khung cảnh ấy, các hệ luận chính trị của thẩm quyền Chúa Kitô Vua mang một ý nghĩa hoàn toàn khác ở Rôma Cũ so với ở Rôma mới. Khi Chúa Giêsu phán trước lúc Lên Trời rằng “mọi quyền trên trời và dưới đất đã được ban cho Ta”, sau đó, Người đã trao “ủy nhiệm thư vĩ đại” cho các tông đồ như các Giám Mục đầu tiên. Hơn nữa, với một vị trong số họ, tức Phêrô như giáo hoàng đầu tiên, Người vốn đã trao quyền “trói và cởi” – trói và cởi [tha] tội, nhưng, như các giải thích sau đó được tiếp tục đưa ra, trói và cởi cả thẩm quyền chính trị (37).
Việc đăng quang của Charlemagne làm hoàng đế bởi Đức Giáo Hoàng Lêô III vào Lễ Giáng Sinh năm 800 tại Nhà thờ Thánh Phêrô ở Rôma trở thành mô hình cho việc người ở Phương tây tin chủ quyền chính trị được chuyển giao như thế nào: từ Thiên Chúa xuống Chúa Kitô, từ Chúa Kitô xuống tông đồ Phêrô, từ Phêrô xuống các người kế vị ngài trên “ngai Phêrô” rồi mới từ các ngài xuống các hoàng đế và các vua. Do đó, khi Hoàng đế Henry IV bất chấp thẩm quyền của Đức Giáo Hoàng Grêgôriô VII, vị Giáo Hoàng không ngỏ với nhà vua mà ngỏ với chính tông đồ Phêrô, tại Công Đồng Lenten năm 1076, sắc chỉ phạt tuyệt thông Henry và truất ông khỏi ngai vàng đế quốc. Cái lý thuyết vương quyền chính trị của Chúa Kitô đó đã bị chống đối, cả nhân danh quyền tự trị của trật tự chính trị lẫn vương quyền vĩnh cửu của Chúa Kitô, bởi nhiều tư tưởng gia cuối thời Trung Cổ, trong đó có Dante Alighieri. Một cách kỳ lạ, hành vi hợp pháp hóa lý thuyết duy giáo hoàng về thẩm quyền chính trị này cuối cùng đã được qui cho chính Hoàng đế Constantinô. Việc tạo hoẹt trong thế kỷ thứ 9 mà sau này được đặt tên là Hiến Tặng của Constantinô (Donation of Constantine) mô tả ông như người trao cho Đức Giáo Hoàng thẩm quyền đế quốc và tài phán mãn đời, để tạ ơn về điều Chúa Kitô thực hiện cho ông qua Đức Giáo Hoàng Sylvestriô I, người đã chữa khỏi bệnh cùi cho ông. Chúa Kitô là Vua, Giáo Hội là thể chế quân chủ, Đức Giáo Hoàng là quân vương và chính bởi thẩm quyền của ngài mà các vị quân chủ trần gian thi hành thẩm quyền của họ. Chúa Kitô từng nói với các môn đệ của Người rằng hai thanh gươm trong tay họ là “đủ” (Lc 22:38) và quả chúng đã được chứng minh như thế: Phêrô và các người kế nhiệm của ngài có cả “thanh gươm thiêng liêng” của việc cai trị Giáo Hội lẫn “thanh gươm trần thế” của việc cai trị chính trị, dù cho các ngài có thể thi hành quyền sau qua phương thế các nhà cai trị thế tục (38).
Philatô từng hỏi Chúa Giêsu “vậy ông là vua sao?” và trên tấm bảng ông gắn lên thập giá, ông cũng đã gọi Người như thế. Nhưng cả lúc họ cử hành vương quyền của Chúa Giêsu trong cảnh vênh vang chiến thắng của hoàng đế Rôma hay Giám Mục Rôma, những người vâng phục Người vẫn buộc phải xem xét các hệ luận trọn vẹn hơn cuả cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu Vua và Phôngxiô Philatô, viên tổng trấn của nhà vua, như đã được ghi lại ở chương 18, Tin Mừng Gioan, một cuộc gặp gỡ khiến chính Philatô đã phải đặt một câu hỏi nữa:
“Ông Philatô trở vào dinh, cho gọi Chúa Giêsu và nói với Người : ‘Ông có phải là vua dân Do-thái không?’... Chúa Giêsu đáp: ‘Nước tôi không thuộc về thế gian này...’ Ông Philatô liền hỏi : ‘Vậy ông là vua sao?’ Chúa Giêsu đáp : “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này : làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi’. Ông Philatô nói với Người : ‘Sự thật là gì?’” (Ga 18:33-38).
Câu hỏi sau của Philatô cũng đã gợi ra thật nhiều câu trả lời khác nhau trong các thế kỷ về sau, tất cả đều do khuôn mạo của Chúa Giêsu gợi ý.
_________________________________________________________________________________________
Ghi Chú
(1) Thánh Augustine, Luận về các Thánh Vịnh 76.7
(2) Thánh Justin Tử đạo, Hộ Giáo I 31
(3) Thánh Irenaeus, Chống Lạc giáo, 5.26.2; 5.33-34 (trích dẫn Papias)
(4) Thánh Irenaeus, Chống Lạc giáo 5.35.1; Thánh Justin Tử đạo, Đối thoại với Trypho 80; xem Richard Patrick Crosland Hanson, Allegory and Event (Richmond, Va: John Knox Press, 1959) tr. 333-56.
(5) Thánh Justin Tử đạo, Đối thoại với Trypho 135.
(6) Martyrum Scillitanorum, Acta 6 trong The Acts of the Christian Martyrs, chủ biên Herbert Musurillo (Oxford: Clarendon Press, 1972) tr. 86-89.
(7) Martydom of Polycarp 8-9
(8) Martydom of Ignatius 2.
(9) Thánh Justin Tử đạo, Hộ Giáo I 11; 51; 17.
(10) Tertullian, Hộ giáo 30-32; 1Tm 2:2.
(11) Thánh Irenaeus, Chống Lạc giáo 5.24.1;Rm 13:1,4,6.
(12) Tertullian, Luận về Thờ ngẫu thần 15; Mt 22:21.
(13) 1Cr 8:4-6; xem bình luận của Thánh Augustine, Kinh Thành Thiên Chúa 9.23.
(14) Trước hết xem William Hugh Clifford Frend, Martydom and Persecution in the Early Church: A Study of a Conflict from the Maccabbees to Donatus (Oxford: Blackwell, 1965).
(15) Thư gửi Diognetus 7,5
(16) Virgil, Aeneid 21.
(17) Tertullian, Hộ giáo 21.
(18) Jacob Burckhardt, Die Zeit Constantins des Grossen (Vienna:Phaidon, n.d.) tr.242
(19) Hermann Doerries, Constantine the Great, bản dịch của Roland H. Bianton (New York: Harper Torhcbooks, 1972) tr. 229-30.
(20) Ramsay MacMullen, Constantine (New York: Dial Press, 1969) tr.111.
(21) Lactantius, On the Manner in Which Persecutors Died 44; Divine Institutes 4.26-27; Epitome 47.
(22) Eusebius, Đời sống Constantine 1.24-31.
(23) Eusebius, Lịch sử Giáo Hội, 9.9.0-11.
(24) Eusebius, Đời sống Constantine 1.6-7.
(25) Adolf Harnack, Grundrisz der Dogmengeschichte, tái bản thứ 4 (Tubingen: J.C.B. Mohr, 1905) tr.192.
(26) Muốn có một trình bầy đầy đủ hơn về vấn đề và các trình bầy thay thế, xin xem Pelikan, Christian Tradition 1: 172-225.
(27) Theodoret, Lịch Sử Giáo Hội, 1.11-12.
(28) Socrates, Lịch sử Giáo Hội, 1.9.
(29) Eusebius, Đời sống Constantine 3.20, 64-65.
(30) Eusebius, Đời sống Constantine 2.56-60.
(31) Hermann Doerries, Constantine and Religious Liberty, bản dịch của Roland H. Bainton (New Haven: Yale Uniersity Press, 1960) tr.110.
(32) Eusebius, Đời sống Constantine 3.15.
(33) Eusebius, Lịch sử Giáo Hội10.9.4.
(34) Frank Edward Brightman, “Byznatine Imperial Coronations” Journal of Theological Studies 2 (1901):359-92.
(35) St 14:18; Tv 110:4; Dt 7:1-17.
(36) C. Lepelley, “S. Leon... et la cité romaine” Revue des sciences religieuses 35 (1961): 130-50.
(37) Mt 16:18-19; xem Pelikan, Christian Tradition 4:81-84.
(38) Xem Walter Ullmann, Medieval Papalism: The Political Theories of the Medieval Anonists (London: Methuen, 1949).
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gia Đình
Sr. Huyền Trân
11:31 04/12/2020
GIA ĐÌNH
Ảnh của Sr. Huyền Trần (SSpS)
Gia đình có mẹ có cha
Gái,Trai đầy đủ thật là Chúa ban
(bt)
Ảnh của Sr. Huyền Trần (SSpS)
Gia đình có mẹ có cha
Gái,Trai đầy đủ thật là Chúa ban
(bt)
VietCatholic TV
Thật lạ lùng: Người phụ nữ sống suốt 60 năm không ăn uống gì khác chỉ rước Mình Thánh Chúa
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:52 04/12/2020
1. 43 linh mục Công Giáo đã chết trong làn sóng coronavirus thứ 2 ở Ý
Bốn mươi ba linh mục người Ý đã chết trong tháng 11 vừa qua sau khi nhiễm coronavirus, khi nước Ý trải qua đợt dịch thứ hai.
