Ngày 19-12-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ơn Cứu Độ
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
18:12 19/12/2011
Chúa Nhật Lễ Giáng Sinh (Is. 52,7-10; Dt. 1.1-6; Ga. 1,1-18)

Hãy vui mừng, hãy cùng nhau ca ngợi, vì Chúa đã an ủi dân Người. Chúa đã xuống trần gian đem tin vui cứu độ. Tiên tri Isaia kêu gọi toàn dân hãy vui mừng lên, vì Chúa sẽ đến cứu chuộc Giêrusalem. Chúng ta có thể tưởng tượng khung cảnh của 2500 năm trước, từ Babylon Dân Chúa bị lưu đầy được trở về xứ sở. Miền đất hứa đã trở thành miền đất sa mạc hoang sơ và mọi sự đều phải khởi lại từ đầu. Đất đai, làng mạc, nhà cửa và ruộng vườn đều bị bỏ hoang. Trong cảnh tiêu điều của miền đất hứa năm xưa quạnh hưu vắng lạnh, tiên tri Isaia đã xuất hiện để khơi dậy trong lòng dân ngọn lửa tin yêu và hy vọng vì Chúa sẽ đến an ủi dân Người.

Chúng ta biết ngày xưa, các Tiên tri đi từng làng và từng vùng để rao giảng tin mừng. Trong cuộc sống thô sơ, không có các phương tiện truyền thông văn minh như sách vở, báo chí và thông tin kỹ thuật như ngày nay. Lời của tiên tri cũng bị giới hạn trong từng vùng, từng khu vực hoặc từng nhóm người. Tin mừng về ơn cứu rỗi chỉ được loan truyền giới hạn trong dân Chúa chọn. Chúng ta nhớ rằng không phải ai ai cũng phấn khởi lắng nghe và vui mừng hy vọng. Cuộc sống thực tế còn nhiều vấn đề gai góc và u uẩn phải đối diện. Sau thời gian đi lưu đầy xa xứ, lòng người đã bị nhiễm cách sống theo đa thần giáo của dân ngoại. Cũng có nhiều người đã ngã lòng về với bụt thần vô tri và sống chung đụng với những người ngoại tộc. Lòng tin yêu vào Thiên Chúa cũng bị nhạt nhòa qua những khổ ải cuộc đời.

Các tiên tri được Thiên Chúa sai đến với dân để loan báo về ơn cứu độ cả ngàn năm trước khi Đấng Cứu Thế xuất hiện. Những lời tiên tri đã dần dần được thực hiện cụ thể trong thời gian và không gian. Chúa Cứu Thế đã giáng trần trong lịch cử của nhân loại. Đây là một sự thật hoàn toàn trong lịch sử. Có rất nhiều nhân chứng đã sống chết vì Danh Thánh Chúa Giêsu. Một trong những vị thánh sử là Gioan. Thánh Gioan là một người đánh cá bên hồ, đã được Chúa Giêsu gọi và chọn làm tông đồ. Gioan được Chúa yêu thương dẫn đưa vào mầu nhiệm nước trời. Lời đầu trong phúc âm của thánh Gioan đã mạc khải một kho tàng thiêng liêng sâu thẳm nhất: Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời vẫn ở với Thiên Chúa và Ngôi Lời vẫn là Thiên Chúa. Đây là lời mạc khải xác tín quan trọng về nguồn gốc của Con Thiên Chúa. Ngôi Lời hóa thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta.

Thánh Gioan viết: Mọi vật đều do Người làm nên và không có Người, thì chẳng vật chi được tác thành. Người chính là nguyên lý và cùng đích của mọi tạo vật. Người chính là nguồn của sự sống và sự sáng. Sự sáng đã chiếu soi vào miền u tối của thế gian. Ánh sáng này chính là mặt trời công chính đang đẩy lùi đêm tối. Ai tiếp nhận sự sáng sẽ được lãnh nhận ơn cứu rỗi. Đã hai ngàn năm trôi qua, chúng ta nhận biết rằng ngày nay còn hơn hai phần ba nhân loại chưa được nhận biết Chúa. Nhiều người chưa bao giờ được nghe giảng tin mừng cứu độ. Nhưng cũng không thiếu số người dửng dưng khi nghe nói đến danh Chúa Giêsu Kitô. Và trong thời buổi văn minh kỹ thuật và xã hội tục hóa, nhiều người còn chối từ, nhạo báng và khinh dể danh Chúa.

Thánh Gioan viết: Người đến nhà các gia nhân Người và các gia nhân Người đã không tiếp nhận Người. Con người thích sống trong bóng đêm hơn là bước đi trong ánh sáng. Có nhiều người không muốn ngước nhìn lên trời cao mà chỉ muốn cúi xuống đi tìm thỏa mãn những nhu cầu của bản năng. Chúa Giêsu đã đến thế gian đem tin vui cứu rỗi. Nhưng để lãnh nhận ơn cứu độ, mỗi người phải phấn đấu trường kỳ để đạt tới. Chúa ban ánh sáng chan hòa nhưng điều kiện tiên quyết là chúng ta phải mở cửa tâm hồn để ánh sáng dọi thấu. Nếu lòng chúng ta khóa chặt và loại trừ, tin mừng cứu độ không thể giải thoát chúng ta. Chúng ta cần tiếp nhận và mở rộng tâm hồn đón nhận ân sủng Chúa Kitô để ơn cứu độ nở hoa.

Tác giả của thơ Do-thái đã diễn tả: Thuở xưa, nhiều lần và dưới nhiều hình thức, Thiên Chúa đã phán dậy cha ông chúng ta qua các tiên tri. Trong những ngày sau hết, Ngài phán dậy chúng ta qua người Con. Chương trình cứu độ trải dài qua các thời đại từ thời các tổ phụ cho đến thời đại của chúng ta. Thiên Chúa đã dẫn dắt Dân Chúa qua từng khúc quanh lịch sử để tỏ bày sự nhiệm mầu. Mọi biến cố của thời Cựu Ước đều có ẩn ý mở đường cho ơn cứu độ. Thiên Chúa chọn một tổ phụ Abraham là cha của một dân tộc. Dân Chúa bị lưu lạc sang Ai-cập. Chúa cứu thoát dân ra khỏi Ai-cập trong biến cố Vượt Qua. Chúa ban Manna và nước uống chảy từ tảng đá trong hoang địa. Những kẻ phạm tội bị rắn cắn, nhìn lên rắn đồng được cứu sống. Dân bị lưu đầy bên Assyria và Balylon rồi được trả tự do trở về. Những biến cố của qúa khứ đều là hình bóng mang ý nghĩa trong chương trình cứu độ. Thiên Chúa luôn đồng hành với Dân Ngài trong mọi biến cố thăng trầm của cuộc sống.

Khi thời gian đã mãn, Thiên Chúa sai chính Con Một của Ngài xuống thế gian. Lời mạc khải qua thơ gởi tín hữu Do-thái: Tất cả các thiên thần Chúa hãy thờ lạy Ngài. Vậy chính Ngài là Thái Tử của Thiên Chúa Cha. Con Thiên Chúa đã giáng trần để mang ơn cứu độ và dẫn đưa chúng ta về cùng Chúa Cha. Mỗi Kitô hữu được tháp nhập trong nhiệm thể của Chúa Kitô. Chúng ta được hưởng nhờ ơn cứu độ, được gọi là con và được chung hưởng hạnh phúc đời sau. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Độ.

Chúng ta hân hoan đón mừng Chúa và hãy đến thờ kính Chúa. Ngài là trung tâm của vũ trụ và là cùng đích của mọi tạo vật. Cho dù chúng ta có chấp nhận hay từ chối Chúa, Chúa vẫn luôn yêu thương và ban ơn cứu độ. Chúng ta không thể hiểu thấu mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu sẽ thỏa mãn tất cả mọi tìm kiếm, khắc khoải và ước mơ của con người. Ai sống trong tình yêu là sống trong Chúa.

Mừng Lễ Giáng Sinh là lễ của tình yêu. Chúa đã trao ban tình yêu giao hòa, tình yêu hiến dâng, tình yêu tha thứ, tình yêu xót thương và tình yêu nối kết. Vì yêu nhân loại, Chúa Giêsu Kitô đã chấp nhận hóa thân làn người để cùng đồng hành với con người. Chúa Giêsu đã sống và rao giảng qua lời nói và việc làm. Ngài thực hiện các phép lạ ngoại thường, xua trừ ma quỷ, cứu chữa các bệnh nhân và cho kẻ chết sống lại. Cuối cùng, Ngài đã chấp nhận mọi cay đắng, ghen ghét, thù hành, tẩy chay và giết bỏ để hiến thân làm của lễ đền tội cho nhân loại.

Lạy Chúa, đã bao lần chúng con thờ ơ, nhắm mắt, bịt tai và khóa hồn không nhận biết ân sủng của Chúa. Xin Chúa tha thứ mọi tội lỗi của chúng con và ban ơn cứu độ. Xin cho chúng con biết rộng mở tâm hồn đón mừng Chúa. Chúng con cùng chung tiếng hát: Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:06 19/12/2011
TRAI GIỚI
N2T

Có một hòa thượng thề nguyền cho muỗi hút máu trên thân thể của mình, cho đạt tới mục đích là nhẫn nại để tâm thần khiết tịnh. Trời từ từ tối, muỗi bay đến càng lúc càng nhiều, hòa thượng vừa đau vừa ngứa chịu không nỗi, thế là bèn lấy tay đập muỗi hai bên phải trái loạn xạ ngầu. Người khác thấy vậy bèn nói:
- “Lão sư phụ đã thề cho muỗi hút máu mình, tại sao lại đánh chết chúng nó chứ ?”
Hòa thượng nói:
- “Chúng nó đã hút máu rồi lại đến hút nữa, cho nên phải đánh chết chúng nó !”

Suy tư:
Đã tự nguyện tức là không báo oán, không giận hờn, không tranh chấp cãi cọ, có nghĩa là bằng lòng mà không hối hận, bởi vì đó là hành vi của bác ái, của từ thiện.
Có những người hứa làm từ thiện, nhưng là hứa lèo khi thấy mình bỏ tiền của ra mà không thu vào gỉ cả; có những người hứa với Chúa là sẽ đổi mới cuộc sống của mình trong mùa giáng sinh năm nay, nhưng vẫn cứ chúng nào tật ấy khi thấy bạn bè mời ăn nhậu, cờ bạc...
Hứa và thề thì phải tuân giữ, bởi vì nó cũng rất có ảnh hưởng trong cuộc sống của mình. Đã hứa với Chúa thì phải giữ vì Thiên Chúa là Đấng hiện hữu chứ không phải là không có; đã hứa với tha nhân thì phải giữ lời hứa, bởi vì tha nhân cũng là người như mọi người.
Biết muỗi bay đến nhiều hút máu thì đừng có thề, biết mình không thể lấy lợi khi làm việc từ thiện thì đừng hứa, biết mình không giữ được lời thề với Chúa thì đừng có thề...
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:08 19/12/2011
N2T

30. Cuộc sống hôm nay, nếu con dùng nó cách tốt lành, thì có thể được sự sống đời đời.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Chúa đòi hỏi lời "Xin vâng" để thực hiện kế hoạch của Chúa
Nguyễn Trọng Đa
14:14 19/12/2011
Toàn văn bài nói của ĐTC Biển Đức XVI tại giờ kinh Truyền Tin ngày 18-12-2011

ROMA - Chúng tôi đăng toàn văn bài nói của ĐTC Biển Đức XVI, trưa chủ nhật 18-12-2011, tại giờ kinh Truyền Tin, từ cửa sổ phòng của Ngài nhìn ra Quảng trường Thánh Phêrô.

Lời của ĐTC trước kinh Truyền Tin:

Anh chị em thân mến,

Trong chủ nhật thứ tư và cũng là chủ nhật cuối cùng của Mùa Vọng năm nay, phụng vụ trình bày trình thuật thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria. Trong khi chiêm ngắm tượng ảnh thật đẹp của Đức Mẹ, khi Mẹ tiếp nhận sứ điệp của Chúa và đưa ra câu trả lời của mình, chúng ta được soi chiếu nội tâm bởi ánh sáng của sự thật, luôn luôn mới, tỏa ra từ mầu nhiệm này. Đặc biệt, tôi muốn dừng lại ngắn gọn về tầm quan trọng của sự vẹn sạch của Đức Mẹ, về sự việc Ngài cưu mang Chúa Giêsu mà vẫn còn đồng trinh.

Trên bức tranh sự kiện ở Nadarét, có lời sứ ngôn của Isaia: "Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Em-ma-nu-en" (Is 7:14). Lời hứa này được hoàn thành một cách quá dồi dào trong sự Nhập Thể của Con Thiên Chúa. Thật vậy, không chỉ Đức Trinh Nữ Maria thụ thai, nhưng bởi tác động của Chúa Thánh Thần, nghĩa là bởi Chúa. Con người bắt đầu sống trong bụng Mẹ lấy xác thịt của Đức Mẹ, nhưng sự hiện hữu của Người Con này hoàn toàn xuất phát từ Thiên Chúa. Ngài là một con người trọn vẹn, được làm bằng đất sét - để sử dụng biểu tượng Kinh Thánh - nhưng Ngài đến từ trên cao, từ trên trời. Do đó, sự việc Đức Mẹ mang thai mà vẫn còn đồng trinh là cần thiết để hiểu Chúa Giêsu và hiểu đức tin của chúng ta, bởi vì điều này chứng minh rằng sáng kiến này đến từ Thiên Chúa, nhất là mặc khải ai là Đấng tạo sinh. Như Tin Mừng nói: "Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa" (Lc 1:35). Trong ý nghĩa này, việc đồng trinh của Đức Mẹ và thiên tính của Chúa Giêsu bảo đảm chắc chắn cho nhau.

Đó là lý do tại sao câu hỏi duy nhất mà Đức Maria, "rất bối rối", nói với thiên thần là rất quan trọng: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1,34). Trong sự đơn sơ của mình, Đức Maria đầy sự khôn ngoan: Mẹ không nghi ngờ quyền năng của Chúa, nhưng Mẹ muốn hiểu rõ hơn ý Chúa, để Mẹ nên đồng dạng hoàn toàn với ý Chúa. Mẹ Maria bị vượt qua vô song bởi mầu nhiệm, nhưng Mẹ hoàn toàn chiếm vị thế đã được chỉ định cho Mẹ, ở trung tâm của mầu nhiệm. Trái tim và tâm trí của Mẹ là hoàn toàn khiêm hạ, và chính do sự khiêm hạ phi thường của Đức Mẹ, Chúa đòi hỏi lời "Xin vâng" của thiếu nữ này để thực hiện kế hoạch của Chúa. Chúa tôn trọng nhân phẩm và tự do của Đức Mẹ. Lời “Xin vâng” của Đức Mẹ Maria cam kết việc làm mẹ, mà vẫn còn đồng trinh của Mẹ, Mẹ muốn rằng tất cả trong Mẹ là vì vinh quang của Thiên Chúa, và con trai do Mẹ sinh ra có thể hoàn toàn là quà tặng của ân sủng.

Các bạn thân mến, việc Đức Mẹ đồng trinh là hoàn toàn độc nhất: nhưng ý nghĩa tâm linh của nó liên quan đến mỗi tín hữu. Ý nghĩa của nó, trong bản chất, là liên quan đến đức tin: quả vậy, ai đặt mình sâu sắc vào tình yêu Chúa, sẽ đón nhận trong mình Chúa Giêsu, sự sống thần linh của Ngài, qua tác động của Chúa Thánh Thần. Đó chính là mầu nhiệm Giáng Sinh! Tôi chúc tất các các bạn sống điều này với một niềm vui sâu đậm.

Lời của ĐTC sau kinh Truyền Tin:

(nói tiếng Ý)

Anh chị em thân mến, ngày hôm qua tại Madrid, 22 nhà Truyền giáo hiến sĩ của Đức Maria Vô Nhiễm và một giáo dân đã được phong Chân phước. Các ngài bị giết vào năm 1936, chỉ vì là chứng nhân nhiệt thành của Tin Mừng. Cùng với niềm vui của lễ phong chân phước này, còn có niềm hy vọng rằng sự hy sinh của các ngài sẽ đem lại nhiều hoa trái của sự hoán cải và hòa giải.

Tôi muốn đảm bảo sự gần gũi của tôi với người dân miền Nam Philippines chịu nhiều thiệt hại bởi cơn bão nhiệt đới dữ dội. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân, phần lớn là trẻ em, cho người vô gia cư và nhiều người bị mất tích.

(Nói tiếng Pháp)

Anh chị em nói tiếng Pháp thân mến,, trong Chủ Nhật cuối cùng của Mùa Vọng này, bài Tin Mừng mời gọi chúng ta chiêm ngắm Đức Trinh Nữ Maria. Trong khi lễ Giáng sinh gần kề, nhiều người tự hỏi làm sao tiếp nhận cách xứng đáng Con Thiên Chúa đến ở giữa chúng ta. Như Đức Mẹ Maria, chúng ta hãy lắng nghe và đón nhận Lời, hãy giữ thinh lặng và để cho Chúa sống trong chúng ta. Đừng sợ, hãy chấp nhận phó thác với lòng tin cậy vào bàn tay Chúa, và cùng với Đức Mẹ, chúng ta hãy lại nói: “xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Ước mong tiếng ồn ào và sự xáo động của việc chuẩn bị lễ Giáng sinh không ngăn cản chúng ta nhìn xem và và hiểu được điều chính yếu: Thiên Chúa đến cứu chuộc dân Ngài! Tôi ban phép lành Tòa thánh cho anh chị em! (ZENIT.org 18-12-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Tân Tây Lan: một Giáo hội quen thuộc và xa xôi.
Jos. Tú Nạc, NMS
10:53 19/12/2011
Xét về địa lý, Tân Tây Lan là một Giáo hội với khoảng cách xa xôi, nhưng những thử thách mà nó phải đối diện thì tương tự như ở Ây châu; sự bên lề của đức tin trong một xã hội thế tục gia tăng, sự hiệp nhất riêng lẻ của những người di trú bên trong một xã hội rộng lớn hơn và giới tăng lữ đang trở nên già nua và thu hẹp. Nhưng Giáo Hội Công Giáo ở Tân Tây Lan cũng đang nói lên những kết quả theo sau Sydney năm 2008, với giới trẻ đang trở nên nhiệt thành hơn và tự hào về đức tin của họ, và niềm hân hoan họ mang theo bên mình đến Giáo hội địa phương.

Giáo hội địa phương phản ảnh sự đa dạng của văn hóa mà nó bao gồm nhiều thành phần, từ những truyền thống của thổ dân Maori bản xứ, qua những làn song di trú khác nhau của số đông người Công Giáo đến từ Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.

Những Giám mục ở Tân Tây Lan, được dẫn dắt bởi Đức Tổng Giám mục John Dew của Wellington, đến Roma tuần qua trong chuyến hành hương Al Limina 5 năm một lần của quý ngài.

Theo báo cáo với curia và Đức Thánh Cha về đời sống Giáo Hội. Quốc gia này có 4, 4 triệu cư dân vào khoảng 15% là người Công Giáo. Một số lượng nhỏ nhưng thiểu số nhạy bén, TGM Dew nói:

“Thách thức chủ yếu của chúng tôi, tôi đòi hỏi là làm thế nào để được hiện diện trong một xã hội thế tục đang gia tăng. Chúng tôi thường mô tả như là một đất nước hoàn toàn thế tục, và đây là vấn đề mà chúng tôi cố gắng xem xét giải quyết để tạo sự hiện diện vững chắc trong xã hội. Ví dụ, chúng tôi có một Trung tâm Quốc gia dành cho nghuyên tắc nghiên cứu sinh vật và sự ứng dụng của nó trong y học được ủy thác cho những vấn đề đạo đức khác nhau. Do đó chúng tôi mới đây đã thành lập một viện hình thành phát triển quốc gia để kết hợp với ban giảng huấn của chung tôi và còn tạo sự vững chắc mà tiếng nói của Giáo Hội được lắng nghe về những đề tài đạo đức và những chính sách công cộng cùng với sự hiện diện ở những nơi mà những quyết định được đưa ra. Sau đó là thách thức về niềm tin và sự hợp nhất của những di dân trong những giáo phận chúng tôi qua sự thấu hiểu sâu sắc văn hóa.”

Một trong những chủ đề của Hội đồng Giám mục dành cho Đại Dương châu là thắt chặt văn hóa. TGM Dew nói sự thăng tiến quan trọng đã được tạo ra trong lĩnh vực này: “Luôn có một cuộc đối thoại quan trọng với thổ dân Maori, người dân bản xứ của Tân Tây Lan: những nhà truyền giáo đầu tiên đã cống hiến sứ mệnh của mình cho họ. Mộ phần tân Thánh Lễ đã được dịch sang tiếng Maori, mộ điều mong muốn của Tân Tây Lan, bởi vì chúng tôi coi đó là một dấu chỉ quan trọng dành cho Giáo hội chúng tôi vì nó mang tính “song văn hóa.” Sự thấu hiểu văn hóa sâu sắc nghi thức phụng vụ là điều quan trọng, mà còn cả trong thần học và tâm linh nữa. Thổ dân Maori có một di sản về những giá trị phong phú chẳng hạn như tôn trọng phẩm cách và giá trị cá nhân con người, chúng tôi đang cố gắng truyền tải vấn đề này đến toàn bộ xã hội chúng tôi. Mộ khía cạnh nữa của sự thấu hiểu văn hóa là sự thống nhất các sắc tộc thiểu số khác mà mới đây đã đến Tân Tây Lan. Chúng tôi đươc ủy thác để tìm kiếm những phương thức tăng cường và thúc đẩy di sản văn hóa và giá trị tôn giáo của họ thuộc đất nước họ để họ có thể làm phong phú cho những giáo phận, giáo xứ và những cộng đồng của chúng tôi.”

Nhưng bằng mọi nỗ lực, TGM Dew chỉ ra rằng nghị lực và lòng nhiệt thành của giới trẻ Công Giáo là thiết yếu: “Tôi thiết nghĩ rằng Sydney là một kinh nghiệm đáng ngạc nhiên đối với chúng tôi những người đến từ Tân Tây Lan. Bốn ngàn khách hành hương đã đến Úc Đại Lợi, giờ đây, đó thực sự là một con số đáng chú ý đối với một quốc gia nhỏ bé nhưng quốc gia của chúng tôi (…) Những giáo phận của chúng tôi cũng đón tiếp ba ngàn thanh niên ngoại quốc trong thời gian này ở giáo phận, trải nghiệm mà đã đem đến một ấn tượng sâu sắc về đời sống cộng đồng của chúng tôi và giới trẻ của chúng tôi. Tôi được thuyết phục rằng con cái hôm nay liên đới trong đời sống Giáo Hội hôn nhiều chính vì điều này. Tôi cùng những nhóm trẻ với Ngày Giới trẻ Thế giới (…) và tôi có thể nói rằng những gì tác động tôi từng giờ là được thấy rất nhiều người hăng hái nhiệt tình về đức tin của họ: đây là sự cổ vũ họ để tự hào mình là người Công Giáo. Ngày Giới trẻ Thế giới thực sự đã có một ấn tượng tích cực về đời sống của Giáo Hội trên quê hương chúng tôi.”
 
Ý: Sự tha thứ của Đức Tổng Giám Mục Betori, Tổng Giám Mục Florence
Bùi Hữu Thư
15:51 19/12/2011
Kẻ ám hại ngài đã bị bắt
ROME, Ngày thứ hai, 19 tháng 12, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Tin tức nóng bỏng này đã được trình chiếu trên các đài truyền hình và đăng trên các báo chí Ý, đó là việc Đức Tổng Giám Mục Betori, Tổng Giám Mục Florence đã tha thứ cho phạm nhân ám hại ngài ngày 4 tháng 11 vừa qua, cũng như thư ký của ngài là don Paolo Brogi, đã bị thương nặng nhưng đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

Thực vậy, một chánh án Florence, ông Antonio Pezzuti, mới xác định – là trong đêm thứ sáu 16 rạng ngày thứ bẩy 17 tháng 12, việc bắt giữ Elso Baschini, 73 tuổi, bị lên án là người đã bắn Đức Tổng Giám Mục và thư ký của ngài. Ông chánh án đã thu tập được nhiều bằng chứng quan trọng để kết án anh ta – những hình ảnh của sân trong của tòa giám mục đã được tìm thấy trên điện thoại cầm tay của anh, những lời tâm sự anh nói với một bạn hữu, và sự thay đổi diện mạo (tóc anh đã nhuộm chẳng hạn).

Đức Tổng Giám Mục Betori đã lập lại khi được giới truyền thông phỏng vấn tại Moscou: “Tôi đã tha thứ cho anh ta.” Ngài đã khen ngợi việc làm của các giới điều tra và tiếp: “Việc tìm kiếm sự thật là thành phần của công việc của xã hội về vấn đề công lý, và luôn luôn phải được thực hiện.” Nhưng ngài đã thêm là về vấn đề tha thứ “thì tuỳ thuộc vào lãnh vực lương tâm và đã được nêu ra và không cần phải xác định nữa.”

Vào lúc xẩy ra biến cố, Đức Tổng Giám Mục Betori đã tự nhủ “phải bình tĩnh” và chỉ chú tâm vào tình trạng của thư ký của ngài. Đối với kẻ ám hại, ngài đã nói: “Trách vụ của một giám mục là phải gặp gỡ mọi người, và trong số này cũng có những người không có chủ đích tốt lành, nhưng đối với tất cả, và cũng đối với người này, Đức Tổng Giám Mục Betori bầy tỏ những tâm tình xót thương.”

Về phần của các bác sĩ, họ ước tính là vị thư ký của Đức Tổng Giám Mục Betori là don Paolo Brogi, 41 tuổi, là người đã lao vào giữa tên ám sát và Đức Tổng Giám Mục, “đã sống sót nhờ một phép lạ”: viên đạn chỉ cách một động mạch hay các cơ phận quan yếu có vài phân.

Tại Moscou, Đức Tổng Giám Mục Betori tham dự lễ khánh thành một cuộc triển lãm các tác phẩm của họa sĩ Ý Giotto, tại Galerie Tretyakov, trong khuôn khổ của một sự trao đổi văn hóa giữa Ý và Nga trong Năm Văn Hóa và Hai Ngôn Ngữ Nga và Ý, dưới sự bảo trợ của giáo phụ Kirill.
 
23 Sắc lệnh liên quan tới án phong Hiển Thánh và Chân Phước
LM Trần Đức Anh OP
17:20 19/12/2011
VATICAN - Sáng 19-12-2011, ĐTC đã cho phép Bộ Phong Thánh công bố 23 sắc lệnh liên quan đến các án phong hiển thánh và chân phước.

Có 7 sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của 7 vị chân phước, trong đó có chân phước Phêrô Calungsod, giáo dân Philippines tử đạo; nữ chân phước Marianne Cope, dòng ba Phan Sinh tại thế ở Syracuse ở Mỹ, tổng đồ người cùi tại đảo Molokai; nữ chân phước Catarina Tekakwitha, giáo dân người Mỹ.

Có 5 sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của 5 vị Tôi Tớ Chúa; 4 sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của tổng cộng 63 vị Tôi Tớ Chúa, phần lớn bị sát hại trong thời nội chiến Tây Ban Nha 1936 đến 1939. Sau cùng là 7 sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 7 vị Tôi Tớ Chúa.

Với việc công bố các sắc lệnh trên đây, Giáo Hội sắp có thêm 7 vị Hiển Thánh và 68 vị chân phước sẽ được tôn phong (SD 19-12-2011)
 
ĐTC tiếp đoàn Thiếu Nhi Công Giáo Tiến Hành
LM Trần Đức Anh OP
17:21 19/12/2011
VATICAN - Sáng 19-12-2011, ĐTC đã tiếp kiến phái đoàn 44 em thiếu nhi đại diện cho hàng trăm ngàn thành viên lớn nhỏ của phong trào Công Giáo tiến hành Italia đến chúc mừng Ngài nhân dịp lễ Giáng Sinh.

Sau khi nồng nhiệt cám ơn các em, ĐTC nhắc đến chủ đề suy tư năm nay của các thiếu nhi Công Giáo tiến hành Italia là lời người ta nói với người mù Bartimeo trong Phúc Âm: ”Hãy đứng dậy, Người đang gọi anh đó!”. ĐTC mời gọi các em hãy thực thi lời này trong các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống: từ lời đánh thức của cha mẹ các em ban sáng, cho đến ơn gọi của bí tích rửa tội, rước lễ lần đầu và ơn gọi dấn thân trong đời sống LM, tu sĩ sau này. ĐTC nói:

”Các thiếu nhi nam nữ Công Giáo tiến hành thân mến, các con hãy quảng đại đáp lại tiếng Chúa gọi các con sống tình bạn với Ngài: Ngài không bao giờ làm các con thất vọng! Chúa có thể gọi các con trở thành một món quà yêu thương cho một người khác để lập gia đình, hoặc gọi các con biến cuộc sống của mình thành một sự dâng hiến Chúa Ngài và cho tha nhân như LM, tu sĩ hoặc như thừa sai nam nữ. Các con hãy can đảm đáp lại tiếng Chúa, như các con đã nói: ”Hãy nhắm lên cao”,và các con sẽ hạnh phúc về điều đó suốt đời!”.

ĐTC không quên nhắn nhủ các em thiếu nhi Công Giáo tiến hành cũng hãy chuyển lời mời gọi của Chúa Giêsu cho các bạn đồng lứa của mình để họ cũng trở thành những người bạn của Chúa. (SD 19-12-2011)
 
Top Stories
Without God there is no peace. The end of relativism and the Christianity of ''values''
Bernardo Cervellera
10:52 19/12/2011
In his Message for World Day of Peace 2012, Benedict XVI places the foundations for a new "earthly city" and a new social pact. The current crisis – in the economic sphere - first of all is rooted in a "cultural anthropology". Defeating relativism with the search for truth. The forgetfulness of Christian peace movements.

Vatican City (AsiaNews) - In his message for World Day of Peace 2012, Benedict XVI did not mince his words: to "educate young people to justice and peace" - the theme of this year - should help the youth to discover the transcendental and religious dimension of the person, from which all dignity, rights, respect and coexistence among men, flows.

In the face of frustrated expectations, anxieties, insecurities experienced by young people today who are, "a precious gift to society," he says, " It is not ideologies that save the world, but only a return to the living God, our Creator, the guarantor of our freedom, the guarantor of what is really good and true "(No. 5).

By doing this, the pope goes straight to the root causes of the current economic and human crisis, that "is looming over society, the world of labour and the economy, a crisis whose roots are primarily cultural and anthropological "(No. 1).

At the same time, inviting young people, families, educators and politicians to rediscover the religious roots of justice and peace, he brushes aside as outdated (and about time), that Christianity of "values," according to which Christians must take their place in the queue along side and in support of other neutral "secular" values, always keeping their private and religious motivations hidden.

For the pope the economic and social crisis that destroys the hopes of young and leaves the old impotent, is fuelled by the "relativism which, recognizing nothing as definitive, leaves as the ultimate criterion only the self with its desires. And under the semblance of freedom it becomes a prison for each one, for it separates people from one another, locking each person into his or her own self. With such a relativistic horizon, therefore, real education is not possible without the light of the truth; sooner or later, every person is in fact condemned to doubting the goodness of his or her own life and the relationships of which it consists, the validity of his or her commitment to build with others something in common"(n. 3).

The fight against the "dictatorship of relativism" has been the battle cry of Benedict XVI since the beginning of his pontificate. But in this he also collects the desire of much contemporary culture. The philosopher Jurgen Habermas - a friend of Ratzinger - has said several times that in order to give substance to the Western culture it must return to live "as if God existed", otherwise the building of the rights and values will collapse like a house of cards. Even Julia Kristeva, invited by the Pope to Assisi in October last, sees in overcoming the "age of suspicion" and opening to the Judeo-Christian tradition, the possibility of overcoming totalitarianisms, and the shoals of secularism.

Therefore, to educate young people to justice and peace, Benedict XVI proposes primarily to educate them to truth and freedom.

The human face of a society - said the pope - depends very much on the contribution of education to keep this irrepressible question alive. But " in order to educate in truth, it is necessary first and foremost to know who the human person is, to know human nature... This is the fundamental question that must be asked: who is man? Man is a being who bears within his heart a thirst for the infinite, a thirst for truth – a truth which is not partial but capable of explaining life’s meaning – since he was created in the image and likeness of God"(No. 3).

"'The authentic development of man – he also emphasizes - authentic human development concerns the whole of the person in every single dimension”,3 including the transcendent dimension, and that the person cannot be sacrificed for the sake of attaining a particular good, whether this be economic or social, individual or collective"(No. 3).

This leads us to understand that freedom " is not the absence of constraint or the supremacy of free will, it is not the absolutism of the self. When man believes himself to be absolute, to depend on nothing and no one, to be able to do anything he wants, he ends up contradicting the truth of his own being and forfeiting his freedom. On the contrary, man is a relational being, who lives
in relationship with others and especially with God. Authentic freedom can never be attained independently of God."(No. 3).

"The right use of freedom - he concludes - The right use of freedom, then, is central to the promotion of justice and peace, which require respect for oneself and others, including those whose way of being and living differs greatly from one’s own. This attitude engenders the elements without which peace and justice remain merely words without content: mutual trust, the capacity to hold constructive dialogue, the possibility of forgiveness, which one constantly wishes to receive but finds hard to bestow, mutual charity, compassion towards the weakest, as well as readiness to make sacrifices."(No. 3).

According to the Pope, the only way to overcome the “contractual" vision of justice, is a "human convention" that seeks a synthesis of individual interests, and opens to solidarity and peace. Thanks to the foundation of God's love, we can "must educate ourselves in compassion, solidarity, working together, fraternity, in being active within the community and concerned to raise awareness about national and international issues and the importance of seeking adequate mechanisms for the redistribution of wealth, the promotion of growth, cooperation for development and conflict resolution"(No. 5).

While the world seems shocked by the extent of the crisis and seeking solutions to contemporary techniques and materials to the economic abyss, one gets the impression that the Pope is building a new "city of man", based on a new social pact, which has the its foundation in the rediscovery of God and the dignity of men, image and likeness of God

And it is striking that while governments increase taxes, Benedict XVI demands aid for families so that they can be "present" in the lives of their children, educational institutions that respect the religious freedom and education for young people and parents, politicians that provide a transparent image of politics as a genuine service to the good of all "(No 2).

The message this year is also an invitation to all Christian peace movements for an examination of conscience. So far, they have devoted their efforts to shouting against weapons and missiles, poverty and the environment: all good things, but perhaps have forgotten that the first contribution to peace is to witness to the truth, their faith in Jesus Christ.

(Source: http://www.asianews.it/index.php?l=en&art=23463&size=A)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tĩnh Tâm Mùa Vọng tại Đan Viện Châu Sơn Sacramento
Mai Thi
11:00 19/12/2011
Tĩnh Tâm Mùa Vọng Tại Đan Viện Châu Sơn Sacramento

Châu Sơn Sacramento California - Nhằm chuẩn bị tâm hồn đón mừng lễ Giáng Sinh, vào lúc 9 giờ 15 sáng Chúa nhật ngày 18 tháng 12 tại Đan viện Châu Sơn Sacramento đã tổ chức buổi tĩnh tâm Mùa vọng cho một nhóm giáo dân người Việt Nam đang sống trong khu vực Sacramento, phía bắc tiểu bang California - Hoa Kỳ. Buổi tĩnh tâm qui tụ khoảng 60 người, phần đông số người tham dự đều là những người thường xuyên tham dự thánh lễ Chúa nhật với quí cha quí thầy trong đan viện, được cử hành mỗi ngày Chúa nhật lúc 10.30 sáng.

Riêng buổi tĩnh tâm Mùa vọng hôm nay, đặc biệt có thêm một số em thanh thiếu niên và những anh chị em người Việt đến từ các miền khác như Stockton, Traycy họ vốn là những người có liên hệ và thân quen với đan viện.

Trước giờ khai mạc buổi tĩnh tâm, cha bề trên Savio Trần Thiết Hùng đọc lá thơ của Viện phụ Ephrem tại Việt Nam gởi cho ngài và anh em trong cộng đoàn Sacramento. Lá thơ tường thuật ngắn gọn về những “cuộc ra đi” bất ngờ liên quan tới đan viện dịp vừa qua: cái chết không trừ một ai ngay cả những người còn rất trẻ. Trong ý hướng đó Cha bề trên mời gọi mọi người tham dự buổi tĩnh tâm suy nghĩ về sự sống sau cùng của đời người bằng cuộc chuẩn bị hành trình thiêng liêng cho đời sống vĩnh cửu.

Trong bài chia sẻ gợi ý tĩnh tâm và xét mình, cha Phanxico Salesio Vũ Khắc Nam khai triển đề tài “Nhờ Đức Maria cử hành việc thống hối”. Ngài nhấn mạnh tới nguy hiểm của tội lỗi và sự “ở lì” trong tình trạng tội lỗi. Nhưng nhờ tình thương Chúa qua sự cầu xin của Đức Maria chúng ta sẽ được tha thứ. Những ý tưởng đó tuy đơn sơ nhưng lại vô cùng cần thiết, quan trọng của đời người Kitô hữu và cũng là tâm tình mỗi người phải có trong những ngày chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh sắp tới.

Sau bài chia sẻ, các tín hữu có giờ xét mình để lãnh bí tích Hoà giải cá nhân. Các cha trong đan viện giúp các tham dự viên thực hiện việc làm hoà với Thiên Chúa, tha nhân và chính mình trong dịp thuận tiện của buổi tĩnh tâm trước ngày mừng đại lễ Giáng sinh.

Trong thánh lễ Chúa nhật tuần 4 Mùa vọng được cử hành lúc 11 giờ, các tham dự viên cũng được tham dự giờ kinh 6 với quí cha quí thầy trong đan viện.

Ơn gọi của các đan sĩ Xitô không đi làm mục vụ bên ngoài như các linh mục giáo phận hay các linh mục các dòng hoạt động nhưng họ thể hiện ơn gọi tông đồ của mình bằng cuộc sống thánh hiến trong nội vi đan viện. Bằng đời sống chung huynh đệ, các đan sĩ thực hiện lý tưởng đan tu chiêm niệm qua châm ngôn “cầu nguyện và lao động”. Truyền thống các đan viện Xitô bao giờ cũng được thiết lập ở những nơi thanh vắng tĩnh lặng, vì thế các đan viện luôn luôn là những điểm hẹn lý tưởng có môi trường thuận lợi để những ai muốn tìm một khoảng riêng sống với Chúa và với mình.

Sau thánh lễ, vào lúc 12 giờ, mọi người cùng chia vui qua bữa ăn huynh đệ trong hội trường của đan viện. Trước khi ra về mọi người tham dự còn được cầu nguyện chung với nhau qua giờ kinh 9 với đan viện.

Buổi tĩnh tâm tuy ngắn gọn nhưng mang lại nhiều lợi ích thiêng liêng cho những người tham dự. Mấy năm gần đây tại đan viện Châu Sơn Sacramento đều có buổi tĩnh tâm tương tự như thế.

Được biết cộng đoàn Xitô Châu Sơn Sacramento là một chi nhánh của đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn Đơn Dương – Lâm Đồng - Việt Nam. Cộng đoàn Châu Sơn Sacramento là cơ sở mới được thành lập cách đây vài năm, hiện nay nhà dòng có 7 thành viên. Tuần trước, qúi cha quí thầy cũng đã trải qua tuần tĩnh tâm thường niên tại đan viện.

Mai Thi
 
Giáo Phân Thanh Hóa mang hơi ấm Giáng Sinh cho bệnh nhân phong
Vân Sơn
11:00 19/12/2011
Giáo Phân Thanh Hóa Mang Hơi Ấm Giáng Sinh Cho Những Bệnh Nhân Phong.

Bài ca tình yêu ngân vang từ nơi xa xôi…

Gần tới đại lễ Giáng Sinh, khắp nơi nơi vang lên những khúc nhạc reo vui hạnh phúc. Tiếng đất trời chuyển mùa, tiếng âm thanh cuộc sống hồi sinh, tiếng trái tim rung lên những cung bậc yêu thương giờ đây ngân lên thành câu ca, tiếng nhạc. Mùa yêu thương, mùa chia sẻ đã ló rạng trong ngày đông lạnh giá. Để rồi từ đó, bình minh hé lên với ánh nắng ban mai nồng ấm từ những trái tim con người.

Xem hình GP Thanh Hóa thăm trại phong Cẩm Thủy

Hằng năm, khi Giáng sinh về, giáo phận Thanh Hóa cùng với ân nhân xa gần gom góp những món quà bé nhỏ, như một dấu chỉ của tình yêu chân thành, để cùng với những số phận không may mắn tại trại phong Cẩm Thủy có một bài ca Giáng sinh rạng rỡ.

Trại phong Cẩm Thủy nằm ở một vùng sâu thuộc xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây có đại gia đình những con người có số phận hẩm hiu, mang trong mình căn bệnh đã một thời gây kinh hãi cho con người: bệnh phong hủi. Dù rằng quan niệm xã hội đã khác, căn bệnh phong (cùi, hủi) không còn là bệnh nan y nữa, nhưng dường như định kiến về người bị bệnh phong cùi vẫn còn đó. Vì thế ngoài nỗi đau bệnh tật giày vò, người bị bệnh phong còn mang trong mình nỗi đau của sự mặc cảm, của sự xa cách thế giới bên ngoài. Khi nói về bệnh phong, ta nhớ một nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới năm nào đã cất lên những tiếng đau xé lòng khi phải lánh xa cuộc đời vì mang mầm bệnh hủi. Đó là Hàn Mặc Tử, với nàng thơ u uất, đau thương, gào thét mong được quay lại với cuộc đời thực tế. Cách nhau đôi bờ, thậm chí chỉ một hàng cây thôi nhưng là cả một biển trời xa cách. Và còn hơn thế nữa, người đời coi những người bệnh hủi như những con người đáng sợ. Hủi vô tình trở thành một danh từ chỉ người không tốt, bị xa lánh. Nỗi đau về thể xác là quá lớn nhưng đáng sợ hơn chính là nỗi đau gặm nhấm tâm hồn con người.

Sự chung tay…

Đã trở thành truyền thống và được đưa vào lịch chung, cứ vào trước ngày lễ Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán, Giáo phận Thanh Hóa lại chung tay cùng các ân nhân xa gần, trong và ngoài nước với tấm lòng nhân ái thường xuyên ghé thăm, động viên, giúp đỡ nhiều mặt với bệnh nhân của trại phong. Có nhiều ân nhân còn lặn lội từ nửa kia trái đất, từ Châu Âu xa xôi… về thăm trại phong, có nhiều người cũng chung tay lập ra những hội chuyên bảo trợ cho bệnh nhân phong…. Có lẽ vì thế mà căn bệnh đã không thể lấy đi sức sống của họ. Và con số bệnh nhân nơi đây cũng giảm dần theo năm tháng. Thêm vào đó, những số phận đen bạc đã trở nên quen thân với gương mặt với Đức Cha, với quí cha, và đại gia đình Công giáo xứ Thanh.

Những nụ cười vang mãi…

Sáng nay, Tòa Giám Mục Thanh Hóa rộn ràng hơn hẳn mọi ngày. Một phần vì Noel đã gõ cửa. Một phần vì có sự tụ hội của rất đông các bạn sinh viên, giới trẻ, các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá…

7 giờ 30 sáng (18/12/2011), đoàn bắt đầu khởi hành đến với Cẩm Thủy. Đồng hành cùng chuyến đi là Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh – Giám Mục Giáo phận, cha Bề trên TCV Lê Bảo Tịnh Giuse Vũ Thanh Long, cha chủ tịch UB Bác Ái – Antôn Trịnh Đình Thiệu, bà Mỹ Danh – một ân nhân từ Mĩ trở về, quý thầy, quý sơ Dòng Mến Thánh Giá, quí chú TCV, và đông đảo các bạn sinh viên. Đức Cha Giuse cho biết, giáo phận thường xuyên tổ chức những chuyến viếng thăm, trao quà như thế này. Đó là nhờ vào tấm lòng hảo tâm của rất nhiều ân nhân trong và ngoài nước. Chuyến đi này có bà Mỹ Danh từ Nam Califonia (Mỹ) về cũng đồng hành với phái đoàn. Cùng rất nhiều tấm lòng khác đã gửi tiền về ủng hộ nhưng chưa có điều kiện về thăm. Những năm trước, vì có nhiều thời gian, các chú ứng sinh cùng một số bạn sinh viên sẽ ở lại giúp đỡ, san sẻ công việc với bệnh nhân trại phong. Nhưng lần này do lễ giáng sinh đã đến gần, nên thời gian đó đã bị rút ngắn lại.

Qua hơn hai tiếng đồng hồ ngồi trên xe ô tô, qua những đoạn đường ngoằn nghèo, đoàn chạm đất Cẩm Thủy. Những núi đã dần hiện ra, những cánh đồng ngô xanh ngát. Đường vào xã Cẩm Bình sâu hun hút. Con đường nhỏ bé, mỏng manh và nghèo nàn như chính cuộc đời những người bệnh ở sâu cùng con đường ấy.

“Chín mươi cây số xa xôi
Tính từ Thị xã mất trôi ba giờ.
Quyết tâm không được chần chờ
Cứ đi muốn tới bao giờ thì bao !
Chờ phà rồi lại dốc cao,
ổ gà, bùn bết, đường vào quanh co.
Càng gần càng tối, càng lo,
ánh đèn chết lặng, ai cho mà chờ ?

Câu thơ năm nào của linh mục “Hồng Phúc” thật hợp với không khí ngày hôm nay. Sau khi chào và hỏi thăm quí ban giám đốc, đoàn gặp và phát quà cho bệnh nhân. Những khuôn mặt nhăn nheo vì chống đỡ bệnh tật, những đôi tay, đôi chân không còn lành lặn, những nụ cười móm mém… Đằng sau tất cả có lẽ chính là giọt nước mắt. Nước mắt cảm thông của đoàn chúng tôi với những số phận bất hạnh, nước mắt hạnh phúc chứa chan của bệnh nhân khi thấy được ánh sáng tin yêu của cộng đồng.

Và tôi biết đó sẽ là một ngày vô cùng ý nghĩa với tất cả.

Sau nhận quà, Đức cha, quí cha, quí thầy, quí sơ, quí khách, quí chú và sinh viên… cùng các bệnh nhân phong ăn bữa trưa chung với nhau. Không còn khoảng cách, không còn mặc cảm, chỉ có tình người in đậm cùng những nụ cười giòn tan.
Không khí được hâm nóng bằng những tiết mục văn nghệ sinh động từ các bạn sinh viên, từ các chú ứng sinh. Thật vui và hạnh phúc vì được sống hết mình, hò reo hết mình, và nhìn thấy những gương mặt đau khổ rạng rỡ trong niềm vui mênh mang…

Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn, cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải chia ly. Đã đến lúc đoàn phải nói lời tạm biệt với nơi đây – trại phong Cẩm Thủy. Tưởng rằng sẽ kết lại với những nụ cười nhưng chỉ đôi lời chia sẻ của một bệnh nhân đã khiến đoàn nghẹn ngào. Ông đã 62 tuổi, bị khiếm thị từ lúc 3 tuổi. Ông tuy không phải là người công giáo nhưng có con cái đều là con chiên của Chúa. Tại nhà ông cũng có treo hai tấm ảnh Chúa. Những bộ quần áo trên người ông cũng là do người công giáo cho. Cả không gian như đông lại bởi lời cảm ơn chân thành, đôi khi đứt đoạn vì xúc động. Ai cũng cố kìm cho giọt lệ khỏi chảy qua gò má, để niềm vui được trọn vẹn.

Hãy để lại nụ cười còn nguyên trên những gương mặt thơ ngây nơi các em nhỏ, hãy để nụ cười giãn đi những nếp nhăn in hằn vì thời gian và bệnh tật… Xin dành tất cả những lời chúc tốt đẹp nhất từ “đại gia đình công giáo Thanh Hóa” tới các bệnh nhân. Hãy sống vui vẻ, mạnh khỏe mỗi ngày và đừng quên rằng, “chúng tôi dù ở nơi xa xôi vẫn hướng về mọi người, và sẽ đến hẹn lại lên với trại phong Cẩm Thủy. Mọi người không bao giờ bị bỏ rơi dù cho thời thế có thế nào…” (Lời Đức Cha).

Tạm biệt mảnh đất xa xôi này, tạm biệt những con người đã gánh vác phần đau khổ nhất của cuộc đời cho chúng tôi – những người may mắn vì không bị bệnh phong hành hạ. Xin cảm ơn những tấm lòng cao cả của các ân nhân xa gần, vì có những tấm lòng như thế mà chúng tôi có thể đem đến thêm nụ cười, thêm khúc nhạc hạnh phúc cho những con người nơi đây. Cuối cùng xin mượn câu thơ của linh mục Hồng Phúc thay lời chào và hẹn gặp lại:

“Xe về trong bóng đêm trường
Người về trong nỗi xót thương trại Cùi
Vẳng nghe tiếng gọi Chúa ơi:
“Nếu Thầy mà muốn, chúng tôi khỏi liền”(Mc 2,40)
Chỉ mình Chúa có uy quyền
Thấu căn nguyên của ưu phiền khổ đau
Bóng đêm lùi lại phía sau
Bình minh sẽ tới ta mau nguyện cầu”…
 
Phát quà cho người khuyết tật tại giáo xứ Khiết Tâm
Quân Tuấn Anh
10:59 19/12/2011
Giáng Sinh đã sắp gần kề người người chuẩn bị tâm hồn đón chờ Chúa đến bằng những giờ tĩnh tâm và những việc bác ái xã hội, nhà nhà nao nức trang trí, làm hang đá để đón mừng Ngôi Hai Giáng Sinh làm người. Cùng với niềm hân hoan đó vào Chúa nhật thứ 4 Mùa Vọng ngày 18/12/2012 Nhóm Ve Chai Phanxicô Assisi đã tổ chức chương trình tặng quà cho người nghèo, người khuyết tật tại Giáo xứ Khiết Tâm với chủ đề “Ân sủng của Chúa đã đến với mọi người” như muốn nói lên tình yêu của Chúa lan tỏa đến với mọi người qua những việc làm nhỏ bé, đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa và chan chứa ân sủng của Chúa.

Xem hình ảnh

Chương trình được gói gọn trong một buổi sáng Chúa nhật nhưng đó là sự chuẩn bị lâu dài của tất cả mọi người trong nhóm cũng như sự quan tâm của Cha xứ Khiết Tâm, Ban BAXH của giáo xứ và quý ban ngành đã nhiệt tình hưởng ứng và cộng tác để chương trình được tiến hành tốt đẹp.

Tham gia chương trình này có quý Sơ Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ, Ban Bác ái Xã hội của Giáo xứ Khiết Tâm, các trưởng phó các Khu Đồng Công, Khu Hòa Bình, Khu Trinh Vương, Khu Fatima đã đồng hành, hướng dẫn tới các gia đình thuộc diện nghèo trong Giáo xứ. Với tấm lòng đơn sơ nhưng chân thành của nhóm trao cho những người nghèo bằng hình thức Ông già NOEL đem lời chúc mừng Giáng Sinh và ơn lành của Chúa Hài Đồng tới mọi người. Trong sự niềm nở và vui mừng của các hộ gia đình cùng với sự thích thú của các em thiếu nhi khi nhận những món quà nhỏ bé từ Ông già NOEL càng tăng thêm tinh thần cho nhóm trong những việc làm của nhóm, cũng như đó là sự khích lệ lớn để nhóm ngày càng phát triển và mang niềm vui đến với mọi người nhiều hơn.

Qua chương trình này nhóm đã gửi tới mọi người lá thư ngõ của nhóm như muốn được sự cộng tác của tất cả mọi người trong Giáo xứ bằng những phế phẩm ve chai đơn sơ nhỏ bé nhưng lại mang một kết quả rất tuyệt vời và ý nghĩa, đó cũng là niềm thao thức của nhóm mong được mọi người trong Giáo xứ quan tâm giúp đỡ. Kết thúc chương trình tặng quà là bữa tiệc nhỏ mừng Chúa Giáng Sinh và sinh nhật lần thứ 2 của nhóm trong một bầu khí vui tươi, đầm ấm với sự hiện diện của Cha xứ Khiết Tâm, Ban BAXH, các ban ngành và toàn thể mọi người trong nhóm.

Chương trình đã khép lại và hứa hẹn có những chương trình khác thú vị hơn nữa, vui hơn nữa trong tương lai tới. Nguyện chúc ơn lành và bình an từ Chúa Hài Đồng lan tỏa khắp hết mọi người trong mùa Giáng Sinh này và nhóm cũng mong được mọi người cầu nguyện nhiều hơn để nhóm ngày càng phát triển và bền vững.
 
CGVN Tiều bang Oregon tổ chức Đêm Diễn Nguyện Thánh Ca Giáng Sinh
Phan Hoàng Phú Quý
11:06 19/12/2011
Portland, Oregon - Trong tinh thần Mùa Vọng, mùa khát khao mong chờ Chúa Cứu Thế giáng trần chuộc tội cho muôn dân, và cũng để cho giáo dân có cơ hội dọn mình đón Chúa một cách sốt sáng, quý cha và BĐH / HĐGX Đức Mẹ La Vang đã tổ chức tuấn lễ tĩnh tâm từ ngày 8 tháng 12 đến ngaỳ 11/12/2011 do linh mục Nguyễn Tầm Thường thuyết giảng, đồng thời tổ chức Đêm Diễn Nguyện Thanh Ca Giáng Sinh với chủ đề : EMMANUEN – THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA.

Xem hình ảnh

Bắt đầu chương trình , linh mục phụ tá Bùi Văn Quyết đã mới quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ cùng đứng lên hiệp dâng lời nguyện khai mạc:

Lạy Chúa là Đấng chúng con tôn thờ, xin cho lòng chúng con hằng thiết tha đợi chờ Đức Kitô ngự đến , để khi Người đến gõ cửa. Người thấy chúng con đang tỉnh thức cầu nguyện và hân hoan ca tụng Người
Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời . Amen .

Tiếp đến mọi người cùng cầt cao lời ca nguyện Mùa Vọng :

Từ trần gian con ngước trông lên Chúa ơi
Cầu xin hãy mưa Đấng Thiên Sai Chúa ơi ! nghe lới con thiết tha
Ngày và đêm con vẫn van xin Chúa thương
Ngài ban ơn cứu rỗi yêu thương bốn phương cho đoàn con ngóng chờ.

Các Ca Đoàn trong giáo xứ Đức Mẹ La vang và các cộng đoàn công giáo thuộc tiểu bang Oregon đã lần lượt trình diển thánh ca Giáng Sinh theo thứ tự như sau :

Ca Đoàn Hồng Ân : Mong Chờ Giêsu & Vinh Danh Thiên Chúa
Ca Đoàn Têrêsa : Khúc Ca Mặt Trời & Đêm Đông
Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt : Mary Did You Know?
Ca Đoàn KiTô Vua : Noel Mùa Tình yêu & Kìa Trông
Ca Đoàn Thiếu Nhi : Come All Ye Faithful & Mục Đồng Ra Đi
Ca Đoàn Thánh Linh; Kinh Cầu Giáng Sinh & ục Đồng Hành Khúc
Ca Đoàn Abba ; Thực Tới Ngày & Ra Đời
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể: Hoạt cảnh : Câu Chuyện Giáng Sinh
Ca Đoàn Cecilia ; Chú Bé Đánh Trống & Ngôi Hai Xuống Trần
Ca Đoàn La Vang ; Noel Mùa Hồng Ân

Cuối cùng là Lời Nguyện Bế Mạc, mọi người được mời đứng lên và cùng với ca đoàn tổng hợp hát bài Hang BêLem.

Kính chúc quý cha, quý sơ, quý vi trong BCH/HĐGX và toàn thể quý vị Một Múa Giáng Sinh Bình An nhiều Hồng Ân, Một Năm Mới Hạnh Phúc với Vạn Điều Lành .
 
Ngày Thánh Nhạc Giáo phận Phan thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:13 19/12/2011
Theo truyền thống hàng năm, Ban Thánh Nhạc Phan Thiết tổ chức ngày đại hội Thánh nhạc Giáo phận đón mừng Chúa Giáng Sinh. Năm nay, Chúa nhật IV mùa Vọng, Ngày Thánh Nhạc tổ chức tại viên khuôn viên nhà thờ Kim ngọc với hơn 1000 ca trưởng, ca viên của các Ca đoàn thuộc 5 hạt tham dự.

Xem hình ảnh

Chương trình ngày hội bắt đầu từ lúc 2 giờ chiều. Cha Tổng đại diện, Cha Hạt Trưởng hạt Hàm thuận nam, Cha Anrê Đỗ Xuân Quế, quý Cha Đặc trách Thánh Nhạc các Giáo hạt đến dự khai mạc.

Cha Tổng đại diện JB Hoàng Văn Khanh chúc mừng ngày hạnh ngộ và chia sẽ về công tác mục vụ thánh thiện cao đẹp của ca đoàn. Ngài mời gọi các ca viên sống ơn gọi phục vụ bằng đời sống tốt lành thánh thiện, cùng với lời hát của mình giúp nâng tâm hồn cộng đoàn phụng vụ lên với Chúa. Hát hay là cầu nguyện hai lần, nhờ kết hợp đời sống tốt lành và lời ca thánh thiện. Ngài cũng đề nghị ban Thánh nhạc Giáo phận cần phải có một thống nhất chung về tài liệu thánh nhạc như sách hát cộng đoàn của giáo phận, tổ chức các lớp ca trưởng, lớp đệm đàn tại các giáo hạt, thành lập ca đoàn giáo hạt giáo phận để hát vào những dịp lễ lớn và tạo nhiều buổi họp mặt giao lưu giữa các ca đoàn để tăng cường học hỏi trao đổi chia sẽ kinh nghiệm thánh nhạc cho các ca viên.

Lm nhạc sĩ Đỗ Xuân Quế OP, thuyết trình đề tài: Đàn hát trong Nhà thờ.

Đàn hát là điều cần thiết và hữu ích trong phụng vụ. Phụng vụ là việc kính thờ công khai và công cộng mà Đấng cứu chuộc chúng ta, Đức Giêsu Kitô, dâng lên Chúa Cha với tư cách là thủ lãnh Giáo hội và của Giáo hội, dâng lên Đấng lãnh đạo mình, với tư cách là Dân Thiên Chúa. Phụng vụ là là việc kính thờ trọn vẹn của toàn thể thân mình mầu nhiệm Đức K itô dâng lên Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong công việc thờ phượng này, thánh nhạc đóng một vai trò quan trọng vì là thành phần hoàn chỉnh của phụng vụ. Hát trong nhà thờ liên hệ trực tiếp đến cộng đoàn và ca đoàn. Ca đoàn hát và cộng đoàn cũng hát. Vậy hai bên phải ca hát thế nào cho đúng phụng vụ và hợp với chức năng của thánh nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu. Chức năng và nhiệm vụ của thánh nhạc là như thế, nên ca đoàn và cộng đoàn phải đầu tư công sức và sự chú ý để làm tròn công tác của mình.

Lần lượt cha Anrê phân tích và nêu những hướng dẫn của Giáo hội về các bậc hát lễ, các bài hát từ ca nhập lễ cho đến bài ca kết lễ.

Ca hát trong nhà thờ là một phần hệ trọng trong sinh hoạt phụng vụ. Thánh nhạc góp phần trong sinh hoạt này. Vì vậy theo tinh thần thánh nhạc, cộng đoàn cũng như ca đoàn nên để tâm chu toàn phần việc của mình trong sinh hoạt ca hát. Như thế là hai bên đều lưu ý thực hiện đúng theo tinh thần và chức năng của thánh nhạc vậy.

4 giờ chiều Đức cha Giuse đến nói chuyện và trả lời những những thao thức của các tham dự viên. Sau đó cộng đoàn Chầu Phép Lành tạ ơn.

7giờ tối, Đêm An Bình rộn rã Noel với sự góp mặt của các ca đoàn và hai Hội dòng MTG Phan Thiết, MTG Nha Trang, 2 MC duyên dáng Hồng Hương, Viết An.

Thưởng thức đêm nhạc “Đêm An Bình” có hơn 2.000 khán giả, các linh mục, nam nữ tu sĩ, ca viên, giáo dân và bà con lương dân đến tham dự, ngồi đứng chật kín sân Nhà Thờ rộng thoáng.

19 tiết mục làm nên nội dung phong phú của đêm nhạc mừng Giáng Sinh.

-Khởi Động: biễu diễn võ thuật: Dòng Máu Lạc Hồng ( Gx Kim Ngọc)

-Vào chương trình:
1. Vũ Khúc Mở Đầu: ĐÊM HUYỀN SIÊU. (Ngọc Linh): HD MTG Nha Trang.
Lời chào của Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc, Phêrô Nguyễn Văn Quang.
Đức cha Giuse khai mạc.

2. Vũ Khúc TRÔNG ĐỢI: Hạt Hàm Thuận Nam
3. Hoạt Cảnh Giáng Sinh: HD MTG Phan Thiết
4. Hợp Xướng: KHÚC CA MỪNG CHÚA GIÁNG TRẦN ( Đắc Trung và Cát Minh): Hạt Hàm Tân.
4b. Vũ khúc: CON THIÊN NGA (Nhạc nước ngoài): MTG PT và nhóm Ấu nhi Kim ngọc.
5. Đức Cha Giuse: TÍT TRÊN CAO và nhóm phụ họa ấu nhi Kim Ngọc.
6. Vũ Khúc Mừng Giáng Sinh: ĐÊM GIÁNG SINH (Nhạc và lời Tam ca Ba Con Mèo): Hạt Phan Thiết.
7.Tam ca: NGÀN ÁNH SAO ĐÊM, múa phụ họa: Hạt Bắc Tuy
8. Vũ Khúc: KHÚC NHẠC VUI, các em Ấu Nhi Kim Ngọc
9. Độc Tấu Phong Cầm: Ca khúc Sortir, Nhạc giáng Sinh Cổ Điển, Anh Bảo: Hạt Đức Tánh.
10. Múa NOEL ĐÃ VỀ RỒI (Thông Vi Vu): Thiếu Nhi Kim Ngọc
11. Vũ Khúc TÌNH YÊU GIÁNG SINH: Hạt Hàm Tân
12. Đơn Ca: ĐÊM NOEL (Nguyễn Địa Đàng), Thanh Mai: Hạt Phan Thiết.
13. Vũ khúc: NOEL ÁNH SÁNG (Thông Vi Vu): Thiếu Nhi Kim Ngọc
14. Đơn ca: LỜI NGUYỆN CẦU ĐÊM NOEL ( Linh Huyền Dung), Châu Minh: Hạt Hàm Thuận Nam
15. Vũ Khúc: CON MUỐN ( Thông Vi Vu): MTG NT
16. Đơn ca: NOEL ĐÃ VỀ, múa phụ họa (Thông Vi Vu): Hạt Hàm Tân.
17. Vũ Khúc: MỪNG CHÚA GIÁNG SINH: MTG PT
Lời cảm ơn. Phép Lành của Đức cha Giuse.

Dù còn tuần lễ nữa mới đến Lễ Giáng sinh, nhưng trong lòng mỗi người đã thấy Noel rộn ràng đang đến.
Cầu chúc mọi người một mùa Noel hạnh phúc vui tươi và một năm mới an khang trong tình yêu Thiên Chúa nhân lành.
 
Buổi Trình Diễn Thánh Ca tại Giáo Xứ CTTĐVN vào ngày thứ Sáu 23 tháng 12, 2011.
Bùi Hữu Thư
21:48 19/12/2011
Arlington, Virginia: Buổi trình diễn sẽ được bắt đầu khoảng 7:15pm, sau Thánh Lễ 6:30pm. Sẽ có phát hình trực tiếp trên mạng lưới của giáo xứ tại www.cttdva.com/dtbk/index.html, và sẽ được đài truyền hình SBTN và Đài Truyền Hình Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn thu hình. Kính mời quý vị theo dõi bằng cách mở máy vi tính vào giờ điạ phương tương đương với giờ Miền Đông Hoa Kỳ.

Giáo xứ CTTĐVN Arlington Virginia có 9 ca đoàn luân phiên trình diễn cùng với Hoạt Cảnh Giáng Sinh của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Tâm dưới sự hướng dẫn của các trưởng và các sơ Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Fairfax, Virginia.

Thời gian trình diễn Thánh Ca của mỗi Ca Đoàn là không quá 15 phút và thời gian trình diễn hoạt cảnh của ca đoàn thiếu nhi là khoảng 25-30 phút

Sau đây là thứ tự của các tiết mục:

1) CĐ Mẹ Lavang: Xin Ngài Ngự Đến

2) CĐ Thánh Gia: Đêm Giao Hoà

3) CĐ Cecilia: Đêm Noel

4) Nhóm Thiếu Nhi: Hoạt Cảnh Giáng Sinh

5) CĐ Ave Maria: Vinh Danh Thiên Chúa

6) CĐ Seraphim: Liên Khúc Giáng Sinh

7) CĐ Gioan Phaolô II: Ca Vui Noel

8) CĐ Thánh Giuse: Say Noel

9) CĐ Phanxicô & Thánh Linh: Khúc Ca Mặt Trời & Hôm Nay Đây

Sau đây là số ca viên với mầu áo đồng phục và số nhạc công của mỗi ca đoàn:

1) CĐ Mẹ Lavang (Xanh Đức Mẹ): 15 ca viên, 4 nhạc công

2) CĐ Thánh Gia (Xanh Đức Mẹ): 27 ca viên, 4 nhạc công

3) CĐ Cecilia (Đủ màu): 22 ca viên, …….

4) Nhóm Thiếu Nhi (Đủ màu): 50-60 em, ……

5) CĐ Ave Maria (Trắng): 22 ca viên, 12 ghế cho nhạc công

6) CĐ Seraphim (Trắng): 30 ca viên, 4 nhạc công

7) CĐ JP II: (Xanh và Đỏ): 36 ca viên, 2 ghế cho Violinists

8) CĐ Thánh Giuse(Xanh Lá Cây và Vàng): 25-30 ca viên, 1 pianist

9) CĐ Phanxicô & Thánh Linh (Đủ màu): 35 ca viên, 12 ghế cho nhạc công.

Các ca đoàn và các em thiếu nhi đã ráo riết tập dượt để tham gia vào chương trình diễn nguyện Giáng Sinh hàng năm này. Năm nay đặc biệt các bậc thềm cung thánh đã được nới rộng để các ca đoàn có đủ chỗ đứng.

Nhờ sự nhiệt thành cuả các ca đoàn, ca viên và sự khuyến khích của cha xứ cũng như sự điều hợp của Phối Trí Viên các ca đoàn là ca trưởng Trịnh Tường Thiên Nga, mọi việc chuẩn bị rất kỹ càng.

Năm nay tạ ơn Chúa giáo xứ đã có 1 buổi tĩnh tâm hết sức thành công với Nhạc Sĩ kiêm ca sĩ nổi tiếng của Hoa Kỳ là ông John Angotti và ban nhạc của ông vào tối thứ bẩy vừa qua.

Năm nay giáo xứ cũng mời được Linh Mục Nguyễn Tầm Thường tức Nguyễn Trọng Tước, Dòng Tên đến giảng phòng vào bốn ngày liên tiếp, từ thứ hai 19/12 đến thứ tư 21/12 tại giáo xứ và ngày thứ năm 22/12 tại Cộng Đoàn Mẹ La Vang, Chantilly.

Thánh Đường đã được tranh hoàng thật lộng lẫy từ trong ra ngoài bãi đậu xe, với đèn đủ mầu và ba hang đá, ngoài trời, trong hành lang nhà thờ và trên cung thánh, do các đoàn thể và thiện nguyện viên phụ trách.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
GM Nguyễn thái Hợp: kiên quyết đấu tranh cho công lý và sự thật, nhưng đồng thời cũng không giữ hận thù trong trái tim
+GM Phaolô Nguyễn Thái Hợp
11:45 19/12/2011
Bài giảng của Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp
trong Thánh lễ tại Giáo xứ Mỹ Lộc ngày 02 tháng 12 năm 2011


Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,

Không hẹn mà hò, qua bài đọc hôm nay Thiên Chúa như đang thầm thĩ với giáo dân ở giáo xứ Mỹ Lộc này. Thật vậy, bài đọc thứ nhất, trích sách tiên tri Isaia, vừa là một lời hứa hẹn, vừa là một niềm an ủi đối với những con người đang hoang mang, âu sầu và thất vọng. Đức Chúa phán thế này:

“Sion từng nói: Đức Chúa đã bỏ tôi,
Chúa Thượng tôi đã quên tôi rồi!”
Có người phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình
Hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau?
Cho dù nó có quên con mình đi chăng nữa,
thì Ta, Ta sẽ chẳng quên ngươi bao giờ”
(Is 49,15)

Mọi người đều biết rằng trên cuộc đời này không có tình yêu nào cao cả hơn tình mẫu tử. Trong trái tim của người mẹ, mỗi đứa con có chỗ riêng và không đứa con nào mà không phải là đứa con thân yêu nhất. Nhiều khi những đứa con bệnh tật, ốm yếu, bất hạnh… lại là những đứa con được mẹ săn sóc và yêu thương hơn. Ngay cả lúc những đứa con đã lớn hay đã vỗ cánh rời xa tổ ấm… thì người mẹ vẫn canh cánh bên lòng khôn nguôi. Một thi sĩ Việt Nam diễn tả sâu sắc:

“Con dù lớn vẫn là con mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”.


Ngôn sứ Isaia không những ví Thiên Chúa với tình mẫu tử hải hà, yêu thương vời vợi, mà còn xác quyết rằng Ngài luôn yêu thương, săn sóc và chăm lo cho chúng ta hơn tất cả mọi người mẹ trần gian. Và ngôn sứ còn nhấn mạnh hơn nữa: “Có người mẹ nào mà không yêu đứa con thơ mình sinh ra. Giả thử có người mẹ nào quên đứa con mình, thì Ta, Ta không quên con bao giờ”. Chính trong niềm tin đó, chúng ta ca ngợi và tôn thờ Chúa. Chính Người là niềm an ủi và chỗ nương tựa vững chắc cho chúng ta. Chúa yêu thương chúng ta, và đối với Ngài, mỗi chúng ta có một vị trí bất khả thay thế trong trái tim của Ngài.

Kính thưa cộng đoàn, trong mấy ngày vừa qua đã có chuyện đau buồn xảy ra tại một vùng đất vốn yên ổn, an hòa này. Tôi mới về Giáo phận Vinh, nhưng nghe nói vùng đất này, từ lâu đời rồi, lương giáo vẫn luôn thuận hòa với nhau. Ít khi xẩy ra những xích mích mang tính chất tôn giáo.

Rất tiếc, cách đây hơn một tuần lễ, sóng gió đã nổi lên và một số anh chị em của chúng ta trở thành nạn nhân của bạo lực. Chúng tôi lúc đó đang ở trong tuần tĩnh tâm, nhưng liền khi nghe tin, tôi đã gọi cho lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Và tôi cũng ghi nhận lãnh đạo Tỉnh đã hành động và phản ứng kịp thời. Chúng tôi chân thành cảm ơn lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt là cụ Nhật cũng như cụ Kỳ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hơi buồn là lãnh đạo xã Bình Lộc và huyện Lộc Hà vẫn chưa nghiêm chỉnh chấp hành những gì mà trong cuộc họp với cha quản nhiệm và HĐMV giáo xứ Mỹ Lộc đã đi đến quyết định là phải phát thanh lại những gì đã nói để đính chính những nguồn tin không chính thức gây nên sự xung đột, gây nên sự hiểu lầm giữa lương dân và giáo dân. Hậu quả là, chỉ vì mấy mét vuông đất mà để dân chúng phải xung đột, đổ máu như vậy. Đó là điều mà chúng ta không thể chấp nhận. Chúng tôi cực lực phản đối và tiếp tục phản ảnh tới Tỉnh về những quyết định chưa được thực hành một cách nghiêm chỉnh.

Nhưng đối với chúng ta, những người Công giáo, những người con Chúa, thì một mặt chúng ta đòi hỏi công lý, đòi được đối xử một cách hợp tình hợp lý, và cũng yêu cầu những người có trách nhiệm trong vụ này phải có một lời xin lỗi nào đó hay phải đính chính những thông tin sai lạc. Tuy nhiên, mặt khác, giáo huấn xã hội của Công giáo, cũng như tình yêu của Đức Giêsu đòi hỏi chúng ta phải biết mở rộng tấm lòng. Chúng ta phải là những con người của Tin Mừng và phải tích cực kiến tạo hòa bình. Dĩ nhiên, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh cho công lý và sự thật, nhưng đồng thời cũng không giữ hận thù trong trái tim để mau chóng thiết lập lại cuộc sống hài hòa xưa kia. Chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để công lý được thực hiện, nhưng đồng thời vẫn đi xa hơn công lý, vì đạo Chúa dạy chúng ta là bên trên công lý, bên trên lẽ phải vẫn còn tình thương, vẫn còn sự tha thứ. Chúa Giêsu cũng đòi hỏi chúng ta mở rộng trái tim như Ngài đã mở rộng trái tim. Đó mới là đặc điểm của Kitô giáo, mới là căn tính của đạo Chúa. Đức Giêsu trên Thánh giá, như chúng ta đã đọc đi đọc lại trong mùa chay, giữa lúc đang chịu những cực hình do bọn người thù ghét gây nên, vẫn nói lên lời tha thứ và yêu thương. Ra như Ngài còn bào chữa cho những người đã gây nên khổ đau cho bản thân Ngài: “Lạy Cha, xin hãy tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”. Đức Giêsu biết rõ họ cố chấp, nhưng Ngài vẫn quảng đại bào chữa cho họ.

Chúng ta luôn được mời gọi để tha thứ, để tái lập hòa bình, để cho con em của chúng ta đi học không gặp khó khăn. Chúng ta vẫn cương quyết đấu tranh và phản kháng, nếu vì một lý do nào đó con em của chúng ta tại nhà trường hay trên đường đi học gặp khó khăn hay bị kỳ thị. Tuy nhiên, chúng ta làm tất cả với tấm lòng của một người đi tìm công lý, nhưng đồng thời cũng là những người biết yêu thương, biết tha thứ, biết lấy Bài Giảng Trên Núi của Chúa làm kim chỉ nam cho cuộc sống.

Tôi biết rằng giáo dân Mỹ Lộc của chúng ta từ bao đời nay vẫn sống đạo tốt, vẫn để những dấu chỉ yêu thương, dấu chỉ bình an hòa thuận đối với chòm xóm. Vừa rồi đây chúng ta bị đẩy vào cơn xoáy của bạo lực mà chúng ta chỉ là nạn nhân. Chính vì thế chúng ta cũng yêu cầu để làm sáng tỏ điều đó. Nhưng cho dù chúng ta là nạn nhân đi chăng nữa, vì là người Công giáo, chúng ta không được nuôi hận thù và cũng không lấy hận thù hay lấy đấu tranh giai cấp làm lẽ sống, làm kim chỉ nam cho cuộc đời. Trái lại, yêu thương và tha thứ vẫn là giới răn, vẫn là kim chỉ nam cho cuộc đời chúng ta. Điều đó rất khó, nói thì dễ nhưng thực hành thì rất cam go. Nhưng chính Đức Giêsu đã chịu chết và đã mở con đường yêu thương cho chúng ta đi. Hy vọng rằng, sự kiên cường của chúng ta, sự cương quyết để giữ vững công lý nhưng đồng thời vẫn sẵn sàng yêu thương, sẵn sàng hòa giải khi điều kiện cho phép và khi Đạo Chúa đòi hỏi, sẽ giúp chúng ta làm chứng cho Chúa tốt hơn và hiệu quả hơn trong môi trường mà chúng ta đang sống.

Trong thánh lễ này, chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho tất cả những nạn nhân oan uổng, những nạn nhân vô tội của cuộc xô xát vô lý vừa rồi. Chúng ta cũng cầu nguyện để lương giáo được hòa thuận với nhau, để hiểu và cảm thông nhau hơn. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những thông tin sai lạc, những ý đồ gây xung đột vô lý này… một ngày kia sẽ được làm sáng tỏ, càng sớm càng tốt.

Xin Chúa là người Cha nhân lành, người Cha vẫn luôn nghĩ đến chúng ta như những người mẹ vẫn luôn nhớ đến đứa con thơ của mình, luôn phù trợ chúng ta. Xin Ngài chúc phúc cho chúng ta, nhất là xin Ngài ban sức khỏe cho những người bị nạn trong cuộc xô xát vừa rồi. Xin cho những vết thương thể lý và những vết thương lòng mau được chữa lành để chúng ta trở lại cuộc sống bình thường của một người dân ở đây, tại xã Bình Lộc này.

Chân thành cảm ơn những anh chị em đến từ các giáo xứ Trung Nghĩa, An Nhiên, v.v.. Sự hiện diện của anh chị em hôm nay nói lên tình liên đới giữa các giáo xứ với nhau, đồng thời nói lên tình bằng hữu thân thiết của chúng ta. Chính trong cơn hoạn nạn, thử thách là lúc chúng ta cần đến bàn tay và sự liên đới của anh chị em đồng đạo, cũng như những bà con lối xóm, những người hiểu sự việc và luôn luôn sống trong sự thật, với lương tâm ngay thẳng, bất luận thuộc tôn giáo nào, thuộc vùng đất nào. Amen.

Mỹ Lộc chiều ngày 02/12/2011

(Nguồn: http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=7972)

 
Ðêm thắp nến cầu nguyện cho quê hương, Giáo Hội và tự do tôn giáo tại Việt Nam tại Köln
Phêrô Ðàm mạnh Anh
13:51 19/12/2011
Ðức Quốc - Vào ngày 17.12. 2011 sẽ có tổ chức một buổi thắp nến cầu nguyện tại Köln tại nhà thờ Thánh Antonius và sau đó là buổi canh thức ngay ở trước sân nhà thờ lớn ở Köln, nhà thờ lớn này là một trong những kỳ quan của thế giới nổi tiếng ở trên nước Ðức này, nơi đó có toà Giám mục của địa phận Köln.

Xem hình ảnh

trước đó một ngày thông báo thời tiết đã cho biết là sẽ có mưa và gió lạnh bao trùm cả vùng Köln,và có thể sẽ đổ tuyết nữa, nhìn lên trời chúng tôi thấy đúng như vậy, mưa, lạnh và bão. chúng tôi rất lo lắng không biết làm sao vì nếu mưa và gió như vậy thì làm sao ngày mai những con dân thao thức cho giáo hội và cho quê hương có thể tham dự được.

Nhờ lời cầu nguyện của khắp nơi từ Việt Nam, cho tới Mỹ, Úc, Canada, và các nước tại Âu châu họ đã cùng cầu nguyện với chúng tôi: Lạy Chúa, chúng con là những chiến sĩ của Chúa đấu tranh vì lý tưởng tình yêu, công Lý và Hoà bình, chúng con đã làm hết công việc của chúng con, chúng con đã cầu nguyện, chúng con đã chuẩn bị, chúng con đã thông tin cho mọi người, chương trình chúng con đã làm nhưng bà con có đến được là nhờ Chúa ban ơn và giúp sức, phần chúng con, chúng con đã làm, còn phần của Chúa thì Chúa giúp chúng con.

Tuyệt vời thay! vào sáng sớm những cơn mây đen từ các ngày qua đã bị đẩy đi, trời mưa hôm trước đã làm cho thời tiết ấm hơn, và đến khoảng trưa thì mặt trời đã bắt đầu ló dạng và chào đón chúng tôi cùng đến để tham dự đêm thắp nến nguyện cầu. tuy nhiên những người ở xa, nghe tin gío và bão nên họ không đến được thật là đáng tiếc, thế nhưng sự hiệp thông với chúng tôi trong giây phút lễ là một điều qúi rồi, không dự được nhưng lòng không xa.

Lễ đài đã được dựng lên, cảm tạ ơn Chúa vì những hy sinh của các anh chị em trong ban tổ chức, họ là những người ở rất xa nhau, họ phải đi cả mấy trăm cây số để mang những dụng cụ cần thiết để xây dựng lễ đài, vì nhà thờ là nhà thờ của dân chúng Ðức nên không thể chuẩn bị lễ đài trước được.

Nhưng chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ họ đã làm xong linh đài cho tổ quốc Việt Nam thân yêu, với nền là lá cờ Việt Nam thân yêu tượng trưng cho công lý và hoà bình, tự do và thịnh vượng, Ðức Mẹ là Nữ Vương Việt Nam đứng uy nghi giửa bầu trời của Tự do, trước hàng nến và hoa kính mừng Nữ Vương Hoà Bình.

Ðúng 14:00 Ông Nguyễn thanh Văn bắt đầu với phần chiếu phim về những thời sự tại Việt Nam về những đàn áp cửa chính quyền Hà Nội về các giáo xứ bị ném đá, bị khủng bố và bị đặt mìn phá hủy nơi thờ phượng, những hình ảnh đó làm cho chúng tôi lại càng nao nức để chuẩn bị cho tâm hồn sốt sắng để cầu nguyện cho những người thấp cổ bé miệng, những Linh Mục, những giáo dân, những con dân nước việt bị hành hung bắt bớ, chúng tôi muốn trở thành tiếng nói của họ trong lời cầu nguyện, Vì Thiên Chúa đã nói muốn loại trừ lũ qủi, đẩy lui được hung tàn, chỉ có một cách duy nhất là hãy ăn chay và cầu nguyện.

Sau đó các Cha cùng với đoàn rước tiến, Thánh giá nến cao, Lá cờ Ðức Mẹ, cờ Thánh Tâm, cờ Việt Nam tự do, đội giúp lễ, và 15 người đại cho 15 thanh niên công giáo bị nhà nước Cộng Sản không lý do bắt bớ họ, trên từng cây nến ghi rõ tên của các bạn thanh niên, sau cùng Linh Tượng Mẹ Maria được cung nghinh ra lễ đài. trong khi mọi người cùng với các ca viên ở khắp nơi đến cùng dâng lên Chúa bài Kinh Hoà Bình, anh Nguyễn minh Hùng chơi đàn Orgen, xin thành thật cảm ơn các anh chị trong ca đoàn, những lời kinh tiếng hát của các anh chị đã làm núng động con tim của những người tham dự thánh lễ.

Khi ra đến Linh Ðài, tượng Ðức Mẹ Lavang được đặt lên nơi tôn kính, mọi nguời cùng với Cha chủ sự dâng nước Việt Nam cho Ðức Mẹ La vang, cha chia sẻ rất cảm động được đến đây để cùng dâng nước Việt Nam cho trái tim Mẹ, và cha cũng ước mong giây phút đốt nến này là những giây phút thổi lửa về quê hương làm ấm lòng những người đang đấu tranh cho hoà bình, công lý và sự thật đang bị sách nhiễu, tù đầy và bị bắt bớ, cho họ nhận thấy rằng họ không bị bỏ rơi, nhưng khắp nơi từ Úc, Mỹ, Canada và ở các nước Âu châu đang đồng hành cùng họ,rồi sau đó mọi người cùng hướng về Thái Hà qua bài hát cầu cho Thái Hà. Sau đó là phần Thánh lễ, trong bài giảng Cha Phêro Nguyễn đức Minh đã cho chúng ta thấy những gì là vĩ đại, lớn lao, đến từ sự nhỏ bé và khiêm nhường, Thiên Chuá đã đến trong cung lòng Ðức Mẹ trong Chúa nhật thứ tư mùa vọng này, khi Mẹ là một con người sống đầy khiêm nhường, Mẹ trả lời cho sứ thần, Việc đó xảy ra thế nào được vì tôi không biết đến người Nam, sau khi nghe lời giải thích của sứ thần Mẹ đã nói này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng lời thánh thần truyền, và Cha cũng nói chúng ta là những người nhỏ bé, tụ tập nơi đây thắp nến cầu nguyện cho quê trong mùa vọng thứ tư này thật là thích hợp, chúng ta cùng mang Chúa là Hoàng tử của công lý và hoà bình cho quê hương của chúng ta để góp phần nảy sinh ra một thể chế công bằng và dân chủ thực sự trên quê hương như xưa Mẹ đã mang đấng cứu thế trong lòng, chúng ta cũng nhỏ bé, cũng đơn sơ như chính Mẹ nhưng Thiên Chúa đã dùng Mẹ, dùng những sự hy sinh của chúng ta để mang ánh sáng niềm vui và hoà bình đến cho nhân loại.

Là những chiến sĩ của vua tình yêu và hoà bình chúng ta đang xông pha trên chiến trường của sự dữ, nếu cuộc chiến không có khó khăn sao cần có chiến sĩ dấn thân, Cha chúc cho tinh thần của mọi người có mặt hôm nay được luôn mạnh mẽ hăng say dấn thân cho công lý và sự thật tại quê nhà, Cha chúc chúng ta một mùa Giáng Sinh an bình và hạnh phúc và nguyện xin Chúa sẽ giáng sinh trên quê hương Việt Nam trong nhũng ngày gần đây.

Sau đó đến phần cầu nguyện giáo dân, các anh chị đã lần lượt dâng lên Chúa những lời nguyện sau:

1- Cầu cho các tôn giáo được tự do trên quê hương.

2- Cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo các tôn giáo được can đảm dấn thân cho công lý và sự thật, cho họ được khôn ngoan và khoẻ mạnh.

3- Cầu nguyện cho các nhà lãng đạo cộng sản được biết nhìn ra sự thật và trở về với đại dân tộc để xây dựng một nước Việt Nam sống trong tư do không chia rẽ, hận thù.

4- Xin cho những người dấn thân cho công lý và nhân quyền cùng 15 thanh niên tại Giáo xứ thái hà, Cha Lý được mau được sống trong tự do, bình an và khoẻ mạnh, vững tin và không sợ bạo quyền như Chuá đã dậy, đừng kẻ giết được thân xác anh em…

5- Xin chúa ban hoà bình cho nhân loại.

6- Cầu cho các linh hồn mồ côi, ông bà Cha Mẹ, các thai nhi bi giết chết và các chiến sĩ chết vì lý tưởng độc lập cho quê hương được về nơi an nghỉ hạnh phúc.

Sau mỗi lời nguyện chúng tôi dâng lên Chúa những lời hát thống thiết van xin của mùa vọng: Lạy Chúa xin hãy đến. Và mọi người cùng thưa: Xin cứu giúp chúng con.

Thánh lễ kết thúc đại diện cho ban tổ chức Ông Nguyễn văn Ri cám ơn các hội đoàn, các đoàn thể, các đại diện tôn Giáo, và đặc biệt có thày Thích ấn Tâm cùng đến hiệp dâng lời nguyện trong thánh lễ, ông cũng cám ơn 2 Cha đã đến từ Hoà Lan là Cha Phêro Nguyễn đức Minh và cha Giuse Lê văn Thắng.

Và ông cũng mời mọi người cùng ra trước sân nhà thờ Dom để chúng ta tiếp tục canh thức và nói với thế giới rằng Chúa giáng Sinh sắp đến, hãy cầu nguyện cho quê hương Việt Nam của chúng tôi để hoàng tử của công lý, bình an và hy vọng sẽ ngự đến trên quê hương chúng tôi, và đẩy lui một chế độ độc tài, bạo quyền hèn với giặc và ác với dân.

Ðêm canh thức tại sân nhà thờ Dom

Khi ra đến nhà thờ Dom, thì đường phố đầy người, họ vui chơi tấp nập trong những ánh điện chiếu sáng khắp nơi để chuẩn bị mừng đón Chúa Phục Sinh. Ðó là một trong những phong tục của phương tây, khi bắt đầu vào mùa Vọng thì phố xá khắp nơi chăng đèn lộng lãy, cảnh người đi dạo phố tấp nập để vui chơi mừng Chúa giáng trần.

Chúng tôi đã tụ tập ở trước cầu vồng đá ở trước nhà thờ Dom, phóng thanh đã được dựng lên, với cờ của tự do và dân chủ, các hình ảnh về các nhà đấu tranh bị bắt bớ được giăng lên.

Mọi người cùng đốt nến, đứng sát vào nhau, để cho đỡ lạnh và tránh cho gíó khỏi làm tắt những cây nến, nhiệt độ lúc đêm khi mặt trời lặn lạnh khỏang 3 Ðộ C. thật là một không khí huyền ảo, một cảnh thinh lặng giữa những rừng người, chúng tôi cùng trầm lòng xuống để nhớ về quê hương dân tộc.

Sau đó ông Nguyễn hữu Dõng mời mọi người cùng hát bài quốc Ca và nhớ đến vong linh của các anh hùng liệt sỹ cùng những người vì lý tưởng tự do đã rời quê hương và đã chết trên biển cả.

Ông Nguyễn thanh Văn thay mặt đaị diện hội người việt tỵ nạn chào đón mọi người, rồi ông Trần văn Các trình bày bằng tiếng Ðức về những đàn áp bắt bớ của chính quyền đối với dân và các tôn giáo.

Thày Thích ấn Tâm nguyện cầu cho quê hưong theo nghi thức phật giáo, với những lời gõ mõ nguyện kinh thật cảm động, tiếng gõ mõ của thày đã đưa một khoảng không gian xích lại gần trên quê hương dân tộc và lôi kéo nhũng người đức tò mò khi nghe tiếng gõ mõ lại gần và cùng hướng vê quê hương yêu dấu.

Sau đó người công giáo chúng tôi cùng đọc kinh, với những bài hát vừa Ðức Việt nguyện cầu cho quê hương.

Buổi cầu nguyện kết thúc, những người Ðức đến tham dự nói với chúng tôi rằng họ rất vui mừng được tham dự buổi cầu nguyện, tuy không hiểu nhưng nghe những lời kêu xin họ cũng rất cảm động tuy không hiểu nhưng nước mắt của họ tuân tràn. Lạy Chúa, lạy Mẹ Maria xin Mẹ hãy đoái thương quê hương chúng con, ra về mọi người chúc bình an cho nhau và chúc nhau một mùa Giáng Sinh an bình và hạnh phúc, hẹn gặp nhau một ngày dưới lá cờ tự do dân chủ trên các thành phố quê hương: Huế, Sài Gòn, Hà Nội.

Là một tham dự viên của buổi cầu nguyện, nhớ lại lời tin mừng chúa nhật thứ IV muà vọng, lòng tôi lại bồi hồi xúc động vì vào đêm ấy, một đêm huyền diệu, sứ thần của Thiên Chúa đã hiện ra với Ðức Trinh Nữ Maria báo tin rằng Mẹ sẽ mang ơn cứu độ,Thiên Chúa là Chúa Jesus Kitô sẽ xuống thế làm người, để cứu chuộc nhân loại. Thì cũng đêm nay tiết trời lạnh giá, chúng tôi là những con người nhỏ bé thuộc mọi tôn giáo, tay cầm nến, đứng sát bên nhau cho khỏi giá lạnh, và cho nến khỏi tắt, chúng tôi cảm thấy ấm lòng vì bên cạnh chúng tôi có anh, có chị, có ông, có bà, chúng ta không một mình nhưng cùng góp tiếng nói và kêu van với Chúa rằng: Lạy Chúa xin hãy đến, các tầng trời hãy mở ra, xin cứu chúng con. Thật là một đêm huyền diệu dưới trời đông gió lạnh nhưng tâm hồn chúng tôi đầy niềm vui và sức sống, xin cám ơn bạn đã có mặt nơi đây mang hơi ấm cho tâm hồn tôi, cám ơn bạn thật nhiều, cám ơn các bạn đã quay phim chụp hình để đêm huyền diệu đó sẽ nối dài trong tâm thức chúng ta, thưa bạn cuộc đời là chuỗi những ngày tạ ơn bạn nhỉ !

Riêng tôi tâm tư vẫn còn vọng lên tâm tình bài hát:

1- Mẹ ơi! Ðoái thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn. Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an. Ðưa Việt Nam qua phút nguy nan.

2- Mẹ ơi! cúi xem dân Nước Việt Nam, đời gian khó đức tin gông cùm. Mẹ hãy ban ơn giải thoát Việt Nam. Cho toàn dân no ấm khang an.

3- Mẹ ơi chúng con lưu lạc miền xa. Lòng thổn thức nhớ quê dấu yêu. Mẹ giúp Nước con đang chốn khổ đau đưa bình an, hạnh phúc khắp nơi.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hành Hương Bước Theo Thầy 17.10.2011-8.11.2011 Phần II
Lm. Paul Văn Chi
12:47 19/12/2011
PHẦN HAI - BƯỚC THEO THẦY.

Chập chờn trong giấc ngủ vội vã sau hành trình Bước Theo Thầy tại Thánh Địa Israel, sáng thứ 3 ngày 25 tháng 10, Đoàn Hành Hương Bước Theo Thầy rời Jerusalem rất sớm từ phi trường Tel Aviv với chuyến bay Aegean tới thủ đô Athens của Hy Lạp. Hành Trình Bước Theo Thầy nhận lãnh sứ điệp loan báo Tin Mừng theo bước chân của các Thánh Tông Đồ sau khi Thầy Chí Thánh Phục Sinh, đã sai các Tông Đồ đi rao giảng: "Chúng con hãy đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân..." Tới phi trường Athens, Đoàn Hành Hương tiếp tục chuyến bay đến thành phố Thessalonica, đựơc xây dựng vào năm 315 BC. Tại đây, Thánh Phaolô và Thánh Silas cùng Timôtê đã rao giảng Tin Mừng vào mùa đông những năm 49 và 50 và thiết lập Giáo Đoàn đầu tiên tại Âu Châu. Đoàn thăm viếng ngôi chợ cổ Agora nơi Thánh Phaolô rao giảng. Đoàn thăm Acropolis, nơi sinh hoạt văn hóa, chính trị, và thương mại của cả thành phố Thessalonica xưa kia. Đoàn ghé thăm Nhà Thờ Thánh Dimitri vào đúng dịp Bổn Mạng của thành phố Thessalonica. Thăm viếng những di tích cổ xa xưa thời văn minh Roma với Arch of Galerius được xây dựng ngay trung tâm Thessalonica. Đoàn thăm Hải Cảng nổi tiếng của Thessalonica với tháp White Tower bên hải cảng phồn thịnh. Lịch sử tháp White Tower là một nhà tù kinh hoàng trước kia với tên gọi là Blood Tower, sau đó, dân chúng nổi dậy, giải thoát tù nhân và biến thành tháp White Tower rất đẹp bên biển xanh Địa Trung Hải. Đi dọc theo hải cảng với phố xá, công viên rất đẹp, nên thơ, và trữ tình.

Buổi chiều, Đoàn hành trình về hướng đông theo dấu chân của Thánh Phaolô, chúng tôi tới Kavala và thăm viếng Amphipolis, nơi Thánh Phaolô, Silas, và Timôtê rao giảng Tin Mừng tại đây theo sách Tông Đồ Công Vụ đoạn 17:1. Thành phố Kavala được xây dựng bên bờ Điạ Trung Hải rất đẹp và trữ tình. Kavala được gọi là thành phố mới: Neapolis, là thành phố đầu tiên của Âu Châu đón nhận Tin Mừng, khi Thánh Phaolô, Silas, và Timôtê cập bến sau cuộc hải trình từ thành Troas theo sách Tông Đồ Công Vụ đoạn 16:11. Chúng tôi đến hotel Esperia khá đẹp tại đây. Hotel thật sang trọng nằm ngay bên bờ biển Địa Trung Hải và dùng bữa dinner thật tuyệt vời. Các nàng nhà mình rất thích đi shopping tại Kavala vì hàng hóa đẹp và rẻ hơn. Dân chúng tại đây rất lịch sự và hiếu khách. Cơm tối xong, chúng tôi chia nhau thành nhiều nhóm. Nhóm nữ shopping, nhóm nam và một số khác thưởng thức cafê capucino Kavala rất nổi tiếng bên bờ Địa Trung Hải trữ tình.

Ngày 26 tháng 10, Hành trình Bước Theo Thầy theo dấu chân của Thánh Phaolô hành hương giáo đoàn Philippê. Philipphê là tên của Vua Cha của Đại Đế Alexander đặt cho thành phố này. Nơi đây, Thánh Phaolô đã rửa tội cho gia đình chị Lydia, người Âu Châu đầu tiên trở lại Đạo Công Giáo theo sách Tông Đồ Công Vụ đoạn 16:12-40. Chúng tôi viếng thăm giếng Rửa Tội của gia đình chị Lydia bên giòng sông Zygaktys. Tại giòng sông trữ tình mùa thu này, Hành Trình Bước Theo Thầy cùng nhau ôn lại Bí Tích Rửa Tội. Chị Lydia trở Thành Thánh Nhân và rất được tôn kính tại đây với 1 nhà nguyện rất đẹp. Sau đó, hành trình tiến về khu chợ thương mại thuở xa xưa. Tất cả đã đổ nát, chỉ còn những di tích đền đài, phố xá, của hàng, kho chứa hàng, dinh thự. Gợi nhớ lại lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Chúng tôi vào thăm nhà tù của Thánh Phaolô bị giam tại đây. Theo sách Tông Đồ Công Vụ đoạn 16: 25-34, khi thánh Phaolô và Silas bị giam tại Kavala, một trận động đất xảy ra, của nhà tù mở tung. Viên cai ngục sợ các tù nhân trốn hết. Ông định tự sát. Nhưng Thánh Phaolô trấn an ông. Tù nhân và Thánh Phaolô vẫn còn lại, đừng tự sát. Sau đó, viên cai ngục tiếp đón Thánh Phaolô và cả gia đình xin Rửa Tội.
Trước Nhà Nguyện Thánh Lydia tại Philipphê và Kavala Hy Lạp.


Buổi tối, Hành Trình Bước Theo Thầy theo chân Thánh Phaolô về Athens, thủ đô của Hy Lạp. Đoàn Hành Hương tới hotel Electra ngay tại trung tâm thủ đô Athens tráng lệ và tấp nập. Buổi tối, từng nhóm người đi phố và ăn tối với nhau rất vui vẻ.

Sáng ngày 27 tháng 10, Hành trình Bước Theo Thầy theo dấu chân của Thánh Phaolô đi thăm thủ đô Athens. Chúng tôi lên ngọn đồi Acropolis, trung tâm thành phố thuở xưa, cũng là trung tâm văn hóa, chính trị, thương mại. Tất cả mọi sinh hoạt đều tập trung tại đây. Nơi đây cũng là nơi phát sinh ra ý tưởng dân chủ của Hy Lạp. Acropolis được xây dựng rất tuyệt vời với những đền đài của Thần Athina, khu chợ cũ Agora, và đền thờ thần Parthenon đồ sộ nguy nga, được xây dựng bằng cẩm thách với lối kiến trúc rất sắc sảo trên một ngọn đồi rất cao bao trùm cả thành phố Athens. Nơi đây, các triết gia nổi tiếng của Hy Lạp như Platon, Aristote, cùng các triết gia khác thường hay đến tranh luận về dân chủ tại nơi đây, và là tiền đề cho nền dân chủ thế giới. Chúng tôi trèo lên ngọn đồi có tên là Aeropgus khá cao. Nơi đây, Aerogapus là nơi họp hội đồng thành phố, hay diễn thuyết của các danh nhân, hoặc thành tòa án xét xử công khai. Thánh Phaolô đã đọc bài diễn từ rao giảng Tin Mừng Chúa Giêsu, nhân danh một vị thần vô danh, ngài gọi vị thần vô danh này là Thiên Chúa. Su đó, một số người Athens đã tin và theo Đạo Công Giáo như ông Dionixio, bà Damari...(Act. 17:22-33).

Rời Athens, Hành trình Bước Theo Thầy lên phi cơ Aegean bay về Thủ Đô Roma theo dấu chân của 2 Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Buổi tối, chúng tôi xuống phi trường Fiumicino Roma, phi trường tấp nập bận bịu với hàng hàng lớp lớp hành khách. Xe bus đón chúng tôi về Roma và nghỉ ngơi tại hotel Clodio.

Roma được thành lập và ngày 2.4.753 trước công nguyên, thăng trầm qua các thời đại, và tồn tại cho tới hôm nay. Câu chuyện huyền thoại về Tổ Tiên Người Roma từ 2 anh em Romus và Remulus. Hành trình Bước Theo Thầy sẽ thăm viếng Roma Cổ Xưa với Hí trường Coliseum: Được xây dựng vào năm 72 A.D. do Vespasiano. Coliseum cao 185 feet, chứa được từ 50.000 đến 70.000 người. Thăm viếng Đền nữ thần Venus, xây dựng vào năm 121 và 136 B.C. và Cổng thành Constantino: Xây dựng vào thế kỷ thứ 3 và cao 60 feet. Nhìn tận mắt Dinh điện các Vua Chúa Roma (The Roman Forum): Được xây dựng từ trước Công Nguyên với những công trình Arch of Septimus Severus, Basilica Aemilia, Curia, Đền thờ Romulus. Buổi tối đến thăm Pantheon, Đền thờ các Thần Linh được xây dựng vào năm 27 B.C. Đoàn cũng thăm viếng Roma Thời Các Đức Giáo Hoàng. Điện Vatican nơi Thánh Phêrô tử Đạo vào năm 67. Vatican có từ thế kỷ thứ nhất.

Sáng ngày 28 tháng 10, chúng tôi thức dậy sớm hơn và chuẩn bị lên đền thờ Thánh Phêrô để dâng lễ. Chúng tôi vào Đền Thờ Thánh Phêrô xếp hàng rất dài khách hành hương thập phương để về Vatican. Mỗi người đều bị xét như khi lên phi cơ. Vào Đền Thờ Thánh Phêrô với niềm hân hoan phấn khởi. Chúng tôi được sắp xếp dâng Thánh lễ ngay trên xác Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 còn nguyên vẹn. Chúng tôi xúc động dạt dào với tình cảm yêu thương. Cầu nguyện với Ngài cho gia đình, con cái, bạn bè, Phong Trào Cursillo. Vì sắp xếp thơi gian thoải mái hơn, từng người trong gia đình hành hương chụp hình lưu niệm với xác Thánh của Ngài. Chụp vội vàng một số hình kỷ niệm tại quảng trường Thánh Phêrô với cột Obelisque Ai Cập giữa quảng trường, trên cột đó có đề câu châm ngôn: "Orbitus vovitur, stat crux - Thế giới xoay chuyển, Thánh Giá vẫn vững bền." Quảng trường Thánh Phêrô rất rộng. Các hàng cột từ thế kỷ 16 với 284 cây cột vĩ đại sừng sững và hiên ngang. Trên những cột và Đền Thờ, 96 tượng các Thánh đứng trang nghiêm. Trên mặt tiền Đền Thờ, Tượng Chúa Giêsu và 12 Tông Đồ khá cao và mỹ thuật trên nóc Đền Thờ. Theo lịch sử, Đền Thờ Thánh Phêrô:Được xây dựng vào năm 324. Đền thờ ngày nay được trang trí do Họa sĩ trứ danh Michelange vào năm 1547. Đền Thờ được xây dựng trên Phần Mộ của Thánh Phêrô Tông Đồ. Cuối Đền Thánh Phêrô có nhà nguyện với Tượng Pieta Mẹ Sầu Bi nổi tiếng do Michelange điêu khắc vào năm 1498 và có chữ ký của ông. Gần Bàn thờ chính, tượng Thánh Phêrô bằng đồng đen, khách hành hương vào hôn chân Ngài, bàn chân Ngài đã cụt mất đi 1/3 vì quá nhiều người hôn kính. Phía Cung Thánh chính diện là Bàn Thờ Thánh Phêrô, nơi Đức Giáo Hoàng dâng Thánh Lễ Đại Trào và phía dưới hầm là mộ Thánh Phêrô. Phía sau Bàn Thờ là Ngai Tòa Thánh Phêrô với chiếc ghế - Cathedra của Ngài treo phía trên.
Theo Bước Chân Thánh Phêrô tại Quảng Trường San Pietro Roma.
Hành trình Bước Theo Thầy đi thăm Viện Bảo Tàng Vatican. Viện Bảo Tàng vĩ đại và đồ sộ với nhiều di tích lịch sử nhất thế giới. Bảo Tàng Viện Vatican được thiết kế do Luca Beltrami vào những năm 1930s. Có rất nhiều những di tích và tranh ảnh nghệ thuật trong Bảo Tàng Vatican. Chúng tôi vào thăm các gian phòng trưng bày các chân đèn của thế giới qua nhiều thời đại. Thăm viếng những tấm thảm trang trí rất kỳ công và mỹ thuật. Những hành lang được vẽ hay trang trí với những bức tranh nổi rất nghệ thuật. Đoàn còn dừng lại gian phòng văn minh Ai Cập với mummy xác ướp của một Hoàng Hậu Ai Cập với độ tuổi trên 3000 năm còn nguyên vẹn. Vào thăm dinh thự Đức Giáo Hoàng qua các triều đại Giáo Hoàng khác nhau. Đặc biệt nhất, đoàn vào thăm Điện Sixtine, nơi bầu cử ngôi vị Giáo Hoàng: Được xây dựng vào năm 1473-1480. Đây là một nguyện đường chữ nhật dài 131 feet và rộng 42 feet. Khoảng năm 1508-1512 Michelange trang trí vòm của Điện Sixtine với Bức Tranh Tạo Dựng nổi tiếng và các Bức Tranh khác về Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước như Đại Hồng Thủy, Ông Noe, Tiên Tri Jona, Zacaria, Jeremia, cuộc đời Chúa Giêsu...

Buổi chiều, chúng tôi Hành hương kính viếng Đền Thờ Đức Bà Cả hay Đức Bà Xuống Tuyết-Santa Maria Maggiore. Đền thờ Đức Bà Cả Santa Maria Maggiore được xây dựng vào những năm 1700s. Tuy nhiên, Đền thờ Đức Bà Cả có nguồn gốc từ thời ĐGH Liberius (352-366). Những trang trí trên vòm Đền Thờ rất mỹ thuật và tuyệt hảo. Trong Đền Thờ Đức Bà Cả, có một nhà nguyện có di tích máng cỏ thật của Chúa Giêsu do Bà Thánh Helena mang từ Jerusalem về đây. Sau đó, thăm viếng Đền Thờ Gioan Laterano - St John in Lateran. Nơi đây là dinh thự Giáo Hoàng đầu tiên, và là Nhà Thờ Mẹ của toàn thế giới. Xa xa phía cuối Đền Thờ, tượng Thánh Phanxicô Assisi đang cầu nguyện với thiên nhiên trong khi chờ đợi được tiếp kiến với Đức Giáo Hoàng. Rời Đền Thờ Gioan Laterano, chúng tôi vào thăm Nhà Thờ Thang Thánh của Chúa Giêsu. Thăm bậc thang thánh nơi Chúa Giêsu bị xử tại Jêrusalem và được đưa về Jerusalem do Bà Thánh Helena vào năm 326. Thang gồm 28 bậc, Chúa Giêsu đã đi trên những bậc thang này. Những dấu vết máu Thánh của Chúa còn giữ lại bằng những miếng đồng bao bọc. Chúng tôi cùng nhau hôn để cầu nguyện.

Sau đó, chúng tôi kính viếng Đền Thờ Thánh Giá Santa Croce, được lưu giữ những Thánh Tích của Thầy Chí Thánh. Đền Thờ Thánh Giá của Chúa, nơi có gỗ Thánh Giá thật của Chúa Giêsu, một cái đinh và 2 cái gai trong mão gai của Chúa, bảng viết chữ INRI của Philatô, ngón tay của Toma và Thập giá của người trộm lành. Các Thánh Tích này do Bà Thánh Helena mang về từ Jerusalem vào năm 326. Trong Đền Thờ Thánh Giá, còn nhiều những Thánh Tích như hình tấm khăn Liệm Turino, đất và cát từ Jerusalem....Chúng tôi luân phiên hôn Thánh Tích Thánh Giá thật của Thầy Chí Thánh với niềm xác tín. Xe bus chở chúng tôi đi qua những di tích như Colosseum, Circus Maximus, nơi đóng phim Ben Hur và các phim nổi tiếng thời Roma. Theo lịch sử, hí trường Colosseum được xây dựng vào năm 72 A.D. do Vespasiano. Coliseum cao 185 feet, chứa được từ 50.000 đến 70.000 người. Rảo quanh Thành Phố Roma thơ mộng với những di tích cổ xưa như Roman Forum, nơi hội họp của vua chúa và là nơi sinh hoạt văn hóa chính trị nghệ thuật xa xưa.

Buổi chiều, Hành Trình Bước Theo Thầy hành hương Hang Toại Đạo Thánh Callisto-Callisto Catacombs. Hang Toại Đạo (Catacombs) là nơi chôn cất những Người Công Giáo từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ bốn. Có tất cả 52 Hang Toại Đạo khác nhau và trải dài tới 373 miles trong Roma. Những Hang Toại Đạo nổi tiếng như St Callistus, St Sebastian, St Domitilla ...Chúng tôi vào kính viếng Hang Toại Đạo Callisto, nằm sâu dưới lòng đất, nơi có phòng an táng các vị giáo Hoàng Tử Đạo. Hang toại đạo Thánh Callisto và Thánh Sebastiano Nghĩa trang này thuộc thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ 4 thời Roma tử đạo. Hang toại đạo có khi cao tới 5 tầng, với các hộc chôn xác người chết. Hang toại đạo sâu chừng 7m tới 8m dưới lòng đất, có nơi sâu tới 22m tới 25m. chiều dài tổng cộng là 876km. Hang toại đạo Callisto chôn cất Thánh Nữ Cecilia, và là nơi chôn cất các ĐGH đời tử đạo.

Bước theo hành trình của Thánh Phêrô và Phaolô, chúng tôi thăm viếng Đền Thờ Thánh Phaolô Ngoại Thành, Đền Thờ lớn thứ 2 sau Đền Thờ Thánh Phêrô, với 80 cây cột monolithic vĩ đại. Tại nơi đây người ta mới khai quật được quan tài-sarcophagus của Thánh Phaolô vào thế kỷ thứ nhất đựng xương của Ngài và được đặt dưới hầm Bàn Thờ kính Ngài. Trong Đền Thờ trang trí rất lộng lẫy và lòng Đền Thờ rất rộng. Trong Đền Thờ, người ta đặt hình của 264 vị Giáo Hoàng từ Thánh Phero tới ĐGH Benedictô. Sau đó, chúng tôi viếng thăm Nhà Thờ Tre Fontane, tương truyền là nơi Thánh Phaolô bị chém đầu tại đây. Khi chém đầu Ngài xong, đầu Ngài nhảy 3 bước và thành 3 suối nước. Vào trong Nhà Thờ Tre Fontane, 2 bức hình diễn tả Thánh Phaolô Tử Đạo bị chém đầu, và Thánh Phêrô Tử Đạo bị treo ngược trên Thập Tự. Chúng tôi chiêm ngắm cây cột nơi Thánh Phaolô bị chém. Sau đó, đến viếng 3 suối nước và nghe thấy tiếng nước chảy do kỹ thuật hiện đại tạo nên, để khách hành hương nhớ về sự kiện Tử Đạo của Thánh Phaolô.

Buổi tối, hành trình Bước Theo Thầy cùng đi Roma by night. Chúng tôi thăm viếng suối Trevi thơ mộng. Tại đây, rất đông du khách hành hương từ các nơi đổ về. Suối Trevi nổi tiếng, nước chảy liên tục. Nước trong vắt và được gọi là nước Trinh Nữ, được dẫn về Roma vào năm 19 trước Chúa Giêsu. Suối Trevi được hoàn thành vào năm 1762. Sau đó, chúng tôi cùng nhau thăm viếng điện Pantheon, nơi thờ các Thần của Roma. Đoàn tiếp tục hướng về Công Viên Nuova, Công Viên Mới, nhưng đã có từ lâu. Tại đây, những sinh hoạt văn hóa nghệ thuật tràn ngập du khách. Nơi này đang họa hình, nơi kia nhóm trẻ hát hò...Tất cả tạo thành một sinh hoạt sống động về đêm tại Roma. Chúng tôi cùng vào uống Cafe và ăn kem Roma ban đêm.
 
Thông Báo
“Đi Trong Ánh Sáng Lời Chúa-Tập 2” của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt
Nhóm Thân Hữu Đức TGM Ngô Quang Kiệt
21:45 19/12/2011
“Đi Trong Ánh Sáng Lời Chúa-Tập 2” của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Với mục đích giới thiệu và quảng bá những tư tưởng linh đạo của đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt và với mục đích yểm trợ Qũy Học Bổng Ơn Gọi của Ngài, nhân dịp Mùa Giáng Sinh và Tân Niên 2012, chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu đến qúy vị « Đi Trong Ánh Sáng Lời Chúa »- Tuyển Tập 2 của Đức TGM Giuse.

Nhân cơ hội nầy, chúng tôi xin chân thành cám ơn Quý độc giả khắp nơi đã quảng đại ủng hộ và nhiệt tình đón nhận “DTASLC” Tuyển Tập 1 đã phát hành năm ngoái.

Ước mong rằng, “Đi Trong Ánh Sáng Lời Chúa”-Tuyển Tập 2 nầy cũng sẽ được Qúy độc giả và Qúy ân nhân đón nhận trong niềm vui mừng và hân hoan.

Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho Quý Vị về sự quảng đại đón nhận và phổ biến Tuyển Tập nầy.

TM. Nhóm Thân Hữu Đức TGM Giuse

Joseph Đào Tiến - Email: dao.joseph@gmail.com
Phone: (408)386-5696


Joseph Nguyễn Viện - Email: joseph1043@hotmail.com
Phone: (408)218-1839


Tại Canada, xin liên lạc:

Hoàng Nga – Email: hnga@sympatico.ca
Phone: (905) 821-0276
 
Văn Hóa
Dọn Đường Đón Chúa.
Giuse Thẩm Nguyễn
08:43 19/12/2011
Dọn Đường Đón Chúa.

Trong bốn tuần lễ Vọng Giáng Sinh, tôi nghe nhiều về việc dọn đường để đón Chúa."Tôi là tiếng kêu trong hoang địa, hãy sửa cho ngay đường Chúa đi".(Ga 1,6-8. 19-28)

Có rất nhiều bài giảng,bài viết nói về con đường. Đường bộ, đường thủy, đường núi, đường cao tốc, đường xe hơi, đường xe lửa, đường bay, đường điện thoại, đường internet, đường thông tin...và bao nhiêu con đường nữa mà người ta có thể nghĩ ra để nối kết con người với nhau. Ngoài ra, còn có những con đường dẫn lên Thiên Đàng mà cũng có cả những con đường đưa vào địa ngục. Muốn dọn đường, trước hết tôi phải biết đường. Chọn sai đường, đi sai đường có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.

Con đường Chúa đi qua là con đường khổ giá, là con đường có nhiều thử thách và đòi buộc tôi, người tín hữu yêu Chúa, phải vác Thánh Gía của mình mỗi ngày mà đi trên con đường ấy. Con đường đi với Chúa chẳng rợp bóng hoa hồng, chẳng vinh quang mà là một cái gía phải trả cho niềm tin của tôi, là chấp nhận hy sinh, là chịu thiệt thòi, là cho đi.. .

Chúa đã không chọn con đường nào do con người làm ra mà Chúa chỉ cho tôi con đường của Chúa. "Chính Thày là con đường là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6a) và Thánh Gioan Tiền Hô mời gọi tôi dọn chính con đường ấy để đón Chúa.

Dọn đường cho Chúa là thực hành những gì Chúa dạy: giữ tâm hồn trong sạch, nói lời ngay thẳng, hành động công chính giữa ban ngày. Dọn đường cho Chúa là san bằng kiêu căng, tự ái, độc đoán, khoe khoang. Chôn sâu lòng thù hận, diệt tận gốc những hiềm khích. Lấp đầy những thiếu xót, thăng hoa lòng yêu mến Chúa và vun đắp tình yêu anh em mình như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng" (Luca 3, 4-5).

Dọn đường Chúa đến là canh tân sự liên hệ giữa Chúa và tôi, là bắc nhịp cầu thông tin giữa tôi và Chúa. Tôi sẽ dâng lên Chúa những điều tốt đẹp tôi đã làm được và tôi cũng xin Chúa nâng đỡ những thiếu xót của tôi. Tôi sẽ thú nhận với Chúa những vấp ngã và nhờ ơn Chúa tôi có cơ hội làm lại đời mình.

Giáo Hội kêu gọi tôi dọn đường đón Chúa để Ngài vào để ngự trong chính nơi tâm hồn tôi, vì thế tôi phải hân hoan vui mừng trong sự chờ đợi ấy. Điểm đến của Chúa trong đêm Giáng Sinh là ngay cõi lòng tôi. Chúa đến thăm từng mỗi người. Chúa muốn đến thăm tất cả mọi người, không bỏ xót một ai.

Chúa đến và ở lại với tôi. Người sẽ đồng hành với tôi trên đường đời. Tôi sẽ không còn cô đơn đi một mình trong đêm tối nữa. Chúa sẽ vui với niềm vui của tôi và chia sẻ những đau thương, vất vả, tủi nhục của tôi. Chúa là niềm hoan lạc và hy vọng của tôi. Tôi sẽ cùng với Chúa làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi. Tôi sẽ là Kitô hữu đích thực, sẽ nên ánh sáng chiếu rọi vào đêm đen, sẽ nên muối mặn để ướp cho đời, sẽ nên men nồng để tình Chúa dậy men giữa muôn dân.

Nếu tôi đóng cửa lòng lại hay tệ hơn nữa là xua đuổi Chúa đi, Chúa vẫn kiên nhẫn đợi chờ. Chúa vẫn tiếp tục gõ cửa, Chúa vẫn luôn cho tôi cơ hội qua những biến cố cuộc đời để tôi nhận ra tình yêu Chúa hằng dành cho tôi.

Như thế có nghĩa là Chúa có thể sẽ không đến làng Bethlem xứ Do Thái, không đến những dinh thự nguy nga, không đến trong các buổi họp mặt của nhóm trẻ, của giới già,của các người quyền quý, không đến những hang đá với đèn điện lấp lành do chúng ta làm ra trong các nhà thờ, công viên, hội trường nhân dịp Giáng Sinh, mà Chúa đến với từng người một. Chúa đến với con người, với mọi người.

Tôi tin Chúa, yêu Chúa, tôi cần dọn đường để đón Chúa. Không những chỉ dọn đường của riêng mình, mà tôi còn có bổn phận giúp người anh em mình dọn lòng để cũng được đón Chúa nữa. Tôi là hình ảnh của Thiên Chúa, một hình ảnh sống động để thế gian có thể thấy Chúa qua những việc làm tốt đẹp của tôi. Tôi phải nên như Gioan tẩy giả trong sứ mạng dọn đường cho Chúa.

Chúa đến với những người thiện tâm, với người nghèo hèn trong xã hội. Chúa đến với những tâm hồn tan nát, với người cô đơn, những người đau khổ, những người lam lũ vì miếng cơm manh áo, những người bị áp bức, bóc lột. Chúa đến với những người trong lao tù, trong ngục tối, những người bị đối xử dã man bởi đồng loại của mình. Chúa lau nước mắt cho những người than khóc, chúa an ủi những kẻ âu lo đang loay hoay giữa chốn bụi trần. Chúa đặc biệt yêu quý những anh chị em hèn mọn, nhỏ bé và khẳng định họ là hình ảnh của Chúa giữa thế gian.“Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy”. (Mt25, 31-46)

Chúa cũng đến với những người giàu và người nghèo. Chúa đến để giúp họ nhận ra ơn Chúa đã ban cho họ hằng ngày dùng đủ như thư của Thánh Phaolô gởi cho Timôthê. "Vậy nếu có cơm ăn áo mặc, ta hãy lấy thế là đủ. Còn những kẻ muốn làm giàu, thì sa chước cám dỗ, sa vào cạm bẫy và nhiều ước muốn ngu xuẩn độc hại, đó là những thứ làm cho con người chím đắm trong cảnh diệt vong. (Timôth6 6, 8-9). Chúa đến giúp họ biết chia sẻ phần tài sản ít ỏi của mình cho những anh chị em kém may mắn hơn. Chúa đến để chia sẻ những nặng nhọc mà họ phải gánh chịu trong việc mưu sinh hằng ngày. Chúa có mặt kịp thời khi họ bị thất nghiệp để cùng lo với họ, Chúa chia vui khi họ nhận được công việc mới với cấp lương khá hơn. Chúa đồng hành với họ khi ốm đau bệnh hoạn và khi tương lai chẳng biết sẽ ra sao...

Chúa cũng dừng chân bên ngưỡng cửa của những gia đình giàu có để chúc phúc cho tài sản dư đầy của họ và nhắc nhở họ về mối nguy hiểm của tiền bạc."Con lạc đà chui qua lỗi kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa (Mc 10,25). Chúa mở lòng cho họ biết quảng đại chia sẻ cho người khác và mạnh tay đóng góp cho những việc công ích. Không ai phủ nhận sự đóng góp vật chất của những người giàu cho việc xây dựng những cơ sở tôn giáo của Giáo Hội nơi trần thế. Tuy với cái nhìn của Chúa Giêsu, có thể những người nghèo với tâm hồn quảng đại hay của ít lòng nhiều, là những người dâng cúng nhiều hơn. "Bà góa nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết" (Mc 12,43)

Chúa đến với người có quyền cai trị dân để giúp họ biết mưu cầu hạnh phúc cho mọi người. Những quyền hành mà họ có được cũng là do Chúa ban phát cho họ. Chúa đã chỉ cho Philatô về quyền của ông khi làm Quan Tổng Trấn để xét xử Ngài. "Đức Chúa Giêsu đáp lại: Ngài không có quyền gì đối với tôi, nều Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn".(Gioan 19, 11). Tôi cũng phải giới thiệu Chúa cho những người cầm quyền các quốc gia và cầu nguyện cho họ để họ biết chăm lo dân nước của mình theo đường lối của Chúa.

Chúa thương yêu nhũng người vô thần, người chưa nhận được ánh sáng Phúc Âm. Họ như những con chiên lạc, không nhận ra tình yêu của Đấng đã dựng nên mình. Tôi thấy thương cho họ. Những việc họ làm có xúc phạm đến Chúa thì cũng là vì nhầm chẳng biết mà thôi. Chúng ta có bổn phận phải cầu nguyện cho họ và đem ánh sáng của Chúa đến với họ qua những gương sống chứng nhân của chúng ta.

Chúa ơi, con biết Chúa yêu thương hết thảy mọi người: người nghèo, người giàu, người quyền thế, người vô thần và Chúa vẫn đến thăm họ, đặc biệt là những người lòng ngay.

Trong phút giây gần gủi này bên Chúa, con xin Chúa đến để canh tân thế giới và làm cho mọi người nhận biết nhau là anh chị em có cùng một Cha là Chúa Yêu Thương. Chớ gì mọi người trên thế gian này trong đêm Chúa Giáng Sinh được hoà nhịp với các Thiên Thần cùng hát vang "Vinh danh Chúa cả trên trời, bình anh dưới thế cho người thiện tâm" và thế giới này là một thế giới an bình, hạnh phúc chan hòa tình Chúa yêu thương.

Lạy Chúa, Chúa thật là tuyệt vời và rất đáng yêu. Con yêu mến Chúa.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hang Đá Quê Nhà
Trầm Tĩnh Nguyện
22:38 19/12/2011
HANG ĐÁ QUÊ NHÀ
Ảnh của Trầm Tĩnh Nguyện (Việt Nam)
Ngóng trông Con Chúa từ trời
Hạ thân làm kiếp đơn côi thấp hèn.
(Trích thơ của Quân Tuấn Anh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền