Ngày 05-12-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Sự Sáng
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
19:42 05/12/2011
Chúa nhật III mùa Vọng (BĐ1. Is 61,1-2a.10-11; BĐ2. 1Thess 5,16-24; Ga. 1,6-8.19-28).

Chúa Nhật thứ ba Mùa Vọng là Chúa Nhật vui mừng. Đốt lên cây nến thứ ba màu hồng của Vòng Hoa Mùa Vọng. Mầu hồng là mầu của sự hy vọng vì ơn cúu độ đã gần kề. Phụng vụ lời Chúa hôm nay khơi dậy niềm hy vọng cứu độ trong dân thánh. Sau bao nhiêu năm lưu đầy xa xứ, dân Chúa chọn đã khổ sở vì làm tôi đòi, mất quyền tự do thờ phượng và bị ép buộc từ bỏ lề luật của Chúa. Nay Dân được giải thoát trở về Giêrusalem xây dựng lại đền thờ và thanh tẩy tâm hồn. Các tiên tri đã gióng lên lời an ủi là ơn cứu độ đã gần kề. Mọi người hãy ăn năn sám hối đón nhận lời hứa ban Đấng Cứu Độ.

Sách tiên tri Isaia từ chương 56-66, được đa số các nhà chuyên môn nghiên cứu Thánh Kinh xếp vào Sách Isaia Thứ Ba. Sách viết về hoạt động của dân Do-thái sau thời lưu đầy trở về khoảng năm 538 B.C. tại Giêrusalem. Căn bản thần học: Yahweh là Thiên Chúa, Ngài bênh đỡ người công chính và tiêu diệt kẻ hung ác. Người Do-thái không còn lưu đầy ở Babylon mà trở về Giêrusalem. Tiên tri diễn tả lời rao giảng qua một giọng điệu mới mẻ với dân Chúa. Tiên tri ghi nhận những nghi thức thờ phượng, ăn chay hãm mình, giữ ngày Sabát, dâng hy tế như là việc thờ phượng và mời gọi tập trung đời sống nơi Đền thờ Yahweh. Chúa sẽ phán xét những người tội lỗi đã chối bỏ tôn thờ Thiên Chúa.

Sách Isaia nhắc nhở mọi người rằng lời hứa của Thiên Chúa với các tổ phụ năm xưa vẫn còn có giá trị và mời gọi mọi người hãy ăn năn sám hối và quay trở về với Yahweh. Thiên Chúa luôn trung thành với lời đã hứa và chuẩn bị ban ơn cứu độ. Tiên tri Isaia loan báo về Đấng Cứu Thế: Thánh Thần Chúa ngự trên tôi: Vì Chúa đã xức dầu cho tôi. Người đã sai tôi đem tin mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, báo tin ân xá cho những kẻ bị lưu đầy, phóng thích cho những người tù nhân; công bố năm hồng ân của Thiên Chúa (Is 61,1-2a). Chương trình cứu độ của Thiên Chúa được mạc khải một cách rất tiệm tiến. Hơn năm trăm năm trước khi Đấng Cứu Thế xuất hiện, đã được các tiên tri, nhất là tiên tri Isaia loan báo một cách rất chi tiết. Đấng Cứu Thế là sứ giả bình an dẫn đưa nhân loại vào năm Hồng Ân.

Qua lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã dùng các tiên tri để loan tin vui phấn chấn lòng dân. Tất cả các tổ phụ, các tiên tri và dân Thánh đang mong chờ ơn cứu độ. Các tiên tri đã loan báo về vị thiên sứ đi trước để dọn đường cho Chúa. Vị thiên sứ đã đến trong hoang địa và mời gọi mọi người ăn năn sám hối. Vị tiền hô chính là thánh Gioan Tẩy Giả dọn đường cho Chúa Giêsu Cứu Thế đã xuống trần gian cách đây cả 2000 năm. Ơn cứu độ được trao ban trước hết cho dân tộc đã được chọn. Đấng Cứu Độ đã đến, đang đến và sẽ đến. Chúa đã đến để giải thoát dân khỏi cảnh lầm than của sự dữ và sự chết là một biến cố vĩ đại đã xảy ra trong lịch sử loài người. Công cuộc cứu chuộc của Chúa có giá trị cho mọi thời, từ dòng dõi này tới dòng dõi kia. Đã có biết bao nhiêu thế hệ con người đã lãnh nhận hồng ân giải thoát. Ơn cứu độ được trao ban cho mọi người và ở mọi thời. Chúng ta không phải đợi đến ngày tận thế hay ngày phán xét để nhận biết ơn cứu độ. Ơn cứu độ phổ quát cho toàn dân.

Tuy nhiên, Đấng Cứu Thế đến cứu rỗi từng tâm hồn chứ không phải cứu rỗi một đám đông ồ ạt. Vì mỗi con người đều mang hình ảnh và là thụ tạo của Thiên Chúa. Mỗi một con người là một món qùa quí báu mà Thượng Đế đã an bài. Dù sống trong khoảng thời gian nào, mỗi người đều có thể hưởng nhờ ơn cứu độ của Thiên Chúa. Bởi thế niềm vui giải thoát được các tông đồ rao giảng khắp nơi. Mời gọi tất cả mọi người hãy ăn năn sám hối và hãy dọn tâm hồn cho ngay thẳng để đón nhận ơn cứu rỗi. Như thế, mọi tâm hồn công chính và tốt lành sống trong ơn nghĩa của Chúa đều có thể được đón nhận ơn cứu độ qua những cách thức khác nhau. Tiếng kêu trong sa mạc không bị giới hạn trong một khuôn khổ nào, nhưng mở rộng đến mọi nơi cho toàn thể nhân loại.

Thơ của thánh Phaolô tông đồ gởi cho giáo đoàn Thessalonica kêu gọi anh em hãy vui mừng luôn. Hãy cầu nguyện và cảm tạ Thiên Chúa. Đừng dập tắt Thánh Thần nhưng nghiệm xét mọi sự và điều gì tốt hãy giữ lại. Hãy vui mừng lên vì Chúa Giêsu đã ngự đến. Đấng Cứu Thế đến để giải thoát tâm hồn họ khỏi mọi ràng buộc của tội lỗi và sự dữ. Từ lời loan báo của các tiên tri tới việc Đấng Cứu Thế xuất hiện trên trần gian và ơn cứu rỗi trải dài qua mọi thời đại. Niềm vui của Dân Chúa vẫn trào dâng. Chúa Giêsu là Chúa của lịch sử ơn cứu độ.

Chúa Giêsu đã đến mang tin mừng cứu độ theo một ý nghĩa hoàn hảo hơn. Chúa giải thoát tâm hồn con người khỏi những ràng buộc của sự dữ. Chúa là ánh sáng thế gian. Ánh sáng soi dọi vào đêm tối của tội lỗi và lầm lạc. Chúa mở đường dẫn chúng ta vào con đường của sự thật và của sự sống. Chúa đến với trái tim yêu thương và chân thật. Gioan Tẩy Giả đã làm chứng cho sự sáng thật. Gioan là tiếng kêu trong hoang địa: Hãy sửa cho ngay đường Chúa đi. Ông đã chu toàn sứ mệnh của người tiên hô. Gioan đã làm phép rửa sám hối và đã giới thiệu Đấng Cứu Thế cho mọi người.

Với tâm tình mòn mỏi đợi chờ, dân đi trong tối tăm đã nhìn thấy ánh sáng. Họ đã nhìn thấy Đấng ban ơn cứu độ. Sau hai ngàn năm, giờ đây chúng ta hãy sống tâm tình tạ ơn, vì Chúa tiếp tục ban ơn cứu rỗi cho mọi tâm hồn. Niềm vui của sự mong chờ của những ngày Mùa Vọng sẽ qua mau và lễ Chúa Giáng Sinh đã gần kề. Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta hãy vui mừng luôn. Chúng ta không chỉ vui mừng khi tái lập những khung cảnh hang đá với đủ màu sắc lộng lẫy, các thứ trang trí đẹp mắt hay qùa cáp, tiệc tùng. Chúng ta vui vì Chúa đã ban ơn giao hòa và ơn tha tội cho nhân loại. Hãy chạy đến với Bí Tích Hòa Giải, chúng ta sẽ tìm được nguồn vui bình an đích thực cho tâm hồn. Niềm vui của sự thánh thiện và tinh tuyền. Niềm vui của hoan lạc và hạnh phúc. Chúng ta mừng vui vì Chúa tiếp tục ban ơn cứu độ cho tất cả những tâm hồn thiện tâm tìm kiếm Chúa,

Đức Giáo Hoàng Bênêđictô chia sẻ rằng: Nếu Thiên Chúa không hiện hữu, đời sống sẽ trống rỗng, tương lai vô định. Và nếu Thiên Chúa hiện hữu, mọi sự thay đổi, đời sống chiếu sáng, tương lai rực rỡ và chúng ta sẽ có định hướng để sống.

Hãy dọn tâm hồn. Sám hối tội lỗi. Lãnh nhận hòa giải. Đổi mới cuộc sống. Hãy mở rộng cửa đón Chúa Kitô. Xin Chúa ban Ơn Cứu Độ!
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Toàn văn bài nói của ĐTC Biển Đức XVI tại giờ kinh Truyền Tin 4-12-2011
Nguyễn Trọng Đa
09:40 05/12/2011
Toàn văn bài nói của ĐTC Biển Đức XVI tại giờ kinh Truyền Tin 4-12-2011

Hãy chọn lối sống tỉnh táo đơn giản

ROMA - "Phong cách của Gioan Tẩy Giả nhắc nhở mọi Kitô hữu hãy lựa chọn một lối sống tỉnh táo đơn giản, nhất là trong việc chuẩn bị lễ Chúa Giáng sinh", ĐTC Biển Đức XVI tuyên bố như thế, khi Ngài giải thích bài Tin Mừng của Chủ Nhật thứ hai Mùa Vọng, trước khi đọc kinh Truyền Tin buổi trưa, từ cửa sổ phòng Ngài, nhìn xuống Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của hàng ngàn tín hữu, mặc dầu trời mưa.

Lời chia sẻ bằng tiếng Ý của ĐTC trước kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến,

Chủ Nhật này đánh dấu giai đoạn thứ hai của mùa Vọng. Thời kỳ năm phụng vụ này làm nổi bật hai gương mặt, có vai trò quan trọng hàng đầu, trong việc chuẩn bị Chúa Giêsu đến: đó là Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Gioan Tẩy Giả.

Hôm nay, bài Tin mừng theo thánh Máccô tập trung chính xác vào Thánh Gioan Tẩy Giả. Trong thực tế, bài Tin mừng mô tả nhân cách và sứ vụ của vị Tiền hô của Chúa Kitô (x. Mc 1,2-8). Với dáng dấp bên ngoài của mình, thánh Gioan được trình bày như một gương mặt khắc khổ: mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và mật ong rừng trong hoang địa Giuđê (x. Mc 1,6 ). Một lần, Chúa Giêsu nói rằng cách thức của Gioan là trái ngược với những người "ở trong cung điện nhà vua” và “mặc gấm vóc lụa là” (Mt 11,8). Phong cách của Gioan Tẩy Giả nhắc nhở mọi Kitô hữu hãy lựa chọn một lối sống tỉnh táo đơn giản, nhất là trong việc chuẩn bị lễ Chúa Giáng sinh, nơi mà - như Thánh Phaolô nói - "Chúa vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có" (2 Cr 8,9).