Theo tờ L'Avvenire, nghĩa là Tương Lai, tờ báo của Hội Đồng Giám Mục Ý, 167 linh mục đã mất mạng do COVID-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch vào tháng Hai năm nay.
Cho đến nay, đã có 2 Giám Mục Ý qua đời vì coronavirus. Vào đầu tháng 10, Giám mục Giovanni D'Alise của Giáo phận Caserta qua đời ở tuổi 72. Sau đó, một Giám Mục Phụ Tá đã nghỉ hưu của Milan, là Đức Cha Marco Virgilio Ferrari, 87 tuổi, cũng đã chết ngày 23 tháng 11 do coronavirus.
Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ý, đã phải nhập viện trong tình trạng rất nghiêm trọng vào đầu tháng này vì nhiễm coronavirus. Ngài đang tiếp tục hồi phục sau khi được xét nghiệm âm tính vào tuần trước.
Đức Hồng Y Bassetti, Tổng Giám Mục của Perugia-Città della Pieve, đã trải qua 11 ngày chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Perugia, trước khi được chuyển đến Bệnh viện Gemelli của Rôma để tiếp tục dưỡng bệnh.
Theo Bộ Y tế Ý, quốc gia này hiện đang trải qua đợt nhiễm virus thứ hai, với hơn 795,000 trường hợp dương tính. Gần 55,000 người đã chết vì virus ở nước này kể từ tháng Hai.
Các biện pháp ngăn chặn mới đã được áp dụng vào đầu tháng 11, bao gồm việc cô lập nhiều khu vực và các hạn chế như giới nghiêm, đóng cửa các cửa hàng và không ăn uống tại các nhà hàng và quán bar sau 6 giờ chiều
Theo dữ liệu quốc gia, đường cong của làn sóng thứ hai đang giảm, mặc dù các chuyên gia báo cáo rằng ở một số khu vực của Ý, con số nhiễm trùng vẫn tiếp tục tăng dần.
Vào tháng 4, các giám mục trên khắp nước Ý đã đến thăm các nghĩa trang để cầu nguyện và dâng thánh lễ cho linh hồn những người đã chết vì COVID-19, bao gồm cả các linh mục.
Source:Catholic News Agency
2. Thật lạ lùng: Người phụ nữ không ăn uống gì khác chỉ rước Mình Thánh Chúa sống được suốt 60 năm
Tôi tớ Chúa Floripes de Jesús, được người dân địa phương biết đến với cái tên Lola, là một nữ giáo dân người Brazil đã không ăn không uống gì, chỉ sống nhờ Thánh Thể trong suốt 60 năm.
Lola sinh năm 1913 tại bang Minas Gerais, Brazil.
Năm 16 tuổi, cô trèo lên một cái cây và bất ngờ trượt tay té xuống. Tai nạn này đã thay đổi cuộc đời cô vĩnh viễn. Cô bị liệt nửa người và “cơ thể cô ấy thay đổi - cô ấy không còn cảm thấy đói, không còn cảm thấy khát và cũng chẳng cảm thấy buồn ngủ nữa. Mọi phương thuốc chữa trị đều vô hiệu”, Cha Gabriel Vila Verde, linh mục người Brazil, đã chia sẻ câu chuyện của Lola trên mạng xã hội.
Lola bắt đầu nuôi dưỡng mình bằng cách rước Mình Thánh mỗi ngày. Cô đã sống như vậy trong suốt 60 năm, cha Vila Verde nói. Ngoài ra, “trong một thời gian dài, cô ấy vẫn nằm trên giường không có nệm, như một hình thức đền tội”.
Hương thơm thánh thiện của vị nữ giáo dân này ngày càng gia tăng, và hàng ngàn khách hành hương đã đến gặp cô tại nhà. “Một cuốn sổ ký tên của các du khách từ những năm 1950 ghi lại rằng trung bình có 32,980 người đã đến thăm cô trong một tháng”.
Cha Vila Verde cho biết Lola đưa ra yêu cầu tương tự cho tất cả những ai đến gặp cô: Đó là hãy đi Xưng tội, Rước lễ và tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu vào mỗi ngày Thứ Sáu đầu tháng.
Khi Đức Tổng Giám Mục Helvécio Gomes de Oliveira của tổng giáo phận Mariana yêu cầu Lola ngừng tiếp khách và “sống một cuộc sống im lặng và ẩn dật” cô đã nghiêm chỉnh tuân theo chỉ thị của ngài.
“Vị Tổng Giám Mục cho phép Mình Thánh Chúa được tôn kính trong phòng Lola, nơi cũng có các Thánh lễ mỗi tuần một lần. Việc cho cô rước lễ hàng ngày được đảm trách bởi các thừa tác viên Thánh Thể giáo dân.”
Vị linh mục nhấn mạnh rằng Lola đã dành cả cuộc đời mình để cầu nguyện cho các linh mục và truyền bá lòng sùng kính đối với Thánh Tâm Chúa Giêsu. Cô được biết đến với câu nói bất hủ: “Ai muốn tìm tôi, hãy tìm tôi trong Trái Tim Chúa Giêsu”.
Lola qua đời vào tháng 4 năm 1999. Tang lễ của cô có 22 linh mục và khoảng 12,000 tín hữu tham dự. Cô được Tòa thánh tuyên bố là Tôi tớ Chúa vào năm 2005.
Source:Catholic News Agency
3. Một nghệ nhân đề nghị khôi phục bức tượng Đức Mẹ bị chặt đầu ở Đức
Một nhà phục chế nghệ thuật ở Đức đã đề nghị khôi phục miễn phí một bức tượng Đức Mẹ đã bị chặt đầu ở Regensburg.
Được biết đến với biệt danh “bác sĩ búp bê” vì công việc phục chế búp bê của mình, Marcel Offermann nói rằng ông rất xúc động trước tin tức hôm 22 tháng 10 rằng những kẻ phá hoại đã chặt đầu một bức tượng của Đức Mẹ trong một nhà thờ của Dòng Tên ở Straubing, bên Đức.
“Nghề của tôi là phục chế những con búp bê, các bức tượng thánh, và những bức tượng dùng cho việc quảng cáo thương mại. Do đó, tôi quyết định phục chế bức tượng Đức Mẹ và bảo đảm sẽ khôi phục bức tượng như trạng thái ban đầu,” Offermann nói trong một cuộc phỏng vấn với ACI Stampa ngày 27 tháng 11.
“Tôi đã ngay lập tức gọi cho Cha Johannes Hofmann, linh mục giáo xứ St. James ở Straubing, nơi có bức tượng. Bây giờ chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau. Ngài có vẻ rất an tâm khi tôi đề nghị sửa lại bức tượng”.
Offermann là một nghệ nhân người Công Giáo ở thành phố Neuss của Đức. Anh cũng là một bác sĩ tại khoa cấp cứu của bệnh viện Köln và đã điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 trong thời gian đại dịch.
Làm một lúc hai công việc như thế khiến anh không có nhiều thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, anh nói rằng đối với anh, đề nghị sửa chữa bức tượng là “vấn đề lương tâm”.
“Trong hơn 20 năm, tôi đã phục hồi và sửa chữa các bức tượng thánh, tượng Chúa, và các tượng dùng trong Mùa Giáng Sinh trên khắp tổng giáo phận Köln và xa hơn thế nữa. Đối với tôi, đó là vấn đề lương tâm,” anh nói.
Offermann có kế hoạch phục chế bức tượng đã bị chặt đầu trong mùa Giáng sinh để chuẩn bị cho năm mới.
Tội ác vì lòng căm thù đối với các Kitô hữu và Giáo Hội Công Giáo gia tăng một lần nữa ở Âu châu. Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu đã công bố dữ liệu vào tuần trước ghi lại hơn 500 tội ác thù hận chống lại các tín hữu Kitô ở Âu Châu vào năm 2019.
Ở Đức, một số nhà thờ Công Giáo đã bị vẽ bậy và bị đốt phá.
Source:Catholic News Agency
Sống Mùa Vọng hãy nghe ĐHY Cantalamessa giảng trước ĐTC và giáo triều Rôma về Định Mệnh và Cái Chết
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
23:35 04/12/2020
Hôm thứ Sáu 4 tháng 12, Đức Hồng Y Raniero Cantalamessa, Giảng Thuyết Viên Phủ Giáo Hoàng, đã trình bày Bài Giảng Mùa Vọng đầu tiên của ngài cho Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo triều Rôma. Trong bài thuyết giảng này, ngài đã trình bày những suy tư về ý nghĩa của cái chết như một nhịp cầu dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu.
Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Giuseppe Ungaretti, một nhà thơ người Ý, đã thể hiện tâm trạng của những người lính trong chiến hào hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bằng một bài thơ vỏn vẹn chỉ có mười chữ
Chúng ta như
Những chiếc lá
Trên cây
Mùa thu.
