Ngày 27-12-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đức Maria
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
07:47 27/12/2011
Chúa nhật Lễ Mẹ Thiên Chúa (Ds 6,22-27; Gal 4,4-7; Lc 2,16-21).

Giáo Hội dâng kính ngày đầu năm mới để tôn vinh Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Đức Maria được tràn đầy ân phúc và Thiên Chúa ở cùng. Trong giây phút linh thiêng nhiệm mầu, Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. Thiên Chúa đã chọn và gìn giữ Mẹ Maria khỏi mọi vết nhơ của tội nguyên tổ ngay từ khi được thụ thai trong lòng mẹ, bà Anna. Maria là một thụ tạo tuyệt tác mà Thiên Chúa đã để mắt trông xem. Mẹ đã lãnh nhận tất cả các hồng ân tuyệt vời một cách nhưng không. Chúa đã yêu thương và Mẹ đã đáp lại tình yêu bằng cả tấm lòng.

Thiên Chúa đã tác tạo vũ trụ từ hư không. Người đã tạo dựng muôn loài trên trời dưới đất qua Lời của Người. Các loài có sự sống đều bởi tay Người sáng tạo. Sự sống là một mầu nhiệm không ai có thể hiểu thấu. Riêng con người, Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho thần khí sự sống có hồn và xác. Tất cả mọi loài thụ tạo trong vũ trụ đều được tác thành bởi Ngôi Lời. Mọi vật đều do Người làm nên, và không có Người, thì chẳng vật chi đã được tác thành (Ga 1,3). Khoảng 700 năm trước khi Đấng Cứu Thế ra đời, tiên tri Isaia đã loan báo cho vua Ahaz rằng: Vì vậy, chính Chúa Thượng sẽ ban cho các ngươi một dấu: Này đây người thiếu nữ mang thai, sinh hạ con trai, và đặt tên là Emmanuel.

Trong Kinh Thánh Cựu Ước có kể những câu truyện về các bà mẹ son sẻ được Thiên Chúa đoái thương nhìn đến. Những người con đặc biệt ưu tú này đã góp phần quan trọng trong chương trình cứu độ. Ông Abraham và bà Sara lớn tuổi mà hãy còn son sẻ, một hôm có ba vị khách lạ là các Thiên Thần Chúa đến viếng thăm. Một vị đã lên tiếng: Người nói: "Sang năm, tôi sẽ trở lại thăm ông, và khi đó bà Xa-ra vợ ông sẽ có một con trai." Bà Xa-ra bấy giờ đang nghe ở cửa lều, phía sau (Stk. 18,10). Bà Sara đã sinh ra người con duy nhất là Isaac.

Trong sách Samuel quyển thứ nhất kể câu truyện bà Anna vợ ông Encana, bà cảm thấy nhục nhã xấu hổ vì bị son sẻ không con. Bà đã cậy trông và đặt niềm tin tưởng nơi Chúa. Bà khấn hứa rằng: "Lạy Thiên Chúa các đạo binh, nếu Ngài đoái nhìn đến nỗi khổ cực của nữ tỳ Ngài đây, nếu Ngài nhớ đến con và không quên nữ tỳ Ngài, nếu Ngài cho nữ tỳ Ngài một mụn con trai, thì con sẽ dâng nó cho Thiên Chúa mọi ngày đời nó, và dao cạo sẽ không đụng tới đầu nó."(1Sam 1,11). Ông bà đã được Thiên Chúa nhận lời và cho sinh con. Ngày qua tháng lại, bà Anna thụ thai, sinh con trai và đặt tên cho nó là Samuen, vì bà nói: "Tôi đã xin Thiên Chúa được nó."(1 Sam 1,20).

Khi quân Philitinh quấy nhiễu và đánh phá Dân Do-thái, Thiên Chúa đã can thiệp nâng đỡ. Thiên Chúa sai Thiên Thần hiện ra với vợ ông Manuel và nói rằng: Ngươi son sẻ không con, nhưng sẽ được thu thai và sinh một con trai (Thủ Lãnh 13,3). Bà đã hạ sinh con trai và đặt tên là Samson. Samson đã trở thành một thủ lãnh dũng cảm chiến thắng quân thù.

Để chuẩn bị dọn đường cho Chúa xuống trần, Thiên Chúa sai sứ thần đến với ông Zacaria. Ông Zacharia và bà Elizabeth tuổi đã già mà không có con. Một hôm, thầy cả Zacaria vào đền thờ dâng hương và Thiên Thần Chúa đã hiện ra cùng ông. Thiên Thần nói: Này ông Dacaria, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: Elizabeth vợ ngươi sẽ hạ sinh cho ngươi một con trai và ngươi sẽ gọi tên trẻ là Gioan (Lc 1,13). Các bà là những người thật hạnh phúc được Thiên Chúa đoái thương và ban ơn. Và một người nữ được hạnh phúc hơn các người phụ nữ là Đức Maria. Khi Maria đến thăm Bà Elizabeth, bà đã thốt lên lời ca ngợi: Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc. Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?(Lc 1,42-43).

Sự kiện Đức Maria được tham dự vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa là một vinh dự cho cả loài người. Đức Maria đã đáp lời ‘xin vâng’ với thiên thần để công cuộc cứu rỗi trở thành hiện thực. Mẹ Maria đã trở thành Mẹ của Con Thiên Chúa. Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể trong lòng trinh nữ là Con Thiên Chúa từ đời đời. Emmanuel có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Đức Maria là mẹ ngay từ khi Chúa Giêsu được thụ thai trong cung lòng. Danh hiệu là Mẹ đã đi vào đời đời.

Đức Maria là Evà mới. Maria được Thiên Chúa ở cùng và có phúc hơn mọi người nữ. Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể trong cung lòng mẹ. Ngôi Lời hiện hữu từ đời đời đã hóa thành nhục thể. Khi thời gian chuẩn bị đã mãn, Con Thiên Chúa đã đi vào thời gian và không gian để trở thành con người như mọi người. Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (Lc 1, 35). Mẹ Maria mang thai Con Chúa trong cung lòng đủ ngày đủ tháng như các trẻ sơ sinh khác. Con Chúa chấp nhận thân phận người, khởi đi từ trong dạ mẹ và thân xác phát triển qua từng giai đoạn. Thân xác của Chúa cùng chia sẻ máu thịt của mẹ. Khi tới ngày mãn nguyệt khai hoa, Chúa Hài Nhi đã vào đời. Những tháng ngày mới giáng sinh còn non nớt, Chúa Con hoàn toàn cậy dựa vào sự bảo vệ chở che của mẹ và thánh Giuse. Mẹ đã ẵm bế và cho bú mớm. Thánh Giuse đã ôm ấp chở che. Đức Mẹ và thánh Giuse đã luôn yêu thương, trọng quý và hết sức mình để bảo vệ và dưỡng nuôi.

Đức Mẹ đã đồng hành với con mình suốt dọc cuộc đời. Mẹ đã chia sẻ buồn vui, đắng cay và sầu muộn. Suốt ba mươi năm mẹ Maria, Chúa Giêsu và thánh Giuse đã chung sống những chuỗi ngày thật lặng lẽ và hạnh phúc bên nhau. Đức Maria tin nhận và thánh Giuse cũng nhận biết người Con Giêsu là Con Thiên Chúa. Khi mãn cuộc đời dưới thế, mẹ Maria được Thiên Chúa thưởng ban hạnh phúc thiên đàng cả hồn lẫn xác.