Còn về nhiệm vụ của thánh Gioan, đó là một cuộc mời gọi bất thường cho sự hoán cải: phép rửa của Ngài "gắn liền với lời kêu gọi tha thiết để suy nghĩ và hành động mới mẻ, nhất là liên kết với lời công bố về cuộc phán xét của Thiên Chúa" (sách "Chúa Giêsu thành Nazareth", tập I, Paris, 2007, trang 34) và sự xuất hiện của Đấng Mêsia sắp xảy đến, được định nghĩa là "Đấng có quyền thế hơn tôi” và "Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần"(Mc 1, 7,8). Lời mời gọi của Gioan còn đi xa hơn sự đơn giản của lối sống, và sâu xa hơn: nó mời gọi một sự thay đổi nội tâm, khởi đi từ việc nhìn nhận và xưng thú tội lỗi cá nhân. Trong khi chúng ta chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, điều quan trọng là chúng ta phải trở về trong chính mình, và chúng ta hãy chân thành xét lại cuộc sống của mình. Hãy để chúng ta được soi chiếu bởi một tia ánh sáng từ Bê lem, ánh sáng của "Đấng Vĩ đại trở nên nhỏ bé” và “Đấng giàu sang phú quý tự ý trở nên nghèo khó”.

Các thánh sử khác mô tả sự rao giảng của thánh Gioan Tẩy Giả bằng cách qui chiếu đến một đoạn sách ngôn sứ Isaia: "Có tiếng hô: Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Ðức Chúa, giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta" (Is 40,3 ). Thánh Máccô cũng nêu ra một trích dẫn từ một ngôn sứ khác, ngôn sứ Malakhi, vì ngôn sứ nói: "Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con" (Mc 1,2, x. Ml 3,1). Tất cả các qui chiếu về Cựu Ước "muốn nhấn mạnh việc Thiên Chúa can thiệp để cứu độ, Người bước ra khỏi nơi ẩn kín để phán xét và cứu độ; vì thế phải mở cửa và chuẩn bị con đường cho Ngài "("Chúa Giêsu thành Nazareth", tập I, trang 34).

Chúng ta hãy phó thác con đường gặp gỡ Chúa sắp tới, cho lời bầu cử của Mẹ Maria, Đức Trinh Nữ của chờ đợi, trong khi chúng ta tiếp tục cuộc hành trình Mùa Vọng, để chuẩn bị trong tâm hồn chúng ta và trong cuộc sống chúng ta việc Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, sắp đến rồi.

ĐTC Biển Đức XVI nói tiếng Ý sau kinh Truyền Tin:

Chúng tôi chào mừng trong những ngày sắp tới ở Geneva và các thành phố khác, lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tổ chức Di dân Quốc tế, lễ kỷ niệm 60 năm ngày Công ước về qui chế người Tị nan, và lễ kỷ niệm 50 năm ngày Công Ước Liên Hiệp Quốc về việc giảm bớt tình trạng vô quốc tịch. Tôi phó thác cho Chúa những ai, thường trái với ý họ, phải rời bỏ đất nước của mình hoặc không có quốc tịch. Tôi khuyến khích tình đoàn kết với họ, và tôi cầu nguyện cho tất cả những ai sống xa hoa hãy bảo vệ và giúp đỡ các anh em này trong các tình huống khẩn cấp, đang tự phơi bày cho các mệt nhọc nặng nề và các nguy hiểm.

Sau đó, ĐTC nói bằng tiếng Pháp như sau:

Anh chị em hành hương nói tiếng Pháp thân mến, giờ kinh Truyền Tin mang lại cho tôi niềm vui tiếp đón anh chị em. Theo gương thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta đừng sợ sống trong hy vọng. Trong thế giới chúng ta đầy sự bất ổn và bạo lực, ước gì thời gian Mùa Vọng và chờ đợi Hoàng tử Hoà bình sẽ đến, giúp chúng ta suy niệm Lời Chúa. Hãy tránh mê ngủ và quyết tâm chuẩn bị con đường của Chúa, nguồn suối hoà bình và niềm vui, tình yêu và hy vọng, Ngài sẽ đến an ủi dân Ngài không ngừng. Cùng với Đức Trinh Nữ Maria, chúng ta hãy là sứ giả của niềm hy vọng mà thế giới chúng ta đang rất cần! Hãy chuẩn bị tốt và chuẩn bị thánh thiện để mừng lễ Giáng sinh! (ZENIT.org 4-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Pakistan: Cô Mariah, 18 tuổi, tử đạo vì đức tin
Phạm Kim An
09:42 05/12/2011
Pakistan: Cô Mariah, 18 tuổi, tử đạo vì đức tin

Đây là một "Maria Goretti" từ chối phủ nhận Chúa Kitô

ROMA - Một "người tử đạo vì đức tin" là danh hiệu mà cộng đồng Công giáo ở Faisalabad, Pakistan, đã tự nguyện trao cho một cô gái trẻ bị giết ngày 27-11: cô Mariah Manista, một "Maria Goretti khác" đã từ chối phủ nhận Chúa Kitô.

Câu chuyện bi thảm của cô được hãng tin Fides báo cáo về Vatican. Cơ quan của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc đã tôn vinh cô trên trang mạng trực tuyến của mình.

Mariah Manista là một cô gái Công giáo 18 tuổi, ở vùng lân cận của Faisalabad, đã bị giết chết ngày 27-11 bởi một người Hồi giáo 28 tuổi, tên là Arif Gujjar, một người nghiện ma túy và con trai của một chủ đất giàu có, theo hãng tin AsiaNews.

Thanh niên Hồi giáo này muốn kết hôn với cô, và đã bắt cóc cô khi cô đang đi lấy nước cùng với mẹ mình, bà Razia Bibi, trong khi đe dọa họ với một khẩu súng lục. Khi cô từ chối lời tỏ tình của anh, anh bắn cô và sau đó giấu cơ thể, vốn sau đó được tìm thấy bởi thân phụ cô, ông Mansha Masih, theo hãng tin AsiaNews.

Linh mục Zafal Iqbal, cha xứ giáo xứ Khushpur, nơi gia đình cô Mariah sinh sống, khẳng định với hãng tin Fides rằng "cô gái đã chống cự", "cô ấy không muốn chuyển đổi sang đạo Hồi", từ chối "kết hôn với người đàn ông, và vì lý do này, người ấy đã bắn chết cô: đây là một vị tử đạo".

Trường hợp này được linh mục Iqbal trình bày với Ủy ban Công lý và Hòa bình và với Đức Giám mục Joseph Cutts của giáo phận Faisalabad.

Cha Iqbal nhận xét: "Thủ phạm đã bị bắt và cảnh sát tiến hành điều tra. Chúng tôi hy vọng rằng công lý sẽ được trả lẽ, trong khi cộng đồng đang buồn sầu và bối rối".

Một trường hợp khác của việc bách hại chống Kitô hữu ở Punjab, là của Rehmat Masih, một người Công giáo 72 tuổi, thuộc giáo phận Faisalabad, được trả tự do cách đây một tuần lễ, sau hai năm tù và các khổ đau khủng khiếp, hậu quả của một lời buộc tội sai lầm về báng bổ Hồi giáo, hãng tin Fides than phiền như vậy.

Trong số các trường hợp khác, hãng tin "Eglises d’Asie” (các Giáo Hội châu Á), cơ quan thông tin của Hội Thừa Sai Paris (MEP), lên án đó vụ Akram Masih, một nhà hoạt động Công giáo chống lại việc trưng thu đất của Kitô hữu bởi các địa chủ Hồi giáo, đã bị giết ở quận Okara, Punjab, trong đêm 23 rạng ngày 24-11.

Shahbaz Masih, một Kitô hữu trẻ đã bị giết bởi người Hồi giáo tại Kasur. Cha anh là ông Javed Masih đã gửi đơn khiếu nại chính thức, và bây giờ ông đòi hỏi công lý phải được thực hiện, theo hãng Fides.

Hãng Fides cũng giải thích lý do tại sao, do nghèo khó kinh tế, các gia đình Kitô giáo nghèo nhất thường gửi con chưa thành niên làm người giúp việc nhà cho các gia đình Hồi giáo. Ở đây, các người trẻ chịu nhiều lạm dụng và đối xử tồi tệ, như đã xảy ra với Rebecca Bibi (giấu tên), 12 tuổi ở Lahore, khi em trở về nhà với đầy vết bầm tím và thương tích. Những người thân đưa em đến bệnh viện và họ đã khiếu nại, do em bị mất một mắt. Mục sư Gill nói với hãng Fides: "Tại Pengjab, tình hình của các Kitô hữu là nghiêm trọng: Họ là nạn nhân lạm dụng của người quyền thế, và không hưởng công lý do hệ thống pháp luật yếu kém, vốn tạo ra một vấn đề nghiêm trọng".

Sonia Bibi, một cô gái Kitô 20 tuổi ở Kasur, cũng bị hãm hiếp bởi một nhóm thanh niên Hồi giáo.

Linh mục Khalid Rashid Asi, tổng đại diện giáo phận Faisalabad, khẳng định với hãng Fides: "Các trường hợp như thế xảy ra hàng ngày ở Pendjab". Cha nói thêm: “Thật đáng buồn. Kitô hữu, nhất là giới nữ trẻ, là các nạn nhân không phòng vệ được”. (ZENIT.org 4-12-2011)

Phạm Kim An
 
ĐTC: Thay đổi cung cách suy tư hành xử và sống thanh đạm
Linh Tiến Khải
11:15 05/12/2011
Thánh Gioan Tẩy Giả kêu mời tín hữu sống thanh đạm, hồi tâm hoán cải, thay đổi cung cách suy tư hành xử và chân thành kiểm thực cuộc sống của mình.

Đức Thánh Cha đã khẳng định như trên trong buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 4-12-2011.

Mở đầu bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói Mùa Vọng trong năm phụng vụ đề cao hai gương mặt đã có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho biến cố Chúa Giêsu đến trong lịch sử nhân loại: Đó là Đức Maria và thánh Gioan Tẩy Giả. Phúc Âm thánh Marcô Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng miêu tả con người và sứ mệnh của vị Tiền Hô (Mc 1,2-8), bằng cách giới thiệu diệm mạo khắc khổ bề ngoài của người: ông mạc áo da lạc đà, ăn châu chấu và mật ong rừng tìm thấy trong sa mạc Giuđêa (Mc 1,6). Chính Chúa Giêsu có lần kia cũng đối chiếu thánh nhân với những người sống trong các cung điện vua chúa, mặc lụa là sang trong (Mt 11,8). Đức Thánh Cha nói:

Lối sống của ông Gioan Tẩy Giả phải nhắc nhở cho tất cả mọi tín hữu kitô biết lựa chọn kiểu sống thanh đạm, đặc biệt để chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh, trong đó, như thánh Phaolô nói ”từ giầu sang phú qúy Chúa đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của Người mà làm cho anh em trở thành giầu có” (2 Cr 8,9).