Tại thời điểm này trong cuộc sống của chúng ta, toàn thể nhân loại đang trải qua cùng cái cảm giác bấp bênh và bất định do đại dịch coronavirus gây ra.
“Như Thánh vương Grêgôriô đã viết: ‘Chúa đôi khi hướng dẫn chúng ta bằng lời nói, và đôi khi Ngài chỉ đường cho chúng ta bằng các sự kiện’. Trong năm được đánh dấu bằng ‘sự kiện’ coronavirus choáng ngợp và kinh hoàng này, chúng ta hãy cố gắng rút ra từ đó giáo huấn cho cuộc sống cá nhân và tinh thần của riêng mình. Chúng ta chỉ có thể chia sẻ những suy tư này giữa những tín hữu, vì sẽ hơi thiếu khôn ngoan nếu đề xuất những suy tư ấy với tất cả mọi người mà không có sự phân biệt, vì làm thế sẽ làm tăng thêm sự bất an đối với đức tin vào Chúa mà đại dịch gây ra ở một số người.
Những chân lý vĩnh cửu mà chúng ta muốn tập trung vào trong những suy tư của mình là: Thứ nhất, chúng ta chỉ là người phàm, và ‘chúng ta không có thành trì bền vững trên trái đất này’ (Dt 13:14); Thứ hai, cuộc sống đó không kết thúc bằng cái chết, bởi vì cuộc sống vĩnh cửu đang chờ đợi chúng ta; Thứ ba, chúng ta không cô đơn đối diện với những đợt sóng trên con thuyền nhỏ hành tinh chúng ta vì ‘Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.’ (Ga 1,14). Chân lý đầu tiên trong ba chân lý này là đối tượng của kinh nghiệm, hai chân lý còn lại thuộc về niềm tin và hy vọng.
“Memento mori!” – “Hãy nhớ rằng bạn sẽ chết.”
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách suy ngẫm về câu đầu tiên trong số những ‘châm ngôn vĩnh cửu’, là cái chết. “Memento mori’, “Hãy nhớ rằng bạn sẽ chết”. Các tu sĩ Dòng Xitô Nhặt Phép đã chọn những từ này làm phương châm cho Dòng của họ và họ viết nó ở khắp mọi nơi trong tủ quần áo của họ.
Bạn có thể nói về cái chết theo hai cách khác nhau: dưới ánh sáng của việc loan báo Tin Mừng hoặc dưới ánh sáng của trí tuệ. Cách thứ nhất bao gồm việc công bố rằng Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết; rằng nó không còn là một bức tường mà mọi thứ phải đâm vào, nhưng nó là một cây cầu dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu. Trong khi đó, cách thứ hai, liên quan đến trí tuệ hay hiện sinh bao gồm việc phản ánh thực tại của cái chết là điều con người có thể tiếp cận được, để từ đó rút ra những bài học ngõ hầu sống một cuộc sống tốt đẹp. Chính từ góc độ này, chúng ta muốn bắt đầu các suy tư của mình hôm nay.
Cách hiện sinh là cách tiếp cận cái chết trong Cựu Ước và đặc biệt là trong các sách Khôn ngoan: ‘Xin dạy chúng con biết đếm ngày tháng của mình, để chúng con có được sự khôn ngoan trong lòng’, như tác giả Thánh Vịnh cầu xin Chúa (Tv 90: 12). Cách nhìn về cái chết này không chỉ giới hạn trong Cựu Ước, nhưng còn được tiếp tục trong Tin Mừng của Chúa Kitô. Chúng ta hãy nhớ lời cảnh báo của Người: ‘Anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào’ (Mt 25:13), câu kết trong dụ ngôn người giàu có lo toan xây các kho lẫm lớn hơn cho mùa thu hoạch là: ‘Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? (Lc 12:20), và một lần nữa Chúa Giêsu nói: ‘nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?’(x. Mt 16:26).
Truyền thống của Giáo hội đã coi giáo huấn này trở thành giáo huấn của chính mình. Các Giáo phụ Sa mạc trân trọng ý nghĩ về cái chết đến nỗi họ đã biến nó thành một thực hành thường xuyên và canh tân nó bằng bất cứ cách nào cần thiết. Một trong số các vị, là người đánh sợi len để kiếm sống, đã có thói quen thỉnh thoảng lại đánh rơi trục quay và ‘ngẫm nghĩ về cái chết trước mắt mình trước khi nhặt lại’. Trong tác phẩm Bắt Chước Chúa Kitô, chúng ta tìm thấy lời khuyên sau đây: ‘Vào buổi sáng, hãy giả định rằng bạn sẽ không sống được đến buổi tối. Khi đã sống được đến buổi tối, đừng nên trông cậy sẽ có sáng hôm sau’ (I, 23). Thánh Anphongsô Maria de Liguori đã viết luận thuyết Chuẩn bị cho cái chết, trong nhiều thế kỷ là một tác phẩm kinh điển của linh đạo Công Giáo.
Cách nói khôn ngoan này về cái chết có thể được tìm thấy trong mọi nền văn hóa, không chỉ trong Kinh thánh và trong Kitô Giáo. Phiên bản thế tục hóa của nó cũng có mặt trong tư tưởng hiện đại và thật đáng để nhắc đến những kết luận được rút ra bởi hai nhà tư tưởng có ảnh hưởng vẫn còn mạnh mẽ trong nền văn hóa của chúng ta.
Nhà tư tưởng hiện đại đầu tiên được đề cập là Jean-Paul Sartre. Ông đã lật ngược mối quan hệ cổ điển giữa bản chất và hiện hữu, cho rằng hiện hữu có trước và thắng thế trên bản chất. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là phủ nhận trật tự hay quy mô của các giá trị khách quan - Thiên Chúa, những điều tốt đẹp, các giá trị, quy luật tự nhiên - là những gì có trước mọi thứ khác và con người phải phụ thuộc vào, nhưng cho rằng mọi thứ phải bắt đầu từ sự hiện hữu và tự do cá nhân của chính người ấy. Mỗi người phải tự quyết định và hoàn thành số phận của mình, giống như một dòng sông tự chảy và tự đào sâu đáy sông của chính nó. Kế hoạch của cuộc đời không được viết ra ở bất cứ đâu, nhưng nó được quyết định bởi sự lựa chọn của chính mỗi người.
Cách hiểu như vậy về sự hiện hữu hoàn toàn bỏ qua cái chết như một sự thật và do đó nó bị bác bỏ bởi chính thực tại của sự hiện hữu mà nó muốn khẳng định. Con người có thể lên kế hoạch gì nếu họ không biết cũng như không thể kiểm soát được ngày mai họ có còn sống hay không? Nỗ lực của Sartre tương tự như nỗ lực của một kẻ phạm tội dành toàn bộ thời gian của mình để lập kế hoạch cho các biện pháp tốt nhất cần tuân theo để di chuyển từ bức tường này sang bức tường khác của phòng giam.
Hợp lý hơn về điểm này là suy nghĩ của một triết gia khác, Martin Heidegger, người bắt đầu từ những tiền đề tương tự và hoạt động trong cùng bối cảnh của chủ nghĩa hiện sinh. Bằng cách định nghĩa con người là “sinh mệnh dành cho cái chết”, anh ta không biến cái chết thành một tai nạn chấm dứt sự sống, mà trở thành bản chất của cuộc sống, nghĩa là nó được tạo ra từ cái gì. Con người không thể sống mà không đốt cháy cuộc sống và làm cho nó ngắn lại. Mỗi phút trôi qua đều được lấy đi từ sự sống và trao cho cái chết, giống như khi chúng ta lái xe dọc theo một con đường, chúng ta thấy những ngôi nhà và cây cối nhanh chóng biến mất sau lưng chúng ta. Sống cho cái chết có nghĩa là chết không chỉ là sự kết thúc, như một chung cuộc; nhưng là sự kết thúc, hiểu theo nghĩa đó là mục tiêu của cuộc sống. Người ta sinh ra để mà chết chứ không phải vì bất cứ điều gì khác.
Triết gia đặt câu hỏi rằng: Vậy thì đâu là ‘điều cốt lõi - điều chắc chắn và tối thượng’ cho một hiện sinh ‘chân thực’, mà con người được lương tâm kêu gọi, và đóng vai trò như nền tảng cho sự hiện hữu của họ? Câu trả lời: Đó là sự hư vô của nó! Tất cả những khả năng của con người thực ra đều là những điều “không thể được.” Bất kỳ nỗ lực nào để lập kế hoạch cho bản thân và nâng cao bản thân đều là một bước nhảy bắt đầu từ hư vô và kết thúc trong hư vô. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cần phải có một đức tính tốt, đó là yêu mến Định Mệnh của mình. Đây là một phiên bản hiện đại từ thuyết ‘amor Fati’, nghĩa là ‘yêu mến Định Mệnh’, của những người theo trường phái Khắc kỷ!
Thánh Augustinô đã đoán trước được cả nhận định này trong tư tưởng hiện đại về cái chết, nhưng ngài đã rút ra một kết luận hoàn toàn khác với nó. Thánh nhân không kết thúc trong chủ nghĩa hư vô, nhưng vươn đến niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu.
Ngài viết rằng khi con người chào đời, nhiều giả thuyết được đưa ra: có lẽ họ sẽ đẹp, có lẽ họ sẽ xấu; có lẽ họ sẽ giàu, có lẽ họ sẽ nghèo; có lẽ họ sẽ sống lâu, có lẽ họ sẽ có một cuộc sống ngắn ngủi. Nhưng không ai nói rằng: có lẽ họ sẽ chết hoặc có lẽ họ sẽ không chết. Đây là điều duy nhất chắc chắn về cuộc sống. Khi một người bị chứng cổ chướng, là căn bệnh nan y vào thời đó, ngày nay cũng có những bệnh nan y khác, chúng ta nói: “Tội nghiệp quá, người đó phải chết; họ tới số rồi, vô phương cứu chữa”. Nhưng liệu chúng ta có nên nói như thế không với những hài nhi sắp chào đời? “Thật tội nghiệp, đứa bé phải chết, vô phương cứu chữa, thế nào nó cũng phải chết!”. Cuộc sống dài hơn hoặc ngắn hơn thì có khác biệt gì? Cái chết là một căn bệnh hiểm nghèo mà chúng ta mắc phải khi chúng ta được sinh ra.
Dante Alighieri đã tóm tắt toàn bộ quan điểm này của Thánh Augustinô trong một câu thơ duy nhất, khi ông định nghĩa cuộc sống con người trên trái đất trong câu: “cuộc sống là một cuộc chạy đua với cái chết.”
Tại trường học của ‘Chị chết’
Với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ và các thành tựu khoa học, chúng ta có nguy cơ giống như người đàn ông trong dụ ngôn này, là người tự nói với chính mình: ‘Ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!” (Lc 12:19). Tai họa hiện nay ập đến nhắc nhở chúng ta rằng ý chí con người chẳng ‘hoạch định’ hay xác định tương lai được bao nhiêu.
Sau Chúa Giêsu, quan điểm khôn ngoan về cái chết đóng một vai trò tương tự trong lề luật, chỉ sau quan điểm về ân sủng. Lề luật cũng được sử dụng để bảo vệ tình yêu và ân sủng. Lề luật - như đã viết - được ban cho những tội nhân (x. 1Tm 1: 9) và chúng ta vẫn là những kẻ có tội, nghĩa là phải chịu sự dụ dỗ của thế gian và của những thứ hữu hình, chúng ta luôn bị cám dỗ để ‘rập theo đời này’ (x. Rm 12: 2). Không có điểm thuận lợi nào tốt hơn là cái chết để chúng ta nhìn thế giới, nhìn thấy bản thân và mọi sự kiện, trong chính sự thật của chúng. Mọi thứ sau đó diễn ra đúng chỗ của nó.
Thế giới thường xuất hiện như một bó chặt chẽ những bất công và hỗn loạn, đến mức mọi thứ dường như xảy ra một cách ngẫu nhiên mà không có bất kỳ sự nhất quán hay kế hoạch nào. Đó là một loại tranh không có hình dạng, trong đó tất cả các yếu tố và màu sắc dường như được đặt ngẫu nhiên, giống như trong một số bức tranh hiện đại. Bạn thường chứng kiến những chiến thắng của kẻ gian ác trong khi những người vô tội lại bị trừng phạt. Tuy nhiên, để ngăn chặn niềm tin rằng có bất cứ điều gì đó cố định và bất biến trên thế giới này, triết gia Bossuet nhận xét rằng đôi khi bạn thấy điều ngược lại: người vô tội được đăng quang và kẻ bất công bị treo trên giá treo cổ!
Có một điểm thuận lợi để nhìn vào bức tranh khổng lồ này và hiểu được ý nghĩa của nó không? Thưa, có: đó là “sự kết thúc”, tức là cái chết, ngay sau đó là sự phán xét của Thiên Chúa (x. Dt 9:27). Nhìn từ đó, mọi thứ đều đạt đúng giá trị của nó. Cái chết là dấu chấm hết cho mọi khác biệt và mọi hình thức bất công hiện hữu giữa con người. Cái chết, như diễn viên hài người Ý Totò thường nói, giống như một ‘độ sôi’, có khả năng san bằng mọi đặc quyền.
Nhìn cuộc sống từ vị trí thuận lợi của cái chết giúp ích rất nhiều để sống tốt. Bạn đang đau khổ bởi những vấn đề và những khó khăn? Hãy tiến về phía trước, đặt mình vào đúng chỗ: hãy nhìn những điều này từ giường bệnh của bạn. Bạn muốn cư xử như thế nào? Bạn coi những thứ này quan trọng đến mức nào? Bạn có gặp vấn đề gì với ai đó không? Hãy nhìn mọi thứ từ giường bệnh của bạn. Bạn muốn làm gì khi đó: thắng cho bằng được hay chấp nhận sự sỉ nhục? Muốn chinh phục hay muốn được tha thứ?
Ý nghĩ về cái chết ngăn cản chúng ta quá tha thiết với sự vật, và đừng đặt lòng mình vào những thứ trên trần gian này đến mức quên mất rằng ‘chúng ta không có thành trì bền vững trên trái đất này’ (Dt 13:14). Như một Thánh Vịnh đã nói, ‘vì khi chết, nó đâu mang được cả, kiếp vinh hoa chẳng theo xuống mộ phần.’ (Tv 49:18). Trong thời cổ đại, các vị vua thường được chôn cất với đồ trang sức của họ. Điều này tất nhiên đã khuyến khích hành vi xâm phạm lăng mộ để lấy trộm những kho báu đó. Để ngăn ngừa kẻ trộm, người ta khắc một dòng chữ trên nhiều ngôi mộ rằng “Chỉ có tôi ở đây.” Dòng chữ đó rất đúng, cho dù trên thực tế, ngôi mộ đã chôn giấu những đồ trang sức đó! “Lúc chết, chẳng ai mang theo được bất cứ thứ gì”.
“Hãy tỉnh thức!”
Chị Chết thực sự là một người chị tốt và một giáo viên tốt. Cô ấy dạy chúng ta nhiều điều nếu như chúng ta nhẹ nhàng lắng nghe. Giáo hội không ngại gửi chúng ta đến trường của cô ấy. Trong phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro có một điệp ca nghe rất mạnh mẽ, thậm chí còn mạnh hơn phiên bản gốc Latinh của nó: “Emendemus in melius quae ignoranter peccavimus; ne subito praeoccupati die mortis, quaeramus spatium poenitentiae, et invenire non possimus”. ‘Nếu ngày chết bất ngờ ập đến, liệu chúng ta còn sửa đổi được chăng những gì mình đã phạm bởi ngu muội, liệu chúng ta có còn tìm được thời gian mà sám hối hay chăng’. Một ngày, một giờ duy nhất, một lời xưng tội tốt: những thứ này sẽ trông khác đến thế nào vào thời điểm đó! Chúng ta khao khát những điều đó biết bao hơn là một cuộc sống lâu dài, giàu có và khỏe mạnh!
Tôi cũng đang nghĩ đến một bối cảnh khác ngoài lãnh vực khổ hạnh, trong đó chúng ta khẩn thiết cần đến Chị Chết như một người thầy: đó là lãnh vực truyền giáo. Ý nghĩ về cái chết gần như là vũ khí duy nhất còn lại để rũ bỏ cơn buồn ngủ khỏi xã hội xa hoa của chúng ta, đang có cùng một trải nghiệm giống hệt như những người Do Thái vừa được giải thoát khỏi Ai Cập: ‘Gia-cóp ăn uống no thỏa, Giơ-su-run mập ra.. họ đã từ bỏ Thiên Chúa, Đấng đã tác tạo ra họ, và khinh miệt Núi Đá độ trì họ’ (Đnl 32:15).
Vào một thời điểm tế nhị trong lịch sử của “dân được chọn”, Thiên Chúa đã nói với tiên tri Isaia: ‘Hãy hô lên!’ ‘Hãy hô lên!’. Vị tiên tri trả lời: ‘Tôi phải hô lên điều gì?’ Và Thiên Chúa phán “Người phàm nào cũng đều là cỏ, mọi vẻ đẹp của nó như hoa đồng nội. Cỏ héo, hoa tàn khi Thiên Chúa thổi qua” (Is 40: 6-7). Tôi tin rằng ngày nay Thiên Chúa cũng đưa ra lời chỉ dạy tương tự cho các vị tiên tri của Ngài và Ngài làm như vậy vì Ngài yêu thương con cái mình và không muốn thấy con người ‘như đoàn vật nhốt trong âm phủ, chính tử thần canh giữ chăn nuôi’ (x. Tv 49:15).
Câu hỏi về ý nghĩa của cái chết đóng một vai trò quan trọng trong việc Phúc âm hóa ban đầu ở Âu Châu và chúng ta không nên loại trừ khả năng nó có thể đóng một vai trò tương tự trong nỗ lực tân Phúc âm hóa hiện nay. Thực sự có một điều gì đó không hề thay đổi kể từ đó và nó chính là điều này: con người phải chết. Bậc Đáng Kính Bede đã kể lại việc Kitô Giáo thâm nhập được vào miền bắc nước Anh, bằng cách vượt qua sự phản kháng của ngoại giáo. Nhà vua triệu tập đại hội đồng vương quốc để quyết định về vấn đề có cho phép các nhà truyền giáo Kitô vào hay không. Có những quan điểm trái ngược nhau về điều này, cho đến khi một trong những quan chức của nhà vua nói thế này:
Thưa Hoàng Thượng, cuộc sống của con người trên trái đất có thể được mô tả như sau. Hãy tưởng tượng đó là mùa đông. Bệ hạ đang ngồi ăn tối với các công tước và các trợ lý của mình. Giữa cung điện có một ngọn lửa làm nóng căn phòng, trong khi bên ngoài có một cơn bão, mưa và tuyết đang hoành hành. Một con chim sẻ đột nhiên đến cung điện của bệ hạ; nó đi vào từ một cửa sổ đang mở và bay nhanh về cái cửa sổ đối diện. Khi vào bên trong, nó được che chở khỏi cái lạnh giá của mùa đông, nhưng một lúc sau, kìa, nó bị đưa trở lại bóng tối mà nó đến và biến mất khỏi tầm mắt. Cuộc sống của chúng ta chỉ có vậy thôi! Chúng ta không biết điều gì đến trước hay sau đó. Nếu lời dạy này có thể cho chúng ta biết điều gì đó chắc chắn hơn về cuộc sống chúng ta, hạ thần nghĩ rằng chúng ta nên lắng nghe.
Câu hỏi do chính cái chết đặt ra, như một vết thương mở trong trái tim con người, đã mở đường cho Tin Mừng. Một nhà tâm lý học nổi tiếng đã viết chống lại Freud rằng từ chối cái chết, chứ không phải bản năng tình dục, là gốc rễ của mọi hành động của con người.
Ngợi khen Ngài, Lạy Chúa của tôi, qua Chị Chết thể xác của chúng ta
Như thế, chúng ta không phục hồi nỗi sợ hãi về cái chết. Chúa Giêsu đã đến để ‘giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời phải chịu làm nô lệ’ (Dt 2:15). Ngài đến để giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ hãi về cái chết chứ không phải để gia tăng nó. Tuy nhiên, một người cần phải trải qua nỗi sợ hãi đó để được giải thoát khỏi nó. Chúa Giêsu đến để dạy về nỗi sợ hãi cái chết đời đời cho những ai không biết gì khác hơn là nỗi sợ hãi về cái chết thể xác.
Chết đời đời! Trong Sách Khải huyền hay sách về Cánh Chung, nó được gọi là ‘cái chết thứ hai’ (Kh 20: 6). Nó là cái duy nhất thực sự xứng đáng với tên gọi là cái chết, bởi vì nó không phải là một cuộc vượt qua, không phải mầu nhiệm Vượt Qua của lễ Phục sinh, nhưng là một nhà ga cuối cùng thật khủng khiếp. Để cứu những người nam nữ khỏi số phận bi thảm này, chúng ta phải quay lại rao giảng về cái chết. Không ai hơn Thánh Phanxicô Assisi đã từng biết đến khuôn mặt Vượt qua mới của cái chết theo Kitô giáo. Cái chết của chính ngài thực sự là một sự chuyển tiếp Vượt qua, một “quá cảnh”, như được cử hành trong phụng vụ lễ Thánh Phanxicô. Khi cảm thấy cận kề với cái chết, Người Nghèo Đơn Sơ này đã từng kêu lên: 'Chào mừng, Chị chết của tôi!' Tuy nhiên, trong Bài Ca Mặt Trời hay Bài Ca Tạo Vật, cùng với những lời nói rất ngọt ngào về cái chết, thánh nhân đã đề cập đến một vài điều đáng sợ nhất, đó là:
Ngợi khen Ngài, Lạy Chúa của tôi, qua Chị Chết thể xác của chúng ta
Không một sinh vật nào có thể thoát khỏi:
Thật khủng khiếp cho những ai chết trong tội trọng!
Thật may mắn biết bao khi những ai chết trong thánh ý cực trọng của Người
Vì cái chết thứ hai không thể làm hại họ.
“Thật khủng khiếp cho những ai chết trong tội trọng!” Thánh Phaolô nói: ‘Tử thần có độc là vì tội lỗi’ (1Cor 15:56). Điều khiến cái chết có sức mạnh đáng sợ nhất ám ảnh một tín hữu và khiến người đó sợ hãi chính là tội lỗi. Nếu một người sống trong tội trọng, sự chết có nọc độc của nó, có chất độc của nó, giống như trước khi Chúa Kitô xuống thế, và do đó nó gây thương tích, giết chết và ném vào Âm Phủ. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: Đừng sợ cái chết thể xác và sau đó không thể làm gì hơn. Hãy sợ cái chết mà sau khi giết chết thân xác chúng ta, nó còn có sức mạnh ném chúng ta vào Âm Phủ (x. Lc 12: 4-5). Khi tránh xa tội lỗi bạn cũng sẽ loại bỏ được vết nhói tồi tệ nhất của nó là cái chết!
Với việc thiết lập Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã vô hiệu hóa cái chết của chính mình. Chúng ta cũng có thể làm tương tự. Trên thực tế, Chúa Giêsu đã phát minh ra phương tiện này để khiến chúng ta tham gia vào cái chết của Ngài, để hợp nhất chúng ta với chính Ngài. Theo thuật ngữ của Thánh Alphonsô đệ Liguori, tham dự Bí tích Thánh Thể là cách thức chân thực, chính xác và hiệu quả nhất để ‘chuẩn bị’ cho cái chết,. Trong đó, chúng ta cũng cử hành cái chết của chính mình, và ngày ngày chúng ta dâng cái chết của chúng ta lên Chúa Cha. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta có thể dâng lên Chúa Cha tiếng ‘amen’, tiếng ‘xin vâng’ của chúng ta đối với những gì đang chờ đợi chúng ta, đối với kiểu chết mà Người muốn dành cho chúng ta. Trong đó, chúng ta viết “di chúc của chúng ta”: chúng ta quyết định chúng ta muốn từ giã cuộc sống của mình cho ai, chúng ta muốn chết cho ai.
Chúng ta đã được sinh ra, để rồi chết, đó là sự thật; nhưng cái chết không chỉ là sự kết thúc, như là một chung cuộc, nhưng còn là sự kết thúc, theo nghĩa là mục tiêu của cuộc sống. Tuy nhiên, điều này không giống như một sự lên án, như nhà triết học nói trên đã tuyên bố, trái lại dường như là một đặc ân. ‘Như Thánh Grêgôriô thành Nyssa đã nói - Chúa Kitô được sinh ra để chết’, nghĩa là để có thể hiến mạng sống của mình làm giá cứu chuộc cho tất cả mọi người. Chúng ta cũng đã nhận được cuộc sống với những gì là độc đáo, có giá trị, xứng đáng với Thiên Chúa, để có thể lần lượt trao lại cho Ngài như một món quà và một của lễ hy sinh. Người ta còn có thể dùng cuộc sống mình cách nào hay hơn là trao tặng nó, vì tình yêu, cho Đấng Tạo Hóa, là Đấng vì tình yêu, đã ban nó cho chúng ta? Từ những lời truyền phép của vị chủ tế trên bánh và rượu trong Thánh lễ, chúng ta có thể sửa lại để nói: ‘Nhờ lòng nhân từ của Chúa, chúng con có cuộc sống này để hiến dâng. Chúng con dâng lên Chúa. Xin cho cuộc sống của chúng con trở thành của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa’(x. Rm 12: 1).
Với tất cả những điều này, chúng ta đã không loại bỏ được sự nhức nhối khi nghĩ về cái chết và không loại bỏ được khả năng nó gây ra đau khổ cho chúng ta mà Chúa Giêsu cũng muốn trải nghiệm tại vườn Giệt-si-ma-ni. Nhưng ít ra chúng ta cũng sẵn sàng hơn để chấp nhận sự bảo đảm đến từ đức tin và điều mà chúng ta công bố trong Kinh Tiền Tụng Thánh lễ cầu cho tín hữu qua đời:
Nhờ lòng trung tín của Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan, thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên trời.
Nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ nói về sự cư ngụ vĩnh cửu trên thiên đàng này, trong bài suy niệm tiếp theo.
1. Các trích dẫn Kinh thánh được trích từ Thánh Kinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
2. Các bài giảng về Phúc Âm, XVII.
3. Apofthegms of ms. Coislin 126, n. 58.
4. Xem. M. Heidegger, Being and Time, § 51.
5. Thượng dẫn. II, c. 2, § 58.
6. Xem Thánh Augustinô, Sermo Guelf. 12, 3..
7. Purgatorio, XXXIII, 54 (Mandelbaum’s English translation, 1982).
8. Xem Ecclesiastical History, II,13.
9.E. Becker, Denial of Death, New York: Free Press. 1973.
10. Celano, Vita secunda, CLXIII, 217.
11. St Gregory of Nyssa, hay. cat., 32 (PG 45, 80).
Source:Raniero CantalamessaPrima Predica di Avvento 2020
Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Giuseppe Ungaretti, một nhà thơ người Ý, đã thể hiện tâm trạng của những người lính trong chiến hào hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất bằng một bài thơ vỏn vẹn chỉ có mười chữ
Chúng ta như
Những chiếc lá
Trên cây
Mùa thu.
Tại thời điểm này trong cuộc sống của chúng ta, toàn thể nhân loại đang trải qua cùng cái cảm giác bấp bênh và bất định do đại dịch coronavirus gây ra.
“Như Thánh vương Grêgôriô đã viết: ‘Chúa đôi khi hướng dẫn chúng ta bằng lời nói, và đôi khi Ngài chỉ đường cho chúng ta bằng các sự kiện’. Trong năm được đánh dấu bằng ‘sự kiện’ coronavirus choáng ngợp và kinh hoàng này, chúng ta hãy cố gắng rút ra từ đó giáo huấn cho cuộc sống cá nhân và tinh thần của riêng mình. Chúng ta chỉ có thể chia sẻ những suy tư này giữa những tín hữu, vì sẽ hơi thiếu khôn ngoan nếu đề xuất những suy tư ấy với tất cả mọi người mà không có sự phân biệt, vì làm thế sẽ làm tăng thêm sự bất an đối với đức tin vào Chúa mà đại dịch gây ra ở một số người.
Những chân lý vĩnh cửu mà chúng ta muốn tập trung vào trong những suy tư của mình là: Thứ nhất, chúng ta chỉ là người phàm, và ‘chúng ta không có thành trì bền vững trên trái đất này’ (Dt 13:14); Thứ hai, cuộc sống đó không kết thúc bằng cái chết, bởi vì cuộc sống vĩnh cửu đang chờ đợi chúng ta; Thứ ba, chúng ta không cô đơn đối diện với những đợt sóng trên con thuyền nhỏ hành tinh chúng ta vì ‘Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.’ (Ga 1,14). Chân lý đầu tiên trong ba chân lý này là đối tượng của kinh nghiệm, hai chân lý còn lại thuộc về niềm tin và hy vọng.
“Memento mori!” – “Hãy nhớ rằng bạn sẽ chết.”
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách suy ngẫm về câu đầu tiên trong số những ‘châm ngôn vĩnh cửu’, là cái chết. “Memento mori’, “Hãy nhớ rằng bạn sẽ chết”. Các tu sĩ Dòng Xitô Nhặt Phép đã chọn những từ này làm phương châm cho Dòng của họ và họ viết nó ở khắp mọi nơi trong tủ quần áo của họ.
Bạn có thể nói về cái chết theo hai cách khác nhau: dưới ánh sáng của việc loan báo Tin Mừng hoặc dưới ánh sáng của trí tuệ. Cách thứ nhất bao gồm việc công bố rằng Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết; rằng nó không còn là một bức tường mà mọi thứ phải đâm vào, nhưng nó là một cây cầu dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu. Trong khi đó, cách thứ hai, liên quan đến trí tuệ hay hiện sinh bao gồm việc phản ánh thực tại của cái chết là điều con người có thể tiếp cận được, để từ đó rút ra những bài học ngõ hầu sống một cuộc sống tốt đẹp. Chính từ góc độ này, chúng ta muốn bắt đầu các suy tư của mình hôm nay.
Cách hiện sinh là cách tiếp cận cái chết trong Cựu Ước và đặc biệt là trong các sách Khôn ngoan: ‘Xin dạy chúng con biết đếm ngày tháng của mình, để chúng con có được sự khôn ngoan trong lòng’, như tác giả Thánh Vịnh cầu xin Chúa (Tv 90: 12). Cách nhìn về cái chết này không chỉ giới hạn trong Cựu Ước, nhưng còn được tiếp tục trong Tin Mừng của Chúa Kitô. Chúng ta hãy nhớ lời cảnh báo của Người: ‘Anh em hãy tỉnh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào’ (Mt 25:13), câu kết trong dụ ngôn người giàu có lo toan xây các kho lẫm lớn hơn cho mùa thu hoạch là: ‘Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai? (Lc 12:20), và một lần nữa Chúa Giêsu nói: ‘nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?’(x. Mt 16:26).
Truyền thống của Giáo hội đã coi giáo huấn này trở thành giáo huấn của chính mình. Các Giáo phụ Sa mạc trân trọng ý nghĩ về cái chết đến nỗi họ đã biến nó thành một thực hành thường xuyên và canh tân nó bằng bất cứ cách nào cần thiết. Một trong số các vị, là người đánh sợi len để kiếm sống, đã có thói quen thỉnh thoảng lại đánh rơi trục quay và ‘ngẫm nghĩ về cái chết trước mắt mình trước khi nhặt lại’. Trong tác phẩm Bắt Chước Chúa Kitô, chúng ta tìm thấy lời khuyên sau đây: ‘Vào buổi sáng, hãy giả định rằng bạn sẽ không sống được đến buổi tối. Khi đã sống được đến buổi tối, đừng nên trông cậy sẽ có sáng hôm sau’ (I, 23). Thánh Anphongsô Maria de Liguori đã viết luận thuyết Chuẩn bị cho cái chết, trong nhiều thế kỷ là một tác phẩm kinh điển của linh đạo Công Giáo.
Cách nói khôn ngoan này về cái chết có thể được tìm thấy trong mọi nền văn hóa, không chỉ trong Kinh thánh và trong Kitô Giáo. Phiên bản thế tục hóa của nó cũng có mặt trong tư tưởng hiện đại và thật đáng để nhắc đến những kết luận được rút ra bởi hai nhà tư tưởng có ảnh hưởng vẫn còn mạnh mẽ trong nền văn hóa của chúng ta.
Nhà tư tưởng hiện đại đầu tiên được đề cập là Jean-Paul Sartre. Ông đã lật ngược mối quan hệ cổ điển giữa bản chất và hiện hữu, cho rằng hiện hữu có trước và thắng thế trên bản chất. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là phủ nhận trật tự hay quy mô của các giá trị khách quan - Thiên Chúa, những điều tốt đẹp, các giá trị, quy luật tự nhiên - là những gì có trước mọi thứ khác và con người phải phụ thuộc vào, nhưng cho rằng mọi thứ phải bắt đầu từ sự hiện hữu và tự do cá nhân của chính người ấy. Mỗi người phải tự quyết định và hoàn thành số phận của mình, giống như một dòng sông tự chảy và tự đào sâu đáy sông của chính nó. Kế hoạch của cuộc đời không được viết ra ở bất cứ đâu, nhưng nó được quyết định bởi sự lựa chọn của chính mỗi người.
Cách hiểu như vậy về sự hiện hữu hoàn toàn bỏ qua cái chết như một sự thật và do đó nó bị bác bỏ bởi chính thực tại của sự hiện hữu mà nó muốn khẳng định. Con người có thể lên kế hoạch gì nếu họ không biết cũng như không thể kiểm soát được ngày mai họ có còn sống hay không? Nỗ lực của Sartre tương tự như nỗ lực của một kẻ phạm tội dành toàn bộ thời gian của mình để lập kế hoạch cho các biện pháp tốt nhất cần tuân theo để di chuyển từ bức tường này sang bức tường khác của phòng giam.
Hợp lý hơn về điểm này là suy nghĩ của một triết gia khác, Martin Heidegger, người bắt đầu từ những tiền đề tương tự và hoạt động trong cùng bối cảnh của chủ nghĩa hiện sinh. Bằng cách định nghĩa con người là “sinh mệnh dành cho cái chết”, anh ta không biến cái chết thành một tai nạn chấm dứt sự sống, mà trở thành bản chất của cuộc sống, nghĩa là nó được tạo ra từ cái gì. Con người không thể sống mà không đốt cháy cuộc sống và làm cho nó ngắn lại. Mỗi phút trôi qua đều được lấy đi từ sự sống và trao cho cái chết, giống như khi chúng ta lái xe dọc theo một con đường, chúng ta thấy những ngôi nhà và cây cối nhanh chóng biến mất sau lưng chúng ta. Sống cho cái chết có nghĩa là chết không chỉ là sự kết thúc, như một chung cuộc; nhưng là sự kết thúc, hiểu theo nghĩa đó là mục tiêu của cuộc sống. Người ta sinh ra để mà chết chứ không phải vì bất cứ điều gì khác.
Triết gia đặt câu hỏi rằng: Vậy thì đâu là ‘điều cốt lõi - điều chắc chắn và tối thượng’ cho một hiện sinh ‘chân thực’, mà con người được lương tâm kêu gọi, và đóng vai trò như nền tảng cho sự hiện hữu của họ? Câu trả lời: Đó là sự hư vô của nó! Tất cả những khả năng của con người thực ra đều là những điều “không thể được.” Bất kỳ nỗ lực nào để lập kế hoạch cho bản thân và nâng cao bản thân đều là một bước nhảy bắt đầu từ hư vô và kết thúc trong hư vô. Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cần phải có một đức tính tốt, đó là yêu mến Định Mệnh của mình. Đây là một phiên bản hiện đại từ thuyết ‘amor Fati’, nghĩa là ‘yêu mến Định Mệnh’, của những người theo trường phái Khắc kỷ!
Thánh Augustinô đã đoán trước được cả nhận định này trong tư tưởng hiện đại về cái chết, nhưng ngài đã rút ra một kết luận hoàn toàn khác với nó. Thánh nhân không kết thúc trong chủ nghĩa hư vô, nhưng vươn đến niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu.
Ngài viết rằng khi con người chào đời, nhiều giả thuyết được đưa ra: có lẽ họ sẽ đẹp, có lẽ họ sẽ xấu; có lẽ họ sẽ giàu, có lẽ họ sẽ nghèo; có lẽ họ sẽ sống lâu, có lẽ họ sẽ có một cuộc sống ngắn ngủi. Nhưng không ai nói rằng: có lẽ họ sẽ chết hoặc có lẽ họ sẽ không chết. Đây là điều duy nhất chắc chắn về cuộc sống. Khi một người bị chứng cổ chướng, là căn bệnh nan y vào thời đó, ngày nay cũng có những bệnh nan y khác, chúng ta nói: “Tội nghiệp quá, người đó phải chết; họ tới số rồi, vô phương cứu chữa”. Nhưng liệu chúng ta có nên nói như thế không với những hài nhi sắp chào đời? “Thật tội nghiệp, đứa bé phải chết, vô phương cứu chữa, thế nào nó cũng phải chết!”. Cuộc sống dài hơn hoặc ngắn hơn thì có khác biệt gì? Cái chết là một căn bệnh hiểm nghèo mà chúng ta mắc phải khi chúng ta được sinh ra.
Dante Alighieri đã tóm tắt toàn bộ quan điểm này của Thánh Augustinô trong một câu thơ duy nhất, khi ông định nghĩa cuộc sống con người trên trái đất trong câu: “cuộc sống là một cuộc chạy đua với cái chết.”
Tại trường học của ‘Chị chết’
Với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ và các thành tựu khoa học, chúng ta có nguy cơ giống như người đàn ông trong dụ ngôn này, là người tự nói với chính mình: ‘Ta sẽ nhủ lòng: hồn ta hỡi, mình bây giờ ê hề của cải, dư xài nhiều năm. Thôi, cứ nghỉ ngơi, cứ ăn uống vui chơi cho đã!” (Lc 12:19). Tai họa hiện nay ập đến nhắc nhở chúng ta rằng ý chí con người chẳng ‘hoạch định’ hay xác định tương lai được bao nhiêu.
Sau Chúa Giêsu, quan điểm khôn ngoan về cái chết đóng một vai trò tương tự trong lề luật, chỉ sau quan điểm về ân sủng. Lề luật cũng được sử dụng để bảo vệ tình yêu và ân sủng. Lề luật - như đã viết - được ban cho những tội nhân (x. 1Tm 1: 9) và chúng ta vẫn là những kẻ có tội, nghĩa là phải chịu sự dụ dỗ của thế gian và của những thứ hữu hình, chúng ta luôn bị cám dỗ để ‘rập theo đời này’ (x. Rm 12: 2). Không có điểm thuận lợi nào tốt hơn là cái chết để chúng ta nhìn thế giới, nhìn thấy bản thân và mọi sự kiện, trong chính sự thật của chúng. Mọi thứ sau đó diễn ra đúng chỗ của nó.
Thế giới thường xuất hiện như một bó chặt chẽ những bất công và hỗn loạn, đến mức mọi thứ dường như xảy ra một cách ngẫu nhiên mà không có bất kỳ sự nhất quán hay kế hoạch nào. Đó là một loại tranh không có hình dạng, trong đó tất cả các yếu tố và màu sắc dường như được đặt ngẫu nhiên, giống như trong một số bức tranh hiện đại. Bạn thường chứng kiến những chiến thắng của kẻ gian ác trong khi những người vô tội lại bị trừng phạt. Tuy nhiên, để ngăn chặn niềm tin rằng có bất cứ điều gì đó cố định và bất biến trên thế giới này, triết gia Bossuet nhận xét rằng đôi khi bạn thấy điều ngược lại: người vô tội được đăng quang và kẻ bất công bị treo trên giá treo cổ!
Có một điểm thuận lợi để nhìn vào bức tranh khổng lồ này và hiểu được ý nghĩa của nó không? Thưa, có: đó là “sự kết thúc”, tức là cái chết, ngay sau đó là sự phán xét của Thiên Chúa (x. Dt 9:27). Nhìn từ đó, mọi thứ đều đạt đúng giá trị của nó. Cái chết là dấu chấm hết cho mọi khác biệt và mọi hình thức bất công hiện hữu giữa con người. Cái chết, như diễn viên hài người Ý Totò thường nói, giống như một ‘độ sôi’, có khả năng san bằng mọi đặc quyền.
Nhìn cuộc sống từ vị trí thuận lợi của cái chết giúp ích rất nhiều để sống tốt. Bạn đang đau khổ bởi những vấn đề và những khó khăn? Hãy tiến về phía trước, đặt mình vào đúng chỗ: hãy nhìn những điều này từ giường bệnh của bạn. Bạn muốn cư xử như thế nào? Bạn coi những thứ này quan trọng đến mức nào? Bạn có gặp vấn đề gì với ai đó không? Hãy nhìn mọi thứ từ giường bệnh của bạn. Bạn muốn làm gì khi đó: thắng cho bằng được hay chấp nhận sự sỉ nhục? Muốn chinh phục hay muốn được tha thứ?
Ý nghĩ về cái chết ngăn cản chúng ta quá tha thiết với sự vật, và đừng đặt lòng mình vào những thứ trên trần gian này đến mức quên mất rằng ‘chúng ta không có thành trì bền vững trên trái đất này’ (Dt 13:14). Như một Thánh Vịnh đã nói, ‘vì khi chết, nó đâu mang được cả, kiếp vinh hoa chẳng theo xuống mộ phần.’ (Tv 49:18). Trong thời cổ đại, các vị vua thường được chôn cất với đồ trang sức của họ. Điều này tất nhiên đã khuyến khích hành vi xâm phạm lăng mộ để lấy trộm những kho báu đó. Để ngăn ngừa kẻ trộm, người ta khắc một dòng chữ trên nhiều ngôi mộ rằng “Chỉ có tôi ở đây.” Dòng chữ đó rất đúng, cho dù trên thực tế, ngôi mộ đã chôn giấu những đồ trang sức đó! “Lúc chết, chẳng ai mang theo được bất cứ thứ gì”.
“Hãy tỉnh thức!”
Chị Chết thực sự là một người chị tốt và một giáo viên tốt. Cô ấy dạy chúng ta nhiều điều nếu như chúng ta nhẹ nhàng lắng nghe. Giáo hội không ngại gửi chúng ta đến trường của cô ấy. Trong phụng vụ Thứ Tư Lễ Tro có một điệp ca nghe rất mạnh mẽ, thậm chí còn mạnh hơn phiên bản gốc Latinh của nó: “Emendemus in melius quae ignoranter peccavimus; ne subito praeoccupati die mortis, quaeramus spatium poenitentiae, et invenire non possimus”. ‘Nếu ngày chết bất ngờ ập đến, liệu chúng ta còn sửa đổi được chăng những gì mình đã phạm bởi ngu muội, liệu chúng ta có còn tìm được thời gian mà sám hối hay chăng’. Một ngày, một giờ duy nhất, một lời xưng tội tốt: những thứ này sẽ trông khác đến thế nào vào thời điểm đó! Chúng ta khao khát những điều đó biết bao hơn là một cuộc sống lâu dài, giàu có và khỏe mạnh!
Tôi cũng đang nghĩ đến một bối cảnh khác ngoài lãnh vực khổ hạnh, trong đó chúng ta khẩn thiết cần đến Chị Chết như một người thầy: đó là lãnh vực truyền giáo. Ý nghĩ về cái chết gần như là vũ khí duy nhất còn lại để rũ bỏ cơn buồn ngủ khỏi xã hội xa hoa của chúng ta, đang có cùng một trải nghiệm giống hệt như những người Do Thái vừa được giải thoát khỏi Ai Cập: ‘Gia-cóp ăn uống no thỏa, Giơ-su-run mập ra.. họ đã từ bỏ Thiên Chúa, Đấng đã tác tạo ra họ, và khinh miệt Núi Đá độ trì họ’ (Đnl 32:15).
Vào một thời điểm tế nhị trong lịch sử của “dân được chọn”, Thiên Chúa đã nói với tiên tri Isaia: ‘Hãy hô lên!’ ‘Hãy hô lên!’. Vị tiên tri trả lời: ‘Tôi phải hô lên điều gì?’ Và Thiên Chúa phán “Người phàm nào cũng đều là cỏ, mọi vẻ đẹp của nó như hoa đồng nội. Cỏ héo, hoa tàn khi Thiên Chúa thổi qua” (Is 40: 6-7). Tôi tin rằng ngày nay Thiên Chúa cũng đưa ra lời chỉ dạy tương tự cho các vị tiên tri của Ngài và Ngài làm như vậy vì Ngài yêu thương con cái mình và không muốn thấy con người ‘như đoàn vật nhốt trong âm phủ, chính tử thần canh giữ chăn nuôi’ (x. Tv 49:15).
Câu hỏi về ý nghĩa của cái chết đóng một vai trò quan trọng trong việc Phúc âm hóa ban đầu ở Âu Châu và chúng ta không nên loại trừ khả năng nó có thể đóng một vai trò tương tự trong nỗ lực tân Phúc âm hóa hiện nay. Thực sự có một điều gì đó không hề thay đổi kể từ đó và nó chính là điều này: con người phải chết. Bậc Đáng Kính Bede đã kể lại việc Kitô Giáo thâm nhập được vào miền bắc nước Anh, bằng cách vượt qua sự phản kháng của ngoại giáo. Nhà vua triệu tập đại hội đồng vương quốc để quyết định về vấn đề có cho phép các nhà truyền giáo Kitô vào hay không. Có những quan điểm trái ngược nhau về điều này, cho đến khi một trong những quan chức của nhà vua nói thế này:
Thưa Hoàng Thượng, cuộc sống của con người trên trái đất có thể được mô tả như sau. Hãy tưởng tượng đó là mùa đông. Bệ hạ đang ngồi ăn tối với các công tước và các trợ lý của mình. Giữa cung điện có một ngọn lửa làm nóng căn phòng, trong khi bên ngoài có một cơn bão, mưa và tuyết đang hoành hành. Một con chim sẻ đột nhiên đến cung điện của bệ hạ; nó đi vào từ một cửa sổ đang mở và bay nhanh về cái cửa sổ đối diện. Khi vào bên trong, nó được che chở khỏi cái lạnh giá của mùa đông, nhưng một lúc sau, kìa, nó bị đưa trở lại bóng tối mà nó đến và biến mất khỏi tầm mắt. Cuộc sống của chúng ta chỉ có vậy thôi! Chúng ta không biết điều gì đến trước hay sau đó. Nếu lời dạy này có thể cho chúng ta biết điều gì đó chắc chắn hơn về cuộc sống chúng ta, hạ thần nghĩ rằng chúng ta nên lắng nghe.
Câu hỏi do chính cái chết đặt ra, như một vết thương mở trong trái tim con người, đã mở đường cho Tin Mừng. Một nhà tâm lý học nổi tiếng đã viết chống lại Freud rằng từ chối cái chết, chứ không phải bản năng tình dục, là gốc rễ của mọi hành động của con người.
Ngợi khen Ngài, Lạy Chúa của tôi, qua Chị Chết thể xác của chúng ta
Như thế, chúng ta không phục hồi nỗi sợ hãi về cái chết. Chúa Giêsu đã đến để ‘giải thoát những ai vì sợ chết mà suốt đời phải chịu làm nô lệ’ (Dt 2:15). Ngài đến để giải thoát chúng ta khỏi nỗi sợ hãi về cái chết chứ không phải để gia tăng nó. Tuy nhiên, một người cần phải trải qua nỗi sợ hãi đó để được giải thoát khỏi nó. Chúa Giêsu đến để dạy về nỗi sợ hãi cái chết đời đời cho những ai không biết gì khác hơn là nỗi sợ hãi về cái chết thể xác.
Chết đời đời! Trong Sách Khải huyền hay sách về Cánh Chung, nó được gọi là ‘cái chết thứ hai’ (Kh 20: 6). Nó là cái duy nhất thực sự xứng đáng với tên gọi là cái chết, bởi vì nó không phải là một cuộc vượt qua, không phải mầu nhiệm Vượt Qua của lễ Phục sinh, nhưng là một nhà ga cuối cùng thật khủng khiếp. Để cứu những người nam nữ khỏi số phận bi thảm này, chúng ta phải quay lại rao giảng về cái chết. Không ai hơn Thánh Phanxicô Assisi đã từng biết đến khuôn mặt Vượt qua mới của cái chết theo Kitô giáo. Cái chết của chính ngài thực sự là một sự chuyển tiếp Vượt qua, một “quá cảnh”, như được cử hành trong phụng vụ lễ Thánh Phanxicô. Khi cảm thấy cận kề với cái chết, Người Nghèo Đơn Sơ này đã từng kêu lên: 'Chào mừng, Chị chết của tôi!' Tuy nhiên, trong Bài Ca Mặt Trời hay Bài Ca Tạo Vật, cùng với những lời nói rất ngọt ngào về cái chết, thánh nhân đã đề cập đến một vài điều đáng sợ nhất, đó là:
Ngợi khen Ngài, Lạy Chúa của tôi, qua Chị Chết thể xác của chúng ta
Không một sinh vật nào có thể thoát khỏi:
Thật khủng khiếp cho những ai chết trong tội trọng!
Thật may mắn biết bao khi những ai chết trong thánh ý cực trọng của Người
Vì cái chết thứ hai không thể làm hại họ.
“Thật khủng khiếp cho những ai chết trong tội trọng!” Thánh Phaolô nói: ‘Tử thần có độc là vì tội lỗi’ (1Cor 15:56). Điều khiến cái chết có sức mạnh đáng sợ nhất ám ảnh một tín hữu và khiến người đó sợ hãi chính là tội lỗi. Nếu một người sống trong tội trọng, sự chết có nọc độc của nó, có chất độc của nó, giống như trước khi Chúa Kitô xuống thế, và do đó nó gây thương tích, giết chết và ném vào Âm Phủ. Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng: Đừng sợ cái chết thể xác và sau đó không thể làm gì hơn. Hãy sợ cái chết mà sau khi giết chết thân xác chúng ta, nó còn có sức mạnh ném chúng ta vào Âm Phủ (x. Lc 12: 4-5). Khi tránh xa tội lỗi bạn cũng sẽ loại bỏ được vết nhói tồi tệ nhất của nó là cái chết!
Với việc thiết lập Bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã vô hiệu hóa cái chết của chính mình. Chúng ta cũng có thể làm tương tự. Trên thực tế, Chúa Giêsu đã phát minh ra phương tiện này để khiến chúng ta tham gia vào cái chết của Ngài, để hợp nhất chúng ta với chính Ngài. Theo thuật ngữ của Thánh Alphonsô đệ Liguori, tham dự Bí tích Thánh Thể là cách thức chân thực, chính xác và hiệu quả nhất để ‘chuẩn bị’ cho cái chết,. Trong đó, chúng ta cũng cử hành cái chết của chính mình, và ngày ngày chúng ta dâng cái chết của chúng ta lên Chúa Cha. Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta có thể dâng lên Chúa Cha tiếng ‘amen’, tiếng ‘xin vâng’ của chúng ta đối với những gì đang chờ đợi chúng ta, đối với kiểu chết mà Người muốn dành cho chúng ta. Trong đó, chúng ta viết “di chúc của chúng ta”: chúng ta quyết định chúng ta muốn từ giã cuộc sống của mình cho ai, chúng ta muốn chết cho ai.
Chúng ta đã được sinh ra, để rồi chết, đó là sự thật; nhưng cái chết không chỉ là sự kết thúc, như là một chung cuộc, nhưng còn là sự kết thúc, theo nghĩa là mục tiêu của cuộc sống. Tuy nhiên, điều này không giống như một sự lên án, như nhà triết học nói trên đã tuyên bố, trái lại dường như là một đặc ân. ‘Như Thánh Grêgôriô thành Nyssa đã nói - Chúa Kitô được sinh ra để chết’, nghĩa là để có thể hiến mạng sống của mình làm giá cứu chuộc cho tất cả mọi người. Chúng ta cũng đã nhận được cuộc sống với những gì là độc đáo, có giá trị, xứng đáng với Thiên Chúa, để có thể lần lượt trao lại cho Ngài như một món quà và một của lễ hy sinh. Người ta còn có thể dùng cuộc sống mình cách nào hay hơn là trao tặng nó, vì tình yêu, cho Đấng Tạo Hóa, là Đấng vì tình yêu, đã ban nó cho chúng ta? Từ những lời truyền phép của vị chủ tế trên bánh và rượu trong Thánh lễ, chúng ta có thể sửa lại để nói: ‘Nhờ lòng nhân từ của Chúa, chúng con có cuộc sống này để hiến dâng. Chúng con dâng lên Chúa. Xin cho cuộc sống của chúng con trở thành của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa’(x. Rm 12: 1).
Với tất cả những điều này, chúng ta đã không loại bỏ được sự nhức nhối khi nghĩ về cái chết và không loại bỏ được khả năng nó gây ra đau khổ cho chúng ta mà Chúa Giêsu cũng muốn trải nghiệm tại vườn Giệt-si-ma-ni. Nhưng ít ra chúng ta cũng sẵn sàng hơn để chấp nhận sự bảo đảm đến từ đức tin và điều mà chúng ta công bố trong Kinh Tiền Tụng Thánh lễ cầu cho tín hữu qua đời:
Nhờ lòng trung tín của Chúa, đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị hủy diệt tiêu tan, thì lại được một chỗ ở vĩnh viễn trên trời.
Nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ nói về sự cư ngụ vĩnh cửu trên thiên đàng này, trong bài suy niệm tiếp theo.
1. Các trích dẫn Kinh thánh được trích từ Thánh Kinh của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
2. Các bài giảng về Phúc Âm, XVII.
3. Apofthegms of ms. Coislin 126, n. 58.
4. Xem. M. Heidegger, Being and Time, § 51.
5. Thượng dẫn. II, c. 2, § 58.
6. Xem Thánh Augustinô, Sermo Guelf. 12, 3..
7. Purgatorio, XXXIII, 54 (Mandelbaum’s English translation, 1982).
8. Xem Ecclesiastical History, II,13.
9.E. Becker, Denial of Death, New York: Free Press. 1973.
10. Celano, Vita secunda, CLXIII, 217.
11. St Gregory of Nyssa, hay. cat., 32 (PG 45, 80).
Source:Raniero Cantalamessa