Qua mọi thời, Giáo Hội hằng tôn kính Đức Maria như lời Mẹ đã ngợi khen Chúa: Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới; từ nay, hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn (Lc 1,48-49). Giáo Hội cũng như các thánh Giáo Phụ đã dâng kính mẹ Maria những tước hiệu và danh xưng cao cả nhất. Chúng ta có thể nhận biết các danh hiệu trong Kinh Cầu Đức Bà. Mẹ là Nữ Vương trên trời dưới đất. Mẹ là Nữ Vương các Thiên Thần và các Thánh. Mẹ là Hòm Bia Thiên Chúa…. Giáo Hội đã tôn xưng Đức Mẹ với hơn 70 tước hiệu đáng kính. Giáo Hội còn tuyên xưng bốn tín điều: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (ĐGH Piô IX, 8/12/1854), Đức Mẹ Đồng Trinh Trọn Đời (Xác tín bởi các Giáo Phụ vào thế kỷ thứ 4 và 7 Công Đồng đầu tiên). Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Công Đồng Êphêsô 431) và Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (ĐGH Piô XII, 1/11/1950). Đức Mẹ cũng đã hiện ra rất nhiều lần và nhiều nơi trên thế giới để mời gọi con dân quay về với Thiên Chúa.

Chúng ta có Mẹ, đó là một hạnh phúc tuyệt vời. Mẹ của Chúa Giêsu là đầu nhiệm thể mà chúng ta là chi thể. Vì thế, Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội và là Mẹ của mỗi người chúng ta. Chúng ta cùng tôn vinh danh Mẹ trong ngày đầu năm mới, xin Mẹ dẫn dắt chúng ta đến gần Chúa Giêsu. Xin Mẹ cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
 
Lễ Mẹ Thiên Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:23 27/12/2011
“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…”

Ngày đầu năm mới và cũng là ngày Quốc Tế Hòa Bình, Giáo Hội hân hoan cử hành lễ Đức Maria rất thánh, Mẹ Thiên Chúa. Cả hai sự kiện này cùng diễn ra khi Giáo Hội đang cử hành mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, Ngài là Hoàng Tử Bình An, là hòa bình đích thực của nhân loại.

Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Đức Maria đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa và Giáo Hội muốn đặt lễ hôm nay lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ.

Tại sao một thiếu nữ nhỏ bé sống ở làng nghèo Nadaret lại trở thành Mẹ Thiên Chúa? Nhìn về mặt bề ngoài, Mẹ Maria không có gì nổi bật so với những người phụ nữ thời ấy. Tên Maria là một tên rất phổ biến, giống như tên Tuyết, Cúc, Đào…trong giới phụ nữ Việt Nam. Mẹ Maria người làng Nadaret (Lc 1,26), một làng rất tầm thường như sau này Nathanael nhận xét: “Từ Nadaret làm sao có cái gì hay được?” (Ga 1,46).

Ðể có câu trả lời, cần tìm về ý nghĩa của biến cố Truyền Tin.

Thi sĩ Hàn Mặc Tử viết bài thơ ‘Ave Maria’ bất hủ từ câu chuyện này.

Hỡi Sứ thần Thiên Chúa, Gabriel.
Khi Người xuống truyền tin cho Thánh Nữ.
Người có nghe xôn xao muôn tinh tú.
Người có nghe náo động cả muôn trời.
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời.
Để ca tụng bằng hương hoa sáng láng.
Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng.
Một đêm xuân là rất đỗi anh linh.
Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp.
Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập.
Cả Hàn Giang, cả màu sắc thiên không.
Lút linh hồn và ám ảnh hương lòng.
Cho sốt sắng, cho đê mê nguyền ước.
Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phước.
Cho tình tôi nguyên vẹn tựa trăng rằm…


Sứ thần Gabriel đến Nadaret chào thôn nữ Maria: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Bà”. Ba tiếng “Đầy-ân-sủng” gộp lại trở thành như là tên gọi riêng của Đức Maria. Mẹ được tràn đầy ân sủng. Mẹ luôn luôn có Thiên Chúa ở cùng. Không có giây phút nào mà Mẹ không có Thiên Chúa với mình. Không có giây phút nào mà Mẹ không trọn vẹn thuộc về Chúa. Không có bất cứ dấu vết tội lỗi chen vào giữa Mẹ và Thiên Chúa (Lm Nguyễn Hồng Giáo).

Tại sao Thiên thần nói với Maria: hãy vui lên?. Lời mời gọi này nhắc lại lời Ngôn sứ Xôphônia thế kỷ thứ VI báo tin ngày cứu độ cho Israel: “Reo vui lên hỡi thiếu nữ Sion, hò vang dậy đi nào, nhà Israel hỡi…Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi đang ngự giữa ngươi, Người là vị cứu tinh, là Đấng anh hùng” (Xp 3,14-17). Sứ thần Gabriel cũng mời gọi Đức Maria hãy vui lên vì giờ cứu độ của Thiên Chúa đã đến. Sứ thần trình bày: “Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Đức Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng Đavit tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacop đến muôn đời, và vương quyền của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,31-33).

Là một tâm hồn luôn luôn nghiền ngẫm Kinh thánh, chắc hẳn Đức Maria nhớ lại Lời Chúa đã dùng Ngôn sứ Nathan mà thề hứa với vua Đavit xưa. Nhưng điều mà Mẹ không bao giờ nghĩ tới là mình có thể có vai trò gì trong việc thực hiện lời tiên tri ấy. Chuyện “không thể” được đầu tiên là làm sao mình sinh con được vì đã quyết “không biết đến chuyện vợ chồng” để sống trọn vẹn cho một mình Thiên Chúa mà thôi. Sau khi được Sứ thần giải thích rằng “đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”. Maria khiêm nhường thưa lại: ‘Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Và thế là Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thể làm người trong lòng Đức Trinh Nữ. Và thế là Đức Maria khiêm nhường đã trở thành thánh mẫu của Thiên Chúa.

Mẹ được Thiên Chúa sủng ái, và được trở nên cao trọng, vì Mẹ khiêm nhường. Đức khiêm nhường dẫn Mẹ đến chỗ hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa.

Trong bài Magnificat, chính Đức Mẹ đã nói về mình rằng:

Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa
Thần trí tôi hớn hở vui mừng
Vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Phận nữ tỳ hèn mọn,
Chúa đoái thương nhìn tới.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường


Đức Mẹ thuộc truyền thống những người nghèo khó, hèn mọn được Thiên Chúa che chở cách riêng. CĐ Vaticanô II trong hiến chế tín lý về Giáo hội đã dạy: “Đức Maria đứng đầu trong hàng ngũ những người khiêm nhường và nghèo khó của Chúa vẫn mong đợi và lãnh nhận ơn cứu độ với lòng tin tưởng” (số 55).

Từ biến cố Truyền tin, qua lời đáp xin vâng của Mẹ, Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng dạ Mẹ. Đức Maria trở thành Mẹ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế. Giáo hội đã tuyên bố Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, Người có ngôi vị duy nhất trong hai bản tính. Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa làm người, nên là Mẹ của Thiên Chúa. Công đồng Êphêsô 431 đã minh định điều ấy khi tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Đức Maria đã trở thành Mẹ của Chúa qua thái độ khiêm nhường và lời đáp xin vâng phát xuất từ lòng tin của Mẹ. Do đó, khi tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa, chúng ta không chỉ hiểu chức làm mẹ đó chỉ thuộc về thân xác mà thôi, nhưng nhìn nhận Đức Maria là Mẹ do hành vi tin hoàn toàn tự do của Ngài, như bà Êlisabet đã thốt lên : “Phúc cho em vì đã tin những lời Chúa phán”. Chúa Giêsu có lần đã tuyên bố : “Mẹ và anh em Ta là những ai biết lắng nghe và thực hành Lời Thiên Chúa” (Lc 8,21).

Mẹ Thiên Chúa trở thành một tín điều và là mầu nhiệm của đức tin Công Giáo. Tước hiệu này đã trở nên một phần vĩnh viễn trong những kinh tuyên xưng đức tin và trong phụng vụ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Tín điều Mẹ Thiên Chúa được xây dựng trên nền tảng Thánh Kinh.

Tiên tri Isaia loan báo: “một trinh nữ sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ là Emmanuel” (Is 7,14). Đức Maria sinh ra Đấng Emmanuel, nên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Lời tiên tri được thực hiện khi sứ thần Gabriel báo tin cho Mẹ Maria : "Bà sẽ thụ thai, sinh con trai và sẽ đặt tên con trẻ ấy là Giêsu... Vì thế Con Trẻ sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa." (Lc 1,31-35).

Thánh Phaolô viết : ‘Thiên Chúa đã sai con mình đến sinh bởi người nữ và sinh dưới chế độ luật” (Gal 4,14). Trong Tin mừng Gioan, Mẹ Maria được gọi là Mẹ Chúa Giêsu (2,1 ; 19,26), và trong Tin mừng Luca, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa đến thăm bà Elidabet (1,43).

Các Kitô hữu thời sơ khai được các Tông Đồ hướng dẫn, luôn có một niềm tin vững chắc vào thiên chức Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria. Điều này được chứng tỏ bằng những việc tôn kính phổ quát như Kinh Tin Kính của các Tông Đồ.

Tước hiệu Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã được các giáo phụ như Thánh Cyrilô, Athanasiô, Ignatiô Antiochia, tin yêu và truyền dạy.

Công Đồng Êphêsô năm 431 tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Công Đồng Constantinople III (680-681) xác quyết rằng: Chúa Giêsu Kitô được sinh ra bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, và Đức Trinh Nữ Maria chính thức và thật sự là Mẹ Thiên Chúa theo nhân tính của Chúa Kitô.

Đức Giáo Hoàng Piô XI, đã ra thông điệp “Mediator Dei” mừng kỷ niệm 1.500 năm Công Đồng Êphêsô và công bố lễ Mẹ Thiên Chúa, mừng trong toàn thể Giáo Hôi vào ngày 11 tháng 10.

Đức Piô XII, đã thiết lập Năm Thánh Mẫu vào năm 1954 và tuyên bố rằng chức Mẹ Thiên Chúa là nguồn gốc tất cả mọi ơn sủng và đặc sủng của Mẹ Maria.

Công Đồng Vaticanô II dành chương VIII trong Hiến Chế Lumen Gentium, nói về Mẹ Thiên Chúa. Và trong Hiến Chế về Phụng Vụ, các Nghị Phụ Công Đồng đã chuyển lễ Mẹ Thiên Chúa ngày 11 tháng 10 sang ngày 1 tháng 1 hàng năm.

Thánh Lễ thật phong phú với những lời cầu nguyện cùng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Giáo Hội. Cả 4 kinh nguyện Thánh Thể đều nhắc tới Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa. Trong kinh nguyện Thánh Thể I, linh mục chủ tế đọc : Hiệp cùng Hội Thánh, chúng con kính nhớ Đức Maria vinh hiển trọn đời đồng trinh Mẹ Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Kinh nguyện Thánh Thể II, III và IV đọc : Cùng với Đưc Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa...

“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con…” là lời kinh được đọc lên hàng triệu triệu lần mỗi ngày. Danh hiệu Mẹ Chúa Trời được đọc trong phụng vụ của Giáo Hội, trong kinh nguyện riêng tư tại gia đình, trên xe, trên giường bệnh... Càng hiểu biết và yêu mến mầu nhiệm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria, chúng ta càng hiểu biết và yêu mến cách trọn vẹn hơn mầu nhiệm Chúa Cứu Thế, Người Con rất yêu dấu của Đức Mẹ.

Giáo Hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu năm Dương lịch,cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới như một nhắc nhớ việc chiêm ngưỡng Mẹ là một Tạo Vật mới tinh tuyền của Thiên Chúa, một Evà mới khởi đầu một thời đại mới, một tạo dựng mới. Kỷ nguyên cứu độ đã khởi sự qua việc Chúa Giêsu nhập thể trong cung lòng Đức Mẹ sau lời xin vâng. Mẹ được tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu thế để bắt đầu kỷ nguyên cứu độ. Nếu Evà cũ đã bất tuân để vùi lấp con người trong khổ đau và sự chết, thì Đức Mẹ với tâm tình xin vâng đã đưa Chúa Giêsu đến với nhân loại mang lại sự sống và tình yêu. Từ đây nhân loại sẽ bước đi trong ánh sáng cứu độ. Chúa Giêsu vị Vua Thái Bình, Hoàng Tử Bình An đã đi vào lòng thế giới, để thiết lập vương quốc Nước trời qua Mẹ Maria.

Lễ Mẹ Thiên Chúa kết thúc tuần Bát Nhật Giáng Sinh làm tỏa sáng vẻ đẹp kỳ diệu của tình yêu cứu độ. Ngôi Hai đã vâng phục nhập thể cứu độ nhân loại. Với tiếng xin vâng, Đức Maria làm Mẹ Ngôi Lời nhập thể và làm Mẹ hết thảy những ai được tháp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã chọn phần tuyệt hảo là lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Xin cho chúng con luôn biết noi gương Mẹ, gắn bó cùng Chúa trọn đời. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một Giáng Sinh Đẫm Máu đối với các Kitô hữu tại Nigeria
Bùi Hữu Thư
12:58 27/12/2011
Đức Thánh Cha Benedict XVI kêu gọi cho an ninh và hoà bình
ROME, Thứ hai 26 tháng 12, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã kêu gọi sự phục hồi nền “an ninh” tại Nigeria, trong Kinh Truyền Tin buổi trưa 26 tháng 12, vào ngày lễ Thánh Etienne, từ cửa sổ của phòng làm việc của ngài trông ra quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha thực sự đã nhắc đến, sau kinh truyền tin, Giáng Sinh đẫm máu của các Kitô hữu tại Nigeria sau rất nhiều cuộc tấn công nhắm vào các nhà thờ ở miền bắc và miền trung quốc gia này vào ngày 25 tháng 12. Một tường trình sơ khởi cho biết có khoảng một trăm người tử thương.

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: cần cầu nguyện để cho “những bàn tay bạo tàn đang gieo rắc chết chóc, hãy để cho công lý và hòa bình có thể ngự trị trên thế giới.”

Đức Thánh Cha đã ước muốn bầy tỏ “sự thân cận chân thành và yêu thương với cộng đồng kitô giáo và với tất cả những ai đã bị ảnh hưởng bởi hành động vô lý này.”

Ngài cũng mời mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân, trước khi loan báo lời kêu gọi để cho “tất cả các thành phần xã hội, có thể tái thiết sự an ninh và thanh bình.”

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã khẳng định rằng “Bạo lực là con đường dẫn đưa tới sự đau khổ, tàn phá và chết chóc,” ngược lại, sự hòa giải và tình yêu là con đường dẫn tới hòa bình.”

Ngày Chúa Nhật, linh mục Federico Lombardi, giám đốc văn phòng truyền thông của Tòa Thánh, đã lên án những vụ tấn công này, nói rằng đây là “thể hiện sự độc ác của một mối thù hận mù quáng và vô lý, không tôn trọng chút gì về đời sống con người và chỉ tìm kiếm việc khơi dậy và nuôi dưỡng thêm những hận thù và xáo trộn.”

Những vụ tấn công đã được nhóm Hồi Giáo Boko Haram công nhận là vào tuần qua, đã tấn công và chạm súng với lực lượng của chính quyền và khiến cho trên một trăm người chết.
 
Top Stories
Laos: Une vague de répression antichrétienne assombrit les fêtes de Noël
Eglises d'Asie
15:26 27/12/2011
Selon différentes sources protestantes, une nouvelle vague d’arrestations et d’intimidation envers les chrétiens sévit actuellement dans différentes provinces du Laos, répétant le triste scénario des années précédentes...

... Ce mardi 27 décembre, les autorités du village de Huey, situé dans le district d’Adsaphangthong (ad-sapanthong) de la province de Savannakhet, ont refusé l’enterrement d’une chrétienne, décédée le 25 décembre dernier.

Le conseil du village - formé du chef, du responsable des ‘affaires religieuses’ et du dirigeant de la milice locale – a interdit à la famille de la défunte de procéder à une inhumation selon les rites chrétiens dans le village.

Sous la pression des autorités du village, mais également par crainte d’une aggravation de la décomposition du corps, la famille a finalement accepté à contre-coeur que soit pratiqué un rituel funéraire bouddhiste. Mais au moment d’entamer la cérémonie, le moine bouddhiste chargé d’officier a refusé d’effectuer les rituels pour une personne ayant été de confession chrétienne, rapporte l’organisation Human Rights Watch for Lao Religious Freedom (HRWLRF).

A Huey vivent huit familles chrétiennes, soit plus d’une quarantaine de personnes. Aucune n’a pu fléchir la décision du conseil de village et le corps de la défunte est actuellement sans sépulture.

Ce dernier incident survient seulement quelques jours après que quatre familles chrétiennes protestantes - soit près d’une cinquantaine de personnes - , aient été sommées par les responsables de leur village, toujours dans la province de Savannakhet, d’abandonner leurs pratiques chrétiennes sous peine de bannissement immédiat.

Le 21 décembre dernier, les représentants des familles de confession chrétienne du village de Natoo, dans le district de Palansai (Phalansay), ont été convoqués par le conseil de village. Il leur a alors été signifié qu’ils devaient « renoncer à toutes les croyances et pratiques liées à leur foi chrétienne [s’ils] voulaient continuer à vivre dans la communauté », faute de quoi ils devraient quitter le village dès le lendemain matin. Le responsable de la communauté chrétienne s’est rendu à la police locale afin de porter plainte contre cette violation des libertés religieuses inscrites dans la constitution du pays. Mais depuis, aucune information n’a filtré concernant le sort de cette communauté de 47 personnes - dont plusieurs femmes et enfants - menacée d'expulsion comme ce fut le cas les années précédentes pour d'autres familles chrétiennes bannies de leur village au même moment crucial des fêtes de Noël (1).

A 5 km de Natoo, le village de Boukham a quant à lui assisté à l'arrestation de huit responsables d’une communauté chrétienne de près de 200 personnes, dimanche 16 décembre alors qu’elle célébrait Noël (2), avec l’autorisation des responsables locaux. C’est le conseil de village, une fois encore, qui avait fait procéder à l’arrestation puis l'emprisonnement des chrétiens, au prétexte que la célébration de leur culte offensait les esprits tutélaires du village (3).

Si la caution de l’un des huit chrétiens (fixée à une centaine d’euros, une somme exorbitante pour le pays), a pu être payée par la Lao Evangelical Church, seul organe protestant reconnu officiellement par l’Etat, les autres sont toujours en détention, les mains et les pieds emprisonnés dans des carcans en bois.

Le mouvement lao pour la liberté religieuse (LMDH) ainsi qu’un regroupement de différentes ONG laotiennes et h’mongs (4) ont publié le 25 décembre dernier, un communiqué adressé au gouvernement du Laos, lui demandant de respecter ses engagements auprès des Nations Unies, et de cesser de violer les droits de l’homme inscrits dans sa propre constitution.

Dans cette déclaration intitulée « Joyeux Noël aux chrétiens menacés, intimidés et arrêtés au Laos », les ONG ont exprimé « leurs profondes inquiétudes concernant le sort des chrétiens en République populaire Lao (RDPL) qui sont victimes de menaces, d’arrestations et ces derniers jours, les cibles d’une campagne d’intimidation destinée à les empêcher de fêter Noël (...), jour de joie, d'amour et d'espérance pour la chrétienté du monde entier».

Le communiqué conclut sur la nécessité de libérer immédiatement et sans conditions tous les prisonniers détenus en raison de leur foi ou de leur opinion, et de stopper défintivement toute forme de répression religieuse dans le pays.

La communauté chrétienne représente aujourd'hui un peu plus d’1 % de la population du Laos, bouddhiste dans son écrasante majorité. Les articles 6 et 30 de la Constitution de la République démocratique populaire du Laos garantissent la liberté de religion, mais dans les faits et en dépit de l’ouverture croissante du pays aux échanges internationaux, celle-ci demeure restreinte. Les minorités ethniques récemment converties au christianisme sont également l’objet de campagnes de répression récurrentes.

(1) Le 23 décembre 2010, une dizaine de familles chrétiennes étaient expulsées manu militari de leur village de Katin (province de Sarawane) par le conseil de village, pour avoir refusé de renier leur foi. Sans vivres ni biens personnels, elles avaient dû rejoindre d'autres chrétiens de Katin, bannis eux aussi un an auparavant, vivant depuis dans des huttes à la lisière de la jungle, hors des terres du village. Voir EDA 524 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/laos/une-cinquantaine-de-chretiens-sont-arretes-par-les-autorites-pour-avoir-refuse-de-renoncer-a-leur-foi?SearchableText=
(2) Les « Eglises domestiques » peuvent fêter Noël selon un calendrier approuvé par par l’Eglise évangélique laotienne, organisme d’Etat, entre le 5 décembre et le 15 janvier. N’étant pas officiellement reconnues, ces communautés choisissent généralement une autre date que le 25 Décembre, afin de rester discrètes vis-à-vis des des autorités.
(3) Il y a un an, des arrestations lors de célébrations de Noël, qui avaient pourtant été autorisées par les responsables locaux, avaient également été menées par des conseils de village, au motif de protéger la culture lao et le culte des esprits. Le 4 janvier 2011, onze chrétiens dont de jeunes enfants, avaient été arrêtés par la police du village de Nakoo(province de Khammouane), alors qu’ils s’apprêtaient à célébrer Noël. A ce jour, le Rév. Wanna et le pasteur Yohan sont toujours emprisonnés pour 'crime contre l’Etat.' Voir EDA 543 : http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/laos/nouvelles-arrestations-et-expulsions-de-chretiens-pendant-la-periode-de-noel
(4) Center for Public Policy and Analysis (CPPA), Hmong Advancement, Hmong Advance, United League for Democracy in Laos, United Lao for Human Rights and Democrac , Laos Institute for Democracy, Laos Students for Democracy, Lao Veterans of America. Cf http://www.centerforpublicpolicyanalysis.org ; HRWLRF, communiqués du 21 et 27 décembre 2011.


(Source: Eglises d'Asie, 27 décembre 2011)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Kim Lâm hướng đến sống Mầu Nhiệm Giáng Sinh
Tân Lập
07:43 27/12/2011
Xây dựng tình thương và sự sống hôm nay là một cách truyền giáo hiệu quả, mà truyền giáo là làm cho Đức Kitô được sinh ra ở đây, hôm nay, trong dòng văn hóa dân tộc, trong những biến chuyển của đất nước; là “gạn đục khơi trong” để cho Công Lý và Hòa Bình ngự trị, Tình Yêu được triển nở và con người được tự do và hạnh phúc hơn.

Xem hình ảnh

Rộn rã trong niềm vui linh thánh mừng Chúa Giáng Sinh, người Kim Lâm năm nay mừng Noel thật đầm ấm và ý nghĩa. Đầm ấm lắm bởi là năm có lượng người lương giáo đến tham dự đông nhất từ trước tới nay, và ý nghĩa lắm vì đã có một chương trình canh thức thiết thực theo sát Thư chung hậu Đại Hội Dân Chúa, định hướng cho đời sống đạo năm 2012.

Sống Mầu Nhiệm Giáng Sinh theo lời mời gọi của Giáo hội Việt Nam hôm nay là cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống qua việc sống đức ái theo Tin Mừng. Và để có thể sống đức ái, chúng ta phải đón nhận Ngôi Lời, tức là để Chúa uốn nắn nên đồng hình đồng dạng với con một đến từ Chúa Cha (Ga 1,13). Làm sao cho mỗi người là một hang đá sống động, một máng cỏ ấm êm cho Thiên Chúa ngự trị, để rồi có thể mang hạnh phúc đến với anh em trong cuộc sống.

Theo Thư chung hậu Đại Hội Dân Chúa, “Mỗi giáo phận, dòng tu, giáo xứ, gia đình, sẽ triển khai những hành động cụ thể trong đời sống đức tin, góp phần thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng trong xã hội hôm nay cách thiết thực và hiệu quả” (số 48). Nội dung này đã được Hội nghị thường niên kỳ II của HĐGMVN diễn giải cụ thể cho năm 2012 là “Hiểu biết và sống mầu nhiệm Giáo hội, với phương châm là “hãy mang trong anh em những tâm tư của Đức Emmanuel” (Pl 2,5). Và để thực hiện nội dung đó, Hội nghị đã đề ra ba việc rất cụ thể: (1) Cổ võ việc cầu nguyện chung trong gia đình, nhất là cầu nguyện với Lời Chúa. (2) Phát động một chương trình “mỗi gia đình một cuốn Thánh Kinh” được đặt ở nơi xứng đáng. (3) Khuyến khích mọi người học thuộc những đoạn Kinh Thánh cốt yếu; các tu sĩ và chủng sinh, kể cả giáo dân, tập thói quen đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày.

Với những ý thức trên, Linh mục quản xứ Lu-y Nguyễn Văn Nga đã cho chuẩn bị một chương trình diễn nguyện giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa với chủ đề: “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”. Với ba chương: Lời Sáng Tạo (I), Sa ngã, lời hứa và lời hứa được nên trọn nơi Chúa Hài Đồng (II), và Sống Mầu Nhiệm Giáng Sinh (III), chương trình đã giúp mọi người sống lại lịch sử cứu độ, lịch sử tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Từ đó, mời gọi mọi người mở rộng tâm hồn để ơn cứu độ được thực hiện trong chính tâm hồn mỗi người và trên toàn thể nhân loại, để ai cũng ra đi loan báo Tin Mừng cách cụ thể và hiệu quả trong đời sống hàng ngày.

Với sự giúp đỡ của quý xơ thuộc Hội Dòng Thánh Phaolô, chương trình có sự tham gia của trên 150 bạn trẻ nam nữ, đã thực sự thu hút khán giả từ đầu đến cuối. Chúng tôi thật sự cảm động bởi dưới cái lạnh cắt da thịt của đêm đông miền trung, hàng ngàn người lương giáo vẫn dừng chân bên máng cỏ để xem trọn chương trình diễn nguyện, ngọt ngào, sâu lắng và giàu ý nghĩa. Đó là sự quy tụ lạ lùng của Noel, khắp nơi trên thế giới và tại Kim Lâm đêm nay.

Trong bài giảng Thánh lễ đêm, Linh mục quản xứ đã nêu ý của diễn văn khai mạc đêm canh thức và nhấn mạnh rằng, hơn bao giờ hết, thế giới đang rất cần đến sứ điệp Giáng Sinh, sứ điệp của hòa bình, công lý và tình yêu. Ngài nhắc lại lời mời gọi của HĐGMVN trong hội nghị thường niên vừa rằng: “Ước gì trong suốt năm phụng vụ 2012, mọi thành phần dân Chúa tại Việt Nam đều tập trung vào việc ở với Chúa qua cử hành Thánh Thể, qua lắng nghe Lời Chúa, để mang trong mình những tâm tư của Chúa, tâm tư hiền lành và khiêm nhường, thương xót và tha thứ, dấn thân và phục vụ. Nhờ đó, trong tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể trở nên những người có lòng nhân từ như Cha chúng ta trên trời (Lc 6,36), và nên khí cụ bình an, xây đắp tình thương và sự sống trên quê hương Việt Nam”.

Quả thật, xây dựng tình thương và sự sống hôm nay là một cách truyền giáo hiệu quả, mà truyền giáo là làm cho Đức Kitô được sinh ra ở đây, hôm nay, trong dòng văn hóa dân tộc, trong những biến chuyển của đất nước; là gạn đục khơi trong để cho Công Lý và Hòa Bình ngự trị, Tình Yêu được triển nở và con người được tự do và hạnh phúc.

Rời Máng Cỏ Kim Lâm đêm nay, chúng tôi và có lẽ mỗi một người tham dự, tự đặt cho mình câu hỏi lạy Chúa con phải làm gì (Cv 9,6), để góp phần bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống cho quê hương con.
 
Thánh lễ ban phép Rước lễ lần đầu cho thiếu nhi giáo xứ Tân Lộc
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
19:21 27/12/2011
Giáo xứ Tân Lộc, Gp Vinh. Tối nay 27/12 sau lễ Chúa giáng sinh trời vẫn se lạnh đủ để cho mọi người khoác lên mình đủ thứ màu sắc kiểu áo ấm mùa đông. Chung quanh nhà thờ những hang đá được dựng lên theo các ý tưởng của các hội đoàn thiết kế vẩn sáng lên bởi những ánh đèn điện đủ màu sắc, màu đỏ của ánh đèn phía trong hang đá làm tăng thêm sự ấm áp cho Chúa Hài Đồng. Và cũng tối nay 54 đền thờ hang đá nhỏ của 54 em xưng tội rước lễ lần đầu sau hơn 5 tháng học tập miệt mài trong các lớp giáo lý được Quý thầy, cô giáo lý viên, các thầy giảng trường Đại Chủng Viên Vinh Thanh, và các thầy dòng Lời Chúa dắt dìu các em từ tí một. Sau thời gian dài, lớp xưng tội rước lễ lần đầu của giáo họ Tân Lộc được tuyển duyệt 54 em đủ điều kiện lãnh nhận Bí Tích Giải tội và rước Mình Thánh Chúa lần đầu tiên.

Xem hình ảnh

Thánh lễ hôm nay ngoài vui mừng với 54 em được xưng tội rước lễ lần đầu giáo xứ còn vui mừng dâng thánh lễ cảm tạ tri ân Thiên Chúa trong ngày kỷ niệm cung hiến ngôi thánh đường giáo xứ vào ngày 27/12 hàng năm.

Trong tâm tình sốt mến Cha xứ đã chúc mừng các em và gia đình cha mẹ, ông bà, anh chị đã cùng với quý thầy sau một thời gian dài giúp đỡ, học tập đến nay chúng ta dâng lên Chúa Hài Đồng 54 hang đá nhỏ của giáo họ. Cha đã rước các em từ cổng chính nhà thờ lên, đi bên mỗi em được Cha mẹ cùng rước lên và cùng đồng hành với các em trong tâm tình cám tạ tri ân trong suốt buổi lễ.

Cuối thánh lễ một lần nữa đại diện các em lên cám tạ tri ân Thiên Chúa, Cha xứ, Quý thầy cô giáo lý viên, Cha mẹ và những người thân và cộng đoàn. Các em hứa sẻ không ngừng ra sức học hỏi về giáo lý và quyết tâm sống xứng đáng là người con ngoan của Chúa. Những tràng pháo tay vang dòn làm ấm lòng Chúa lòng người, máy ảnh lia lịa ghi lại những khoảng khắc đáng ghi nhớ.

Xin dâng lên Chúa Hài Đồng món quà của 54 hang đá tâm hồn nhỏ của giáo họ chúng con sau lễ Giáng Sinh, để Thiên Chúa luôn ngự trị luôn mãi trong các em.
 
Thông Báo
Cáo phó: Linh mục Giuse Đỗ Văn Tháp vừa từ trần tại Ban Mê Thuột
TGP Ban Mê Thuột
19:15 27/12/2011
CÁO PHÓ
Trong đức tin vào CHÚA KITÔ tử nạn và phục sinh
Trong niềm thương tiếc vô hạn
Tòa Giám mục Ban Mê Thuột
Xin kính báo:


Linh mục GIUSE ĐỖ VĂN THÁP
Đã an nghỉ trong CHÚA
Lúc 0g30 thứ tư, ngày 28 tháng 12 năm 2011
Tại Toà Giám mục Ban Mê Thuột
Hưởng thọ 92 tuổi với 60 năm Linh mục

Nghi thức tẩm liệm: 10g30 thứ tư, ngày 28 tháng 12 năm 2011
Tại Nhà hưu dưỡng Tòa Giám mục
Thánh lễ an táng: 08g00 thứ sáu, ngày 30 tháng 12 năm 2011
Tại Nhà nguyện Tòa Giám mục Ban Mê Thuột
Do Đức Giám mục Giáo phận chủ sự
An táng tại Nghĩa trang Giáo xứ Thánh Tâm – Ban Mê Thuột

Cha cố Giuse:
- Sinh ngày 12 tháng 01 năm 1919
- Tại: Giáo xứ Hướng Đạo, Giáo phận Phát Diệm
- Từ năm 1935 đến 1942: Tu học Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc, Phát Diệm
- Từ năm 1944 đến 1950: Tu học Đại Chủng viện Thương Kiệm, Phát Diệm
- Thụ phong Linh mục: ngày 20 tháng 10 năm 1951, tại Phát Diệm

Đã phục vụ:
1954 – 1955: Quản xứ Thuần Hậu, Phát Diệm
1955 – 1956: Quản xứ Tân Hương, Sài Gòn
1956 – 1960: Quản xứ Phúc Nhạc, Xuân Lộc
1960 – 1964: Quản xứ Phước Quả, Phước Long, Ban Mê Thuột
1968 – 1970: Tuyên úy quân đội
1971 – 1975: Quản xứ Thọ Thành, Ban Mê Thuột
1976 – 1977: Học tập Cải tạo
1978 – 1988: Quản xứ Chi Lăng, Ban Mê Thuột
1989 – 1996: Giúp Giáo xứ Thuận Hiếu, Ban Mê Thuột
1996 – 1998: Quản xứ Thuận Hiếu, Ban Mê Thuột
1998 - 2011: Nhà hưu dưỡng Tòa Giám Mục Ban Mê Thuột

Xin hiệp ý cầu nguyện cho Cha cố Giuse
* Xin miễn vòng hoa, phướn
* Xin mỗi Cha thuộc Giáo phận Ban Mê Thuột dâng 3 (ba) lễ cầu nguyện cho chaGiuse.
 
Văn Hóa
Một câu cách ngôn đáng giá ngàn từ
Jos. Tú Nạc, NMS
07:45 27/12/2011
“Một hòn đá lăn sẽ chẳng bao giờ có rêu” (A rolling stone gathers no moss)

Wolfgang Mieder, chuyên gia hàng đầu thế giới về cách ngôn, bị tác động sâu sắc bởi câu “Với mỗi ngươi có một cách đối xử tương xứng” (Different strokes for different folks) tương ứng với câu cách ngôn Việt Nam “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Câu này dẫn đầu danh sách những câu cách ngôn nổi tiếng thuộc mọi thời đại của riêng ông vì nó rất Mỹ. Ông nói : “câu ấy không bảo ta những gì mà ta hãy làm”.

Văn phòng của Mieder trong ngôi nhà của ông nằm trên sườn đồi thuộc bang Vermont là một thư viện riêng, lớn nhất thế giới về cách ngôn – 5000 đầu sách, các bài luận văn tiến sỹ, các bài chuyên khảo và các bài báo. Nó cũng lưu trữ 8000 phim đèn chiếu về cách ngôn thuộc nghệ thuật, quảng cáo và các lĩnh vực khác, gồm các khăn lau đĩa.

“Bạn định rõ giá trị của nó,” ông Mieder nói. “Bạn có thể hỏi tôi ‘có quảng cáo nào sử dụng cách ngôn không?’ Và tôi có thể tìm trong các tài liệu lưu trữ, nói với bạn ‘có chứ - “Lái xe một lần bằng mô tả chiếc xe một ngàn lần.’” Câu này dùng để quảng cáo cho xe Fort T-bird đời 1984,” khẩu hiểu này là dị bản từ câu “Một hình ảnh đán giá ngàn từ,” câu này do ông Fred R. Barnard thuộc Công ty Quảng cáo xe lửa trên đường phố ở Thành phố New York nghĩ ra vào năm 1921, để ủng hộ cho việc đưa hình ảnh vào quảng cáo.

Ông Mieder sẽ nói với bạn rằng cấu trúc của cụm từ “một hình ảnh” (one picture) phù hợp với motip được phổ biến rộng rãi “một cái gì đó đáng giá bằng nhiều cái gì khác.” (one of something is worth vast number of something else) Và ông có thể nêu ra những ví dụ khác như “Môt trí tuệ khôn ngoan hơn trăm bàn tay lực.” – cách ngôn Anh (One good head is better than a hundred strong hands), “Có một người bạn tốt còn hơn có ngàn lạng bạc.” - cách ngôn Hy Lạp (A good fiend is better than a thousand silver pieces), “Của lương thiện đáng giá gấp ngàn lần của phi nghĩa” – cách ngôn Đức (A single penny got is worth a thousand that are not.”

“Cách ngôn được kết tinh của từng chút khôn ngoan,” Ông Mieder nói, ông bổ sung thêm các câu này có trun bình khoảng 7 từ, mang nhiều lớp nghĩa và được áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau. Nếu “sự vắng mặt làm người ta thương nhau hơn,” (Absent makes the heart grow fonder) thì tại sao chúng ta lại nói “Xa mặt cách lòng”? (Out of sight, out of mind” và nếu “Kẻ nào ngập ngừng sẽ thua,”(He who hesitates is lost) thì tại sao chúng ta lại phải “Nhìn trước khi nhảy”? (Look before you leap.” Ông Mieder nói chúng ta hãy hài hòa và tìm cách tạo cho những câu cách ngôn tương xứng với nhau. “Chúng ta chọn câu cách ngôn phù hợp với hoàn cảnh.” Định nghĩa được ông ưa thích là: “Một câu cách ngôn là một lời nói súc tích về một sự thực hiển nhiên, được lan truyền.” (A proverb is a concise statement of an apparent truth that has currency.)

Ông Mieder nói ngày nay “mức độ hiểu biết cách ngôn” bị giảm sút. Thanh niên ngày nay ngày càng biết ít hơn những những ngạn ngữ cổ, đó là điều tệ hại vì những câu cách ngôn là một phần của chất kết dính xã hội của một đất nước. mặt khác những câu cách ngôn mới được nảy sinh, như câu “Đầu vào nào thì cho đầu ra ấy” của thời đại máy điện toán, và nhạc bình dân đóng vai trò trong ngân hàng cách ngôn. Mieder nói: “Có bài ‘Like a Rolling Stone,’ (Như hòn đá lăn) của Bob Dylan, và bài ‘Apples Don’t Fall Far From the Tree’ (Những trái táo không rơi xa gốc) của Cher.”

Khi 16 tuổi, Mieder cho phép đến sống với một gia đình ở thành phố Detroit trong một năm và tiếp tục học ở đó. Sau khi hoàn thành bậc trung học, Mieder được học bổng học tại Đại học Olivet ở Michigan, tai đây ông đỗ thủ khoa. Tron lúc học chương trình tiến sỹ về Đức ngữ tại Đại học Michigan, ông gặp vợ tương lai của ông, bà Barbara, một bạn học đồng cấp tiến sỹ. Và, trong một cuộc thảo luận về văn hóa dân gian Đức, Mieder đã phát hiện ra những câu cách ngôn.

