Ngày 11-12-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Gioan Tẩy Giả Đã Tìm Thấy
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
00:49 11/12/2019


Chúa Nhật Mùa Vọng 3 A

Một đất nước có nhiều tệ đoan như bất công, tham nhũng, luân lý suy đồi, thất nghiệp, vật giá leo thang…tất nhiên dân chúng mất tin tưởng vào chính quyền.

Xã hội Do Thái thời Chúa Giêsu cũng có nhiều tệ đoan. Quốc gia bị chính quyền La Mã đô hộ. Trong nội bộ lại có sự chia rẽ trầm trọng giữa các đảng phái chính trị và tôn giáo. Bất công, tham nhũng và vô luân lan tràn từ trên xuống dưới, nơi những nhà lãnh đạo dân sự cũng như tôn giáo. Vua Hêrôđê có đời sống loạn luân cướp vợ của em mình. Gioan Tiền Hô lên tiếng phản đối nên đã bị tống giam rồi bị chém đầu trong tù.

Người ta cảm thấy rất khó chịu khi có ai dám sửa sai, dám nói thẳng về những lỗi lầm của mình, người cầm quyền càng khó chịu hơn và thường dùng quyền lực để đàn áp. Vì thế quyền lực thường tạo nên sợ hãi và im lặng. Mục sư Martin Luther King nói: tội lỗi lớn nhất của chúng ta là im lặng trước cái ác và cái xấu, nhất là khi cái ác và cái xấu đang nắm quyền… Cuộc đời của chúng ta bắt đầu kết thúc khi chúng ta im lặng về những điều lẽ ra phải lên tiếng. Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt.

Gioan Tẩy Giả là Ngôn sứ công lý, khẳng khái lên án đời sống vô luân của nhà vua nên bị giam và bị chém đầu.

Thánh Gioan đã từng trải qua những giờ phút vinh quang khi dân chúng kéo đến với ông trong sa mạc, bên bờ sông Giođan xin ông làm phép rửa. Giờ đây, thời vàng son đã khép lại. Chỉ còn các môn đệ liều mình vào thăm nuôi rồi kể chuyện bên ngoài cho Gioan nghe. Gioan rất nhạy bén trước tội lỗi, không thể chịu đựng tội lỗi nên đã can đảm tố cáo tội của tiểu vương Hêrôđê Antipát, bất chấp hậu quả tù đày. Hêrôđê người đàn ông quyền lực mà ham mê sắc dục gắn bó với Hêrôđiađê, người đàn bà đẹp nhưng ham mê quyền bính, hai con người đó làm nên bi kịch của lịch sử. Không ai dám nói, chỉ có Thánh Gioan lên tiếng. Bênh vực chân lý, nói lên sự thật đã đưa Gioan tới cái chết. Chết là cái giá rất đắt cho chứng nhân bảo vệ chân lý, bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo vệ cho các giá trị đạo đức truyền thống.

Thánh Gioan băn khoăn lo lắng khi nghe tường thuật về Chúa Giêsu thường giao du với những kẻ tội lỗi, vào trong nhà người tội lỗi, đồng bàn với họ và tha thứ tội lỗi cho họ. Ngôn Sứ Tiền Hô đang ở trong tù mà không được Đấng Cứu Thế đến giải thoát.Nổi khắc khoải cào cứa trong lòng.Vì thế, Gioan đã sai các môn đệ đến hỏi thẳng Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn đợi ai khác?”.

Trước đây, Gioan đã từng giới thiệu về Chúa Giêsu cho dân chúng: “Tôi lấy nước mà rửa anh em, song có Đấng đến sau tôi, tôi không xứng đáng cởi giây giầy cho Người” (Mt 3,11); “Chính Đấng ấy sẽ rửa anh em bằng nước và Thánh Thần”. Gioan cũng đã giới thiệu với các môn đệ về Chúa Giêsu: “Đây chính là chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29).

Gioan không ngừng loan báo cho dân chúng uy thế của Đấng sẽ đến. Theo cách diễn tả cùng với những hình ảnh kèm theo, dường như chính ông cũng đang mong chờ Đấng ấy như một vị thẩm phán nghiêm minh. Đấng ấy sẽ không nương tay, Nguời sẽ thực thi công bình và sẽ tiêu diệt, sẽ “rê sạch thóc”, sẽ đem số “thóc lép”, tức là những kẻ làm điều gian ác, ném vào lửa đời đời. Đối với Gioan, Đấng Cứu Thế đến giải phóng Ítraen cả trong phạm vi trần thế nữa, về chính trị và kinh tế như kiểu một vị vua Do Thái bách chiến bách thắng để đem vinh quang nước Ítraen lên tột đỉnh. Gioan nóng lòng vì chưa thấy Chúa Giêsu thực thi sứ vụ theo sứ điệp “dữ dội” mà ông rao giảng, nên Gioan muốn hỏi rằng: có phải Thầy là vị cứu tinh phải đến để bài trừ những tệ đoan, bất công và tham nhũng trong xã hội không?

Những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu lại không phù hợp với những gì ông đã rao giảng. Chúa Giêsu xuất hiện như một vì tôi tớ hơn là một Đấng quân vương. Người cũng không giống như quan toà nghiêm minh thẳng tay trừng phạt kẻ tội lỗi. Trái lại, Người luôn luôn yêu thương, kêu gọi họ trở về, đồng bàn với họ. Đối với người nghèo khổ, bệnh hoạn tật nguyền, Người hết mực yêu thương, bao bọc chở che chăm sóc chữa lành chứ không xa lánh khinh khi vì sợ lỗi luật như các Rabbi. Chính vì thế, khủng hoảng niềm tin của Gioan Tẩy Giả cũng là điều dễ hiểu. Trong hoàn cảnh ngục tù Gioan đã biết tìm đến Chúa Giêsu để tìm sự giải đáp cho những thao thức canh cánh trong lòng. Và Gioan đã tìm thấy.

Chúa Giêsu không bị giới hạn trong cái nhìn chật hẹp của Gioan. Người muốn Gioan mở rộng tầm mắt với một lối nhìn mới mẻ, phong phú hơn ″Các anh cứ về tường thuật cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch,người chết sống lại, và Tin mừng được loan báo cho người nghèo khó” (Mt 11,4-5).

Như vậy, Chúa Giêsu đã trả lời bằng cách trích dẫn ba đoạn văn Isaia đều có hậu cảnh Mêsia: Is 29,17-18: người điếc được nghe, người mù được thấy; Is 26, 19: người chết sống lại; Is 61,1: loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Chúa bảo họ hãy về thuật lại những việc Chúa đã làm và những lời Chúa đã nói, những điều đó đủ minh chứng Chúa là ai. Những điều đó đã được các ngôn sứ loan báo từ dọc dài lịch sử rồi. Trả lời như vậy là Chúa Giêsu gián tiếp bảo cho họ biết: Người không phải là một vị cứu tinh đầy uy quyền, đến giải phóng dân tộc Do Thái như họ mong đợi. Đồng thời Chúa trực tiếp xác nhận sứ mạng và quyền năng của Người: là con Thiên Chúa, là Đấng Thiên Sai đem ơn cứu độ cho mọi người.

Chúa Giêsu còn biểu dương, ca ngợi Gioan Tẩy Giả trước mặt dân chúng, trước sự chứng kiến của các môn đệ. Người tôn vinh ông, bởi lẽ ông là một Ngôn sứ vĩ đại nhất trong số các Ngôn sứ. Người tôn vinh ông, bởi ông là con người của khổ hạnh nơi hoang địa, là vị Ngôn sứ được mong đợi, là vị Tiền hô đến trước để dọn đường cho Đấng Thiên sai như Ngôn sứ Malakhi đã loan báo: “Này ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến”. Khi nghe môn đệ thuật lại những điều này, Gioan Tẩy Giả hẳn phải vui mừng, bởi Chúa Giêsu không chỉ củng cố, không chỉ giải đáp những hoang mang lo lắng của ông, Người còn khích lệ, tán dương ông, giúp ông vượt qua những thử thách ngục tù để có thể chấp nhận cái chết tử đạo mà ông sẽ lãnh nhận không lâu sau đó. Trong tù, Gioan đã có thời gian để chiêm niệm.Cần phải thay đổi nhận thức và quan điểm của mình về Thiên Chúa. Quyền năng Thiên Chúa là quyền năng của tình thương. Đấng Cứu Thế đi đến đỉnh cao quyền năng là đồi Canvê và thập giá. Từ nay, Gioan hiểu hơn về Đấng mà mình loan báo. Giờ đây Gioan hiểu rằng Đấng Mêsia mà ông loan báo không phải đến trần gian theo những quan niệm thuần tuý về chính trị, Người đến để rao giảng nước Thiên Chúa và cứu độ nhân loại. Thánh Gioan hạnh phúc an bình ra đi sau khi hoàn tất sứ vụ của mình.

Thánh Gioan Tẩy Gỉa đã trải qua những thách đố trong sứ vụ. Chính Ngài đã giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế nhưng khi lâm cảnh đau khổ ngục tù không thấy ai giải thoát nên đâm ra nghi ngờ. Nhưng cuối cùng, Gioan đã chứng minh một niềm hy vọng kiên cường. Ngài không phải là cây sậy yếu mềm chao nghiêng trước gió mà chính là một tượng đài bất khuất của lẽ cậy trông. Hạng người khom lòng cúi gập mình chẳng bao giờ có thể trở thành người tử đạo. Gioan không phải là một người bình thường cũng không phải là người hèn yếu như cây sậy bị xiêu đổ dưới cơn gió. Niềm hy vọng chính là sức mạnh giúp Gioan và tất cả những ai đang gặp thách đố biết kiên vững kinh qua tất cả.

Khi chúng ta gặp đau khổ thử thách, đức tin, lòng cậy trông niềm hy vọng bị lung lay chao đảo. Hãy nhớ Thánh Gioan đã chịu như thế và các tiên tri trong lịch sử cũng mang tâm trạng như vậy. Thánh Gioan không chết trong thất vọng mà chết trong đức tin, chết trong niềm hy vọng, đã đi cho đến cùng sứ mạng làm chứng cho Tin mừng.

Thánh Gioan Tẩy Giả là nhân vật nổi bật của Mùa Vọng. Ngài là Ngôn sứ hy vọng. Đời sống chúng ta là một Mùa Vọng. Mùa Vọng của đức tin, của niềm mong đợi, của lòng kiên nhẫn.

Xin Chúa cho chúng ta vững một niềm tin cậy trông vào Thiên Chúa tình thương.
 
Dẫn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật III Mùa Vọng Năm A 15.12.2019
Lm Francis Lý văn Ca
03:39 11/12/2019
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Theo truyền thống của Giáo Hội, Chúa Nhật hôm nay được gọi là Chúa Nhật Vui Mừng. Chúng ta vui mừng vì Ngày Mừng Lễ Trọng sắp đến. Chúng ta vui mừng để chuẩn bị tâm hồn để đón nhận hồng ân của Chúa qua Bí Tích Hòa Giải.

Thánh Gioan Tiền Hô đã xuất hiện, kêu gọi mọi người chuẩn bị để đón Đấng đến sau ông. Ông đã rao giảng sự ăn năn thống hối và nhiều thành phần trong dân Dothái đã đáp lại lời mời gọi của ông để chịu phép rửa.

Giáo Hội qua muôn thời đại và thế hệ vẫn tiếp tục rao truyền sứ điệp của Thiên Chúa và kêu mời con cái đang lữ hành biết quay trở về với Chúa và sống tinh thần ăn năn thống hối. Mùa Vọng là dịp để Cộng Đoàn tín hữu sống tinh thần của mùa trông đợi Đấng Cứu Thế, không phải ngồi chờ Ngày Chúa Đến một cách nhưng không, nhưng biết lợi dụng thời gian chờ đợi để chuẩn bị tâm hồn một cách xứng đáng hơn cho Ngày Chúa Đến.

Hy vọng trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng năm nay, với sự giúp đỡ của các Linh mục trong những ngày cử hành Bí Tích Hòa Giải, mỗi người trong chúng ta sẽ sắp xếp thời gian để lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải. Đây cũng là dịp để chúng ta đáp lại lời mời gọi của Giáo Hội và của Gioan Tẩy Giả dựa vào chủ đề của các bài đọc hôm nay.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Tiên tri Isaia sẽ trình bày cho chúng ta môt viễn ảnh huy hoàng đang đến một thời mà nhân loại sẽ sống an hoà với nhau giữa người với người cũng như muôn thú đồng hoang.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô muốn diễn giải không có sự khác biệt nào có thể tồn tại giữa người Dothái và Dân Ngoại khi họ gia nhập vào Giáo Hội của Chúa. Mọi người được đối xử như nhau.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Gioan Tẩy Giả chuẩn bị dân Dothái đón tiếp Đấng Cứu Thế sắp đến giữa họ. Phần chúng ta cũng hãy tự hỏi chính mình: Tôi phải chuẩn bị gì đây để đón Chúa đến trong Mùa Giáng Sinh năm nay khi nghe bài Tin Mừng sau đây.



LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta vui mừng vì Ngày Mừng Lễ Trọng sắp đến. Trong niềm hân hoan đó, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:

1. Thánh Gioan Tiền Hô đã rao giảng sự ăn năn thống hối, xin cho chúng con biết mở lòng đón nhận sứ điệp Thánh Gioan đã rao giảng bằng việc lãnh nhận bí tích Hòa Giải trong những ngày sắp tới. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

2. Với ơn Chúa ban, xin cho mỗi người trong chúng ta sẽ chuẩn bị đầy đủ để lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải trong Mùa Vọng nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Xin cho chúng ta, trong tinh thần của Mùa Vọng, biết chia sẻ tình thương đối với tha nhân, những gì chúng ta có thể chia sẻ được trong cuộc sống tha hương, từ tinh thần cho đến vật chất. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho nền hòa bình trên thế giới đang bị đe dọa duới nhiều cách thức khác nhau. Xin cho chúng ta bíêt chạy đến với Mẹ Maria qua Tràng Chuỗi Mân Côi. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chú nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, qua tinh thần của ngày lễ hôm nay, chúng con vui mừng trông đợi ngày mừng lễ trọng sắp đến. Xin cho chúng con biết sửa soạn tâm hồn để đón Chúa qua việc nhận lãnh Bí Tích Hòa Giải trong những ngày cuối cùng của Mùa Vọng năm nay. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:43 11/12/2019

8. Khi con người ta chịu đau khổ mà tự trách mình và oán người, thì khó tu chỉnh được đức kiên nhẫn, và cũng khó giữ được tâm hồn và thân xác bình an.

(Thánh nữ Dorothy)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:49 11/12/2019
86. ĐẤT KHÔNG THỂ TẢI



Năm thứ nhất thời đông Tấn Nguyên Hưng, Hoàn Huyền từ Giang Lăng đánh vào thủ đô của Tấn là Kiến Đường, giết tư mã Nguyên Hiển, chuyên chế triều chính.

Năm sau bức An đế nhường ngôi, tự lập đời Tấn, quốc hiệu là Sở.

Một hôm, Hoàn Huyền đang ngủ trên giường, đột nhiên giường gảy rớt xuống đất. Thị trung (1) Đoàn Trung Văn đập đít ngựa nói:

- “Thánh đức thâm hậu, ngay cả đất cũng có chút ít gánh chịu không kém”.

(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 86:

Khi nghe bề dưới khen quá cái thực tài của mình thì bề trên nên xét lại và đề phòng, vì đó vừa là lời nịnh vừa là lời “khen khơm”, là con dao hai lưỡi vừa đâm vừa đỡ của người nịnh.

Đã giết người lại còn soán ngôi người ta thì không thể là “thánh đức thâm hậu”, giường bị gảy rơi xuống đất thì chỉ có đau lưng chứ không thể khen đất gánh chịu, người nịnh hót lời lẽ luôn trơn tru như mỡ…heo.

Có một vài giáo dân khen cha sở trước mặt mọi người là “thánh đức thâm hậu”, làm cho cha sở đỏ mặt đỏ mày vì ngài thấy không xứng đáng với lời khen ấy, cho nên lời khen ngợi cũng phải “uốn lưỡi bảy lần” vậy.

Chúng ta chưa là thánh nên không thể là “thánh đức đầy mình”, nhưng chúng ta đang tập làm thánh ngay tại trần gian này, cho nên ngôn hành của chúng ta phải sao cho đúng với con người của mình là Ki-tô hữu.

Người ta thường vỗ tay khen hay chứ không vỗ đít ngựa khen hay, bởi vì đó là sự chế giễu; người Ki-tô hữu không cần vỗ tay khen hay nhưng vỗ ngực ăn năn sám hối khi người khác khen mình…

(1) Tên quan phục vụ bên cạnh nhà vua, được coi như là tiểu thừa tướng.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-------------

http://www.vietcatholic.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mong đợi
Lm Vũđình Tường
19:54 11/12/2019
Thánh Gioan Tiền Hô đi trước Đấng Cứu Thế, rao giảng chuẩn bị tâm trí mọi người đón nhận Đấng Cứu Thế khi Ngài đến. Gioan rao giảng

'Hãy thống hối, vì nước trời đã đến gần' Mat 3,1.

Gioan kêu gọi mọi người thống hối, nhận phép rửa từ ông như là dấu chỉ của thống hối, ăn năn, trở về con đường công chính. Gioan tin tưởng Đấng Cứu Thế sắp đến và khi Ngài đến, Ngài sẽ đến với oai phong, dũng mạnh và quyền lực. Nhắc lại bài đọc tuần trước, Gioan rao giảng

'Cái rìu đã đặt sát gốc cây, cây nào không sanh quả tốt đều bị chặt, quăng vào lửa... tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa... thóc lép bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt. Mat 3,11.

Vua Hêrôđê bắt giam Gioan vào ngục tối vì ông can đảm ngăn cản vua cưới chị dâu, bà Herodias là vợ của anh trai. Mat 14,1-12. Lí do khác có lẽ do tiếng vang của Gioan. Hêrôđê sống trong lo sợ, ngày nào đó ngai vàng của ông sụp đổ vì theo ông, đám đông tin theo, đặt kì vọng vào Gioan, và họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì Gioan kêu gọi, ngay cả việc nổi loạn chống lại nhà vua. Hêrôđê sợ đám đông và cũng sợ mất ngai vàng.

Gioan tin là khi Đấng Cứu Thế đến Ngài sẽ sửa phạt những tâm hồn cứng đầu, bởi lòng dạ họ ra chai đá, không chịu thống hối, đón nhận tin mừng. Trong ngục thất, Gioan nghe tiếng đồn thổi về Đức Jesu. Ngài đến không mang sửa phạt, mang lửa thiêu đốt, trái lại Ngài đến để tha thứ, chữa lành và chung bàn ăn với phường gian ác, kẻ tội lỗi. Điều này nằm ngoài mong đợi của Gioan, vì thế ông thắc mắc và sai môn đệ của mình đến gặp Đức Kitô hỏi cho rõ lẽ xem, Ngài là Đấng Cứu thế hay ông còn phải đợi Đấng khác. Trả lời môn đệ Gioan, Đức Kitô không xác nhận, cũng không từ chối. Ngài nói với họ, về thuật lại cho Gioan biết những gì các ông nghe và thấy:

Người mù xem thấy, kẻ què đi được, phong hủi được sạch, kẻ điếc được nghe, kẻ chết sống lại, kẻ nghèo được Tin Mừng Lc 11,5.

Đức Kitô đến rao giảng tình yêu vô biên của Thiên Chúa, lòng Chúa xót thương vô bờ. Đấng rộng lượng, từ bi . Ơn gọi của Đức Kitô là tái tạo trật tự vũ trụ do tội lỗi gây ra, và lấy lại sự sống trường sinh cho nhân loại. Lí do khác khiến Gioan bất an bởi ông bị cầm tù, lo lắng không làm tròn nhiệm vụ rao giảng mở đường cho Đấng Cứu Thế. Đại đa số trong chúng ta, cuộc sống khổ sở ngục tù, thiếu ăn, thiếu ngủ, bệnh tật hành hạ, ghẻ lở, đe doạ, đánh đập, ảnh hưởng đến tâm trí họ, phán đoán bị lung lạc. Gioan có lẽ không qua tâm nhiều đến an toàn bản thân. Ngài không sợ chết rũ tù, nhưng sợ không hoàn thành trách nhiệm rao giảng và đó là mối quan tâm hàng đầu của ông. Sai môn đệ đến gặp Đức Kitô với hy vọng làm sáng tỏ vấn đề ông đang quan tâm. Một khi Gioan chắc chắn, Đấng Cứu Thế đã đến, ông cũng biết và an tâm mình đã hoàn thành sứ mạng và ngày ra đi gần kề. Sau khi môn đệ Gioan đi khỏi, Đức Kitô ca ngợi Gioan trước đám đông. Gioan, một thân, một mình, không quân đội, không giữ chức vụ nào trong chính quyền, thế mà nhà vua lo lắng, sợ sệt. Một người có đám đông ủng hộ, tiếng tăm vang lừng, dẫu thế Đức Kitô nói với mọi người, người nhỏ nhất trong nước trời còn cao trọng hơn những gì Gioan nhận được từ trần thế. Những ai chân thành đón nhận Đấng Cứu Thế vào trong cõi lòng sẽ nhận được vinh quang nước trời. Đó là phần thưởng dành cho những tâm hồn tín trung.

TiengChuong.org

Expectation

John the Baptist went before Jesus, acting as the forerunner, proclaiming the message, 'Repent, for the kingdom of heaven is close at hand' Mat 3,1. He called people to repent, and be baptised by him as the sign of reconciling to God. John expected the Messiah would soon coming, and when he came, he would come with the mighty power. We heard John's preaching last week that: 'the axe is laid to the roots of the trees ... and His winnowing- fan is in his hand; he will clear his threshing floor' Mat 3,11'. Herod Antipas had John arrested, and imprisoned him, because John condemned the king, who married Herodias, his brother's wife Mat 14,1-12. The other reason involved John's popularity. Herod was gravely concerned, that the crowds would do whatever John asked of them; including the act of rebellion.

John believed when the Messiah came, he would punish severely those who had hardened their hearts, because they refused to repent. In his prison cell John heard, Jesus came not to punish- bring fire and brimstone- but instead he came to forgive, to heal, and to befriend sinners. This man, Jesus, was doing not what John had expected the Messiah would do. It made John wonder whether the man, Jesus, was actually the Messiah he was waiting for, or he had to wait for someone else. To clarify his queries, John sent his disciples to let Jesus know of his concerns. Jesus gave John's disciples an answer, which he was neither confirming nor denying. Jesus' answer was not much about himself, but rather it was more about his mission. He told John's disciples returning to tell John what they had heard and seen: 'the blind receive their sight, the lame walk, the lepers are cleansed, the deaf hear, the dead are raised, and the poor have good news brought to them' (11:5). Jesus came to proclaim God's love, mercy and kindness. His mission was not to destroy God's creation, but to renew what God had created, and reclaim eternal life for God's people. Other reasons would contribute to John's concerns. First, John knew his vocation was heralding the Messiah's coming. He probably was afraid about his death less, but showed more concern about the fulfilment of his vocation; what he was called to do, and that bothered him. For many, the unfavourable conditions in prison, and lack of sleep would influence a prisoner's mind; for John, fulfilling his vocation was his first priority. It was more important than his own safety. John hoped, that Jesus' clarification about his mission would give him a sense of satisfaction. When John was certain, that Jesus, indeed, was the Messiah; John knew his mission was in fact accomplished, and he was pleased. After John's disciples had left, Jesus praised John for his love and trust in God. John, who had no military power, held no government office, and yet even the king was afraid of him. His followers were large in number, his popularity was overwhelming. Jesus said, it was nothing in measure to glorification in God's kingdom, and those who welcome Jesus into their heart will receive their rewards.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Tagle, tân tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc nói về sứ vụ của Giáo Hội trong thế giới đương đại
Đặng Tự Do
16:41 11/12/2019
Tại lễ khánh thành Học viện Truyền thông Xã hội Veritas ở thủ đô của Phi Luật Tân, Đức Tổng Giám Mục Manila nói về công việc truyền giáo, phác thảo những thách thức mục vụ của truyền thông và truyền giáo trong thế giới kỹ thuật số. “Mỗi Kitô hữu được kêu gọi để giao tiếp, qua cuộc đời của mình, sự hiện diện và lòng trắc ẩn của Chúa Kitô”, ngài nói.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle làm TổngTrưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc hôm Chúa Nhật 8 tháng 12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Quan Sát Viên Rôma của Vatican, Đức Hồng Y Tagle đã nói về vị trí mới của mình rằng “nếu đây là thánh ý Thiên Chúa - và tôi tin chắc như vậy - tôi rất vui khi bắt đầu sứ vụ mới này. Đức Thánh Cha đã gởi cho tôi một tin nhắn, giao cho tôi một trách nhiệm mới. Tôi biết ơn ngài vì sự tin tưởng ngài đã đặt nơi tôi”.

Đức Hồng Y cho biết ngài nhận được rất nhiều thư điện tử và tin nhắn từ khắp nơi trên thế giới, sau khi tin tức về việc bổ nhiệm ngài được công bố. Từ Phi Châu, từ Trung Đông, từ các nước Á Châu như Nhật Bản và Campuchia và từ nhiều quốc gia khác. Ngài nói thêm rằng, “điều này cũng cho tôi thấy nhiệt tình của các tín hữu trong công cuộc truyền bá Tin Mừng”.

Trong bài phát biểu tại lễ khánh thành học viện mới, tại Manila, Đức Hồng Y Tagle đã nhân cơ hội này để tập trung vào chủ đề truyền giáo. Ngài lưu ý rằng mặc dù cần phải có nhân sự có trình độ cao trong các lĩnh vực hình thành và giao tiếp xã hội khác nhau, việc loan báo Tin Mừng bắt đầu bằng một “linh đạo lắng nghe”.

Chúng ta được kêu gọi “lắng nghe tiếng Chúa và lắng nghe nhau với sự kiên nhẫn, quan tâm và chú ý để thực thi nghĩa vụ truyền giáo,” Đức Hồng Y Tagle nói. “Rất thường khi chúng ta nói về giao tiếp, chúng ta vội vàng và chúng ta không lắng nghe người khác. Chúng ta không chú ý lắng nghe người khác bằng trái tim, trong khi, đó mới là bước đầu tiên cần thiết trong việc truyền giáo.”

Đức Hồng Y Tagle nói thêm rằng “Trong công việc truyền giáo và đặc biệt, trong công tác truyền thông xã hội, cần có sự tham gia của ngày càng nhiều người trẻ và phụ nữ. Những người trẻ tuổi biết thế giới kỹ thuật số tốt hơn chúng ta.”

“Phụ nữ cũng có khuynh hướng tự nhiên đối với giao tiếp giữa các cá nhân. Khi tôi gọi điện cho bố mẹ và nói chuyện với họ, bố tôi nói rất ít câu, rồi đưa điện thoại cho mẹ tôi, và nói: nói chuyện với mẹ đi. Phụ nữ và đặc biệt các bà mẹ là những chuyên gia về truyền thông.”

Bài phát biểu của Đức Hồng Y sau đó mở rộng đến những thách thức mục vụ của truyền thông trong thời đại kỹ thuật số: “Chúng ta đang sống trong thời đại của trí tuệ nhân tạo, ngày nay Internet ở khắp mọi nơi và mọi người kết nối hai mươi bốn giờ một ngày.”

Ngài nhận xét rằng một sự thay đổi về văn hóa đang diễn ra ảnh hưởng đến cơ thể và tâm trí của con người, và trong thời đại toàn cầu hóa này, được đánh dấu bằng trí tuệ nhân tạo, Kitô hữu chúng ta được kêu gọi phát triển các loại hình hoặc trí thông minh khác, như trí thông minh quan hệ, là điều kích thích việc hình thành các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau.”

“Trong thế giới của chúng ta ngày nay, rất nhiều nỗi sợ hãi, nghi ngờ và định kiến. Chúng ta không biết ai là người có thể tin tưởng được,” Đức Hồng Y nói. “Chúng ta cần những người có thể tạo ra bầu không khí tin cậy đó.”

Đức Hồng Y Tagle tiếp tục xây dựng khái niệm về niềm tin và lưu ý rằng bầu không khí tin tưởng là điều kiện thiết yếu cho sứ mệnh chung của chúng ta là loan báo Tin Mừng”.

“Như Chúa đã uỷ thác cho chúng ta, hãy đi và loan báo Tin Mừng trong giao tiếp và lắng nghe, nhấn mạnh sự hiện diện an ủi và lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu Kitô”.

Đức Tổng Giám Mục Manila, tân Tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, xác định rằng đây không phải là một nhiệm vụ có thể tự làm một mình, mà là một nhiệm vụ phải hoàn thành với những người khác, đặc biệt là với Chúa Kitô.

Đức Hồng Y giải thích rằng sứ vụ truyền bá Tin Mừng được thực hiện trong cộng đồng, đó là giáo hội: Toàn bộ Giáo hội đang trong sứ vụ truyền bá Tin Mừng.

“Mỗi người được rửa tội, được Chúa Kitô và Giáo hội phái đi truyền giáo: mọi người được rửa tội sống cuộc sống mình trong Chúa Kitô, tham gia vào cái chết và sự phục sinh của Ngài, là một nhà truyền giáo”.

Do đó, theo Đức Hồng Y, một cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô là cần thiết, vì không có sứ mệnh, không có việc loan báo Tin Mừng nếu không có cuộc gặp gỡ Chúa Giêsu, Đấng là Tin Mừng.

Và nhiệm vụ của chúng ta, ngài nhắc lại, là làm chứng cho Chúa Kitô, điều đó có nghĩa là vác thập giá với Chúa Kitô và sống trong lòng mến của Ngài, chia sẻ điều đó với thế giới, đặc biệt là với những người cần đến.


Source:Vatican News
 
Việc Đức Hồng Y Tagle về Vatican là một động thái chuẩn bị cho mật nghị hội bầu Giáo Hoàng sắp tới?
Vũ Văn An
23:12 11/12/2019
Tuy đã bổ nhiệm nhiều vị tân tổng trưởng hoặc các vị đứng đầu các cơ quan ngang hàng 1 bộ trong Giáo Triều Rôma, việc Đức Phanxicô bổ nhiệm Đức Hồng Y Tagle làm tân tổng trưởng Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc được nhiều người bình luận rất hào hứng, đến độ cho rằng đây là một động thái chuẩn bị để bầu người thay thế ngài.



Ngày 11 tháng 12 vừa qua, hai ký giả kỳ cựu chuyên tường trình về Vatican đều cùng nói đến động thái này. John Allen đặt tựa cho bài nhận định của ông là “In Tagle, Pope strengthens his Vatican hand and sets up possible successor” (Nơi Tagle, Đức Giáo Hoàng củng cố cánh tay của ngài tại Vatican và thiết lập vị có khả năng kế nhiệm ngài). Tựa đề bài nhận định của Sandro Magister là “Conclave Rehearsals. The Next Pope Will Take His Name From Sant’Egidio” (Diễn tập Mật Nghị Hội Bầu Giáo Hoàng. Vị Giáo Hoàng Kế Tiếp Sẽ Lấy Tên Hiệu từ Sant’Egidio” (có ý nói đến Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng Giám Mục Bologna và đồng sáng lập viên của Cộng Đồng Sant’Egidio), trong đó Magister đề cập tới 6 vị Hồng Y có triển vọng được bầu làm Giáo Hoàng trong mật nghị hội sắp tới. Một trong 6 vị đó, có Đức Hồng Y Tagle.

Bốn lý do

John Allen nêu 4 lý do khiến việc điều động Đức Hồng Y Tagle về Vatican trở thành quan trọng:

Lý do thứ nhất là thêm một Giám Mục ủng hộ Đức Phanxicô mạnh mẽ trong một chức vụ lớn ở giáo triều. Nó tăng cường hàng ngũ nhân viên ở Vatican sẵn sàng cổ vũ nghị trình của Đức Giáo Hoàng, nhờ thế giúp ngài nhiều đòn bẩy hơn để hoàn thành nhiệm vụ.

Đức Hồng Y Tagle xưa nay vốn có tiếng là “Phanxicô của Á Châu”, một người có xu hướng công bằng xã hội ôn hòa vốn hỗ trợ di dân và người nghèo và lối sống bản thân cho thấy sự đạm bạc và đơn giản. Lúc mới làm Giám Mục, ngài đã có tiếng là đạp xe đạp đi cử hành Thánh Lễ theo lịch trình và mời các hành khất địa phương tới nhà dùng bữa trưa.

Bối cảnh thần học của Đức Hồng Y Tagle phản ảnh xu hướng cấp tiến, thiên cải tổ của Công Đồng Vatican II. Ngài từng phục vụ tại Ban Biên Tập của tác phẩm nhiều cuốn tựa là Lịch Sử Vatican II do Giuseppe Alberigo và Alberto Melone lãnh đạo; họ là các nhân vật chủ chốt của “Trường Phái Bologna” đại diện cho cách đọc cấp tiến đối với Vatican II.

Lý do thứ hai, Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc là một bộ lớn ở Vatican và nó sẽ còn trở nên lớn hơn nữa trong những ngày sắp tới.

Ngày nay, dưới dự án cải tổ giáo triều sắp tới, nó sẽ trở thành tâm điểm của một siêu thánh bộ Truyền Giảng Tin Mừng, sáp nhập luôn Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa. Vốn được biết dưới tên cũ Propaganda Fide, bộ này có trách nhiệm đối với Giáo Hội tại các lãnh thổ truyền giáo, một điều vốn làm nó thành có nhiều quyền lực cả về chính trị lẫn tài chánh tại Rôma và khắp thế giới. Người ta cho rằng tân thánh bộ Truyền Giảng Tin Mừng sẽ trở thành thánh bộ số một trong trật tự phân hạng nội bộ của Vatican, thay thế cho thánh bộ Giáo lý Đức Tin, một thánh bộ xưa nay vẫn được coi là La Suprema (Thánh Bộ Tối Cao).

Hơn nữa, nguyên sự kiện nay Đức Hồng Y Tagle cầm đầu cũng đủ tăng uy thế cho Propaganda Fide, vì ngài vốn nổi tiếng trong giới diễn giả Công Giáo. Ngài là một nhà truyền thông có tài, thành thực nói hết những gì mình nghĩ, mình cảm và nói bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Thứ ba, việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Tagle cũng còn là một việc đề cao sự hiện diện của người Phi Luật Tân trong Đạo Công Giáo hoàn vũ. Ngày nay, nước này là nước Công Giáo lớn thứ ba trên thế giới với khoảng 90 triệu tín hữu, sau Ba Tây và Mễ Tây Cơ, và dĩ nhiên hơn Hoa Kỳ. Tuy nhiên, so sánh với Ba Tây và Mễ Tây Cơ, Đạo Công Giáo ở Phi Luật Tân có khuynh hướng năng động hơn với cấp độ đức tin và thực hành trung bình cao hơn và nhiều ơn gọi linh mục và tu trì hơn.

Tại nhiều nơi trên bản đồ Công Giáo, kể cả ở Hoa Kỳ, người Phi Luật Tân hiện nay giống như người Ái Nhĩ Lan ngày trước, nghĩa là các nhà truyền giáo giữ cho các Giáo Hội địa phương sống động. Ngày nay, vào bất cứ khu vực xe điện ngầm nào tại một thành phố Hoa Kỳ người ta cũng thấy người Phi Luật Tân, những người năng động nhất nơi các cộng đồng địa phương và bất cứ nơi nào họ hiện diện, các giáo xứ cũng đã mọc lên.

Những người Phi Luật Tân xa xứ cũng là xương sườn của các Giáo Hội địa phương trong đủ thứ khung cảnh, từ Saud Arabia, nơi họ làm việc trong kỹ nghệ dầu hỏa và như người làm việc nhà cho các gia đình Saudi giầu có, tới Australia và cả Y đại lợi nữa.

Lý do thứ bốn: đặt Đức Hồng Y Tagle vào 1 nhiệm vụ quan trọng như thế tại Giáo Triều đã củng cố tư thế của ngài như một người có tiềm năng kế vị Đức Phanxicô.

Giả thiết mật nghị hội bầu Giáo Hoàng vẫn còn xa, nhưng viễn ảnh này khiến đến lúc nó diễn ra thì Đức Hồng Y Tagle sẽ ở giữa đến cuối tuổi 60, rất đúng lúc để các cử tri Hồng Y Đoàn nghiêm túc xét đến việc bầu chọn ngài: trẻ đủ để cai trị, nhưng cũng già đủ để đừng ở ngôi vị quá lâu!

6 ứng cử viên có tiềm năng

Như trên đã thưa, Sandro Magister giới thiệu 6 vị Hồng Y có tiềm năng kế vị Đức Phanxicô. Magister là người Âu Châu, nên vẫn còn khuynh hướng đề cao người Âu Châu hay Bắc Mỹ, nhất là người Ý. Nên 2 vị được ông đặt lên hàng đầu là các Hồng Y Marc Ouellet và Christoph Schonborn; tiếp đến là các Đức Hồng Y Robert Sarah, rồi Pietro Parolin, rồi mới đến Đức Hồng Y Tagle và sau cùng là Đức Hồng Y Matteo Zuppi.

Magister ghi nhận tính cách quan trọng của việc bổ nhiệm Đức Hồng Y Tagle vì cho rằng “để dành chỗ cho ngài cầm đầu ‘Propaganda Fide’, Đức Phanxicô đã đột nhiên kéo ra khỏi đó vị tiền nhiệm của ngài, Đức Hồng Y Fernando Filoni, bất chấp sự kiện vị này chưa hết thời gian tính theo tuổi, mới 73, hay thời gian giữ chức vụ, chỉ chấm dứt vào năm 2021”.

Magister nhận định thêm rằng “Đức Giáo Hoàng dành cho Đức Hồng Y Filoni một chức vụ, có tính danh dự nhiều hơn thực chất, là Đại Sư Hội Hiệp Sĩ Mộ Thánh Giêrusalem. Việc Đức Phanxicô ít có thiện cảm với ngài có thể gán cho cả việc Đức Hồng Y gần gũi với Phong Trào Neocatechumenal Way, một phong trào bị Đức Giáo Hoàng dị ứng một cách trông thấy, lẫn các nhận xét ngài phát biểu trong 2 cuộc phỏng vấn của tờ L’Osservatore Romano và của Vatican News, liên quan đến thoả thuận bí mật hồi tháng 9 năm 2018 giữa Tòa Thánh và Trung Quốc, vốn được Đức Phanxicô hết lòng ủng hộ”.

Về Đức Hồng Y Tagle, Magister cho rằng “Tagle là hoàng thái tử của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người kế vị ‘giữ trong lòng’ (in pectore) của ngài. Khi mời Đức Hồng Y đứng đầu ‘Propaganda Fide’, Đức Giáo Hoàng ủy thác cho ngài việc cai quản một phần Châu Mỹ La Tinh, hầu hết Châu Phi, hầu hết Á Châu trừ Phi Luật Tân, và Châu Đại Dương trừ Úc, tóm lại là khu ngoại vi mênh mông của Giáo Hội vốn rất thân thiết đối với Đức Phanxicô”.

Magister nhận định thêm “Nhưng trước cả việc trên, Đức Phanxicô vốn đã hành động để củng cố tư thế quốc tế của người mình sủng ái. Ngài vốn mời Đức Hồng Y chủ tọa Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia đình. Và tháng 4 năm 2016, ngay sau khi tông huấn Amoris Laetitia được ban hành, trong đó, Đức Giáo Hoàng mở đường cho các người ly dị tái hôn được rước lễ, Đức Hồng Y Tagle là một trong các Giám Mục của toàn thế giới đã dành cho nó một lối giải thích rộng rãi nhất.

“Với những người phản đối, cho rằng huấn quyền mềm mỏng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang tạo ra nhiều nghi ngờ hơn là chắc chắn, Đức Hồng Y Tagle trả lời: ‘Thỉnh thoảng mơ hồ là điều tốt. Nếu sự việc luôn rõ ràng, thì mình đâu có sống trong đời thực nữa’”.

Tuy nhiên, Magister viết thêm, “về nẻo đường đi của Giáo Hội trong thời hiện tại, thì Đức Hồng Y Tagle có một ý tưởng hết sức rõ ràng: với Vatican II, Giáo Hội đã xa lìa với quá khứ và đã đánh dấu một khởi đầu mới. Đó là luận đề chép sử của cái gọi là 'trường phái Bologna' do Cha Giuseppe Dossetti thành lập và hiện nay do Giáo sư Alberto Melloni đứng đầu, và Đức Hồng Y Tagle là thành viên”...

Chưa hết, theo Magister, lúc kết thúc Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên năm 2018, Đức Hồng Y Tagle là vị đầu tiên được bầu đại diện Á Châu để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng kế tiếp. Và rồi hồi tháng Giêng năm 2019, Đức Phanxicô ủy thác cho ngài đọc diễn văn dẫn nhập tại hội nghị thượng đỉnh về lạm dụng tình dục, một hội nghị có tiếng vang quốc tế.

Magister cho rằng nếu Đức Hồng Y Tagle có được bầu làm Giáo Hoàng vào ngày mai, thì chẳng ai ngạc nhiên chi. Tuy nhiên, Magister nghĩ rằng tuổi tác có thể là một trở ngại vì hiện Đức Hồng Y Tagle chỉ mới 62, làm Giáo Hoàng lâu quá sẽ bị nhiều người lo ngại!

Nhận định của Magister rõ ràng không mấy thiện cảm đối với vị Hồng Y Á Châu rất dễ thương, khác hẳn nhận định đầy thiện cảm của John Allen, phải chăng vì Đức Hồng Y Tagle xuất thân từ một Đại Học Hoa Kỳ, chứ không phải Rôma.
 
Top Stories
Vietnamese Church invites Catholics to pass Christmas message to non-Christians
Églises d'Asie
11:10 11/12/2019
As Christmas approaches, the Vietnam Bishops' Commission for Evangelism has called on the faithful of the country to take part in a holiday evangelism drive to spread the joy and message of Christmas to the people. non-Christians. Father Jean-Baptiste Truong Thanh Cong, member of the commission, ensures that non-Christian passersby, be they Buddhists or even atheists, are numerous to be attracted by the many events organized by the local communities on this occasion (living cribs, Christmas concerts, cultural performances and gift distributions. ..): "Christmas is a holiday for everyone, and the joys of Christmas must be shared widely. "

The Episcopal Commission for Evangelization of the Vietnam Bishops' Conference called on the country's Catholics to organize cultural activities in the run-up to Christmas to welcome people of other religions and to make them aware of the significance of this season for Christians. Fr. Jean-Baptiste Truong Thanh Cong, a member of the commission, says Christmas is the perfect opportunity for Catholics to introduce their values ​​to others. Father Cong adds that many of the faithful of other faiths, even atheists, are coming to churches across the country on Christmas Eve, when they see the decorations, the illuminations, the Christmas trees, the scenes of Nativity, living nativity scenes, cultural representations and other festivities. The priest,"Christmas is a holiday for all, and the joys of Christmas must be shared widely,"He continues. Father Cong, 65, says that if people of other faiths are warmly welcomed, they will keep a good impression on Catholics and on Christmas, and they will be ready to open their hearts to listen to God's message.. The priest invites Catholics to enjoy Christmas to talk about their faith in others and build good relationships with them. He also suggests that in parishes, disguised children visit families, businesses and places of worship to offer gifts such as fruit, cakes and Christmas cards, singing Christmas carols. Father Cong is parish priest of Rach Vop, Soc Trang province, in southern Vietnam, where there are many Buddhists of Khmer or Chinese origin. This is why he invites Catholics to invite them to participate in the Christmas celebrations and explain the meaning of the holiday. It also invites parishes to set up nurseries in public places, restaurants, schools and homes, to convey the spirit of Christmas. The priest also offers to organize cultural events and games for visitors, and cheap meals or free for all in churches.

Pierre Nguyen Ngoc Giao, social worker for the archdiocese of Hue, in central Vietnam, says that nuns plan to hold Christmas Eve parties and offer gifts to children from non-Catholic families, orphans, the homeless and the disabled. Pierre Giao also explains that the parish of Khe Sanh in Quang Tri province will give gifts to five hundred people of the Van Kieu ethnic group who live in poverty. Other congregations suggest that Catholics in the region invite non-Catholics to join them in participating in their church's Christmas celebrations. Many parishes in the Archdiocese of Ho Chi Minh City have also set up nativity scenes and decorated their churches with illuminations and flowers to invite people to enter. Many local communities have planned Christmas carols, eve- nings and gifts for those in need, to spread the joy of Christmas and the sense of celebration. Government authorities themselves are invited to participate. The Archdiocese of Ho Chi Minh City also called on Catholics to pray and donate for the work of evangelism in this time of Advent. Thus, the archdiocese received 400 m² of land donated by Catholics in the region, and purchased 18,000 m² of land to expand mission stations or build new ones. In all, 22 missions were created between 2015 and 2018. The Christmas party is not a holiday in Vietnam, which remains a communist country.

(Source: Églises d'Asie - le 11/12/2019, With Ucanews, Ho Chi Minh City)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh phóng sự Tĩnh Tâm Muà Vọng Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Garland TX
Trần Mạnh Trác
13:19 11/12/2019
Xem hình ảnh

Có ai biết rằng hai tiếng mà vợ chồng người Việt chúng ta gọi nhau là “mình ơi” và giới thiệu nhau với người khác là “nhà tôi”, thường bị chê là quê muà xưa cũ, thì có ý nghiã thâm tuý hơn và nghiêm túc hơn là hai tiếng “phu quân” và “phu nhân”, vay mượn cuả người Tàu và hiểu nhầm là sang trọng và văn minh không?



Bởi vì theo Hán Tự thì sự gán ghép chữ “quân” vào một chữ khác là để tỏ ra sự đáng trọng đáng quí như trong những danh từ “quân tử”, “quân vương”, và ngược lại dùng chử “nhân” để ghép vào những gì bị coi là tầm thường, hạ cấp như “nghệ nhân”, “tiện nhân” …thì việc sử dụng hai tiếng “phu quân” và “phu nhân” rõ ràng là biểu lộ ra những tàn tích cuả một chế độ ngoại lai đã lỗi thời, phản tiến bộ, là chế độ “chồng chuá vợ tôi”!

Do đó nếp sống gia đình cuả người Việt chúng ta đã rất văn minh và bình đẳng từ lâu và nền văn hoá ấy biểu lộ ra trong cách ăn nói bình dân. Như khi vợ chồng gọi nhau là “mình” thì có nghĩa là coi nhau như chính mình, một cách thân tình, âu yếm, bình đẳng. Và khi giới thiệu nhau là “nhà tôi” thì không chỉ có ý nghĩa là người đó tạo cho tôi một cái “mái ấm gia đình” để chúng tôi nương tựa nhau, làm giàu cho nhau và dưỡng dục con cái mà thôi, nhưng, theo cách dùng cuả tiếng Việt thì chữ “nhà” còn là để diễn tả một người có thẩm quyền chuyên môn đặc biệt, như “nhà bác học”, “nhà khinh doanh”, cho nên chữ “nhà tôi” cũng còn có nghĩa đây là người hiểu biết về tôi hơn hết mọi người khác…

Những tư tưởng vửa nêu trên là một số nhỏ được trình bày trong những bài giảng cuả linh mục Giuse Đinh Văn Nghị, dòng Đa Minh, cho Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Garland, TX trong dịp Gx tổ chức 3 ngày tĩnh tâm để đón lễ Giáng Sinh năm nay, bắt đầu từ thứ Hai 9-12-2019 và kết thúc vào thứ Tư 11-12-2019.

Cha Nghị, với chuyên môn về Triết Đông, trong nhiều năm đã làm “cha Giáo” phục vụ bên Canada, mới đây ngài về Houston TX và đang là bề trên cuà nhà dòng Đa Minh ở đó.

Với một văn phong bình dân, dí dỏm và tự nhiên, Ngài đã thành công trong việc dùng những điểm thâm tuý cuả ngôn ngữ và nếp sống cuả người Việt Nam, mà rút tiả ra những mẩu gương cho nhiều vấn nạn cuả đời sống gia đình ngày hôm nay.

Tuy thời tiết đã trở lạnh và cả vùng cũng đang có nguy cơ về dịch cúm, nhưng các buổi tĩnh tâm đều được “bà con” quanh vùng đông đảo tham gia. “Quanh vùng” có nghiả là không chỉ có giáo dân cuả Gx ĐMHCG mà thôi, mà còn có sự hiện diện cuả nhiều khuôn mặt quen thuộc đến từ các giáo xứ lân cận như Gx Thánh Phêrô ở Dallas.

Và dù cho các buổi tĩnh tâm bắt đầu vào lúc 7g tối, nhưng cho đến khi trời đã khuya vẫn còn thấy nhiều người lai rai đến dự, là sau khi được tan sở về hoặc sau khi các tiệm nail đóng cửa xong.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Báo Suy Thoái-Cán Bộ Mơ Hồ-Nghị Quyết Bơ Vơ
Phạm Trần
21:30 11/12/2019
Báo chí suy thoái tư tưởng, cán bộ mơ hồ chệch hướng và đảng viên không thèm đọc Nghị quyết để thi hành là những chứng tật báo hiệu Đảng đang mất lãnh đạo từ trên xuống dưới.

Kết luận như thế không nóng vội, hay thiếu cơ sở mà tìm thấy từ những bài viết hay lời nói của Lãnh đạo trước Đại hội đảng bộ các cấp địa phương,từ tháng 4/2020 đến trước ngày 30/6/2020 để chuẩn bị cho Đại hội Đảng XIII vào tháng 01/2021.

TRƯỚC-SAU VẪN VẬY

Trong số những Lãnh đạo nói nhiều về khuyết tật của cán bộ, đảng viên, sau Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, không ai khác hơn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng. Ông Thưởng, 49 tuổi, là người cầm đầu bộ máy tuyên truyền và chỉ huy báo chí nên ông phải làm hết sức để bảo vệ Đảng và hô hào kiên trì Chủ nghĩa Mac-Lenin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.

Vì vậy, mỗi câu nói hay dòng chữ của ông Thưởng về tình hình tuyên truyền xuống cấp, hay những chứng hư tật xấu của cán bộ, đảng viên là có thật chứ không vô căn cứ hay thổi phồng để dọa nạt. Do đó hậu quả của khuyết tật là nghiêm trọng, đau xót và ray rứt cho đảng chứ không chỉ nói cho xong việc, nhất là khi ông Thưởng đã phải nói đi nói lại nhiều lần mà cán bộ, đảng viên không những vẫn trơ ra như đá mà có người còn vi phạm nghiêm trọng hơn.

Bằng chứng này đã được người cầm đầu Tuyên giáo nêu ra trong bài viết “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí”, được phổ biến rộng rãi trên báo, đài và trong nội bộ từ ngày 05/12/2019.

Nội dung chính của bài viết là Báo chí phải do đảng lãnh đạo. Cơ quan chủ quản (chủ báo), Tổng Biên tập vá cán bộ báo chí phải phục vụ quyền lợi của đảng. Nhưng trong nhiều năm, đã có nhiều báo và nhiều người làm báo, không muốn để cho đảng nắm đầu và kiểm soát dạ dầy. Họ đã tìm mọi cách lách luật để kiếm ăn thêm, ngoài trợ cấp của đảng.

Do đó ông Thưởng đã chỉ trích:”Không ít cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa thực hiện đúng tôn chỉ mục đích và chưa làm tốt chức năng định hướng dư luận, thậm chí còn có sản phẩm báo chí sai định hướng chính trị, tư tưởng, gây tác hại cho đời sống xã hội, vi phạm chỉ đạo, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, làm suy giảm uy tín, niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với báo chí.”

Như vậy là cán bộ làm báo đã quay lưng lại với đảng rồi còn gì nữa ? Nhưng số “không ít” là bao nhiêu, trong tổng số “868 cơ quan báo chí in, 66 đài phát thanh, truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia và hơn 20 nghìn nhà báo được cấp Thẻ Nhà báo”, theo số thống kê chính thức ?

Đâu chỉ có vậy vì, theo ông Thưởng còn có:”Một số cơ quan báo chí đưa thông tin theo lối “giật gân, câu khách”, phiến diện, thiếu chân thực, khách quan, làm dư luận hiểu chưa đúng, thậm chí có cái nhìn phiến diện, sai lệch vấn đề. Một số cơ quan báo chí chưa quan tâm đến việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước. Có cơ quan báo chí chỉ quan tâm khai thác các vụ việc tiêu cực, chưa quan tâm đến tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, thiếu hài hòa giữa “xây” và “chống”. Khuynh hướng “thương mại hóa” hoặc để tư nhân đứng sau thao túng có xu hướng gia tăng cần phải được nhận diện, cảnh báo và có giải pháp ngăn chặn.”

Ô hay, như thế là loạn cào cào rồi. Trên bảo dưới không nghe rồi còn gì nữa mà than. Báo chí đã được quy định là “tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước” mà dám cả gan “chưa quan tâm đến việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá Đảng và Nhà nước” thì nguy to rồi. Rõ ràng họ muốn nói: chống thù địch là chuyện của đảng.

Vì vậy, ông Võ Văn Thưởng mới bực tức nói trắng ra:”Cá biệt còn có cơ quan báo chí, nhà báo thiếu trách nhiệm chính trị, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Người đứng đầu một số cơ quan báo chí buông lỏng quản lý nội dung thông tin, quản lý đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, chỉ coi trọng chức năng giải trí, thị hiếu tầm thường mà xem nhẹ chức năng chính trị - tư tưởng, định hướng văn hóa, thẩm mỹ, thậm chí lợi dụng báo chí để mưu lợi cá nhân”.

CHUYỆN NĂM 2018-2017

Đó là chuyện của năm 2019. Nhưng tại Hội nghị báo chí toàn quốc, tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019, tổ chức chiều 28-12-2018, ông Thưởng cũng đã mỉa mai :”Thực tế không ít cơ quan báo chí lại câu view đăng thông tin tầm phào, vô bổ, rẻ tiền như một giải pháp thay thế. Cùng với đó là việc hù dọa, tống tiền gây sức ép với doanh nghiệp làm quảng cáo, hỗ trợ, hợp tác truyền thông.

"Nhiều phóng viên bị đồng nghiệp ta thán, bị xã hội vừa sợ vừa khinh miệt bằng những từ như "phóng viên đếm tầng", "phóng viên IS", ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự những người làm báo chân chính.

Tư duy, cách làm đó không giải quyết căn cơ đến kinh tế báo chí và trái tôn chỉ mục đích ảnh hưởng tiêu cực đến nội dung, uy tín, sứ mệnh thiêng liêng của báo chí cách mạng, là nguyên nhân cơ bản xuất hiện tình trạng đưa ra các sản phẩm báo chí thiếu tầm văn hóa trong thời gian qua…công chúng và dư luận bức xúc trước tình trạng ngày càng có nhiều hơn những sai phạm nghiệp vụ có chủ ý. Thậm chí có những vụ theo đặt hàng của nhà báo và cơ quan báo chí.”

Ông Thưởng còn nói thẳng:”Đây là những hành vi trục lợi, lợi ích nhóm, tham nhũng trong một bộ phận những người làm báo. Vì vậy, Hội Nhà báo Việt Nam phải đấu tranh chống những nhà báo cào bàn phím, xào nấu tin bài, áp đặt suy nghĩ chủ quan, dựng các nhân vật hư cấu.

Công nghệ thông tin phát triển, một số nhà báo không đến hiện trường, không đi thực tế mà ngồi chat xào nấu tin bài, viết bài thông qua đặt hàng, sai sót về nghiệp vụ không thể chấp nhận được.”

Vậy tình hình báo chí năm 2017 có khá hơn không ?

Ông Võ Văn Thưởng nói tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018:”Biểu hiện rõ nhất là tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích, vi phạm giấy phép hoạt động ở một số báo, trang thông tin điện tử; khuynh hướng giật gân câu khách, đưa thông tin thiếu nhạy cảm chính trị; dễ dãi trong trích nguồn, hiện tượng "xào" lại tin bài còn tương đối phổ biến… Bên cạnh đó, còn nhiều tin bài thiếu tính nhân văn.”

Vẫn theo tiết lộ của ông Thường thì:”Năm 2017 là năm mà số phóng viên báo chí bị xử lý hình sự, bắt quả tang khi nhận tiền, khi vòi vĩnh nhiều hơn mọi năm. Điều này làm cho những người làm báo chân chính đau lòng và cũng đặt ra cho người làm báo cần phải đấu tranh không để con sâu làm rầu nồi canh, làm cho hình ảnh báo chí xấu đi trong mắt xã hội.”

Với tình hình báo Đảng cà cán bộ làm báo nát như tương như thế, nên trong bài viết ngày 05/12/2019, ông Võ Văn Thưởng đã ra lệnh:

1-“Báo chí phải giữ vững bản lĩnh chính trị, thực hiện nghiêm trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, trau dồi đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ chính trị, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

2.-“Đối với các cơ quan báo chí, công tác xây dựng Đảng góp phần bảo đảm nguyên tắc bất di bất dịch là luôn luôn giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, truyền thông…”

3.- “Các cơ quan báo chí phải coi trọng công tác tư tưởng, lý luận. Trên cơ sở bám sát mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, củng cố và tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận của xã hội và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước…”

4.- “Các cơ quan báo chí phải thể hiện rõ vai trò tiên phong, chủ lực trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa...”

5.- “Đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ những người làm báo; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục tâm lý ngại học tập nghị quyết, tâm lý thỏa mãn bằng lòng với trình độ, thiếu nhiệt huyết phấn đấu, ảo tưởng quyền lực.”

Có lẽ không ít đảng viên đang tồn tại một suy nghĩ ngấm ngầm bất thành văn và cùng nhau đối phó “đi học cho đủ người, họ điểm danh đấy”, hoặc “khi nào điểm danh nháy máy nhé”, hoặc “nhớ giơ tay hộ nhé”, hoặc “nhớ ghi tên hộ nhé”,… Tất cả những biểu hiện này là do ý thức đối phó trong việc tham gia học tập nghị quyết.

HỌC HÀNH CÁI GÌ ?

Nhưng khi nói về việc học Nghị quyết của đảng viên thì có nhiều chuyện cười ra nước mắt. Chính ông Võ Văn Thưởng đã có lần nói rằng:”Nhiều cuộc học nghị quyết tôi quan sát được tỷ lệ không nhỏ ngồi dưới xem iPad, iPhone, đọc tin, nhắn tin.”

Nhưng Tác giả Trần Phú Dũng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) còn quan sát nhiều trò, nhiều kiểu học Nghị quyết trớ trêu và lãng phí khác trong bài viết trên Tạp chí Xây dựng Đảng ngày 31/10/2019:” Bản thân tôi cũng đã có lần đứng trên bục với vai trò thuyết trình, dẫn dắt một vài chuyên đề sinh hoạt đảng, có đứng ở trên nhìn xuống dưới mới thấy rõ những biểu hiện về ý thức học tập nghị quyết của nhiều đảng viên.”

Ông Dũng kể:”Dãy bàn ở trên thông thường được bố trí cho những vị đại biểu, những người giữ chức vụ lãnh đạo đơn vị, nhưng ngay cả dãy bàn này nhiều khi trước mặt đại biểu là những tập tài liệu được coi là phải giải quyết ngay, hoặc là bàn luận công chuyện với lãnh đạo đồng cấp khác, hoặc là gọi điện điều hành công việc ở cơ quan mà ít chú ý, lắng nghe đến báo cáo viên đang truyền đạt nghị quyết. Lãnh đạo đã vậy, thì cấp dưới sẽ ra sao?”

Hỏi như thế rồi ông tự trả lời:”Những dãy bàn kế tiếp sẽ thuộc về đối tượng lãnh đạo cấp thấp hơn. Ở phân khúc này thì thường xuyên biểu hiện qua những câu chuyện thì thầm, hàn huyên với nhau, ít có biểu hiện lắng nghe nghị quyết. Những câu chuyện về chủ đề về ship hàng, về giúp việc, về làm đẹp, về du lịch, giảm cân theo phương pháp luyện tập yoga - fitness, về ứng xử mẹ chồng, nàng dâu, hoặc uống bia ở đâu ngon mà không bị đau đầu,… trở nên hấp dẫn trong những buổi học nghị quyết.”

Thế rồi sao nữa ? Hãy nghe ông Dũng kể tiếp:”Một trạng thái khác của lớp học thường phổ biến trong thời đại công nghệ 4.0 đó là mỗi người một máy điện thoại thông minh, hầu như mọi màn hình đều ở trạng thái kết nối in-tơ-net bật sáng. Chưa có một khảo sát, đánh giá bằng con số cụ thể nhưng dám chắc rằng đến 50 % số người khi tham gia học nghị quyết đều có tham gia sử dụng điện thoại cho mục đích giải trí thông qua mạng xã hội.

Và cũng thứ tự theo đúng thứ bậc rõ ràng, xa xa những hàng ghế cuối cùng là những người hay ngủ, hoặc có ý định ra về sớm, làm việc riêng,… đều lựa chọn những vị trí phù hợp này để thực hiện các mục đích cá nhân của mình một cách thuận tiện và lặng lẽ.

Ngoài ra, còn rất nhiều biểu hiện như đi muộn, về sớm, ra vào giữa giờ, nghe nói chuyện điện thoại,… diễn ra thường xuyên trong mỗi đợt học tập nghị quyết của Đảng.”

Cuối củng, ông Trần Phú Dũng đã đề nghị chua chát:”Cần đổi mới và thiết kế lại, tránh tình trạng 100% đảng viên đã viết đầy đủ thu hoạch nhưng bản thu hoạch được sao chép của nhau, thay tên đổi họ và in, gửi nộp ban tổ chức, gây lãng phí tài chính, ngân sách của đơn vị.”

Nhưng ngân sách là tiền thuế của dân, là công sức lao động của mọi người chứ đâu phải là tiền chùa hay tiền của bá tanh công quả cho Nhà nước tiêu hoang ?

Tiêu tiền của dân mà học hành ma mãnh như thế thì có đáng bị xử tội không ? Nhưng tại sao cán bộ, đảng viên đã chán học Nghị quyết như thế mà chưa thấy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói gì?

Hay là ông đã phải đầu hàng trước cao trào “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên ? -/-

Phạm Trần

(12/019)
 
VietCatholic TV
Căng thẳng giữa hai giáo phận chung quanh việc hoãn lễ tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen
Giáo Hội Năm Châu
13:56 11/12/2019
Thoạt đầu, trong một thông cáo báo chí vào hôm thứ Ba 3 tháng 12, giáo phận Peoria cho biết buổi lễ tuyên Chân Phước cho vị Tôi tớ Chúa là Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen đã bị hoãn lại sau khi một số Giám Mục Hoa Kỳ yêu cầu Tòa Thánh trì hoãn buổi lễ này để có thêm thời gian kiểm tra.

Chỉ một ngày sau đó, không dấu được sự thất vọng và bực tức, Đức Ông James Kruse, Giám đốc các vấn đề về giáo luật của giáo phận Peoria, nói thẳng với các phương tiện truyền thông rằng cụm từ “một số Giám Mục Hoa Kỳ” là mơ hồ, thậm chí không chính xác. Cụ thể, chỉ có một Giám Mục Hoa Kỳ đã yêu cầu Tòa Thánh trì hoãn, và người ấy là Đức Cha Salvatore Matano của giáo phận Rochester, và hai viên chức của giáo phận này.

“Họ không đồng ý với thực tế là ngày phong Chân Phước đã được ấn định và thông báo rộng rãi; và khăng khăng yêu cầu vấn đề phải được xem xét thêm.”

Đức Ông Kruse cũng là một thành viên của Sheen Foundation, và đã làm việc trong nhiều năm cho án tuyên thánh của Đức Tổng Giám Mục Sheen.

Hôm thứ Năm 5 tháng 12, giáo phận Rochester chính thức xác nhận rằng giáo phận này đã yêu cầu Tòa Thánh hoãn vô thời hạn việc tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen.

Giáo phận Rochester nói rằng họ “đã cung cấp cho giáo phận Peoria và Bộ Tuyên thánh thông qua Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ các tài liệu bày tỏ mối quan tâm về án tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen liên quan đến vai trò của ngài trong việc bổ nhiệm một linh mục.”

Vị linh mục được nêu trong tuyên bố này là cựu linh mục Gerard Guli.

Đức Tổng Giám Mục Sheen từng là Giám Mục của giáo phận Rochester từ ngày 21 tháng 10, 1966 đến 6 tháng 10, 1969.

Quan ngại của Đức Cha Salvatore Matano, Giám Mục giáo phận Rochester, là từ tháng Chín đến nay Bộ Tư Pháp New York đang mở cuộc điều tra liệu các Giám Mục của 8 giáo phận Công Giáo tại New York có dính líu đến hành vi bao che cho các linh mục phạm vào tội lỗi lạm dụng hay không. Đến nay Bộ Tư Pháp New York chưa công bố điều gì, nhưng Đức Cha Matano lo rằng đúng vào ngày 21 tháng 12, là ngày dự định tuyên Chân Phước cho Đức Tổng Giám Mục Sheen, hay gần vào thời điểm đó, Bộ Tư Pháp sẽ tung ra các cáo buộc theo đó Đức Tổng Giám Mục Sheen đã từng bổ nhiệm Gerard Guli.

Gerard Guli đã được thụ phong linh mục vào năm 1956, và từ 1963 đến 1967 phục vụ tại các giáo xứ ở West Virginia. Theo một tài liệu được giáo phận Wheeling-Charleston công bố, vào năm 1963, giáo phận Rochester đã nhận được một đơn tố cáo rằng vào năm 1960 Guli đã phạm tội lạm dụng hoặc có hành vi sai trái đối với người lớn - chứ không phải là với trẻ vị thành niên.

Theo Đức Ông Kruse, Đức Tổng Giám Mục Sheen chưa từng bổ nhiệm Gerard Guli. Bản thân đương sự cũng khẳng định như thế. Đức Ông Kruse nói:

“Chúng tôi đã nghiên cứu rộng rãi các quyết định hành chính của Đức Tổng Giám Mục Sheen, liên quan đến Guli, và ngài không bao giờ khiến trẻ em bị tổn thương.

Và khi chúng tôi nói chuyện với Guli về những nhiệm vụ mà một số người nói Đức Tổng Giám Mục Sheen đã giao cho anh ta, Guli nói: ‘Tôi chưa bao giờ phục vụ ở những nơi đó.’

Vì thế, toàn bộ câu chuyện Đức Tổng Giám Mục Sheen đã từng bổ nhiệm một linh mục ấu dâm, đơn giản là không đúng sự thật.”

Đức Ông Kruse cho biết thêm là khi Đức Tổng Giám Mục Sheen đang là Giám Mục tại Rochester, Guli có về Rochester nhưng là để trông nom cha mẹ già đau nặng. Ông không đảm nhận bất cứ thừa tác vụ công khai nào.

“Các tài liệu cho thấy rõ rằng, sau đó, người kế vị của Đức Tổng Giám Mục Sheen, là Đức Cha Hogan, mới là người bổ nhiệm Guli, và khi thi hành nhiệm vụ đó Guli đã phạm tội một lần nữa.”

Năm 1989, Guli bị bắt vì một vụ lạm dụng liên quan đến một người phụ nữ lớn tuổi. Lúc ấy ông đang phục vụ tại Giáo xứ Holy Rosary. Ông đã bị huyền chức sau đó.

Trong tuyên bố hôm 5 tháng 12, giáo phận Rochester cho biết họ lấy làm tiếc phải yêu cầu Tòa Thánh xem xét thêm và nhấn mạnh rằng “Chúng tôi đánh giá cao những thành tựu mà Đức Tổng Giám Mục Sheen đã đạt được trong đời mình khi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô trên toàn thế giới thông qua các phương tiện truyền thông, qua đó đưa thông điệp của Chúa Giêsu đến với đông đảo khán thính giả. Di sản của ngài trong lĩnh vực truyền thông khiến ngài trở thành một nhà tiên tri đối với việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng trong tương lai để truyền bá những lời dạy của Chúa Giêsu. Đó là một hiện tượng được cả người Công Giáo và ngoài Công Giáo nhìn nhận.”
 
Đại hội Giới trẻ Công Giáo Úc tại Perth
Giáo Hội Năm Châu
14:15 11/12/2019
“Lắng nghe Chúa Thánh Thần dậy bảo” là chủ đề của Đại hội Giới trẻ Công Giáo Úc từ ngày 8-10 tháng 12 năm 2019 (ACYF19), tại Perth do Văn phòng Giới trẻ của Hội đồng Giám mục Úc châu triệu tập (ACBC

Đại hội (ACYF) là cơ hội để Giáo hội Úc châu lắng nghe những thao thức của giới trẻ về mối thân tình của họ với Chúa và ước vọng trở thành môn sinh của Chúa cho xã hội ngày nay cũng như chung tay xây dựng Giáo hội tại Úc.

Khoảng 5,500 người trẻ từ khắp nước Úc đã tụ về Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Perth, để khai mạc Đại hội Giới trẻ Úc (ACYF) lần thứ 4 vào Chúa Nhật vừa qua trong bầu khí vang vọng tiếng đàn ca, hát xướng và cầu nguyện…

Xây dựng lại Giáo hội

Đức Tổng Giám Mục Salesian Timothy Costelloe của Tổng Giáo phận Perth đã chủ tọa, chào mừng các bạn trẻ hội tụ về đây mang theo những ước mơ hy vọng, đẩy lui đi những sầu lo hãi sợ...

“Thần Linh của Chúa Kitô hiện diện”, Giáo hội là người bạn đang đồng hành với các bạn trẻ, khát vọng được lắng nghe các bạn, mong được học hỏi nơi các bạn, và mong được đồng hành với các bạn trong vui buồn khắc khoải của cuộc đời… “Đức Tổng trong bài khai mạc, đã nhắc lại lệnh truyền của Chúa Kitô soi dẫn cho Thánh Phanxicô thành Assisi 800 năm trước đây “Hãy đi củng cố lại Giáo hội của Ta! Một Giáo hội đang bị soi mòn như lời chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2016 ở Ba Lan đã nói.

Đức Tổng Giám Mục Tim Costelloe mời gọi những người trẻ: Hãy ra khỏi cái nôi ấm, ra đi xây dựng lại Giáo hội Chúa. Vẽ ra các con đường mới dẫn tới Giáo hội, hầu kéo Giáo hội ra khỏi cảnh hoang vắng!

Cha Rob Galea, một linh mục đến từ Giáo phận Sandhurst và là một ca nhạc sĩ nổi tiếng, đã hát lên bài ca do chính Ngài sáng tác như tiếng Chúa gọi mời tất cả mọi người...

Lắng nghe tiếng thì thầm của Thần Linh Chúa

Khi chiều buông, các bạn trẻ tuổi đã lắng nghe những chia sẻ và những trải nghiệm ban phát Tình yêu Chúa của của hai chị em Therese Mills và Judy Bowe, những tài tử mới của chương trình “Cuộc Đua” (The Race) trên truyền hình.

Sơ Judy sánh ví các bạn nào muốn tham gia vào kế hoạch hay chương trình của Chúa thì hãy lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Điều đó mở lòng các bạn trẻ ra với bạn bè, giống như những phi hành đoàn, mỗi người đảm trách những chức vụ khác nhau để phục vụ Chúa và dân của Ngài… Sơ đoan chắc với các bạn trẻ rằng: “Nếu họ biết lắng nghe Chúa Thánh Thần, với lòng can đảm họ có thể làm được mọi sự một cách tốt đẹp”.

Sống hiện tại là con của Chúa

Những người trẻ Sebastian Duhau và Holly Roberts, là những người từng đại diện cho những người Công Giáo trẻ của Úc tại Vatican, chia sẻ với các bạn trẻ rằng khát vọng của Đức Thánh Cha Phanxicô là các bạn trẻ phải đóng vai trò chính yếu là con Chúa, hầu làm thay đổi thế giới chúng ta đang sống...

Hai bạn ấy nhấn mạnh rằng Hội đồng chung của Giáo hội Úc châu vào năm 2020 cho phép mọi người, bất luận tuổi tác nói lên nguyện vọng góp ý của mình.

Ngày thứ nhất của Đại hội Giới trẻ Công Giáo Úc Châu đã kết thúc bằng một buổi cầu nguyện theo thể thức của cộng đồng đại kết Taizé của Pháp và được tiếp nối bằng buổi ca nhạc do dàn nhạc Gen Bryant từ Melbourne phụ trách.
 
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay: ĐTC tiếp kiến chung ngày 11/12/2019
VietCatholic Network
22:55 11/12/2019

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, thứ Tư ngày 11 tháng 12, 2019.

2- Ý cầu nguyện trong tháng 12 của Đức Thánh Cha: Tương lai của người trẻ.

3- Đức Hồng Y Tagle được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Truyền Giáo.

4- Đức Thánh Cha dâng hoa kính Đức Mẹ tại quảng trường Tây Ban Nha.

5- Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh: cầu nguyện, học hành và hiệp thông.

6- Quan tâm lớn của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Hội nghị COP25 về biến đổi khí hậu.

7- Khảo cổ: Phát hiện một nhà thờ Công Giáo 300 năm tuổi ở Dublin.

8- Cha mẹ bé gái bị bắt cóc ở Pankistan xin Đức Giáo Hoàng cứu giúp.

9- Sứ điệp Giáng sinh ở Sri-Lanka: Hãy liên đới với các nạn nhân của khủng bố.

10- Người trẻ Công Giáo Úc được coi là nhân vật chính của sự thay đổi.

11- Giới thiệu Thánh Ca: Mùa Đông Năm Ấy.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết: