Ngày 16-12-2018
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cuộc điện thoại bất ngờ của ĐGH Phanxicô.
Giuse Thẩm Nguyễn
16:43 16/12/2018


“Tia hy vọng đẹp nhất đời tôi.”

ĐGH Phanxicô đã đích thân gọi điện thoại chia buồn cho người con trai của một người bạn thời niên thiếu của ngài, ông Mario Verna, đã chết vì chứng bệnh Parkinson (rối loạn thần kinh trung ương) vào ngày 03 tháng 12 tại New Jersey, Hoa kỳ.

Trong cuộc điện thoại một phút của ngài, ĐGH đã nói bằng tiếng Tân Ban Nha rằng “Chúng tôi cùng lứa tuổi khi chúng tôi được kêu gọi trở lại với Thiên Chúa.” Và rằng ngài sẽ cầu nguyện cho người quá cố vào Thánh Lễ tới.

Đây là những điều mà người con trai của Tiến sĩ Verna, anh Matthias, 49 tuổi, một tâm lý gia tại Scarsdale, New York đã nói với tờ nhật báo “Today” vào ngày 11 tháng 12, 2018.

Ba người con trai của Tiến Sĩ Verna thường hay nghe cha mình nói về một người bạn rất thân là Jorge Bergoglio, sau này là Giáo Hoàng Phanxicô, từ hồi thiếu niên của ông. Mario Verna và Jorge Bergoglio đã gặp nhau tại Buenos Airnes, Á Căn Đình, trong một nhóm Công Giáo Tiến Hành.

Vì thế vào ngày 04 tháng 12, Matthias Verna đã gởi điện thư tới Tòa Thánh bằng tiếng Tây Ban Nha, cho biết chi tiết thông tin liên lạc và báo cho Đức Thánh Cha về cái chết của cha mình.

Trong vòng 24 giờ sau, khi Matthias đang một mình lái xe, thì nhận được điện thoại từ một số lạ. Đó chính là ĐGH Phanxicô.

Matthias nhớ lại “Tôi nhận ra giọng của ngài ngay lập tức và thốt lên “Ôi, hân hạnh quá! Trong khi tôi nói chuyện với ngài, ngài rất tự nhiên, rất người và rất điềm đạm.”

ĐGH Phanxicô đã nói với Matthias rằng ngài vẫn nhớ đến El Flaco (người gầy) biệt danh của Tiến sĩ Verna khi còn trẻ.

Matthias tiếp tục, “Ngay sau khi tôi tắt điện thoại, tôi cảm thấy người run rẩy và tôi bật khóc. Quả là quá sức tưởng tượng của tôi.”

“Cha tôi được biết đến vì lòng hiếu khách và khả năng để lại ấn tượng với những người đã gặp. Cha tôi cũng được biết đến với những điều bất ngờ. Đối với anh em chúng tôi, cú điện thoại này là một bất ngờ nho nhỏ cuối cùng của cha tôi.”

.
Source: Zenit 'United States: Pope Francis’ Surprise Telephone Call'
 
ĐGH Phanxicô tròn 82 tuổi vào ngày 17 tháng 12 năm 2018
Giuse Thẩm Nguyễn
22:23 16/12/2018


Khi được bầu làm Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha lúc đó đã 76 tuổi. Vào ngày Thứ hai, 17/12/2018 ngài tròn 82 tuổi. Mặc dù ngài nói rằng triều đại giáo hoàng của ngài sẽ không lâu, nhưng vào tháng Ba tới, ngài sẽ là giáo hoàng được sáu năm và hứa hẹn nhiều năm nữa.

Chỉ có một lần bị hủy bỏ cuộc họp vì lý do sức khỏe vào hai năm đầu tiên giáo hoàng của ngài. Điều này rất có thể vì ngài phải thích ứng với một lối sống mới tại Tòa Thánh.

“Đức Thánh Cha, vì tình trạng sức khỏe vào phút cuối, sẽ không đến thăm bệnh viện Gemelli như lịch trình.”

Sau hai năm đầu tiên ấy thì đã không có trường hợp nào tương tự như thế nữa. Trong khi ngài tiếp tục ngôi vị giáo hoàng, dường như mọi việc đều trôi chảy, không có trở ngại. Trong triều giáo hoàng của ngài cho đến nay, ngài đã thăm 38 quốc gia trong 25 lần ra nước ngoài. Có những chuyến đi dài ngày và lịch trình rất khít khao. Có một số biến cố bất ngờ giống như trường hợp ở Colombia.

Trong bất cứ trường hợp nào, những vụ bất ngờ đã không gây nên trở ngại trầm trọng và năm 2018 công việc của ĐGH đã không hề chậm lại. Thêm vào bốn chuyến ra nước ngoài, ngài còn chủ trì một hội nghị giám mục kéo dài hơn ba tuần lễ.

Tuy vậy, không thiếu những vấn đề khó khăn phải đối diện, những vụ gây tranh cãi như vụ lạm dụng ở Chile và Pennsylvania hay vụ chỉ trích gay gắt của cựu đại diện tòa thánh là Carlo Vigano đối với ĐGH và Giáo triều.

Nhưng năm 2018 cũng mang lại cho ngài những giây phút cảm động như thế này:

“Chúng tôi dành cho họ sự tiếp đón nồng nhiệt của chúng tôi.”

Lời của ĐGH òa vỡ với sự xúc động khi ngài nhắc đến lần đầu tiên các giám mục từ lục địa Trung Quốc hiện diện trong buổi Hội Nghị các Giám mục về giới trẻ.

ĐGH Phanxicô sẽ tổ chức mừng sinh nhật của ngài cách riêng tư, không có sự kiện nào đặc biệt cả. Sinh nhật của ngài rơi vào một ngày Thứ Hai, không có lịch trình nghi lễ lớn nào. Đó là lý do người ta cho rằng ngài sẽ nhận những lời chúc mừng sinh nhật sớm từ những khách hành hương trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào Chúa Nhật. Theo truyền thống, ngày hôm sau ngài sẽ thổi những nến trên một chiếc bánh sinh nhât thật đẹp.

.
Source: Romereports 'Pope Francis turns 82 on Dec. 17'
 
Liên Hiệp Quốc phỏng đoán sẽ có nhiều người Venezuela di cư hơn
Thanh Quảng sdb
23:29 16/12/2018
Liên Hiệp Quốc phỏng đoán sẽ có nhiều người Venezuela di cư hơn

Một nhân viên cấp cao của Liên Hiệp Quốc dự đoán rằng vào cuối năm tới sẽ có tới năm triệu người Venezuela sẽ rời bỏ đất nước của họ tìm kiếm một cuộc sống mới nơi đất khách quê người!
Lời cảnh báo nghiệt ngã này được phát ngôn ra từ ông Eduardo Stein, người đại diện đặc biệt cho Cơ quan tị nạn và Cơ quan di cư của Liên Hợp Quốc. Ông cho hay 2,3 triệu người Venezuela đã bỏ nước ra đi kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế của đất nước bắt đầu bùng nổ vào năm 2015. Và ông ước tính đã có khoảng 3,3 triệu người hiện đang sống lưu vong tại 16 quốc gia ở nước ngoài, chủ yếu ở các nước láng giềng chung quanh Venezuela. Ông Stein nghiêm nghị nói: "Chúng tôi đang đối diện với một trận động đất về di dân và nhân đạo."
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đổ lỗi cho những âm mưu thù địch quốc tế, dẫn đầu từ Thủ đô Washington, vì đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt lên quốc gia của ông! Trong khi các nhà phê bình cho rằng vì các chính sách viển vông tham nhũng của chính quyền Venezuela, một quốc gia đang nắm giữ những mỏ dầu lớn nhất thế giới.

Tình trạng thiếu lương thực và các nhu yếu phẩm cơ bản đang làm khủng khoảng nền kinh tế của Venezuela, nạn lạm phát lớn khiến cuộc sống hàng ngày của dân chúng trở thành một cuộc vật lộn nghiệt ngã vượt qúa sức chịu đựng của con người, khiến hàng ngàn người Venezuela phải rời bỏ quê cha đất tổ của họ để kiếm tìm đất sống hàng ngày!
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Tân tòng lãnh nhận bí tích Khai Tâm
Văn Minh
09:41 16/12/2018
Trong niềm vui hân hoan chuẩn bị mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh sắp tới, tại giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, đã cử hành nghi thức Rửa Tội cho 13 Dự tòng học khóa II - 2018. Trong đó, có một anh đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội xin được lãnh nhận bí tích Thêm Sức, đã theo học khóa Dự tòng tại giáo xứ, để trở thành người Kitô hữu.

Xem Hình

Vào lúc 16g30 thứ Bảy ngày 15.12.2018, cha xứ Gioakim đã cử hành nghi thức tiếp nhận các anh chị Dự tòng ngay trước tiền sảnh nhà thờ.

Sau phần nghi thức tiếp nhận, các anh chị Dự tòng cùng bố mẹ đỡ đầu tiến vào nhà thờ trong sự vui mừng chào đón của cộng đoàn giáo xứ.

Đầu lễ, cha xứ Gioakim mời gọi cộng đoàn hiệp ý dâng lời cầu nguyện cho các anh chị Tân tòng được nhiều hồng ân và luôn biết đặt trọn niềm tin của mình vào quyền năng của Thiên Chúa trong cuộc sống thường ngày.

Sau bài Tin mừng, cha Gioakim chia sẻ cho các anh chị Tân tòng cùng cộng đoàn: Hôm nay, các anh chị Dự tòng sẽ chính thức trở thành con cái của Đức Kitô. Bởi vì, tất cả chúng ta đều tin vào một Thiên Chúa có Ba Ngôi, và Ngôi Hai đã xuống thế làm người mang thân phận kiếp phàm nhân để cứu nhân độ thế, Ngài đến để chia sẻsự đau khổ, cô đơn, bất hạnh và đói khát nơi chúng ta. Qua đây, chúng ta hãy cầu nguyện cho các anh chị Dự tòng luôn vững một lòng tin vào quyền năng của Thiên Chúa trong mọi nơi, mọi lúc, và mọi hoàn cảnh. Đồng thời, chúng ta cũng cầu nguyện cho chính chúng ta là những người tội lỗi, để khi đến gần Đức Kitô với tâm hồn tin tưởng và thống hối, luôn biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, ngay trong gia đình và trong giáo xứ nơi mình cư ngụ, qua các công việc thường ngày, hầu mai nầy sẽ được Thiên Chúa yêu thương và đón nhận chúng ta được vào quê hương Nước Trời.

Sau bài giảng; cha chủ tế cử hành nghi thức Rửa Tội và Thêm Sức cho các anh chị Dự tòng ngay trên cung thánh.

Rửa Tội: Khi anh chị lãnh nhận nước này, từ đây anh chị trở nên một với Đức Kitô, chịu nạn, chịu chết, mai táng và phục sinh với Ngài.

Trao áo trắng: Áo trắng này anh chị hãy mặc và giữ nó tinh tuyền cho đến khi ra trình diện trước mặt Đức Kitô.

Trao nến phục sinh: Anh chị hãy giữ ngọn lửa đức tin luôn cháy sáng trong lòng, để khi Đức Kitô đến, anh chị ra đón rước Ngài.

Bí tích Thêm Sức: Anh chị lãnh nhận Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ ban cho anh chị thêm sức mạnh trong đức tin, ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, lòng can đảm và biết kính sợ Thiên Chúa.

Tiếp nối Thánh lễ là phần phụng vụ Thánh Thể.

Sau phần hiệp lễ, một chị trong lớp Tân tòng đại diện lên cảm ơn cha xứ Gioakim, quý chức HĐMVGX, các ban ngành, bố mẹ đỡ đầu, quý thầy dạy giáo lý cùng mọi thành phần dân Chúa đã tổ chức Thánh lễ và góp phần giúp đỡ vào ngày vui hôm nay. Bó hoa tươi thắm đượcchị đại diện dâng lên cha xứ Gioakim với tâm tình cảm mến và lòng biết ơn. Đáp từ, cha Gioakim một lần nữa chúc mừng các anh chị Tân tòng và cảm ơn bố mẹ đỡ đầu, những người đã dìu dắt giúp đỡ cách âm thầm, và những người dạy giáo lý để cho các anh chị có được niềm vui trọng đại hôm nay.Đồng thời, ngài cũng nhắc nhở các anh chị Tân tòng hãy siêng năng đi tham dự Thánh lễ thương ngày và lãnh nhận các bí tích khác được sốt sắng hơn nữa.

Thánh lễ kết thúc lúc 18g00. Sau Thánh lễ, cha xứ và các anh chị Tân tòng cùng nhau chụp chung tấm hình kỷ niệm ngay trước thềm cung thánh. Trước khi ra về, ngài tặng cho mỗi anh chị một cuốn sách Lời Chúa hằng ngày, và giấy chứng nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức.
 
Thánh lễ đồng tế tạ ơn của Tân Linh Mục Paul Nguyễn Văn Hiệp
Trần Văn Minh
14:42 16/12/2018
Melbourne, Thánh lễ 5 giờ chiều Chúa Nhật 16/12/2018. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, do Tân Linh mục Paul Nguyễn Văn Hiệp chủ tế cùng với quý cha Úc Việt Nam trong và ngoài giáo phận đồng tế thật trọng thể, để cùng Tân linh mục dâng lễ tạ ơn và cộng đoàn mừng tân linh mục.

Xem hình

Tân Linh mục Paul Nguyễn Văn Hiệp mới được phong chức sáng Thứ Bảy 15/12/2018 tại Giáo phận Sale, Tiểu bang Victoria, sau tám năm theo học tại đại chủng viện.

Theo lời chia sẻ về tiểu sử của Tân Linh mục Nguyễn Văn Hiệp. Sau khi tốt nghiệp tại Đại Học Huế. Thầy Hiệp trở về quê hương và đã làm nghề dậy học. Nhưng thừa hưởng nếp sống đạo đức của gia đình, Thầy đã nghe theo tiếng gọi của Thiên Chúa và xin bước vào đại chủng viện để hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã chọn thầy Hiệp để trao ban sứ vụ Thiên chức linh mục của Chúa.

Ca đoàn Cecilia đã xuất sắc với các bài thánh ca với chủ đề của thánh lễ tạ ơn, mừng Tân Linh mục Nguyễn Văn Hiệp. Vì tiếng Chúa mời gọi và chọn Linh mục của Chúa đều khắp trong các bản thánh ca.

Cuối lễ, Ông Lê Văn Miện đã lên chúc mừng tân linh mục, cùng chúc cho Tân linh mục bền vững trong ơn gọi. Luôn là ngọn nến sáng để soi rọi vào mọi nơi tối tăm giúp cho đoàn chiên Chúa không bị lạc.

Một bữa tiệc nhẹ đã được tổ chức trong hội trường trung tâm để mừng tân linh mục với đầy đủ phần văn nghệ do Ca đoàn Cecilia phụ trách, giúp cho buổi tiệc mừng thật vui vẻ, để cộng đoàn có dịp cùng chia vui cùng tân linh mục.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh mục sống tâm tình tạ ơn
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:31 16/12/2018
Năm nay, năm 2018 Đức Giám Mục Giáo phận và ba anh em linh mục đàn anh của tôi mừng Ngân khánh linh mục. Bên cạnh sự sám hối ăn năn thì lời tạ ơn là tâm tình chính của các ngài trong dịp kỷ niệm đặc biệt này. Xin có vài nghĩ suy về sự biết ơn, cách riêng là tâm tình tạ ơn của hàng linh mục.

Lòng biết ơn là một trong những nhân đức nền tảng để sống xứng với phận con người. Những ai thiếu sót trong nhân đức nhân bản này thì không chỉ bị người đời khinh bỉ mà còn bị xem như là loài ăn cháo đái bát, thua cả một số loài vật. Qua câu chuyện mười người phong cùi được Chúa Giêsu chữa lành mà duy chỉ có một người anh em dân ngoại biết trở lại tạ ơn còn chín người Do Thái giáo thì không, chúng ta thử xét xem một vài nguyên nhân khiến người ta dễ sa vào thói vô ơn dù có khi có thể lượng thứ nhưng vẫn đáng tiếc và có khi là đáng trách (x. Lc 17,11-19).

I. Trước hết xin bàn đến chiều kích tiêu cực là sự vô ơn qua một vài nguyên nhân khiến chúng không truy cho đến tận nguồn những ơn mình lãnh nhận:

1.“Bàn tay ta làm nên tất cả”. Một khi đã những tưởng rằng ơn lành mà chúng ta lãnh nhận là do công sức của mình thì việc biết ơn là dường như bị loại bỏ. Phải chăng chín người phung cùi Do Thái giáo đã lầm tưởng rằng chính nhờ việc họ đi trình diện với các Tư tế nên họ được lành bệnh? Không dám quả quyết dữ kiện này nhưng hầu chắc người anh em lương dân đã trở lại cám ơn Chúa Giêsu thì không biết các luật lệ về việc phải đi trình diện tư tế các trường hơp có dấu chỉ mắc bệnh hay đã khỏi bệnh phung cùi (x.Lv 13,1-16) và anh ta đã nhận ra nguồn ơn mà anh lãnh nhận là từ Chúa Giêsu.

2.Mọi người hay nhiều người cũng hưởng nhận cái ơn như mình lãnh nhận. Sự thường nếu một ơn mà chỉ riêng bản thân mình hay gia đình mình lãnh nhận thì chúng ta dễ có lòng biết ơn hơn là trường hợp nhiều người hay mọi người cũng được hưởng ơn ấy như mình. Rất có thể cả chín người Do Thái giáo hôm ấy đều được chữa lành là một nguyên cớ. Đêm Tết Trung Thu, phát quà cho gần cả nghìn em thiếu nhi, thế nhưng hình như chỉ có dăm bảy em lí nhí lời cám ơn. Nhờ các mẹ hiền mẫu lo xa nên số quà còn thừa. Hôm sau tôi gọi hai em nhỏ đã biết ngoan và hăng hái trả lời câu hỏi trong phần diễn giải Lời Chúa vào nhà xứ và tặng quà “hậu Trung Thu”. Hai bé vừa nhận quà vừa hớn hở cám ơn cha xứ rối rít. Hình như chuyện này cũng đúng với người lớn một cách nào đó.

3.Lãnh nhận ơn lành cách thường xuyên. Ngày nào mặt trời cũng mọc lên rồi lặn xuống đều đặn cho mọi người; ngày nào ai ai cũng hưởng nhận thời gian đủ đầy 24 tiếng đồng hồ chẳng thiếu một giây. Và thế là đã có đó nhiều người thiếu tâm tình tri ân cảm tạ. Tâm tình biết ơn thật rõ nét nơi bà con vùng hẽo lánh xa xôi, một năm một hai lần có linh mục về dâng Thánh Lễ. Trái lại, ngày nào cũng có cha dâng Lễ nên chúng ta rất có thể xem đó như là quyền được hưởng nhận của mình.

Người mặc tật vong ân thì thường sử dụng ơn đã lãnh nhận theo ý riêng của mình. Đây là hệ quả tất yếu, vì một khi đã lầm tưởng rằng chính bàn tay ta làm nên ân lộc này thì ta có quyền sử dụng nó cách tự do và tùy thích. Một hệ quả tất yếu nữa của người sống vong ân đó là sử dụng ơn lành ít có hiệu quả, nhiều khi lại quá lãng phí và có khi gây ra hậu quả xấu xa khó lường.

II. Xét về chiều kích tích cực trong việc sống tình tri ân cảm tạ. Cách riêng tâm tình tạ ơn của các linh mục. Một vài tiền đề ắt có để có thể sống tình tri ân:

1.Xác định đúng ơn lành mình lãnh nhận: Là Kitô hữu trưởng thành thì phải biết tạ ơn Thiên Chúa vì đã được làm người, làm người con cái Chúa trong lòng mẹ Hội Thánh Công Giáo. Nội hàm lời kinh cám ơn diễn tả sự thật này: “Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời mà lại sinh ra con, cho con được làm người…” Cách riêng, là linh mục thì cần phải biết tạ ơn về hồng ân cao quý là thiên chức linh mục mình đã lãnh nhận.

Trong dòng đời người thì có đó “thì mạnh, thì yếu” (temps fort, temps faible). Các dấu mốc đặc biệt như ngày thụ phong linh mục, các ngày kỷ niệm giáp năm, ngân khánh…là những dịp để các ngài sống tình tạ ơn cách sâu lắng và hữu hiệu hơn. Tuy nhiên nếu biết sống tình tri ân từng ngày thì quả là đáng trân quý. Các câu hỏi linh mục là ai, vì sao Chúa Giêsu thiết lập thiên chức linh mục và Người lập chức linh mục để làm gì thì có lẽ các linh mục hẳn hiểu rõ dù cho không thể đủ đầy các mặt nhưng chắc chắn là phải nắm rõ những nét căn bản về thiên chức mình đã lãnh nhận.

2.Xác tin vững vàng về nguồn ơn mình đã lãnh nhận: Trong đức tin thì dễ dàng trả lời rằng chính Thiên Chúa là Đấng trao ban thiên chức linh mục. Tuy nhiên Thiên Chúa thường ban ơn lành qua các trung gian. Ngoài tấm linh hồn mỗi người chúng ta là ơn Thiên Chúa ban trực tiếp thì có thể nói rằng hầu như mợi ơn lành khác Chúa thường ban qua các trung gian, như thân xác chúng ta Chúa ban qua tình yêu mẹ cha, kiến thức chúng ta, Chúa ban qua thầy cô… và thiên chức linh mục thì Chúa lại ban qua Hội Thánh, qua nỗ lực sống cống hiến của các tiến chức, qua sự giúp đỡ, nâng đỡ của người này người kia… Các trung gian là cần thiết nhưng chúng có thể trở thành những trở ngại khiến nhiều khi chúng ta không thể truy nguồn đến tận căn đó là Thiên Chúa.

3.Ý thức sự bất xứng và cả sự bất lực của chúng ta. Nếu Thiên Chúa không muốn thì không một ai có thể làm người. Nếu Chúa không yêu thương thì không ai có thể xứng làm con cái của Người. Và chắc chắn không một linh mục hay giám mục nào dám to gan tự cho mình xứng đáng lãnh nhận thiên chức linh mục. Đã ý thức sự bất xứng của mình thì hẳn nhiên các linh mục luôn khiêm nhu khi thi hành thánh chức, đồng thời luôn quý trọng thiên ân mình lãnh nhận. Tuy nhiên sự ý thức này một đôi trường hợp chỉ dừng lại ở các bài diễn văn tạ ơn trong ngày thụ phong, dịp kỷ niệm ngân khánh, kim khánh hay ngày nhậm chức vụ nào đó. Việc quý trọng thiên chức linh mục nơi các giám mục hay các linh mục anh em thì tương đối khá dễ dàng, còn quý trọng thiên chức linh mục nơi bản thân mình phải chăng cần đặt vấn đề. Và vấn đề đặt ra đó là cách thế thi hành thánh chức của các ngài: có dịu hiền và khiêm nhượng ở mức độ nào?

4.Hiểu rõ và kiên trung thực thi mục đích của thiên chức linh mục mình đã lãnh nhận. Chúa trao ban thiên chức linh mục cho tôi là để làm gì và để phục vụ những ai? Nếu không có đoàn dân Thiên Chúa thì chẳng cần có linh mục, vì nếu không có đàn chiên thì cần gì đến mục tử. Như thế thiên chức linh mục có ra là vì đàn chiên của Thiên Chúa, những con chiên trong lẫn ngoài đàn. Trong bảy bí tích của Hội Thánh Công Giáo, ngoại trừ bí tích Thánh Thể là bí tích biệt loại, thì bí tích Truyền chức thánh và bí tích Hôn phối là hai bí tích mang tính cộng đoàn cách đặc biệt và rõ nét. Cộng đoàn của tôi có sống và sống dồi dào như thế nào là một trong những câu tự vấn cho những ai đã lãnh nhận thiên chức linh mục.

III. Một trong những cách thế sống tình tạ ơn cách đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng trao ban thừa tác vụ linh mục: Sống Hy Tế Thánh Thể, Hy Tế Tạ Ơn.

Lời tạ ơn đủ đầy ý nghĩa đó là sử dụng ân ban đúng và đẹp ý người thi ân. Chúa Kitô là mẫu gương cho tất cả chúng ta, cách riêng các linh mục trong việc sống lời tạ ơn. Tác giả thư gửi tín hữu Do Thái đã viết những lời sau: “Thật thế, máu các con bò, con dê không thể nào xoá được tội lỗi. Vì vậy, khi vào trần gian, Đức Ki-tô nói: Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa cũng chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài, như Sách Thánh đã chép về con” (Dt 10,4-7). Chúa Kitô đã sống tình tạ ơn bằng việc sử dụng tấm thân xác Chúa Cha trao ban để Emmanụel, ở cùng nhân loại chúng ta trong sự chung thân, gánh phận và chia phần với chúng ta đến cùng.

Với tâm thân xác Cha ban, Chúa Kitô đã vào trần gian để cùng nhân loại. Trong thời gian công khai rao giảng, Ngài đã ở cùng các môn đệ ròng rã ba năm, đã dùng tấm thân xác ấy để đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, dập nát, giải thoát những ai bị giam cầm, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng (x.Lc 4,1-4-21).

Ngài dùng tấm thân xác ấy để gánh lấy tội lỗi nhân gian đến nỗi chẳng còn hình tượng con người trên cây thập giá ở đỉnh đồi Can-vê. Cũng với tâm thân xác ấy Ngài đã mở toang con tim cực thánh, vắt kiệt đến giọt nước và giọt máu cuối cùng để tuôn ban hồng ân Thánh Thần cho nhân loại, qua đó hòa giải nhân trần với Cha trên trời và thông chia phần phúc vĩnh cửu cho loài người (x.Ga 19,28-37).

Các hành vi của Chúa Kitô khi sử dụng ân ban đã làm đẹp lòng Chúa Cha và đó chính là lời tạ ơn tuyệt hảo (x.Mt 3,17; Mc 1,11). Lời tạ ơn ấy đã vẹn đầy trong đêm Tiệc Ly, khi Chúa Kitô lập Bí Tích Thánh Thể. Giáo Hội tin nhận chính khi lập Bí Tích Thánh Thể là lúc Chúa Kitô quyết định lần cuối cùng cách dứt khoát hiến dâng mạng sống vì nhân loại chúng ta, một quyết định sẽ hiện thực vào chiều ngày hôm sau trên đồi Can-vê. Chính vì thế Giáo Hội dạy mỗi lần bí tích Thánh Thể, Hy Tế tạ ơn được cử hành thì Hy Tế thập giá được hiện tại hóa.

Các linh mục cử hành bí tích Thánh Thể dường như là hằng ngày. Ước gì các ngài khi chu toàn nhiệm vụ thánh hóa dân Thiên Chúa thì biết sống tâm tình tạ ơn liên lỉ. Mong sao các ngài ý thức thiên chức linh mục là ân ban nhưng không đến từ Thiên Chúa. Và Chúa ban thiên chức linh mục cho các ngài là để các ngài phục vụ đoàn chiên của Chúa. Khi truyền lệnh: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (x.Lc, 22,19; 1Cr 11,25), thì Chúa Kitô không chỉ trao cho các ngài năng quyền cử hành bí tích Thánh Thể mà còn mời gọi các ngài hãy dùng chính cuộc sống và hiến dâng sự sống của mình để cho đoàn chiên được thanh sạch, được sống và sống dồi dào. Xin cho các linh mục biết dùng thiên chức mình lãnh nhận để biết “ở cùng” đàn chiên trong sự liên đới và quảng đại phục vụ “không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tân tụy. Không lấy quyền mà thống trị, nhưng luôn nêu gương sáng cho đàn chiên” (x.1P.5,2-3).

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tính Đồng Nghị trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội
Vũ Văn An
19:28 16/12/2018
Giới Thiệu

Đức Phanxicô khuyến khích việc tản quyền hay đúng hơn, ngài mời gọi và dành khá nhiều không gian tự lập cho các hội đồng giám mục quyết định một số vấn đề liên quan trực tiếp tới đời sống các giáo hội địa phương. Điều này, theo ngài, vốn có từ ngàn xưa trong sinh hoạt của Giáo Hội, qua giáo thuyết synodality, một từ ngữ chúng tôi mạn phép dịch là tính đồng nghị. Có lẽ một phần vì các quyết định của Đức Phanxicô gần đây, bề ngoài có vẻ như đi ngược lại giáo thuyết này, nên Ủy Ban Thần Học Quốc Tế trực thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, dưới sự điều khiển của Đức Hồng Y Ladara S.J., đã cho phổ biến một tài liệu tựa là "Tính Đồng Nghị trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội" để soi sáng. Nhận thấy tài liệu rất hữu ích, chúng tôi mạn phép chuyển sang tiếng tiếng Việt. Mời bạn đọc cùng nghiên cứu.

Một Phiên Họp của Thượng Hội Đồng Về Giới Trẻ


Ủy Ban Thần Học Quốc Tế
Tính Đồng Nghị trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội



Ghi Chú Sơ Khởi



Trong Kỳ Họp 5 Năm lần Thứ Chín, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế đã nhận lãnh thực hiện một cuộc nghiên cứu về tính đồng nghị (synodality) trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Công trình này được thực hiện bởi một tiểu ban chuyên biệt dưới sự chủ tọa của Đức Ông Mario Ángel Flores Ramos và gồm các thành viên: Nữ Tu Prudence Allen RSM, Nữ Tu Alenka Arko của Cộng Đồng Loyola, Đức Ông Antonio Luiz Catelan Ferreira, Đức Ông Piero Coda, Cha Carlos María Galli, Cha Gaby Alfred Hachem, Giáo Sư Héctor Gustavo Sánchez Rojas SCV, Cha Nicholaus Segeja M’hela và Cha Gerard Francisco Timoner III OP.

Các cuộc thảo luận chung về chủ đề này diễn ra trong các phiên họp của tiểu ban và trong các Phiên Khoáng Đại của chính Ủy Ban, được tổ chức giữa các năm 2014 và 2017. Bản văn hiện nay được đa số thành viên của Ủy Ban chấp thuận trong Phiên Họp Toàn Thể năm 2017, bằng cách bỏ phiếu viết. Sau đó, nó đã được sự chấp thuận của vị Chủ Tịch, Đức Hồng Y Luis F. Ladaria S.J., Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, người đã cho phép công bố nó vào ngày 2 tháng Ba, năm 2018, sau khi nhận được đáp ứng thuận lợi từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Dẫn Nhập



Thời (kairos) của Tính Đồng Nghị

1. "Chính con đường đồng nghị này được Thiên Chúa mong đợi nơi Giáo hội của thiên niên kỷ thứ ba" [1]: cam kết có tính lên chương trình này đã được đưa ra bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại lễ kỷ niệm lần thứ 50 việc thiết lập ra Thượng Hội đồng Giám mục của Chân Phúc (nay là Thánh) Phaolô VI. Thực vậy, ngài nhấn mạnh rằng tính đồng nghị “là một chiều kích thiết yếu của Giáo Hội”, theo nghĩa “những gì Chúa đang yêu cầu nơi chúng ta đã hiện diện, theo một nghĩa nào đó, trong chính hạn từ 'công nghị' (synod)” [2].

2. Tài liệu này nhằm cung cấp một số hướng dẫn hữu ích để đi sâu hơn vào ý nghĩa thần học của lời hứa này và một số định hướng mục vụ về những gì nó hàm ngụ đối với sứ mệnh của Giáo Hội. Phần Dẫn Nhập sẽ xác định các dữ kiện có tính tầm nguyên và khái niệm cần thiết cho việc minh giải sơ khởi nội dung và việc sử dụng hạn từ ‘tính đồng nghị [synodality]’; sau đó nó đưa vào bối cảnh những gì giáo huấn quan trọng và mới mẻ của Huấn Quyền từng cung cấp cho chúng ta về chủ đề này trong thời gian liền sau Công Đồng Vatican II.

Công nghị, Công đồng, Tính đồng nghị

3. “Công nghị” (synod) là một từ ngữ cổ xưa và đáng kính trong Truyền thống Giáo hội, mà ý nghĩa của nó rút tỉa từ những chủ đề sâu sắc nhất của Mặc Khải. Gồm một giới từ συν (với) và danh từ όδός (nẻo đường), nó chỉ con đường được dân Thiên Chúa cùng đi với nhau. Nó cũng ám chỉ Chúa Giêsu, Đấng tự trình bày là “đường, sự thật và là sự sống” (Ga 14,6), và ám chỉ sự kiện này là các Kitô hữu, những kẻ theo Người, thuở ban đầu vốn được gọi là “những người theo đường” (xem Công vụ 9,2; 19,9,23; 22,4; 24,14,22).

Trong tiếng Hy lạp được giáo hội sử dụng, nó diễn tả việc các môn đệ của Chúa Giêsu được triệu tập với nhau như một cộng đồng và trong một số trường hợp, nó đồng nghĩa với cộng đồng giáo hội [3]. Ví dụ, Thánh Gioan Chrysostom viết rằng Giáo Hội là “một tên thay cho việc “cùng đi với nhau” (σύνοδος, synodos) [4]. Ngài giải thích rằng Giáo Hội thực sự là một cộng đồng được triệu tập để cảm tạ và vinh danh Thiên Chúa như một ca đoàn, một thực tại hòa hợp giữ cho mọi sự liên kết với nhau (σύστημα, systema), vì, nhờ các mối liên hệ hỗ tương và có phẩm trật của chúng, tất cả những ai lập thành ra nó hội tụ với nhau trong αγάπη [agapé, đức ái] và όμονοία [homonoia, hoà hợp] (một tâm một trí chung).

4. Từ những thế kỷ đầu tiên, từ ngữ "công nghị" đã được áp dụng, với một ý nghĩa chuyên biệt, vào các hội đồng giáo hội được triệu tập ở nhiều bình diện khác nhau (giáo phận, giáo tỉnh, giáo miền, thượng phụ hoặc phổ quát) để biện phân, dưới ánh sáng Lời Chúa và lắng nghe Chúa Thánh Thần, các vấn đề tín lý, phụng vụ, giáo luật và mục vụ xuất hiện cùng với thời gian.

Chữ Hy lạp σύνοδος được dịch sang tiếng Latinh là synodus hoặc concilium. Concilium, trong cách sử dụng phàm tục của nó, đề cập đến một hội đồng được triệu tập bởi một thẩm quyền hợp pháp. Mặc dù gốc rễ của "công nghị" (synod) và "hội đồng" (council) khác nhau, ý nghĩa của chúng gặp nhau. Thực thế, "hội đồng" làm phong phú nội dung ngữ nghĩa của "công nghị" bằng cách tham chiếu đến tiếng Do Thái קָהָל (qahal), một hội đồng được Chúa triệu tập, và được dịch sang tiếng Hy Lạp là έκκλησία [ekklesia], một từ ngữ, trong Tân Ước, đề cập đến việc triệu tập cánh chung dân Chúa trong Chúa Giêsu Kitô.

Trong Giáo Hội Công Giáo, sự khác biệt giữa việc sử dụng các từ ngữ “công đồng” và “công nghị” mới có gần đây. Tại Vatican II, chúng đồng nghĩa với nhau, cả hai đều đề cập đến phiên họp công đồng [5]. Một sự phân biệt chính xác được dẫn nhập bởi Bộ Giáo Luật của Giáo hội Latinh (1983), phân biệt giữa một Công đồng đặc thù (toàn thể hoặc cấp tỉnh) [6] và một Công đồng chung [7] một đàng, và một thượng hội đồng các giám mục [8] và một thượng hội đồng giáo phận [9] đàng khác [10].

5. Trong văn chương thần học, giáo luật và mục vụ của những thập niên gần đây, một kiểu nói mới đã xuất hiện, danh từ "tính đồng nghị" (synodality), một tĩnh từ có liên quan "có tính đồng nghị" (synodal), cả hai đều phát xuất từ chữ "công nghị" (synod). Vì thế, người ta nói đến tính đồng nghị như một "chiều kích cấu thành" của Giáo Hội hoặc ngắn gọn hơn là "Giáo hội có tính đồng nghị" (synodal Church). Sự mới lạ về ngữ học cần được làm sáng tỏ một cách cẩn thận về thần học này là dấu hiệu của một điều gì mới đang chín mùi trong ý thức giáo hội bắt đầu từ Huấn Quyền của Vatican II, và từ kinh nghiệm sống của các Giáo hội địa phương và Giáo hội hoàn vũ kể từ Công đồng cuối cùng cho đến nay.

Sự hiệp thông, tính đồng nghị, tính hợp đoàn

6. Mặc dù tính đồng nghị không minh nhiên được tìm thấy như một thuật ngữ hay một khái niệm trong giáo huấn của Vatican II, nhưng công bằng mà nói, tính đồng nghị vốn là trọng tâm của công trình đổi mới mà Công đồng từng khuyến khích.

Giáo hội học về Dân Thiên Chúa nhấn mạnh phẩm giá và sứ mệnh chung của mọi người đã chịu phép rửa, trong việc thực hiện sự đa dạng và tính phong phú có phẩm trật của các đặc sủng, ơn gọi và các thừa tác vụ của họ. Trong bối cảnh này, khái niệm hiệp thông nói lên bản chất sâu sắc của mầu nhiệm và sứ mệnh của Giáo Hội, mà nguồn gốc và đỉnh cao là Cộng Đoàn Thánh Thể (Eucharist Synaxis) [11]. Đây là thực tại (res) của Bí Tích Giáo Hội (Sacramentum Ecclesiae): sự hợp nhất với Thiên Chúa Ba Ngôi và sự thống nhất giữa các nhân vị, được làm cho hiện thực nhờ Chúa Thánh Thần trong Chúa Giêsu Kitô [12].

Trong bối cảnh giáo hội học này, tính đồng nghị là một modus vivendi et operandi (cách sống và hành động) chuyên biệt của Giáo Hội, Dân Thiên Chúa; nó tỏ lộ và đem lại cho hữu thể Giáo Hội bản thể hiệp thông khi mọi chi thể của Giáo Hội cùng hành trình với nhau, tụ họp thành cộng đoàn và tích cực tham gia sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của Giáo Hội.

7. Trong khi khái niệm tính đồng nghị đề cập đến sự can dự và sự tham gia của toàn thể Dân Thiên Chúa vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội, thì khái niệm tính hợp đoàn (collegiality) xác định ý nghĩa thần học và hình thức của a) việc thi hành thừa tác vụ của các Giám Mục trong việc phục vụ của Giáo Hội địa phương được giao phó cho sự chăm sóc của mỗi vị, và b) sự hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương giữa lòng Giáo Hội phổ quát duy nhất của Chúa Kitô, được mang đến nhờ sự hiệp thông về phẩm trật của Hợp Đoàn Giám Mục (college of bishops) với Giám mục Rôma.

Do đó, tính hợp đoàn là hình thức chuyên biệt trong đó tính đồng nghị của giáo hội được biểu lộ và làm cho hiện thực qua thừa tác vụ của các Giám mục trên bình diện hiệp thông các Giáo hội địa phương trong một khu vực và trên bình diện hiệp thông mọi Giáo hội trong Giáo hội hoàn cầu. Một biểu hiện chân thực của tính đồng nghị tự nhiên đòi phải thực hiện thừa tác vụ hợp đoàn của các Giám mục.

Một ngưỡng cửa mới sau Vatican II

8. Các hoa trái của cuộc canh tân do Vatican II hứa hẹn trong việc cổ vũ sự hiệp thông giáo hội, tính hợp đoàn giám mục và lối tư duy và hành động 'hợp tính đồng nghị' rất phong phú và quý giá. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài để đi theo hướng được Công đồng vẽ đường [13]. Thực thế, ngày nay, cố gắng tìm ra một hình thức thích hợp cho một Giáo hội có tính đồng nghị - mặc dù nó được chia sẻ rộng rãi và được đưa vào thực hành một cách tích cực - dường như vẫn còn cần có các nguyên tắc thần học rõ ràng và các định hướng mục vụ dứt khoát.

9. Do đó, mà có ngưỡng cửa mới được Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta bước qua. Sau Vatican II, bước theo các vết chân của vị tiền nhiệm, ngài nhấn mạnh rằng tính đồng nghị nói lên hình dạng của một Giáo Hội phát xuất từ Tin Mừng của Chúa Giêsu, một Giáo Hội được mời gọi nhập thể vào lịch sử, vào sự trung thành đầy sáng tạo đối với Truyền thống.

Phù hợp với giáo huấn của Lumen Gentium, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhận xét cách riêng rằng tính đồng nghị "cung cấp cho chúng ta cái khung thích hợp nhất để hiểu chính thừa tác vụ phẩm trật" [14] và, dựa trên giáo thuyết sensus fidei fidelium (cảm thức đức tin của các tín hữu) [15], mọi chi thể của Giáo Hội đều là các tác nhân của việc truyền giảng Tin Mừng [16]. Do đó, biến Giáo Hội có tính đồng nghị trở thành một thực tại là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đối với một năng lực truyền giáo mới có sự can dự của toàn thể Dân Thiên Chúa.

Ngoài ra, tính đồng nghị còn nằm ở tâm điểm cam kết đại kết của các Kitô hữu: vì nó nói lên lời mời cùng đi với nhau trên con đường hướng tới sự hiệp thông trọn vẹn và vì - khi được hiểu một cách chính xác - nó cung cấp một cách hiểu và trải nghiệm Giáo Hội, trong đó, các dị biệt hợp pháp tìm được chỗ đứng trong luận lý học trao đổi hỗ tương các ơn phúc dưới ánh sáng sự thật.

Mục đích và cấu trúc của tài liệu

10. Trong hai chương đầu tiên, tài liệu này đề nghị đáp ứng nhu cầu đi sâu hơn vào ý nghĩa thần học của tính đồng nghị theo các đường hướng của Giáo hội học Công Giáo, hòa hợp với giáo huấn của Vatican II. Trong chương đầu tiên, chúng ta trở lại với các nguồn qui phạm của Thánh Kinh và Thánh Truyền để làm sáng tỏ việc hình ảnh đồng nghị của Giáo Hội có nguồn gốc của nó ra sao theo cách Mạc Khải đã tỏ lộ trong suốt lịch sử và chỉ ra những nghĩa rộng nền tảng (fundamental connotations) và các tiêu chuẩn thần học chuyên biệt có thể định nghĩa và cho biết nó có thể được đưa vào thực hành như thế nào.

Chương thứ hai đưa ra các nền tảng thần học về tính đồng nghị phù hợp với giáo thuyết giáo hội học của Vatican II, liên kết các nền tảng này với viễn tượng dân Chúa đang lữ hành và truyền giáo và với mầu nhiệm Giáo hội như hiệp thông, trong tương quan với các đặc điểm dị biệt của Giáo hội: hợp nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Cuối cùng nó đi vào mối tương quan giữa sự tham gia của mọi thành phần Dân Thiên Chúa vào sứ mệnh của Giáo Hội và vào việc thực thi thẩm quyền của Mục Tử của họ.

Trên cơ sở đó, các chương thứ ba và thứ tư nhằm đề nghị một số định hướng mục vụ: chương thứ ba liên quan đến vấn đề thực tế 'làm cho tính đồng nghị xảy ra' ở mọi bình diện, trong Giáo hội địa phương, trong sự hiệp thông giữa các Giáo hội địa phương trong một khu vực, trong Giáo hội phổ quát; chương thứ tư đề cập đến sự hồi tâm thiêng liêng và mục vụ và sự biện phân cộng đồng và tông đồ cần thiết cho việc trải nghiệm có tính đồng nghị chân chính về Giáo hội, với sự đánh giá cao các tác dụng tích cực của nó đối với phong trào đại kết và phụng sự (diakonia) xã hội của Giáo hội.

Kỳ sau: Chương 1: TÍNH ĐỒNG NGHỊ TRONG THÁNH KINH, TRONG THÁNH TRUYỀN VÀ TRONG LỊCH SỬ
 
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, Thứ Hai 17/12/2018; Đức Thánh Cha nói: Niềm vui sẽ tràn đầy nếu tâm hồn chúng ta ở trong Chúa
VietCatholic Network
16:53 16/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây

Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:

1- Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật ngày 16 tháng 12, 2018.

2- Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ kính Đức Mẹ Guadalupe.

3- Đức Thánh Cha tiếp 8 tân Đại Sứ cạnh Tòa Thánh.

4- Đức Thánh Cha gặp gỡ các nghệ sĩ hòa nhạc nhạc Giáng sinh tại Vatican để hỗ trợ người tị nạn ở Iraq và Uganda.

5- Đức Thánh Cha mời người nghèo dự tiệc mừng lễ Giáng Sinh.

6- Đức Thánh Cha tái lên án tệ nạn “ngồi lê mách lẻo”.

7- Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ giúp 4 triệu đô la cho Giáo Hội Mỹ Châu La-tinh.

8- Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Trung Đông Hoa Kỳ tổ chức Đại Hội Thánh Ca Giáng Sinh.

9- Lễ Khai Mạc Năm Thánh - 60 Năm Đức Mẹ Tà Pao.

10- Giới thiệu Thánh Ca: Chuyện tình Emmanuel.

Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
 
Giáo Hội Năm Châu 17/12/2018: Tổng thống Rodrigo Duterte đòi giết các Giám Mục chỉ trích ông ta
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:14 16/12/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Lá thư của Đức Thánh Cha về lễ tuyên Chân Phước cho Đức Cha Pierre Claverie và 18 bạn tử đạo tại Algeria

Trước thánh lễ tuyên phong Chân Phước cho Đức Giám Mục Pierre Claverie và 18 bạn tử đạo, những vị đã bị giết vì đức tin ở Algeria trong khoảng thời gian từ 1994 đến 1996, Đức Thánh Cha nói rằng các vị tử đạo có một vị trí đặc biệt trong Giáo hội.

Trong lá thư gửi cho Đức Hồng Y Giovanni Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, Đức Thánh Cha viết:

“Giáo hội luôn dành sự tôn kính đặc biệt cho các vị tử đạo, những người có niềm tin và tình yêu Chúa mãnh liệt đến độ dám đổ máu đào để minh chứng cho đức tin”

Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh là đặc sứ của Đức Thánh Cha trong lễ tuyên phong Chân Phước vào ngày 8 tháng 12 cho 19 vị tử đạo Algeria tại Đền thánh Đức Mẹ Thánh Giá ở Oran, Algeria.

Trong bức thư của ngài, được viết bằng tiếng Latinh, Đức Thánh Cha đã nhắc nhớ những đau khổ và bách hại mà Chúa Kitô đã trải qua, đồng thời trích dẫn lời Chúa nói với các môn đệ Ngài rằng “tôi tớ không lớn hơn chủ. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em.” (Ga 15:20)

Đức Thánh Cha nhận xét rằng những lời này đã được xác nhận xuyên suốt thời gian và không gian trong các cuộc bách hại và trong việc tử đạo của các Kitô hữu.

Trích dẫn tông huấn Gaudete et exsultate (Hãy vui mừng hân hoan) của ngài vừa được công bố trong năm nay, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Bách hại không phải là chuyện của quá khứ vì ngày nay chúng ta cũng đang chứng kiến điều đó, qua việc đổ máu, như trường hợp của rất nhiều các vị tử đạo đương thời, và cả trong các hình thức tinh tế hơn như vu cáo và dối trá.”

Đức Thánh Cha cũng lưu ý rằng “lúc này lúc khác, sự bách hại cũng có thể diễn ra dưới những dạng thức chế diễu trong đó người ta cố gắng biếm họa đức tin của chúng ta và bôi lọ chúng ta như những kẻ ngu xuẩn.”

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng các Kitô hữu không nên sợ bị bách hại vì Chúa Kitô đã từng nói với những môn đệ Ngài rằng “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất… Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28: 18-20)

Cái chết của 19 vị tử đạo này giống như một hạt giống được gieo trên sa mạc và “những hạt giống đã nảy mầm”, dẫn đến sự tăng trưởng của các nhân đức, Đức Phanxicô viết tiếp. Các vị tử đạo yêu cuộc sống vĩnh cửu đến độ bất chấp cái chết, và bây giờ “các ngài đã dành được điều mình yêu thích, và các ngài sẽ đạt được điều đó viên mãn hơn nữa khi được phục sinh từ trong kẻ chết”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuẩn y án tuyên Chân Phước này do Bộ Tuyên Thánh trình lên ngài vào tháng Giêng năm nay.

Đức Cha Claverie, người Algeria gốc Pháp, là Giám mục Oran từ năm 1981 cho đến ngày ngài chịu tử đạo, ngày 1 tháng 8 năm 1996, là một trong những vị Chân Phước vừa được tuyên phong. Ngài và các bạn tử đạo đã bị giết trong cuộc Nội chiến ở Algeria bởi những người Hồi giáo cực đoan.

Ngoài Đức Cha Claverie còn có Sư huynh Henri Vergès, Nữ tu Paul-Hélène Saint-Raymond, Nữ tu Esther Paniagua Alonso, Nữ tu Caridad Álvarez Martín, Cha Jean Chevillard, Cha Alain Dieulangard, Cha Charles Deckers, Cha Christian Chessel, Nữ tu Angèle-Marie Littlejohn, Nữ tu Bibiane Leclercq, Nữ tu Odette Prévost, Sư huynh Luc Dochier, Sư huynh Christian de Chergé, Sư huynh Christophe Lebreton, Sư huynh Michel Fleury, Sư huynh Bruno Lemarchand, Sư huynh Célestin Ringeard, and Sư huynh Paul Favre-Miville.

Những bạn tử đạo nổi tiếng nhất của Đức Cha Claverie là bảy tu sĩ dòng Trap bị bắt cóc tại tu viện Tibhirine vào tháng 3 năm 1996. Các ngài bị giữ như các con tin nhằm trao đổi với một số thành viên bị bắt giam của Nhóm Hồi giáo vũ trang Algeria. Khi mục đích này bất thành, các ngài bị giết vào tháng 5, 1996. Câu chuyện của các ngài đã được dựng thành phim trong bộ phim của Pháp mang tên “Des Hommes Et Des Dieux” năm 2010. Bộ phim đã giành được giải Grand Prix tại Liên hoan phim Cannes.

Sau cái chết của các tu sĩ Tibhirine, Đức Cha Claverie biết rằng cuộc sống của ngài đang gặp nguy hiểm. Một quả bom phát nổ ở lối vào Tòa Giám Mục ngày 1 tháng 8 năm 1996, giết chết ngài và một người phụ tá, là anh Mohamed Bouchikhi.

2. Bối cảnh tử đạo của các vị vừa được tuyên Chân Phước tại Algeria

Hôm 08 tháng 12, lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đức Hồng Y Angelo Becciu, Tổng trưởng Bộ Tuyên Thánh, trong tư cách là đặc sứ của Đức Thánh Cha, đã chủ tế thánh lễ tuyên phong Chân Phước vào ngày 8 tháng 12 cho 19 vị tử đạo Algeria tại Đền thánh Đức Mẹ Thánh Giá ở Oran, Algeria.

Tháng 12, 1991 Mặt trận Cứu nguy Hồi Giáo thắng lớn trong vòng thứ nhất trong hai vòng của cuộc tuyển cử Quốc Hội. Trước nguy cơ thành lập một chính phủ Hồi Giáo quá khích, chính quyền Algeria can thiệp vào ngày 11 tháng Giêng 1992 và hủy bỏ kết quả bầu cử.

Nội chiến giữa chính quyền Algeria và các nhóm Hồi Giáo Vũ Trang bùng nổ và kéo dài cho đến tháng 10, 1997. Hơn 100,000 thường dân vô tội bị các nhóm Hồi Giáo vũ trang giết hại trong giai đọan này.

Vào ngày 27 tháng Ba năm 1996, 7 đan sĩ dòng Trap bị bắt cóc. Đến ngày 21 tháng Năm thì nhóm Hồi Giáo Vũ Trang Algeria tuyên bố nhận trách nhiệm đã tàn sát các đan sĩ này. Ngày 30 tháng Năm 1996, người ta tìm thấy thủ cấp các vị, nhưng không tìm thấy phần thi thể còn lại. Cái chết của 7 đan sĩ dòng Trap gây ra nhiều tranh cãi. Mặc dù nhóm Hồi Giáo Vũ Trang Algeria đã tuyên bố nhận trách nhiệm giết hại các vị, tướng Pháp François Buchwalter cả quyết là chính quân đội Algeria đã giết các đan sĩ người Pháp này.

Dòng Trap có trụ sở tại Tibhirine, nước Algeria. Đây là một chi nhánh của dòng Xitô, được thành lập vào năm 1938 ở thành phố Medea, cách thủ đô Algiers 90 km về phía Nam.

Ngoài 7 đan sĩ nói trên, còn có một vị Giám Mục khác là Đức Cha Pierre Claverie sinh năm 1938, bị giết năm 1996. Trong công việc mục vụ, ngài luôn để chăm sóc người Hồi Giáo nên người Hồi Giáo Algeria rất thương mến ngài và gọi ngài là Giám Mục của người Hồi Giáo. Ngài qua đời trong một vụ ám sát bằng bom khi cùng người tài xế đi đến tòa Giám Mục. Tang lễ của ngài được nhiều người Hồi Giáo tham dự.

Ngày 27 tháng Giêng vừa qua, ông Greg Burke, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành nghị định cứu xét việc tuyên phong chân phước cho các đan sĩ này và Đức Cha Pierre Claverie.

Vụ tàn sát dã man các đan sĩ dòng Trap đã được giới điện ảnh Pháp làm thành phim có tựa đề “Des Hommes Et Des Dieux”, được trao giải thưởng Grand Prix tại đại hội điện ảnh Cannes, ở Pháp.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã viết lời tựa cho một cuốn sách bằng tiếng Pháp viết về bảy tu sĩ dòng Trap này.

Ngài viết:

“Hai mươi năm sau cái chết của họ, chúng ta được mời gọi là dấu chỉ của sự đơn sơ và lòng thương xót trong thời đại chúng ta, trong việc thực hành hàng ngày việc cho đi chính mình, theo gương Chúa Kitô,” Đức Giáo Hoàng đã viết như trên trong lời nói đầu cuốn sách có tựa đề: Tibhirine: L'heritage; nghĩa là Di sản Tibhirine, vừa được ra mắt công chúng hôm 6 tháng Tư, 2016.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng ngoài lòng thương xót, “sẽ không có cách nào khác để chống lại cái ác đã dệt thành một mạng nhện trong thế giới của chúng ta.”

3. Linh mục bị tạt axit khi đang giải tội

Chiều ngày 5 tháng 12, cha Mario Guevara, 59 tuổi, là cha xứ của Nhà thờ Chính Tòa của thủ đô Managua, Nicaragua, đã bị tạt axit sulfuric vào mặt khi đang ngồi tòa giải tội.

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết cha Mario bị nhiều vết phỏng nghiêm trọng nhưng tình trạng của ngài đã ổn định và đã vượt qua được những nguy hiểm liên quan đến tính mạng.

Hung thủ là một phụ nữ 24 tuổi. Y thị, là một kẻ hoạt động phò phá thai quá khích, đã cố gắng chạy thoát nhưng bị anh chị em giáo dân có mặt trong nhà thờ bắt giữ giao cho cảnh sát. Các nguồn tin cảnh sát tại Managua cho biết trong lời khai ban đầu với các nhà điều tra y thị nói rằng cô ta bị Satan xúi giục phải làm như thế.

Tuyên bố từ tổng giáo phận yêu cầu anh chị em cầu nguyện cho cha Mario. Sức khỏe ngài vốn đã có nhiều vấn đề vì bệnh tiểu đường lâu năm. Tổng giáo phận cũng xin các tín hữu cầu nguyện “cho tất cả các linh mục của chúng ta” trong Tuần Cửu Nhật mừng lễ Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

4. Bà cụ 85 tuổi: “Ai muốn gỡ bỏ bức tranh Đức Mẹ của tôi, giết tôi trước đã”.

Bà Millie Francis đã suýt chết một lần nên bà sẵn sàng chịu mất mạng. Lần này là để bảo vệ một bức tranh Đức Mẹ.

Các nhà quản lý tài sản tại công viên nhà di động Vanguard của cộng đồng hưu trí nơi Millie Francis cư ngụ ở phía tây tiểu bang Florida đã yêu cầu bà gỡ bỏ một cửa sổ căn nhà di động của bà trên đó vẽ bức tranh Đức Mẹ Guadalupe.

Tờ Bradenton Herald của Florida cho biết bà Francis, năm nay 85 tuổi nói với các nhân viên của công viên:

“Muốn gỡ bỏ bức tranh Đức Mẹ của tôi hả? Giết tôi trước đã. Đừng có hòng dạy bảo bà già này phải làm gì. Đây là nước Mỹ. Chừng nào tôi còn hai tay và hai chân, tôi sẽ làm điều tôi muốn.”

16 năm trước, trong một cuộc giải phẩu, Millie Francis đã được tuyên bố chết lâm sàng trong 15 phút.

Đức tin Công Giáo và lòng sùng kính của bà đối với Đức Mẹ Guadalupe, vị thánh bảo trợ của Mỹ châu, càng thêm mãnh liệt đến mức bà nói với các nhân viên của công viên rằng bà sẵn sàng ra tòa chứ không loại bỏ bức tranh của mình.

Thiết kế thông thường của một căn nhà di động bao gồm một cửa sổ làm bằng kính. Tuy nhiên, bà Millie Francis đã thay miếng kính bằng một miếng gỗ trên đó vẽ bức tranh Đức Mẹ Guadalupe. Bà giải thích rằng làm như thế tránh được những cái nhìn tò mò vào trong nhà bà của những người hàng xóm và tránh được ánh pin đi tuần của các nhân viên bảo vệ thường làm phiền bà vào ban đêm.

“Tôi không muốn nói rằng tôi đã được thị kiến hay bất cứ điều gì tương tự như thế, nhưng tôi cảm thấy được linh hứng từ Đức Mẹ Guadalupe để có bức tranh Đức Mẹ.”

Đại diện của ban quản lý công viên nói với các phóng viên rằng bà Francis không xin phép họ khi thay miếng kính bằng miếng ván. Tuy nhiên, bà Francis nói việc buộc bà loại bỏ hình ảnh Đức Mẹ là một hành động phân biệt đối xử với đức tin Công Giáo của bà.

Những người hàng xóm khác đã trang trí bãi cỏ và xe kéo của họ với đủ thứ hình ảnh, “Đức Mẹ không làm tổn thương bất cứ ai.”

“Có tất cả mọi thứ ngoài kia, chẳng ai bắt bẻ, nhưng điều này là do tôi là người Công Giáo thành ra có vấn đề”, bà nói.

Vào ngày 9 tháng 11, các luật sư đại diện cho Vanguard đã cho bà Francis hạn chót là 30 ngày để loại bỏ hình ảnh Đức Mẹ. Hạn chót để bà tuân thủ quyết định của họ là 9 tháng 12, ba ngày trước ngày lễ Đức Mẹ Guadalupe. Nhưng bà Francis cương quyết giữ vững quyết tâm của mình.

5. Ủy ban nhân quyền Phi Luật Tân chỉ trích tuyên bố của tổng thống Rodrigo Duterte đòi giết các Giám Mục chỉ trích ông ta

Hôm thứ Năm 6 tháng 12, văn phòng của Rodrigo Duterte, tổng thống Phi Luật Tân, đã lên tiếng thanh minh một tuyên bố gây tranh cãi của tổng thống đưa ra một ngày trước, trong đó ông ta đòi giết các Giám Mục chỉ trích mình.

Trong một bài phát biểu trước các quan chức chính quyền địa phương hôm thứ Tư, ông Duterte nói Giáo Hội Công Giáo chỉ là một “tổ chức đạo đức giả” bao gồm các giáo sĩ “vô dụng”.

“Những Giám Mục này đáng bị giết, họ chỉ là những kẻ ngốc chẳng ích lợi gì. Họ chỉ biết chỉ trích mà thôi,” ông ta nói:

Duterte có mối thù với Giáo Hội Công Giáo vì các Giám Mục thường xuyên đưa ra những lời chỉ trích về chiến dịch bài trừ ma túy gây ra cái chết của nhiều người vô tội.

Salvador Panelo, phát ngôn viên của tổng thống, sau đó thanh minh với các phóng viên rằng tuyên bố khiêu khích của tổng thống xuất phát từ sự thất vọng rằng những nỗ lực cải thiện đất nước của ông đang bị đánh giá thấp.

“Tôi nghĩ đó chỉ là một sự cường điệu của tổng thống. Chúng ta nên làm quen với phong cách này của tổng thống.”

“Tổng thống, như bất kỳ con người nào, cũng biết buồn bực.”

Tuy nhiên, Ủy ban Nhân quyền của Phi Luật Tân cho rằng những lời tuyên bố chống lại các nhà lãnh đạo tôn giáo là “đáng báo động và nghiêm trọng”, cảnh báo rằng những lời lẽ này có thể dẫn đến những hành vi bạo lực.

“Giáo Hội và các linh mục ... làm việc trực tiếp với các cộng đồng và các gia đình đang phải gánh chịu nhiều hình thức vi phạm nhân quyền xuất phát từ chiến dịch bài trừ ma túy của chính phủ”, Jacqueline Ann de Guia, phát ngôn viên của ủy ban nói.

Cô nói thêm: “Thay vì gọi các vị là vô dụng, chính quyền cần phải xem xét một cách nghiêm chỉnh những quan tâm của các ngài như những thách đố có giá trị được đưa ra trên cơ sở là nhằm thăng tiến chứ không phải làm hạ giảm việc bảo vệ nhân quyền của tất cả mọi người”

6. Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến thăm bán đảo Ả Rập vào năm tới.

Đức Thánh Cha sẽ thăm Abu Dhabi, thủ đô của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), từ ngày 3 đến ngày 5 tháng Hai và sẽ dự một cuộc họp liên tôn tại đây.

Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Mohammed bin Zayed Al Nahyan, hoàng thái tử của Abu Dhabi, và hàng giáo phẩm Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia này đã mời Đức Thánh Cha đến thăm.

UAE là nơi có nhiều người Công Giáo đến từ Phi Luật Tân và các nước Nam Á khác. Họ thường phải làm việc trong các điều kiện tồi tệ. Chín phần trăm trong số 6,1 triệu dân của UAE là các Kitô hữu.

Vì có rất ít nhà thờ được phép xây dựng, nên các giáo xứ tại UAE là các giáo xứ lớn nhất trên thế giới. Hai nhà thờ ở Abu Dhabi và hai nhà thờ khác ở Dubai được dùng làm nơi thờ phượng của hàng trăm ngàn tín hữu.

Vượt qua biên giới Ả-rập Xê-út, người Công Giáo không được phép thực hành đức tin của mình một cách công khai. Các thánh lễ phải được tổ chức trong bí mật hoặc trong các đại sứ quán hoặc các cơ sở ngoại giao khác.

7. Nguyên TGM Wilson của Úc Châu được trắng án không phạm tội che dấu lạm dụng tình dục

Đức Tổng Giám Mục Philip Wilson, nguyên Tổng Giám Mục Adelaide, người bị kết tội vào tháng Năm vừa qua vì che giấu tội lạm dụng tình dục của linh mục James Fletcherr đối với các trẻ em giúp lễ trong thập niên 1970 nay đã trắng án. Đơn kháng án của ngài đã thành công.

Một tòa án ở New South Wales hôm thứ Năm đã ra phán quyết có lợi cho Đức Tổng Giám Mục Wilson. Tòa án New South Wales nói rằng có sự nghi ngờ hợp lý đối với tội danh tòa án tại Newcastle đã cáo buộc ngài.

Đức Tổng Giám Mục Wilson, 68 tuổi, là giáo sĩ Công Giáo cấp cao nhất ở Úc bị kết tội liên quan đến việc che dấu lạm dụng tình dục. Theo bản án truớc đây ngài bị quản chế tại gia, về ở cùng với người em gái. Đức Tổng Giám Mục Wilson đã từ chức vào tháng Bảy vừa qua trong khi chờ đợi phán quyết của tòa án đối với đơn kháng cáo của ngài.

8. Phán quyết trước đây của tòa án ở Newcastle hồi tháng 8 vừa qua

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng chánh án Robert Stone của Tòa án ở Newcastle hôm 14/8 đã đưa ra một phán quyết theo đó Đức Tổng Giám Mục Wilson phải chịu 1 năm tù nhưng ít nhất ngài bị quản thúc tại gia trong 6 tháng.

Tòa án địa phương trước đó đã thẩm định nhà của chị Đức Tổng Giám Mục có đủ điều kiện để làm nơi quản thúc Đức Tổng Giám Mục Wilson hay không. Từ chiều ngày 14/8 Đức Tổng Giám Mục đã về nhà chị ngài sống trong thời gian 6 tháng quản thúc, nghĩa là Đức Tổng Giám Mục không được đi đâu cho tới ngày 13 tháng Hai năm 2019.

Chánh án Robert Stone cho hay “Đức Tổng Giám Mục tỏ ra bình thản, không phản kháng lại bản án”. Theo chánh án Stone thì tâm tình bảo vệ Giáo Hội Công Giáo vẫn là “động lực chính” của Đức Tổng Giám Mục.

Theo chánh án Stone thì Đức cha Wilson vẫn là một giám mục trong Giáo hội, nhưng không có quyền giám mục thừa tác và ngài sẽ không có khả năng được phục chức.

Cuối tháng Bẩy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Tổng Giám Mục Wilson khỏi chức vụ Tổng giám mục của Tổng Giáo phận Adelaide.