Ông nói : “Nó dường như quen thuộc đối với tôi, chất liệu thế nào, cấu trúc ra sao, lịch sử của chúng, và tại sao chúng có mặt ở mọi lĩnh vực – từ thi ca tới nghệ thuật, tâm lý học, chính trị học và quảng cáo.”

Sức khỏe tinh thần và chỉ số thông minh đôi khi được đo lường bằng cách người ta giải thích những câu cách ngôn. Những trắc nghiệm về sự hiểu biết cách ngôn như vậy được sử dụng từ đầu thập niên 1900, với sự tin tưởng rằng những người bị rối loạn tâm thần, đặc biệt là chứng tâm thần phân liệt, không thể hiểu được ý nghĩa trừu tượng của một câu ngạn ngữ. Tương tự như thế, một số nhà tâm lý học dùng ý nghĩa trừu tượng của cách ngôn để đo lường trí thông minh.

Tuy nhiên Mieder và những người khác đã đặt nghi vấn về giá trị của cách ngôn trong việc trắc nghiệm tâm lý. Họ lưu ý rằng nhiều câu cách ngôn không phù hợp với xã hội đổi thay của chúng ta. Một thanh niên sống ở thành phố có bao giờ thấy con gà Rhode Island Red có thể lung túng khi giải mã câu cách ngôn “Đừng bao giờ kêu cục tác, trừ khi nào đi đẻ.” – “chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.”(Never cackle unless you lay.) Dân tộc tính cũng có thể ảnh hưởng đến cách diễn dịch một câu cách ngôn. Chẳng hạn người tô Cách lan thường cho rằng “Một hòn đá lăn sẽ chẳng bao giờ có rêu” (A rolling stone gathers no moss) như để ca ngợi đức tính của hành động nhằm đối lại một cuộc sống tĩnh tại. Nhưng người Anh xem ra câu cách ngôn đó hàm ý rêu mọc nhiều và đẹp trên một tảng đá bên bờ suối, một ẩn dụ ca ngợi truyền thống và tính ổn định.

Quả thật, một trong những dự án của Mieder là thiết lập “một số tối thiểu những câu cách ngôn” thông dụng như vậy – có khoảng 300 câu cách ngôn thông dụng nhất ở Mỹ. “Tôi đã thực hiện những phân tích theo thống kê, đã hình dung ra những câu cách ngôn nào đặc biệt thường được dùng trong văn học Hoa Kỳ ở thế kỷ 20.” Một số câu thường xuất hiện là: “không nên thả mồi bắt bóng,” (A bird in the hand is worth two bird in the bush) “Trâu chậm uống nước đục,” (the early bird catches the worm) “Làm phúc nơi nao, cầu ao không ngó,” (Easy come, easy go) “Công việc là trên hết,” (Business before pleasure). Ông nói: “Việc thiết lập một số tối thiểu những câu cách ngôn của Hoa Kỳ sẽ giúp những người nhập cư dễ dàng cho việc học tiếng Anh hơn.”

(Nguồn: “One Proverb Is Worth a Thousand Words”)
 
Mùa Giáng Sinh: Nghĩ Về Yêu Thương và Tha Thứ.
Giuse Thẩm Nguyễn
10:35 27/12/2011
Mùa Giáng Sinh: Nghĩ Về Yêu Thương và Tha Thứ.

Hôm nay chúng ta mừng kính vị thánh tử đạo đầu tiên của Giáo Hội, Thánh Stêphanô, ngay sau ngày kỷ niệm 2011 năm Chúa Giêsu giáng sinh.Qua việc sắp xếp lịch phụng vụ như thế này, có lẽ Giáo Hội muốn nhắc nhở tôi rằng việc kỷ niệm đón Chúa đến thì mừng vui rộn ràng, nhưng để trung thành với Chúa là một hành trình nhiều cam go, có khi phải hy sinh cả tính mạng của mình. "Ai muốn theo Ta hãy từ bỏ mình vác thập giá mà theo Ta"(Mc 8, 34b)

Thánh Stephanô đã chết cho niềm tin của mình. Đặc biệt khi bị ném đá và trút linh hồn thánh nhân đã xin Chúa tha thứ cho những kẻ hành hạ mình. " Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con..Lạy Chúa, xin đừng nhớ tội của họ (CVTD 7:55-56, 58a, 59, 60b)

Thánh nhân đã làm tôi xúc động khi Ngài xin Chúa tha thứ cho kẻ ném đá mình ngay trong khi Ngài còn đang đau đớn do hành động thù hận của họ. Chúng ta có thể tha thứ cho người khác khi sự việc đã nguôi ngoai theo thời gian, chứ khó lòng mà tha thứ khi những vết thương còn đang rỉ máu. Chỉ có những tâm hồn ngập tràn tin yêu Chúa mới có thể làm được việc thánh thiện như vậy.

Hình ảnh Chúa Giêsu trên thập tự giá trong giờ phút lâm chung lại quay cuồng trong tâm trí tôi. Tôi đã xúc động nhiều lần khi nghĩ đến giờ phút linh thiêng này. Chúa cũng xin " Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm" ( Luca 23,33)). Chúa dạy tôi biết tha thứ. Chúa đã tha thứ cho tôi và mong tôi cũng tha cho những kẻ đã xúc phạm đến tôi.

Bài học Chúa dạy tôi trong đêm giáng sinh là Yêu Thương. Chúa đã vì yêu thương nhân loại tội lỗi nên đã giáng thế làm người và "Người được gọi là " Emmanuel", nghĩa là " Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta" (Mt 1, 23-25). Chúa dạy chúng ta yêu thương, không chỉ những người yêu thương mình mà yêu thương cả kẻ thù, "Còn Thày, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em" ( Luca 5, 44)

Rồi mỗi lần tôi đến viếng Chúa, nhìn lên Thánh Gía, tôi luôn tự hỏi tại sao Chúa lại chọn cách chết nhục nhã này để cứu nhân loại?. Chúa đã chết cho tôi và cho cả những người đã đóng đanh Chúa. Chúa ơi! hôm nay con đã hiểu, chỉ có sự tha thứ mới dẹp tan được hận thù. "Trên thập gía, Chúa đã tiêu diệt sự thù ghét" (Ep 2, 16)

Những người theo Chúa bị thế gian thù ghét đã được Chúa báo trước "Các ngươi sẽ bị nộp do cả cha mẹ, anh em bà con, bạn hữu và họ sẽ giết chết nhiều người trong các ngươi. Và các ngươi sẽ bị mọi người ghét vì danh Ta" (Luca 21, 16-17). Càng bị bách hại, người tín hữu càng vững niềm tin, càng phải lấy tình thương và sự tha thứ để xây dựng thế giới. Người tin Chúa không được hành động theo thói thế gian, mắt đền mắt, răng đền răng, mà phải theo con đường của Chúa.

Theo tin Vietcatholic.net, trong khi mọi người đang vui mừng đón Chúa giáng sinh, thì những anh em tôi đã phải hy sinh, ngay trong đêm thánh này. Nhà thờ Thánh Therese, Madalla tại Nigeria đã bị đánh bom, gây tử thương cho 35 nguời và hơn 50 người khác bị thương. Nhà thờ bị hư hại nặng. Đức Thánh Cha đau buồn về tin dữ này, xin trích lời yêu thương của vị Cha Chung. " Tôi cũng thành tâm chia buồn với các nạn nhân bạo lực tàn khốc làm cho Nigeria đẫm máu và không tha cả các trẻ em vô phương tự vệ. Một lần nữa tôi tha thiết lập lại rằng bạo lực không giải quyết được các xung đột, nhưng chỉ gia tăng những hậu quả bi thảm của chúng. Tôi kêu gọi những người có trách nhiệm dân sự và tôn giáo tại Nigeria, hãy nỗ lực hoạt động cho an ninh và sống chung hòa bình của toàn dân. Sau cùng, tôi bầy tỏ sự gần gũi với các vị mục tử và tín hữa Nigeria, và cầu nguyện để họ được vững mạnh tron niềm hy vọng, trở thành chứng nhân đích thực về sự hoà giải"

Tại Việt Nam và tại Trung Quốc, những người tin Chúa đang bị bách hại môt cách tinh vi hơn. Giáo dân không bị ném đá, không bị giết một cách trực tiếp vì niềm tin, nhưng họ bị ghét bỏ, bị phân biệt đối xử với nhiều ly do khác xuất phát từ lòng hận thù. Giáo hội bị giới hạn trong sinh hoạt tôn giáo, bị gây khó khăn bằng nhiều cách.

Qua sự hiệp thông với Giáo Hội toàn cầu, các tín hữu tiếp tục chia sẻ nỗi gian truân và hợp lời cầu nguyện cho nhiều nơi trên thế giới, Giáo Hội vẫn tiếp tục bị bách hại và tấn công.

Riêng tại Hoa Kỳ, một đất nước mà quyền tự do được tôn trọng.Người Công Giáo cũng đang bị tấn công nhân danh tự do cá nhân. Người ta đang tìm cách đầy Chúa ra khỏi gia đình và học đường. Con người bị lôi vào vóng xoáy của cuộc sống, sống cuồng,sống vội với bao chủ thuyết lầm lạc. Nếu không có giây phút hồi tâm, con người dường như không có giờ cho Chúa!

Sống nơi đây, chẳng ai ngăn cấm tôi đến với Chúa, nhưng những lo lắng của cuộc sống làm tôi xa rời Chúa. Chẳng ai chặn đường chắn lối để tôi tham dự thánh lễ đêm giáng sinh, nhưng những cuộc vui, hẹn hò, thời gian đi mua sắm làm tôi không có giờ cho Thánh Lễ ấy. Xã hội cho tôi muôn vàn sự lựa chọn. Tôi đứng về phía Chúa hay chống lại Chúa. Yêu thương và tha thứ hình như là đi ngược với trào lưu trong xã hội hiện nay. Giáo Hội không bị bách hại theo hình thức như ở các nuớc nghèo nàn hay Cộng Sản, nhưng truyền thông reo rắc tới tận các gia đình qua máy tính, qua truyền hình những bạo lực,hận thù, lối sống dâm ô, thác loạn... Muốn thực hiện yêu thương và tha thứ, tôi phải có lòng yêu mến Chúa say đắm, phải cậy trông vào ơn thánh Chúa và phải hy sinh chính mình. Hy sinh chính mình nơi sở làm, nơi giáo xứ, nơi các hội đoàn, nơi gia đình và chính trong cái tôi của mình. Sự hy sinh ấy cũng đau đớn dằn vặt lắm.

Chúa đã bị bách hại ngay khi vừa mới giáng trần. Giáo hội Chúa đang bị tấn công ở khắp mọi nơi trong mọi thời đại. Chúng ta đang phải chiến đấu với những khó khăn hằng ngày.

Để chiến đấu với hận thù ghen ghét, để kiến tạo một thế giới an bình, để nước Chúa được lan truyền khắp nơi, Chúa dạy tôi phải mặc lấy áo giáp yêu thương và trang bị khí cụ tha thứ với niềm tin sắt son vào Thiên Chúa.

Thực vậy, Thiên Chúa đến trần gian để mặc khải tình yêu Thiên Chúa và nâng con người vào mối tương quan với Thiên Chúa. Tôi không thể yêu Chúa được nếu không yêu thương đồng loại vì tất cả mọi người đều là anh chị em với nhau có cùng một cha chung ở trên trời. Chúa đã " cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính".(Mt 5,45). Chúa đã kiên nhẫn với tôi, sao tôi không kiên nhẫn với anh em. Tôi đã từng là người tội lỗi và Chúa đã thương ban ơn cho tôi trở lại, thì tôi tin những người đang ra sức chống lại Giáo Hội sẽ có cơ hội để trở lại. Chính tình yêu thương chân thật của bao Kitô hữu dành cho những kẻ đang làm điều ác và sự cầu nguyện liên lỉ sẽ là cơ hội cho mọi người trở về với Chúa.

Trong lịch sử Hoa Kỳ, Tổng Thống Abraham Lincoln đã dùng thái độ thân thiện, yêu thương với những kẻ thù chính trị đã từng lăng nhục ông và cuối cùng đã biến được kẻ thù thành bạn của mình. Gương yêu thương của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đối với những cai tù Cộng Sản đã đánh bại tính hung hãn của họ và đây là khẳng định của một tông đồ trung kiên với luật yêu thương của Chúa " Cho dù các anh giết tôi, tôi vẫn yêu thương các anh. Tại vì Chúa Kitô đã dạy tôi phải yêu thương tất cả mọi người, cả những kẻ thù. Nếu tôi không làm như vậy, tôi không đáng được gọi là Kitô hữu" (Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận - Wikipedia tiếng Việt).

Khí cụ để thắng bạo lực là sự tha thứ. Chính sự tha thứ làm cho tâm hồn tôi được bằng an. Càng nuôi hận thù thì càng chuốc lấy sự đau khổ cho mình, càng khiến mình rơi vào bấn loạn. Tha thứ không phải là quên đi. Tha thứ cũng không phải là bỏ qua, nhưng tha thứ là một món quà con người trao cho nhau trong giao hòa với Thiên Chúa, là đường lối xử thế khôn ngoan để kiến tạo hòa bình. Ông Gandhi nói ' Luật vàng của xử thế là tha thứ lẫn nhau".

Tha thứ là sự đòi buộc của đời sống Kitô hữu. Chúa đã dạy tôi phải tha thứ, không những tha thứ bẩy lần mà là tha hoài, tha mãi "Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng:" Thưa Thày, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?". Đức Giê-su đáp: "Thày không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy," (Mt 18, 21-22).

Tha thứ bẩy lần có thể do thiện tâm của con người, nhưng tha đến bẩy mươi lần bẩy phải là do ơn Chúa ban, để người được tha cảm nhận được ơn tha thứ. Chỉ khi nào chúng ta có khả năng tha thứ, chúng ta mới xứng đáng nhận được sư tha thứ của Chúa. Nhớ lại dụ ngôn người đầy tớ được chủ tha cho một món nợ lớn và rồi anh ta bóp cổ bạn mình chỉ vì món nợ nhỏ. Người đầy tớ đã không cảm nghiệm được ơn tha thứ chủ đã ban cho mình nên anh ta không thể tha cho bạn anh được. Nếu tôi không thể tha thứ cho anh em mình, tôi cũng không xứng đáng với sự tha thứ Chúa đã dành cho tôi. “Vì nếu các ngươi tha lỗi cho người ta, thì Cha các ngươi ở trên trời cũng sẽ tha thứ các ngươi” (Mt.6:14).

Lạy Chúa, xin cho con được luôn noi gương Chúa mà lấy yêu thương và tha thứ để xóa tan bóng đêm hận thù ghen ghét. Chỉ có yêu thương và tha thứ mới làm cho con trở nên giống Chúa hơn và đem lại sự bình an thực sự cho con trên hành trình về với Chúa.

Giuse Thẩm Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cánh Chim Đơn
Dominic Đức Nguyễn
22:29 27/12/2011
CÁNH CHIM ĐƠN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Cánh chim đơn lẻ sầu vương
Tình trong một phút ngàn sương phủ mờ…
(Trích thơ của Nguyễn Gia Linh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền