Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 07/12: Lời nói và hành động – Lm. Giuse Đaminh Nguyễn Ngọc Tân, C.P
Giáo Hội Năm Châu
02:23 06/12/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là sẽ được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.
“Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành”.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:59 06/12/2023
9. Một người vâng lời thực sự thì không chọn lựa điều gì, cũng không hy vọng chức phận cao hay thấp, họ chỉ biết phục tùng mệnh lệnh, không nghĩ đến những việc khác.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:02 06/12/2023
20. MÃ CHÂU ĐẤU RƯỢU
Trong triều đại nhà Đường có thư lệnh tên Mã Châu, ban đầu nghèo nàn bất đắc chí, lúc mới vào kinh thành Tây An đi đến kinh thành phía đông gần cầu Bá mười cây số thì dừng lại nghỉ ngơi, lại có mấy người quen biết đi bộ cũng dừng lại đó nghỉ, những người ấy ngồi bên cạnh Mã Châu uống rượu, lại không ngừng chép chép miệng chọc Mã Châu.
Mã Châu vội vàng đi đến chợ mua về một đấu rượu và dùng rượu rửa chân ngay trước mặt mọi người, tất cả đều xấu hổ mà bỏ đi.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 20:
Thấy người áo quần vải xấu xí thì đừng cho là họ nghèo nàn, bởi vì họ đã thấu hiểu được lẽ giàu có không phải nơi áo quần, nhưng là nơi túi tiền; thấy người lam lũ thì đừng khinh dể là họ đói rách, bởi vì đối với họ việc làm mới là quan trọng dù là có tiền của...
Con người ta dù nghèo nhưng vẫn có sĩ diện của họ, đem mấy ly rượu chép chép miệng chọc tức họ, thì chẳng khác chi cầm dao đâm vào cái tự ái sĩ diện nơi con người họ.
Có một vài người Ki-tô hữu thấy mình sốt sắng tham gia các công việc từ thiện hơn những người khác, thì cho là mình đạo đức và coi thường người khác vì họ không tham gia các việc bác ái như họ, họ không biết rằng việc bác ái là việc tự nguyện và càng âm thầm thì càng có hiệu quả hơn trước mặt Thiên Chúa, bởi vì Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng tay trái làm việc bác ái thì đừng cho tay phải biết...
Mã Châu vì tức giận người khác chọc ghẹo mình mà đi mua rượu về rửa chân chơi. Còn tôi thì vẫn cứ “tự tại” khi người khác chê trách cuộc sống qúa bê bối của tôi, mà không chịu đứng lên quyết tâm sửa mình.
Người đạo đức và không đạo đức hơn nhau là ở đó vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Trong triều đại nhà Đường có thư lệnh tên Mã Châu, ban đầu nghèo nàn bất đắc chí, lúc mới vào kinh thành Tây An đi đến kinh thành phía đông gần cầu Bá mười cây số thì dừng lại nghỉ ngơi, lại có mấy người quen biết đi bộ cũng dừng lại đó nghỉ, những người ấy ngồi bên cạnh Mã Châu uống rượu, lại không ngừng chép chép miệng chọc Mã Châu.
Mã Châu vội vàng đi đến chợ mua về một đấu rượu và dùng rượu rửa chân ngay trước mặt mọi người, tất cả đều xấu hổ mà bỏ đi.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 20:
Thấy người áo quần vải xấu xí thì đừng cho là họ nghèo nàn, bởi vì họ đã thấu hiểu được lẽ giàu có không phải nơi áo quần, nhưng là nơi túi tiền; thấy người lam lũ thì đừng khinh dể là họ đói rách, bởi vì đối với họ việc làm mới là quan trọng dù là có tiền của...
Con người ta dù nghèo nhưng vẫn có sĩ diện của họ, đem mấy ly rượu chép chép miệng chọc tức họ, thì chẳng khác chi cầm dao đâm vào cái tự ái sĩ diện nơi con người họ.
Có một vài người Ki-tô hữu thấy mình sốt sắng tham gia các công việc từ thiện hơn những người khác, thì cho là mình đạo đức và coi thường người khác vì họ không tham gia các việc bác ái như họ, họ không biết rằng việc bác ái là việc tự nguyện và càng âm thầm thì càng có hiệu quả hơn trước mặt Thiên Chúa, bởi vì Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng tay trái làm việc bác ái thì đừng cho tay phải biết...
Mã Châu vì tức giận người khác chọc ghẹo mình mà đi mua rượu về rửa chân chơi. Còn tôi thì vẫn cứ “tự tại” khi người khác chê trách cuộc sống qúa bê bối của tôi, mà không chịu đứng lên quyết tâm sửa mình.
Người đạo đức và không đạo đức hơn nhau là ở đó vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tiếng Chúa
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:00 06/12/2023
CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG - B
Tiếng Chúa
(Mc 1, 1-8)
Chúng ta bước vào Mùa Vọng, hay còn gọi là mùa Ad. Mùa Vọng, nguyên nghĩa tiếng Latin là Adventus, (có nghĩa là đến, quang lâm). Thời thánh Giáo hoàng Grêgôriô I, thời gian chuẩn bị đón chờ Chúa đến trước lễ Giáng Sinh kéo dài bốn tuần được gọi là Mùa Vọng.
Mùa Vọng nhắc nhớ người tín hữu những ý nghĩa sau đây :
- Mùa Vọng nhớ lại thời dân Do thái mong đợi Đấng Messia (Chúa Kitô) để giải phóng dân Israel khỏi ách nô lệ. Chúa đã đến lần thứ nhất cách đây hơn hai ngàn năm. Người đến để giải phóng họ khỏi ách nô lệ tội lỗi bằng giáo lý và cái chết của Người.
- Mùa Vọng còn có nghĩa chuẩn bị đón Chúa Kitô (sẽ đến) lần thứ hai vào ngày tận thế. Không ai biết được ngày giờ nào.
- Ngày nay, Mùa Vọng là mùa chúng ta chuẩn bị tâm hồn sốt sáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.
- Mùa Vọng là mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô (sẽ đến) viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta. Vậy nên, mỗi người cần tỉnh thức, sẵn sàng đón Chúa đến vào ngày tận thế đời mình (giờ chết), để Chúa đưa mình về Nước Chúa muôn đời.
Vì thế, những việc cử hành thánh trong Mùa Vọng nhắc nhở chúng ta hoán cải nội tâm, canh tân niềm tin, vững tin vào tương lai và trở lên men giữa lòng thế giới.
Trong lịch phụng vụ Công Giáo, Mùa Vọng kéo dài bốn tuần và mỗi Chúa nhật với tên gọi truyền thống đặc thù của nó gồm những lời đầu tiên của bài thánh ca mở đầu :
- Chúa nhật I Mùa Vọng : Ad Te levavi... (= Con nâng tâm hồn con lên tới Chúa, lạy Chúa… )
- Chúa nhật II Mùa Vọng : Populus Sion... (= Này hỡi Dân Sion…)
- Chúa nhật III Mùa Vọng : Gaudete... (= Anh em hãy vui lên trong niềm vui của Chúa…)
- Chủ nhật IV Mùa Vọng : Rorate... (= Trời cao, hãy đổ sương xuống, và làm mưa Đấng Công Chính...)
Tiếng Chúa qua miệng tiên tri Isaia
Chúa nhật II Mùa Vọng với chủ đề : Populus Sion... (Này hỡi Dân Sion…) Chúa sắp ngự đến cứu độ muôn dân. Người sẽ lên tiếng thật oai hùng, khiến tâm hồn anh em hoan hủy... " (Ca nhập lễ).
Tiếng Chúa qua miệng tiên tri Isaia vang lên kêu gọi Dân Ngài như một sự trấn an trước cảnh nô lệ và tội lỗi : "Hỡi dân Ta, hãy an tâm, hãy an tâm! …Thời nô lệ đã chấm dứt, tội lỗi đã được ân xá, Chúa đã ban ơn nhiều gấp hai lần tội lỗi" (Is 40, 2). Và hơn thế nữa, Chúa truyền cho Isaia : "Hãy nói cho các dân thành thuộc chi họ Giuđa rằng: Đây Thiên Chúa các ngươi, đây Chúa là Thiên Chúa các ngươi sẽ đến trong quyền lực; cánh tay Người sẽ thống trị. Người mang theo những phần thưởng chiến thắng và đưa đi trước những chiến lợi phẩm. Người chăn dắt đoàn chiên Người như mục tử. Người ẵm chiên con trên cánh tay, ôm ấp chúng vào lòng, và nhẹ tay dẫn dắt những chiên mẹ" (Is 40, 9-11).
Để được như vậy dân Chúa phải thực hành không trì hoãn tiếng Chúa gọi mời là : "Dọn đường Chúa...lấp mọi hố sâu và hãy bạt mọi núi đồi " (Is 40, 3).
Nếu hố sâu và đồi núi gồ ghề cản trở người đi lại, khiến người ta khó đến với nhau thi cần phái lấp hố, bạt đồi. Hố sâu và đồi gồ ghề ở đây là lòng tự mãn kiêu căng là cản trở lớn nhất trên đường Chúa đến với con người. Khi chúng ta thực hành nét đẹp của khiêm nhường và hạ mình xuống, người ta sẽ khám phá ra sự kiêu ngạo ẩn sâu trong lòng ta. " Hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng" (Is 40, 3). Chúa gần đến, tiếng Chúa gọi mời cấp bách hơn.
Tiếng Chúa thể hiện qua tiếng kêu của Gioan
Gioan Tẩy Giả tự nhận mình là ‘tiếng kêu’ (x. Mc 1,3) từ trong hoang địa, Gioan cất lời rao giảng "phép rửa sám hối cầu ơn tha tội" (Mc 1, 4). Lời giảng tuy nghiêm nghị nhưng thu hút "cả miền Giuđêa và Giêrusalem" (Mc 1, 5). Gioan được Marcô (1, 2-8) trình bầy như vị tiên tri cuối cùng của Cựu Ước, ví ông như " Thiên Thần của Ta đến trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi " (Mc 1,2; Ml 3,1), Gioan đã xuất hiện với những người đương thời như là hy vọng cuối cùng của một dân tuyệt vọng. Rất ít người nhận ra sứ vụ đích thực của ông là để "dọn đường cho Chúa đến".
Gioan xuất hiện như Tiếng kêu trong hoang địa, mặc áo lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da thú. Ông không kêu gọi người ta trở nên nhà khổ tu giống như ông. Ông rao giảng rằng : "Đấng đến sau tôi, quyền năng hơn tôi … Ngài sẽ rửa các ngươi trong Chúa Thánh Thần" (Mc 1, 7.8). Lời của Gioan vẫn vang dội qua các thời đại và như một sứ điệp cấp bách gửi đến với chúng ta ngày hôm nay. Kêu mời thay đổi nội tâm, bắt đầu từ việc thừa nhận và xưng thú tội lỗi của mình. Kết quả là : "Cả miền Giuđêa và Giêrusalem tuôn đến với người, thú tội và chịu phép rửa trong sông Giođan" (Mc 1, 5).
Sống tiếng Chúa gọi mời
Mùa Vọng năm nay, chúng ta đang sống như thế nào, nếu không phải là chuẩn bị tâm hồn, giục lòng tin, cử hành Phụng vụ cho sốt sáng để lãnh nhận ân sủng mà Chúa Kitô đã mang đến cho trần gian.
Hãy thay đổi cung cách suy nghĩ hành xử và sống thanh đạm "Vì nước trời gần đến". Bốn tuần của Mùa Vọng là như "tiền đường" để bước tiếp vào những ngày thánh. Chúng ta hãy chuẩn bị tinh thần bằng lời cầu nguyện, sẳn sàng tiếp đón Ðấng Cứu Thế ngự đến!
Ước gì Mùa Vọng và việc chờ đón "Hoàng Tử Bình An" đến, giúp chúng ta nhận ra tiếng Chúa gọi mời qua Giáo hội. Hãy tránh ngủ quên, và cương quyết dọn đường cho Chúa, là nguồn mạch bình an, niềm vui, tình yêu và hy vọng, là Ðấng không ngừng đến để an ủi dân Người.
Chúng ta hãy đặt tay ta vào tay Mẹ Maria, Trinh Nữ của sự chờ đợi, để Mẹ dẫn chúng ta đến gặp gỡ Chúa Giêsu Con Mẹ. Amen.
Ngàn năm bền vững
Lm. Minh Anh
15:38 06/12/2023
NGÀN NĂM BỀN VỮNG
“Chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, mới được vào Nước Trời!”.
Trong “Our Daily Bread”, “Lương Thực Hằng Ngày”, tác giả viết, “Julius Caesar chinh phục 800 thành phố, nhuộm cẩm bào bằng máu của một triệu kẻ thù; rồi chỉ để bị đâm chết bởi những người bạn chí thiết tại chiến thắng vĩ đại nhất! Thành công tạm thời thường đội vương miện cho những kẻ vô thần, vốn không bao giờ hài lòng hoàn toàn. Khi những thành tựu rực rỡ nhất không được nhìn thấy dưới ánh sáng vĩnh cửu, đặt nền móng trên Thiên Chúa ‘ngàn năm bền vững’, chúng chỉ kéo dài và có giá trị như những bọt nước!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Cũng thế, niềm tin vào Thiên Chúa nếu không đặt nền móng trên Nền Đá Kitô ‘ngàn năm bền vững’, nó chỉ kéo dài và có giá trị như những bọt nước. Nó phải thâm nhập trong trí, ấp ủ trong tim và thể hiện trong hành động. Lời Chúa hôm nay tiết lộ, ai thực hiện ý muốn của Chúa Cha, “Người ấy mới được vào Nước Trời!”.
Chúa Giêsu khuyến khích các môn đệ xây dựng niềm tin trên “Đá”, chính Ngài; không phải trên tình cảm. Để có thể đặt một nền tảng kiên cố cho toà nhà đức tin, phải khổ công. Nó đòi hỏi kiên định trong cầu nguyện, bền bỉ trong bác ái và miệt mài trong tự hiến; nó cũng đòi hỏi một sự khiêm tốn và một ý ngay lành tinh anh. Bởi lẽ, chuẩn bị nền móng không bao giờ là một công việc hào nhoáng. Chẳng có gì đẹp đẽ với một hố sâu, hoang hoác, bì bõm bùn lầy tại công trường! Cũng thế, trong đời sống thiêng liêng! Việc đào móng buộc bạn và tôi phải xuống sâu, loại bỏ những tội lỗi tồi tệ nhất. Quá trình này thường không mấy lý thú! Nó buộc bạn thành thật đối mặt với các tính hư nết xấu. Không có bước quyết định này, bạn và tôi có nguy cơ xây dựng đời mình, một ‘đời cát’ không hơn không kém!
Toà nhà có vẻ vững khi mọi sự xem ra bình lặng. Thời tiết tốt không cho biết độ chắc của nó; thử nghiệm thực sự chỉ đến khi thiên nhiên trở nên hung hãn. Tương tự như thế trong đời sống đức tin! Khi sự thanh thản bảo bọc, cuộc sống bạn dễ dàng nở hoa; khủng hoảng ập xuống chính là lúc bạn nhận thức ‘độ cứng’ của đức tin mình. Vậy làm sao để có thể đối mặt với những cám dỗ, thất bại hay một khủng hoảng nghiêm trọng?
Câu trả lời được tìm thấy trong bài đọc Isaia hôm nay, “Chúng ta có thành trì vững chắc: Chúa đã đặt tường trong luỹ ngoài để chở che”. Chỉ trong Giêsu, với Giêsu và trên Giêsu, “tường trong luỹ ngoài” ‘ngàn năm bền vững’, toà nhà đức tin của bạn và tôi mới có thể kiên cường trước mọi cám dỗ, thất bại hay một khủng hoảng.
Anh Chị em,
“Chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy mới được vào Nước Trời!”. Mùa Vọng, mùa xem xét nền tảng cuộc đời của chúng ta là gì? Mùa Vọng còn là mùa đào móng để xây lại toà nhà đức tin trên nền móng Giêsu, bằng cách nên giống Ngài, lắng nghe Ngài hầu có thể thấu hiểu và hành động theo ý muốn của Ngài. Đặt toà nhà đức tin trên Giêsu theo cách này, bạn sẽ không lo sợ trước một cơn sóng cả, sóng cồn hay một cơn lốc nào vốn có thể hất tung nó. Hành động theo ý muốn của Thiên Chúa là ôm ấp và đầu phục hoàn toàn đối với Lời; nó có nghĩa là, để cho Lời và Thánh Thần hướng dẫn hành động. Và như thế, bạn và tôi đã xây đời mình trên đá tảng vững chắc, đời chúng ta không còn là ‘đời cát!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để con đội vương miện của kẻ vô thần với những thành tựu chỉ kéo dài như bọt nước. Giúp con xây đời con trên chính Chúa, nó sẽ ‘ngàn năm bền vững!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài Giáo lý hàng tuần của Đức Phanxicô. Niềm đam mê truyền giáo: lòng nhiệt thành tông đồ của người tín hữu. Việc công bố diễn ra trong Chúa Thánh Thần
Vũ Văn An
17:59 06/12/2023
Theo tin Tòa Thánh, nhân buổi yết kiến chung tại Đại sảnh Phaolô VI, hôm thứ Tư ngày 6 tháng 12, Đức Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về lòng nhiệt thành truyền giáo, nhấn mạnh đến việc công bố phải diễn ra trong Chúa Thánh Thần. Sau đây là bài giáo lý của ngài, dựa vào bản tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp:
Anh chị em thân mến,
Trong các bài giáo lý trước, chúng ta thấy rằng việc công bố Tin Mừng là niềm vui, dành cho mọi người và được ngỏ với ngày hôm nay. Bây giờ chúng ta hãy khám phá một đặc điểm thiết yếu cuối cùng: việc loan báo cần phải diễn ra trong Chúa Thánh Thần. Thật vậy, để “truyền đạt Thiên Chúa”, tính đáng tin cậy đầy hân hoan của chứng tá, tính phổ quát của lời công bố và tính kịp thời của thông điệp vẫn chưa đủ. Nếu không có Chúa Thánh Thần, mọi lòng nhiệt thành đều vô ích và mang tính tông đồ giả tạo: nó sẽ chỉ là của riêng chúng ta và sẽ không sinh hoa kết trái.
Trong Evangelii gaudium tôi đã nhắc lại rằng “Chúa Giêsu là nhà truyền giáo đầu tiên và vĩ đại nhất”; “trong mọi hoạt động truyền giảng Tin Mừng, quyền tối thượng luôn thuộc về Thiên Chúa”, Đấng “đã kêu gọi chúng ta hợp tác với Người và là Đấng dẫn dắt chúng ta bằng quyền năng của Thánh Thần Người” (số 12). Đây là quyền tối thượng của Chúa Thánh Thần! Vì thế, Chúa so sánh tính năng động của Nước Thiên Chúa với “một người [rải] hạt giống xuống đất, người ấy ngủ hay thức, đêm hay ngày, và hạt giống cứ nẩy mầm và lớn lên, người ấy không biết thế nào” (Mc 4: 26-27). Chúa Thánh Thần là người chủ đạo; Người luôn đi trước các nhà truyền giáo và làm cho hoa trái lớn lên. Sự hiểu biết này an ủi chúng ta rất nhiều! Và nó giúp chúng ta xác định một điều khác, cũng có tính quyết định không kém: đó là, trong lòng nhiệt thành tông đồ của mình, Giáo hội không loan báo chính mình, nhưng loan báo ân sủng, một ân phúc và Chúa Thánh Thần chính là Ân Phúc của Thiên Chúa, như Chúa Giêsu đã nói với người phụ nữ Samaria (x. Ga 4:10).
Tuy nhiên, tính tối thượng của Chúa Thánh Thần không nên khiến chúng ta lười biếng. Sự tự tin không biện minh cho việc rút lui. Sức sống của hạt giống tự mọc lên không cho phép người nông dân bỏ bê ruộng đồng. Chúa Giêsu, khi đưa ra lời khuyên nhủ cuối cùng trước khi về trời, đã nói: “Các con sẽ nhận được sức mạnh khi Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ là chứng nhân của Thầy... cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:8).
Chúa không để lại cho chúng ta những bài giảng thần học hay một cẩm nang mục vụ để áp dụng, nhưng là Chúa Thánh Thần, Đấng linh hứng cho sứ mệnh. Và sáng kiến can đảm mà Chúa Thánh Thần thấm nhuần trong chúng ta khiến chúng ta bắt chước phong cách của Người, một phong cách luôn có hai đặc điểm: sáng tạo và đơn giản.
Sự sáng tạo, để loan báo Chúa Giêsu với niềm vui, cho mọi người và cho ngày hôm nay. Trong thời đại này của chúng ta, một thời đại không giúp chúng ta có một quan điểm tôn giáo về cuộc sống, và trong đó việc loan báo ở nhiều nơi đã trở nên khó khăn hơn, gian khổ hơn, dường như không có kết quả, thì cám dỗ ngừng phục vụ mục vụ có thể nảy sinh. Có lẽ người ta ẩn náu trong những vùng an toàn, như thói quen lặp đi lặp lại những việc mình luôn làm, hoặc trong những lời mời gọi lôi cuốn của một nền linh đạo duy tâm tình [intimist], hoặc thậm chí trong một cảm thức bị hiểu lầm về tính trung tâm của phụng vụ. Chúng là những cơn cám dỗ đội lốt lòng trung thành với truyền thống, nhưng thường, thay vì đáp lại Chúa Thánh Thần, chúng là những phản ứng trước những bất mãn cá nhân. Thay vào đó, sự sáng tạo mục vụ, táo bạo trong Chúa Thánh Thần, nhiệt thành trong ngọn lửa truyền giáo của mình, là bằng chứng về lòng trung thành với Người. Vì vậy, tôi đã viết rằng “Chúa Giêsu cũng có thể vượt qua những phạm trù buồn tẻ mà chúng ta gán cho Người, và Người không ngừng làm chúng ta ngạc nhiên bởi sự sáng tạo thần linh của Người. Bất cứ khi nào chúng ta cố gắng trở về cội nguồn và tìm lại sự tươi mới nguyên thủy của Tin Mừng, thì những con đường mới sẽ xuất hiện, những con đường sáng tạo mới mở ra, với những hình thức diễn đạt khác nhau, những dấu hiệu hùng hồn hơn và những lời nói có ý nghĩa mới cho thế giới ngày nay” (Niềm vui Tin Mừng, 11).
Do đó, tính sáng tạo; và sau đó là sự đơn giản, chính vì Chúa Thánh Thần đưa chúng ta đến nguồn cội, đến “lời công bố đầu tiên”. Thật vậy, chính “ngọn lửa của Chúa Thánh Thần… [điều đó] khiến chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng, qua cái chết và sự phục sinh của Người, mạc khải và thông truyền cho chúng ta lòng thương xót vô biên của Chúa Cha” (đã dẫn, số 164). Đây là lời công bố đầu tiên, lời công bố hẳn phải “là trung tâm của mọi hoạt động truyền giáo và mọi nỗ lực canh tân Giáo hội”; nói đi nói lại: “Chúa Giêsu Kitô yêu thương anh chị em; Người đã hy sinh mạng sống của mình để cứu anh chị em; và bây giờ Người đang sống bên cạnh anh chị em mỗi ngày để soi sáng, củng cố và giải phóng anh chị em” (đã dẫn).
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy để cho Chúa Thánh Thần lôi kéo và cầu khẩn Người mỗi ngày; xin Người là nguồn hữu thể và công việc của chúng ta; nguyện xin Người là nguồn gốc của mọi hoạt động, mọi cuộc gặp gỡ, tụ tập và công bố. Người làm sinh động và trẻ trung hóa Giáo hội: với Người, chúng ta không được sợ hãi, bởi vì Người, Đấng hòa hợp, luôn giữ sự sáng tạo và sự đơn giản cùng nhau, truyền cảm hứng cho sự hiệp thông và sai đi truyền giáo, cởi mở đối với sự đa dạng và dẫn trở lại sự hiệp nhất. Người là sức mạnh của chúng ta, là hơi thở của lời công bố của chúng ta, là nguồn nhiệt huyết tông đồ. Xin ngự đến, Lạy Chúa Thánh Thần!
Tin Giáo Hội Việt Nam
CĐCG Thánh Linh Tempe _ Tổ chức Tĩnh Tâm Mùa Vọng 2023-2024
Phan Hoàng Phú Quý
13:55 06/12/2023
Cộng Đòan Công Giáo Thánh Linh Tempe _ Tổ chức Tĩnh Tâm Mùa Vọng 2023-2024
(Tempe-Arizona) Trong tâm tình dọn mình đón Chúa Giáng Sinh, Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Linh Tempe, thuộc tiểu bang Arizona đã tổ chức tĩnh tâm Mùa Vọng trong 2 ngày 1&2 tháng 12 năm 2023 vừa qua, do linh mục Đa Minh Nguyễn Phi Long thuộc dòng Chúa Cứu Thế thuyết giảng với chủ đề:
Emmanuel, Con Đường Hiệp Hành
Nếu chúng ta không còn cảm xúc, chúng ta là những người sống nhưng đã chết từ lâu, chính vì những lúc chúng ta còn có những cảm xúc, nhắc nhở cho chính mình vẫn còn là con người, và khi chúng ta có những cảm xúc vui, buồn, sướng, khổ, tâm trí ngỗn ngang, chúng ta cám ơn Chúa vì chúng ta còn có cảm xúc.
Người đáng sợ nhất là khi ai đó tâm hồn lạnh giá, chẳng tha thiết ham muốn gì trên cõi đời này, nghĩa là không còn sức sống để vươn lên, những người ương ương dỡ dỡ như thế có thể họ buông xuôi luôn cả Chúa.
Do đó chúng ta càng buồn, càng chán nản, chúng ta càng cần đến với Chúa nhiều hơn.
Khi chúng ta chuẩn bị bước vào những ngày rất ngắn của Mùa Vọng, chúng ta thường nghe đến chữ “Emmanuel”? Nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Do đó không có chủ đề nào ý nghĩa và thiết thực bằng chủ đề “Emmanuel”, để chúng ta chiêm ngắm Đấng có tên là Emmanual, biểu hiệu rõ nét tinh thần hiệp hành của một Thiên Chúa.
Làm thế nào để chúng ta nhìn vào, hoặc nghe đến 2 chữ Emmanuel chúng ta thấy được, hiểu được Linh Đạo Hiệp Hành mà giáo hội nói chung, và mỗi người chúng ta nói riêng, được Thiên Chúa mời gọi để mang cho mình tinh thần hiệp hành đó, và khi có Chúa rồi thì con người đối xử với nhau dựa trên sự hiện diện của Chúa, vì không có Chúa người ta đến với nhau đơn thuần giữa con người với con người, và nhiều khi người ta bất hòa, ghen ghét, căm thù nhau bời vì không có Chúa.
Lúc mình cần Chúa nhất là lúc mình thất vọng nhất, chán chường nhất, tủi nhục nhất, vợ chồng con cái có những lục đục, bất hòa, hãy đến với Chúa, đến với Linh Đạo Hiệp Hành.
Hãy học hỏi và noi gương Chúa Giêsu vì Ngài luôn kết hiệp với Đức Chúa Cha, và nhờ vào sự kết hiệp đó mà Chúa Giêsu luôn vâng lời cũng như trung thành với Chúa Cha cho đến trọn đời.
Chúa Giêsu ở với Thiên Chúa như thế nào? Thánh Gioan nói rất rõ: “Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời, Ngôi Lời luôn ở với Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa”.
Như lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ khi còn ở thế gian: “Chúng con thấy Thầy, tức là thấy Cha của Thầy”, có nghĩa là Chúa Giêsu và Chúa Cha cũng chỉ là một Thiên Chúa.
Một cách nào đó Ngài mời gọi chúng ta, muốn trở thành chi thể của Đức Kitô
Chúng ta cũng phải có khả năng nói với mọi người như thế này: Ai nhìn thấy tôi là nhìn thấy Chúa của tôi. Liệu chúng ta có dám nói như thế không?
Nếu chúng ta đi làm bác ái, đi làm từ thiện, nhưng chúng ta không có Chúa, thì chúng ta chỉ đi khai thác mà thôi. Lúc đầu thì có một chút từ thiện, nhưng từ từ chúng ta đổi sang một công việc thuần túy như là một nhà kinh doanh (Business), và nó khác biệt giữa công việc bác ái từ thiện ban đầu rất xa, vì mình phải nghỉ làm thế nào để có lời nhiều hơn, có tiền nhiều hơn, và có nhiều tiện nghi cho cá nhân mình nhiều hơn.
Và như thế chúng ta làm việc như là một nhân công, chứ không phải là một môn đệ của Chúa. Cho nên luôn bảo nhau, chúng ta có Chúa hay không?
Có 3 điều cần ghi nhớ:
1- Đừng bao giờ bỏ đời sống cầu nguyện, vì cầu nguyện là cách tốt nhất để chúng ta liên kết với Chúa, vì khi có Chúa là có tất cả.
2- Lắng nghe và làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, đòi hỏi chúng ta phải có nhân đức khiêm nhường, vì đức khiêm nhường của Chúa Giêsu được nỗi bật trong đời sống của Ngài, đó là vâng lời Đức Chúa Cha, và sau Chúa Giêsu, Mẹ Maria cũng được nỗi bật qua sự khiêm tốn của Mẹ, là làm theo ý Thiên Chúa: “ Này con là nữ tỳ của Chúa, xin thực hiện nơi con những gì Thiên Chúa muốn”.
3 – Trung thành với Thiên Chúa đến cùng, bởi vì “ Phúc cho những ai trung thành mới được ơn cứu độ”.
Trong tất cả các ơn chúng ta xin, chúng ta luôn xin được ơn trung thành.
Muốn có đời sống gia đình không khó, nhưng sống với lòng trung thành không dễ, nếu không muốn nói là trần ai, gian khổ và nhiều thử thách.
Có thể nói đời sống gia đình là những chuỗi ngày tử đạo, người ta trung thành với nhau trong lúc vinh hoa, phú quý, trong lúc hạnh phúc đong đầy rất dễ, nhưng chúng ta bền bỉ chịu đựng nhau trong lúc đau buồn, khốn khó, mới là đáng quý, đáng trân trọng.
Ước gì trong tâm tình Mùa Vọng năm nay chúng ta cam kết hứa với lòng mình không bao giờ bỏ Chúa, không bao giờ bỏ nhau, trung thành với Chúa, với Giáo Hội và với nhau trọn đời.
Kính chúc quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa một Mùa Giáng Sinh bình an, nhiều ân sủng của Chúa Giêsu Hài Đồng và Một Năm Mới An Khang Thịnh Vương.
Xem hình
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh con người Maria được tuyển chọn
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
05:59 06/12/2023
Hình ảnh con người Maria được tuyển chọn
Trong đời sống nhiều trường hợp bỗng nhiên nhận được sự việc khác thường vượt qúa sự suy nghĩ tưởng tượng con người. Sự thể này gây ra ngạc nhiên cùng bối rối cho tâm trí.
Trường hợp như thế thiếu nữ Maria thành Nazareth miền quê bên nước Do Thái cách đây hơn hai ngàn năm đã sống trải qua: Bỗng dưng Thiên Thần Gabriel của Thiên Chúa hiện đến báo tin: chị được Thiên Chúa chúc phúc và Ngài muốn chọn chị, tuy còn là một thiếu nữ, làm mẹ hạ sinh Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người! ( Lc 1,26-36).
Trước sự bỡ ngỡ lạ lùng đó Maria đã có phản ứng sợ hãi bối rối:“Việc đó xảy ra thế nào được. Vì tôi không có chồng?”
Thiên Thần Chúa trấn an Maria: Xin chị đừng lo, Thánh Thần Thiên Chúa sẽ làm phép lạ tác dụng để cho Con Thiên Chúa thành người trong cung lòng Chị.
Và Maria đã ưng thuận với chương trình của Thiên Chúa, mặc dù tâm trí Maria không hiểu gì, cùng chỉ muốn nói lời từ chối!
Sự việc lạ lùng bất ngờ xảy đến với Maria như thế nói lên hình ảnh gì của Thiên Chúa với con người?
Đức Giáo Hoàng Pio IX. Ngày 08. Tháng 12. năm 1854 đã công bố tín điều Đức Mẹ Maria ngay từ giây phút đầu tiên thụ thai Con Thiên Chúa trong cung lòng mình đã được Thiên Chúa trao ban ân đức không bị vướng mắc vào tội tổ tông truyền. Thiên Chúa đã gìn giữ cho đời sống Maria đồng trinh vẹn sạch.
Giáo hội mừng ngày lễ Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội hằng năm vào ngày 08. Tháng 12. Mừng lễ và tin vào tín điều. Nhưng xưa nay trong dòng thời gian vẫn luôn có những hòai nghi về sự đồng trinh của Đức Mẹ Maria. Nội dung ngày lễ trọng này không có nghĩa đời sống của Đức Mẹ Maria xảy diễn ra trên cách thức khác thường lạ lùng như truyện thần thoại cổ tích.
Thiếu nữ Maria cũng như bao trẻ em khác trên trần gian được dòng máu người cha - Ông Thánh Gioakim- và do người mẹ -Thánh Anna -thụ thai sinh ra đời, như trong dân gian lưu truyền thuật kể lại. Ngày nay sang hành hương cổ thành Jerusalem nơi lối vào cổng Sư Tử có đền thờ Thánh Anna, bên cạnh có tàn tích hồ Betsaida, nơi ngày xưa Chúa Giêsu đã chữa bệnh cho một người bị bại liệt đã 38 năm được lành mạnh đứng dậy đi lại được vào ngày Sabat( Ga 5,7-9). Và địa điểm khu lối cổng Sư Tử, theo tương truyền, ngày xưa có nhà của Thánh nữ Anna và Thánh Gioakim, cha mẹ của Đức Mẹ Maria.
Quy trình truyền sinh sự sống Thiên Chúa đã sáng tạo ấn định cho con người cùng mọi giống nòi trong công trình thiên nhiên: sự sống mới nảy sinh do hỗn hợp giữa hai yếu tố mầm sự sống nam và nữ, âm và dương, giống cái và giống đực.
Nền tảng thần học đạo đức ngày lễ mừng Đức Mẹ Maria vô nhiễm nguyên tội dựa trên mối dây liên kết với khởi đầu đời sống của Maria. Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, như đức tin Kitô giáo nói cho biết, không bị cho rơi xuống vào bờ mép vực thẳm của bản tính con người trần gian.
Như thế sự khởi đầu đã diễn xẩy ra thế nào? Và như những người tín hữu Chúa Kitô ở những thế kỷ đầu tiên lúc khởi đầu Giáo Hội, đã nêu ra thắc mắc, phải chăng Con Thiên Chúa phải được sinh ra do người phụ nữ Maria này?
Suy nghĩ thần học đạo đức này đưa đến kết luận: Thiếu nữ Maria ngay từ lúc khởi đầu thụ thai thành hình sự sống trong cung lòng mẹ đã được chọn là Mẹ Con Thiên Chúa sau này, như Thánh Phaolô tông đồ đã có xác tín: “ được tuyển chọn ngay từ trước khi tạo thành vũ trụ” ( Thư Epheso 1,4).
Mừng lễ Đức Mẹ Maria giúp tâm trí hướng lên Thiên Chúa trên trời cao, Đấng Tạo Hóa, cùng đặt niềm hy vọng tin tưởng vào ý muốn của Người cho con đường đời sống con người.
Thiên Thần Gabriel đã chào kính Maria được Thiên Chúa ban ân sủng chúc phúc. Như thế Maria qua đó được sống trong mối tương quan gần bên Thiên Chúa.
Con người loài thụ tạo cũng được Thiên Chúa trao ban mối tương quan giao hảo với Người. Là con người do Thiên Chúa tạo dựng, có gía trị qúy báu. Con người có chỗ đứng trong vũ trụ, trong chương trình quan phòng của Thiên Chúa.
Đời sống Đức Mẹ Maria, dù trải qua những đọan đường đau khổ sầu bi, nhưng thành công trong vai trò làm Mẹ Con Thiên Chúa. Vì Maria đã để cho Thiên Chúa xây dựng đời sống mình trong niềm tin tưởng hy vọng.
Henry Kissinger và chiến tranh Việt Nam
Vũ Văn An
22:26 06/12/2023
Nhân dịp Henry Kissinger từ giã cõi trần ở tuổi đại thượng thọ 100 tuổi sau khi, chỉ nửa đầu năm nay, còn lặn lội qua Trung Hoa để gặp lại người kế nhiệm xa xôi của họ Mao, kẻ ông đã dẫn Nixon tới gặp năm 1972, một cuộc gặp gỡ khiến Nixon và cả Hiệp Chúng Quốc Mỹ Châu thấy không còn cần tới Việt Nam nên đã nhẫn tâm để Chế độ Việt Nam Cộng Hòa đi vào lịch sử, tưởng duyệt lại phần đóng góp của ông vào việc nhẫn tâm này không hẳn là chuyện thừa. Chúng tôi xin chuyển toàn bài viết đã cập nhật hóa của Từ Điển Bách Khoa mở Wikipedia nói về “Henry Kissinger và Chiến Tranh ViệtNam”, chỉ bỏ qua những phần xúc phạm tới quân lực Việt Nam Cộng Hòa, để thấy khuôn mặt của một con người háo danh, đầy mâu thuẫn, đặt bước tiến bản thân và quyền lợi Hoa Kỳ lên trên hết. Mời bạn đọc kiên nhẫn đọc qua, vì bài viết khá dài.
Nhà ngoại giao Mỹ Henry Kissinger (1923–2023) đóng một vai trò quan trọng và gây tranh cãi trong Chiến tranh Việt Nam. Khởi đầu là một người ủng hộ, sau đó, Kissinger tiến đến chỗ coi đó là lực cản đối với quyền lực của Mỹ. Năm 1968, Kissinger tiết lộ thông tin về tình hình đàm phán hòa bình ở Paris cho chiến dịch của Nixon và được khen thưởng khi được bổ nhiệm làm Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Richard Nixon. Với tư cách là Cố vấn An ninh Quốc gia, Kissinger ban đầu tìm cách chấm dứt chiến tranh theo các điều kiện của Mỹ. Trong nhiệm kỳ của mình, Kissinger có quan điểm khác với Nixon vì Kissinger thiên về việc tìm cách chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng nhất có thể với mức thiệt hại tối thiểu đối với uy tín của Mỹ. Vào tháng 10 năm 1972, Kissinger đạt được một dự thảo thỏa thuận mà lúc đầu Nixon bác bỏ, dẫn đến vụ đánh bom vào dịp Giáng sinh vào tháng 12 năm 1972. Thỏa thuận mà Kissinger ký vào tháng 1 năm 1973 – dẫn đến việc Mỹ rút quân khỏi Việt Nam vào tháng 3 năm đó – cũng rất giống với dự thảo thỏa thuận đã bị bác bỏ năm trước. Với tư cách là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng, Kissinger ủng hộ việc Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam cho đến khi quốc gia này sụp đổ vào tháng 4 năm 1975, điều mà Kissinger đổ lỗi cho Quốc hội.
Nhà ngoại giao hàn lâm tài tử
Với tư cách là giảng viên tại Harvard, Kissinger đã xuất bản cuốn sách Vũ khí hạt nhân và Chính sách đối ngoại năm 1957, cuốn sách nổi tiếng của ông đã tạo nên danh tiếng cho ông là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của Mỹ về chính sách đối ngoại. Sự tham gia của Kissinger vào Đông Dương bắt đầu trước khi ông được bổ nhiệm làm Cố vấn An ninh Quốc gia cho Nixon. Khi còn ở Harvard, ông từng làm cố vấn về chính sách đối ngoại cho cả Nhà Trắng lẫn Bộ Ngoại giao. Kissinger nói rằng "Vào tháng 8 năm 1965... [Henry Cabot Lodge Jr.], một người bạn cũ làm Đại sứ tại Sài Gòn, đã đề nghị tôi đến thăm Việt Nam với tư cách là cố vấn của ông ấy. Tôi đã đến thăm Việt Nam lần đầu tiên trong hai tuần vào tháng 10 và tháng 11 năm 1965, một lần nữa trong khoảng mười ngày vào tháng 7 năm 1966, và lần thứ ba trong vài ngày vào tháng 10 năm 1966... Lodge đã cho tôi rảnh tay để xem xét bất cứ chủ đề nào tôi chọn". Ông tiến đến chỗ bị thuyết phục về sự vô nghĩa của các chiến thắng quân sự ở Việt Nam, "... trừ khi chúng mang lại một thực tế chính trị có thể tồn tại sau cuộc rút quân cuối cùng của chúng ta".[1] Lodge cho phép Kissinger đi bất cứ nơi nào ông ta muốn, và gặp nhị hùng chế cầm quyền của Thiếu tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ và Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.[2] Với thái độ hớ hênh, Kissinger đã nói chuyện thẳng thắn với một phóng viên người Mỹ, Jack Foisie, người đã đến muộn trong cuộc họp báo và không hề biết rằng cuộc họp báo đó là "không được ghi lại".[3] Kissinger gọi cả Thiếu tướng Không quân Kỳ và Trung Tướng Thiệu là những người chưa trưởng thành và có trí thông minh thấp, những nhận xét mà Foise đã công bố và khiến Tổng thống Lyndon B. Johnson tức giận.[4] Vào tháng 11 năm 1965, khi được Time yêu cầu bình luận sau khi số người Mỹ thiệt mạng ở Việt Nam vượt quá 1,000, Kissinger ca ngợi Johnson vì đã phải đưa ra "những quyết định khó khăn và cô đơn". Kissinger so sánh Johnson với cảnh sát trưởng do Gary Cooper thủ vai trong bộ phim High Noon năm 1952, miêu tả Johnson như một nhân vật anh hùng đưa ra những quyết định cần thiết nhưng không được ưa chuộng.[3]
Trong sáng kiến hòa bình năm 1967, ông sẽ làm trung gian giữa Washington và Hà Nội. Vào tháng 6 năm 1967, tại một hội nghị học thuật ở Paris, Kissinger gặp nhà sinh vật học người Pháp, Herbert Marcovitch, người đã đề cập rằng một trong những người bạn của ông là Raymond Aubrac, một anh hùng Cộng sản trong cuộc kháng chiến của Pháp, người cũng là một trong số ít người phương Tây bạn bè với Hồ Chí Minh.[5] Khi Hồ đến Paris vào năm 1946 trong nỗ lực đàm phán về nền độc lập của Việt Nam khỏi Pháp, ông đã sống ở nhà Aubrac được vài tháng và vẫn còn những kỷ niệm ấm áp về ông và gia đình.[6] Hồ có ác cảm với người phương Tây và cố gắng tránh gặp họ càng nhiều càng tốt, còn Aubrac là người duy nhất được phép trao đổi thư từ với Hồ. Muốn đóng một vai trò nào đó trong lĩnh vực ngoại giao, thay vì chỉ viết về nó, Kissinger đã liên hệ với Bộ Ngoại giao với kế hoạch để Marovitch và Aubrac tới Hà Nội với lời đề nghị hòa bình.[5] Bộ trưởng Ngoại giao, Dean Rusk, phản đối kế hoạch của Kissinger, nói rằng "Tám tháng mang thai hòa bình và tất cả đều hy vọng giành được giải Nobel Hòa bình".[5] Tuy nhiên, W. Averell Harriman của "cửa hàng hòa bình" quan tâm và được Tổng thống Johnson chấp thuận phương án có mật danh là Chiến dịch Pennsylvania.[5] Vào tháng 7 năm 1967, Aubrac và Marcovitch tới Hà Nội để gặp Hồ, ông nói với ông rằng ông sẵn sàng mở các cuộc đàm phán hòa bình với Hoa Kỳ, với điều kiện người Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam “vô điều kiện”. Trước đây Hồ đã nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ phải ngừng ném bom “vô điều kiện và dứt khoát”, và sự thay đổi nhỏ này trong cách diễn đạt được coi là một dấu hiệu đầy hy vọng.[7] Harriman cử cấp phó của mình, Chester Cooper, tham gia cùng Kissinger trong các cuộc đàm phán hòa bình không chính thức ở Paris, điều này có vẻ đầy hứa hẹn.[6] Tuy nhiên, Aubrac nói rằng Hồ muốn Hoa Kỳ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam trong một thời gian ngắn như một dấu hiệu thiện chí, nhưng Cố vấn An ninh Quốc gia, W.W. Rostow, đồng thời thuyết phục John-son tăng cường ném bom miền Bắc Việt Nam.[6] Vào ngày 22 tháng 8 năm 1967, Aubrac và Marcovitch bị từ chối cấp thị thực đến thăm miền Bắc Việt Nam vì Kissinger không thể đạt được lệnh ngừng ném bom như đã hứa đã khiến Hồ Chí Minh vỡ mộng.[8]
Vào tháng 8 năm 1968, Kissinger viết cho Harriman, người đang dẫn đầu phái đoàn Mỹ tại các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris: "Averell thân mến của tôi...Tôi đã chán ngán nền chính trị của Đảng Cộng hòa. Đảng này vô vọng và không đủ khả năng để cai trị".[9] Ngày 17 tháng 9 năm 1968, Kissinger đến Paris và làm cố vấn không chính thức cho phái đoàn Mỹ.[10] Vào thời điểm đó, Kissinger nói về sự chán ghét của mình đối với ứng cử viên Đảng Cộng hòa, Richard Nixon, nói: "Ba ngày trong tuần, tôi nghĩ tôi sẽ bỏ phiếu cho Hu-bert. Những ngày khác, tôi nghĩ tôi sẽ không bỏ phiếu nào". ] Nhưng cùng lúc đó, Kissinger đã liên lạc với chiến dịch tranh cử của Nixon và bắt đầu chia sẻ thông tin về tiến trình của các cuộc đàm phán hòa bình.[11] Kissinger bắt đầu gọi cho Richard Allen, cố vấn chính sách đối ngoại của Nixon, từ trạm điện thoại công cộng, đưa ra thông tin để đổi lấy việc ông muốn có một vị trí cấp cao nếu Nixon thắng cử.[11] Vào ngày 12 tháng 10 năm 1968, Kis-singer nói với Allen rằng Harriman đã "khui sâm banh" vì ông ta đã thuyết phục Johnson ra lệnh ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam.[11] Allen gọi cho John Mitchell, người quản lý chiến dịch tranh cử của Nixon, người đồng ý rằng đây là thông tin quan trọng nhất.[11] Như một phần thưởng, Mitchell nói với Allen rằng Kissinger sẽ nhận được vị trí cấp cao mà ông khao khát, Allen nói rằng chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia sẽ phù hợp nhất với Kissin-ger.[11] Đồng thời, Kissinger đã liên lạc với ứng cử viên Đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Hubert Humphrey, vận động hành lang để có được một chức vụ cấp cao nếu Humphrey thắng cử.[11]
Kissinger từng là cố vấn chính sách đối ngoại cho Thống đốc Đảng Cộng hòa của New York, Nelson Rockefeller, trong nỗ lực thất bại để giành được sự đề cử của Đảng Cộng hòa trong các cuộc bầu cử năm 1960, 1964 và 1968. Ông có quan điểm thấp về Nixon trong thời gian này, phát biểu về sự "nông cạn" và "sự hiểu lầm nguy hiểm" của ông này về chính sách đối ngoại.[12] Nhiều người ngạc nhiên khi Kissinger chấp nhận lời đề nghị của Nixon để làm Cố vấn An ninh Quốc gia.[12] Nixon nói về Kissinger: "Tôi không tin Henry, nhưng tôi có thể sử dụng anh ấy".[13]
Tham gia vào việc ra quyết định chiến tranh Việt Nam
1969: Đến Washington
Nixon được bầu vào năm 1968 với lời hứa đạt được “hòa bình trong danh dự” và chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Bằng cách hứa tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình mà Johnson bắt đầu vào tháng 5 năm 1968 tại Paris, Nixon thừa nhận rằng ông đã loại trừ "một chiến thắng quân sự" ở Việt Nam.[14] Nixon muốn một giải pháp ngoại giao tương tự như hiệp định đình chiến ở Bàn Môn Điếm kết thúc Chiến tranh Triều Tiên và thường xuyên tuyên bố riêng rằng ông không có ý định trở thành "tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ thua trận".[14] Để buộc Bắc Việt ký hiệp định đình chiến, Nixon ủng hộ cách tiếp cận hai hướng của "lý thuyết người điên" là tìm cách hành động liều lĩnh để đe dọa Bắc Việt đồng thời cố gắng sử dụng chiến lược "liên kết" để cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc nhằm thuyết phục cả hai nước này ngừng gửi vũ khí cho miền Bắc Việt Nam.[15] Khi còn đương chức, Nixon thực hiện chính sách Việt Nam hóa nhằm rút dần quân đội Hoa Kỳ đồng thời mở rộng vai trò chiến đấu của Quân đội miền Nam Việt Nam để quân đội này có khả năng bảo vệ chính phủ một cách độc lập trước Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, một tổ chức du kích Cộng sản, và quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam hay PAVN). Kissinger phản đối Việt Nam hóa.
Trong một bài báo đăng trên tạp chí Foreign Affairs tháng 1 năm 1969, Kissinger chỉ trích chiến lược tiêu hao của Tướng William Westmoreland vì Cộng sản Việt Nam sẵn sàng chấp nhận tổn thất trên chiến trường cao hơn nhiều so với Hoa Kỳ và do đó có thể “thắng” miễn là họ không “thua” chỉ bằng cách tiếp tục chiến tranh.[16] Trong cùng một bài báo, ông cho rằng những tổn thất mà Cộng sản Việt Nam phải gánh chịu trong Tết Mậu Thân là vô nghĩa vì Tết Mậu Thân đã khiến dư luận Mỹ phản đối chiến tranh, loại trừ khả năng giải pháp quân sự và điều tốt nhất có thể làm lúc này là đàm phán giải pháp hòa bình có lợi nhất tại cuộc đàm phán hòa bình Paris.[17] Kissinger, khi nhậm chức vào năm 1969 đã ủng hộ một chiến lược đàm phán, theo đó Hoa Kỳ và Bắc Việt sẽ ký một hiệp định đình chiến và đồng ý rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong khi chính phủ Nam Việt Nam và Việt Cộng phải thỏa thuận về một chính phủ liên minh.[16] Kissinger nghi ngờ về lý thuyết "liên kết" của Nixon, tin rằng điều này sẽ mang lại cho Liên Xô lợi thế trước Hoa Kỳ và, không giống như Nixon, ít quan tâm hơn đến số phận cuối cùng của miền Nam Việt Nam.[18] Một trong những hành động đầu tiên của Kissinger với tư cách Cố vấn An ninh Quốc gia vào đầu năm 1969 là tìm kiếm ý kiến của các chuyên gia về Việt Nam trong CIA, quân đội và Bộ Ngoại giao.[19] Tập tài liệu dài xuất hiện chứa đựng nhiều ý kiến đa dạng, trong đó một số cho rằng miền Nam Việt Nam đang có "những bước tiến nhanh chóng", trong khi những người khác nghi ngờ rằng chính quyền Sài Gòn sẽ "có thể trở thành một đối trọng chính trị hoặc quân sự hiệu quả đối với Việt Cộng". ] Phe “bò mộng” ước tính quân Mỹ phải chiến đấu ở Việt Nam 8.3 năm thì quân miền Nam mới có thể tự mình chiến đấu trong khi phe “gấu” ước tính quân Mỹ phải chiến đấu ở Việt Nam 13.4 năm trước khi Người Nam Việt Nam có thể tự mình chiến đấu.[19] Kissinger chuyển tập tài liệu cho Nixon với nhận xét rằng không có sự đồng thuận trong cộng đồng chuyên gia với kết luận ngụ ý rằng ông nên được tự do hành động mà không cần hỏi ý kiến các chuyên gia.[19]
Vào ngày 17 tháng 2 năm 1969, Nixon nói với đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin rằng mọi vấn đề thực chất đều phải thông qua Kissinger chứ không phải qua Ngoại trưởng William Rogers.[20] Ngay sau đó, Kissinger gặp Dobrynin để nói với ông rằng Nixon sẽ không chấp nhận bất cứ dàn xếp nào có vẻ như là một thất bại và ông cũng không muốn bất cứ sự thay đổi nào trong chế độ ở Sài Gòn, mặc dù "sự tiến triển" của chế độ Sài Gòn là có thể chấp nhận được.[20] Dobrynin, người từng phục vụ ở Washington trong nhiều năm, có ấn tượng tốt về Kissinger, người không giáo điều và cứng nhắc như người tiền nhiệm W.W. Rostow cũng không buồn tẻ và thiếu trí tưởng tượng như Dean Rusk.[20] Kissinger sau đó bắt đầu phá hoại Henry Cabot Lodge Jr., người đứng đầu phái đoàn hòa bình của Mỹ ở Paris, khi yêu cầu Dobrynin tổ chức một cuộc gặp bí mật ở Paris giữa ông và Lê Đức Thọ, thành viên quan trọng nhất của phái đoàn Bắc Việt ở Paris.[20]
Vào ngày 22 tháng 2 năm 1969, Việt Cộng phát động một cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam, mà Kissinger gọi là "một hành động khuyển nho phi thường".[21] Nixon, trong chuyến đi châu Âu, coi cuộc tấn công như một sự xúc phạm cá nhân và muốn ném bom Campuchia để trả đũa.[21] Kissinger thuyết phục Nixon đợi cho đến khi chuyến công du châu Âu của ông kết thúc.[21] Thêm áp lực là tuyên bố của Tướng Creighton Abrams, tư lệnh lực lượng Mỹ ở miền Nam Việt Nam, rằng các sĩ quan của ông cuối cùng đã thành lập Văn phòng Trung ương miền Nam Việt Nam (COSVN), tổng hành dinh được cho là kiểm soát Việt Cộng ngay bên kia biên giới Campuchia. [22] Người Mỹ đã tìm kiếm COSVN trong nhiều năm. Tại một cuộc họp ở Washington có sự tham dự của Kissinger, hai đại tá do Abrams cử đến đã chỉ ra vị trí được cho là của COSVN trong một khu vực của Campuchia mà người Mỹ gọi là Fishhook [Lưỡi Câu] và yêu cầu một cuộc tấn công bằng máy bay ném bom B-52 để quét sạch nó.[20] Đầu năm 1969, Kissinger phản đối các kế hoạch cho Chiến dịch Menu, ném bom Campuchia, vì sợ rằng Nixon hành động hấp tấp và không có kế hoạch cho sự sụp đổ ngoại giao, nhưng vào ngày 16 tháng 3 năm 1969, Nixon tại một cuộc họp ở Nhà Trắng có sự tham dự của Kissinger tuyên bố vụ đánh bom sẽ bắt đầu vào ngày hôm sau.[23] Vì Quốc hội khó có thể chấp thuận ném bom Campuchia, Nixon quyết định tiến hành mà không có sự chấp thuận của Quốc hội và giữ bí mật về vụ đánh bom, một quyết định mà sau này một số chuyên gia luật hiến pháp cho rằng là bất hợp pháp.[24] Ngày 17 tháng 3 năm 1969, máy bay ném bom B-52 bắt đầu ném bom vị trí được cho là của COSVN trong một chiến dịch có mật danh Breakfast [Bữa sáng]; Kissinger sau đó tuyên bố rằng ông thấy cái tên Operation Breakfast thật tồi tệ.[25] Mặc dù Kissinger ban đầu phản đối Chiến dịch Menu, nhưng ông ấy bắt đầu ủng hộ vụ đánh bom với tư cách là tham mưu trưởng của Nixon, H.R Haldeman đã viết trong nhật ký của mình rằng ông ấy "tươi cười đến với các báo cáo [về vụ đánh bom], rất có năng xuất".[25]
Là một phần của khái niệm "liên kết", Kissinger vào tháng 3 năm 1969 đã cử Cyrus Vance tới Moscow với thông điệp nói rằng nếu Liên Xô gây áp lực buộc Bắc Việt phải đạt được một giải pháp ngoại giao có lợi cho Hoa Kỳ, phần thưởng sẽ là những nhượng bộ trong các cuộc đàm phán về hạn chế chạy đua vũ trang hạt nhân.[26] Cùng lúc đó, Kissinger gặp Do-brynin để cảnh cáo ông ta rằng Nixon là kẻ nguy hiểm muốn leo thang chiến tranh Việt Nam.[27] Vào tháng 4 năm 1969, Triều Tiên đã bắn hạ một máy bay của Hải quân Hoa Kỳ trong một nhiệm vụ do thám, khiến 31 phi công thiệt mạng.[28] Kissinger muốn ném bom một căn cứ không quân của Triều Tiên để trả đũa, nhưng bị Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, Ngoại trưởng William Rogers và Tướng Earle Wheeler, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân phản đối. Tất cả những người này đều cảnh cáo cho rằng ném bom Bắc Triều Tiên sẽ bắt đầu cuộc chiến thứ hai ở châu Á.[28] Kissinger lý luận rằng ném bom Bắc Triều Tiên sẽ giúp chấm dứt chiến tranh Việt Nam', nói rằng “Hanoi có thể nói, ‘gã này [Nixon] đã trở nên phi lý’ - và chúng ta nên dàn xếp với ông ấy".[28] Không thể giành được sự ủng hộ tại Hội đồng An ninh Quốc gia, Kissinger đã kêu gọi Cố vấn Nội vụ của Nixon, John Ehrlichman, nói rằng, mặc dù tấn công vào Triều Tiên có thể gây ra một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai, nó cũng có thể giúp ích cho cuộc chiến tranh Việt Nam.[28] Khi Ehrlichman hỏi Kissinger mọi thứ có thể leo thang đến mức nào nếu Mỹ ném bom Triều Tiên, ông được trả lời: "Chà, nó có thể trở thành hạt nhân". Ehrlichman bỏ đi với xác tín rằng Kissinger, với giọng Đức đặc xệt, chức danh học thuật, ủng hộ chính sách đối ngoại tàn nhẫn và vai trò cố vấn cấp cao của tổng thống dường như quá giống nhân vật cùng tên trong bộ phim hài đen năm 1964 Dr. Strangelove và khuyên Nixon không nên tấn công Triều Tiên, lời khuyên đó đã được chấp nhận.[28] Bắt đầu từ tháng 4 năm 1969, Kissinger thúc ép thực hiện một kế hoạch có mật danh là Chiến dịch Duck Hook, trong đó Hoa Kỳ quay trở lại ném bom miền Bắc Việt Nam và có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.[29]
Nixon và Kissinger đóng vai "cảnh sát tốt-cảnh sát xấu" với Dobrynin, trong đó Nixon đóng vai tổng thống nóng nảy khi hết kiên nhẫn với Bắc Việt Nam, trong khi Kissinger đóng vai một nhà ngoại giao hợp lý lo lắng cải thiện quan hệ với Liên Xô, nói với Dobrynin vào tháng 5 năm 1969 rằng Nixon sẽ "leo thang chiến tranh" nếu Liên Xô "không đạt được một giải pháp" ở Việt Nam.[30] Tại một cuộc họp khác vào năm 1969, Kissinger cảnh cáo Do-brynin rằng "con tàu vừa rời ga và đang đi vào đường rầy", nói rằng Liên Xô tốt hơn nên bắt đầu gây áp lực lên Bắc Việt Nam ngay bây giờ trước khi Nixon làm điều gì đó thực sự liều lĩnh và nguy hiểm.[27] Nỗ lực "liên kết" thất bại vì Liên Xô không gây áp lực với Bắc Việt Nam và thay vào đó Dobrynin nói với Kissinger rằng Liên Xô muốn có quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ bất kể Chiến tranh Việt Nam.[27] Sau thất bại của nỗ lực "liên kết", Nixon trở nên cởi mở hơn với chiến lược thay thế do Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird đề xuất, người cho rằng gánh nặng chiến tranh nên được chuyển sang miền Nam Việt Nam, một điều ban đầu được gọi là "phi Mỹ hóa" và Laird đã đổi tên thành Việt hóa vì nghe hay hơn.[31]
Vào tháng 5 năm 1969, vụ đánh bom Chiến dịch Menu ở Campuchia đã bị rò rỉ cho nhà báo William M. Beecher của tờ New York Times, người đã đăng một bài báo về nó, khiến Kis-singer tức giận.[24] Vào thời điểm đó, Kissinger nói với giám đốc FBI J. Edgar Hoover, "chúng ta sẽ tiêu diệt bất cứ ai đã làm điều này".[24] Kết quả là điện thoại của 13 nhân viên của Kissinger đã bị FBI nghe lén mà không có lệnh truy tìm kẻ rò rỉ thông tin.[24] Nixon coi Kissinger là người "ám ảnh và hoang tưởng" và khó chịu với những cuộc xung đột không ngừng nghỉ của ông với Laird và Rogers.[32] Kissinger cáo buộc Laird đã làm rò rỉ Opera-tion Menu, nói trong một cuộc điện thoại: "Đồ khốn nạn, tôi biết bạn đã làm rò rỉ câu chuyện đó và bạn sẽ phải giải thích điều đó với tổng thống". Vào thời điểm đó, Kissinger tự miêu tả mình với bạn bè tại Harvard là một lực lượng ôn hòa đang nỗ lực loại bỏ Hoa Kỳ khỏi Việt Nam, nói rằng ông không muốn kết cục giống như người tiền nhiệm W.W. Ros-tow, người có những hành động với tư cách là Cố vấn An ninh Quốc gia đã khiến ông bị giới trí thức Mỹ theo chủ nghĩa tự do tẩy chay.[33]
Vào tháng 6 năm 1969, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford đăng một bài báo trên tạp chí Ngoại giao kêu gọi rút 100,000 quân Mỹ khỏi Việt Nam vào cuối năm 1969 và tất cả vào cuối năm 1970.[34] Bị ảnh hưởng bởi Laird, Nixon tuyên bố rút ngay 25,000 lính Mỹ khỏi Việt Nam, nói rằng: “Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể vượt qua thời biểu của ông Clifford, cũng như tôi nghĩ chúng ta đã làm tốt hơn một chút so với khi ông ấy còn nắm bộ quốc phòng của chúng ta".[34] Kissinger phản đối việc rút quân, điều mà ông dự đoán sẽ đồng nghĩa với sự sụp đổ ngay lập tức của miền Nam Việt Nam.[34]
Ngày 4 tháng 8 năm 1969, Kissinger bí mật gặp Xuân Thủy tại căn hộ ở Paris của Jean Sainteny để bàn chuyện hòa bình.[35] Sainteny là một cựu quan chức thuộc địa Pháp có thiện cảm với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và đã đề nghị làm nhà môi giới trung thực. Kis-singer đã mong được gặp Thọ hơn là Thủy.[29] Kissinger lặp lại lời đề nghị của Mỹ về việc "rút lui" các lực lượng Mỹ và Bắc Việt khỏi miền Nam Việt Nam, mà Thủy từ chối, trong khi Thủy yêu cầu một chính phủ mới ở Sài Gòn, nhưng Kissinger từ chối.[35] Kissinger có quan điểm thấp về Bắc Việt Nam, nói rằng "Tôi không thể tin rằng một cường quốc hạng 4 như Bắc Việt Nam lại không có điểm đột phá". Kissinger phản đối chiến lược Việt Nam hóa, tỏ ra nghi ngờ về khả năng trấn giữ chiến trường của QLVNCH (Quân đội Việt Nam Cộng hòa, tức là Quân đội miền Nam Việt Nam), gây ra nhiều căng thẳng với Bộ trưởng Quốc phòng Laird, người cam kết sâu sắc với sáng kiến Việt Nam hóa. [33] Vào tháng 9 năm 1969, Kissinger, trong một bản ghi nhớ, đã khuyên Nixon không nên "xuống thang", nói rằng việc giữ quân Mỹ chiến đấu ở Việt Nam "vẫn là một trong số ít vũ khí thương lượng của chúng ta". Cũng trong bản ghi nhớ đó, Kissinger cho biết ông "vô cùng băn khoăn" về việc Nixon bắt đầu rút quân Mỹ, nói rằng việc rút quân giống như "đậu phộng muối" đối với người dân Mỹ ("Quân Mỹ càng về nước thì càng được yêu cầu nhiều hơn"), khiến cho tạo lợi thế cho kẻ thù chỉ cần "chờ chúng ta".[33] Thay vào đó, ông đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục ném bom miền Bắc Việt Nam và rải mìn dọc bờ biển.[33] Sau đó vào tháng 9 năm 1969, Kissinger đề xuất với Nixon một kế hoạch mà ông gọi là một đòn "man rợ, trừng phạt" nhằm vào Bắc Việt có mật danh Duck Hook, cho rằng đây là cách tốt nhất để buộc Bắc Việt đồng ý hòa bình theo các điều kiện của Mỹ. [33] Laird phản đối mạnh mẽ Duck Hook, cảnh cáo Nixon rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân để giết một số lượng lớn thường dân Bắc Việt sẽ khiến dư luận Mỹ xa lánh chính quyền và thuyết phục Nixon bác bỏ điều đó.[3 3] Phản ảnh việc xuất thân là giáo sư khoa học chính trị của Harvard, người thuộc Primat der Aussenpolitik [Tính ưu việt của chính sách đối ngoại], trường phái coi chính sách đối ngoại thuộc về một nhóm thiểu số, Kissinger ít nhạy cảm với dư luận hơn Laird, một cựu nghị sĩ Đảng Cộng hòa, người thường xuyên khuyên Nixon nên lưu ý đến dư luận Mỹ.[33] Laird đã sử dụng các cuộc biểu tình của National Moratorium vào ngày 15 tháng 11 năm 1969 để thuyết phục Nixon hủy bỏ Duck Hook, lập luận rằng nếu chiến tranh đã gây ra các cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử Hoa Kỳ, thì kế hoạch của Kissinger về Duck Hook sẽ khiến công chúng xa lánh hơn nữa. [36]
1970: Tranh cãi về Campuchia
Các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris đã trở nên bế tắc vào cuối năm 1969, do sự cản trở của phái đoàn miền Nam Việt Nam muốn cuộc đàm phán thất bại.[37] Tổng thống miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu không muốn Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, và vì thất vọng với ông ta, Kissinger quyết định bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình bí mật ở Paris song song với các cuộc đàm phán chính thức mà miền Nam Việt Nam không hề hay biết. Ngày 21 tháng 2 năm 1970, trong một ngôi nhà khiêm tốn ở ngoại ô Paris, Kissinger bí mật gặp Lê Đức Thọ, nhà ngoại giao Bắc Việt sau này trở thành đối thủ ngoan cường nhất của ông.[38] Năm 1981, Kissinger nói với nhà báo Stanley Karnow: "Tôi không thấy vui mừng khi nhìn lại các cuộc gặp của chúng tôi, nhưng ông ấy là một người có bản lĩnh và kỷ luật, người đã cống hiến hết mình để bảo vệ quan điểm mà ông ấy đại diện".[38] Mãi đến tháng 2 năm 1971, Rogers và Laird mới được thông báo lần đầu tiên về các cuộc đàm phán hòa bình song song ở Paris.[38] Kissinger sẽ gặp Thọ ba lần từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1970, và Bắc Việt lần đầu tiên cảm nhận được lập trường của Mỹ dịu đi trong các cuộc đàm phán này khi Kis-singer thay đổi một chút "công thức rút quân chung" mà người Mỹ đã giữ trước đó.[39] Nixon vô cùng thất vọng vì các cuộc đàm phán bí mật ở Paris không đạt được kết quả nhanh chóng như ông mong muốn.[40] Kissinger viết trong hồi ký của mình rằng "các nhà sử học hiếm khi đánh giá đúng sự căng thẳng tâm lý đối với một nhà hoạch định chính sách", lưu ý rằng vào đầu năm 1970, Nixon đã cảm thấy rất bị bao vây và có xu hướng tấn công một thế giới mà ông tin rằng đang âm mưu lật đổ mình. [41] Nixon đã bị bẽ mặt khi có hai ứng cử viên liên tiếp vào Tòa án Tối cao bị Thượng viện bác bỏ, việc ông không thể kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1969 như ông đã hứa đã khiến ông cay đắng và vào đầu năm 1970 tỷ lệ tán thành của ông trong các cuộc thăm dò đã giảm sút.[41] Nixon bị ám ảnh bởi bộ phim Patton, khi thấy bộ phim miêu tả Patton như một thiên tài đơn độc và bị hiểu lầm, người mà thế giới không đánh giá cao, một song hành với ông và cứ xem đi xem lại bộ phim.[40]
Vào tháng 2 năm 1970, một số thượng nghị sĩ do J. William Fulbright và Stu Symington dẫn đầu lần đầu tiên biết rằng Hoa Kỳ đã ném bom Lào kể từ tháng 12 năm 1964, dẫn đến khiếu nại tại Quốc hội về "cuộc chiến bí mật" ở Lào.[42] Nixon miễn cưỡng quyết định thừa nhận "cuộc chiến bí mật" và chỉ đạo Kissinger đưa ra tuyên bố cần thiết cho giới truyền thông.[42] Tuyên bố của Kissinger thừa nhận đã ném bom Lào, nhưng cũng khẳng định: "Không có người Mỹ nào đóng quân ở Lào từng thiệt mạng trong các hoạt động tác chiến trên bộ".[42] Hai ngày sau, có tin một đại úy quân đội Hoa Kỳ đã thiệt mạng khi chiến đấu ở Lào và sau đó Lầu Năm Góc thừa nhận rằng trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 1969 đến tháng 2 năm 1970, tổng cộng 27 người Mỹ đã thiệt mạng ở Lào.[42] Kissinger khẳng định ông không nói dối, cho rằng tất cả người Mỹ thiệt mạng ở Lào đều đang "truy đuổi ráo riết" khi truy đuổi kẻ thù từ miền Nam Việt Nam sang Lào, nhưng lập luận này không gây ấn tượng gì.[42] Nixon tuyên bố: "Không ai quan tâm đến các cuộc tấn công của B-52 ở Lào, nhưng người ta lo lắng cho những chàng trai của chúng ta ở ngoài kia".[42] Nixon từ chối gặp Kis-singer vào tuần sau, nói rằng tuyên bố của ông về Lào đã khiến ông bị tụt 11 điểm trong các cuộc thăm dò dư luận.[42]
Ngày 18 tháng 3 năm 1970, thủ tướng Campuchia Lon Nol tiến hành đảo chính lật đổ vua Sihanouk và cuối cùng tuyên bố Campuchia là một nước cộng hòa.[43] Vào ngày 19 tháng 3 năm 1970, Nixon, trong một ghi chú gửi Kissinger, tuyên bố: "Tôi muốn Helms [giám đốc CIA] xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ tối đa cho các phần tử thân Mỹ ở Campu-chia".[44] Quá tức giận với Lon Nol, nhà vua tới Bắc Kinh, nơi ông liên minh với kẻ thù cũ của mình là Khmer Đỏ, kêu gọi nhân dân Khmer "giải phóng quê hương".[41] Vì hầu hết nông dân Khmer coi nhà vua như một nhân vật thần thánh nên sự tán thành của hoàng gia đối với Khmer Đỏ đã có kết quả ngay lập tức. Campuchia đã rơi vào tình trạng hỗn loạn vào cuối tháng 3 năm 1970 khi chế độ Lon Nol, để chứng minh uy tín dân tộc chủ nghĩa của mình, đã tổ chức các cuộc tàn sát chống lại người thiểu số Việt Nam, khiến lãnh đạo Bắc Việt và Việt Cộng tấn công và đánh bại đội quân yếu kém của Campuchia.[41] Nixon tin rằng tình hình ở Campuchia mang lại cơ hội cho ông giống như Patton bằng cách làm điều gì đó táo bạo và mạo hiểm.[45] Kissinger ban đầu có ý kiến trái chiều về kế hoạch xâm chiếm Campuchia của Nixon, nhưng khi ông thấy tổng thống đã cam kết như thế nào, ông ngày càng trở nên ủng hộ hơn.[46] Đầu tháng 4 năm 1970, Thọ từ chối gặp Kissinger nữa ở Paris, nói rằng không có gì để bàn, điều này khiến ông bực bội.[47] Nixon chịu ảnh hưởng rất lớn từ Đô đốc John S. McCain Jr., người thuộc loại người cứng rắn, hiếu chiến mà ông cảm thấy có thiện cảm tự nhiên.[48] Tại cuộc gặp tại nhà Nixon ở San Clemente vào ngày 18 tháng 4 năm 1970, Đô đốc McCain—người hoàn toàn không biết về chính sách tiếp cận Trung Quốc của Nixon—đã vẽ một bản đồ Đông Nam Á với một con rồng Trung Quốc đang giơ “móng vuốt đẫm máu” của nó khắp khu vực, và kêu gọi tổng thống xâm chiếm Campuchia như là cách duy nhất để ngăn chặn Trung Quốc.[49] McCain tuyên bố rằng việc xâm lược Campuchia để tiêu diệt COSVN sẽ là chiến dịch quyết định nhằm chấm dứt âm mưu thống trị Đông Nam Á của Trung Quốc.[49] Kissinger, người cũng tham dự cuộc họp ở San Clemente, ít ấn tượng hơn với Đô đốc McCain, người mà sau đó ông so sánh với Thủy thủ Popeye, nói rằng ông không thể tin rằng Nixon lại coi trọng ông.[50] Vào ngày 23 tháng 4 năm 1970, Nixon, trong một bản ghi nhớ gửi Kissinger, tuyên bố, "Chúng ta cần một bước đi táo bạo ở Campuchia để chứng tỏ rằng chúng ta đứng về phía Lon Nol".[46] Kissinger ủng hộ việc QLVNCH xâm chiếm Campuchia với sự hỗ trợ của không quân Mỹ.[51] Khi Kissinger say sưa nói về cuộc xâm lược, Nixon nói với Haldeman: "Kissinger hôm nay thực sự rất vui. Anh ấy đang đóng vai Bismarck".[51] Về phần mình, Kissinger thường chế nhạo Nixon với các nhân viên của mình, gọi ông là "kẻ đầu óc thịt viên" và "người bạn say rượu của chúng ta".[52] Khi nhận cuộc gọi từ Nixon, Laird và Rogers, Kissinger thường phát các cuộc điện thoại trên hệ thống liên lạc nội bộ để cho phép các trợ lý của ông nghe trong khi làm những bộ mặt hài hước chế nhạo những người mà ông đang nhận cuộc gọi.[32]
Khi Kissinger được triệu tập tới một cuộc họp tại Nhà Trắng về vấn đề Campuchia, ông đã nói đùa: "Nhà lãnh đạo vô song của chúng ta đã bất ngờ mất kiểm soát".[52] Vào ngày 26 tháng 4 năm 1970, Nixon quyết định "thử liều mọi sự" bằng cách dùng quân đội Mỹ xâm lược Campuchia, một quyết định khiến Kissinger ngạc nhiên.[46][52] Cả Laird và Rogers đều không được mời tham dự cuộc họp, điều này khiến Kissinger phải gọi điện cho Laird với lý do Bộ trưởng Quốc phòng phải biết những gì đang được lên kế hoạch.[52] Kissinger đã không thông báo cho Rogers vì ông biết ông sắp phải làm chứng trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, và có thể sẽ phải đối mặt với những câu hỏi thù địch từ Fulbright.[52] Kissin-ger muốn Rogers thành thật nói rằng ông không biết về kế hoạch xâm lược Campuchia nếu không ông có thể bị truy tố vì tội khai man.[52] Kissinger cũng liên lạc với hai thượng nghị sĩ đảng Dân chủ miền Nam bảo thủ nắm quyền kiểm soát các ủy ban chủ chốt, Thượng nghị sĩ Richard Russell Jr. và Thượng nghị sĩ John C. Stennis, để thông báo cho họ về kế hoạch xâm lược.[52] Kissinger tuyên bố rằng ông kinh hoàng trước quan điểm người da trắng thượng đẳng của Stennis và Russell, nhưng ông ngưỡng mộ họ vì "sự chính trực và lòng yêu nước" của họ. Khi người viết bài phát biểu của Nixon, William Safire chỉ ra rằng việc sử dụng quân đội Mỹ vi phạm Học thuyết Nixon rằng các đồng minh châu Á của Mỹ nên chiến đấu, Kissinger đã mắng ông ta: "Chúng ta đã viết ra cái học thuyết chết tiệt đó, chúng ta có thể thay đổi nó!"[53]
Kissinger đang bị căng thẳng tột độ khi một số phụ tá của ông dự định từ chức để phản đối cuộc xâm lược Campuchia, và những người bạn theo chủ nghĩa tự do của ông ở Harvard cũng đang gây áp lực buộc ông phải từ chức trong khi Nixon lại càng tỏ ra hiếu chiến hơn.[53] Phần lớn nhân viên của Kissinger phản đối sâu sắc việc xâm lược Campuchia.[54] Kissinger đã yêu cầu một trong những phụ tá của ông, William Watts, chịu trách nhiệm về nhân sự của Hội đồng An ninh Quốc gia cho cuộc xâm lược sắp tới.[55] Watts từ chối, nói rằng ông phản đối cuộc xâm lược vì lý do đạo đức, khiến Kissinger phải hét lên: "Quan điểm của ông thể hiện sự hèn nhát của giới lãnh đạo Phương Đông!"[55] Watts từ chức ngay tại chỗ.[55] Khi Watts đang viết lá thư từ chức, cấp phó của Kissinger, Alexander Haig, xuất hiện thay mặt Kissinger nói với ông: "Ông vừa nhận được lệnh từ tổng tư lệnh của mình. Ông không thể bỏ cuộc". Watts trả lời: "Al đồ chết tiệt! Tao vừa làm vậy".
Kissinger nhận được một cuộc điện thoại từ Nixon và người bạn thân nhất của ông, Charles "Bebe" Rebozo, cả hai đều có vẻ rất say; Nixon bắt đầu cuộc gọi và sau đó đưa điện thoại cho Rebozo, người nói: "Tổng thống muốn bạn biết nếu cách này không thực hiện được, Henry, đó là lỗi của bạn". Vào ngày 30 tháng 4 năm 1970, Hoa Kỳ xâm lược Campuchia, điều mà Nixon tuyên bố trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng Kissinger khinh thường gọi là "Nixon cổ điển" vì lối hùng biện quá cường điệu của ông.[53] Vào thời điểm đó, Nixon bị coi là liều lĩnh leo thang chiến tranh, và vào đầu tháng 5 năm 1970, các cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay đã diễn ra.[56] Bốn phụ tá của Kissinger từ chức để phản đối, trong khi "cuộc xâm nhập" Campuchia đã chấm dứt một số tình bạn của Kissinger với các đồng nghiệp ở Harvard khi ông quyết định không từ chức.[56] Hai phụ tá cấp cao của Kissinger, Anthony Lake và Roger Morris, trong một lá thư từ chức chung, tuyên bố rằng họ không thể tiếp tục phục vụ chính quyền với lương tâm tốt.[55] Nixon, trong hồi ký của mình, tuyên bố rằng Kissinger "có quan điểm đặc biệt cứng rắn" liên quan đến "cuộc xâm lược Campuchia".[56] Morris kể lại rằng Kissinger sợ hãi trước các cuộc biểu tình phản chiến khổng lồ, so sánh phong trào phản chiến với Đức Quốc xã.[56] Kissinger sợ phải về nhà trong căn hộ của mình, thay vào đó ông sống trong văn phòng của mình ở tầng hầm Nhà Trắng trong các cuộc biểu tình phản đối "sự xâm nhập của Campuchia".[57] Kissinger bị ám ảnh bởi những ký ức về tuổi trẻ của mình ở Đức và không tin tưởng sâu sắc vào các phong trào quần chúng của cánh tả hoặc cánh hữu, ủng hộ trường phái hoạch định chính sách đối ngoại Primat der Aussenpolitik của giới thượng lưu với quần chúng bị loại trừ. Trong cuộc phỏng vấn với Karnow, Kissinger khẳng định rằng ông cảm thấy giằng xé về quan điểm của mình và đổ lỗi cho Nixon vì đã không tìm ra "ngôn ngữ của sự tôn trọng và lòng trắc ẩn có thể tạo ra cầu nối ít nhất cho các yếu tố hợp lý hơn của phong trào phản chiến". [56] Khi một số giáo sư Harvard kêu gọi Kissinger từ chức, ông tuyên bố: "Giá mà bạn biết tôi đang ngăn cản điều đúng đắn", tuyên bố rằng ông phản đối cuộc xâm lược.[57] Sau khi các phụ tá của Kissinger từ chức, Nixon tước quyền nghe lén điện thoại mà ông đã trao cho Kissinger vào tháng 5 năm 1969, và trao nó cho Bộ trưởng Tư pháp John Mitchell.[32] Kissinger không biết rằng Mitchell đã nghe lén điện thoại của ông một cách bất hợp pháp kể từ mùa thu năm 1969.[32]
Thêm phần căng thẳng, vào ngày 2 tháng 5 năm 1970, máy bay Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam lần đầu tiên kể từ năm 1968, khiến Thượng nghị sĩ Fulbright phải thốt lên "Chúa ơi" khi nghe tin. Lãnh đạo đa số Thượng viện Mike Mansfield nói rằng ông khó tin rằng Nixon và Kissinger lại liều lĩnh đến vậy.[58] Với Nixon, Kissinger cáo buộc Laird và/hoặc Rogers đã rò rỉ tin tức về vụ ném bom miền Bắc Việt Nam và yêu cầu FBI nghe lén điện thoại của họ.[59] Không thông báo cho Nixon, vào ngày 4 tháng 5 năm 1970, Laird tuyên bố chấm dứt các cuộc ném bom vào miền Bắc Việt Nam.[59] Vào đêm ngày 8 tháng 5 năm 1970, Nixon, người bị chấn động bởi các cuộc biểu tình, đã thức suốt đêm, uống rất nhiều rượu và ngẫu nhiên gọi điện cho những người mà ông biết.[60] Trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng, Nixon đã thực hiện 40 cuộc gọi, trong đó Kissinger nhận được 8 cuộc gọi.[60] Cuộc "xâm nhập" Campuchia chứng kiến quân đội Mỹ và Nam Việt Nam chiếm các khu vực phía đông Campuchia mà các chỉ huy Mỹ gọi là Lưỡi câu và Mỏ Vẹt và chiếm được một lượng vũ khí ấn tượng có nguồn gốc từ Trung Quốc và Liên Xô.[61] Tuy nhiên, phần lớn lực lượng Cộng sản Việt Nam đã rút sâu hơn vào Campuchia trước cuộc xâm lược, chỉ còn lại một số nhỏ ở lại để rút lui chiến đấu nhằm tránh bị buộc tội hèn nhát.[61] Kissinger đề nghị một cuộc gặp khác với Thọ ở Paris, chỉ để nhận được một ghi chú có nội dung: "Những lời hòa bình của Mỹ chỉ là những lời trống rỗng".[58] Phó của Kissinger, Haig, tới Phnom Penh để gặp Lon Nol, người phàn nàn rằng cuộc xâm lược không giúp ích gì vì nó chỉ đẩy Bắc Việt và Việt Cộng tiến sâu hơn vào Campuchia.[58] Vào tháng 6 năm 1970, người Mỹ rút khỏi Campuchia và Cộng sản Việt Nam quay trở lại, mặc dù việc mất vũ khí đã cản trở đáng kể hoạt động của họ ở khu vực Sài Gòn trong thời gian còn lại của năm 1970.[62] Sau khi cam kết hỗ trợ Lon Nol, Hoa Kỳ hiện có hai đồng minh thay vì một để hỗ trợ ở Đông Nam Á.[63]
Chiến dịch ném bom ở Campuchia đã góp phần gây ra sự hỗn loạn trong Nội chiến Campu-chia, khiến lực lượng của lãnh đạo Lon Nol không thể duy trì sự hỗ trợ của nước ngoài để chống lại cuộc nổi dậy Khmer Đỏ đang gia tăng sẽ lật đổ ông ta vào năm 1975.[64][65] Các tài liệu được phát hiện từ kho lưu trữ của Liên Xô sau năm 1991 tiết lộ rằng cuộc xâm lược Campuchia của Bắc Việt năm 1970 được phát động theo yêu cầu rõ ràng của Khmer Đỏ và được đàm phán bởi Nuon Chea, người chỉ huy thứ hai của Pol Pot.[66] Việc Mỹ ném bom Campuchia khiến 40,000[67]–150,000[68] thiệt mạng từ năm 1969 đến năm 1973, trong đó có ít nhất 5,000 dân thường.[69] Người viết tiểu sử Pol Pot, David P. Chandler, lập luận rằng vụ đánh bom "có tác dụng mà người Mỹ mong muốn—nó phá vỡ vòng vây của Cộng sản ở Phnom Penh".[70] Tuy nhiên, Ben Kiernan và Taylor Owen gợi ý rằng "những quả bom đã đẩy người dân Campuchia bình thường vào vòng tay của Khmer Đỏ, một nhóm mà ban đầu dường như có triển vọng mong manh về thành công cách mạng."[71] Bản thân Kis-singer cũng nói với những người khác về chủ đề ước tính thương vong: "...vì tôi không có khả năng tự mình đưa ra ước tính chính xác nên tôi đã tham khảo ý kiến của Nhà sử học OSD, người đã cho tôi ước tính là 50,000 dựa trên trọng tải bom được chuyển giao trong khoảng thời gian bốn năm rưỡi."[72][73]
Cuộc xâm lược Campuchia càng làm phân cực thêm một quốc gia vốn đã bị chia rẽ sâu sắc và Ủy ban Bất ổn trong Khuôn viên Đại học của Tổng thống, đứng đầu là William Scranton, trong báo cáo tháng 9 năm 1970, đã viết rằng sự chia rẽ trong xã hội Mỹ "sâu sắc như bất cứ sự chia rẽ nào kể từ Nội chiến". [74] Một số chính trị gia Đảng Cộng hòa phàn nàn với Nix-on rằng lập trường của ông về Việt Nam đang làm tổn hại đến cơ hội bầu cử quốc hội của họ vào tháng 11 năm 1970, khiến tổng thống phải nói với Kissinger rằng việc những người theo chủ nghĩa tự do như Thượng nghị sĩ George McGovern và Thượng nghị sĩ Mark Hat-field muốn "rút lui" là điều tự nhiên...Nhưng khi Cánh hữu bắt đầu muốn thoát ra, vì bất cứ lý do gì, đó là vấn đề của chúng ta".[74] Trong nỗ lực thay đổi hình ảnh của Nixon, Kissin-ger và Nixon đã nghĩ ra khái niệm "ngưng bắn dừng lại", theo đó cả hai bên sẽ chiếm giữ bất cứ khu vực nào ở miền Nam Việt Nam mà họ đang nắm giữ vào thời điểm ngừng bắn, một đề nghị mà Nixon đã công khai đưa ra trong một diễn văn truyền hình vào ngày 7 tháng 10 năm 1970.[75] Trong bài phát biểu của mình, Nixon rõ ràng đã rời xa "công thức rút quân chung" mà Bắc Việt liên tục bác bỏ bằng cách không đề cập đến nó, giành được nhiều sự hoan nghênh, ngay cả từ những đối thủ của ông như McGovern và Hatfield (mặc dù ông cũng nói rằng việc rút quân Mỹ sẽ là " dựa trên các nguyên tắc" mà ông đã "thảo luận trước đó", tức là "công thức rút lui chung").[76] Kissinger và Nixon đều không thích ý tưởng về một "ngưng bắn dừng lại", vì họ cảm thấy nó sẽ làm suy yếu miền Nam Việt Nam, nhưng lo ngại khả năng Nixon không được tái đắc cử vào năm 1972 nếu ông tiếp tục con đường hiện tại, lời đề nghị này được coi là đáng rủi ro, đặc biệt vì Bắc Việt đã bác bỏ nó.[77] Về mặt riêng tư, Kissinger gọi đề nghị "ngưng bắn dừng lại" là phương tiện "ở mức tối thiểu...sẽ giúp chúng ta tạm thời thoát khỏi áp lực của dư luận".[78] Sau đó, Kissinger khẳng định rằng lời đề nghị ngày 7 tháng 10 của Nixon là chân thành và Bắc Việt đã phạm sai lầm lớn khi từ chối nó.[78]
Cuối năm 1970, Kissinger gặp Daniel Ellsberg, một nhà nghiên cứu của Tập đoàn Rand, người đã làm một số công việc cho ông trong thời kỳ đầu của chính quyền Nixon.[79] Với tư cách là nhà nghiên cứu của Tập đoàn Rand, Ellsberg đã tiếp cận được một lịch sử bí mật về Chiến tranh Việt Nam sẽ được biết đến với tên gọi Hồ sơ Lầu Năm Góc, và ông đã yêu cầu Kissinger đọc nghiên cứu này.[79] Kissinger hỏi: "Bạn có thực sự nghĩ rằng chúng ta có thể học được điều gì từ đó không?" [80] Ellsberg quả quyết có nhiều điều để học hỏi, khiến Kissinger nói: “nhưng bạn biết, hiện nay, chúng ta làm chính sách cách rất khác” [80]. Ells-berg quả quyết, “Campuchia trông đâu có gì khác” [80]. Kissinger trả lời; “Bạn phải hiểu, Campuchia được tiến hành vì những lý do rất phức tạp".[80] Ellsberg, trong một chút bực tức, đã đáp trả: "Henry, chưa có một quyết định sai lầm nào về Việt Nam trong mười năm qua mà không được thực hiện vì những lý do phức tạp". [80] Kissinger, trong nỗ lực thay đổi chủ đề, đã đề cập rằng ông đã thuê một nhóm giáo sư Harvard do Thomas Schelling đứng đầu làm cố vấn, nhưng tất cả họ đều từ chức để phản đối cuộc xâm lược Campuchia, khiến Kissinger gán cho họ cái mác là những người duy tâm không thực tế, không bao giờ biết gì về quyền lực như ông đã lưu ý một cách khinh thường: "Họ chưa bao giờ có phép sử dụng thông tin bí mật " (tức là quyền truy cập vào thông tin bí mật, điều có lẽ đã thay đổi quan điểm của họ).[80] Ellsberg tuyên bố, "Tôi đã có phép sử dụng thông tin bí mật", khiến Kissinger phải nói, "Tôi biết điều đó. Tôi không nói về bạn". Nhấn mạnh vào vấn đề, Ells-berg lưu ý: "Và Bundy và Rostow có phép sử dụng thông tin bí mật. Nhưng quyết định của họ cũng không khá hơn chút nào". [80] Nói về người tiền nhiệm, Kissinger tuyên bố, "Walt Rostow là một kẻ ngốc".[80] Ellsberg trả lời: "Điều đó có thể đúng. Nhưng McGeorge Bun-dy không phải là kẻ ngốc." [80] Kissinger chấp nhận quan điểm đó và nói, "Không, ông ấy không ngốc. Nhưng McGeorge Bundy không có ý thức về chính sách".[80]
1971–1972: Các thủ đoạn ngoại giao
Vào cuối năm 1970, Nixon và Kissinger lo ngại rằng Bắc Việt sẽ tiến hành một cuộc tấn công lớn vào năm 1972 trùng với cuộc bầu cử tổng thống, khiến việc cắt Đường mòn Hồ Chí Minh vào năm 1971 trở nên cấp thiết để ngăn chặn Cộng sản xây dựng lực lượng của họ.[81 ] Vì Tu chính án Cooper-Church đã cấm quân đội Hoa Kỳ chiến đấu ở Lào, nên các kế hoạch được hình thành đã kêu gọi quân đội miền Nam Việt Nam với sự hỗ trợ của không quân Mỹ xâm lược Lào nhằm cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh trong một chiến dịch có mật danh Lam Sơn 719.[ 81] Kissinger đã viết về Lam Sơn: "Chiến dịch, được hình thành trong sự nghi ngờ và bị chủ nghĩa hoài nghi tấn công, đã tiến hành trong sự bối rối".[81] Trong cuộc thử nghiệm Việt Nam hóa lớn đầu, QLVNCH đã thất bại thảm hại. QLVNCH xâm lược Lào ngày 8 tháng Hia năm 1941 và vị Bắc VN chặn đứng dứt khoát. [82]... Quân đội Hoa Kỳ ước tính rằng việc cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh ở Lào sẽ cần đến 4 sư đoàn Quân đội Hoa Kỳ, trong khi QLVNCH, trong cuộc xâm lược Lào, chỉ cử 2 sư đoàn[81] Dưới sự yểm trợ của các cuộc không kích do Không quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoa Kỳ đảm nhiệm, QLVNCH tiến 20 dặm vào Lào và cuối cùng chiếm được tàn tích của thị trấn Tchepone, nơi đã bị người Mỹ ném bom nặng nề, nhưng sau đó bị ghìm chặt bởi hỏa lực pháo binh dữ dội của quân Bắc Việt từ những ngọn đồi phía trên, không thể tiến thêm được nữa.[84]... Kis-singer viết rằng Lam Sơn đã "không vượt xa sự mong đợi của chúng tôi", điều mà ông đổ lỗi cho kế hoạch tồi của Mỹ, chiến thuật kém của Nam Việt Nam và phong cách lãnh đạo của Nixon, khiến Karnow viết rằng ông đổ lỗi cho "tất cả mọi người, một cách đặc biệt, ngoại trừ chính ông". [85]
Đầu năm 1971, Kissinger xung đột với Daniel Ellsberg khi ông đến giảng bài tại Viện Kỹ Thuật Massachusetts (MIT).[86] Ellsberg, một con diều hâu hăng hái trở thành một con chim bồ câu hăng hái không kém, đã hỏi Kissinger: "Ước tính tốt nhất của ông về số người Việt Nam sẽ bị giết trong 12 tháng tới do chính sách của ông là gì?"[86] Kissinger nhận xét rằng câu hỏi là thông minh trong cách diễn đạt, khiến Ellsberg phải nói rằng đây là vấn đề cơ bản của tình người.[86] Kissinger hỏi, "Có những lựa chọn nào khác không?"[86] Ellberg trả lời: "Anh không thể cho chúng tôi câu trả lời sao?"[86] Kissinger cuối cùng rời MIT mà không trả lời câu hỏi của Ellsberg.[86]
Cuối tháng 5 năm 1971, Kissinger quay trở lại Paris để gặp lại Thọ nhưng không có kết quả.[87] Việc Bắc Việt yêu cầu Thiệu từ chức chứng tỏ trở ngại chính.[87] Kissinger không muốn lặp lại tình trạng bất ổn chính trị kéo dài đặc trưng ở miền Nam Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1967 và tin rằng Thiệu là một thế lực duy trì trật tự.[87] Thọ đề nghị với Kis-singer rằng người Mỹ "ngưng ủng hộ" Thiệu, người đang tái tranh cử trong cuộc bỏ phiếu dự kiến diễn ra vào ngày 3 tháng 10 năm 1971.[87] Thọ cho rằng đối thủ của Thiệu, Tướng Không quân Nguyễn Cao Kỳ và Tướng Dương Văn Minh, hay còn gọi là "Minh lớn", đều sẵn sàng thành lập chính phủ liên minh với Việt Cộng, và nếu một trong hai người được bầu làm tổng thống thì chiến tranh sẽ kết thúc vào cuối năm. 1971.[87] Thiệu đã sử dụng kỹ thuật pháp lý để loại Kỳ, trong khi Minh bỏ cuộc khi thấy rõ cuộc bầu cử có gian lận. Trong cuộc bầu cử năm 1971, CIA đã tài trợ tiền cho chiến dịch tái tranh cử của Thiệu, trong khi người Mỹ không gây áp lực buộc Thiệu phải ngừng gian lận bầu cử.[88] Mặc dù Kissinger không coi Nam Việt Nam là quan trọng theo đúng nghĩa của nó, nhưng ông tin rằng cần phải hỗ trợ Nam Việt Nam để duy trì Hoa Kỳ là một cường quốc toàn cầu, tin rằng không đồng minh nào của Mỹ sẽ tin tưởng Hoa Kỳ nếu Nam Việt Nam cũng bị bỏ rơi một cách nhanh chóng.[87] Kissinger cũng tin rằng nếu miền Nam Việt Nam sụp đổ, nó sẽ "để lại những vết sẹo sâu sắc cho xã hội chúng ta, tạo ra cảm giác thôi thúc buộc tội".[87] Là một người Do Thái lớn lên ở Đức Quốc xã, Kissinger bị ám ảnh bởi việc Dolchstoßlegende đã được cánh hữu Đức sử dụng để phi pháp hóa Cộng hòa Weimar và tin rằng điều gì đó tương tự sẽ xảy ra ở Hoa Kỳ nếu nước này thua trong Chiến tranh Việt Nam, thúc đẩy sự trỗi dậy của chủ nghĩa cực đoan cánh hữu.[87]
Vào tháng 6 năm 1971, Kissinger ủng hộ nỗ lực của Nixon trong việc cấm Hồ sơ Lầu Năm Góc, nói rằng "việc tiết lộ bí mật quốc gia" cho giới truyền thông đã khiến cho hoạt động ngoại giao trở nên bất khả hữu.[89] Kissinger nói với Nixon về vụ rò rỉ: "Sẽ không có nước ngoài nào tin tưởng chúng ta nữa. Có lẽ chúng ta nên giao mọi việc cho Liên Xô và quên nó đi".[90] Biết được nỗi lo sợ của Nixon, Kissinger nói với ông rằng nếu ông không làm gì thì "điều đó cho thấy ông yếu đuối, thưa Tổng thống. Sự kiện một tên ngốc nào đó có thể tự mình công bố tất cả bí mật ngoại giao của đất nước này là làm tổn hại đến hình ảnh của ông liên quan tới Liên Xô và họ có thể phá hủy khả năng thực hiện chính sách đối ngoại của chúng ta".[90] Daniel Ellsberg, người đã tiết lộ Hồ sơ Lầu Năm Góc cho tờ New York Times, đã được Kissinger tư vấn về các ý tưởng về Việt Nam vào cuối năm 1968 - đầu năm 1969, nhưng khi rò rỉ tài liệu, Kissinger nói với Nixon rằng ông ta là một "kẻ cuồng tín" cánh tả và một "kẻ lạm dụng ma túy". Kissinger miêu tả Ellsberg đối với Nixon là một kẻ nghiện ma túy, biến thái về tình dục và có vấn đề về ổn định tâm thần nhằm mục đích hủy hoại chính quyền của ông ta.[90] Phản ảnh sự thất vọng ngày càng tăng của mình đối với cuộc chiến, Nixon thường nói chuyện với Kissinger một cách khát máu về một "cuộc tàn sát tưởng tượng" trong đó ông ta sẽ yêu cầu lực lượng Hoa Kỳ giết chết mọi sinh vật sống ở miền Bắc Việt Nam rồi rút quân, khiến Kissinger phải kinh hãi bằng chính lời kể của ông.[87]
Đến đầu năm 1972, Nixon khoe rằng ông đã rút 400,000 lính Mỹ khỏi Việt Nam kể từ tháng 7 năm 1969, và số người chết trong trận chiến đã giảm từ mức trung bình 200 người mỗi tuần vào năm 1969 xuống còn trung bình 10 người mỗi tuần vào năm 1972.[88] Chính sách Việt Nam hóa, như Laird dự đoán, đã chế ngự phong trào phản chiến vì hầu hết người Mỹ không phản đối bản thân cuộc chiến ở Việt Nam, mà chỉ phản đối những người Mỹ chết trong đó.[88] Khi phong trào phản chiến suy giảm vào năm 1972, Nixon tin rằng cơ hội tái đắc cử của ông là tốt, nhưng Kissinger vẫn phàn nàn rằng ông đang mất đi "tài sản đàm phán" trong các cuộc đàm phán với Thọ mỗi khi thông báo rút quân Mỹ.[88] Tương tự như vậy, Kissinger lưu ý rằng lý do chính khiến Quốc hội, bất chấp cảm xúc phản chiến của nhiều thành viên, vẫn tiếp tục bỏ phiếu tài trợ cho chiến tranh là vì lập luận rằng việc ủng hộ "những chàng trai của chúng ta trên chiến trường" là yêu nước; Khi ngày càng nhiều người Mỹ rút quân, Quốc hội ít có xu hướng bỏ phiếu cấp kinh phí cho việc giữ "những chàng trai ngoài chiến trường" miền Nam Việt Nam.[88] Tuy nhiên, đối với Nixon, yêu cầu tái đắc cử quan trọng hơn nhiều so với việc trao cho Kissinger "tài sản đàm phán".[88] Đầu năm 1972, Nixon công khai tiết lộ rằng Kissinger đã bí mật đàm phán với Thọ từ năm 1970 để chứng minh rằng ông thực sự cam kết hòa bình ở Việt Nam, bất chấp những gì phong trào phản chiến đã nói về ông trong ba năm qua.[88] Phản ảnh sự suy yếu của Kissinger trong cuộc đàm phán với Thọ, đến năm 1971–72, Nixon ngày càng tin rằng khái niệm "liên kết" nhằm cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc để đổi lấy việc các quốc gia đó cắt nguồn cung cấp vũ khí cho Bắc Việt Nam đưa ra cơ hội tốt nhất để đạt được một thỏa thuận hòa bình thuận lợi.[88] Ngày 6 tháng 4 năm 1972, Thọ yêu cầu Kissinger gặp mình ở Paris, một yêu cầu bị Kissinger từ chối vì cho là "xấc xược".[91]
Ngày 21 tháng 2 năm 1972, theo cách nói của Nixon, là "tuần thay đổi thế giới" khi ông hạ cánh xuống Bắc Kinh để gặp Mao Trạch Đông.[92] Kissinger, người tháp tùng Nixon tới Trung Quốc, đã dành nhiều thời gian nói chuyện với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai dịu dàng về Việt Nam, ép ông ta chấm dứt việc cung cấp vũ khí cho Bắc Việt Nam.[92] Các cuộc đàm phán chẳng đi đến đâu khi Chu nói với Kissinger rằng Bắc Việt đã kích động Trung Quốc chống lại Liên Xô, và việc cắt đứt Bắc Việt Nam sẽ khiến nước này rơi vào phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.[92] Vì Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã bị Hồng quân đổ máu nặng nề trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1969, Chu tuyên bố rằng việc đối mặt với một cuộc chiến tranh hai mặt trận với lực lượng Trung Quốc đối mặt với Bắc Việt ở phía nam và Liên Xô ở phía bắc là không thể chấp nhận được cho chính phủ của ông.[92] Chu chỉ đưa ra cho Kissinger một thông điệp mơ hồ rằng Trung Quốc ủng hộ những nỗ lực tìm kiếm hòa bình ở Việt Nam trong khi từ chối đưa ra bất cứ lời hứa nào, mặc dù Kissinger cũng lưu ý rằng Chu từ chối tán thành các yêu cầu của Bắc Việt.[92] Bất chấp chuyến thăm sắp tới của Nixon, vào cuối năm 1971, Trung Quốc đã tăng mạnh viện trợ quân sự cho Bắc Việt Nam và tiếp tục gửi một lượng lớn vũ khí về phía Nam ngay cả khi Nixon và Kissinger trao đổi vui vẻ với Mao và Chu ở Bắc Kinh.[93] Như thường lệ, khi Trung Quốc tăng cường cung cấp vũ khí cho miền Bắc Việt Nam, Liên Xô cũng làm như vậy, vì cả hai quốc gia Cộng sản đều cạnh tranh với nhau để giành ảnh hưởng ở Hà Nội bằng cách trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất.[93] Vào ngày 30 tháng 3 năm 1972, QĐNDVN phát động Cuộc tấn công Phục sinh tràn vào một số tỉnh ở miền Nam Việt Nam đồng thời đẩy QLVNCH đến bờ vực sụp đổ.[94] Đến ngày 1 tháng 4 năm 1972, Sư đoàn 3 QLVNCH cùng gia đình rút lui về phía nam.[91] Kissinger triệu Dobrynin đến Nhà Trắng để cáo buộc Liên Xô chịu trách nhiệm về Cuộc tấn công Phục sinh, nói rằng Bắc Việt đang chiến đấu bằng vũ khí do Liên Xô sản xuất và yêu cầu Liên Xô gây áp lực buộc Bắc Việt chấm dứt cuộc tấn công.[91]
Vào thời điểm xảy ra Cuộc tấn công Phục sinh, Kissinger đã tham gia sâu vào việc lên kế hoạch cho chuyến thăm của Nixon tới Moscow vào tháng 5 năm 1972. Cuộc tấn công đã làm lộ rõ những khác biệt giữa Nixon và Kissinger. Nixon đe dọa sẽ hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh với Leonid Brezhnev ở Moscow nếu Liên Xô không buộc Bắc Việt Nam chấm dứt Cuộc tấn công Phục sinh ngay lập tức, nói rằng: "Dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, chúng ta cũng không thể thua trong cuộc chiến này. Hội nghị thượng đỉnh chẳng có giá trị gì nếu giá trả cho nó là thua ở Việt Nam”.[95] Nixon, trong chỉ dẫn của mình cho Kissinger, tuyên bố rằng ông nhìn mối quan hệ với Liên Xô qua lăng kính của Chiến tranh Việt Nam, và nếu Liên Xô không sẵn sàng giúp đỡ, Kissinger "nên thu dọn đồ đạc và trở về nhà".[95] Về phần mình, Kissinger tin rằng Nixon đang cường điệu hóa ảnh hưởng của Liên Xô ở miền Bắc Việt Nam và không còn tin, nếu có, vào khái niệm "mối liên kết" của Nixon.[95] Kis-singer lo ngại rằng Nixon bị ám ảnh bởi Việt Nam, và việc làm tổn hại mối quan hệ với Liên Xô về vấn đề Việt Nam sẽ làm mất ổn định cán cân quyền lực quốc tế do căng thẳng Mỹ-Xô ngày càng gia tăng.[95] Vào ngày 20 tháng 4 năm 1972, Kissinger đến Moscow mà không thông báo cho đại sứ Hoa Kỳ Jacob D. Beam, và sau đó đi uống trà với Brezhnev ở Điện Kremlin.[95] Nixon, như thường lệ khi bị căng thẳng, khởi hành đi uống rượu marathon với Rebozo tại Trại David, và qua Haig liên tục gửi tin nhắn tới Kissinger kêu gọi ông ta cứng rắn với Brezhnev.[95] Vì chưa có tổng thống Mỹ nào từng đến thăm Moscow trước đây, Kissinger có ấn tượng rằng Brezhnev muốn hội nghị thượng đỉnh đã lên kế hoạch diễn ra "bằng mọi giá".[95]
Bất chấp mệnh lệnh của Nixon, Kissinger khá mềm mỏng với Brezhnev, và mặc dù chỉ dẫn của Nixon nói rằng ông chỉ thảo luận về Việt Nam, thay vào đó ông bắt đầu nói về kiểm soát vũ khí.[95] Kissinger thông báo cho Brezhnev rằng Hoa Kỳ muốn tất cả các sư đoàn QĐNDVN tham gia cuộc tấn công hiện tại quay trở lại Bắc Việt Nam ngay lập tức, một "yêu cầu" mà nhiều nhà sử học cho rằng trên thực tế là một sự nhượng bộ trá hình, vì Kissinger chỉ đề cập đến các sư đoàn được gửi về phía Nam tham gia Cuộc tấn công phía Đông, có lẽ có nghĩa là các sư đoàn QĐNDVN đã đến trước Cuộc tấn công Lễ Phục sinh có thể ở lại, do đó từ bỏ "công thức rút quân chung" mà Thọ đã từ chối rất nhiều lần.[95] Kissinger, trong hồi ký của mình, gọi tuyên bố này là "hoàn toàn vô nghĩa", nhưng Thọ, vào thời điểm đó, đã giải thích tuyên bố của Kissinger với Brezhnev theo cách đó.[96] Kissinger được cho là coi yêu cầu của ông về ba sư đoàn QĐNDVN tham gia Cuộc tấn công Phục sinh là một "vứt bỏ" vì ông không mong đợi Bắc Việt sẽ rút bất cứ quân nào ra khỏi miền Nam Việt Nam.[97]
Khi trở về Washington, Kissinger báo cáo rằng Brezhnev sẽ không hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh và rất muốn ký Hiệp ước SALT I.[98] Kissinger đến Paris vào ngày 3 tháng 5 để gặp Thọ với mệnh lệnh của Nixon rằng Bắc Việt Nam phải "dàn xếp hoặc nếu không!" Nixon phàn nàn rằng Kissinger bị "ám ảnh" bởi sự cần thiết của một hiệp ước hòa bình trong khi ông buộc tội rằng bây giờ ông mong muốn làm theo bản năng của mình để ném bom miền Bắc Việt Nam vào năm 1970, nói rằng nếu ông làm như vậy thì chiến tranh đã kết thúc rồi.[98] Vào ngày 2 tháng 5 năm 1972, QĐNDVN đã chiếm được Quảng Trị, một thành phố cấp tỉnh quan trọng ở miền Nam Việt Nam, và kết quả của chiến thắng này, Thọ không có tâm trạng thỏa hiệp.[98] Mặc dù Kissinger nói chung chia sẻ quyết tâm cứng rắn của Nixon, ông sợ rằng tổng thống sẽ phản ứng thái quá và phá hủy tình trạng hòa hoãn vừa chớm nở với Liên Xô và Trung Quốc bằng cách tấn công quá mạnh vào miền Bắc Việt Nam.[98] Hơn nữa, sau sự rạn nứt do sự xâm nhập của Campuchia, Kissinger đang cố gắng hết sức để xây dựng lại mối quan hệ của mình với giới trí thức Mỹ theo chủ nghĩa tự do, nói rằng ông muốn trở thành "Walt Rostow của chính quyền này".[98] Người tiền nhiệm của Kissinger, Rostow, từng là giáo sư tại Harvard, Oxford, MIT và Cambridge, nhưng do giữ chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia, ông đã bị các trường đại học Ivy League xa lánh và kết cục tại trường Đại học Texas thấp kém, một số phận mà Kissinger đã đã quyết tâm tránh né.[98] Ngày 5 tháng 5 năm 1972, Nixon ra lệnh cho Không quân Hoa Kỳ bắt đầu ném bom Hà Nội và Hải Phòng và vào ngày 8 tháng 5 ra lệnh cho Hải quân Hoa Kỳ rải mìn dọc bờ biển Bắc Việt Nam.[98] Khi các cuộc ném bom và rải mìn ở miền Bắc Việt Nam đang được tiến hành, Nixon, và thậm chí cả Kissinger, hồi hộp chờ đợi phản ứng của Liên Xô và, khiến họ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều, khi chỉ nhận được một tuyên bố chuẩn mực chỉ trích hành động của Mỹ và một công hàm ngoại giao phàn nàn rằng máy bay Mỹ đã ném bom một tàu chở hàng của Liên Xô ở cảng Hải Phòng.[99] Hội nghị thượng đỉnh Moscow đã không bị hủy bỏ.[99]
Ngày 6 tháng 5 năm 1972, Kissinger quay lại Paris để đối mặt với Thọ một lần nữa.[100] Nixon đã ra lệnh cho Kissinger phải nghiêm khắc, nói rằng, "Không vô nghĩa. Không tử tế. Không thỏa hiệp".[100] Kết quả là Kissinger tỏ ra không thân thiện một cách bất thường, và cáu kỉnh khi Thọ đề cập đến việc Thượng nghị sĩ J. William Fulbright chỉ trích Chiến tranh Việt Nam: "Các cuộc thảo luận trong nước của chúng tôi không phải là mối bận tâm của ông". Thọ nói với Kissinger: "Tôi đưa ra một thí dụ để chứng minh rằng người Mỹ có cùng quan điểm với chúng tôi", rồi khẳng định rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ tuân theo Hiệp định Geneva.[100] Thọ cáo buộc rằng các điều khoản của Mỹ kêu gọi rút quân khỏi Việt Nam vài tháng sau khi hiệp định hòa bình được ký kết là không thể chấp nhận được.[101] Kissinger hứa rằng một khi hiệp định hòa bình được ký kết, một cuộc tổng tuyển cử sẽ được triệu tập để bầu ra một tổng thống mới của miền Nam Việt Nam, Thiệu sẽ từ chức, và Cộng sản có thể tham gia cuộc bầu cử.[102] Khi Kissinger hỏi khi nào Thiệu nên từ chức, Thủy nói với ông: “Ngày mai là tốt nhất". [102] Kissinger trả lời: "Tất cả các thành viên khác, ngoại trừ Thiệu, có thể tiếp tục nắm quyền, phải không?"[102] Thủy nói rằng họ có thể, nhưng phải trả tự do cho tù nhân chính trị và tự do báo chí, khiến Kissinger phải hỏi: "Có ai có thể xuất bản một tờ báo ở miền Bắc Việt Nam không? Tôi hỏi cho sự giáo dục của chính mình".[102] Ngày 19 tháng 7 năm 1972, Kissinger gặp lại Thọ ở Paris.[103] Ông hỏi một câu hỏi tu từ: "Nếu Hoa Kỳ có thể chấp nhận các chính phủ ở các nước lớn không thân Mỹ, tại sao nó phải nhấn mạnh tới một chính phủ thân Mỹ ở Sài Gòn?”[104] Thọ cáo buộc Kissinger không mang lại điều gì mới cả.[104]
1972: Chuẩn bị Hiệp định Hòa bình Paris
Ngày 24 tháng 7 năm 1972, Quốc hội thông qua đạo luật kêu gọi rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Việt Nam sau khi tất cả tù binh Mỹ ở miền Bắc Việt Nam được thả, khiến Kissinger phải nói rằng Bắc Việt chỉ phải đợi cho đến khi "Quốc hội bỏ phiếu loại bỏ chúng ta ra khỏi chiến tranh".[99] Tuy nhiên, cảnh Nixon và Kissinger chụp ảnh cùng Brezhnev và Mao khiến Bắc Việt vô cùng lo lắng, họ sợ bị Trung Quốc hoặc Liên Xô "bán đứng", khiến họ phải linh hoạt trong chiến thuật đàm phán.[99] Cuộc tấn công miền Đông không gây ra sự sụp đổ của chính quyền miền Nam Việt Nam, nhưng nó làm tăng thêm lãnh thổ dưới sự kiểm soát của Cộng sản.[105] Bắc Việt đang tiến tới thực hiện đề nghị "ngưng bắn tạm dừng" và ra lệnh cho Việt Cộng chiếm càng nhiều lãnh thổ càng tốt để chuẩn bị cho lệnh ngừng bắn "da beo" (gọi như vậy vì sự chắp vá của các vùng lãnh thổ do Việt Cộng và Chính quyền Sài Gòn kiểm soát giống như đốm trên lông beo).[105] Vào ngày 1 tháng 8 năm 1972, Kissinger gặp lại Thọ ở Paris, và lần đầu tiên, ông có vẻ sẵn sàng thỏa hiệp, nói rằng các điều khoản chính trị và quân sự của một cuộc đình chiến có thể được xử lý riêng biệt và ám chỉ rằng chính phủ của ông không còn muốn biến hiện việc lật đổ Thiệu thành điều kiện tiên quyết nữa.[105] Về phần mình, Kissinger có vẻ muốn đạt được một thỏa thuận trước cuộc bầu cử, nói rằng nếu một thỏa thuận được ký trước ngày 1 tháng 9, tất cả lực lượng Mỹ sẽ rút khỏi Việt Nam vào cuối năm 1972.[104] Thọ yêu cầu 8 tỷ USD bồi thường thiệt hại chiến tranh, yêu cầu này bị Kissinger bác bỏ.[104]
Vào thời điểm này, cấp phó của Kissinger, Alexander Haig, đang theo dõi ông thay mặt cho Nixon.[104] Trong khi Kissinger vẫn lạc quan về hòa bình ở Việt Nam thì Haig lại bi quan.[106] Nixon viết bên lề một ghi chú của Haig: "Rõ ràng là không có tiến triển nào đạt được và không thể mong đợi được điều gì".[107] Ngày 23 tháng 8 năm 1972, Kissinger bay tới Sài Gòn gặp Thiệu và giám sát việc rút quân chiến đấu cuối cùng của Hoa Kỳ khỏi miền Nam Việt Nam.[107] Thiệu không tin tưởng Kissinger và ép ông này phải duy trì “công thức rút lui hỗ tương”.[107] Kissinger không nói với ông rằng mình sắp bỏ qua điều đó.[107] Vào ngày 15 tháng 9 năm 1972, tại một cuộc họp khác ở Paris, Kissinger nói với Thọ: "Chúng tôi mong muốn kết thúc trước ngày 15 tháng 10—nếu sớm hơn thì càng tốt".[107] Haig đến Sài Gòn vào ngày 4 tháng 10 năm 1972 để gặp Thiệu, người đã dành bốn giờ chỉ trích Kissinger, cáo buộc ông ta muốn phản bội miền Nam Việt Nam.[107] Haig gửi thẳng bản ghi cuộc trò chuyện cho Nixon.[107] Tham mưu trưởng của Nixon, H.R. Haldeman, đã viết trong nhật ký của mình rằng Kissinger và Haig đã đưa ra những kết luận hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng tiếp tục lưu ý: "Không giống như năm 1968 khi Thiệu chơi xỏ Johnson, ông ta có Nixon làm người thay thế. Bây giờ ông ấy có McGovern làm người thay thế, một điều sẽ là một thảm họa đối với ông ta, thậm chí còn tệ hơn điều tồi tệ nhất mà Nixon có thể làm với ông ta".[107]
Vào đầu tháng 10, Nixon yêu cầu Haig phải có mặt trong tất cả các cuộc gặp của Kissinger với Thọ vì ông không còn tin tưởng Kissinger nữa. [108] Vào tối ngày 8 tháng 10 năm 1972, tại một cuộc gặp bí mật giữa Kissinger và Thọ tại một ngôi nhà ở ngoại ô Paris, Gif-sur-Yvette từng thuộc sở hữu của họa sĩ Fernand Léger, bước đột phá mang tính quyết định trong cuộc đàm phán đã đến.[109] ] Thọ tin rằng Kissinger, như sau này ông nói, đang "vội vàng" đạt được một thỏa thuận hòa bình trước cuộc bầu cử tổng thống, và bắt đầu với điều được ông gọi là "một đề xuất rất thực tế và rất đơn giản" về một lệnh ngừng bắn mà người Mỹ sẽ rút lui toàn bộ lực lượng của họ ra khỏi Việt Nam để đổi lấy việc thả tất cả tù binh ở miền Bắc Việt Nam.[110] Về số phận cuối cùng của miền Nam Việt Nam, Thọ đề xuất thành lập một “hội đồng hòa giải dân tộc” để cai trị đất nước, nhưng trong khi đó, Thiệu có thể nắm quyền cho đến khi hội đồng được thành lập, đồng thời cuộc ngừng bắn “da beo” sẽ có hiệu lực với Việt Cộng và chính quyền Sài Gòn kiểm soát bất cứ vùng lãnh thổ nào họ có vào thời điểm ngừng bắn.[110] "Công thức rút quân hỗ tương" đã bị bỏ qua, quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam Việt Nam, với việc Thọ đưa ra cho Kissinger một lời hứa mơ hồ rằng sẽ không gửi thêm hàng tiếp tế xuống Đường mòn Hồ Chí Minh.[110] Kissinger chấp nhận đề nghị của Tho như thỏa thuận tốt nhất có thể, nói rằng "công thức rút quân hỗ tương" phải bị bỏ đi, vì nó "không thể đạt được trong mười năm chiến tranh...Chúng tôi không thể biến nó thành điều kiện cho một thỏa thuận cuối cùng. Chúng tôi đã vượt qua ngưỡng đó từ lâu rồi".[110] Một số nhân viên của Kissinger, đáng chú ý nhất là John Negroponte, phản đối mạnh mẽ việc ông chấp nhận lời đề nghị này, nói rằng Kissinger đã cho đi nhiều hơn những gì ông nhận được.[110] Đáp lại sự phản đối của Negronponte, Kissinger nổi cơn thịnh nộ, buộc tội ông ta là kẻ " bới lông tìm vết" và hét toáng lên: "Ông không hiểu. Tôi muốn đáp ứng các điều khoản của họ. Tôi muốn đạt được một thỏa thuận. Tôi muốn kết thúc cuộc chiến này trước cuộc bầu cử. Nó có thể được thực hiện và nó sẽ được thực hiện. Ông muốn chúng tôi làm gì? Ở lại đó mãi mãi? "[110] Kissinger nói với Thọ rằng ông sẽ đi Washington và Sài Gòn để được sự chấp thuận của Nixon và Thiệu, và ông dự kiến hiệp định sẽ được ký vào ngày 25 tháng 10 hoặc 26 tháng 10.[108] Vào ngày 12 tháng 10, Kissinger nói với Nix-on: "vâng, ngài có ba trên ba, thưa Tổng thống" - nghĩa là chuyến đi tới Trung Quốc và Liên Xô cộng với một thỏa thuận hòa bình cho Việt Nam. [108] Ngay cả việc theo hiệp định hòa bình, Hoa Kỳ phải trả tiền bồi thường cho Bắc Việt Nam dưới hình thức viện trợ kinh tế cũng được Nixon coi là một lợi ích, ông nhận xét rằng đây sẽ là một cách buộc Cộng sản Việt Nam phải thừa nhận những thất bại kinh tế của hệ thống của họ. [111]
Phản ảnh lệnh ngừng bắn "da beo", Kissinger gửi cho Thiệu một thông điệp nói rằng ông nên "chiếm càng nhiều lãnh thổ càng tốt" trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, trong khi Hoa Kỳ phát động Chiến dịch Enhance Plus để cung cấp cho Nam Việt Nam càng nhiều vũ khí càng tốt. [112] Trong sáu tuần vào mùa thu năm 1972, miền Nam Việt Nam đã trở thành lực lượng không quân lớn thứ tư thế giới, do người Mỹ cung cấp nhiều máy bay chiến tranh nhất có thể.[113] Tuy nhiên, cả Kissinger và Nixon đều không đánh giá cao rằng đối với Thiệu, người coi dự thảo hiệp định hòa bình mà Kissinger ký ở Paris vào ngày 18 tháng 10 năm 1972 như một sự phản bội, bất cứ loại thỏa thuận hòa bình nào kêu gọi rút quân Mỹ đều không thể chấp nhận được.[114] Kissinger đã không cho miền Nam Việt Nam biết về thỏa thuận hòa bình, nhưng Bắc Việt đã chia sẻ mọi chuyện với Việt Cộng.[111] Kissinger đã gửi cho Thiệu một bản hiệp định hòa bình trước đó ít phù hợp với ông hơn, hy vọng rằng khi nhìn thấy bản thỏa thuận cuối cùng, ông sẽ chấp thuận.[115] Tuy nhiên, QLVNCH đã lấy được bản tóm tắt dài 10 trang về hiệp định hòa bình từ một bộ chỉ huy Việt Cộng, và Thiệu biết hiệp định thực sự là gì.[116]
Ngày 21 tháng 10, Kissinger cùng với đại sứ Mỹ Ellsworth Bunker đến Dinh Gia Long ở Sài Gòn để cho Thiệu xem hiệp định hòa bình.[114] Cuộc gặp diễn ra vô cùng tồi tệ, Thiệu tức giận vì Kissinger không dành thời gian dịch dự thảo hiệp ước hòa bình sang tiếng Việt mà chỉ mang theo một bản tiếng Anh.[114] Cuộc họp ngày càng trở nên tồi tệ hơn, với việc Thiệu suy sụp khi òa khóc và điên cuồng cáo buộc Kissinger âm mưu với Liên Xô và Trung Quốc để phản bội ông, nói rằng ông không bao giờ có thể chấp nhận hiệp định hòa bình này.[114] Câu tuyên bố của Kissinger rằng "Nếu chúng tôi muốn thấy ngài bị loại, sẽ có nhiều cách dễ dàng hơn để chúng tôi có thể đạt được điều này" đã không cải thiện được tâm trạng. [117] Thiệu sau đó tuyên bố rằng ông muốn đấm vào mặt Kissinger trong cuộc gặp đó.[116] Thiệu từ chối ký hiệp định hòa bình và yêu cầu sửa đổi rất rộng rãi đến nỗi, như Kissinger đã báo cáo với Nixon, "gần như điên rồ".[114] Nixon ra lệnh cho Kissinger "đẩy Thiệu đi xa nhất có thể", nhưng Thiệu từ chối ký hiệp định hòa bình.[114] Thiệu từ chối gặp Kissinger ngày hôm sau.[116] Kissinger nói với một trong những phụ tá của Thiệu, Hoàng Đức Nhã, qua điện thoại: "Tôi là đặc phái viên của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ông biết đấy, tôi không thể bị coi như một cậu bé chạy việc". Nhã trả lời: "Chúng tôi chưa bao giờ coi ông là một cậu bé chạy việc, nhưng nếu ông nghĩ như vậy thì tôi không thể làm gì được".[116] Khi Kissinger quay trở lại Washington, một trong những phụ tá của ông nhớ lại: "Trong 24 giờ, mọi sự không còn tiếp tục một cách bình thường và hữu hiệu nữa”. [110]
Mặc dù Nixon ban đầu ủng hộ Kissinger chống lại Thiệu, hai cố vấn có ảnh hưởng nhất của ông, đó là chánh văn phòng H.R. Haldeman và Cố vấn Nội vụ John Ehrlichman, đã thúc giục ông xem xét lại, cho rằng Kissinger đã cho đi quá nhiều và sự phản đối của Thiệu có giá trị.[118] Khi Thiệu cảm nhận được tâm trạng đang thay đổi của Nixon, ngày 24 tháng 10 năm 1972, ông triệu tập một cuộc họp báo tố cáo dự thảo hiệp định là một sự phản bội và tuyên bố rằng Việt Cộng "phải bị tiêu diệt nhanh chóng và không thương tiếc".[118] Vào ngày 25 tháng 10 năm 1972, Kissinger tổ chức một cuộc gặp với nhà báo Max Frankel của tờ New York Times để dự đoán rằng một thỏa thuận hòa bình sẽ xảy ra trong vài ngày tới trừ khi Bắc Việt hoặc Nam Việt Nam cam kết "một hành vi cực kỳ điên rồ". [119] Vào ngày 26 tháng 10, Bắc Việt công bố dự thảo thỏa thuận và cáo buộc Hoa Kỳ đang "phá hoại" nó bằng cách ủng hộ Thiệu. [118] Cùng ngày, Kissinger, người cho đến lúc đó chưa bao giờ lên tiếng với giới truyền thông với tư cách là Cố vấn An ninh Quốc gia, đã triệu tập một cuộc họp báo tại Nhà Trắng để nói: "Chúng tôi tin rằng hòa bình đã ở trong tầm tay. Chúng tôi tin rằng một thỏa thuận đang ở trong tầm mắt". [118] Kissinger sau đó thừa nhận rằng tuyên bố này là một sai lầm lớn, vì nó thổi phồng hy vọng về hòa bình trong khi khiến Nixon tức giận, người coi đó là điểm yếu.[118] Nixon đã tiến rất gần đến việc bác bỏ Kissinger, vì ông tuyên bố dự thảo hiệp định hòa bình có "những khác biệt cần phải giải quyết". Lấy lý do của Thiệu làm mục tiêu của mình, Nixon muốn đưa 69 sửa đổi đối với dự thảo hiệp định hòa bình vào hiệp ước cuối cùng và ra lệnh cho Kissinger quay lại Paris để cưỡng bức Thọ chấp nhận chúng.[118] Kissinger coi 69 sửa đổi của Nixon là "phi lý", vì ông biết Thọ sẽ không bao giờ chấp nhận chúng.[118] Đến thời điểm này, mối quan hệ của Kissinger với Nixon rất căng thẳng, trong khi "những chó săn Đức" của Nixon là Haldeman và Ehrlichman có âm mưu chống lại ông.[118]
1972–1973: Vụ đánh bom vào dịp Giáng sinh và Hiệp định Hòa bình Paris
Ngày 20 tháng 11 năm 1972, Kissinger gặp lại Thọ ở Paris.[120] Kissinger không còn nhắm đến bí mật nữa và bị các tay săn ảnh theo dõi khi ông đến một ngôi nhà thuộc sở hữu của Đảng Cộng sản Pháp, nơi Thọ đang đợi ông.[120] Kissinger tuyên bố rằng người Mỹ muốn có những thay đổi lớn đối với hiệp định hòa bình được ký vào tháng 10 để phù hợp với Thiệu, điều này khiến Thọ buộc tội ông ta đàm phán thiếu thiện chí.[120] Thọ khẳng định: “Chúng tôi đã bị Pháp, Nhật, Mỹ lừa dối. Nhưng sự lừa dối đó chưa bao giờ trắng trợn như bây giờ”.[120] Kissinger khẳng định những thay đổi mà ông muốn chỉ là nhỏ, nhưng trên thực tế, ông muốn đàm phán lại gần như toàn bộ thỏa thuận.[120] Kissinger muốn loại bỏ mọi quyền lực được giao cho Hội đồng Hòa giải Quốc gia và ngăn cản Chính phủ Cách mạng Lâm thời của Mặt trận Giải phóng Dân tộc ký kết các hiệp định hòa bình.[120] Thọ bác bỏ các điều khoản của Kissinger, nói rằng ông sẽ tuân theo các điều khoản đã đồng ý vào ngày 8 tháng 10.[120] Gây thêm áp lực cho ông, Nixon bảo Kissinger hãy ngừng đàm phán nếu Thọ không đồng ý với những thay đổi mà ông mong muốn.[121] Việc tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai đồng nghĩa với việc Nixon không còn quan tâm đến dư luận như trước, và đến tháng 11 năm 1972, ông nghiêm túc cân nhắc việc sa thải Kissinger.[121] Mặc dù Nixon quyết định rằng 69 điều sửa đổi của Thiệu là không thực tế, ông cũng muốn phô trương sức mạnh để chứng minh rằng ông vẫn sẵn sàng sát cánh cùng Nam Việt Nam.[121] Kissinger nói với Nixon: "Mặc dù chúng ta có lý do đạo đức để ném bom miền Bắc Việt Nam khi nó không chấp nhận các điều khoản của chúng ta, nhưng có vẻ như việc ném bom miền Bắc Việt Nam khi nó đã chấp nhận các điều khoản của chúng ta còn miền Nam Việt Nam thì không". [121]
Đúng như dự đoán, Thọ từ chối xem xét bất cứ điều nào trong số 69 điều sửa đổi, và vào ngày 13 tháng 12 năm 1972, ông rời Paris về Hà Nội sau khi cáo buộc người Mỹ đàm phán không có thiện ý.[122] Kissinger, vào giai đoạn này, đã trở nên giận dữ sau khi Thọ bước ra khỏi cuộc đàm phán ở Paris và nói với Nixon: "Họ chỉ là một lũ khốn nạn. Thô tục, bẩn thỉu. Họ làm cho người Nga trông có vẻ tốt so với cách người Nga làm cho người Trung Quốc trông có vẻ tốt khi đàm phán một cách có trách nhiệm và đàng hoàng".[121][122] Cố vấn An ninh Quốc gia lúc này khuyên Nixon ném bom miền Bắc Việt Nam để khiến họ "nói chuyện nghiêm túc".[122] Ngày 14 tháng 12 năm 1972, Nixon gửi tối hậu thư yêu cầu Thọ quay lại Paris để "thương lượng nghiêm túc" trong vòng 72 giờ nếu không ông sẽ ném bom miền Bắc Việt Nam không giới hạn.[122] Biết rằng Nixon đang cân nhắc việc sa thải mình, Kissinger đã chấp thuận quyết định tiếp tục ném bom miền Bắc Việt Nam.[121] Kissinger nói với giới truyền thông rằng mặc dù thỏa thuận hòa bình đã "hoàn thành 99%...chúng tôi sẽ không bị ép buộc phải ký một thỏa thuận. Chúng tôi sẽ không bị buộc phải ký một thỏa thuận và, nếu tôi có thể nói như vậy, chúng tôi sẽ không bị lôi kéo vào một thỏa thuận cho đến khi các điều kiện của nó thích đáng".[122] Cùng lúc đó, Nixon ra lệnh cho Đô đốc Thomas Hinman Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân: "Tôi không muốn thêm bất cứ điều nhảm nhí nào về việc chúng ta không thể bắn trúng mục tiêu này hay mục tiêu kia. Đây là cơ hội của ông được sử dụng sức mạnh quân sự để giành chiến thắng trong cuộc chiến này, và nếu ông không làm vậy, tôi sẽ buộc ông phải chịu trách nhiệm".[122] Sau khi bác bỏ tối hậu thư của Nixon, vào ngày 18 tháng 12, Chiến dịch Line-backer II được phát động, còn gọi là Vụ đánh bom Giáng sinh kéo dài cho đến ngày 29 tháng 12 năm 1972.[123] Trong 11 ngày ném bom nặng nề nhất trong toàn bộ cuộc chiến, máy bay ném bom B-52 đã thực hiện 3,000 phi vụ và thả 40,000 tấn bom xuống Hà Nội và Hải Phòng.[124] Khoảng 1,261 người thiệt mạng ở Hà Nội và 305 người khác ở Hải Phòng, vì chính quyền Bắc Việt đã rút hầu hết người dân khỏi hai thành phố này trước đó để thoát khỏi các vụ đánh bom dự kiến.[125]
Vào thời điểm xảy ra vụ đánh bom Giáng sinh, một người giữ mục cho tờ New York Times, Scotty Reston, tuyên bố rằng, dựa trên các nguồn giấu tên, Kissinger phản đối các vụ đánh bom vào dịp Giáng sinh và đang có kế hoạch viết một cuốn sách "có thể sẽ khiến ông Nixon vô cùng xấu hổ" nếu ông bị sa thải. [126] Nixon cáo buộc Kissinger đã nói chuyện với Reston, điều mà ông phủ nhận, cho đến khi bị phát hiện lúc sổ ghi điện thoại của Nhà Trắng cho thấy ông đã gọi cho Reston nhiều lần ngay trước khi chuyên mục của ông ta được đăng.[126] Ngày 26 tháng 12 năm 1972, trong một thông cáo báo chí, Hà Nội bày tỏ sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris với điều kiện ngừng ném bom.[124] Vào ngày 8 tháng 1 năm 1973, Kissinger và Thọ gặp lại nhau ở Paris và đạt được một thỏa thuận vào ngày hôm sau, về những điểm chính, về cơ bản giống với thỏa thuận mà Nixon đã từ chối vào tháng 10 chỉ với những nhượng bộ mang tính hình thức đối với người Mỹ.[124] Trong cuộc gặp với Thọ vào ngày 8 tháng 1 năm 1973 tại một ngôi nhà ở thị trấn Gif-sur-Yvette của Pháp, Kissinger đến nơi và không thấy ai ở cửa chào đón ông.[127] Khi Kissin-ger bước vào phòng họp, không ai nói chuyện với ông.[127] Cảm nhận được tâm trạng thù địch, Kissinger, nói bằng tiếng Pháp, nói: "Vụ đánh bom không phải lỗi của tôi".[127] Kis-singer chưa kịp nói gì nữa, Thọ đã nổi cơn thịnh nộ, nói bằng tiếng Pháp: “Lấy cớ đàm phán bị gián đoạn, các ông tiếp tục ném bom miền Bắc Việt Nam ngay lúc tôi vừa về tới nhà. Các ông ‘đã chào đón’ việc tới đây của tôi cách lịch sự quá! Hành động của các ông, tôi có thể nói, là trắng trợn và thô thiển! Các ông và không ai khác đã làm tổn hại đến danh dự của Hoa Kỳ".[127] Thọ hét vào mặt Kissinger hơn một tiếng đồng hồ, và mặc dù Kissinger yêu cầu không nói to quá vì các phóng viên ở ngoài phòng có thể nghe thấy ông ta nói gì, ông ta vẫn không mủi lòng.[127] Thọ kết luận: “Hơn mười năm qua Mỹ đã dùng bạo lực đánh hạ người dân Việt Nam bằng bom napalm, bom B-52. Nhưng các ông không rút ra được bài học nào từ những thất bại của mình. Các ông vẫn tiếp tục chính sách như vậy. Ngu xuẩn! Ngu xuẩn! Ngu Xuẩn!”.[127] Khi Kissinger hỏi ngu xuẩn nghĩa là gì trong tiếng Việt, người dịch từ chối dịch, vì ngu xuẩn đại khái có nghĩa là một người hết sức ngu ngốc.[127]
Cuối cùng, khi Kissinger có thể lên tiếng, ông lập luận rằng chính Thọ là người vô lý đã buộc Nixon ra lệnh đánh bom vào dịp Giáng sinh, một tuyên bố khiến Thọ nổi cơn thịnh nộ: "Ông đã tiêu hàng tỷ đô la và rất nhiều tấn bom khi chúng tôi đã có văn bản sẵn sàng để ký".[128] Kissinger trả lời: "Tôi đã nghe nhiều tính từ trong bình luận của ông. Tôi đề nghị ông không nên dùng chúng".[129] Thọ trả lời: "Tôi đã dùng những tính từ đó rất kiềm chế rồi. Dư luận thế giới, báo chí Mỹ và các nhân vật chính trị Mỹ đã dùng những từ ngữ gay gắt hơn".[129] Sau màn đả kích, cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp. Kissinger chèn vào một đoạn viết mơ hồ kêu gọi rút toàn bộ lực lượng nước ngoài khỏi miền Nam Việt Nam, Thọ chấp nhận đồng thời nói rằng lực lượng QĐNDVN không phải là nước ngoài.[129] Vào đêm ngày 9 tháng 1 năm 1973, Kissinger gọi điện cho Nixon ở Washington để thông báo rằng một hiệp định hòa bình sẽ sớm được ký kết.[129] Vào ngày 10 tháng 1 năm 1973, các cuộc đàm phán đổ vỡ khi Kissinger yêu cầu thả tất cả tù binh Mỹ ở miền Bắc Việt Nam sau khi hiệp định hòa bình được ký kết, nhưng không đưa ra đảm bảo nào về việc tù binh Việt Cộng bị giam giữ ở miền Nam Việt Nam.[126] Thọ nói: "Tôi không thể chấp nhận đề nghị của ông. Tôi hoàn toàn bác bỏ nó".[126] Thọ muốn thả tất cả tù nhân sau khi hiệp định hòa bình được ký kết, điều này khiến Kissinger cho rằng đây là một yêu cầu vô lý.[126] Thọ, người từng bị cảnh sát thực dân Pháp tra tấn khi còn trẻ vì ủng hộ độc lập của Việt Nam, đã hét lên: "Ông chưa bao giờ là tù nhân. Ông không hiểu được đau khổ. Thật bất công".[126] Kissinger cuối cùng đã đưa ra nhượng bộ rằng Hoa Kỳ sẽ sử dụng "ảnh hưởng tối đa" để gây áp lực lên chính phủ miền Nam Việt Nam thả tất cả tù nhân Việt Cộng trong vòng sáu mươi ngày kể từ khi hiệp định hòa bình được ký kết.[126]
Kissinger đã được nhà báo người Ý Oriana Fallaci phỏng vấn và nâng ông là "anh chàng cao bồi cưỡi ngựa một mình vào thị trấn và không có gì khác", nói rằng "nhân vật lãng mạn tuyệt vời phù hợp với tôi một cách chính xác bởi vì ở một mình luôn là một phần tính cách của tôi".[126] Việc Kissinger tự miêu tả mình là "cao bồi" anh hùng, người chịu trách nhiệm về mọi thành công trong chính sách đối ngoại của chính quyền Nixon đã khiến Nixon tức giận, người suýt sa thải ông vì cuộc phỏng vấn đó khi nó được xuất bản vào tháng 1 năm 1973.[126] Kissinger phủ nhận rằng ông đã đưa ra những nhận xét mà Fallaci gán cho ông, khiến cô này phát một đoạn băng ghi âm chứng minh rằng ông đã nói những điều mà ông đang phủ nhận.[126] Sự phẫn nộ do cuộc phỏng vấn của Fallaci gây ra đã khiến Kissinger xao lãng công việc ngoại giao của ông ở Paris.[126]
Thiệu một lần nữa từ chối hiệp định hòa bình, chỉ để nhận được tối hậu thư từ Nixon: "Bây giờ ông phải quyết định xem ông có muốn tiếp tục liên minh của chúng ta hay ông muốn tôi tìm cách giải quyết với kẻ thù chỉ để phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ".[130] Nixon nói với Kis-singer: "Tàn bạo chẳng là gì cả. Anh chưa bao giờ thấy điều đó nếu tên khốn này không đi cùng, tin tôi đi". Lời đe dọa của Nixon đã đạt được mục đích của nó, và Thiệu miễn cưỡng chấp nhận hiệp định hòa bình.[130] Ngày 23 tháng 1 năm 1973, lúc 12:45 chiều, Kissinger và Thọ ký một hiệp định hòa bình ở Paris kêu gọi rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Việt Nam trước tháng 3 để đổi lấy việc Bắc Việt trả tự do cho tất cả tù binh Mỹ.[130] Trong suốt ba năm từ 1969 đến 1969 Năm 1972, tổng cộng 20,533 người Mỹ đã thiệt mạng ở Việt Nam, cùng với khoảng 107,000 lính QLVNCH, và như nhà sử học người Mỹ A.J. Langguth đã lưu ý: "...có lẽ gấp năm lần số lượng quân Bắc Việt và Việt Cộng. Thương vong dân sự là không thể ước tính được. Họ có thể đã lên tới hàng triệu đàn ông, phụ nữ và trẻ em".[131]
Vào tháng 2 năm 1973, khi Khmer Đỏ tiếp tục giành được thắng lợi trước chế độ Lon Nol, việc Mỹ ném bom Campuchia đã gia tăng.[132] Vào ngày 15 tháng 3 năm 1973, Nixon đã ngụ ý trong một bài phát biểu rằng Hoa Kỳ có thể quay trở lại Việt Nam nếu Cộng sản vi phạm lệnh ngừng bắn, và do đó, Quốc hội bắt đầu tranh luận về dự luật hạn chế tài trợ của Mỹ cho các hoạt động quân sự ở Đông Nam Á.[ 133] Vào ngày 29 tháng 3 năm 1973, việc rút quân Mỹ khỏi Việt Nam hoàn tất và vào ngày 1 tháng 4 năm 1973, những tù binh Mỹ cuối cùng được trả tự do.[134] Hiệp định hòa bình biến lệnh ngừng bắn "da beo" thành hiện thực, với việc Việt Cộng được phép cai trị bất cứ phần nào của miền Nam Việt Nam mà họ nắm giữ vào thời điểm ngừng bắn và tất cả quân đội Bắc Việt ở miền Nam Việt Nam được phép ở lại, đặt Cộng sản ở thế mạnh để cuối cùng chiếm được miền Nam Việt Nam.[130] Các cuộc thăm dò dư luận năm 1973 cho thấy 52% người Mỹ phản đối viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định hòa bình Paris và 71% phản đối việc đưa quân Mỹ trở lại Việt Nam.[132]
Vào tháng 4 năm 1973, CIA ước tính tổng số quân của Miền Bắc ở miền Nam Việt Nam là 150,000 (tương đương với năm 1972), trong khi Kissinger cáo buộc Bắc Việt điều động thêm quân dọc theo Đường mòn Hồ Chí Minh.[135] Tháng đó, Kissinger gặp Thọ ở Paris để tái khẳng định cam kết của họ đối với hiệp định hòa bình Paris và gây áp lực buộc ông phải ngăn chặn Khmer Đỏ xâm chiếm Campuchia.[135] Thọ nói với Kissinger rằng lãnh đạo Khmer Đỏ, Pol Pot, là một người bài Việt Nam và Bắc Việt Nam có ảnh hưởng rất hạn chế đối với ông ta.[135] Đồng thời, Kissinger báo cáo với Nixon rằng "chỉ có phép màu" mới có thể cứu được miền Nam Việt Nam lúc này, vì Thiệu không có dấu hiệu thực hiện những cải cách cần thiết để cho phép QLVNCH chiến đấu.[135] Đánh giá của ông về Campuchia thậm chí còn ảm đạm hơn, vì chế độ Lon Nol đã mất quyền kiểm soát phần lớn vùng nông thôn vào mùa xuân năm 1973, và chỉ có các cuộc không kích của Mỹ mới ngăn được Khmer Đỏ chiếm Phnom Penh.[135] Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1973, máy bay ném bom Mỹ đã thả 95,000 tấn bom xuống Campuchia, trong khi máy bay chiến đấu Mỹ thả thêm 15,000 tấn bom.[132] Vào ngày 4 tháng 6 năm 1973, Thượng viện thông qua một dự luật cho phép Hạ viện ngăn chặn việc tài trợ cho bất cứ hoạt động quân sự nào của Mỹ ở Đông Dương, và Kissinger đã dành phần lớn thời gian của mùa hè năm 1973 để vận động Quốc hội gia hạn thời hạn đến ngày 15 tháng 8 để duy trì việc ném bom Campuchia.[135] Chế độ Lon Nol được cứu vào năm 1973 do đợt ném bom dữ dội của Mỹ, nhưng việc cắt nguồn tài trợ đã chấm dứt khả năng Mỹ quay trở lại Đông Nam Á.[135]
QĐNDVN đã chịu tổn thất nặng nề trong Cuộc tấn công Phục sinh, nhưng quân Bắc Việt đang xây dựng lại sức mạnh cho một cuộc tấn công mới.[136] Đến mùa xuân năm 1973, Nixon vướng vào vụ bê bối Watergate và mất hứng thú với các vấn đề đối ngoại.[133] Kis-singer tức giận vì Bộ trưởng Ngoại giao, William Rogers, đã không từ chức nên ông ta có thể nắm quyền điều hành Bộ Ngoại giao, hét lên: "Và bây giờ ông ấy vẫn tiếp tục như tôi đã nói. Từng chút một. Từng chút một. Ông ấy vẫn ở lại! Ông ta sẽ ở bên tôi mãi mãi - bởi vì ông ta có vị Tổng thống này tin cậy rồi”.[137] Mãi đến tháng 8 năm 1973, Nixon mới thông báo cho Kissinger rằng mình sẽ sa thải Rogers và bổ nhiệm ông làm người kế nhiệm.[137] Chính phủ của Thiệu vẫn đang nhận được số lượng viện trợ quân sự khổng lồ, và chế độ của ông kiểm soát 75% lãnh thổ miền Nam Việt Nam và 85% dân số vào thời điểm ngừng bắn.[135] Nhưng việc Thiệu không sẵn lòng trấn áp tham nhũng và chấm dứt hệ thống theo đó các sĩ quan QLVNCH được thăng chức vì lòng trung thành chính trị thay vì thành tích quân sự là những điểm yếu về cơ cấu gây ra các vấn đề lâu dài cho chế độ của ông.[136] Nền kinh tế miền Nam Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào hàng trăm triệu đô la do quân đội Mỹ mang đến, và việc quân Mỹ rút lui đã khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. Tai hại hơn nữa là cú sốc dầu mỏ Ả Rập năm 1973–74, làm mất ổn định nền kinh tế miền Nam Việt Nam, và tới Mùa hè năm 1974, 90% binh sĩ QLVNCH không được trả lương đủ để nuôi sống bản thân và gia đình.[138]
1973–1975: Sự kết thúc của miền Nam Việt Nam
Cùng với Ủy viên Bộ Chính trị Bắc Việt Lê Đức Thọ, Kissinger đã được trao giải Nobel Hòa bình vào ngày 10 tháng 12 năm 1973 vì công việc đàm phán các lệnh ngừng bắn trong Hiệp định Hòa bình Paris về "Chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam", được ký kết tháng Giêng trước đó.[139] Theo Irwin Abrams, giải thưởng này gây tranh cãi nhất cho đến nay. Lần đầu tiên trong lịch sử Giải thưởng Hòa bình, hai thành viên từ chức khỏi Ủy ban Nobel để phản đối.[140][141] Thọ từ chối giải thưởng, nói với Kissinger rằng hòa bình chưa được lập lại ở miền Nam Việt Nam.[142] Kissinger viết cho Ủy ban Nobel rằng ông đã nhận giải "với sự khiêm nhường",[143][144] và "tặng toàn bộ số tiền thu được cho con cái của các quân nhân Mỹ thiệt mạng hoặc mất tích khi chiến đấu ở Đông Dương".[145] Sau sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, Kissinger đã cố gắng trả lại giải thưởng.[145][146]
Ngày 9 tháng 8 năm 1974, Nixon từ chức sau vụ bê bối Watergate. Phó Tổng thống Gerald Ford đảm nhận chức vụ tổng thống. Ford giữ Kissinger làm Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng. Cùng lúc đó, nền kinh tế miền Nam Việt Nam, dưới gánh nặng lạm phát do cú sốc dầu lửa ở Ả Rập và nạn tham nhũng tràn lan, đã sụp đổ. Vào mùa hè năm 1974, đại sứ quán Hoa Kỳ báo cáo rằng tinh thần của QLVNCH đã xuống mức thấp đến mức nguy hiểm và không rõ Nam Việt Nam sẽ tồn tại được bao lâu nữa.[138] Chế độ miền Nam Việt Nam đã mất đi sự ủng hộ của quần chúng, với các cuộc biểu tình chống tham nhũng nổ ra rộng rãi; những người biểu tình cáo buộc Thiệu và gia đình ông tham nhũng.[147] Vào tháng 8 năm 1974, Quốc hội thông qua dự luật giới hạn viện trợ của Mỹ cho miền Nam Việt Nam ở mức 700 triệu USD hàng năm.[148] Đến tháng 11 năm 1974, lo sợ điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra với miền Nam Việt Nam khi QLVNCH tiếp tục rút lui, Kissinger, trong Hội nghị thượng đỉnh Vladivostok, đã vận động Brezhnev chấm dứt viện trợ quân sự của Liên Xô cho miền Bắc Việt Nam.[149] Cùng tháng đó, trong chuyến thăm Bắc Kinh, ông vận động Mao và Chu làm điều tương tự.[149]
Vào ngày 1 tháng 3 năm 1975, QĐNDVN phát động một cuộc tấn công lớn và nhanh chóng tràn ngập Tây Nguyên; đến ngày 25 tháng 3, Huế thất thủ.[150] Thiệu chậm rút các sư đoàn, và đến ngày 30 tháng 3, khi Đà Nẵng thất thủ, các sư đoàn tốt nhất của QLVNCH bị mất, khiến con đường vào Sài Gòn rộng mở.[151] Bắc Việt buộc phải chiếm Sài Gòn trước khi gió mùa bắt đầu vào tháng 5, dẫn đến một cuộc hành quân nhanh chóng vào thành phố.[152] Kissinger chống lại áp lực từ Tham mưu trưởng Liên quân và Bộ trưởng Quốc phòng, James Schlesinger, yêu cầu rút ngay dân thường Mỹ khỏi miền Nam Việt Nam, cho rằng điều đó sẽ gây tổn hại đến tinh thần của miền Nam Việt Nam.[153] Bất chấp quan điểm này, Kissinger đã khuyên Tổng thống Ford không nên để U.S.A.F. ném bom lực lượng QĐNDVN đang tiến lên và nói: "Nếu làm vậy, nhân dân Mỹ sẽ lại xuống đường".[154] Ông tỏ ra không mấy thiện cảm với miền Nam Việt Nam, khi nói: "Tại sao những người đó không chết nhanh hơn? Điều tồi tệ hơn có thể xảy ra là họ vẫn tiếp tục nán lại".[154]
Vào ngày 15 tháng 4 năm 1975, với sự tiến bộ nhanh chóng của QĐNDVN, Kissinger đã làm chứng trước Ủy ban Ngân sách Thượng viện, thúc giục Quốc hội tăng viện trợ quân sự cho miền Nam Việt Nam thêm 700 triệu USD, nhưng bị từ chối.[152] Kissinger lúc đó và tiếp tục khẳng định cho đến khi qua đời rằng nếu Quốc hội chấp thuận yêu cầu này thì miền Nam Việt Nam đã được cứu.[155] Ngược lại, Karnow lập luận rằng vào thời điểm này, miền Nam Việt Nam đã đi quá xa, tinh thần của QLVNCH đã suy sụp và rất nghi ngờ rằng bất cứ điều gì ngoại trừ việc đưa quân Mỹ quay trở lại có thể cứu được miền Nam Việt Nam. [155] Ngày 17 tháng 4 năm 1975, chế độ Lon Nol sụp đổ, Khmer Đỏ chiếm Phnom Penh. Vào ngày 20 tháng 4, Kissinger chỉ thị cho Graham Martin, đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, bắt đầu chuẩn bị sơ tán tất cả người Mỹ khỏi đất nước. Kissinger chỉ thị thêm cho Martin rằng không được phép đưa người Nam Việt Nam vào cuộc rút quân.[156] Martin phàn nàn với Kissinger rằng "cái mông duy nhất không được che là của tôi",[157] Kissinger đảm bảo với ông ta: "Khi chuyện này cuối cùng kết thúc, tôi sẽ bị treo cổ cao hơn anh vài thước". Vào ngày 29 tháng 4, Phương án IV, cuộc di tản bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử, bắt đầu khi 70 máy bay trực thăng của Thủy quân lục chiến chở 8,000 người từ đại sứ quán Mỹ đến hạm đội ngoài khơi.[158] Cuối ngày hôm đó, Kissinger ra lệnh Martin cho nổ trạm vệ tinh tại đại sứ quán và nói: "Tôi muốn anh hùng các anh về nhà".[159] Lúc 7 giờ 53 phút sáng, chiếc trực thăng cuối cùng của Thủy quân Lục chiến rời khỏi đại sứ quán ở Sài Gòn, đánh dấu sự kết thúc sự hiện diện của Mỹ tại Việt Nam.[160] Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn rơi vào tay QĐNDVN, và chiến tranh ở Việt Nam cuối cùng cũng kết thúc.[161]
Tham chiếu
1. Kissinger, Henry A. (1979). White House Years. Boston: Little, Brown and Company. pp. 231–32. ISBN 9780316496612.
2. Langguth (2000), p. 391.
3. a,b,c Langguth (2000), p. 393.
4. Langguth (2000), p. 392-393.
5. a,b,c,d Langguth (2000), p. 451.
6. a,b,c Langguth (2000), p. 452.
7.a,b Langguth (2000), p. 451-452.
8. Langguth (2000), p. 453.
9. Langguth (2000), p. 521.
10. Langguth (2000), p. 522-523.
11. a,b,c,d,e,f,g Langguth (2000), p. 523.
12. a,b Langguth (2000), p. 534-535.
13. Langguth (2000), p. 535.
14. a,b Karnow (1983), p. 582.
15. Karnow (1983), pp. 582–583.
16. a,b Karnow (1983), p. 588.
17. Karnow (1983), p. 587.
18. Karnow (1983), pp. 588–589.
19. a,b,c,d Karnow (1983), p. 589.
20. a,b,c,d,e Langguth (2000), p. 541.
21. a,b,c Langguth (2000), p. 544.
22. Langguth (2000), p. 542.
23. Karnow (1983), p. 591.
24. a,b,c,d Karnow (1983), p. 592.
25. a,b Langguth (2000), p. 545.
26. Karnow (1983), pp. 592–593.
27. a,b,c Karnow (1983), p. 593.
28.a,b,c,d,e,f Langguth (2000), p. 546.
29. a,b Langguth (2000), p. 550.
30. Karnow (1983), p. 595.
31. Karnow (1983), p. 594.
32. a,b,c,d,e Langguth (2000), p. 573.
33. a,b,c,d,e,f,g,h,i Karnow (1983), p. 596.
34. a,b,c Langguth (2000), p. 548.
35. a,b Karnow (1983), p. 597.
36. Langguth (2000), p. 555.
37. Karnow (1983), p. 624.
38. a,b,c,d Karnow (1983), p. 623.
39. Karnow (1983), p. 625.
40. a,b Karnow (1983), p. 607.
41.a,b,c,d Karnow (1983), p. 606.
42. a,b,c,d,e,f,g Langguth (2000), p. 560.
43.a,b,c Karnow (1983), pp. 604–605.
44. Langguth (2000), p. 559.
45. Karnow (1983), pp. 606–607.
46. a,b,c Karnow (1983), p. 608.
47. Langguth (2000), p. 562-563.
48. Langguth (2000), p. 561.
49 a,b Langguth (2000), p. 561-562.
50 Langguth (2000), p. 562.
51. a,b Langguth (2000), p. 563.
52. a,b,c,d,e,f,g,h Langguth (2000), p. 564.
53. a,b,c,d Karnow (1983), p. 609.
54. Langguth (2000), p. 564-565.
55. a,b,c,d,e,f Langguth (2000), p. 565.
56.a,b,c,d,e Karnow (1983), p. 611.
57. a,b Langguth (2000), p. 570.
58.a,b,c Langguth (2000), p. 568.
59.a,b Langguth (2000), p. 569.
60. a,b Langguth (2000), p. 571.
61. a,b Karnow (1983), pp. 609–610.
62. Karnow (1983), pp. 610 & 625.
63. Karnow (1983), p. 612.
64. Totten, Samuel; Parsons, William S.; Charny, Israel W. (2004). Century of Genocide: Critical Essays and Eyewitness Accounts[Thế kỷ diệt chủng: Các bài tiểu luận phê phán và lời kể của nhân chứng]. Routledge. p. 349. ISBN 978-0-415-94430-4. Truy cập 16/10/ 2009.
65. Smyth, Marie; Robinson, Gillian (2001). Researching Violently Divided Societies: Ethi-cal and Methodological Issues [Nghiên cứu các xã hội bị chia rẽ dữ dội: Các vấn đề đạo đức và phương pháp luận]. United Nations University Press. p. 93. ISBN 978-92-808-1065-3. Truy cập 16/10/2009.
66. Dmitry Mosyakov, "The Khmer Rouge and the Vietnamese Communists: A History of Their Relations as Told in the Soviet Archives" [Khmer Đỏ và những người Cộng sản Việt Nam: Lịch sử quan hệ của họ được kể trong Văn khố Liên Xô], trong Susan E. Cook, ed., Genocide in Cambodia and Rwanda [diệt chủng ở Cambodia và Rwanda] (Yale Genocide Studies Program Monograph Series No. 1, 2004), p. 54ff. có trực tuyến tại: www.yale.edu/gsp/publications/Mosyakov.doc. Nguyễn Cơ Thạch nhắc lại "Tháng 4 đến tháng 5 năm 1970, nhiều lực lượng Bắc Việt tiến vào Campuchia để đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ Việt Nam không phải của Pol Pot mà của quyền thủ tướng Nuon Chea: Nuon Chea đã nhờ giúp đỡ và chúng tôi đã giải phóng năm tỉnh của Campuchia trong mười ngày”
67. Marek Sliwinski, Le Génocide Khmer Rouge: Une Analyse Démographique [Khmer Đỏ Diệt chủng: Một phân tích Dân số học] (L'Harmattan, 1995), pp. 41–48.
68. Kiernan, Ben (2004). How Pol Pot Came to Power: Colonialism, Nationalism, and Communism in Cambodia, 1930–1975. [Pol Pot lên nắm quyền như thế nào: Chủ nghĩa thực dân, Chủ nghĩa dân tộc và Chủ nghĩa Cộng sản ở Campuchia 1930-1975]. p. xxiii. Yale University Press ISBN 978-0300102628. Truy cập 12/02/2016.
69. Greenberg, Jon (September 11, 2014). "Kissinger: Drones have killed more civilians than the bombing of Cambodia in the Vietnam War" [Máy bay không người lái đã giết chết nhiều thường dân hơn vụ đánh bom Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam]. Politifact.com. Truy cập 13/022016.
70. Chandler, David 2000, Brother Number One: A Political Biography of Pol Pot [Anh số một: Tiểu sử chính trị của Pol Pot], Revised Edition, Chiang Mai, Thailand: Silkworm Books, pp. 96–97.
71. Owen, Taylor; Kiernan, Ben. "Making More Enemies than We Kill? Calculating U.S. Bomb Tonnages Dropped on Laos and Cambodia, and Weighing Their Implications[Tạo ra nhiều kẻ thù hơn chúng ta tiêu diệt? Tính toán số lượng bom Mỹ thả xuống Lào và Campu-chia, và cân nhắc những tác động của chúng]". The Asia-Pacific Journal: Japan Focus. 13 (16). Truy cập 16/10 2016.
72. Karen Coates and Jerry Redfern (September 18, 2014). "Henry Kissinger is not telling the truth about his past. Again[Henry Kissinger không nói sự thật về quá khứ của mình. Một lần nữa]". The Washington Post. Truy cập 16/10/ 2016.
73. Henry Kissinger (February 11, 2003). Ending the Vietnam War: A History of America's Involvement in and Extrication from the Vietnam War [Kết thúc Chiến tranh Việt Nam: Lịch sử sự tham gia và rút lui của Mỹ khỏi Chiến tranh Việt Nam]. Simon and Schuster. p. 70. ISBN 978-0-7432-4577-7.
74. a,b Karnow (1983), p. 626.
75. Karnow (1983), pp. 626–627.
76. Karnow (1983), pp. 627–628.
77. Karnow (1983), p. 627.
78. a,b Karnow (1983), p. 628.
79. a,b Langguth (2000), p. 574.
80.a,b,c,d,e,f,g,h,i,j,k Langguth (2000), p. 575.
81.a,b,c,d,e Karnow (1983), p. 629.
82. Karnow (1983), pp. 629–630.
83. Karnow (1983), p. 443.
84. a,b,c Karnow (1983), p. 630.
85. Karnow (1983), p. 631.
86.a,b,c,d,e,f Langguth (2000), p. 587.
87.a,b,c,d,e,f,g,h,i,j Karnow (1983), p. 635.
88.a,b,c,d,e,f,g,h Karnow (1983), p. 636.
89.a,b Karnow (1983), p. 633.
90.a,b,c Langguth (2000), p. 588.
91.a,b,c Langguth (2000), p. 598.
92.a,b,c,d,e Karnow (1983), p. 638.
93.a,b Karnow (1983), p. 639.
94. Karnow (1983), pp. 640–642.
95. Karnow (1983), p. 644.
96. Karnow (1983), pp. 644–645.
97. Langguth (2000), p. 599.
98. a,b,c,d,e,f,g,h Karnow (1983), p. 645.
99.a,b,c,d Karnow (1983), p. 646.
100. a,b,c,d Langguth (2000), p. 600.
101. Langguth (2000), p. 600-601.
102. a,b,c,d Langguth (2000), p. 601.
103. Langguth (2000), p. 604.
104. a,b,c,d,e Langguth (2000), p. 605.
105. a,b,c Karnow (1983), p. 647.
106. Langguth (2000), p. 605-606.
107. a,b,c,d,e,f,g,h Langguth (2000), p. 606.
108.a,b,c Langguth (2000), p. 607.
109. Karnow (1983), pp. 647–648.
110. a,b,c,d,e,f,g Karnow (1983), p. 648.
111. a,b Langguth (2000), p. 608.
112. Karnow (1983), pp. 648–649.
113. Karnow (1983), p. 649.
114. a,b,c,d,e,f Karnow (1983), p. 650.
115. Langguth (2000), p. 608=609.
116. a,b,c,d,e Langguth (2000), p. 609.
117. Langguth (2000), p. 610.
118.a,b,c,d,e,f,g,h,i Karnow (1983), p. 651.
119. Langguth (2000), p. 611.
120. a,b,c,d,e,f,g Langguth (2000), p. 612.
121. a,b,c,d,e,f Langguth (2000), p. 613.
122. a,b,c,d,e,f Karnow (1983), p. 652.
123. Karnow (1983), pp. 652–654.
124. a,b,c Karnow (1983), pp. 652–653.
125. Langguth (2000), p. 614-615.
126. a,b,c,d,e,f,g,h,i,j,k Langguth (2000), p. 621.
127. a,b,c,d,e,f,g Langguth (2000), p. 619.
128. Langguth (2000), p. 619-620.
129. a,b,c,d Langguth (2000), p. 620.
130.a,b,c,d Karnow (1983), p. 654.
131. a,b Langguth (2000), p. 622.
132. a,b,c Langguth (2000), p. 626.
133.a,b Karnow (1983), p. 656.
134. Karnow (1983), p. 686.
135.a,b,c,d,e,f,g,h Karnow (1983), p. 657.
136. a,b Karnow (1983), p. 658.
137. a,b Langguth (2000), p. 629.
138. a,b Karnow (1983), pp. 660–661.
139. "The Nobel Peace Prize 1973" [Giải thưởng Nobel Hòa bình]. Nobel Foundation. Truy cập 31/12/ 2006.
140 Feldman, Burton (2001). The Nobel Prize: A History Of Genius, Controversy, and Prestige [Giải Nobel: Lịch sử của thiên tài, tranh cãi và uy tín]. Arcade Publishing. p. 16. ISBN 978-1-55970-537-0.
141. Abrams, Irwin (2001). The Nobel Peace Prize and the Laureates: An Illustrated Bio-graphical History [Giải Nobel Hòa bình và những người đoạt giải: Lịch sử tiểu sử minh họa], 1901–2001. Science History Pubns. p. 219. ISBN 978-0-88135-388-4.
142. Le Duc Tho to Henry Kissinger [Lê Đức Thọ gửi Henry Kissinger], October 27, 1973.
143. "The Nobel Peace Prize 1973: Presentation Speech by Mrs. Aase Lionaes, Chairman of the Nobel Committee of the Norwegian Storting" [Bài phát biểu thuyết trình của bà Aase Lionaes, Chủ tịch Ủy ban Nobel về vụ lừa đảo Na Uy]. Nobel Foundation. December 10, 1973. Truy cập 28/04/ 2007. Trong lá thư ngày 2 tháng 11 gửi Ủy ban Nobel, Henry Kissinger bày tỏ ý thức sâu sắc của mình về nghĩa vụ này. Trong thư, ông viết cùng với những điều khác: 'Tôi vô cùng xúc động trước Giải Nobel Hòa bình, mà tôi coi là vinh dự cao nhất mà người ta có thể hy vọng đạt được trong việc theo đuổi hòa bình trên trái đất này. Khi tôi xem xét danh sách những người đã được vinh danh trước tôi, tôi chỉ có thể nhận giải thưởng này với sự khiêm tốn. '... Năm nay Henry Kissinger được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Trong lá thư gửi Ủy ban, ông viết như sau: 'Tôi rất lấy làm tiếc vì áp lực kinh doanh trong một thế giới bị bao vây bởi cuộc khủng hoảng tái diễn, tôi sẽ không thể đến Oslo vào ngày 10 tháng 12 để dự lễ trao giải. Vì vậy, tôi đã chỉ định Đại sứ Byrne đại diện cho tôi trong dịp đó.'
144. Lundestad, Geir (March 15, 2001). "The Nobel Peace Prize 1901–2000" [Giải Nobel Hòa bình]. Nobel Foundation. truy cập ngày 31/12/2006.
145. a, b Dommen, Arthur (2002). The Indochinese Experience of the French and the Ameri-cans: Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam [Kinh nghiệm Đông Dương của người Pháp và người Mỹ: Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản ở Campu-chia, Lào và Việt Nam]. Indiana University Press. p. 878. ISBN 9780253109255.
146. Takeyh, Ray (June 13, 2016). "The Perils of Secret Diplomacy" [Sự nguy hiểm của ngoại giao bí mật]. The Weekly Standard. Truy cập 28/06/2016.
147. Karnow (1983), p. 660.
148. Karnow (1983), p. 661.
149. a,b Karnow (1983), p. 664.
150. Karnow (1983), pp. 664–665.
151. Karnow (1983), pp. 665–666.
152. a,b Karnow (1983), p. 666.
153. Langguth (2000), p. 652.
154. a,b Langguth (2000), p. 653.
155. a,b Karnow (1983), p. 667.
156. Langguth (2000), p. 654.
157. a,b Langguth (2000), p. 656.
158. Karnow (1983), p. 668.
159. Langguth (2000), p. 664.
160. Langguth (2000), p. 665.
161 Karnow (1983), pp. 668–670.
Văn Hóa
Thánh Ca Giáng Sinh Việt Nam
Pt Phạm Bá Nha
06:20 06/12/2023
Thánh Ca Giáng Sinh Việt Nam
Trước thập niên 1930, thánh nhạc VN chưa có gì tại các nhà thờ tại VN. Thời ấy, trong nhà thờ hát lễ và Chầu Thánh Thể toàn là những bản thánh ca Latinh do ít người phụ trách. Đôi khi phát âm tiếng Latinh không đúng.
Vì thế mới có câu :
Các thày đọc tiếng Latinh
Các cô con gái thưa kinh dịu dàng
Có nghĩa là trên bàn th các thày (thày cả, Linh mục), các thày khác (đang học trường Latinh về nghỉ hè, hay thôi học chủng viện) trong ca đoàn hát toàn tiếng Latinh. Trong khi giáo dân trong nhà thờ im lặng, tay lần hạt, và theo dõi cử điệu của các cha ‘‘làm lễ’’. Hiệp lễ, chỉ có thanh nữ đọc đủ các kinh theo ý nghĩa các phần thánh lễ. Gọi là ca đoàn, nhưng thực sự do một nhóm thanh niên trong xứ, biết hát và đọc tiếng La tinh. Hát thuộc lòng, không hiểu gì.
Từ 1946, xuất hiện một số bản nhạc VN về Đức Mẹ và Giáng Sinh, đem lại luồng khí mới trong các xứ tại VN
Từ Công Đồng Vatican II, cho phép dùng tiếng Việt trong thánh lễ. Dĩ nhiên các bản nhạc tiếng Việt lần lượt thay cho La tinh.
Nhân dịp Giáng Sinh, thử xem lại những bàn Thánh Ca Giáng Sinh VN có từ bao giờ và để lại lòng người bao trìu mến khi Chúa sinh ra cho nhân loại và trong lòng người.
Từ 1932 đến 1934, hát thánh ca bằng Latinh trong nhà thờ,
Thày giáo xứ, trong năm thử, phụ trách ca đoàn, dùng cuốn Cantus Liturgiri (Hông Kông), hay cuốn Cantiones, tập những bài cho ca đoàn :
-Bộ Lễ : Kyrie (Thương xót), Gloria (Vinh danh), Credo (Tin Kính), Sanctus (Thánh Thánh) và Agnus Dei (Con Chiên Thiên Chúa).
-Nh»ng bài cho 5 Lễể tr†ng trong næm : Sinh Nhật, Phục Sinh, Chúa Lên Trời, HiŒn XuÓng và Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
-Chầu Thánh Thể : O salutaris hostia, Pange Linqua, Ave Maris stella (Lạy Mẹ là ngôi sao sáng), Maria mater gratia (Lạy Mẹ là Mẹ ban ơn), Tantum ergo, Laudate Domium (Tv. 116) Laudate Domium omnes gentes
-Lễ mồ hay đám táng : Reqiem, Miserere Mei Deus (Tv. 50), In Paradisum (xin thiên thần dẫn ta về thiên đàng), Ego sum resurrectio et vita (hạ huyệt : ta là sự sống lại và là sự sống.
-Đôi khi còn tập những bản nhạc khác, như : Adeste Fideles, Puer natus in Bethleem Alleluia, Les Anges dans nos campagnes (các thiên thần trong cánh đồng chúng ta), Gloria in excelsis Deo (Sáng danh Chúa trên trời) (cho mùa Noel), Ofilii et filiare (Phục sinh) hay Ave Maria (Lộ Đức), J’irai la voir un jour (ngày kia tôi sẽ được thấy Mẹ, O Mère Chérie (Lạy Mẹ mến yêu)
Từ nhạc đời của thanh niên.
Năm 1943-1944, phong trào thanh niên thường hát những bài đời của Hoàng Quí, Phạm Đình Chương, Lưu Hữu Phước nhụ Bóng Cờ Lau, Nước Non Lam Sơn, Tiếng Gọi Đàng, Leo Rừng, Được Mùa, Bạch Đằng Giang, Chùa Hương, Hờn Sông Gianh, Hội Nghị Diên Hồng...làm phấn khởo người trẻ hương về quê hương và lịch sử dân tộc.
Hai ban nhạc Pháp thời danh cûa Tino Rossi : J’ai deux amours (tôi có hai mối tình),
C’est à Capri que l’ai rencontré
(Ở Capri tôi đã gặp em)... làm say mê người trẻ. Các bản nhạc Việt bắt đầu từ đây.
Các sáng tác hòa âm của nhạc sỹ trứ danh người Đức JS. Bach bắt đầu nghe trong các nhà thờ Công Giáo lẫn Tin Lành tại Hà Nội.
Thánh ca trong các chủng viện
Bên Công Giáo, những chủng sinh có khiếu âm nhạc bắt đàu âm thầm sáng tác, trong đó Nguyển Khắc Xuyên dẫn đầu viết thơ:
Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn
Mẹ từ bi xin phá những nỗi ưu phiền
Rồi từ 1944, cảm hứng bài thơ của thi sỹ Pháp Paul Verlein : Je ne veux plus que ma Mère Marie, Nguyễn Khắc Xuyên đã viết nhạc :
Tôi chỉ muốn yêu mình Mẹ Maria tôi thôi
Bắt đầu vào 1945, các người trẻ nội trú và thầy dạy ở chủng viện Hà Nội như : Hùng Lân, Nguyễn Khắc Xuyên, Tâm Bảo, Thiên Phụng, Thanh Tùng, Vĩnh Phúc, Hoài Đức, Anh Thiết, Anh Hoan...kết hợp thành ca đoàn hát tại nhà thờ chính tòa Hà Nội.
Từ đó, nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh thành hình. Năm 1946, Nhạc đoàn xuất bản Cung Thánh III, gồm 10 bài về Giáng Sinh : Chúa sinh ra, Chúa thương loài người : của Tâm Bảo. Ánh sao lạ : Thiên Phụng và Hoài Chiên. Vào trong hang đá, Belem ơi, Hôm nay : Nguyễn Khắc Xuyên. Cao cung lên, Đêm Đông, Thăm hang Đá : Hoài Đức. Mùa Đông Năm Ấy, Đêm năm xưa...Trời Cao (mùa Vọng), Đêm ánh sáng : Duy Tân. Đêm Thánh vô cùng (nhạc của Franz Gruber), Hôm nay (nhạc của Preatorius), Tôi đã thấy ngươi, Ngôi Hai xuống đời, Lời trong sương, Nửa đêm : Hùng Lân. Một đêm năm xưa, Ánh sao lạ : Thiên Phụng và Hoài Chiên. Mục Đồng chăn giữ đoàn chiên (từ bài Latinh Pastores). Cao cung lên : Hoài Đức.
Vườn Thánh ca Giáng sinh lan rộng các nơi khác.
Nhạc đoàn Sao Mai, của Bùi Chu, với các sáng tác : Đông Đông, Hang Belem, Say Noel : Hải Linh. Vinh danh Chúa : Ngô Duy Linh. Đồng quê Belem : Minh Trân
-Nhạc đoàn Phát Diệm các chủng sinh trẻ, viết những thánh ca đầy mầu sắc quê hương : Tìm hang đá : JB. Tuất, Phương Linh, JB. Chiêu. Ánh sao xưa : Trần Hùng Dũng
-Và các nơi khác, Dòng Chúa Cứu Thế đóng góp các bản : Chúa Đến Rồi, Lời Cầu Của Đêm : Thành Tâm và Sỹ Tín. Quê Hương Thượng Đế : Sỹ Tín và Vũ Khởi Phụng. Và các bài : Một Trẻ Thơ : Lm Hoàng Kim. Cất Tiếng Tung Hô : Nguyễn Duy. Nhạc sư Kim Long xuất bản tập Ca Lên Đi có nhiều bài ca Noel. Hai nhạc sư Hải Linh và Kim Long cùng sáng tác Say Noel thơ cûa Xuân Ly Băng. Loài người ơi : Văn Thiều.
-Tại hải ngọai sau 1975, sáng tác mới, như : Trầm Hương 3, Mùa sao, Chúa ra đời, Mong Chúa ra đời, Belem năm xưa, Hãy ca mừng, Đêm tuyết băng (nhạc ngoại quốc) : của Nguyễn Quang Tuyến. Đêm Đông : Nguyễn Quang Tuyến, Vũ Văn Tuynh. Trang sử tình Mùa Cứu Thế : Văn Chi. Đêm nay lừng xanh : Chính Trung và Xuân Thu.
Những bản nhạc đời trữ tình bắt nguồn từ Giáng Sinh. Tháp chuông vang lên những tiếng mời gọi đến giáo đường dự lễ đêm. Sau đó là cuộc vui hòa họp gia đình, bạn bè.
Bao nhiêu tiểu thuyết, truyền tình lãng mạng và biết bao vần thơ không bao giờ cạn nói về những kỷ niệm Noel
Cũng từ mùa Giáng Sinh, các hội đoàn, cá nhân đã nảy sinh những công việc từ thiện đem an vui, no lành đến những người không có Noel.
Ngày nay, cứ tới mùa Giáng Sinh, người ta thấy bán đủ hình thức CD, DVD, cassettes, thiệp về Thánh Ca VN Giáng Sinh. Cuối năm nhớ nhau gửi lời thăm hỏi và chúc mừng kèm món quà nho nhỏ. Nhà nào nhà này vang lên những bản Thánh Ca nhè nhẹ...Đóng cửa lại nghe nhạc Giáng Sinh thấy nhẹ nhõm tâm hồn và bao kỷ niệm. Và cũng từ Đêm Thánh này, chứa chan bao tình người được thương mến, do lòng hảo tâm khắp nơi.
Xin cảm tạ Chúa Hài Đồng và xin Chúa Giêsu Bé Thơ chúc lành cho những tác giả có tài năng sáng tác văn hóa, nghệ thuật, nhắc nhở con người trở về ý nghĩa của ngày Giáng Sinh. Xin cho tài năng này tiếp tục nảy nở để làm Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời và bình an dưới thế cho người thiện tâm. (Tài liệu viết bài :- Nhạc sư Nguyễn Khắc Xuyên : Quá trình Thánh Nhạc VN. Texas 1991 - Ns. Trái Tim Đức Mẹ. số 300, 12. 2002, ttr. 12-13)
Hai bản Thánh ca bất hủ trong mùa Giáng Sinh
1. Đêm Thánh Vô Cùng
Năm 1817, Lm trẻ Joseph Mohr về phó xứ làng quê Oberndorf (bên Đức). Quen thân với ông giáo Franz Gruber (sinh 11.12.1792). Hai nghệ sỹ gặp nhau. Cận lễ Noel, đàn organ ọp ẹp nhà thờ bị hư, không tiền sửa. Cha Joesph nghĩ phài làm cho lễ cho long trọng, nên vội viết ra bản lời tiếng Dức : Stille Nacht Heiluge Nacht (Đêm Thánh Vô Cùng). Đem hỏi Franz Gruber. Gruber vừa dạo guitare viết nốt nhạc, điệu valse. Vội, hai nhạc sỹ đem hát trong lễ ngay.
Lễ Giáng sinh 1818, nghe hát, dân làng hoan nghênh, vì đưa thánh lễ vào cõi thâm sâu, đầy tình cảm trong đêm Giáng Sinh. Nhưng bị cha sở tên Noestler tỏ ý không bằng lòng. Dám đem guitare và valse vào nhà thờ. Bị tòa giám mục khiển trách bản nhạc ‘‘quá đời, cách mạng’’, bị cấm. Buồn, bệnh, cha qua đời 4.12.1842. Ông giáo bị giáng chức, mất mọi quyền hành, tuy sau được giử chức nhạc trưởng trong nhà thờ Halein. Ông qua đời 1863... Bản nhạc đem nhét trong tủ phòng áo nhà thờ.
Từ đó, bản nhạc bị quên lãng. Mãi năm 1825, người sửa đàn tên Calo Mauracher tình cờ thấy bản nhạc cùa cha Mohr và Gruber. Thấy hay quá, ông chép lại, sợ, không nói tìm ở đâu, trao cho ban nhạc. Trong đó có 4 anh em giỏi nhạc. Năm 1832, họ đem bản ‘‘Đêm Thánh Vô Cùng’’ ra hát ở hội chợ Leipzig, Đông Đức. Rồi đem ra ngoại quốc hát. Trong nhiều dịp Noel họ hát lại. Từ đó, người ta ghi tên tác giả, bài hát dân quê : Bốn anh em Tirol hát dạo.
Năm 1843, bản Đêm Thánh Vô Cùng được in trong tài liệu tên ‘‘Kho tàng âm nhạc người Đức’’ với tựa đề ‘’một kiểu dân ca Tirol’’
Năm 1854, Ban nhạc Hoàng Gia Bá Linh viết thư cho tu viện Saint Peter, nơi cha Mohr học âm nhạc. May, cậu Felix Gruber con trai của Franz Gruber trả lại bản nhạc : Lời của Joseph Mohr, nhạc Franz Gruber. Nhờ đó, cả thế giới biết và hâm mộ.
BẢN NHẠC LỪNG DANH được dịch ra nhiều tiếng. Trong đó có Tiếng Việt của Hùng Lân :
Đêm thinh lặng, đêm thánh thiện !
Vạn vật ngù yên, chỉ còn đôi vợ chồng
dễ thương, thánh đức, con côi tỉnh thức
Một cậu bé tóc vàng thùy mị
Ngủ say trong yên lặng của Thiên Quốc!
Ngủ say trong yên lặng của Thiên Quốc!
Đêm thinh lặng, đêm thánh thiện !
Mục đồng bỗng được báo tin
qua tiếng Alleluia của các Thiên Thần
vang dội khắp xa gần
Hỡi Kitô hữu, Đấng Cứu Thế ở đây !
Hỡi Kitô hữu, Đấng Cứu Thế ở đây !
Đêm thinh lặng, đêm thánh thiện !
Con Chúa Trời mỉm cười
Miệng linh thiêng dễ thương
khi giờ cứu chuộc đã điểm
Hỡi Kitô hữu trong sinh nhật của ngươi !
Hỡi Kitô hữu, trong sinh nhật của ngươi !
(ns dân Chúa Âu Châu. 134, 12.1993. ttr. 26-28)
Mỗi mùa Giáng Sinh, lại được nghe bản Thánh Ca bất hủ của Franz Shubert ‘‘Ave Maria’’. Nhạc Sư Franz Peter Schubert, người Áo, sinh năm 1797, tại Lichtenthal, Vienna. Tác giả của 600 bản hợp tấu để diễn. Trong Çó có 8 bài nổi tiếng, trong album ‘‘La symphonie inachevée’’, có bản Ave Maria, viết 1825. Bản Ave Maria ra đời :
Năm 1825, Schubert được miễn lính, vì quá thấp (5. 1 1/2 inches). Anh không sợ đông thành thảo nhạc cụ nào, nên chú trọng vào sáng tác và dạy nhạc. Thoạt tiên Schubert tiếp xúc với Sir Walter Scott. Qua thiên hùng ca The Lady of the Lake (viết 1810, ca ngợi gia đình nhà cách mạng Ellen Douglas). Vì liên lụy với tác giä và nhà cách mạng, nên Schubert bị trục xuất. Để tránh truy lùng của vua, cả nhóm trốn lên cao nguyên Scoland. Trong hang đá gần hồ Loch Katrine. Trong lúc sợ hãi và tuyệt vọng, Ellen dâng lời cầu nguyện xin Trinh Nữ Maria cứu giúp, Scott dựa theo lời khấn, bắt đầu bằng ‘’Ave Maria’’ và đặt tên ‘’The third song of Ellens (viết 1826). Mới đưa cho Schubert phối âm. Lúc đầu lời bằng tiếng Anh, dịch tiếng Đức, sau đó dịch ra tiếng Latin, thêm chữ Mater Dei (Ave Maria Mater Dei). Nhiều nhạc sỹ dựa theo bản gốc này sáng tác ra bài khác, như ‘‘Ave Maria de Bach & Gounod (1859).
2. Bản Ave Maria
được dịch ra nhiều thứ tiếng. Có lời của Phạm Duy
1.Ave Maria! Ôi Nữ Trinh đầy hồng ân.
Chính Chúa đã rủ tình thương đoái trông.
Mẹ ôi, danh Mẹ vinh hiển khắp trần gian.
Chúa Giêsu Con Lòng Mẹ ơn phúc tràn lan.
Mẹ ban phát cho nhân trần.
Mẹ ôi, con xin mang thiên chức Mẹ Chúa Trời.
Triều thiên uy linh mươi hai ánh sao rạng ngời.
Từ nơi cao sang, xin thương trần gian chúng con.
Hằng ngóng trông mong phần thưởng vinh phúc trên Trời cao !
Ave Maria.
2. Xin Mẹ Maria
Cho được con qua ngày can qua
Đã mấy mươi năm Mẹ ôi, sống trông mong
Ngày mai, một ngày tan chinh chiến vui bình yên
Hãy ban cho một mùa Xuân như ý quên sầu bi
Đầy ơn phúc trong tay Người
Mẹ ôi, bao la lòng Mẹ Maria
Này đây muôn kinh qùi lạy tấu dâng lên Bà
Tạ ơn Thiên Chúa, Gabriel truyền tin khắp nơi
Tôn thờ thằm bao tình Ơn Thánh Nữ ĐồngTrinh.
Ave Maria.
(Ns. HN.252. 12.2013, ttr. 25-26)
VietCatholic TV
Moscow bàng hoàng: 24 TQLC Nga mất mạng vì 2 cô gái Ukraine. Zelenskiy phát biểu với Thượng Viện Mỹ
VietCatholic Media
02:53 06/12/2023
1. Đi lính đừng ham ăn hốt uống: Hàng chục binh sĩ Nga thiệt mạng
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Dozens of Russian Soldiers Killed After Drinking Poisoned Vodka”, nghĩa là “Hàng chục binh sĩ Nga thiệt mạng sau khi uống rượu Vodka nhiễm độc.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Hơn hai chục binh sĩ Nga được cho là đã bị một nhóm du kích Ukraine sát hại. Cơ quan An ninh Liên bang Nga, gọi tắt là FSB, cho rằng nhóm này đã mời các binh sĩ Nga uống rượu vodka tẩm độc và ăn các thực phẩm khác cũng có độc ở Crimea bị tạm chiếm.
Một nhóm du kích tự xưng là “Những chú hải âu chiến đấu Crimea” cho biết như trên cuối tuần qua rằng họ đã giết chết 24 binh sĩ Nga và khiến 11 người khác phải vào bệnh viện sau khi cho họ ăn thức ăn và đồ uống bị nhiễm độc ở Simferopol, thành phố lớn thứ hai ở Crimea. Nga sáp nhập trái phép bán đảo này vào năm 2014. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố sẽ chiếm lại lãnh thổ trong bối cảnh xung đột hiện nay.
Các nhóm du kích quân Ukraine được cho là đã thực hiện các cuộc tấn công tàn khốc chống lại lực lượng Nga kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Tháng trước, một nhóm du kích ở Melitopol phía đông nam Ukraine đã cố tình cho nổ một chiếc xe hơi chở đầy phiến quân Chechnya thân Nga, trong khi một đoàn tàu chở đạn dược, vũ khí, và nhiên liệu tới Crimea được cho là đã phát nổ sau khi bị quân kháng chiến tấn công hồi tháng 10.
Theo The Kyiv Post, Đội hải âu chiến đấu Crimea khoe như trên hôm thứ Bảy rằng hàng chục binh sĩ Nga đã bị “những cô gái tốt bụng” lừa nhận “đồ ăn” có chứa thạch tín và strychnine tại một trạm kiểm soát quân sự. Nhóm kêu gọi những người khác noi gương họ bằng cách đầu độc người Nga ở Crimea “như gián”.
Kim Thúy xin mở ngoặc để giải thích thêm: Strychnine là một loại chất kiềm kết tinh có độc tính cao, không màu, đắng, được sử dụng làm thuốc trừ sâu, đặc biệt để tiêu diệt các động vật có xương sống nhỏ như chim và động vật gặm nhấm. Strychnine, khi hít vào, nuốt hoặc hấp thụ qua mắt hoặc miệng, gây ngộ độc dẫn đến co giật cơ và cuối cùng là tử vong do ngạt.
Nhóm này viết: “Những cô gái xinh đẹp đã đến thăm trạm kiểm soát của đơn vị quân đội và tặng quà cho quân đội Nga, nhưng như người ta nói, có một sắc thái”. “Thạch tín và strychnine kỳ diệu có hương vị khó quên.”
“Bạn có thể chết vì sung sướng! 24 người xâm lược đã chết trong ngất ngây vì được các người đẹp tặng quà và 11 người khác phải vào bệnh viện. Chúng tôi tiếp tục làm việc và kêu gọi mọi người đầu độc người Nga trên bán đảo như những con gián.”
Kênh Telegram Cẩm Linh Snuffbox trước đó đã chia sẻ một báo cáo về vụ đầu độc này, gọi đây là một “thảm kịch” xảy ra “tại một trong những đơn vị quân đội của Simferopol.” Hôm thứ Ba, cơ quan truyền thông này nói rằng “chưa tìm ra tội phạm” chịu trách nhiệm, mặc dù một cuộc điều tra của Nga đang “tiến hành”.
“Hai cô gái dễ thương đã đến trạm kiểm soát của đơn vị quân đội và tự giới thiệu mình là cư dân địa phương”, bài viết viết. “Họ mang theo bảy chai vodka và một số đồ ăn nhẹ - cá, xúc xích, bánh mì, pho mát. Họ nói với lính canh rằng họ muốn cảm ơn các chàng trai của chúng tôi vì mọi thứ, vì đã bảo vệ họ. Những người này lấy vodka và thức ăn, uống rượu với đồng đội, và nhiều người đã bị đầu độc.”
Diễn biến này xảy ra chỉ vài tuần sau khi 4 sĩ quan của Cơ quan An ninh Liên bang Nga được cho là bị đầu độc sau khi ăn đồ ăn giao từ một nhà hàng ở Melitopol. Ba trong số các sĩ quan FSB đã thiệt mạng trong vụ đầu độc, trong khi người thứ tư phải vào bệnh viện trong tình trạng chăm sóc đặc biệt.
Vào tháng 10, thành phố này cũng được cho là nơi xảy ra vụ cố gắng đầu độc 77 sinh viên tốt nghiệp quân sự Nga bởi một tài xế giao hàng người Ukraine, người này đã nhận bản án tù ban đầu là 15 ngày sau khi bị bắt quả tang đưa cho quân đội một chiếc bánh và rượu whisky giả trong lễ kỷ niệm họp lớp.
2. Ukraine sửa đổi hỏa tiễn Neptune để bắn xa hơn
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Makes Major Modification on Neptune Missiles”, nghĩa là “Ukraine thực hiện sửa đổi lớn về hỏa tiễn Neptune.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kyiv Ivan Havryliuk cho biết quân đội Ukraine đang cải tiến hệ thống hỏa tiễn hành trình chống hạm Neptune để phát triển vũ khí tầm xa.
Theo báo cáo từ ArmyInform, cơ quan truyền thông của Bộ Quốc phòng Ukraine, các bản cập nhật cho hệ thống phòng thủ là nhằm phát triển “Neptune tầm xa dài” hiện đang được tiến hành. Neptune, được phát triển ngay trước khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, trước đây đã được ghi nhận là có khả năng thành công rất cao trong việc tấn công vào hạm đội Hắc Hải của Mạc Tư Khoa.
Havryliuk nói với ArmyInform: “Đây là phiên bản sửa đổi mới của hỏa tiễn dành cho Neptune. Công việc tích cực cũng đang được tiến hành cùng với Bộ Công nghiệp Chiến lược để tăng cường hệ thống phòng không.”
Các báo cáo xuất hiện vào tháng 4 rằng Bộ Quốc phòng Ukraine đang nỗ lực nâng cấp vũ khí để có thể tấn công các mục tiêu trên mặt đất, theo hãng tin The Drive của Ukraine, dẫn lời một quan chức quân sự Kyiv giấu tên. Các hỏa tiễn mới, có thể được phóng từ cùng một hệ thống, được cho là có tầm bắn lên tới 400 km mang theo chất nổ nặng tới 350 kg Để so sánh, hỏa tiễn hành trình chống hạm Neptune hiện đang được sử dụng có tầm bắn khoảng 300 km và chỉ mang theo chất nổ khoảng 150 kg.
Trong khi Kyiv đã giành lại được một phần lãnh thổ bị Nga tạm chiếm trong gần sáu tháng giao tranh kể từ khi bắt đầu cuộc phản công, quân đội của họ lại tăng cường tấn công vào cơ sở hạ tầng của Nga. Theo Forbes, phiên bản tấn công mặt đất của hỏa tiễn Neptune được cho là đã được sử dụng để tiêu diệt một trong các hệ thống phòng không S-400 của Mạc Tư Khoa vào tháng 8.
Kyiv cũng đã phá hoại thành công Cầu eo biển Kerch và các trung tâm quân sự ở Bán đảo Crimea, nơi đóng vai trò quan trọng trong khả năng của Nga trong việc cung cấp cho quân đội của họ tham gia chiến đấu ở miền nam và miền đông Ukraine.
Havryliuk nói thêm trong cuộc phỏng vấn với ArmyInform rằng Ukraine đang tiến hành “hiện đại hóa hệ thống hỏa tiễn phòng không Buk và S-300”, nhưng nói rằng không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết vào thời điểm này. Business Insider đưa tin vào tháng trước rằng các quan chức Ukraine và Mỹ đang hợp tác để điều chỉnh các hệ thống thời Liên Xô như Buk và S-300 để có thể phóng hỏa tiễn do Mỹ sản xuất.
Phát ngôn nhân của Lực lượng Không quân Ukraine, Yury Ihnat, nói với Đài NV vào giữa tháng 11 rằng các quan chức đang thử nghiệm hỏa tiễn do Mỹ cung cấp với hệ thống Buk cập nhật, theo báo cáo từ Kyiv Post.
Ihnat cho biết: “Chúng tôi có kết quả tốt trong việc sử dụng chiến đấu các hệ thống hỏa tiễn phòng không Buk-M1 trên bãi tập ở Hoa Kỳ, những hệ thống này đã được chuyển đổi và thích ứng với hỏa tiễn của Mỹ”.
3. Lực lượng biên phòng phá hủy một xe tăng, 2 xe thiết giáp và một kho đạn dược của Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 6 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết hôm Thứ Ba, các binh sĩ của lực lượng Biên phòng Ukraine, với sự hỗ trợ của máy bay không người lái chiến đấu, đã phá hủy một xe tăng, 2 xe thiết giáp và một kho đạn dược của Nga ngay trên lãnh thổ của Nga.
Trước đó, Vyacheslav Gladkov, Thống đốc khu vực Belgorod của Nga, đã cáo buộc Ukraine tấn công xuyên biên giới nhưng không nêu chi tiết về các tổn thất của Nga.
Ngược lại, Nga cũng đã phóng máy bay không người lái tấn công vào phía Tây Ukraine. Quân đội Ukraine đã bắn hạ 10 trong số 17 máy bay không người lái tấn công do Nga phóng qua đêm.
Thống đốc vùng Lviv phía tây Ukraine, Maksym Kozytskyy, cho biết ba máy bay không người lái đã tấn công một mục tiêu cơ sở hạ tầng không xác định, gây ra hỏa hoạn, nhưng thiệt hại rất nhỏ và không có thương vong nào được báo cáo.
Lực lượng không quân Kyiv cho biết các máy bay không người lái đã bị bắn hạ ở “nhiều khu vực khác nhau” trên đất nước.
Họ cho biết sáu hỏa tiễn S-300 đã được phóng vào các mục tiêu dân sự ở khu vực phía đông Donetsk và phía nam Kherson.
4. Ngoại trưởng Anh nói sẽ không giảm hỗ trợ của Anh cho Ukraine vào năm 2024
Ngoại trưởng Anh David Cameron cho biết viện trợ quân sự của Anh dành cho Ukraine sẽ không giảm trong năm tới.
Cameron cho biết cho đến nay, Vương quốc Anh đã cung cấp hỗ trợ nhân đạo và kinh tế trị giá hơn 4,7 tỷ bảng Anh cho Ukraine và nước này sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ. Cameron cho biết ông không có số liệu chính xác về chi tiêu trong năm tới, nhưng ông cho biết sự hỗ trợ sẽ tiếp tục ở quy mô như trước đây hoặc hơn thế nữa.
Ngoại trưởng Anh David Cameron cũng cho biết ông đã thảo luận về “cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga vào Ukraine” với Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị.
Cựu Thủ tướng Anh Cameron cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận về ý định xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng, tình hình ở Israel và Gaza cũng như việc Nga xâm lược Ukraine bất hợp pháp. Vương quốc Anh mong muốn Trung Quốc hợp tác để tăng cường lợi ích của chúng tôi.”
Diễn biến này xảy ra sau khi Liên Hiệp Âu Châu bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc đang viện trợ cho Nga trong cuộc xâm lược Ukraine.
5. Tổng thống Zelenskiy phát biểu trước các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ trong bối cảnh tranh cãi về tài trợ
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy vừa có bài phát biểu trước các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ qua video vào hôm thứ Ba trong một cuộc họp kín, khi chính quyền Tổng thống Biden thúc đẩy Quốc hội phê duyệt viện trợ mới cho Ukraine.
Lãnh đạo đa số Thượng viện Chuck Schumer cho biết chính quyền đã mời Tổng thống Zelenskiy phát biểu trước các thượng nghị sĩ để họ “có thể nghe trực tiếp từ ông ấy chính xác những gì đang bị đe dọa”. Họ cũng sẽ được nghe ý kiến từ các bộ trưởng quốc phòng, các quan chức nhà nước và các quan chức an ninh quốc gia hàng đầu khác.
Sự xuất hiện của Tổng thống Zelenskiy diễn ra sau khi chính quyền gửi cảnh báo khẩn cấp về sự cần thiết phải phê duyệt hỗ trợ kinh tế và quân sự mới cho Ukraine, nói rằng nỗ lực chiến tranh của Kyiv để tự vệ trước Nga có thể bị đình trệ nếu không có viện trợ này.
Trong một lá thư gửi các nhà lãnh đạo Hạ viện và Thượng viện và được công bố hôm thứ Hai, Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Shalanda Young cảnh báo Mỹ sẽ hết kinh phí để gửi vũ khí và hỗ trợ cho Ukraine vào cuối năm nay, và nói rằng điều đó sẽ gây ra các hậu quả “nghiêm trọng” cho Ukraine trên chiến trường.
Cô nói thêm rằng Mỹ đã cạn kiệt số tiền dùng để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine và “nếu nền kinh tế Ukraine sụp đổ, họ sẽ không thể tiếp tục chiến đấu, và phải chấm dứt hoàn toàn.”
Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan còn đi xa hơn, cho rằng việc bỏ phiếu chống viện trợ cho Ukraine là cách bỏ phiếu hiệu quả để giúp Nga dễ dàng thành công hơn.
“ Quốc hội phải quyết định xem có tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh vì tự do ở Ukraine hay không… hay Quốc hội sẽ bỏ qua những bài học mà chúng ta đã học được từ lịch sử và để cho Putin thắng thế,” Sullivan nói với các phóng viên tại Tòa Bạch Ốc.
6. Điện Cẩm Linh bôi nhọ người thân của binh lính Nga đang giận dữ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kremlin Uses Online Bots to Smear Angry Relatives of Russian Troops: Report”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy Điện Cẩm Linh sử dụng các rôbô trực tuyến để bôi nhọ người thân giận dữ của quân đội Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, hôm Chúa Nhật cho biết chính phủ Nga có thể đang cố gắng kiểm duyệt những người thân bất mãn của các binh sĩ Nga phục vụ tại Ukraine.
Một trong những cách mà Điện Cẩm Linh được cho là đang cố gắng bịt miệng những tiếng nói này là sử dụng các nhu liệu trực tuyến để tạo hồ sơ internet giả mạo nhằm cáo buộc những người thân của họ có quan hệ với nhân vật đối lập Nga đang bị bỏ tù Alexei Navalny và Tổ chức Chống Tham nhũng của anh ta.
Nước Nga ngày càng nhận được nhiều lời kêu gọi từ gia đình các binh sĩ Nga yêu cầu người thân của họ được nghỉ phép hoặc được trở về nhà. Cùng với việc tổ chức các cuộc biểu tình của công chúng, những người thân này cũng đã đưa thông điệp của họ lên mạng xã hội, đặc biệt là trên kênh Telegram có tên “Đường Về Nhà”.
Vào ngày 27 tháng 11, “Đường Về Nhà” đăng một tuyên bố từ người thân của các binh sĩ lên án việc “những người thân yêu của họ bị đưa đến Ukraine” bất chấp lời hứa của Putin rằng quân dự bị sẽ không được triệu tập.”
“Nhiều người sẽ không bao giờ quay trở lại. Việc huy động hóa ra là một sai lầm khủng khiếp”, tuyên bố nói thêm.
Trong đánh giá hôm Chúa Nhật về cuộc chiến, ISW đã trích dẫn một báo cáo của BBC Nga về việc các đặc vụ Nga bị cáo buộc sử dụng bot, tức là các nhu liệu điện toán tự động hóa, để tấn công người thân của binh lính. Trong một câu chuyện hôm Chúa Nhật, BBC đã viết về việc các bot sử dụng tên và ảnh hồ sơ bịa đặt để khẳng định rằng những người thân sử dụng kênh “Đường Về Nhà” có liên kết với Navalny.
Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh hôm thứ Bảy cũng nêu chi tiết những nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm ngăn chặn những lời chỉ trích về cuộc chiến được đăng trên Telegram. Bộ Quốc Phòng Anh cho biết nhóm “Đường Về Nhà” đã bị dán nhãn cảnh báo giả mạo, “có thể là do sự xúi giục của các thành viên ủng hộ Điện Cẩm Linh”.
Một con đường khác được cho là các quan chức Nga đã thực hiện nhằm xoa dịu sự phản đối của các thành viên gia đình binh sĩ là dưới hình thức trả tiền.
Các quan chức quốc phòng Anh viết: “Nghiên cứu của các phương tiện truyền thông độc lập của Nga và những bình luận của chính những người vợ phản đối cho thấy rằng, trong những tuần gần đây, chính quyền có thể đã đề nghị tăng các khoản thanh toán bằng tiền mặt cho các gia đình để đổi lấy việc họ kiềm chế sự phản đối”.
Theo ISW, mối lo ngại lớn nhất của Điện Cẩm Linh về những người thân giận dữ có thể là cuộc biểu tình của họ có thể tác động tiêu cực đến chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 của Putin.
ISW viết: “Chiến dịch tranh cử tổng thống của Putin được cho là sẽ không tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine và Điện Cẩm Linh có thể coi người thân của các quân nhân được điều động là một nhóm xã hội có thể gây ra một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với chiến dịch tranh cử của ông”.
7. Ukraine khẳng định không có việc lạm dụng vũ khí phương Tây
Ukraine đang điều tra cáo buộc tham nhũng trong việc mua sắm vũ khí, nhưng tuyên bố không có hành vi “lạm dụng” vũ khí phương Tây đổ vào nước này để chống lại cuộc xâm lược của Nga, AFP đưa tin.
Kyiv trong nhiều tháng đã hứa với các đồng minh Liên Hiệp Âu Châu rằng họ vẫn cam kết chống tham nhũng, ngay cả trong thời chiến.
Thông báo này được đưa ra ba tháng sau khi Kyiv bổ nhiệm bộ trưởng quốc phòng mới, Rustem Umerov, sau những cáo buộc tham nhũng trong quân đội trong nhiệm kỳ của người tiền nhiệm.
Ông cho biết: “Có một số thủ tục tố tụng liên quan đến việc mua sắm vũ khí”.
Những hợp đồng này bao gồm số tiền “từ hàng chục đến hàng trăm triệu euro”, nhưng ông không thể tiết lộ chi tiết.
“Cần phải điều tra và xác minh các sự kiện cụ thể: chuyện đó có xảy ra hay không.”
Cho đến nay chính quyền chưa nhận được bất kỳ khiếu nại nào từ các đồng minh phương Tây đã cung cấp vũ khí cho đất nước.
8. Putin tràn trề hy vọng rằng Ukraine sẽ sụp đổ vì khủng hoảng viện trợ
Các quan sát viên cho rằng bất kể các tổn thất kinh hoàng trên chiến trường trong thời gian gần đây, bầu không khí tại Nga là rất lạc quan vì khủng hoảng viện trợ có thể khiến Ukraine sụp đổ nhanh chóng.
Ukraine vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ kinh tế từ phương Tây để tự vệ trước sự xâm lược của Nga. Sau cảnh báo ngày hôm qua từ Tòa Bạch Ốc rằng việc hỗ trợ Ukraine “hết tiền và gần như hết thời gian”, Reuters đã phân tích rõ viện trợ tài chính cho Ukraine có thể đến từ đâu trong những năm tới.
Chính phủ Ukraine dự kiến thâm hụt ngân sách khoảng 43 tỷ Mỹ Kim vào năm 2024 và có kế hoạch trang trải khoản thâm hụt này bằng khoản vay trong nước và viện trợ tài chính từ phương Tây.
Kyiv đang tìm kiếm khoản viện trợ 8,5 tỷ Mỹ Kim để giúp bù đắp thâm hụt ngân sách. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden vào tháng 10 đã yêu cầu Quốc hội cấp gần 106 tỷ Mỹ Kim để tài trợ các kế hoạch cho Ukraine, Israel và an ninh biên giới Hoa Kỳ, nhưng gói này đang trong tình trạng hết sức bấp bênh.
Tổng thống Zelenskiy có bài phát biểu trước các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bằng liên kết video đằng sau cánh cửa đóng kín vào hôm Thứ Tư, 6 Tháng Mười Hai, để kêu gọi thêm nguồn tài trợ của Ukraine.
Liên minh Âu Châu đã công bố gói hỗ trợ nhiều năm trị giá 50 tỷ euro sẽ được chuyển giao đến năm 2027.
Các quan chức Kyiv cho biết họ hy vọng sẽ nhận được 18 tỷ euro hỗ trợ từ quỹ này vào năm 2024, đó là nguồn tài chính rất quan trọng để bù đắp thiếu hụt ngân sách vào năm tới, nhưng vẫn chưa có thỏa thuận nào về việc cấp viện trợ trong khối do những chống đối và đe dọa phủ quyết từ chính quyền Hung Gia Lợi của Thủ tướng Viktor Orbán. Một số thành viên Quốc Hội Âu Châu lạc quan tin rằng cuối cùng Ukraine cũng sẽ nhận được khoản viện trợ này vì Orbán không thực tâm muốn thấy Ukraine rơi vào tay người Nga. Ông ta chỉ muốn tống tiền Liên Hiệp Âu Châu để giải ngân số tiền 13 tỷ cho Hung Gia Lợi. Một khi có tiền, ông ta sẽ chấp thuận các khoản viện trợ dành cho Ukraine.
Sự hợp tác của Ukraine với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, gọi tắt là IMF, rất quan trọng đối với sự ổn định tài chính của Ukraine. Năm nay IMF đã phê duyệt chương trình cho vay mới kéo dài 48 tháng trị giá 15,6 tỷ Mỹ Kim.
Ukraine đã nhận được 3,6 tỷ Mỹ Kim trong năm nay và dự kiến nhận thêm 900 triệu Mỹ Kim vào tháng 12. Vào năm 2024, chính phủ hy vọng sẽ nhận được 5,4 tỷ Mỹ Kim, nhưng mỗi đợt đều gắn với một loạt mục tiêu cải cách và chỉ số kinh tế.
Các gói khác: Ukraine cũng mong đợi khoảng 1,5 tỷ Mỹ Kim từ các tổ chức tài chính quốc tế khác, bao gồm cả Ngân hàng Thế giới, vào năm tới. Ukraine đã nhận được sự phê chuẩn đối với các gói hỗ trợ tài chính từ Anh và Nhật Bản cho năm 2024. Ukraine cũng đang đàm phán với chính phủ Canada, Na Uy, Nam Hàn và các nước khác để bảo đảm các nguồn vốn khác.
9. Nhà lãnh đạo Hội đồng Âu Châu cắt ngắn chuyến thăm Trung Quốc để đối phó với Viktor Orbán
Nhà lãnh đạo Hội đồng Âu Châu Charles Michel cho biết ông quyết định cắt ngắn chuyến thăm Trung Quốc để giải quyết các khó khăn xung quanh những lời đe dọa phủ quyết của Thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orbán.
Những động thái của chính phủ Hung Gia Lợi trong những năm gần đây nhằm làm suy yếu các thể chế độc lập trong nước, cũng như những lo ngại về tham nhũng và cáo buộc lạm dụng các quỹ của Âu Châu, đã khiến Brussels giữ lại hơn 27 tỷ euro dành cho Hung Gia Lợi.
Tuy nhiên, trong một bước có thể gây thất vọng cho những người ủng hộ pháp quyền, ủy ban đã ra tín hiệu rằng họ có thể chuẩn bị giải phóng tới 10 tỷ euro cho Hung Gia Lợi, bề ngoài là do những tiến bộ đạt được trong cải cách tư pháp.
Các thành viên quốc hội Âu Châu có khuynh hướng chỉ trích chính phủ Orbán đã kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu đừng để Hung Gia Lợi tống tiền, và lưu ý rằng Viktor Orbán đã hoàn toàn quá nhiệt tình với những lời đe dọa phủ quyết của mình.
Trong một diễn biến có liên quan, Viktor Orbán cho biết ông có kế hoạch gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào hôm thứ Năm trước hội nghị thượng đỉnh quan trọng của Liên minh Âu Châu vào tuần tới.
Cuộc họp diễn ra sau khi Orbán yêu cầu hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Liên minh Âu Châu vào tuần tới tránh bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc bật đèn xanh cho các cuộc đàm phán thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Trong một bức thư gởi Charles Michel, Orbán gợi ý rằng Budapest có thể sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn việc giải ngân khoản viện trợ trị giá 50 tỷ euro theo kế hoạch cho Ukraine – đó là số tiền cần thiết để tài trợ cho chính phủ Ukraine trong khi các lực lượng vũ trang của nước này chống lại một cuộc tấn công toàn diện của Nga.
Ngoài 50 tỷ euro, Orban còn đe dọa sẽ chặn 500 triệu euro viện trợ quân sự theo kế hoạch cho Ukraine, cũng như chặn đứng việc mở các cuộc đàm phán chính thức để Kyiv gia nhập liên minh gồm 27 thành viên, là điều mà các nhà lãnh đạo hy vọng sẽ thông qua vào thời điểm tới trong cuộc họp của Hội đồng Âu Châu vào ngày 14 và 15 tháng 12.
10. Điện Cẩm Linh cho biết Putin sẽ có chuyến công du một ngày tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi vào hôm Thứ Tư
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga sẽ hội đàm tập trung vào quan hệ song phương, cuộc chiến giữa Israel và Hamas cũng như các vấn đề quốc tế khác. Peskov cho biết các vấn đề liên quan đến giới hạn giá dầu cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự. Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu Cop28 đang diễn ra tại Dubai ở Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, nhưng Điện Cẩm Linh không nêu rõ liệu ông Putin có tham dự bất kỳ sự kiện liên quan nào hay không.
Chuyến đi của Putin lần đầu tiên được công bố hôm thứ Hai nhưng không cho biết ngày cụ thể của chuyến thăm.
Tòa án hình sự quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Putin vào tháng 3 vì tội ác chiến tranh, cáo buộc ông ta phải chịu trách nhiệm cá nhân về vụ bắt cóc trẻ em từ Ukraine.
Kể từ khi lệnh được ban hành, Putin đã quyết định không tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi vì nước này sẽ có nghĩa vụ bắt giữ Putin khi đến nơi vì nước này là bên ký kết hiệp ước của tòa án quốc tế. Cả Ả Rập Saudi và UAE đều chưa ký hiệp ước thành lập ICC.
11. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh đã đưa ra các nhận định liên quan đến tình hình tại Marinka, nơi Nga vừa đạt được một số tiến bộ.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thu Trinh.
Trong những tuần gần đây, lực lượng Nga đã tiến bộ xuyên qua đống đổ nát của Marinka, một thị trấn ở tỉnh Donetsk. Nga hiện có khả năng kiểm soát hầu hết các khu vực phố phường. Tuy nhiên, lực lượng Ukraine vẫn kiểm soát các vùng lãnh thổ ở rìa phía tây thị trấn.
Marinka đã ở tuyến đầu kể từ năm 2014. Với dân số trước chiến tranh là 9000 người, nơi đây đã bị hủy hoại toàn diện – cảnh quay từ máy bay không người lái cho thấy phần lớn các tòa nhà đã biến thành đống đổ nát.
Những nỗ lực mới của Nga chống lại Marinka là một phần trong cuộc tấn công mùa thu của Nga, vốn đang ưu tiên mở rộng quyền kiểm soát của Nga đối với các phần còn lại của Tỉnh Donetsk - rất có thể vẫn là một trong những mục tiêu chiến tranh cốt lõi của Điện Cẩm Linh.
12. Hai người thiệt mạng trong cuộc tấn công của Nga vào Kherson
Ít nhất hai người thiệt mạng và một người bị thương sau khi lực lượng Nga tấn công thành phố Kherson ở miền nam Ukraine, nhà lãnh đạo văn phòng tổng thống Ukraine cho biết.
Ông Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, cho biết như trên và đăng trên Telegram hai hình ảnh người dân nằm chết trên vỉa hè.
Các công tố viên khu vực đã mở cuộc điều tra tội ác chiến tranh về một trong những cuộc tấn công xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng và giết chết một người đàn ông 48 tuổi và một phụ nữ, hiện chưa rõ danh tính.
Ông cho biết thêm hai bác sĩ đã bị thương trong một cuộc tấn công bằng pháo riêng vào một cơ sở y tế vào sáng sớm thứ Ba.
Lực lượng Nga thường xuyên pháo kích vào Kherson kể từ khi rút lui khỏi thủ phủ khu vực vào cuối năm ngoái sang bên kia sông Dnipro.
Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam, Thiếu Tá Nataliya Humenyuk, cho biết quân đội Ukraine đã đẩy quân xâm lược ra xa bờ phía Đông sông Dnipro từ ba đến tám km, vì vậy hỏa lực súng cối của Nga không còn là mối đe dọa đối với các khu định cư ở bờ phía Tây.
Tuy nhiên, Nga vẫn có thể phóng hỏa tiễn vào thành phố Kheson.
Nga mất 9.000 quân ở Marinka. Đoàn UAV lớn nhất của Ukraine tấn công bán đảo Crimea. Trục Nga - Iran
VietCatholic Media
16:29 06/12/2023
1. Cuộc tấn công của Ukraine bằng máy bay không người lái lớn nhất kể từ mùa hè
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Bridge, Oil Depot Targeted in Largest Drone Attack Since Summer”, nghĩa là “Cầu Crimea, và kho dầu bị tấn công trong cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất kể từ mùa hè.”
Ukraine đã tấn công vào Crimea do Nga kiểm soát bằng hàng chục máy bay không người lái trong một cuộc đột kích qua đêm, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, khi cả Mạc Tư Khoa và Kyiv đều tiếp tục tăng cường các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào mùa đông nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng.
Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư cho biết lực lượng phòng không của nước này đã bắn hạ 41 máy bay không người lái của Ukraine trên bán đảo Crimea do Mạc Tư Khoa kiểm soát và Biển Azov trong đêm. Nó không nêu rõ địa điểm chính xác trong các tuyên bố ngắn gọn của mình.
Đây là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất của Ukraine được báo cáo nhằm vào lãnh thổ do Nga kiểm soát trong nhiều tháng qua. Kyiv thường xuyên tập trung vào việc tấn công vào bán đảo sáp nhập và các khu vực biên giới của Nga bằng máy bay không người lái có chất nổ.
Điện Cẩm Linh ngày 25/8 cho biết Ukraine đã sử dụng 42 máy bay không người lái trong các cuộc tấn công trong đêm. Mặc dù các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào khu vực biên giới Nga, Crimea và Mạc Tư Khoa diễn ra thường xuyên nhưng chúng thường không có số lượng lớn như vậy.
Ukraine thường tránh nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Chính quyền Nga đã đóng cửa Cầu Kerch, còn được gọi là Cầu Crimea, vào đầu giờ thứ Ba, và kênh Telegram Astra của Nga đưa tin về một loạt vụ nổ xung quanh thành phố Kerch. Cầu Kerch nối Crimea với lục địa Nga và từng là mục tiêu tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine, bao gồm cả thuyền không người lái của hải quân.
Các tài khoản Telegram tiếng Nga và các kênh địa phương ở Crimea đưa tin rằng hai máy bay không người lái của Ukraine đã rơi xung quanh một kho dầu ở thị trấn Feodosia phía đông Crimea. Astra đưa tin, một máy bay không người lái đã phát nổ cách kho dầu tại cơ sở khoảng 330 feet.
Trong tuyên bố riêng của mình vào sáng thứ Ba, lực lượng vũ trang Ukraine cho biết Điện Cẩm Linh đã tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái cảm tử Shahed do Iran thiết kế từ hai địa điểm. Mạc Tư Khoa đã phóng tổng cộng 17 máy bay không người lái tấn công từ khu vực Kursk của đất nước, giáp phía đông bắc Ukraine và từ Primorsko-Akhtarsk, ở khu vực Krasnodar trên Biển Azov. Lực lượng không quân Kyiv cho biết Ukraine đã bắn hạ 10 máy bay không người lái này.
Kyiv cho biết thêm, Nga cũng đã phóng 6 hỏa tiễn phòng không dẫn đường S-300 qua khu vực phía đông Donetsk và khu vực Kherson phía nam Ukraine.
Vào cuối tháng 11, quân đội Ukraine cho biết Nga đã phóng “số lượng kỷ lục” máy bay không người lái Shahed trên lãnh thổ của mình, khi tung ra 75 máy bay không người lái qua Ukraine từ hai địa điểm ở Nga. Quân đội Ukraine cho biết các máy bay không người lái đã tấn công ít nhất 6 khu vực, bao gồm cả Kyiv.
Các quan chức Ukraine và các chuyên gia phương Tây đã dự đoán trước mùa thu và mùa đông khắc nghiệt hơn của Ukraine rằng Điện Cẩm Linh sẽ lặp lại chiến dịch tấn công bằng máy bay không người lái và hỏa tiễn mùa đông năm 2022. Phát ngôn nhân của Lực lượng Không quân Ukraine, Đại tá Yury Ignat, cho biết vào đầu tháng 10 rằng Kyiv đang chuẩn bị cho những chiếc máy bay không người lái lớn hơn nữa so với các cuộc tấn công vào mùa Đông năm trước, đồng thời nói thêm rằng 500 máy bay không người lái Shahed do Nga phóng đã được ghi nhận chỉ trong tháng 9 năm 2023.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết vào giữa tháng 11 rằng Ukraine “phải chuẩn bị cho thực tế là đối phương có thể tăng số lượng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hoặc hỏa tiễn vào cơ sở hạ tầng của chúng tôi”.
2. Giành chiến thắng bằng mọi giá, Nga mất hơn 9.000 quân để chiếm một vùng đất hoang của Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses Over 9,000 Troops to Capture Ukraine Wasteland”, nghĩa là “Nga mất hơn 9.000 quân để chiếm vùng đất hoang của Ukraine.”
Theo các nguồn tin Ukraine, các trận chiến đang diễn ra dọc mặt trận phía đông ở Ukraine đã khiến Nga tổn thất hơn 9.000 quân trong một tháng.
Vào đầu tháng 10, Mạc Tư Khoa lại quan tâm đến thị trấn Avdiivka của Donestk, nằm cách thành phố Donetsk do Nga kiểm soát 12 dặm về phía bắc. Người Nga đã điều hàng nghìn binh sĩ vào khu vực trong nỗ lực bao vây thị trấn và đẩy lui lực lượng Ukraine được củng cố bên trong. Nỗ lực tấn công cũng đã gây ra giao tranh ác liệt ở các thị trấn lân cận phía đông như Marinka và Bakhmut. Thành phố Bakhmut đã rơi vào quyền kiểm soát của Nga sau nhiều tháng giao tranh tàn khốc vào mùa xuân.
Giới chức Ukraine và phương Tây ước tính Nga đang chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát khu vực Donetsk. Tuần trước, Tướng Ukraine Oleksandr Syrskyi đưa tin trên kênh Telegram của mình rằng Mạc Tư Khoa đã mất gần 8.690 nhân sự chỉ trong tháng 11 trong các trận chiến dọc mặt trận phía đông. Hôm Chúa Nhật, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết trên X, rằng thương vong của Nga đã tăng 90% trong “các cuộc tấn công gần đây”.
Các thị trấn như Avdiivka đã nằm ở tuyến đầu giữa Nga và Ukraine kể từ khi Mạc Tư Khoa chiếm được Bán đảo Crimea vào năm 2014. Bộ Quốc phòng Ukraine chia sẻ trong một video với X hôm Chúa Nhật rằng sau nhiều năm chiến tranh, thị trấn Avdiivka gần như “không có bóng người thường dân”, và cho thấy hình ảnh cơ sở hạ tầng bị tàn phá và các tòa nhà bị chiến tranh làm hư hại.
Tại thị trấn Marinka cách Avdiivka khoảng 18 dặm về phía Tây Nam, tình báo Anh mô tả khu vực này là “bị hủy hoại toàn diện”, nói thêm rằng Nga đã có những bước tiến nhỏ qua những tàn tích của thành phố nhỏ này trong những tuần gần đây.
“Với dân số trước chiến tranh là 9.000 người, nó đã bị hủy hoại toàn diện,” Bộ Quốc phòng Anh viết về Marinka trong bản cập nhật về cuộc chiến Ukraine hôm thứ Ba. “Cảnh quay từ máy bay không người lái cho thấy phần lớn các tòa nhà đã biến thành đống đổ nát.”
Tình báo Anh cho biết thêm trong bản cập nhật rằng dù Nga “hiện có khả năng kiểm soát phần lớn khu vực phố phường” ở Marinka, thì “các lực lượng Ukraine vẫn kiểm soát các vùng lãnh thổ ở rìa phía tây của thị trấn”.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết trong một bản cập nhật trên Facebook hôm thứ Ba rằng lực lượng phòng thủ của Kyiv “tiếp tục kiềm chế” quân đội Mạc Tư Khoa gần thị trấn Marinka, đồng thời cho biết thêm rằng ngày hôm qua Nga đã thực hiện 13 cuộc tấn công, bao gồm cả các cuộc tấn công có “sự yểm trợ trên không” vào lực lượng Ukraine trong khu vực.
Trong khi đó, Ukraine đưa tin lực lượng của họ đã đẩy lùi 23 cuộc tấn công gần thị trấn Avdivvka, nơi Nga “được hỗ trợ bởi không quân, đã cố gắng xuyên thủng hàng phòng ngự của quân đội chúng tôi nhưng không thành công”.
3. AFP đưa tin Ukraine hiện đang sử dụng xe tăng Leopard với mục đích phòng thủ sau khi cuộc phản công mùa hè của nước này đã tạm dừng.
Kyiv đã vận động trong nhiều tháng trong năm nay để có được xe tăng Leopard hiện đại từ Đức và các đồng minh phương Tây khác để đẩy lùi lực lượng Nga, nhưng kể từ khi cuộc tấn công của Ukraine kết thúc vào mùa hè này, xe tăng đã được triển khai để giữ phòng tuyến.
Phó đại đội của một đại đội thuộc lữ đoàn cơ giới số 21 nói với AFP rằng xe tăng Strv 122 - phiên bản Leopard 2A5 của Thụy Điển - hiện đang được sử dụng để tấn công các nhóm bộ binh hoặc kho đạn.
Ruslan, 25 tuổi, nói: “Nói cách khác, nó không được sử dụng theo cách tương tự như trong cuộc phản công”.
Kyiv từng hy vọng những chiếc Leopard sẽ xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga và sau đó tiến về phía nam tới Crimea - bán đảo bị Điện Cẩm Linh đơn phương sáp nhập vào năm 2014.
Thay vào đó, chúng được bố trí dọc theo mặt trận ở phía đông, hoạt động giống pháo tầm xa hơn là xe tăng chiến đấu tấn công di chuyển sâu hơn vào lãnh thổ do Nga nắm giữ.
4. Nga dự định bán nhà máy lọc dầu của mình tại Bulgaria
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova đã chỉ trích “việc chính quyền nhà nước Bulgaria áp dụng luật phân biệt đối xử và các quyết định chính trị không công bằng, thiên vị khác đối với nhà máy lọc dầu của Nga”.
Diễn biến này xảy ra sau khi công ty dầu mỏ khổng lồ Lukoil của Nga cho biết họ sẽ xem xét việc bán nhà máy lọc dầu của mình ở Bulgaria, sau kế hoạch của chính phủ Bulgaria nhằm chấm dứt nhập khẩu dầu thô của Nga, AFP đưa tin.
Bulgaria, một quốc gia có lịch sử gần gũi với Mạc Tư Khoa và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào dầu khí nhập khẩu của Nga trước chiến tranh, đang tìm cách thoát khỏi sự phụ thuộc này.
Thành viên Liên Hiệp Âu Châu này đã được miễn trừ lệnh cấm vận của khối đối với dầu thô của Nga có hiệu lực đến cuối năm 2024, cho phép nhà máy lọc dầu này sản xuất dầu để tiêu dùng trong nước, xuất khẩu các sản phẩm dầu sang Ukraine và ở mức độ thấp hơn sang Âu Châu.
Tuy nhiên, chính phủ mới thân Âu Châu của Bulgaria đang lên kế hoạch cho việc này kết thúc vào tháng 3 tới, theo một đề xuất gần đây của quốc hội sẽ được phê chuẩn trong vài tuần tới. Chính phủ cũng đã áp thuế 60% đối với lợi nhuận của công ty dầu mỏ Nga.
5. Cơ quan An ninh Ukraine báo cáo đã phá hủy một kho đạn dược và xe thiết giáp của Nga gần thành phố Svatove bị tạm chiếm ở tỉnh Luhansk
Svatove, bị tạm chiếm từ tháng 6 năm 2022, chỉ cách tiền tuyến 15 km về phía đông. Lực lượng Nga đã tập trung tấn công vào khu vực này, đặc biệt là theo hướng Kupiansk ở tỉnh Kharkiv lân cận.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Tư 6 Tháng Mười Hai, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Thượng Úy Andriy Yusov, cho biết một máy bay không người lái thả đã hai quả bom xuống nóc kho chứa, mà các đặc vụ SBU của Ukraine đã thu thập thông tin tình báo về các địa điểm để tiến hành cuộc tấn công qua đêm.
SBU chưa nêu rõ số lượng đạn dược và thiết bị bị phá hủy gần Svatove.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga, máy bay không người lái của Ukraine được cho là đã tiếp cận các địa điểm xa hơn tiền tuyến, bao gồm cả Mạc Tư Khoa và các khu vực khác cách Ukraine hàng trăm km.
6. Ngoại trưởng Nepal yêu cầu Mạc Tư Khoa không tuyển dụng công dân của mình vào quân đội Nga
Ngoại trưởng Nepal Narayan Khadka đã yêu cầu Mạc Tư Khoa không tuyển dụng công dân của mình vào quân đội Nga và ngay lập tức gửi trả lại mọi binh sĩ Nepal.
Diễn biến này xảy ra sau khi quốc gia thuộc dãy Himalaya này nhận được tin buồn là 6 binh sĩ Nepal phục vụ trong quân đội Nga đã thiệt mạng tại Ukraine.
Những người lính Nepal, được gọi là Gurkhas, nổi tiếng với lòng dũng cảm và kỹ năng chiến đấu, từng phục vụ trong quân đội Anh và Ấn Độ sau khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947 theo thỏa thuận giữa ba nước.
Ông Narayan Khadka cho biết quốc gia nhỏ bé thuộc dãy Himalaya, nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ, không có thỏa thuận nào liên quan đến việc hỗ trợ quân sự dành cho Nga. Sáu công dân nước này được tin là sang Nga làm công nhân, và đã bị dụ dỗ hay ép buộc phục vụ trong quân đội Nga; và đã thiệt mạng tại Ukraine.
Ông Narayan Khadka cho biết: “Chính phủ Nepal đã yêu cầu chính phủ Nga ngay lập tức trao trả thi thể của họ và bồi thường cho gia đình họ”.
Tuyên bố cho biết thêm, các nỗ lực ngoại giao đang được tiến hành để giải thoát một công dân Nepal phục vụ trong quân đội Nga và bị Ukraine bắt giữ.
Nhật báo tiếng Anh The Kathmandu Post dẫn lời Milan Raj Tuladhar, đại sứ Nepal tại Mạc Tư Khoa, nói rằng có từ 150 đến 200 người Nepal đang làm lính đánh thuê trong quân đội Nga. Họ đã sang Nga để làm công nhân.
7. Reuters đưa tin, ngày càng nhiều phụ nữ Nga yêu cầu trao trả chồng, con trai và anh em của họ từ tiền tuyến của cuộc chiến ở Ukraine.
Một phong trào quần chúng đã nổi lên trong những tuần gần đây, với việc phụ nữ yêu cầu trao trả người thân của họ sau cuộc xung đột. Một kênh chính của phong trào là kênh Telegram “Đường Về Nhà”, có 23.000 thành viên.
Kể từ khi chồng của Maria Andreeva được điều động vào năm ngoái và tới Ukraine, anh ta chỉ quay lại có hai kỳ nghỉ ngắn để gặp vợ và con gái nhỏ. Vợ anh nói rằng điều này là không đủ đối với một người lính chiến đấu trong một cuộc xung đột.
Andreeva, 34 tuổi, nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn ở Mạc Tư Khoa: “Chúng tôi muốn những người đàn ông của mình xuất ngũ để họ có thể trở về nhà vì chúng tôi nghĩ rằng trong hơn một năm qua, họ đã làm mọi thứ có thể – hoặc thậm chí hơn thế nữa”.
Andreeva cho biết các yêu cầu đưa nam giới trở lại hầu như không nhận được phản hồi nào và Bộ Quốc phòng Nga hầu như không tiếp xúc với phụ nữ. Các cuộc biểu tình do phụ nữ lên kế hoạch đã không bảo đảm được sự chấp thuận của chính quyền để tiến hành. Andreeva cho biết những người phụ nữ này bị cáo buộc được các nhà bất đồng chính kiến và các đảng đối lập ở phương Tây hậu thuẫn – và cô cho rằng đó là những lời nói xấu vô căn cứ.
Tờ New York Times đưa tin, ban tổ chức kênh “Đường Về Nhà” đã đăng tải tuyên ngôn kêu gọi các binh sĩ bị gọi nhập ngũ phải được về nước sau một năm chiến đấu ở Ukraine.
8. Đồng minh của Putin hướng về Trung Quốc để giảm sự phụ thuộc vào Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Turns to China To Balance Reliance on Russia”, nghĩa là “Đồng minh của Putin quay sang Trung Quốc để cân bằng sự phụ thuộc vào Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thống Alexander Lukashenko của Belarus, đồng minh lâu năm của Vladimir Putin, đã quay sang Bắc Kinh, hướng tới nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, trong chuyến thăm thứ hai trong năm nay, trong nỗ lực đa dạng hóa liên minh không cân xứng của đất nước ông với Nga.
Theo truyền thông nhà nước Belarus, chuyến đi thứ hai của Lukashenko tới Bắc Kinh kể từ cuối tháng 2 được mệnh danh là “chuyến thăm làm việc”. Ông Tập tiếp ông tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài ở thủ đô Trung Quốc, nơi họ ngồi dùng bữa “bữa trưa làm việc” kéo dài ba tiếng đồng hồ.
Lukashenko, người đã nắm quyền ở Minsk trong gần ba thập kỷ, đang cố gắng lấy lòng người Trung Quốc sau khi ông hết lòng ủng hộ việc Putin xâm lược Ukraine — và quyết định của ông cho phép Nga tiến hành các cuộc tấn công từ lãnh thổ Belarus — khiến Belarus bị cô lập bởi cộng đồng quốc tế và nền kinh tế của Belarus bị trừng phạt nặng nề.
Điều quan trọng là Belarus vẫn phụ thuộc vào nước láng giềng Nga về thương mại, trong đó Trung Quốc của ông Tập đưa ra một trong số ít những lựa chọn thay thế có ý nghĩa cho các mối quan hệ kinh tế tiềm năng mạnh mẽ.
“Belarus đã, đang và sẽ là đối tác đáng tin cậy của Trung Quốc. Tôi nghĩ không ai ở Trung Quốc cần phải bị thuyết phục về điều này. Tất cả những điều này đã xảy ra trước mắt tôi trong hơn 30 năm qua”, ông Lukashenko nói với ông Tập hôm thứ Hai, theo một thông tin do văn phòng của ông công bố.
Nhà lãnh đạo Belarus cũng ca ngợi Sáng kiến Vành đai và Con đường, là chính sách trọng tâm của Tập Cận Bình, qua đó các quốc gia đang phát triển đã nhận được các khoản vay hào phóng từ các ngân hàng do nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong thập kỷ qua. Nhà độc tài Belarus cũng chỉ trích các nước phương Tây đang cố gắng phân chia hợp tác toàn cầu.
Đổi lại, ông Tập cho biết Bắc Kinh và Minsk là “những lực lượng quan trọng tham gia cải cách và xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu”, theo hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc Tân Hoa Xã.
Chủ tịch Trung Quốc cũng cho biết Bắc Kinh “phản đối sự can thiệp từ bên ngoài” vào công việc nội bộ của Belarus.
Sự háo hức rõ ràng của Lukashenko nhằm cân bằng sự phụ thuộc vào Điện Cẩm Linh – với sự giúp đỡ của Tập Cận Bình – cũng là điều khó khăn đối với Bắc Kinh. Bất chấp sự chênh lệch về sức mạnh kinh tế, Trung Quốc vẫn coi Nga là đồng minh lớn duy nhất của mình trong cuộc cạnh tranh lâu dài với phương Tây nói chung và Hoa Kỳ nói riêng.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục đi theo đường lối thận trọng trong cuộc chiến Nga-Ukraine; Bắc Kinh đã lập luận trong gần hai năm rằng họ không đứng về bên nào trong cuộc xung đột và đã đón tiếp cả Putin và Lukashenko trong các chuyến thăm cao cấp trong giai đoạn đó.
Trong cuộc hội đàm, Lukashenko và Tập đã thảo luận về cuộc xung đột ở Ukraine, Tân Hoa Xã cho biết mà không nêu chi tiết.
Theo dữ liệu của UN Comtrade, trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ bảy và đối tác nhập khẩu lớn thứ hai của Belarus. Tuy nhiên, thương mại vẫn thấp hơn đáng kể so với nhập khẩu của Belarus từ Nga.
Các thỏa thuận thương mại song phương do Bắc Kinh và Minsk ký kết đã dẫn đến sự gia tăng ổn định trong lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ theo cả hai hướng, dẫn đến mức tăng 83,6% so với cùng kỳ trong ba quý đầu năm 2023, trị giá tổng cộng là 6,45 tỷ Mỹ Kim, theo một báo cáo hôm thứ Ba của tờ China Daily của nhà nước Trung Quốc.
“Đây là những chuyến thăm khác nhau. Và điều làm tôi hài lòng nhất là các chuyến thăm liên quan đến quan hệ sản xuất, thương mại và kinh tế”, ông Lukashenko nói với ông Tập.
Theo Tân Hoa Xã, gần đầu danh sách của cả hai nhà lãnh đạo là các dự án như Khu công nghiệp Trung Quốc-Belarus trị giá 6 tỷ Mỹ Kim. Nó hứa hẹn sẽ tạo ra đặc khu kinh tế lớn nhất của Trung Quốc ở Belarus, rộng khoảng 43 dặm vuông, để thúc đẩy hợp tác và đầu tư công nghiệp.
9. Trẻ em Nga được giáo dục lòng căm thù một số nhân vật trên thế giới
Anton Gerashchenko, cố vấn cho bộ trưởng nội vụ Ukraine, đã chia sẻ một đoạn video có nội dung cho thấy trẻ em Nga đang bắn vào các mục tiêu có khuôn mặt của tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Tổng thống Mỹ Joe Biden và tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại một lễ hội ở thành phố Tomsk của Siberia.
Tờ báo nhà nước AiF của Nga là cơ quan truyền thông Nga đầu tiên đăng tải câu chuyện này. Câu chuyện cho biết trường bắn được tổ chức như một phần của lễ hội yêu nước “Chiến binh hòa bình của Liên bang Nga”, được tổ chức vào ngày 2 tháng 12 tại Trường Cao đẳng Xây dựng Thành phố Tomsk.
10. Phần Lan bắt giữ hai công ty xuất khẩu máy bay không người lái cho Nga
Hai công ty Phần Lan bị nghi ngờ đã xuất khẩu máy bay không người lái và các sản phẩm quân sự khác trị giá hơn 3 triệu euro sang Nga, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Âu Châu. Hải quan Phần Lan đã cho biết như trên.
Tổng cục hải quan Phần Lan cho biết trong một tuyên bố: “Có tổng cộng 6 nghi phạm hình sự, một số đã bị giam giữ kể từ tháng 9”.
Kết quả là gần 3.500 máy bay không người lái được cho là đã đến Nga.
Các nhà chức trách nghi ngờ rằng các mặt hàng này đã được phê duyệt để xuất khẩu sang một quốc gia khác, nhưng cuối cùng lại tìm được đường vào Nga.
Tổng cục hải quan cho biết “một cá nhân phải chịu trách nhiệm cho cả hai công ty bị điều tra”. Theo Hải quan Phần Lan, một trong các công ty lo mua các sản phẩm bị trừng phạt và công ty còn lại lo chuyển hàng sang Nga.
11. Iran, và Nga đồng thanh chung tay chống lệnh trừng phạt của phương Tây
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết hôm 5/12 tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Iran rằng Mạc Tư Khoa và Tehran đã ký tuyên bố chung chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên hai chế độ này vì vai trò của họ trong cuộc chiến chống Ukraine.
Theo ông Lavrov, được hãng tin Interfax của Nga trích dẫn, tuyên bố này mô tả “các cách thức và phương tiện để chống lại, giảm thiểu và đền bù những hậu quả tiêu cực” của các lệnh trừng phạt mà cả hai bên đều gọi là “bất hợp pháp”.
Thỏa thuận này được đưa ra trước chuyến thăm ngày 7/12 của nhà lãnh đạo Iran Ebrahim Raisi tới Mạc Tư Khoa và trong bối cảnh tăng cường hợp tác giữa hai nước.
Cuộc hội đàm giữa ông Lavrov và Tổng thống Iran Hossein Amir-Abdollahian diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh cấp bộ trưởng của 5 quốc gia Caspian là Nga, Iran, Kazakhstan, Azerbaijan và Turkmenistan.
Bên cạnh việc ký tuyên bố, ông Lavrov và Amir-Abdollahian được cho là đã thảo luận về hợp tác song phương và các vấn đề khu vực.
Sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine, Mạc Tư Khoa đã tăng cường quan hệ quân sự và kinh tế với Tehran. Phương Tây đã trừng phạt cả hai chế độ này nhằm cản trở khả năng của Nga tiến hành cuộc chiến chống lại Ukraine với sự giúp đỡ của Iran.
Iran đã cung cấp cho Nga hàng nghìn máy bay không người lái cảm tử Shahed được sử dụng trong các cuộc không kích chống lại Ukraine, cũng như công nghệ sản xuất của họ. Mỹ cũng lo ngại Iran đang chuẩn bị cung cấp hỏa tiễn đạn đạo cho Nga.
Thứ trưởng Quốc phòng Iran Mahdi Farahi hôm 28/11 cho biết nước ông đã hoàn tất các thỏa thuận về việc giao chiến đấu cơ Su-35 và trực thăng tấn công Mi-28 của Nga.
Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, đã mô tả Iran là “đồng phạm” của Nga, và gọi quyết định cung cấp vũ khí cho Nga là hành động “vô lương tâm”.
Iran đã bác bỏ cáo buộc cung cấp máy bay không người lái cho Nga để sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine, chỉ thừa nhận cung cấp máy bay không người lái cho Nga trước khi chiến tranh bắt đầu.
Tháng trước, quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết Mỹ tin rằng một nhà máy sản xuất máy bay không người lái tấn công mà Nga đang xây dựng với sự giúp đỡ của Iran có thể đi vào hoạt động hoàn toàn vào đầu năm tới.
Ban đầu, Iran phủ nhận việc cung cấp máy bay không người lái cho Nga. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian nói: “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay không người lái chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”
Đến ngày 5 tháng Mười Một năm ngoái 2022, trước các bằng chứng không thể chối cãi là xác các máy bay không người lái bị bắn hạ Hossein Amir-Abdollahian nói: “Chúng tôi có gởi nhưng chỉ một số ít trong thời gian trước chiến tranh Ukraine.”
Nhà lãnh đạo chính sách ngoại giao của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên vì trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hossein Amir-Abdollahian, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.
12. Qatar giúp trao trả thêm 6 đứa bé Ukraine bị bắt cóc
Về sáu đứa trẻ Ukraine sẽ được Nga trao trả về Ukraine dưới sự hòa giải của Qatar, Bộ trưởng Ngoại giao Qatar về hợp tác quốc tế cho biết cả hai nước đều hợp tác đầy đủ.
Theo AFP, Qatar đã tạo điều kiện đoàn tụ thêm sáu trẻ em Ukraine với gia đình của chúng trong thời gian nghỉ lễ Giáng Sinh.
Cả hai bên đã hợp tác đầy đủ và có thiện chí trong suốt quá trình, với Qatar đóng vai trò trung gian.
Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết cuộc hòa giải của Qatar diễn ra “để đáp lại yêu cầu Ukraine nhằm xác định và khám phá các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, nhằm mục đích thiết lập nền tảng tin cậy giữa hai bên”.
Vereshchuk cho biết thêm, những đứa trẻ đang trên đường đến Ukraine qua Mạc Tư Khoa.
Đây là giai đoạn thứ hai của quá trình trao trả trẻ em qua trung gian Qatar, sau khi 4 trẻ vị thành niên được trao trả vào tháng 10.
Một nguồn tin nói với Reuters vào tháng 7 rằng các cuộc đàm phán về việc hoàn trả đã được tiến hành ít nhất là từ tháng 4 năm 2023.
Qatar đã đồng ý yêu cầu của Ukraine làm trung gian hòa giải với Nga về việc trả lại trẻ em cho gia đình ruột thịt của chúng trong chuyến thăm Ukraine vào tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman al-Thani.
Vereshchuk cho biết khoảng 20.000 trẻ em đã bị đưa từ Ukraine sang Nga hoặc lãnh thổ do Nga nắm giữ mà không có sự đồng ý của gia đình hoặc người giám hộ. Cô gọi đây là tội ác chiến tranh, và có thể gọi là diệt chủng theo định nghĩa của hiệp ước Liên Hiệp Quốc.
Lễ Đức Mẹ Guadalupe: Lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria thu hút hàng triệu người đến đền thánh Mexico
VietCatholic Media
17:34 06/12/2023
1. Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ Đức Mẹ Guadalupe
Lúc 6 giờ chiều, thứ Hai ngày 12 tháng Mười Hai tới đây, Đức Thánh Cha Phanxicô, theo dự trù sẽ chủ sự thánh lễ tại Đền thờ thánh Phêrô, nhân dịp lễ kính Đức Mẹ Guadalupe, bổn mạng Mỹ châu và Phi Luật Tân. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn là Đức Thánh Cha sẽ có thể hiện diện trong thánh lễ vì gần đây ngài gặp phải những vấn đề liên quan đến đường hô hấp nên đã phải hủy bỏ chuyến đi đến Dubai tham dự COP28.
Trong thông cáo, Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu Latinh nói rằng 10 năm sau kỷ niệm 500 năm Đức Mẹ Guadalupe hiện ra, các tín hữu ở Mỹ châu được kêu gọi “tái khám phá ý nghĩa sâu xa sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô qua Mẹ Maria tại các quốc gia chúng ta. Mẫu gương đặc biệt của Đức Mẹ về việc loan báo Tin mừng hội nhập vào văn hóa, mời gọi chúng ta nhìn lên Mẹ Maria, Đấng đang kêu gọi toàn thể các dân nước Mỹ châu Latinh hãy tìm ra một con đường để thăng tiến công ích.”
Ủy ban Tòa Thánh nói trên cũng nhận xét rằng: “Đức Mẹ Guadalupe, qua cuộc đối thoại với thánh Juan Diego, mời gọi chúng ta hãy quý chuộng vẻ đẹp và phẩm giá sự hiện diện ngôn sứ của phụ nữ, việc giữ vai chính rất cần thiết của giáo dân, sự ưu tiên dành cho người nghèo, sự đồng hành như một chiều kích năng động của tình hiệp thông, đón nhận một đường hướng triệt để trong lối sống hướng về Chúa Giêsu Kitô”.
Ủy ban Tòa Thánh về Mỹ châu Latinh nói thêm rằng: chúng ta được kêu gọi biến gia đình, đất nước và toàn thể đại lục chúng ta thành “ngôi nhà thánh”, trong đó niềm tin nơi Thiên Chúa thật có thể được công bố trong tự do.
Trước khi Đức Thánh Cha chủ sự thánh lễ ngày 12 tháng Mười Hai, lúc 5 giờ 30 phút sẽ có giờ suy niệm kinh Mân côi. Đảm trách phần thánh ca trong thánh lễ, có Ca đoàn Sistina, ca đoàn Học viện Giáo hoàng Mỹ châu Latinh, và Giáo hoàng Học viện Mễ Tây Cơ. Tất cả mọi người Mỹ châu Latinh sinh sống tại Ý cũng như các tín hữu hành hương và du khách tới Roma trong ngày đó, đều được mời tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha.
Dưới cơn mưa tầm tã vào sáng sớm ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến trung tâm thành phố Rôma để lặng lẽ kính viếng Mẹ Maria Vô nhiễm. Ở đó, Đức Thánh Cha đã giao phó thành phố và thế giới cho sự chăm sóc và bảo vệ của Đức Maria.
2. Lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria thu hút hàng triệu người đến đền thánh Mexico City
Vương cung thánh đường Đức Mẹ Guadalupe là một trong những địa điểm tôn giáo được yêu thích và viếng thăm nhiều nhất trên thế giới. Với mái hình lều hình tròn có thể nhìn thấy từ cách xa hàng dặm và một lịch sử linh thiêng mà mỗi năm thu hút hàng triệu khách hành hương gần xa đến với nó, địa điểm này nằm trên đỉnh đồi ở Thành phố Mexico.
Đầu tháng 12 là thời điểm bận rộn nhất, khi những người hành hương đổ về trước ngày 12 tháng 12, ngày lễ kính Đức Mẹ Guadalupe. Đối với các tín hữu Công Giáo, ngày này là ngày kỷ niệm một trong nhiều lần hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria được chứng kiến bởi một người đàn ông bản địa Mễ Tây Cơ tên là Juan Diego vào năm 1531.
Đại dịch COVID-19 đã làm giảm số lượng người hành hương vào năm 2020. Năm 2021, ngay cả khi vẫn còn một số hạn chế, số người tham dự các lễ kỷ niệm vào tháng 12 đã tăng lên ít nhất 3.5 triệu người, theo các quan chức địa phương. Con số còn lớn hơn nhiều được mong đợi trong năm nay.
Đối với nhiều người hành hương, hành trình đến địa điểm này là một biểu hiện của lòng biết ơn đối với những phép lạ mà họ tin rằng Đức Trinh Nữ đã mang đến cho cuộc sống của họ. Xung quanh vương cung thánh đường, một số người thắp nến cầu nguyện trong im lặng. Một số quỳ xuống và khóc. Những người khác ôm tượng Đức Mẹ trên tay khi họ nhận phép lành của các linh mục.
3. Cấm quan hệ luyến ái ngoài hôn nhân có hiệu lực tại Indonesia
Hôm 6 Tháng Mười Hai, năm ngoái 2022, Quốc hội Indonesia đã đồng thanh bỏ phiếu cấm quan hệ luyến ái ngoài hôn nhân, cấm xúc phạm tổng thống và các cơ quan nhà nước.
Luật này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6 Tháng Mười Hai, năm nay. Sau khi có hiệu lực, các lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến du khách nước ngoài cũng như người dân. Chúng là một phần của cuộc đại tu bộ luật hình sự của đất nước đã được thực hiện trong nhiều năm. Bộ luật mới cũng mở rộng luật báng bổ hiện có và giữ nguyên án tù 5 năm đối với những hành vi đi chệch khỏi các nguyên lý trung tâm của sáu tôn giáo được Indonesia công nhận là Hồi giáo, Tin lành, Công Giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Nho giáo.
Bộ luật sửa đổi nói rằng quan hệ luyến ái ngoài hôn nhân có thể bị phạt một năm tù trong trường hợp ngoại tình và sáu tháng tù đối với trường hợp sống chung không kết hôn.
Các vi phạm liên quan đến trường hợp sống chung không kết hôn do cảnh sát quyết định dựa trên các bằng chứng. Tuy nhiên, tội ngoại tình đòi phải có vợ hay chồng, cha mẹ hoặc con cái nộp đơn khởi tố.
Từ nay, các chủ khách sạn bắt buộc phải yêu cầu các cặp nam nữ xuất trình hôn thú, kể cả đối với người ngoại quốc, là một điều ngành công nghiệp du lịch nước này e ngại sẽ gây ra nhiều khó khăn và sụt giảm doanh thu.
Bộ luật khôi phục lệnh cấm xúc phạm tổng thống hoặc phó tổng thống đương nhiệm, các tổ chức nhà nước và ý thức hệ quốc gia. Xúc phạm tổng thống đương nhiệm có thể bị phạt tù tới ba năm.