Sứ mệnh của Gioan Tẩy Giả là một lời mời gọi hoán cải ngoại thường: phép rửa của người ”gắn liền với một lời kêu mời tha thiết hãy có một kiểu suy tư hành xử mới, nhất là gắn liền với lời loan báo sự phán xử của Thiên Chúa” (Đức Giêsu thành Nagiarét I, Milano 2007, tr. 34), cũng như sự xuất hiện gần kề của Đấng Messia, được thánh nhân định nghĩa như là ”Đấng mạnh hơn tôi” và là Đấng “sẽ thanh tẩy trong Thánh Thần” (Mc 1,7.8). Lời mời gọi của thánh Gioan Tẩy Giả đi xa hơn và sâu hơn kiểu sống thanh đạm: nó kêu mời thay đổi nội tâm, bắt đầu từ việc thừa nhận và xưng thú tội lỗi của mình. Và Đức Thánh Cha đưa ra lời kích lệ như sau:

Thật là điều quan trọng, trong khi chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh, chúng ta trở vào trong chính mình và chân thành kiểm thực lại cuộc sống của chúng ta. Chúng ta hãy để cho mình được chiếu soi bởi một tia sáng đến từ Bếtlehem, bởi ánh sáng của Đấng ”Cao Cả nhất” nhưng đã thở thành bé nhỏ, của Đấng ”Mạnh Mẽ nhất” nhưng đã trở thành yếu đuối.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói cả bốn Phúc Âm đều miêu tả việc rao giảng của thánh Gioan Tẩy Giả bằng cách quy chiếu về một văn bản của ngôn sứ Isaia: ”Có tiếng hô trong sa mạc: Hãy chuẩn bị một con đường cho Chúa, hãy san bằng giữa đồng hoang một con lộ cho Thiên Chúa chúng ta” (Is 40,3). Thánh sử Mạccô cũng xen vào đó lời trích từ một ngôn sứ khác là Malakhi nói rằng: ”Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con” (Mc 1,2; Ml 3,1). Các quy chiếu Thánh Kinh Cựu Ước này ”đề cập tới sự can thiệp cứu độ của Thiên Chúa, là Đấng ra khỏi sự không thể dò thấu được của Người để phán xứ và cứu rỗi; cần phải mở cửa và dọn đường cho Người” (Đức Giệsu thành Nagiarét I, tr. 35).

Chúng ta hãy tín thác cho sự bầu cử hiền mẫu của Đức Maria, Trinh Nữ của sự chờ đợi, con đường dẫn chúng ta tới chỗ gặp gỡ Chúa đến, trong khi tiếp tục lộ trình Mùa Vọng để chuẩn bị trong tim và trong cuộc sống chúng ta biến cố Đấng Emmanuel ”Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, đến.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã nhắc cho mọi người biết rằng trong các ngày tới đây thế giới sẽ kỷ niệm 50 năm thành lập Ngày Thế Giới Di Cư, 60 năm Hiệp định về tình trạng của người tị nạn và 50 năm Hiệp định về việc giảm các trường hợp của những người không có quốc tịch. Ngài nói:

Tôi phó thác cho Chúa những ai thường bị bắt buộc phải rời bỏ quê hương mình, hay không có quốc tịch. Trong khi khích lệ tình liên đới đối với họ, tôi cầu nguyện cho tất cả những ai xả thân che chở và trợ giúp các anh chị em phải sống trong các tình trạng khẩn thiết này, và phải chịu các vất vả và hiểm nguy trầm trọng.

Chào các tín hữu nói tiếng Pháp, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người đừng sợ hãi sống trong hy vọng. Trong thế giới đầy bất ổn và bạo lực này, ước gì Mùa Vọng và việc chờ đón “Hoàng Tử Hòa Bình” đến, cho chúng ta dịp suy gẫm Lời Chúa. Hãy tránh ngủ quên, và hãy cương quyết dọn đường cho Chúa, là suối nguồn của hòa bình, niềm vui, tình yêu thương và niềm hy vọng, là Đấng không ngừng đến để an ủi dân Người.
 
Bóng ma của các chiến binh trẻ em Liberia
Linh Tiến Khải
11:17 05/12/2011
Phỏng vấn nhà báo Kamara Umunna

Trong thời gian qua bà Agnes Fallah Kamara-Umunna, nhà báo, đã cho ấn hành cuốn sách tựa đề ”Trò chơi của các giấc mơ tìm lại được”.

Bà Kamara-Umunna sinh trưởng tại Monrovia, thủ đô nước Liberia. Nhưng khi cuộc nội chiến bùng nổ tại Liberia trong các năm 1989-1991, bà sống lưu vong bên Sierra Leone. Giữa các năm 1999-2003 nội chiến lại tái phát và đã khiến cho 250.000 thiệt mạng. Năm 2004 bà trở về thủ đô Monrovia và làm việc trong đài phát thanh Liberia, do Liên Hiệp Quốc tài trợ. Bà đặc trách chương trình có tên gọi là ”Thẳng từ trái tim”, trong đó bà để cho các nạn nhân và cả những kẻ tội phạm của cuộc nội chiến kể lại các kinh nghiệm sống đau thương của họ, nhằm mục đích thăng tiến hòa giải và tha thứ. Đây cũng là tên của tổ chức bà thành lập để thăng tiến hòa giải và hòa bình bên Phi châu. Năm nay bà Kamara-Umunna 43 tuổi, có 4 con và hiện đang sống tại Staten Island bên New York. Đề tựa ban đầu cuốn sách của bà là: ”Nhưng hòa bình vẫn chưa tới”.

Cộng hòa Liberia là quốc gia nằm trong vùng Tây Phi châu, rộng 11.370 cây số vuông, có khoảng 3.5 triệu dân, gồm người da đen Sudan và nhiều bộ lạc khác nhau như: Kpelle, Bassa, Gio, Krumen, Grebbo, Mano, Krahn, Gola, Gbandi, Mende, Mangingo và Viau. 43.6% tổng số dân của Liberia là người trẻ dưới 14 tuổi, 52.8% là người lớn từ 14 tới 64 tuổi, và 3,7% là người già từ 65 tuổi trở lên. Về phương diện tôn giáo 66% tổng số dân Liberia theo Kitô giáo, nhất là Tin Lành. Hồi giáo chiếm 15%, còn lại 19% theo đạo thờ vật linh. Ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong nước, người dân Liberia còn nói tiếng Mande, Gola và Kpelle.

Lịch sử chính trị Liberia bắt đầu vào năm 1822, khi người Mỹ gốc phi châu đến sống tại đậy dưới sự bảo trợ của Hiệp Hội thuộc địa Mỹ. Năm 1847 người Liberia gốc Mỹ tuyên bố Cộng hòa Liberia độc lập. Họ coi vùng đất mà xưa kia tổ tiên họ đã bị bắt bán làm nô lệ sang châu Mỹ là ”đất hứa”, nhưng họ không cố ý tái hội nhập vào xã hội và trong mô thức bộ tộc phi châu. Họ tự coi mình là ”người Mỹ” và cũng được nhìn nhận như thế bởi các bộ tộc địa phương và chính quyền thuộc địa Anh quốc của nước Sierra Leone láng giềng. Họ lấy tên nước là Liberia để cố ý ảm chỉ họ là ”những người tự do”. Tâm thức này khiến cho họ có cung cách coi người thuộc các bộ lạc là ”kém cỏi” hơn họ, tuy vùng đất mà họ chiếm đóng rất nhỏ hẹp. Việc thành lập nước Liberia được các nhà hảo tâm và tôn giáo Mỹ tài trợ, với sự cộng tác chính thức của chính quyền Hoa Kỳ. Do đó mô thửc chính trị của Liberia cũng rập khuôn theo mô thức của Hoa Kỳ.

Vào năm 1926, và đặc biệt trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Hoa Kỳ đã trợ giúp kinh tế và kỹ thuật giúp Liberia phát triển mạnh. Năm 1980 một nhóm hạ sĩ quan của quân đội bộ tộc do Samuel Kanyon Doe lãnh đạo, nổi lên đảo chánh và xử tử tổng thống William Tolbert ngay trong dinh của ông. Họ thành lập Hội đồng nhân dân cứu quốc, rồi lên nắm quyền và thi hành chính sách độc tài, đóng cửa báo chí, cấm các đảng phái đối lập hoạt động, và và tổ chức trưng cầu dân ý.

Chính sách cai trị độc tài ấy khiến cho cuộc nội chiến bùng nổ lần đầu tiên năm 1989 và năm sau đó tổng thống Doe bị giết chết bởi các lực lưng của ”Mặt trận ái quốc quốc gia độc lập”, do ông Yormie Johnson lãnh đạo cùng với nhiều thành phần của bộ lạc Gio. Như điều kiện chấm dứt nội chiến, năm 1994 ông Amos Sawyer, quyền tổng thống, phải từ chức và nhường quyền cho Hội đồng lãnh đạo quốc gia. Sau đó từ địa vị của một ”ông chúa chiến tranh” Charles Taylor được bầu làm tổng thống năm 1997, nhưng chính sách cai trị tàn ác và độc tài của ông đã gây ra rất nhiều bất mãn và khiến cho đảng đối lập gặp rất nhiều khó khăn. Một trong các tội của ông Taylor là bắt cóc trẻ em và biến chúng thành chiến binh.

Năm 1999 cuộc nổi loạn của các bộ tộc khiến cho Liberia lâm cảnh nội chiến lần thứ hai kéo dài cho tới năm 2003, làm cho 250.000 dân thiệt mạng. Tháng 8 năm 2003, qua trung gian của nước Ghana, các thỏa hiệp hòa bình ký kết tại Accra chấm dứt 14 năm nội chiến. Tổng thổng Charles Taylor bị bắt buộc chấp nhận sống lưu vong bên Nigeria. Với các cuộc bầu cử năm 2005 bà Ellen Johnson Sirleaf lên làm tổng thống thay thế ông Gyude Bryant. Bà là nữ tổng thống đầu tiên của toàn đại lục Phi châu.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn bà Agnes Fallah Kamara-Umunna, nhà báo, về thảm cảnh của các trẻ em chiến binh Liberia và nỗ lực hòa giải bà thực hiện qua tổ chức ”Thẳng từ trái tim” nói trên.

Hỏi: Thưa bà, tại sao tựa đề ban đầu của cuốn sách lại là ”Nhưng hòa bình vẫn chưa tới”?

Đáp: Bên Liberia các nạn nhân, các chứng nhân và các thủ phạm của cuộc nội chiến vẫn chưa có hòa bình. Việc chữa lành và hòa bình là hai điều không thể tách rời nhau: việc chữa lành tạo ra sự bình an. Sẽ không có tương lai nào đáng sống, cho tới khi nào tất cả chúng ta đều có sự bình an. Tại Liberia chúng tôi phải tìm hòa bình bên trong mình trước đã, rồi mới có thể trao ban sự bình an đó cho người khác. Bình an không hiện hữu ở bên ngoài, mà ở bên trong linh hồn của chúng ta. Những người mà tôi thu thập các câu chuyện cuộc đời, không có bình an, kể từ khi chiến tranh chấm dứt, bởi vì chúng tôi đã quên rằng chúng tôi tùy thuộc lẫn nhau.

Hỏi: Các trẻ em chiến binh đang tái xây dựng cuộc sống của chúng như thế nào thưa bà?

Đáp: Đối với một số em, việc tái xây dựng cuộc sống rất khó khăn. Tất cả các em đều có một kiểu đương đầu với các cảm xúc khác nhau. Sau khi các em bắt đầu kể lại kinh nghiệm của các em trong chương trình phát thanh của tôi, các em đã khám phá ra rằng việc kể lại các kinh nghiệm đó đã giúp các em. Việc chia sẻ các kinh nghiệm với người khác đã giúp các em bớt đau khổ hơn. Và tôi hết sức mời gọi các em hãy có sự bình an trong chính mình, hãy có tình yêu thương và tìm đối thoại với người khác. Đây là điều rất khó đối với các em, và tôi không bao giờ bắt buộc các em làm điều đó.

Chẳng hạn như trường hơp của em Jefferson. Em kể rằng lính bắt đầu tàn sát bộ tộc của em. Khi đó em mới lên 2 tuổi. Cha mẹ và em gái của em bị binh sĩ giết chết. Bà dì đem em đi trốn, nhưng vì bà già rồi, nên không thể sống được và cũng chết vì tình trạng hỏa ngục trong nước. Khi thấy người ta chạy vào rừng trốn, em cũng chạy theo họ. Bất thình lình có một người ra dấu cho em đi theo ông. Khi em lên 7 tuổi, họ cho em một khẩu súng và dậy em bắn giết.

Tại Liberia có hàng chục ngàn trẻ em bị các ”ông chủ của chiến tranh” huấn luyện và biến thành chiến binh trẻ em như vậy. Sau khi chiến tranh kết thúc, các em mồ côi, không còn gia đình, bị mọi người nhìn với con mắt nghi ngờ. Các em giận dữ và có các hình ảnh kinh khủng trong đôi mắt không còn ngây thơ nữa.

Hỏi: Thưa bà Kamara-Umunna, bà đã nói ”Thắng vượt qúa khứ không bao giờ là điều dễ dàng”. Điều này không có nghĩa 'a quên đi, nhưng đúng hơn muốn nói rằng phải thừa nhận những gì đã xảy ra trước đó để cùng nhau sống một lần, có đúng thế không?

Đáp: Vâng, bạn có biết rằng bạn không thể quay trở lại đàng sau và thay đổi quá khứ không? Điều đã xảy ra là lịch sử rồi, bạn phải chấp nhận thôi. Chúng ta phải thừa nhận các sự kiện tiêu cực đã xảy ra cho các nạn nhân và cũng phải nghĩ tới điều các kẻ tội phạm đã làm, họ cũng sẽ không bao giờ quên được điều đã xảy ra. Bạn phải đương đầu với nỗi khổ đau và khai thác tối đa tình yêu thương mà bạn có trong mình. Tôi biết đó là điều khó lắm, nhưng có một phương thế và chúng ta phải nỗ lực làm việc để có được hòa bình trong con tim.

Hỏi: Thưa bà tình hình nước Liberia hiện nay ra sao?

Đáp: Xem ra có nhiều thách đố phải đương đầu hơn liên quan tới các người còn sống sót. Có rất nhiều điều phải làm liên quan tới việc tái hội nhập họ vào cuộc sống xã hội. Cần phải nói về hòa giải cho toàn quê hương đất nước Liberia. Có một loạt các khó khăn vẫn còn đó trong tiến trình này vì có các khác biệt chính trị và kinh tế rất lớn giữa các bộ tộc khác nhau. Ngoài ra, còn có tệ nạn sống ngoài vòng pháp luật, nạn gian tham hối lộ, và thiếu tôn trọng đối với tình trạng pháp lý, các bất công và thiếu liêm chính trong công ăn việc làm, trong guồng máy hành chánh và các cơ quan chính quyền. Tình trạng hỗn loạn này cống hiến cho giới lãnh đạo và chính quyền các cấp có cảm tưởng rằng họ muốn làm gì thì làm, mà không sợ bị trừng phạt, và họ cũng không có tinh thần trách nhiệm nào đòi với dân nước.

Hỏi: Sự tha thứ có gia tăng trong các gia đình và trong các thành phố tại Liberia hay không thưa bà?

Đáp: Sau khi chiến tranh chấm dứt, người ta đã ít chú ý tới vai trò của việc tha thứ trong gia đình và giữa các nhóm dân với nhau, như là phương thế giúp đem lại hòa bình trong các cộng đoàn đã sống kinh nghiệm bạo lực. Việc hòa giải là một tiến trình khó khăn và lâu dài: kiểu tốt nhất là tìm ra các giải pháp cho các vấn đề đã gây ra xung khắc và chiến tranh, bằng cách thay đổi, biến thù hận và oán hờn thành tình bạn và sự hòa hợp. Điều mà nhiều người gọi là ”sự chữa lành” là sửa chữa băng bó các vết thương sâu thẳm do cuộc chiến đã gây ra trong con tim. Công lý là một điều kiện cần thiết, nhưng không đủ để có thể hòa giải các thành phần trong nước với nhau.

Hỏi: Đức tin đã trợ giúp bà trong công việc thăng tiến hòa giải hòa hợp như thế nào?

Đáp: Tôi là tín hữu công giáo và tôi tin vững vàng nơi Thiên Chúa. Tôi đã nghĩ tới Thiên Chúa rất nhiều, khi tôi viết lại những câu chuyện đời của các trẻ em chiến binh; và tôi đã tự hỏi tại sao Thiên Chúa không che chở các người đã phải đau khổ qúa nhiều như vậy? Ngoài mầu nhiệm sự dữ, cái gian ác và sự tự do của con người, bất cứ chuyện gì đã xảy ra trong chiến tranh Liberia cho những người mà tôi đã làm việc với họ, tôi tin rằng đó đã là cho thiện ích của họ, cho một chương trình của Thiên Chúa, mà chúng ta không biết được. Dù sao đi nữa, tôi chấp nhận ý muốn của Thiên Chúa mà không tranh luận. Cho tới nay tôi đã chấp nhận tất cả, không cay đắng, không do dự. Và tôi tự nhủ: ”Thiên Chúa biết Ngài đang làm gì”.

(Avvenire 3-11-2011)
 
Cuộc săn tìm kho tàng của Vatican II: Uỷ ban tìm kiếm các bút ký và nhật ký của các giám mục.
Bùi Hữu Thư
17:17 05/12/2011
VATICAN (CNS) – Với mục đích chuẩn bị cho lần kỷ niệm năm thứ 50 ngày khai mạc Công Đồng Vatican II, một uỷ ban giáo hoàng đã khởi xướng một cuộc tìm kiếm kho tàng trên toàn thế giới.

Rất nhiều vị trong số trên 2.800 hồng y và giám mục đã tham dự vào tất cả hay một phần công đồng từ năm 1962-1965 đã giữ các nhật ký hay ít ra cũng đã ghi chép; nhiều vị đã viết các bài đăng trên báo của giáo phận của họ và đa số -- vào thời đại trước khi có điện thư e-mail và khi điện thoại viễn liên băng Đại Tây Dương tương đối rẻ -- đã viết thư về nhà.

Uỷ Ban Giáo Hoàng về các khoa học Lịch Sử đang yêu cầu các nhà sưu tầm và tàng trữ các tài liệu về giáo hội, và ngay cả các con cháu của các giáo phụ của công đồng đã qua đời, hãy tìm tòi trong các giấy tờ của họ để khám phá ra những suy tư có thể đóng góp thêm những nhận xét riêng tư vào cuộc nghiên cứu lịch sử đã được thực hiện về các sinh hoạt chính thức của công đồng.

Để chuẩn bị cho đại hội kỷ niệm Vatican II, Linh Mục Dòng Nobertine Bernard Ardura, chủ tịch uỷ ban, nói rằng ngài biết rõ là kho tàng chưa được khai phá này có thể trở thành đề tài tranh cãi xem việc này có khiến cho có thêm những cảm nghĩ chân chính hay sai lạc đối với công đồng.

Cha Ardura viết trong đề án của ngài: Uỷ ban đang cổ võ một cuộc nghiên cứu lịch sử “thăng bằng và khoa học” về công đồng, theo giáo huấn của Đức Thánh Cha và “loại trừ mọi gợi ý về ý thức hệ”.

Linh mục Ardura nói là có hai “giòng tư tưởng” thái cực đối với công đồng: “Đối với một số người đó là một biến cố độc đáo đánh dấu một sự cắt đứt – có một thời đại “trước” và “sau” Vatican II; đối với nhiều người khác, đây không được coi hẳn là một công đồng thực sự, vì không phác họa một học thuyết, và không có ai bị gieo vạ tuyệt thông.”

Ngài nói: Nhưng đối với uỷ ban, “điều quan trọng là phải làm việc bên ngoài các giòng suy luận và tư tưởng này và phải làm việc dựa trên các văn kiện.”
 
Top Stories
Birmanie / Myanmar: L’archidiocèse de Rangoun s’apprête à célébrer le centenaire de sa cathédrale, rénovée de fond en comble pour l’occasion
Eglises d'Asie
11:12 05/12/2011
Le 29 novembre, les paroissiens de la cathédrale se sont déplacés en masse pour une messe d’action de grâce saluant la fin d’un chantier de trois ans. Le 8 décembre prochain, solennité de l’Immaculée Conception, ce sera le diocèse tout entier, et avec lui l’ensemble de l’Eglise catholique de Birmanie, qui viendra fêter cet événement, la cathédrale étant consacrée à la Vierge Marie. Pour Mgr Charles Bo, 63 ans, archevêque de Rangoun depuis 2003, cette occasion est d’importance : ...

... « La cathédrale Sainte-Marie, à Rangoun, fête ses cent ans. Elle est le symbole de l’histoire du christianisme dans ce pays. Elle a en effet survécu à bien des catastrophes, comme des tremblements de terre, des bombardements et des typhons. Dans cette nation où les pagodes (bouddhiques) se comptent par millions, cette église, au centre de la plus grande ville du pays, porte haut le message du Christ, montrant que les chrétiens abordent ce nouveau millénaire ainsi que les jours historiques que nous vivons, dans l’espérance et l’optimisme » (1).

Selon une dépêche de l’agence I-Media (2), la messe du 8 décembre revêtira un caractère particulier en raison de la présence dans l’assistance d’Aung San Suu Kyi, la figure emblématique de l’opposition aux généraux au pouvoir à Naypyidaw, et du ministre birman des Affaires étrangères. Au début de la messe, l’envoyé du pape pour le centenaire de la cathédrale, le cardinal Renato Martino, lira un message de Benoît XVI avant que le ministre des Affaires religieuses ne prenne à son tour la parole (3). Aung San Suu Kyi, de religion bouddhiste, doit assister à tout l’office religieux, tandis que le ministre birman quittera les lieux dès la fin de l’homélie, avant la liturgie eucharistique. La cérémonie sera suivie d’un déjeuner à l’archevêché de Rangoun où Mgr Charles Bo recevra le cardinal Martino, l’ensemble des évêques birmans, des prêtres et des « invités spéciaux », au nombre desquels pourrait se trouver Aung San Suu Kyi.

Tandis que les derniers ouvriers mettaient une touche finale à des travaux de rénovation entamés il y a trois ans, Margaret Jozef, paroissienne de la cathédrale de l’archidiocèse catholique de Rangoun depuis une vingtaine d’années, se réjouissait, le 29 novembre dernier, de l’achèvement de ces travaux et de voir enfin rendue à sa splendeur originelle ce qui demeure une des plus vastes églises catholiques d’Asie. Ayant contribué à cette rénovation en confectionnant les nouveaux habits des enfants de chœur, elle n’hésite pas à établir un parallèle entre les travaux entrepris à la cathédrale et les changements politiques que vit son pays depuis quelques mois (4) : « La seule chose que je peux dire, c’est que la rénovation de nos bâtiments ne suffit pas à elle seule. Il nous faut aussi changer nos manières de penser » (5).

C’est à la fin du XIXème siècle que la nécessité pour la jeune Eglise de Birmanie d’ériger une nouvelle cathédrale à Rangoun s’est fait jour. Après les guerres anglo-birmanes qui avaient provoqué le déclin des missions, le retour à la paix permettait un certain essor du christianisme. Aux barnabites italiens succédèrent les pères français des Missions Etrangères et, après le très dynamique vicaire apostolique Paul Bigandet (1856-1894), Mgr Alex Cardot, vicaire apostolique de la Basse-Birmanie de 1893 à 1926, entreprit de remplacer la vieille église qui servait de cathédrale, par un monument plus important. Diplomate avisé, il obtient du gouvernement le terrain nécessaire ainsi que l’autorisation de vendre celui qu’occupait alors la vieille église et qui avait une grande valeur. Avec le produit de la vente et celui d’une souscription, il lance un vaste chantier en 1895. Le P. Janzen, nouveau missionnaire et ancien architecte, lui fournit une aide précieuse et, sur les plans d’un architecte hollandais, Joseph Cuypers, une cathédrale en briques, de style néo-gothique, sort de terre. Non sans mal car le sol sur lequel elle est édifiée est meuble et doit être renforcé de centaines de piliers en bois. Les équipes locales manquent d’expérience. Une fois élevées, les deux tours de la façade créent une grosse frayeur lorsqu’elles s’enfoncent d’une soixantaine de centimètres. Finalement, la cathédrale est achevée en 1911 et, assurent les chroniques des MEP, c’est, « dit-on, la plus belle de nos missions ».

Le 5 mai 1930, un fort tremblement de terre à Rangoun provoque des dégâts, heureusement mineurs, à l’édifice. La cathédrale sort à peu près épargnée des combats de 1941-42 consécutifs à l’invasion japonaise mais le 14 décembre 1944, une bombe alliée souffle tous les vitraux, qui seront remplacés par des productions locales. Le 2 mai 2008, le cyclone Nargis n’épargne pas Rangoun et, à nouveau, les vitraux sont brisés et le toit endommagé. Tous ces outrages avaient rendu une rénovation complète plus que nécessaire, souligne le P. George, porte-parole de la paroisse de la cathédrale. Il ne donne pas de chiffres quant au coût total des travaux mais les travaux ont été complets : 88 vitraux ont été remplacés (venus de Thaïlande, ils ont été réalisés dans le style d’origine et représentent les mystères du Rosaire, les douze apôtres, dix saints et évêques missionnaires, des scènes de la vie du Christ) ; l’intérieur a été entièrement repeint et l’extérieur ravalé. Et, touche finale, la statue de la Vierge qui trône au sommet de la façade est désormais dotée d’un éclairage semblable à celui utilisé pour les statues du Bouddha, un dispositif rarement vu sur les édifices chrétiens. « Je trouve que les rayons de lumière qui irradient de la tête de la statue de la Vierge nous font ressentir la force de sa bienveillance. De plus, la statue est maintenant visible de loin », explique Margaret Jozef.

Adjacents à la cathédrale, les locaux de la « Basic Education High School N° 6 », lycée d’Etat connu auparavant sous le nom de « Saint Paul’s High School », forment un témoignage visible de la nationalisation forcée en 1965-66 de toutes les institutions éducatives et caritatives de l’Eglise. Dans un pays où les catholiques représentent 1 % de la population (les chrétiens étant au total 4 %), Mgr Charles Bo ne cache pas que l’Eglise est « une petite minorité sans grands pouvoirs ». « En réalité, nous [les chrétiens] sommes comparables aux militaires en ceci que nous sommes la seule communauté à être présente partout dans le pays ! L’Eglise est présente au sein de tous les groupes ethniques. Dans bien des régions isolées, nous sommes les seuls à être aux côtés des gens pour leur apporter un soin pastoral, éducatif ou médical. Nous sommes une Eglise qui a survécu en dépit des épreuves : les missionnaires ont été expulsés en 1966, nos institutions, écoles et hôpitaux, ont été nationalisées, nous sommes devenus pauvres en l’espace d’une nuit. Et pourtant l’évangélisation et le travail de la charité ont continué. De huit diocèses, nous sommes passés à seize ; de 300 000, le nombre des fidèles est passé à 750 000. Les prêtres étaient 150, ils sont aujourd’hui 750 ; les religieuses étaient 400, elles sont désormais 1 600. Quant aux catéchistes, ils se comptent par centaines. Tous les diocèses ont établi une Caritas et mènent des activités tant pastorales que caritatives », explique l’évêque, en concluant : « Aujourd’hui, dans un pays qui est train de vivre de grands changements, l’Eglise compte bien être une ressource pour construire l’avenir de la nation. »

(1) Au sujet des récents changements politiques en Birmanie, voir dépêche EDA du 1er décembre 2011 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/birmanie-myanmar/l2019archeveque-catholique-de-rangoun-appelle-le-pouvoir-en-place-a-approfondir-les-reformes
(2) I-Media, 5 décembre 2011.
(3) L'envoyé du pape, ancien président du Conseil pontifical 'Justice et Paix', est porteur d'une lettre en latin de Benoît XVI dans laquelle ce dernier demande au prélat de transmettre « des paroles de bienveillance » aux autorités civiles et religieuses, dont les bouddhistes, ainsi qu'à « tous ceux qui ont le souci de la mission de l'Eglise, de la notion de liberté religieuse et qui considèrent avec sérieux le bien de la personne humaine ».
(4) Fides, 24 novembre 2011.
(5) Ucanews, 1er décembre 2011.

(Source: Eglises d'Asie, 5 décembre 2011)
 
Vatican envoy to meet Suu Kyi in Myanmar this week
AFP
17:38 05/12/2011
VATICAN CITY (AFP) - The Vatican is sending an envoy to Myanmar this week for a religious celebration where he will meet opposition leader Aung San Suu Kyi, religious news agency I.Media reported on Monday.

Cardinal Renato Raffaele Martino will attend the 100th anniversary of Yangon cathedral, where Nobel peace laureate Suu Kyi, a Buddhist, will be in attendance.

Representatives of all religions in Myanmar, where Catholics represent only around one percent of the population, are being invited to Thursday's event, when Martino will read a message from Pope Benedict XVI.

The envoy will then have lunch with local clergy and "special guests".

The pope called on Martino to transmit "a message of goodwill" to political and religious authorities in Myanmar, where the military dictatorship has made a number of gestures of greater openness in recent months.
US Secretary of State Hillary Clinton met with Suu Kyi last Friday.

(Source: http://au.news.yahoo.com/world/a/-/world/12248739/vatican-envoy-to-meet-suu-kyi-in-myanmar-this-week-report/)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Giuse – Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami, Florida
Lm. Giuse Nguyễn Kim Long
09:06 05/12/2011
Cộng Đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami đã được thành lập cách đây 28 năm (1983) từ khoảng chục gia đình đến định cư tại tiểu bang Forida. Với con số người Công giáo bé nhỏ, lại cách biệt về địa lý với các cộng đồng người Việt trên khắp nước Mỹ, không ai dám nghĩ cộng đoàn sẽ có thể tồn tại và phát triển. Bi quan như thế, nhưng với niềm tin vào sự hướng dẫn của Mẹ Lavang và sự lãnh đạo tinh thần của quí cha trong quá khứ, cộng đoàn ngày càng phát triển và vững mạnh trong cơ cấu tổ chức cũng như đời sống đạo.

Xem hình ảnh

Cộng đoàn không chỉ lớn mạnh qua số người tham dự Thánh Lễ Chúa nhật và các sinh hoạt hội đoàn cho người lớn, nhưng còn sống động ở một Đoàn Thiếu Nhi đông đảo, nhiệt thành. Với sự quan tâm và ưu tư của cha cựu QN Nguyễn bá Kỳ, cách đây mới chỉ được 8 tháng, được sự đồng ý của Cha Tổng TU phong trào và hội đồng trung ương, Đoàn TNTT cộng đoàn ĐMLV đã được thành lập với tên thánh Bổn mạng Giuse, lễ kính 19-03 và một số trưởng đã được trao khăn.

Một điều lạ lùng nhưng đầy phấn khởi là cho dù sinh sau đẻ muộn, nhưng con số các em ghi danh từ ngành Ấu, Thiếu, Nghĩa sĩ và Hiệp sĩ đạt tới con số 165 đoàn viên, được hướng dẫn bởi một đội ngũ lãnh đạo gồm: 3 Trợ úy (Các sơ: Hà, Dung và Quyên), 15 Huynh trưởng và 3 Dự trưởng. Hằng tuần vào mỗi sáng Chúa nhật bắt đầu từ 9:00 giờ sáng, các em mặc đồng phục đến học Giáo lý, Việt ngữ, học hỏi - sinh hoạt về phong trào và tham dự Thánh lễ với cộng đoàn.

Các Huynh trưởng họp và chầu Thánh Thể vào Chúa nhật cuối tháng. Ngoài ra các trưởng cũng phụ trách bán đồ ăn mỗi Chúa nhật đầu tháng ngay sau Thánh lễ nhằm gây quĩ cho Đoàn. Cha TU hiện nay của Đoàn là cha Nguyễn kim Long, Đoàn trưởng là chị Nguyễn thị kim Chung và BDH: Trưởng Hiếu, Trưởng Thái, Vân, Quỳnh Như…

Có dịp đến thăm Đoàn TNTT Giuse quí vị sẽ ngạc nhiên và thích thú vì các em rất lễ phép, chào hỏi bằng tiếng Việt và rất dễ thương. Nếu ai không tin, xin mời đến Cộng đoàn ĐMLV!
 
Giáo họ Sàn mừng kính thánh Phanxicô Xaviê bổn mạng
Hà Thương
10:52 05/12/2011
BẮC NINH - sáng ngày 3/12/2011, Giáo họ Sàn hân hoan mừng lễ thánh Phanxicô Xaviê bổn mạng. Cùng chung vui và dâng lời tạ ơn Thiên Chúa với Giáo họ trong ngày mừng lễ bổn mạng hôm nay, có rất đông quý khách từ các giáo xứ Tử Nê, Lai Tê, giáo họ Cầu Chính và nhiều anh chị em giáo dân từ các giáo xứ lân cận đến chúc mừng và cầu nguyện cho Giáo họ. Ngày lễ kính thánh bổn mạng năm nay còn có sự hiện diện của những anh chị em không cùng tôn giáo đến chung vui và chúc mừng cho dân họ.

Xem hình ảnh

Không biết từ bao giờ, ngày lễ bổn mạng thánh Phanxicô Xaviê đã trở thành ngày truyền thống của toàn thể Giáo họ. Vì vậy, hàng năm cứ vào ngày 3/12 là toàn thể con cái của Giáo họ từ khắp nơi lại trở về ngôi Thánh đường cổ kính thân thương để hội ngộ và chung lời tạ ơn Thiên Chúa qua lời cầu bầu của thánh Phanxicô Xaviê đã ban biết bao ơn lành xuống trên dân họ.

Lễ bổn mạng kính thánh Phanxicô Xaviê năm nay còn vui hơn những năm khác vì có cha xứ Giuse Nguyễn Văn Khiêm chủ tế thánh lễ, cùng đồng tế với ngài còn có 3 cha quê hương: cha Giuse Lương Văn Long, dòng Chúa Cứu Thế; cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Huân, cha xứ giáo xứ Tử Nê và cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thắng, phụ trách Trung tâm mục vụ Giáo phận Bắc Ninh.

Ngỏ lời với cộng đồng Dân Chúa trong Thánh lễ, cha xứ Giuse nói lên truyền thống đức tin tốt đẹp của Giáo họ Sàn. Trước bao nhiêu khó khăn thử thách, nhưng Giáo họ vẫn duy trì và bảo vệ truyền thống đức tin. Tuy nhiên, ngài cũng nhắc nhở giáo dân họ Sàn là hãy cẩn thận trước những thách đố mới mà chúng ta đang gặp phải. Ngài cũng nêu lên mẫu gương của thánh bổn mạng Phanxicô Xaviê, một nhà truyền giáo vĩ đại và kêu mời mọi người noi gương ngài mang Tin mừng đến cho những người xung quanh.

Cuối thánh lễ, một vị ban hành giáo đại diện cho toàn thể dân họ cám ơn cha xứ, quý cha, quý khách và toàn thể anh chị em.

Sau thánh lễ, mọi người cùng nhau tham dự bữa cơm thân mật, cùng với những tiết mục liên hoan văn nghệ “cây nhà lá vườn” làm cho ngày lễ thánh bổn mạng càng thêm ý nghĩa hơn.

Đôi nét về giáo họ sàn

Giáo họ Sàn là một Giáo họ nhỏ bé nằm bên tả ngạn sông Thương, thuộc Giáo xứ Mỹ Lộc (Giáo xứ Ba Họ), Giáo hạt Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 20 Km vế hướng Bắc.

Người dân xóm Sàn thường nói: “Sông xóm Sàn vừa trong vừa mát, đường xóm Sàn lắm cát dễ đi” để diễn tả dòng sông Thương từ hàng ngàn năm qua vẫn êm đêm lặng lẽ chảy qua và cung cấp bao nhiêu phù xa cùng những chất mầu mỡ cho cách đồng lúa thẳng cánh cò bay, và nói lên lòng hiền hòa và hiếu khách của người dân xóm Sàn.

Hiện tại Giáo họ Sàn có 370 nhân danh và nghề nghiệp chính là làm ruộng, và một vài ngành nghề phụ khác.

Giáo dân Giáo họ Sàn không còn nhớ Tin mừng được gieo vào mảnh đất mầu mỡ này từ bao giờ. Nhưng theo các cụ kể lại thì ngay từ khi thành lập giáo xứ Mỹ Lộc vào năm 1883, lúc đó Giáo họ Sàn đã là một họ lẻ của giáo xứ Mỹ Lộc.

Giáo dân họ Sàn ở bất cứ nơi đâu cũng rất tự hào về ngôi Thánh đường vững chãi với tháp chuông cao ngất được khánh thành từ năm 1931. Ngôi thánh đường và tháp chuông sừng sững là niềm tự hào cho toàn thể Giáo họ và là biểu tượng niềm tin sắt son vào Thiên Chúa.

Cùng với những biến cố thăng trầm của thời cuộc, Giáo họ Sàn cũng không tránh khỏi vòng quanh lịch sử. Nhờ những biến cố này, cây đức tin nhỏ bé của Giáo họ Sàn đã triển nở và bám rễ ở nhiều nơi trong và ngoài nước.

Ngày nay, nhờ đức tin sắt son của cha anh và nhờ lời cầu bầu của thánh Phanxicô Xaviê bổn mạng, Giáo họ Sàn đã có được 3 linh mục, gần chục nữ tu đang phục vụ cả trong và ngoài giáo phận Bắc Ninh.

Ngày lễ thánh Phanxicô Xaviê năm nay là một dịp đặc biệt để mọi người con Giáo họ Sàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa; tri ân tổ tiên đã đón nhận, bảo vệ và lưu truyền đức tin cho con cháu; cám ơn tất cả các ân nhân, thân nhân bằng cách này hay cách khác đã cầu nguyện và giúp đỡ Giáo họ.
 
Sinh hoạt của Sinh viên Công giáo giáo phận Hưng Hóa
Maria Kim Nhiên
20:01 05/12/2011
Hòa cùng Giáo hội hoàn vũ chung niềm vui hân hoan trong ngày Lễ kính Thánh Phanxico Xavie, Sinh viên Giáo phận Hưng Hóa đã tổ chức chương trình “Lễ mừng kính Thánh Phanxico Xavie được các bạn sinh viên Hưng Hoá nhận làm Thánh bảo trợ và đồng hành. Chương trình mừng Thánh Quan Thầy của sinh viên Giáo phận Hưng Hoá diễn ra trong hai ngày mùng 3 và mùng 4 tháng 12 năm 2011 tại giáo xứ Trù Mật - giáo phận Hưng Hoá.

Xem hình ảnh

Giáo xứ TrùMật phải chăng nơi đây có gì đặc biệt để cộng đoàn quy tụ về nơi đây. Và để đếnkhi bước chân xuống khỏi xe cái chúng tôi cảm nhận được đó là sự thanh bình củamột vùng quê nhỏ bé, sự chân thành, và nồng hậu của con người nơi đây và chỉchừng ấy thôi cũng đủ để hấp dẫn chúng tôi từ những giây phút đầu tiên. Đây làmột yếu tố góp phần không nhỏ để chương trình diễn ra được thành công tốt đẹp.

Chương trìnhmừng lễ quan thầy chính thức diễn ra từ chiều ngày mùng 3 và kết thúc vào trưa ngàymùng 4 với thánh lễ tạ ơn. Về chung vui Lễ Quan Thầy còn có nhiều các bạn sinhviên đại diện các Hội, nhóm SVCG: Hội SVCG TGP Hà Nội, SVCG Phát Diệm, Hải Hà,Phú Mỹ, Công nghiệp và các bạn sinh viên đang hoạt động tại các nhóm của SVCGGP Hưng Hoá: Sinh viên Việt Trì, Hùng Vương, Hoàng Xá, Tiên Kiên, SV Hưng Hoá tạiHà Nội … và đông đảo các bạn giới trẻ các xứ lân cận. Với lòng nhiệt tình, hăngsay của tuổi trẻ, các bạn đã quy tụ về ngôi nhà chung để dự ngày lễ trọng thểnày. Một niềm vui đặc biệt và lớn lao hơn với công đoàn trong ngày lễ trong thểnày đó là có sự hiện diện của cha chính xứ Trù Mật, cha Giám đốc Caritasvà cha đặc trách sinh viên Giáo phận Hưng Hoá. Sự có mặt của các bạn sinh viên,các bạn giới trẻ và sự hiện diện của Quý Cha, Quý Thầy, Quý Dì là một niềm độngviên vô cùng lớn lao cho Thánh Lễ mừng Thánh Quan Thầy của sinh viên Giáo phậnHưng Hoá.

Sau nhữnggiây phút chào hỏi, làm quen tất cả đã cùng nhau bước vào những trò chơi nhẹ nhàngvui vẻ và bữa ăn tối đầy tình thân ái. Bữa ăn tối kết thúc mọi người chuẩn bịđể bước vào Thánh Lễ. Thánh Lễ mừng kính Thánh Phanxico Xavie diễn ra trang trọngvới khoảng 1000 người tham dự gồm các bạnsinh viên, các bạn giới trẻ và đông đảo bà con giáo dân trong xứ Trù Mật. Cha đặctrách sinh viên Hưng Hoá Giuse Nguyễn Văn Tuyến chủ sự Thánh Lễ và đặc biệt làcó sự đồng tế của cha chính xứ Trù Mật Giuse Nguyễn Ngọc Bích, cha Giám đốc CaritasGP Hưng Hoá Phaolo Nguyễn Quốc Anh, trong phần chia sẻ, cha Giám đốc Caritas đãchia sẻ với cộng đoàn rất nhiều về cuộc đời Thánh Phanxico Xavie. Cả cộngđoàn tất cả những ai tham dự thánh lễ dường như thinh lặng và chìm vào nhữnglời giảng của cha. Cha đã giới thiệu về tiểu sử của thánh Phanxico, về nhữngnhân đức của ngài. Và trong bài giảng cha đã nhấn mạnh đến các bạn trẻ sinhviên, đã đánh thức sự mải mê thế gian của các bạn, để nhìn lại mình đã có đượcnhân đức nào? Những lời giảng của cha thật sâu sắc và thấm thía biết bao. Thật vinhdự khi các bạn sinh viên Giáo phận Hưng Hoá nhận làm đấng bảo trợ, nhưng cácbạn phải làm gì cho xứng đáng? đó cũng là một câu hỏi không chỉ cho các bạn màcòn của mọi người. Thánh lễ kết thúc cũng là thời điểm của đêm giao lưu văn nghệmừng Thánh Quan Thầy bắt đầu, các tiết mục rất sôi động mang đậm sắc màu sinhviên, buổi tối đêm giao lưu được kết thúc bằng những giờ phút lửa trại và giâyphút hồi tâm cuối ngày. Những ngọn nến của giờ cầu nguyện và đống lửa hồng cũnglà nơi để các bạn quay quần lại bên nhau để trò chuyện khi đêm đã về khuya. Nhữnggiây phút ấm áp ấy sẽ còn mãi trong mỗi người.

Buổi sángngày thứ hai của chương trình được bắt đầu bằng những cử điệu rất vui nhộn. Saunhững giờ phút chia sẻ cùng Cha và các trò chơi lớn, chương trình được kết thúcbằng Thánh Lễ tạ ơn. Niềm vui nối tiếp niềm vui, trong thánh lễ tạ ơn thật vinhdự khi có sự hiện diện của thầy Phero Trần Đức Lâm người con của giáo xứ Trù Mật vừa được lãnh nhậnthừa tác chức vụ Phó tế. Những lời chia sẻ chân thành của Thầy càng làm tănggiá trị của Thánh Lễ Tạ ơn.

Và rồi cuộcvui nào rồi cũng đến giờ kết thúc, cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải chia tay đểrồi hẹn ngày gặp lại. Sau bữa trưa thật đặc biệt các bạn phải trở về cuộc sốnghọc tập của mình. Những áp lực của học tập của cuộc sống của các bạn mới thoátkhỏi hôm qua thôi thì hôm nay lại dội về mạnh mẽ trên khuôn mặt mỗi người.

Nguyện xin ThiênChúa và thánh Phanxico ban muôn hồng ân xuống nơi mỗi người sinh viên chúng conđể chúng con biết sống theo gương mẫu và nhân đức của Thánh Nhân.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhân quyền
Trầm Thiên Thu
08:48 05/12/2011
Ngày 10-12 hàng năm là Ngày Nhân Quyền. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế (Universal Declaration of Human Rights – UDHR) có từ năm 1948. Mục đích bản tuyên ngôn này đặt ra các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản tối thiểu để bảo vệ quyền lợi và tự do của mỗi người. Bản chất cơ bản của các điều khoản này ngày nay được coi là nền tảng của luật pháp quốc tế. Đặc biệt, các nguyên tắc trong UDHR được coi là luật quốc tế thông thường và không đòi hỏi chữ ký hoặc được nhà nước phê chuẩn mới hợp pháp.

UDHR là tài liệu nòng cốt đã được dịch sang hơn 3.000 ngôn ngữ và phương ngữ. Trong khi một số quy luật không thể dùng trực tiếp đối với kinh doanh, kiên định với bản tuyên ngôn này là điều quan trọng.

Nhân quyền là gì?

Nhân quyền là những quyền liên quan con người, không phân biệt quốc tịch, nơi sinh sống, giới tính, sắc tộc, màu da, tôn giáo, ngôn ngữ, hoặc địa vị xã hội. Chúng ta đều được trao cho nhân quyền mà không bị phân biệt đối xử. Nhân quyền có tương quan với nhau, tương thuộc và bất khả phân chia.

Nhân quyền toàn cầu thường được diễn tả và được bảo đảm bởi luật pháp, trong dạng luật pháp thỏa hiệp, theo thông lệ quốc tế, các quy luật tổng quát và các nguồn khác của luật pháp quốc tế. Luật nhân quyền quốc tế đặt ra những trách nhiệm của chính phủ để hành động theo những cách nào đó hoặc hạn chế các hành động nào đó, để thúc đẩy bảo vệ nhân quyền và tự do cơ bản của một người hoặc một nhóm.

Phổ biến và bất khả chuyển nhượng

Quy luật thế giới về nhân quyền là nền tảng của luật nhân quyền quốc tế. Quy luật này, như đã nhấn mạnh trong UDHR năm 1948, được lặp lại trong nhiều thỏa hiệp nhân quyền quốc tế, các bản tuyên ngôn, và các nghị quyết. Chẳng hạn, Hội nghị thế giới về Nhân quyền năm 1993 tại Vienna nói rằng nhiệm vụ của nhà nước là thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và sự tự do cơ bản, bất kể hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa nào.

Nhà nước phê chuẩn ít nhất 1 hiệp ước, và 80% các nước đã phê chuẩn từ 4 hiệp ước trở lên, thuộc các hiệp ước nhân quyền, phản ánh sự đồng thuận của nhà nước và đặt ra các trách nhiệm hợp lý đối với họ và diễn tả cụ thể với thế giới. Một số quy tắc nhân quyền cơ bản là tận hưởng sự bảo vệ toàn cầu bằng luật quốc tế theo thông lệ ở khắp các nước và các nền văn minh.

Nhân quyền không thể chuyển nhượng, không được tước đoạt, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt và tùy theo quá trình bắt buộc. Chẳng hạn, quyền tự do có thể bị giới hạn nếu ai đó bị tòa án xét thấy phạm tội.

Tương thuộc và bất khả phân

Nhân quyền không thể phân chia, dù là nhân quyền dân sự hay chính trị – chẳng hạn, quyền sống, bình đẳng trước pháp luật và tự do bày tỏ; quyền kinh tế, văn hóa và xã hội – như quyền lao động, an sinh xã hội và giáo dục, hoặc quyền tập thể – như quyền phát triển và quyền tự quyết – đều không thể phân chia, tương quan và tương thuộc. Chính phủ có nhân quyền làm thuận tiện cho người khác. Như vậy, tước đoạt nhân quyền gây ảnh hưởng xấu tới người khác.

Bình đẳng và không kỳ thị

Không kỳ thị là quy luật nhạy bén trong luật nhân quyền quốc tế. Các nguyên tắc có trong mọi hiệp ước quan trọng về nhân quyền và cung cấp chủ đề trung tâm của một số thỏa hiệp nhân quyền quốc tế như Hiệp ước Quốc tế về Loại trừ các dạng Kỳ thị Chủng tộc và Hiệp ước về Loại trừ các dạng Kỳ thị Phụ nữ.

Quy luật áp dụng co mọi người liên quan nhân quyền và tự do, đồng thời cấm kỳ thị on thevề nền tảng của các lĩnh vực không thấu đáo (non-exhaustive) như giới tính, chủng tộc, màu da,… Quy luật cấm kỳ thị được hoàn tất bằng quy luật bình đẳng, như đã nói trong khoản 1 của UDHR: “Mọi người được sinh ra tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi”.

Quyền lợi và Trách nhiệm

Nhân quyền dẫn đến quyền lợi và trách nhiệm. Nhà nước thừa nhận trách nhiệm và bổn phận theo luật quốc tế để tôn trọng, bảo vệ và thực hiện nhân quyền. Trách nhiệm tôn trọng nghĩa là nhà nước phải hạn chế can thiệp hoặc tước đoạt nhân quyền. Trách nhiệm tôn trọng đòi nhà nước phải bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại lạm dụng nhân quyền. Trách nhiệm thực hiện nghĩa là nhà nước phải hành động tích cực để tạo điều kiện thuận lợi tận hưởng nhân quyền cơ bản.

Ở mức cá nhân, khi chúng ta được trao nhân quyền thì chúng ta cũng phải tôn trọng nhân quyền của người khác.

(Chuyển ngữ từ ohchr.org)
 
Văn Hóa
Đức Mẹ Vô Nhiễm
Lm Vũđình Tường
05:59 05/12/2011
Ngay từ nhỏ tôi thường thắc mắc sao ngày nào cũng phải đọc kinh dài dòng, lần hột tới năm chục. Sao lại đọc có một kinh Lạy Cha mà đọc tới 10 kinh Kính Mừng, như thế Chúa Cha quan trọng hơn Đức Mẹ tới 10 lần sao? Cha tôi, một nông dân và cũng là một tín hữu ngoan đạo không biết giải thích ra sao. Mỗi lần tôi thắc mắc ông chẳng giải thích được chỉ nói: "bố mày, đừng có hỏi vớ vẩn, ông nội mày dạy sao, tao vậy". Nội nói: từ lúc loài người phạm tội trái lệnh Chúa truyền, ăn trái cấm trong Vườn Địa Đàng. Chúa phạt Tổ Tông loài người nhưng đồng thời Chúa cũng hứa ban Ơn Cứu độ cho nhân loại. Điều đó được thực hiện qua hình ảnh một người nữ sẽ đạp đầu con rắn và con rắn không thể cắn gót chân bà. Ông kết luận, lịch sử Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội có cội nguồn từ sách Sáng Thế Ký thì làm sao ta hiều rõ ngọn nguồn. Sau khi nghe giải thích tôi cũng không hiểu rõ, cứ âm âm u u vậy. Thực tế tôi thấy dân Việt Nam ta có lòng sùng kính Đức Mẹ một cách riêng. Mỗi ngày thứ bảy hằng tuần có kính Đức Mẹ và mỗi năm dành riêng ra một tháng để kính Đức Mẹ, gọi là tháng Hoa. Rất nhiều người nhận Mẹ làm quan thầy, nhận Mẹ để cố noi gương sáng Mẹ dạy và cũng xin Mẹ cầu bàu cho chúng ta trước Toà Thiên Chúa. Nhiều đoàn thể, dòng tu, xứ đạo cũng nhận Mẹ làm quan thầy xin cầu bàu. Ngoài ra còn có các hội đoàn như Đạo Binh Xanh, hội Con Cái Đức Mẹ, Hội Dòng Ba và bao nhiêu bản nhạc hay được viết để ca tụng Mẹ nhân lành.

Đức Mẹ có rất nhiều tước hiệu. Mỗi tước hiệu mang một ý nghĩa đặc biệt. Có tước hiệu nói lên nơi Mẹ hiện ra, có tước hiệu nói lên một đức tính đặc biệt của Mẹ. Xin đơn cử một vài thí dụ từ gần đến xa. Đức Mẹ hiện ra ở cầu Bình Lợi ta quen gọi là Đức Mẹ Cầu Bình Lợi, Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức ta quen gọi là Đức Mẹ Lộ Đức. Đức Mẹ hiện ra ở thành phố Fatima, ta quen gọi là Đức Mẹ Fatima. Lịch Phụng vụ trong Giáo Hội cũng còn nhắc tới những tước hiệu khác như: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành; rồi các tước hiệu như: Nữ Vương ban sự bằng an, Nữ Vương rất thánh Mân Côi. Hôm nay, chúng ta mừng kính tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội hay chính là Đức Mẹ Lộ Đức.

Lạy Mẹ Vô Nhiễm, chính Mẹ đã hiện ra với chị Bernadette để bảo cho nhân loại biết về tước hiệu của Mẹ, Đấng không hề vấn vương tội, xin cho chúng con là con cái cũng biết noi gương Mẹ sống trong sạch. Tước hiệu Vô Nhiễm của Mẹ dạy chúng con hai điều: Thứ nhất: Mẹ muốn nói cho chúng con, Mẹ là Đấng trong sạch, không tì ố, không vết nhơ . Hai: Mẹ muốn nói cho chúng con Mẹ là Đấng có phúc hơn tất cả mọi người phụ nữ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Khi nhắc đến việc Mẹ hiện ra, đâu đâu con cũng thấy Mẹ được diễn tả như một bà mặc áo choàng trắng như tuyết, thắt đai lưng xanh, phải chăng Mẹ muốn tỏ cho nhân loại biết Mẹ là Đấng tinh tuyền, trong sáng từ tâm hồn đến y phục, và thắt khăn xanh màu da trời tượng trưng Mẹ là Đấng yêu chuộng hòa bình, Đấng cưu mang Chúa Cứu Thế, mang hoà bình xuống cho nhân loại.

Sứ mạng hòa bình của Mẹ được tóm gọn trong Chúa Giêsu, trung tâm điểm của hòa bình. Mẹ kêu gọi chúng con ăn năn đền tội, cải thiện đời sống, để vũ trụ con đang sống là một nơi có nhiều tình người, tình thương nhân loại được thực thi. Mẹ cũng dạy cho con biết bàn tay con người có thể kiến tạo hòa bình, xoa địu những nét hằn trên trán anh em. Để có hòa bình bàn tay con phải là bàn tay biết xây đắp, biết đỡ nâng, biết xoa dịu, biết tay đan tay dìu nhau đi trên đường đời. Để có hòa bình lòng con phải là tấm lòng độ lượng, yêu tha thứ, giàu bác ái, đầy tình cảm, có trách nhiệm. Để tránh xa dịp tội, con phải sống thật thà, có nói có không nói không, tâm hồn thảnh thơi, mến Chúa yêu người. Có như thế con mới xứng đáng làm con Mẹ.

Maria, Mẹ ơi, có lúc con không dám nhận Mẹ là Mẹ con vì Mẹ là Đấng Vô Nhiễm còn con thì ô nhiễm, Mẹ là Đấng có phúc còn con thì vô phúc. Áo Mẹ trắng như tuyết, hồn con vướng bụi trần. Mẹ là Đấng chỉ đường, sao con cứ lạc lối. Mẹ là sứ giả của hòa bình, con buôn bán chiến tranh. Mẹ dạy con hai chữ yêu thương, miệng con say mê chủ thuyết hẹp hòi. Tim Mẹ là tình yêu, là lửa mến, tâm con sôi sục hận thù, chém giết. Mẹ ơi, sao con khác xa Mẹ quá thế? Phải chăng đời con thiếu tình thương, thiếu nụ cười, thiếu bàn tay trìu mến, thiếu tin yêu nên con phát khùng, phát cáu, cố giành giựt, cố bon chen để gây đau khổ cho anh em.

Xin Mẹ giúp con nhận ra chân lý. Mẹ từng sống nơi trần gian Mẹ biết nghệ thuật tránh xa tội lỗi, xin dạy con. Mẹ biết cách làm đẹp lòng Chúa, xin dạy con. Xin cho con tình mẫu tử để con biết yêu trong sạch như Mẹ.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Văn hóa điện thoại di động
Jos. Thanh Phong
12:43 05/12/2011
Điện thoại di động là sản phẩm và là thành tựu của ngành khoa học kỹ thuật công nghệ cao trong thời đại thông tin. Nó được ví như chiếc cầu nối giúp con người xích lại gần nhau hơn. Nó có khả năng thu hẹp khoảng cách không gian và rút ngắn thời gian cho con người. Những tiện ích mà điện thoại di động mang lại cho con người thật đáng kể, nhưng sử dụng nó như thế nào cho đúng mục đích lại là vấn đề đáng nói.

Buổi nói chuyện của Lm. Fx. Thiệu, SDB về đề tài: “Văn hóa điện thoại di động” tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Sài gòn, ngày 26.11.2011, giúp người tham dự nhìn lại lịch sử phát triển của chiếc điện thoại, cách thức con người ngày nay sử dụng di động, vai trò, chức năng của nó và tính văn hóa trong giao tiếp khi sử dụng di động.

Cũng cần nhìn lại ý nghĩa, thiết tưởng, cũng không thừa. Mục đích chính của điện thoại là dùng để đàm thoại, liên lạc và nắm bắt thông tin. Di động là động thái di chuyển một cách uyển chuyển, linh động. Như vậy, nói nôm na, điện thoại di động là vật có thể di chuyển trong khi giao tiếp điện đàm và thu nhận thông tin.

Chúng ta ai cũng có điện thoại, nhưng hình như ít ai có ý thức hoặc được hướng dẫn để giao tiếp như thế nào cho phải phép, hay nói đúng hơn là có văn hóa trong giao tiếp điện thoại. Khi muốn gọi điện thoại cho ai, trước hết chúng ta cần phải chuẩn bị nội dung, mục đích kèm theo thái độ lịch sự và tế nhị trong giao tiếp. Người thực hiện cuộc gọi phải xưng danh tánh trước: “Alô, Tôi là Thiên. Làm ơn cho tôi gặp Nga được không?” Nếu là Nga thì tốt rồi, còn nếu không phải là Nga bắt máy thì người nghe cũng cảm thấy dễ chịu và sẵn lòng giúp đỡ. Cũng vậy, người nhận cuộc gọi cũng phải lịch sự không kém:“Alô, Nga xin nghe”. Không nên nói “Ai đó?”. Trong thực tế, chúng ta bắt gặp không ít trường hợp trả lời “ai đó?” kể cả người gọi điện đến cũng hỏi như ra lệnh: “Ai đó?”. Thiết nghĩ, đấy không phải là lối giao tiếp điện thoại lịch sự và có văn hóa.

Chuyện tưởng chừng “biết rồi khổ lắm nói mãi”, nhưng thực tế lại diễn ra dài dài.

Nội dung các cuộc điện thoại thường mang tính chất riêng tư và cá nhân. Do vậy, phải hết sức tế nhị và để ý đến người xung quanh. Nói thong thả, đủ nghe, tránh to tiếng ở chốn đông người. Vì thực chất, tần số và âm lượng của nó được cấu tạo như lỗ tai của con người. Nếu hét lớn quá, tai nghe sẽ ồn và khả năng tiếp nhận âm thanh không thật. Điện thoại cũng thế, nhà sản xuất nghiên cứu đo lường mức độ âm thanh vừa đủ để làm sao người nói và người tiếp nhận thông tin nghe rõ ràng chính xác. Nếu nói lớn quá, âm thanh sẽ bị nhiễu và việc truyền đạt thông tin không chuẩn. Chúng ta cũng dễ hiểu vì sao khi kéo chuông liên hồi, con chó hú lên, là bởi tần số âm thanh lớn hơn tần số có ở nơi tai con chó. Nhiều người nói điện thoại oang oang, lớn tiếng ở chốn đông người. Những người này tưởng họ là người quan trọng, phải được chú ý, làm như vậy mới là oách là oai là sành điệu, nhưng qua cách ứng xử ấy, họ làm người xung quanh khó chịu hay khiến người khác xem thường Văn hóa trong giao tiếp điện thoại thật sự không phụ thuộc hoàn toàn vào địa vị hay trình độ văn hóa, mà tùy thuộc vào nhân cách của con người.

Chúng ta hãy thử nghe câu chuyện sau để lượng giá. Trong một buổi họp cao cấp và đầy tính quan trọng, có rất nhiều người tham dự, vị chủ tọa đang thuyết giảng, thì tiếng điện thoại vang lên. Cả hội trường giật mình. Tưởng rằng vị chủ tọa này sẽ tắt đi và tiếp tục phần thuyết trình của mình. Nhưng sự trông mong ấy không xảy ra. Điều đáng buồn là vị chủ tọa dừng bài nói chuyện của mình để trả lời điện thoại, mà không một lời xin lỗi cử tọa. Lối ứng xử ấy xin dành lại cho quý độc giả đánh giá.

Nghe nói điện thoại đúng nơi, đúng chỗ và sử dụng nó sao cho đúng vai trò và chức năng là điều cần thiết. Tôi thấy không hiếm người ăn mặc hết sức chỉnh trang và sang trọng, trông không thiếu phần trí thức, nhưng khi sử dụng điện thoại lại lộ ra vẻ rởm đời và đáng chê trách. Ăn nói thô bỉ và những lời dung tục bẩn thỉu trên điện thoại ở chốn đông người không phải không có. Chính tôi cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp chẳng mấy khi đẹp mắt và hài lòng. Trong thánh đường mọi người đang tham dự thánh lễ sốt sắng thì bỗng tiếng nhạc điện thoại nghe rất kỳ quái vang lên của một cô gái. Bầu không khí linh thiêng bị phá vỡ và hàng trăm con mắt đổ về cô khi cô alô nói chuyện với bạn trai to tiếng. Cùng lúc ấy có anh bên cạnh đang ngồi nhắn tin trong khi cả cộng đoàn đang đọc lời đáp ca “Chúng con đang hướng về Chúa”. Tôi thắc mắc, có khi nào anh nhắn tin gởi cho Chúa cũng nên chăng?!

Một điều cũng đáng bàn tới là chuông điện thoại và nhạc chế, nhạc chờ cứ loạn cả lên. Nhà dịch vụ cung cấp loại nhạc rẻ tiền hay được tặng miễn phí với chiêu bài như nhử mồi mà nhiều người chọn cho mình loại nhạc hot, đúng gu, không đụng hàng. Tưởng chừng như chỉ là việc kiếm lời của nhà dịch vụ, nhưng đằng sau là cả một hệ lụy khập khiễng và đầy tính phản cảm. Từ “Ông xã number 1” đến tiếng chim hót, chó sủa, mèo kêu, tiếng từ dưới âm ty địa ngục, tiếng eng éc của kẻ bị hãm hiếp, tiếng nước xả bồn cầu… Tiếng chuông, nhạc chế, nhạc chờ vang lên ở khán phòng, nơi chốn đông người, nơi linh thiêng như trong đền chùa, trong thánh lễ nhà thờ chỉ gây sự chú ý “quá mức cần thiết”, biểu hiện con người thiếu văn hóa, thiếu sự tôn trọng, không nghiêm túc, dạng dở hơi, lập dị. Sử dụng loại nhạc nào là tự do của mỗi người, nhưng đừng gây ra sự phản cảm, phiền hà và ảnh hưởng đến người xung quanh, đó là điều cần thiết.

“Nấu cháo điện thoại”, cụm từ nghe quen quá đối với nhiều người. Cũng cần phải xác định lại: mục đích chính của điện thoại là để nghe nói, chuyển tải và đón nhận thông tin. Nên càng ngắn gọn càng tốt. Có nhiều người nói điện thoại mà không biết đến thời gian, nơi chốn, đối tượng. Người nghe muốn nói lời tạm biệt mà “dằng chẳng đứt, dứt chẳng ra”. Ta đành xếp họ vào hàng “nấu cháo điện thoại”. Nấu cháo điện thoại cũng nhiều phiền toái. Khi ta nói lâu quá, người khác muốn gọi đến để thông tin cũng bị tắc nghẽn. Sự thực những câu chuyện trên điện thoại lâu giờ, đặc biệt là của người trẻ, thường hết sức vớ vẩn, tùm teng: “Mày ăn cơm chưa? Tao đi tắm. Ngủ nhiều vào heng. Ăn hộ tao bát cơm. Con Hồng bảo mày mặc quần thủng đít…”

Có tiền để gọi điện thoại không ai cấm. Đăng ký dịch vụ để tám trên điện thoại không ai cản. Nhưng nhìn lại ta thấy lợi hại ở đâu. Thứ nhất là mất thời gian, những câu xàm xí mua vui vô bổ. Thứ hai làm ngăn trở sự liên lạc khi người khác cần thông tin, liên lạc. Thứ ba, nhà dịch vụ tung ra chiêu bài khuyến mãi, khách hàng bị mờ mắt tưởng mình được thưởng mà kỳ thực đang bỏ tiền túi để làm giàu cho nhà dịch vụ. Quan trọng hơn là lời cảnh giác của một nhà nghiên cứu tầm cỡ quốc tế dành cho người “nấu cháo điện thoại”: “Cách đây hơn 10 năm, Giáo sư Salford thuộc Đại học Lund, Thuỵ Điển đã chứng minh các tia bức xạ phát ra từ điện thoại di động gây tổn thương lớp màng bảo vệ tế bào thần kinh của chuột làm cho các chất đạm, chất dinh dưỡng không thấm vào được trong tế bào não bộ. Khi lớp màng tế bào não bị hỏng, sẽ phá huỷ các neuron thần kinh. Thực nghiệm tiến hành trên hai nhóm chuột. Cho một số con chuột trưởng thành chịu tác động của máy điện thoại GSM trong hai giờ, ở những mức công suất: 0,01; 0,1 và 1W. Nhóm hai không chịu tác động của vi sóng ở cùng một môi trường. Sau 50 ngày, kiểm tra các mô tế bào não của nhóm chuột thứ nhất, thấy có 2% các tế bào não của những con chuột chịu tác động dưới công suất 0,1W; 1W đã bị chết hoặc đang chết dần. Những phần não bị huỷ hoại nặng hơn là hồi hải mã, vỏ não và thân não. Ở nhóm thứ hai, không thấy có tổn thương nào ở tế bào não. Xin lưu ý là, công suất lớn nhất của các máy điện thoại di động thường mà chúng ta đang sử dụng là 0,6W.” Có lẽ, chẳng cần đến nhà khoa học, kinh nghiệm cũng cho chúng ta biết: Nói lâu trên điện thoại tai ta bị nóng và nhức bởi sóng từ và các tia bức xạ phát ra từ điện thoại di động. Nguy hiểm!

Cuộc sống ngày càng tiến bộ, con người dần tiến tới đời sống “số hóa”, điện thoại di động cũng thế, không chỉ dừng lại ở chức năng nghe nói và truyền đạt thông tin nữa, mà nó còn tiến xa hơn rất nhiều. Trước đây chỉ có nghe nói, sau thêm nhắn tin và bây giờ thì không thiếu chức năng gì. GPRS, Internet, kết nối 3G, gửi thư hay nhận Email cũng trong tích tắc. Không những vậy nó còn có các chức năng ghi âm, chụp hình, quay phim cực nét, online mọi lúc, nghe nhạc mọi nơi, bluetooth bắn để chuyển tải tư liệu hình ảnh cũng chỉ vài phím bấm. Rất tiện nghi, rất văn minh, nhưng không thiếu những bất cập. Cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Với những phát minh tân tiến đó, hầu như cha mẹ ngày nay không thể kiểm soát được con cái, nhất là lứa tuổi teen. Gần đây, thế giới tuổi teen như bùng nổ trong sự hỗn loạn, xuất hiện hàng loạt những scandal tự tạo như hình tươi mát, lộ hàng, những đoạn phim nóng, những video clip đánh nhau, lột đồ… Đâu chỉ dừng lại ở đó, những trò chơi game 18+, chát sex… đều vượt ra khỏi tầm kiểm soát của nhà chức trách và gia đình.

Đã đến lúc phải dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với việc sử dụng điện thoại di động như thế nào để gọi là có văn hóa, có mục đích. Thực sự điện thoại di động là một vật vô tri vô giác, nó chẳng làm gì nên tội và công nghệ thông tin không có lỗi. Tự nó chẳng nói lên được điều gì là có văn hóa hay không. Có hay không có là phụ thuộc vào người sử dụng nó như thế nào. Thiết tưởng, những nhà chức trách, các bậc làm cha mẹ phải làm gương và quan tâm hơn trong việc giáo dục, định hướng để người trẻ nhận thức và sử dụng đúng đắn các phương tiện công nghệ, nhất là điện thoại di động.

Nếu 20 năm về trước, di động là món hàng quý giá, xa xỉ phẩm, chỉ dành cho các giới “đẳng cấp”, thì ngày nay nó trở nên phổ biến khắp mọi hạng - tầng. Từ giới “thượng lưu” đến giới “bần nông”. Người người có điện thoại, nhà nhà sử dụng điện thoại. Ngay như giới công nhân có thu nhập thấp cũng có thể sở hữu 1, 2 “chú dế”. Sở hữu có thế nào cũng chẳng nói lên được điều gì, quan trọng vẫn là làm sao sử dụng nó có văn hóa và đúng mục đích. Điện thoại di động dù có thế nào cũng chỉ là công cụ để phục vụ cho nhu cầu và tiện ích trong giao tiếp và truyền tải thông tin cho con người. Không nên vì quá lạm dụng mà trở thành nô lệ cho nó. Có nhiều người cưng nó hơn cưng con, thiếu vắng nó như thiếu “người tình” đến nỗi dám đánh đổi một mối tương quan, một cuộc tình hay cả một ơn gọi cũng chỉ vì nó và nô lệ cho nó. Thiết tưởng, đã đến lúc cần phải nhìn lại mục đích của chiếc điện thoại di động và cách thức mà người ta sử dụng nó.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Soi Bóng
Thérésa Nguyễn
23:01 05/12/2011
SOI BÓNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Soi để ngắm hình hài
Những đổi thay chầm chậm
Nhưng từ trong tâm khảm
Có thấy được điều gì?
(Trích thơ của Hoa Tina)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền