Ngày 29-12-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:44 29/12/2021

26. Một người càng khắc chế tình cảm sai lệch của mình, thì càng có thể tiếp nhận sự cảm hóa và kêu gọi của Thiên Chúa, lại càng có thể tiến lên trên con đường thánh đức.

(Thánh Francis de Sales)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:48 29/12/2021
51. DỜI “NÚI” XUỐNG DƯỚI “NGỤY”

Giữa năm Thiên Khải, khắp các đền thờ và các nơi đều có thờ trung thần nhà Ngụy.

Tuần phủ Sơn Đông là Lý Tinh Bạch, đốt nhang trong đền thờ và đọc chúc từ:

- “Giống vua Nghiêu có đủ hoài bảo rộng lớn như trời, hoàng đế vĩ đại đạo đức như thế, thật khó mà hình dung được”.

Lý Tinh Bạch đem chữ “núi 山” bên chữ “nguy 巍” bỏ xuống dưới, mọi người hỏi tại sao, ông trả lời:

- “Đó là tôi sợ “núi” đè đầu của Ngụy công”.

A, cách bập bẹ nịnh nọt người quyền quý của Lý Tinh Bạch như thế, thật đúng là giở đủ mọi mưu kế !

(Lượng Ban Thu Vũ Am Biên bút)

Suy tư 51:

Nịnh nọt thì có nhiều cách biểu lộ hành vi nịnh của mình: có người công khai khúm núm bợ đỡ, có người kín đáo tâng bốc, có người lòn cúi đến mất tư cách, có người nói lời nịnh hót trơ trẻn đến độ làm trò cười cho thiên hạ.

“Núi山” trong chữ viết và núi trên địa hình thì có nhằm nhò gì đến nhau, chỉ là chuyện nhỏ, nhưng người biết nịnh hót thì biết lấy đó để nịnh hót cấp trên.

Người Ki-tô hữu luôn chú trọng đến việc nhỏ nhất của tha nhân, nhưng không phải để nịnh nọt, mà là để quan tâm giúp đỡ và khi cần thiết thì nhờ người khác giúp đỡ họ, đó là hành vi bác ái của người Ki-tô hữu. Tại sao họ làm vậy? Thưa, vì họ cảm thấy tình yêu của Đức Chúa Giê-su Ki-tô thúc bách họ phải làm như vậy.

Bởi vì Thiên Chúa là tình yêu, mà tình yêu thì không nịnh hót, không tính toán và không...nhăn mặt nhíu mày...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Ngày 30/12: Bà đã nói về Người. Linh mục Antôn Nguyễn Thế Nhân
Giáo Hội Năm Châu
04:25 29/12/2021

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi ấy, có một nữ ngôn sứ là bà An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, rồi ở goá, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết thảy những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giê-ru-sa-lem.

Khi hai ông bà đã hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về thành của mình là Na-da-rét, miền Ga-li-lê. Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

Đó là lời Chúa
 
Con dâng Mẹ lòng mến chân thành
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
04:29 29/12/2021

Lễ Mẹ Thiên Chúa
“Con dâng Mẹ lòng mến chân thành”

Ngày đầu Năm Mới và cũng là ngày Quốc Tế Hòa Bình, Giáo Hội hân hoan cử hành lễ Đức Maria rất thánh, Mẹ Thiên Chúa. Cả hai sự kiện này cùng diễn ra khi Giáo Hội đang cử hành mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, Ngài là Hoàng Tử Bình An, là hòa bình đích thực của nhân loại.

Bài đọc 2 cho biết: Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban chính Con của Ngài sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria. Con Thiên Chúa đã nhập thể làm người và trở thành anh em của loài người, để chúng ta được trở thành con cái Thiên Chúa và là anh em với nhau. Đức Maria đã được nâng lên địa vị là Mẹ Thiên Chúa, đặc ân này không chỉ nhằm tôn vinh Đức Maria mà còn tuyên xưng Đức Giêsu là Thiên Chúa thật và là người thật, Đấng đem lại ơn cứu độ và bình an cho thế giới. Vì thế, Giáo Hội muốn đặt thánh lễ hôm nay lên hàng đầu của năm tháng ngày giờ.

Giáo Hội mừng lễ Mẹ Thiên Chúa vào ngày đầu Năm Dương lịch, cũng là ngày cầu nguyện cho hòa bình thế giới như một nhắc nhớ việc chiêm ngưỡng Mẹ là một Tạo Vật mới tinh tuyền của Thiên Chúa, một Evà mới khởi đầu một thời đại mới, một tạo dựng mới. Kỷ nguyên cứu độ đã khởi sự qua việc Chúa Giêsu nhập thể trong cung lòng Đức Mẹ sau lời xin vâng. Mẹ được tuyển chọn làm Mẹ Đấng Cứu Thế để bắt đầu kỷ nguyên cứu độ. Nếu Evà cũ đã bất tuân để vùi lấp con người trong khổ đau và sự chết, thì Đức Mẹ với tâm tình xin vâng đã đưa Chúa Giêsu đến với nhân loại mang lại sự sống và tình yêu. Từ đây nhân loại sẽ bước đi trong ánh sáng cứu độ. Chúa Giêsu vị Vua Thái Bình, Hoàng Tử Bình An đã đi vào lòng thế giới, để thiết lập vương quốc Nước Trời qua Mẹ Maria.

Ðức Thánh Cha Phaolô VI đã viết: “Vì sự trùng hợp tốt đẹp giữa ngày 01 tháng Giêng với ngày thứ tám giáp lễ Giáng Sinh mà chúng tôi đã đặt ngày đó là ngày Thế Giới Hòa Bình, mà thế giới mỗi ngày càng hưởng ứng thêm, và thành quả của hòa bình đã phát sinh trong lòng nhiều người.” (Marialis Cultus, số 5).

Chúa Giêsu được xưng tụng là Hoàng Tử Hòa Bình, đến chuộc tội nhân loại, giao hòa con người với Chúa Cha. Mẹ Maria luôn gắn bó, hợp tác, hiệp công với Con của mình nên đã trở nên Nữ Vương Hòa Bình cho toàn thế giới. Mẹ đã đóng góp cả cuộc đời mình cùng với Chúa Giêsu mà giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi.

Mẹ được Thiên Chúa sủng ái, và được trở nên cao trọng, vì Mẹ khiêm nhường. Đức khiêm nhường dẫn Mẹ đến chỗ hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa.Từ biến cố Truyền tin, qua lời đáp xin vâng của Mẹ, Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể trong lòng dạ Mẹ. Đức Maria trở thành Mẹ Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế. Giáo hội đã tuyên bố Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, Người có ngôi vị duy nhất trong hai bản tính. Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Thiên Chúa làm người, nên là Mẹ của Thiên Chúa. Công đồng Êphêsô 431 đã minh định điều ấy khi tuyên tín Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa.

Mẹ Thiên Chúa trở thành một tín điều và là mầu nhiệm của đức tin Công Giáo. Tước hiệu này đã trở nên một phần vĩnh viễn trong những kinh tuyên xưng đức tin và trong Phụng vụ của toàn thể Giáo Hội Công Giáo.

Chúng ta đặt Năm Mới này vào tay Đức Mẹ. Xưa Đức Mẹ đã sinh ra Đấng Cứu Thế mở đầu một nhân loại mới, nay xin Đức Mẹ cũng cho Năm Mới này được chúc phúc, được cứu độ và được hòa bình. Chúng ta cũng cầu nguyện cho mọi người biết noi gương mục đồng, luôn lắng nghe sứ điệp hòa bình, luôn nỗ lực đi tìm đến nguồn mạch hòa bình và luôn phấn khởi loan tin mừng hòa bình.

Năm 2021 đã đi qua. Ngày 01.01.2022 là thời gian khởi đầu một Năm Mới. Năm cũ kết thúc để lại dấu ấn 12 tháng đã trôi qua. Thời gian là một vòng tròn, tuần hoàn đều đặn trong đó, 60 phút trong một giờ, 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần... cứ lặp đi lặp lại. Nhưng thời gian là một đường thẳng gồm những sự kiện, phút, giờ, ngày, tháng, năm riêng biệt, mỗi đơn vị trôi qua trong một chuỗi nối tiếp nhau không bao giờ kết thúc. Thời gian đang xoay vần từ những ngày đông chí đến lập xuân, để bắt đầu một mùa xuân mới. Rõ ràng là thời gian đang qua đi, và thời gian không bao giờ trở lại. Thời gian luôn luôn mới, và thời gian không thể luân hồi.

Thời gian là chiều kích tự nhiên của đời người và người đời.Thời gian gắn liền với thân phận mỗi người. Sống trong thời gian là có một khởi đầu và sẽ có một kết thúc.

Thời gian quý giá vẫn liên tục trôi qua không dừng nghỉ. Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng sông, một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó. Chỉ như thế chúng ta mới không bỏ phí đi giá trị của thời gian, và mới nhận ra được tình yêu đong đầy trong từng phút giây cuộc sống.

Giờ phút linh thiêng của Thánh lễ khởi đầu Năm Mới hôm nay, chúng ta hãy đặt 365 ngày của Năm 2022 này dưới sự che chở và nâng đỡ của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa và Mẹ chúng ta.

Trải dài hơn hai năm qua và hiện tại, nhân loại đang phải đối mặt với sự tàn phá nặng nề của đại dịch Covid. Hãy sốt sắng dâng lên Mẹ lời cầu xin: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử.Amen”. Lời kinh quá đẹp. Mẹ Maria là Thánh, Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, cầu cho chúng con từng giây từng phút suốt cuộc đời trần thế. Kỳ diệu của lời kinh cho chúng con niềm an ủi thiêng liêng, có Mẹ bảo vệ chở che ban ơn cho chúng con.

“Đã có rất nhiều bài Thánh ca tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria, thế nhưng những ca khúc viết về Đức Mẹ và Mùa Xuân thì lại còn khá khiêm tốn - trong số đó, ca khúc Như Dạ Lý Mùa Xuân của nhạc sĩ Ngọc Kôn, được coi là đã chạm đến những cung bậc cảm xúc bày tỏ lòng mến yêu đối với Mẹ Thiên Chúa...

Nhạc sĩ cho biết “Như Dạ Lý Mùa Xuân” được viết vào năm 1976, bằng nguồn cảm xúc nóng sốt trong một đêm ngắm hoa Dạ Lý nở về khuya, bằng sự đau khổ trong cuộc sống và do lòng muốn tạ ơn Đức Mẹ đã gìn giữ trong những cơn hoạn nạn… Nhạc sĩ đã viết một mạch hết điệp khúc với cảm xúc đột ngột, tình cờ và cháy bỏng, qua hôm sau mới viết tiếp các phần phiên khúc. Trong trạng thái chất ngất, cảm xúc trào tràn, với Ngọc Kôn, điểm nhấn của ca từ là “Con say sưa tìm đến bên Mẹ, không xin gì cũng chẳng dâng gì, chỉ cần nhìn ngắm Mẹ”... Giai điệu như tiếng lòng thổn thức, tiết tấu tự nhiên như hơi thở, chỉ cốt dâng lên Đức Mẹ lời khen ngợi mọi nét đẹp đa dạng và tuyệt mỹ của Người”. (Hà Đình Nguyên; cgvdt.vn).

Ngày lễ mừng Mẹ Thiên Chúa, nghe lại ca khúc “Như Dạ Lý Mùa Xuân”, một bài hát ngợi ca vẻ đẹp của Đức Mẹ : “…Như Dạ Lý mùa Xuân. Mẹ đẹp tươi như Dạ lý ngát hương trinh (Dạ Lý thơm ngát hương trinh). Con say sưa lời hát ân tình. Con dâng Mẹ lòng mến chân thành, với trọn tâm tình (tâm tình)... Như Huệ thắm vườn thiêng. Mẹ kiều diễm như Huệ non núi Si-on (Huệ non trên núi Si-on). Con say sưa tìm đến bên Mẹ, không xin gì cũng chẳng dâng gì : Chỉ cần nhìn ngắm Mẹ...”, chúng ta sẽ thấy lòng dâng trào cảm xúc để cầu nguyện với Mẹ Maria - Nữ hoàng của các Mùa Xuân !

Lễ Mẹ Thiên Chúa kết thúc tuần Bát Nhật Giáng Sinh làm tỏa sáng vẻ đẹp kỳ diệu của tình yêu cứu độ. Ngôi Hai đã vâng phục nhập thể cứu rỗi nhân loại. Với tiếng xin vâng, Đức Maria làm Mẹ Ngôi Lời nhập thể và làm Mẹ hết thảy những ai được tháp nhập vào thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô.

Ngày đầu Năm Mới, xin Mẹ ban bình an và cho chúng con thêm tuổi thêm khôn ngoan, thêm nhân đức, thêm ơn nghĩa trước mặt Thiên Chúa và mọi người.Amen.
 
Lời cầu nguyện đáng yêu
Lm. Minh Anh
04:42 29/12/2021

LỜI CẦU NGUYỆN ĐÁNG YÊU
“Muôn lạy Chúa, giờ đây, theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này, được an bình ra đi!”.

Một cô gái trẻ biết mình sắp chết, cảm thấy lo lắng vì không thể làm gì nhiều hơn cho Chúa Giêsu. Cha xứ đề nghị cô lập một danh sách những người cần lời cầu nguyện để họ được rỗi. Cô nghe theo, lập một danh sách và thường xuyên cầu nguyện cho từng người, “Lạy Chúa Giêsu, xin thương linh hồn người này”. Sau một thời gian, Chúa bắt đầu khuấy động từ người này đến người khác; cô thường xuyên kiểm tra tên của những người đã được dẫn đến với Chúa. Sau khi cô an bình nhắm mắt, nụ cười giữ mãi trên môi; ‘lời cầu nguyện đáng yêu’ của cô như còn mãi. Tên của 12 người được tìm thấy dưới gối. Họ tin Chúa Kitô; người cuối cùng vào đêm trước khi cô qua đời!

Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói đến một ‘lời cầu nguyện đáng yêu!’. Trong hai chương đầu của Phúc Âm Luca, có đến ba lời cầu nguyện mà Hội Thánh đọc mỗi ngày: Magnificat của Đức Maria, Benedictus của Zacharia; và Nunc dimittis của Simêon, người đã bộc phát lời kinh bất hủ khi cụ được phúc ẵm lấy Giêsu Ấu Chúa qua câu chuyện Tin Mừng hôm nay, “Muôn lạy Chúa, giờ đây, theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này, được an bình ra đi!”.

Chúng ta thường gặp những bài viết với tiêu đề “10 cuốn phim bạn phải xem trước khi chết”, hoặc “10 nơi bạn phải đến trước khi qua đời”; thì hôm nay, Simêon được Luca giới thiệu như một người có một ước muốn sâu sắc nhất là gặp được ‘một Ai đó’ cụ thể trước khi nhắm mắt, người mà Thánh Kinh gọi là “Đấng Kitô của Chúa”. Cụ đã gặp Đấng ấy trong ngày Đức Maria và thánh Giuse đưa con lên đền thờ theo luật dạy; để sau đó, Giáo Hội có thêm một ‘lời cầu nguyện đáng yêu’.

Nunc dimittis là lời cầu nguyện ngắn nhất so với Magnificat và Benedictus; thế nhưng, một số người lại thấy nó hấp dẫn nhất. Đó là lời cầu của một người mà nỗi khao khát sâu sắc nhất đã được thoả mãn và kết quả là, người ấy sẵn sàng ra đi bình an. Lời nguyện này tiết lộ rằng, Simêon sẽ không nhìn thấy cái chết cho đến ngày mà ông được nhìn thấy Đấng Messia của Chúa; ngày mà ông nhận biết, Đấng ấy quả là niềm an ủi và vinh quang của Israel. Giờ đây, ông đã sờ đụng những gì ông luôn khao khát; và sau khi được nhìn thấy, Simêon không còn gì để sống nữa. Ông sẵn sàng rời bỏ thế giới này, “Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ”. Tác giả Thánh Vịnh đáp ca cũng đồng cảm với niềm hân hoan phớn phỡ của Simêon, “Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng!”.

Lời cầu của Simêon cũng có thể là lời cầu của chúng ta; bởi lẽ, mắt chúng ta cũng đã nhìn thấy ơn cứu độ Thiên Chúa chuẩn bị cho mọi nước mọi dân. Chúng ta đã thấy Đấng Kitô của Chúa. Theo cách nói của thư thánh Gioan hôm nay, “Tối tăm đang qua đi, và sự sáng đã soi đến rồi”; Ngài là ánh sáng và Vương Quốc của Ngài là ‘Vương Quốc Ánh Sáng’; trong đó, chúng ta, công dân của vị Tân Vương. Theo một nghĩa rất thực tế, mắt chúng ta đã nhìn thấy Đấng Cứu Độ, và còn hơn thế nữa! Mỗi ngày, trong ân sủng, chúng ta gặp Ngài, rước lấy Ngài trong Thánh Thể, lắng nghe Ngài trong Lời Hằng Sống; và với con mắt đức tin, chúng ta còn gặp Ngài trong những anh chị em chúng ta tiếp xúc mỗi ngày. Như Mẹ Maria và thánh Giuse đã mang hài nhi Giêsu cho Simêon, Mẹ Hội Thánh đã mang Chúa Phục Sinh đến cho tất cả chúng ta. Và đó là lý do tại sao lời cầu nguyện của Simêon có thể trở thành ‘lời cầu nguyện đáng yêu’ của mỗi người chúng ta.

Anh Chị em,

“Muôn lạy Chúa, giờ đây, theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này, được an bình ra đi!”. Simêon thoả lòng mong đợi. Đối với ông, sự sống đời này không còn ý nghĩa gì sau khi ông đã hiểu, đã thấy và đã chạm được Giêsu. Nơi hài nhi mỏng giòn này, ông nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa, Đấng cứu độ ông, Đấng cho ông sự sống viên mãn đời đời. Hôm nay, Đấng ấy không chỉ đến trên tay chúng ta, nhưng đi vào cuộc sống chúng ta. Ngài nên một máu huyết với chúng ta khi chúng ta rước Ngài, ngõ hầu sức sống thần linh của Ngài chiếu rọi trên sự sống hay chết của chúng ta. Nghĩ đến đó, chúng ta còn ước gì hơn là cầu xin cho được chính Chúa, bởi lẽ không có ‘lời cầu nguyện đáng yêu’ nào đẹp lòng Thiên Chúa cho bằng lời cầu nguyện khát khao được gặp Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, xin cho con đừng khao khát một điều gì khác ngoài khát khao Chúa, hầu con cũng có thể thưa lên ‘lời cầu nguyện đáng yêu’ của Simêon một cách chân thành”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Ai Là Phản Kitô ?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
09:27 29/12/2021
Ai Là Phản Kitô (Antichrist)?

(Ngày 31/12 – 1Ga 2,18-21 – Ga 1,1-18)

Với Kitô hữu và những người ảnh hưởng văn hóa Kitô giáo thì chủ đề “Phản Kitô” xem ra khá lôi cuốn không chỉ vì sự hiếu kỳ, thậm chí là tò mò mà còn vì có liên hệ đến ngày tận thế. Có người cho rằng “tên Phản Kitô” là một nhà độc tài vốn ghét dân tộc Do Thái như Hitler. Có người cho rằng đó là những vị nguyên thủ cường quốc nào đó hay là tác nhân của đại dịch Côvid – 19 đang hoành hành.

Kẻ Phản Kitô hay Kẻ chống Chúa Cứu Thế là một thuật ngữ lần đầu được Thánh Tông đồ Gioan nói trong thư thứ nhất của ngài: "Hỡi anh em là những người con thơ bé, đây là giờ cuối cùng. Anh em đã nghe biết là tên Phản Kitô sẽ đến; thế mà giờ đây nhiều tên Phản Kitô đã xuất hiện…Chúng xuất thân từ hàng ngũ chúng ta, nhưng không phải là người của chúng ta; vì nếu là người của chúng ta, chúng đã ở lại với chúng ta” (1Ga 2,18-19). Ngài nói rõ tên Phản Kitô là kẻ dối trá. Nó chối và nói rằng Đức Giêsu không phải là Đấng Kitô và như thế nó chối Chúa Cha và Chúa Con.

“Tên Phản Kitô” không phải là một mà là nhiều người và đã xuất hiện. Vậy đó là những ai mà thư thứ nhất thánh Gioan nói đến? Trước hết cần loại bỏ những người ngoài Kitô giáo vì tác giả nói “chúng xuất thân từ hàng ngũ chúng ta”. Điều này thật dễ hiểu vì nếu anh chị em lương dân và bà con ngoài Kitô giáo không tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai (Kitô) vốn là chuyện bình thường không có gì đáng nói. Anh chị em Do Thái giáo đến nay cũng không tin nhận Chúa Giêsu là Đấng Kitô và họ vẫn đang mong đợi Đấng Thiên Sai đến.

Chúng ta cũng cần loại bỏ các trường hợp “tên Phản Kitô” thuộc diện những người giả danh Kitô hữu hoặc gia nhập Kitô giáo theo cách “gián điệp”, “nằm vùng”. Những người ở ngoài được cài cắm vào trong một tập thể xã hội, chính trị hay tôn giáo nào đó thì không thể được gọi là “xuất thân từ hàng ngũ chúng ta” đúng nghĩa.

Chúng ta có thể phác họa chân dung “tên Phản Kitô” như sau: đó là những người Kitô hữu nhưng vì lý do nào đó đã tự tách biệt mình lên trên hay ra khỏi tập thể đoàn Dân Thiên Chúa. Tác giả Tin Mừng thứ tư trong Lời tựa đã nói: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa” (Ga 1,9-12). Quả thật có đó nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ tự tôn tự mãn về uy quyền cũng như sự hiểu biết của mình nên đã không đón nhận Chúa Giêsu và từ chối ánh sáng chân lý của Người. Thậm chí một số tự hào về “công lao đạo đức” của mình nên tự tách biệt mình khỏi đám đông dân chúng và vô tình hoặc hữu ý họ đã chối từ lòng thương xót của Thiên Chúa.

Rất có thể có nhiều “Phản Kitô” trong Kitô giáo xưa lẫn nay. Khi tự tách biệt khỏi đoàn Dân Thiên Chúa bằng nhiều hình thức thì dễ bị cám dỗ cho mình đã nắm đủ đầy chân lý. Và thay vì quy về Chúa Kitô thì họ lại lấy mình làm điểm quy chiếu cho chân lý. Khi được xưng tụng là đại diện cho Chúa Kitô, là đấng thay mặt Chúa thì cũng dễ bị cám dỗ hành xử như mình là Chúa vậy. Khi được xem là “thầy dạy chân lý” thì cũng dễ bị cám dỗ cho rằng lời của mình là không bao giờ sai lầm. Khi được lãnh nhận chức tư tế thừa tác thì lại dễ bị cám dỗ đặt mình lên trên và tách khỏi đoàn chiên vì được xem như là đã “thay đổi bản tính” !

Khiêm nhu, biết lắng nghe nhau để nhận ra tiếng gió của Thần Khí Thiên Chúa, cùng nhau đồng hành về Giêrusalem trên trời là nỗ lực chống lại các hình thái “phản Kitô”. Theo thiển ý, qua Thượng Hội Đồng vừa mở ra, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi toàn thể Giáo Hội Công Giáo cẩn trọng với động thái “Phản Kitô”. Ngài thường xuyên nhắc nhớ chúng ta, cách riêng hàng mục tử hãy hướng cái nhìn về Chúa Kitô thay vì chiêm ngắm chính mình. Phải chăng nhiều hình thức cho rằng mình “biết rồi”, “đủ rồi”, “đẹp rồi”…chính là hình thái “phản Kitô”?

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 
Hài Đồng Giêsu Là Ánh Sáng
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:28 29/12/2021
Hài Đồng Giêsu Là Ánh Sáng

Suy niệm Lễ Chúa Hiển Linh

(Mt 2, 1-12)

“Họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người” (Mt 2,11)

Trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa không những chỉ xuống thế làm người trên mặt đất này, mà còn để cho con người nhìn thấy; Người không chỉ có sinh ra, nhưng còn để con người biết đến và thờ lạy Chúa là Ánh Sáng trần gian.

Hôm nay, các đạo sĩ từ phương Đông cất bước đi tìm, họ tìm ai? Tìm “sự lóe rạng mặt trời đức nghĩa” (Ml 3, 20) theo sự hướng dẫn của ngôi sao lạ và họ đã thấy Hài Nhi mới sinh bởi Đức Trinh Nữ Maria và họ đã cung kính bái thờ.

Xin hỏi các đạo sĩ : Các ngài đang làm gì, hỡi các đạo sĩ? Các ngài thờ lạy một Trẻ Thơ măng sữa mới sinh sao? Các ngài tin rằng, Trẻ Thơ ấy là Thiên Chúa sao? Nhưng “Thiên Chúa ở trong thánh điện của Người, ngai của Người đặt ở trên cao” (Tv 10,4). Còn các ngài, các ngài tìm Chúa nơi hang bò lừa, đang nằm trong vòng tay mẹ ẵm sao? Các ngài làm chi vậy? Tại sao các ngài lại dâng vàng? Trẻ Thơ này là vua ư? Nhưng đâu là cung điện cũng như ngai vàng của nhà vua, và đâu là quần thần của nhà vua? Chuồng bò là cung điện, máng cỏ là ngai vàng, Đức Maria và thánh Giuse là quần thần của vua sao? Làm sao những người thông thái không thờ lạy Hài Nhi, họ đã bị điên dồ hết rồi sao, phải chăng họ coi thường sự non nớt và cái nghèo của Trẻ Thơ?

Để trở nên người thông thái, các đạo sĩ đã trở nên điên dồ; Thánh Thần đã dạy bảo họ trước : “Vì chưng một khi thế gian, đứng trước sự khôn ngoan của Thiên Chúa, đã không lợi dụng khoa khôn ngoan mà nhìn biết Thiên Chúa, thì Thiên Chúa đã quyết ý dùng sự điên rồ của lời rao giảng để cứu những kẻ tin” (1Cr 1, 21). Vì thế, họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Hài Nhi và tỏ lòng thờ kính như một vị vua. Một ngôi sao hướng dẫn họ bên ngoài đã chiếu tỏa nơi họ ánh sáng huyền nhiệm của chính mình.

Chúa là Ánh Sáng

Lễ Hiển Linh là mầu nhiệm ánh sáng. Lời nguyện nhập Lễ Ban Đêm, Giáo Hội tuyên xưng Chúa “là nguồn sánh sáng thật đến soi chiếu trần gian làm cho đêm cự thánh này bừng lên rực rỡ”, và lời nguyện Lễ Rạng Đông Giáo Hội chỉ rõ Hài Nhi Giêsu là “ánh sáng mới của Ngôi Lời nhập thể” và cầu xin Thiên Chúa toàn năng “làm cho ánh sáng ấy rực lên trong mọi sinh hoạt của chúng con”. Ánh sáng ấy được biểu lộ trong ngày lễ Hiển Linh, ngày Chúa tỏ mình ra cách rõ nhất mà hôm nay chúng ta mừng kính.

Ánh sáng được diễn tả qua biểu tượng ngôi sao hướng dẫn cuộc hành trình của các nhà đạo sĩ. Chúa Kitô chính là Nguồn Sáng Thật, là “Mặt Trời mọc lên từ trên cao” (x. Lc 1,78) toả sáng trên trần gian và lan ra theo những vòng tròn đồng tâm. Trước hết trên Ðức Nữ Ðồng Trinh Maria và Thánh Giuse được chiếu sáng bởi sự hiện diện thần linh của Hài Nhi Giêsu, kế đến là các mục đồng tại Bêlem; khi được thiên sứ báo tin, các ngài mau mắn chạy đến hang đá và gặp thấy nơi đó “dấu chỉ” đã được báo trước cho họ: một con trẻ được bọc trong khăn và đặt nằm trong máng cỏ (x. Lc 2,12). Các mục đồng, cùng với Mẹ Maria và Thánh Giuse, đại diện cho “nhóm nhỏ còn lại của Dân Israel”, những người nghèo, những kẻ đã được loan báo Tin Mừng.

Ánh sáng của Chúa Kitô cuối cùng chiếu toả đến các vị Ðạo Sĩ, quả đầu mùa từ các dân ngoại : “Lúc nhìn thấy ngôi sao, họ hết sức vui mừng… và họ đã quỳ gối xuống sụp lạy Người” (Mt 2,11). Trong khí đó, “cả nhà vua cùng các đại giáo trưởng và luật sĩ trong dân” (Mt 2,3) còn nằm trong bóng đêm, nơi mà tin tức về Ðấng Thiên Sai sinh ra, được thông báo một cách nghịch lý cho họ biết qua các vị Ðạo Sĩ, và khơi dậy không phải niềm vui mừng, nhưng sự lo sợ và những phản ứng thù nghịch (x. Mt 2,3). Ý định của Thiên Chúa quả thật là nhiệm mầu: “Sự sáng đã đến trong thế gian, mà người ta đã yêu mến tối tăm hơn sự sáng, vì việc họ làm là điều xấu” (Ga 3,19).

Nhưng thử hỏi ánh sáng đó là gì đây? Nó chỉ là một biểu tượng gợi ý, hay có một thực tại thật, được nói lên qua hình ảnh này? Thánh Gioan viết : “Thiên Chúa là sự sáng, tối tăm không hề có nơi Người” (1Ga 1,5). Gioan thêm: “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Hai lời quả quyết trên giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng: Ánh sáng bừng lên trong đêm Giáng Sinh là Tình Yêu Thiên Chúa.

Chúa Giêsu “là Ánh sáng đã chiếu soi lương dân và Vinh quang của Israel dân Chúa” (Lc 2,32); Ðược Thiên Chúa linh ứng, cụ Simêon đã thốt lên như thế. Ánh sáng chiếu soi mọi dân tộc, ánh sáng của lễ Hiển Linh phát xuất từ vinh quang của Israel dân Chúa, vinh quang của Ðấng Thiên Sai, mà theo Kinh Thánh, đã giáng sinh tại Bêlem, “thành của Vua Ðavít”. Các Ðạo Sĩ thờ lạy một Hài Nhi, vì các ngài nhìn nhận nơi Hài Nhi là ánh sáng đã hướng dẫn các ngài: ánh sáng của ngôi sao và ánh sáng của Kinh Thánh. Các ngài nhìn nhận nơi Con Trẻ vị Vua của người Giuđêa, vinh quang của dân Israel, và cũng là Vua của tất cả mọi dân nước.

Giáo hội là ánh sáng

Trong khung cảnh phụng vụ của lễ Hiển Linh cũng được biểu lộ mầu nhiệm Giáo Hội và chiều kích truyền giáo của Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi vừa chiếu sáng trong thế giới ánh sáng của Chúa Kitô, vừa phản chiếu ánh sáng đó nơi chính mình, như mặt trăng phản chiếu ánh sáng của mặt trời, đồng thời hoàn tất những lời tiên tri xưa nói cho thành thánh Giêrusalem : “Hãy chỗi dậy, hãy mặc lấy ánh sáng, bởi vì ánh sáng của ngươi ngự đến... Các dân tộc sẽ bước theo ánh sáng của ngươi, các Vua Chúa sẽ đi theo vinh quang của Nguồn Sáng ngươi” (Is 60, 1-3). Người kitô hữu sẽ phải thực hiện ơn gọi của mình là “chiếu toả ánh sáng của chúng con trước mọi người, ngõ hầu nhờ thấy những việc tốt chúng con làm mà họ tôn vinh Cha chúng con trên trời” (Mt 5,16).

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 29/12/2021

27. Quá chăm sóc cho vẻ bên ngoài của mình thì linh hồn trở thành hoang vắng bất trị.

(Thánh Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:10 29/12/2021
52. CƯỜI CHUYỆN TẢNG ĐÁ

Chu Nhị Tuyền làm tiệc đãi khách trong nhà, trong sân thì phơi áo quần trên cây tre, vì cây chống đỡ cắm vào trong đống gỗ nên thường bị gió thổi ngã nhào.

Một người khách nói:

- “Phải dùng đá chêm vào cái chống mới không ngã”.

Người khách khác nói:

- “Ai nói chêm đá thì không ngã? Tảng đá lớn trong tiệm nhuộm không phải lăn từ sáng đến tối đó sao?”

Khách trước nói:

- “Vì có người dùng chân để đạp nó”.

Khách sau đáp:

- “Núi Thành Hoàng, núi Từ Dương đều là đá, mỗi ngày có cả ngàn vạn người đi trên nó, tại sao không thấy nó động?”

Khách trước nói:

- “Chúng nó là những tảng đá lớn, lại là chắc chắn, cho nên khó mà di động”.

Người khách sau lại bác bỏ, nói:

- “Vậy thì đá nơi cầu Thanh Hà đều nhỏ lại rỗng, người ta đi trên nó mỗi ngày, mà sao không thấy nó nhúc nhích động đậy?”

Mọi người cười ha ha.

(Lượng Ban Thu Vũ Am Biên bút)

Suy tư 52:

Lấy đá mà chêm vào thì có khi làm hư luôn cả cái lỗ vì đá cứng mà cái lỗ chỉ vừa cho cây chống đỡ.

Cũng như có những cha mẹ làm biếng dạy con nên gởi vào trại giáo dục thanh thiếu niên của nhà nước, không ngờ con của mình càng hư và hận cha mẹ, hận đời hơn; có những bà vợ giận chồng rồi đi gởi cho công an làm việc với chồng, họ hy vọng chồng sẽ sợ công an mà tốt hơn, nhưng trái lại gia đình vẫn cứ bất hòa và ông chồng thì ngày càng bất cần đời và như “điên” lên...

Gởi con đến nhà thờ, đem chồng đến nhà thờ, dẫn vợ đến nhà thờ là sự khôn ngoan của người Ki-tô hữu, bởi vì nơi nhà thờ có Đức Chúa Giê-su Thánh Thể -Đấng là thầy của khôn ngoan và thông thái- sẽ dạy dỗ cho chồng, vợ và con cái biết thế nào là yêu thương, biết thế nào là hy sinh vì yêu, biết thế nào là hạnh phúc đích thực...

Khi thanh thiếu niên không thích đến nhà thờ, thì người lớn phải biết rằng chúng nó đang đi xuống...hỏa ngục đó; khi cha mẹ đem con cái gởi vào trại giáo dục thanh thiếu niên, là cha mẹ lấy mực Tàu quét lên quả tim con cái một chữ “hận” to tướng...

Mà người mà chúng nó hận trước nhất là cha mẹ chúng nó. Các bậc phụ huynh, coi chừng đấy !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Niềm tin lên đường
Lm. Thái Nguyên
23:51 29/12/2021


NIỀM TIN LÊN ĐƯỜNG
Chúa Nhật Chúa Hiển Linh : Mt 2, 1-12

Suy niệm

“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một” (Ga 3,16), nên Ngài không chỉ tỏ mình cho dân Israel, mà còn tỏ mình cho mọi dân nước, để ai tin thì đều được đón nhận ơn cứu độ.

Đoạn Tin Mừng hôm nay kể về các nhà chiêm tinh đi tìm kiếm Đấng cứu tinh vừa mới giáng sinh, họ như đại diện cho các dân ngoại nhận ra dấu chỉ lạ lùng của thiên nhiên. Matthêu viết theo lối văn khải huyền của người Do thái, nên không thể hiểu mọi chi tiết theo nghĩa đen.
Tuy nhiên, Thiên Chúa có thể dùng sự xuất hiện của một vì sao để báo hiệu cho các nhà chiêm tinh biết Con Ngài đã chào đời. Qua những dấu chỉ kỳ diệu hay đơn sơ trong vũ trụ, họ nhận thấy lời mời gọi lên đường để tìm kiếm vị Cứu Chúa của muôn dân. Chấp nhận lên đường là chấp nhận bỏ lại tất cả để bước đi trong đêm tối, chỉ còn dựa vào ánh sao của niềm tin khi tỏ khi mờ. Họ chỉ gặp được Chúa sau khi trải qua nhiều gian nan thử thách trên đường, và chỉ nhận ra Chúa với cái nhìn đức tin mạnh mẽ, nhất là khi đứng trước cảnh hang lừa tồi tàn. Thiếu đức tin, người ta vẫn thấy Chúa nhưng không nhận ra Ngài.

Các nhà chiêm tinh từ ngàn dặm xa xôi đã lên đường tìm Ðấng Cứu Thế, đang khi Hêrôđê và hàng lãnh đạo Do thái giáo cũng được báo tin, thì lại bình chân như vại. Bởi lẽ các luật sĩ hay biệt phái chỉ thao thức về lề luật; các thượng tế chỉ lo nghi lễ trong đền thờ; các kỳ lão chỉ bận tâm về truyền thống. Họ là những người lãnh đạo tôn giáo nhưng lại tự mãn và khép kín trong những cơ chế an toàn và cứng nhắc. Còn vua Hêrôđê thì toan tính để khai trừ vị vua mới sinh.

Thời nay vẫn có những triết gia chủ trương bất khả tri, coi Thiên Chúa chỉ là một phạm trù siêu việt, nếu Ngài có hiện hữu thì cũng không ăn nhập gì đến thế giới loài người. Vẫn có những nhà khoa học và những người chủ trương vô thần phủ nhận những gì là thần linh, họ cho điều huyền nhiệm cũng chỉ là huyền thoại. Vẫn không thiếu những kẻ có quyền thế tìm cách trù dập chân lý. Đối với họ, vũ trụ thiên nhiên như một đối tượng để nghiên cứu và khống chế, chứ không mang tính siêu nhiên, càng không như một dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa.

Nhưng cũng trong thời đại này, dù không là Kitô hữu, vẫn có biết bao người đang rong ruổi tìm kiếm Thiên Chúa. Có ánh sáng nào đó soi chiếu trên đường đời của họ, khiến họ miệt mài phục vụ trong mọi lãnh vực, nhằm nâng cao đời sống tinh thần và góp phần kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn, hướng con người đến những giá trị tâm linh, vĩnh cửu.

Còn chúng ta thì sao? Nếu không tỉnh thức, ta dễ tự mãn với những điều mình hiểu biết về Thiên Chúa, chẳng còn thao thức tìm Ngài, nên cũng chẳng quan tâm gì đến những dấu chỉ hay thời điềm. Dường như đời sống đức tin đã được gói gọn trong các câu kinh và nghi thức. Những gì sâu xa nhất cũng đã được hệ thống hóa trong các cử hành phụng vụ, nên ta cảm thấy quá đầy đủ, không cần nhận ra Chúa nơi điều gì khác.

Cần có lòng khao khát chân lý và sự thiện hảo như các nhà chiêm tinh, để ta can đảm ra khỏi mình, ra khỏi những an toàn và tiện nghi đang trói buộc mình hằng ngày, để thấy Chúa đang tỏ mình qua mọi biến cố của đời sống. Trong ý nghĩa đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các tín hữu hãy ra khỏi chính mình để tìm đến với tha nhân: “Theo Chúa Giêsu, có nghĩa là học cách ra khỏi chính mình, để đi gặp tha nhân... nhất là những người xa cách nhất, những người bị lãng quên, những người đang cần được cảm thông, cần an ủi, giúp đỡ... Theo Chúa Giêsu, đòi ta phải ra khỏi lối sống đức tin mệt mỏi chỉ theo thói quen, ra khỏi cám dỗ co cụm trong những khuôn khổ của mình, và rốt cuộc là khép kín với chiều kích hoạt động đầy sáng tạo của Thiên Chúa” (Buổi tiếp kiến chung đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô 27-3-2013. ).

Vì thế, Đức Thánh Cha mạnh mẽ khuyến khích chúng ta:“Hãy lên đường cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Kitô” (Đức Thánh Cha Phanxicô: Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, s. 48).

Cầu nguyện

Lạy Chúa!
Chúa không chỉ tỏ mình cho Israel,
mà còn tỏ mình cho mọi dân mọi nước,
Chúa vẫn làm sáng lên những ánh sao,
không phải chỉ ở trên trời cao,
mà chính yếu là trong lòng người thế,
để cho thiên hạ luôn biết nẻo tìm về.
Chúa đặc biệt tỏ mình cho những ai,
có tâm hồn đơn sơ và ngay chính,
biết sống công bình và bác ái yêu thương,
không quá vấn vương bám víu vào trần thế,
không bị đam mê và lắng lo kiềm chế,
để sống cuộc đời trong tâm thế hồn nhiên.
Như các nhà chiêm tinh đi tìm Chúa,
xin cho con biết ra khỏi mình,
ra khỏi định kiến và lười biếng tinh thần,
ra khỏi tiện nghi và tự mãn bản thân,
để nhận ra Chúa nơi đời sống tha nhân,
và qua dấu chỉ của thiên nhiên vạn vật.
Xin cho con dám sống niềm tin lên đường,
luôn can trường và chấp nhận đau thương,
để sau khi vượt qua nhiều gai chướng,
được gặp Chúa ở cuối cuộc hành hương,
là niềm vui hạnh phúc chốn thiên đường,
mà lòng con vẫn hằng luôn mong ước.
Cho con nên dấu chỉ của Chúa ở mọi nơi,
là ánh sao giữa đời trong đêm tối,
để âm thầm luôn dẫn lối đưa đường,
là ánh sao hiền lành và khiêm nhượng,
ánh sao phục vụ với tất cả tình thương,
tỏa sáng an bình của Chúa Giáng Sinh. Amen.
 
Chứng nhân của dấu chỉ
Lm. Minh Anh
23:58 29/12/2021

CHỨNG NHÂN CỦA DẤU CHỈ
“Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa”.

Robert Slater nói, “Không nỗi buồn nào lớn hơn nỗi buồn của một quả phụ đi bộ hàng ngày đến nghĩa trang gần đó, để đứng lặng trân một vài phút… trước khi bắt đầu công việc một ngày. Cô ấy biết, một phần của cô đang ở nghĩa trang; và phần kia, ở trong bổn phận thường nhật”.

Kính thưa Anh Chị em,

Hoàn toàn khác với quả phụ u sầu của Robert Slater, Tin Mừng hôm nay nói đến Anna, một phụ nữ goá bụa mà lòng bà vui như hội! Sau 7 năm sống với chồng, phần còn lại 77 năm đời mình, “Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa”. Bà là người chờ đợi, đọc ra dấu chỉ và là ‘chứng nhân của Dấu Chỉ’. Nhân vật độc đáo này đáng cho chúng ta suy gẫm!

Người phụ nữ này không giấu tuổi tác! Phúc Âm cho biết, như Simêon, từng ngày, bà chờ đợi Chúa với niềm tin tuyệt đối trong hàng chục thập kỷ. Bà ao ước gặp Ngài như để nắm bắt một dấu chỉ. Có lẽ bà sẽ cam chịu cho đến chết, vì lẽ, sự chờ đợi bền bỉ đó vẫn tiếp tục chiếm trọn cuộc đời bà; với bà, không có cam kết nào quan trọng hơn là chờ đợi Chúa và cầu nguyện. Vì thế, khi thánh gia lên đền thờ để chu tất lề luật, thì cùng Simêon, Anna đã nhanh chóng có mặt dưới sự thúc đẩy của Thánh Thần. Gánh nặng tuổi tác và sự chờ đợi biến mất! Họ khám phá ra Hài Nhi, một sức mạnh mới, đòi hỏi ở họ một nhiệm vụ mới. Đó là trở nên ‘chứng nhân của Dấu Chỉ’ Giêsu!

Nhà của Chúa là nhà của bà! Dường như bà đã sống trót đời ở đó. Sự tận tâm của bà đối với Thiên Chúa khiến bà nhạy cảm với sự xuất hiện của Ngài. Nhìn Simêon ẵm đứa bé trong tay, bà lập tức nhận ra đứa trẻ ấy là ai; bà bắt đầu ca ngợi Thiên Chúa cũng như nói về trẻ ấy cho người khác. Phản ứng của bà phát triển theo hai hướng, bà hướng về Chúa trong ngợi khen, và hướng về người khác để nói cho họ biết, Chúa đã đến, giải cứu dân Ngài qua trẻ này. Bà nhạy cảm với những kinh ngạc đến từ Thiên Chúa, và trở thành ‘chứng nhân của Dấu Chỉ’ Thiên Chúa tỏ hiện.

Việc cầu nguyện đã mang lại cho Anna một tầm nhìn thiêng liêng để nhận ra và loan báo Đấng Messia. Như vậy, bà đã trở thành một trong những người đầu tiên rao giảng Tin Mừng. Bà goá 84 tuổi này là nhà truyền giáo thực thụ đầu tiên trong hai tác phẩm của Luca, Phúc Âm và Công Vụ Tông Đồ. Bà chứng tỏ rằng, trung thành với việc cầu nguyện sẽ giúp mỗi người đọc ra dấu chỉ của Thiên Chúa, biết Ngài hoạt động thế nào; và sau đó, rao truyền điều Ngài muốn!

Với thuật ngữ “phụng sự Chúa”, chúng ta thường nghĩ đến các hình thức bác ái. Với Anna, cầu nguyện và ăn chay là một trong những hình thức “phụng sự Chúa” trọn hảo nhất; khi cầu nguyện, chúng ta dành thời giờ, sự tập trung, và chú ý vào Chúa, hiến dâng chính mình cho Ngài. Đời sống của bà đã khiến Anna trở thành một nhân chứng hùng hồn. Bà cho thấy, một trong những cách thức để phụng sự Ngài là cầu nguyện và hiến dâng chính mình.

Anh Chị em,

Chỉ một câu, Luca ghi lại bốn việc về bà Anna, “Bà không rời đền thờ, ăn chay, cầu nguyện và phụng sự Thiên Chúa”. Cuộc đời goá bụa của bà khác xa cuộc đời của quả phụ Robert Slater mô tả. Nó ý nghĩa hơn nhiều! Bà luôn ở trong đền thờ, hướng về Chúa trong ngợi ca, cầu nguyện; để rồi có thể hướng về tha nhân, nói về Chúa cho họ. Như bà, Thiên Chúa ước mong trái tim mỗi người chúng ta cũng luôn quy hướng về Ngài, để có thể nhạy cảm với bao dấu chỉ Thiên Chúa đang thực hiện, hầu mỗi người có khả năng đọc ra và trở thành ‘chứng nhân của Dấu Chỉ’. Chúng ta đang sống trong một khúc ngoặt xám xịt của lịch sử; với tình thế hiện nay, rất nhiều người đang sống trong buông xuôi, thất vọng. Hãy mang đến cho họ một tia hy vọng từ chính đời sống chứng tá của chúng ta! Hãy như Anna, đến với đền thờ, trung thành cầu nguyện và phụng sự Thiên Chúa trong chay tịnh để có thể chia sẻ cho người khác dấu chỉ quan trọng nhất, Dấu Chỉ Giêsu!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin dạy con biết yêu thích đời sống cầu nguyện; nhờ đó, con có thể nhạy bén với những dấu chỉ của Chúa, và nhất là trở nên ‘chứng nhân của Dấu Chỉ’ Giêsu cho anh chị em con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Myanmar: LHQ kêu gọi ngừng chiến vào đầu năm mới
Thanh Quảng sdb
00:11 29/12/2021
Myanmar: LHQ kêu gọi ngừng chiến vào đầu năm mới

Trong khi chiến tranh bạo lực vẫn tiếp tục leo thang ở Myanmar, thì một Đặc phái viên của LHQ đã đến Myanmar để kêu gọi tất cả các bên hãy ngừng bắn trong dịp Năm Mới này.

(Tin Vatican - Christopher Wells)

Đặc phái viên của LHQ đến Myanmar cho hay bà “quan ngại sâu sắc trước tình trạng bạo lực tiếp tục leo thang ở bang Kayin và các khu vực khác ở Myanmar,” dẫn đến việc hàng trăm nghìn người dân phải di dời, bao gồm số đông phụ nữ và trẻ em.

Kêu gọi một giải pháp hòa bình

Trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Hai (27/12/2021), bà Noeleen Heyzer kêu gọi tất cả các bên hãy "thực hiện một sự kiềm chế tối đa để tìm kiếm một giải pháp hòa bình vì lợi ích của người dân."

Bà Heyzer kêu gọi các bên hãy tôn trọng các nghĩa vụ của họ theo luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế, đảm bảo an toàn cho việc di cư tự do của người tị nạn và những người di cư để họ có thể đến nơi an toàn và cho phép các tổ chức nhân đạo được cung cấp lương thực và nhu yếu phẩm cho những người di cư này. "Vì mục tiêu này", tuyên bố viết, "bà kêu gọi ngừng bắn nhân dịp đầu Năm Mới trên khắp đất nước Myanmar."

Dân thường bị tàn sát

Hôm thứ Ba, Tổng thư ký Liên hợp quốc lo ngại về các vấn đề nhân đạo và điều phối viên cứu trợ khẩn cấp, ông Martin Griffiths, đã kêu gọi các nhà chức trách Myanmar hãy điều tra về vụ giết hại ít nhất 35 thường dân mà các nhà hoạt động đối lập đổ lỗi cho quân đội của chính phủ.

Ông Griffiths cho biết đã có những báo cáo đáng tin cậy rằng thường dân, bao gồm ít nhất một trẻ em, đã bị buộc xuống xe cộ, bị giết và bị thiêu cháy, trong một cuộc tấn công ở bang Kayah hôm thứ Sáu (24/12/2021).

Ông Griffiths nói trong một tuyên bố: “Tôi rất bàng hoàng trước những cáo buộc về một cuộc tấn công nhằm vào thường dân, và ông nói thêm, “Tôi lên án vụ việc đau buồn này và tất cả các cuộc tấn công nhằm vào dân thường trên khắp đất nước, vốn bị luật nhân đạo quốc tế lên án.”

Toàn bộ Myanmar là một bãi chiến trường

Đầu tuần này, Đức Hồng Y Charles Bo, Tổng Giám mục Yangon, đã kêu gọi quân đội hãy ngừng “dội bom, pháo kích và giết hại…”, đồng thời kêu gọi phong trào dân chủ và các nhóm sắc tộc có vũ trang hãy “nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình.”

ĐHY tố cáo vụ thảm sát ở Bang Kayah là "một sự tàn bạo đau buồn và khủng khiếp," mà ngài lên án một cách gắt gao...

ĐHY than thở: “Toàn bộ đất nước Myanmar thân yêu của chúng tôi bây giờ là một bãi chiến trường, và kêu gọi “tất cả những ai cầm súng hãy buông vũ khí xuống ”.
 
Tuyên bố của Ủy ban Thường trực Hội đồng Giám mục Ba Lan về Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
05:59 29/12/2021


Ủy ban Thường trực Hội đồng Giám mục Ba Lan vừa đưa ra tuyên bố sau:

Sau chuyến thăm Síp và Hy Lạp, Đức Thánh Cha kêu gọi các nước Âu Châu tạo điều kiện cho các Giáo hội địa phương, bao gồm các dòng tu và các tổ chức Công Giáo, chào đón những người khẩn thiết cần đến sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế.

Giáo hội ở Ba Lan ủng hộ lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng. Với khả năng pháp lý hiện có và phù hợp với các quy định hiện hành về di cư của quốc gia, chúng tôi sẵn sàng trợ giúp tất cả những ai bày tỏ ý muốn đến và định cư tại đất nước của chúng tôi. Điều này có nghĩa là tiếp nhận họ và bảo đảm sự hỗ trợ xã hội cần thiết, cũng như sự giúp đỡ lâu dài trong quá trình hội nhập của họ vào xã hội của chúng ta (học tiếng Ba Lan và chuẩn bị làm việc tại Ba Lan). Caritas đã cung cấp hình thức hỗ trợ này cho những người nhập cư sống và làm việc tại Ba Lan trong nhiều năm. Sự hỗ trợ này sẽ được tiếp tục và phát triển.

Chúng tôi cũng yêu cầu tất cả đồng hương của chúng tôi cầu nguyện cho nhu cầu của những người di cư ở Âu Châu và trên khắp thế giới.

Thay mặt Ủy ban Thường trực Hội đồng Giám mục Ba Lan

+ Stanisław Gądecki

Tổng giám mục thành phố Poznan

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan


Warsaw, ngày 22 tháng 12 năm 2021
Source:Episkopat.pl
 
Cha James Jackson bác bỏ các cáo buộc tội tàng trữ phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em
Đặng Tự Do
06:00 29/12/2021


Hôm 21 tháng 12, tại tòa án quận hạt Providence, thuộc tiểu bang Rhode Island, Cha James Jackson đã bác bỏ các cáo buộc về việc phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em cũng như sở hữu và truy cập với mục đích xem nội dung khiêu dâm trẻ em.

Vị linh mục Công Giáo, một thành viên của Huynh đoàn Linh mục Thánh Peter, gọi tắt là FSSP, đã tuyên bố như trên trước Thẩm phán Tòa án Hoa Kỳ Patricia A. Sullivan.

Luật sư của Cha Jackson, là ông John Calcagni III, đã từ chối bình luận về tiến trình tố tụng cho nên đến giờ phút vẫn chưa biết kết quả của phiên tòa. Tuy nhiên, anh chị em giáo dân thuộc giáo xứ Đức Bà ở Providence tin chắc rằng ngài vô tội.

Nhiều người cho biết, trong những tuần trước khi bị bắt vì cáo buộc tội download hình ảnh khiêu dâm trẻ em, Linh mục James W. Jackson đã viết rất dài trong bản tin giáo xứ của mình về các vụ bê bối lạm dụng tình dục do các linh mục “rối loạn chức năng tâm lý” gây ra. Ngài lên án cựu Hồng Y Theodore McCarrick là một “kẻ ranh ma”, có một cuộc sống riêng tư tội lỗi được che đậy bởi những việc làm tốt bên ngoài với sự giúp đỡ của những người bạn hư hỏng trong hàng giáo phẩm Công Giáo.

“Bất kỳ người đàn ông nào cố gắng sống độc thân mà không có đức tin, ân sủng thánh hóa và một đời sống cầu nguyện nghiêm túc và cống hiến cho đời sống nội tâm, thì cuối cùng, và đôi khi điều này chỉ mất vài năm, sẽ chuyển sang say mê các thú vui trống rỗng và ham mê ăn uống, hoài mong các kỳ nghỉ và các nội dung khiêu dâm và theo đuổi các mối quan hệ tình dục ở mức tồi tệ nhất,” ngài viết.

“Không có đức tin, ý tôi muốn nói là niềm tin thực sự vào Chúa; và không theo đuổi việc thăng tiến cuộc sống nội tâm thì đời sống độc thân linh mục chỉ tạo ra một lớp những người độc thân chuyên nghiệp vẫn đang văn hóa thánh lễ và làm lễ rửa tội, nhưng bị cô lập và thậm chí trầm cảm.”

Ngài cảnh báo: “Lẽ tự nhiên họ sẽ quay ra tìm sự an ủi. Và với sự quay lưng lại với Chúa, địa ngục bầy ra trước mắt.”

Các bài viết của Cha Jackson xuất hiện trong các bản tin hàng tuần của nhà thờ ở giáo xứ cũ của ngài, là giáo xứ Đức Bà ở Providence, Rhode Island. Theo đánh giá của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, các bài viết này cung cấp một cửa sổ đi vào các suy nghĩ của vị linh mục vào thời điểm các nhà chức trách cáo buộc ngài sở hữu và phát tán tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến.

Cha Jackson, 66 tuổi, bị bắt vào ngày 30 tháng 10 bởi các thành viên của lực lượng đặc nhiệm tiểu bang Rhode Island đang thực hiện lệnh khám xét tại nhà xứ Đức Bà. Ngài bị buộc tội sở hữu nội dung khiêu dâm trẻ em, download nội dung khiêu dâm trẻ em và xem hình ảnh khiêu dâm trẻ em bị cấm.

Hai ngày sau khi bị bắt, các nhà chức trách liên bang đã đệ trình các cáo buộc bổ sung chống lại ngài tại Tòa án Quận Hoa Kỳ ở Providence.

Theo các khung hình phạt hiện nay, tội phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em có thể bị trừng phạt đến 20 năm trong nhà tù liên bang, với thời hạn bắt buộc tối thiểu là 5 năm. Sở hữu và truy cập với mục đích nhìn ngắm nội dung khiêu dâm trẻ em có thể bị phạt tù lên đến 20 năm.

Một nhà phân tích pháp y của Cảnh sát tiểu bang Rhode Island đã tìm thấy “hàng trăm file hình ảnh và video mô tả cảnh lạm dụng tình dục trẻ em” trong quá trình khám xét pháp y tại hiện trường, được chứa trong một ổ cứng hai terabyte được gắn bên ngoài computer nằm trong khu vực văn phòng liền kề với phòng ngủ của Cha Jackson, theo một tờ khai có tuyên thệ được nộp để ủng hộ các cáo buộc liên bang.

“Những file hình ảnh và video này mô tả những phụ nữ trước tuổi dậy thì, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, tham gia vào các hành vi tình dục”, bản tuyên thệ nêu rõ.

Bản tuyên thệ cho biết trát khám xét bắt nguồn từ cuộc điều tra của lực lượng đặc nhiệm tiểu bang xác định một máy tính hoặc một thiết bị điện tử “chia sẻ file tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em qua mạng chia sẻ file peer-to-peer, nghĩa là từ người này trực tiếp đến người khác”. Các nhà điều tra đã truy tìm dấu vết của thiết bị này, và từ đó lần đến nhà xứ của giáo xứ Đức Bà.

Bản tuyên thệ giải thích rằng: Mạng chia sẻ file peer-to-peer “được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ các hồ sơ điện tử giữa các thành viên tham gia trong nhóm qua Internet”.

“Để trở thành thành viên của mạng peer-to-peer, người dùng máy tính cài đặt một nhu liệu chia sẻ hồ sơ trên máy tính để tạo 'thư mục chia sẻ', trong đó có thể đặt bất kỳ hồ sơ điện tử muốn chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm”.

“Người dùng cũng được quyền sao chép bất kỳ hồ sơ điện tử nào từ các ‘thư mục chia sẻ’ của các thành viên khác trong nhóm. Một mạng peer-to-peer có thể bao gồm hàng nghìn máy tính được kết nối với nhau và các hồ sơ điện tử có sẵn trên mạng đều được lưu trữ trên máy tính của từng thành viên thay vì trên một máy chủ trung tâm”.

Cuộc điều tra của lực lượng đặc nhiệm tiểu bang cho thấy một người đăng ký Internet được định vị địa lý tại nhà thờ Đức Bà đã chia sẻ tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em qua mạng peer-to-peer bốn lần từ ngày 4 tháng 9 đến ngày 17 tháng 10 năm nay.

Cha Jackson là tác giả của cuốn “Nothing Superfluous” nghĩa là “Không có gì là thừa”. Đó là một cuốn sách về “ý nghĩa thần học phong phú đằng sau nghệ thuật, kiến trúc, lời nói và cử chỉ của Hình thức Ngoại Thường của Nghi thức Rôma, Nghi thức của Thánh Grêgoriô Cả.”

Theo ý kiến của chúng tôi, sau khi tìm đọc cuốn “Nothing Superfluous”, Cha James W. Jackson hầu chắc là bị oan vì hai lẽ sau:

Thứ nhất: Một người có những suy tư sâu sắc như được thể hiện trong cuốn “Nothing Superfluous”, khó lòng lại phạm vào một tội lỗi nghiêm trọng như thế.

Thứ hai: Ngay sau khi ngài cài cái program peer-to-peer, người ta có thể gài bẫy ngài cách dễ dàng. Thông thường, các file hình ảnh và videos rất lớn, người ta thường có thói quen zip lại để tiện chuyển đi. Khi chúng ta download, có thể chúng ta không biết nội dung thực sự bên trong là gì. Ngay khi mình vừa download xong, nó chụp tới bắt là mình chết chắc.

Xin cầu nguyện cho ngài.
Source:Catholic News Agency
 
Náo loạn tại đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Atlanta
Đặng Tự Do
16:23 29/12/2021


Hôm 22 tháng 12, 2 ngày trước lễ Giáng Sinh, náo loạn đã xảy ra tại đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở trung tâm thành phố Atlanta. Một kẻ bắn bừa bãi vào các nhân viên bác ái đang phát các phần quà Giáng Sinh cho người nghèo, làm một người đàn ông bị thương.

Cảnh sát Atlanta cho biết họ đã nhanh chóng chạy đến khu vực gần Đền thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội vào khoảng 10:30 sáng. Tại hiện trường, họ phát hiện một người đàn ông bị một vết thương do đạn bắn. Anh ta đã được đưa đến bệnh viện, và được báo cáo là ổn định.

Cảnh sát đã được mô tả về kẻ tình nghi xả súng và bao vây khu vực. Ngay sau đó, họ phát hiện nghi phạm. Y được xác định là Jamarius Rogers, bị bắt gần đường Washington.

Trong khi các nhà điều tra chưa tiết lộ thêm chi tiết nào về hoàn cảnh xung quanh vụ xả súng, các nhân viên bác ái của đền thánh Đức Mẹ đã chứng kiến tận mắt mọi sự. Mỗi ngày, anh chị em giáo dân thiện nguyện cung cấp bữa sáng cho những người có nhu cầu, không cần hỏi câu nào, vào mỗi buổi sáng các ngày trong tuần từ 10 đến 10:30 sáng. Đền thánh Đức Mẹ nằm ở 48 Martin Luther King Drive, chỉ cách Tòa nhà Quốc Hội tiểu bang Georgia được bảo vệ bởi một lực lượng an ninh dày đặc.

Eli Smith, 22 tuổi, người thường xuyên làm tình nguyện viên phân phát thực phẩm, đã mô tả cảnh hỗn loạn sau tiếng súng. Năm hoặc sáu phát súng đã được bắn, anh ta nói với tờ The Atlanta Journal-Constitution.

Khi Smith dìu một người xuống bậc thềm của nhà thờ, anh ta cho biết mình đã bị kẻ tình nghi là tay súng xô té khi chạy qua. Smith nhìn thấy nghi phạm chạy vào bên trong tầng hầm của nhà thờ nên đã bám theo hắb ta. Khi Smith cố gắng nói chuyện với người đàn ông, nghi phạm lao vào anh ta, vì vậy anh ta bỏ đi và gọi 911.

Trong khi Smith đang nói chuyện với nhân viên điều phối 911, anh nhìn thấy người đàn ông rời khỏi tầng hầm của nhà thờ qua một cửa thoát hiểm bên hông. Smith đã theo dõi và đối đầu với hắn ta. Khi anh ta nói với người đàn ông rằng anh ta đang nói chuyện điện thoại với 911, nghi phạm “đã bỏ đi”.

Theo Smith, anh đã được cảnh sát phỏng vấn và đưa ra một loạt hình ảnh. Anh đã chỉ ra ngay nghi phạm, được xác định là Rogers.

Rogers đang phải đối mặt với cáo buộc tấn công gây thương tích nghiêm trọng và sở hữu trái phép một khẩu súng trong khi thực hiện trọng tội. Anh ta bị cáo buộc đã bắn nạn nhân, sau đó cố gắng vứt bỏ một số quần áo của mình để không bị nhận ra.
Source:AJC.com
 
Khai quật được hội đường Do Thái nơi Bà Maria Magdalena đến thờ phượng
Đặng Tự Do
16:24 29/12/2021


Người ta đã tìm thấy một hội đường Do Thái 2,000 năm tuổi ở nơi được cho là quê hương của Bà Maria Magdalena.

Hội đường Do Thái này là hội đường thứ hai được tìm thấy trong khu vực Magdala cổ đại, sau giáo đường đầu tiên được tìm thấy vào năm 2009 trong quá trình xây dựng trung tâm du khách Công Giáo ở thị trấn - nay được gọi là Migdal - ngoài khơi Biển Galilê ở miền bắc Israel.

Có niên đại từ thời kỳ Đền Thờ Thứ Hai, cả hai hội đường này có thể đã hoạt động khi Chúa Giêsu đến thăm thị trấn, như được ghi lại trong Phúc âm Thánh Matthêu.

Thời kỳ Đền Thờ Thứ Hai trong lịch sử Do Thái kéo dài từ năm 516 trước Chúa Giáng Sinh đến năm 70 sau Chúa Giáng Sinh, khi Đền thờ thứ hai của Giêrusalem tồn tại. Các giáo phái Pharisêu, Sa đốc, Essenes, Zealot và Kitô Giáo sơ khai đã được hình thành trong thời kỳ này. Thời kỳ Đền thờ thứ hai kết thúc với Chiến tranh Do Thái-La Mã lần thứ nhất và Đền thờ Giêrusalem bị quân La Mã tàn phá.

“Thực tế là chúng tôi tìm thấy hai nhà hội cho thấy rằng người Do Thái trong thời kỳ Đền Thờ Thứ Hai đã tìm kiếm một nơi để tụ họp tôn giáo và có lẽ cả về mặt xã hội. Việc chúng tôi tìm thấy một phiến đá khắc mô tả Đền Menorah trong giáo đường Do Thái khác làm nổi bật mối liên hệ giữa Giêrusalem và các cộng đồng cấp dưới,” Dina Avshalom-Gorni, giám đốc cuộc khai quật thay mặt cho Đại học Haifa, cho biết.

Trong Tân Ước, Chúa Giêsu rao giảng và giảng dạy trong các hội đường ở miền Galilê, và việc khởi đầu sứ vụ công khai của Ngài được Phúc âm Luca đánh dấu bằng việc Ngài đọc từ một cuộn sách tiên tri Isaia trong một hội đường ở Nagiarét.

Nhiều học giả tin rằng Magdala là thị trấn ven biển mà Chúa Giêsu đã đến thăm bằng thuyền sau khi cho 5,000 người ăn, được ghi lại trong các sách Phúc âm của Thánh Máccô và Thánh Matthêu. Tuy nhiên, trong các trình thuật, Chúa Giêsu bị những người Pharisêu và người Sađốc trong thị trấn chất vấn, và Ngài rời khỏi thị trấn bằng thuyền.
Source:Crux
 
Bài Giáo lý Hàng tuần của Đức Phanxicô: Thánh Giuse, Di dân bị Bách hại và Can đảm
Vũ Văn An
16:49 29/12/2021


Theo tin Tòa Thánh, Thứ tư ngày 29 tháng 12, 2021, tại Hội trường Yết kiến Thánh Phaolô VI, Đức Giáo Hoàng Phaolô đã tiếp tục loạt bài giáo lý của ngài về Thánh Cả Giuse, hôm nay, ngài nhấn mạnh tới khía cạnh di dân bị bách hại và can đảm của vị thánh. Sau đây là nguyên văn bài giáo lý của ngài dựa vào bản Tiếng Anh do Tòa Thánh cung cấp.



Anh chị em thân mến, chào anh chị em buổi sáng!

Hôm nay, tôi muốn trình bầy với anh chị em Thánh Giuse như một di dân bị bách hại và can đảm. Thánh sử Matthêu mô tả về ngài như thế. Biến cố đặc thù trong cuộc đời của Chúa Giêsu cũng liên quan đến Thánh Giuse và Mẹ Maria, theo truyền thống, được gọi là “cuộc chạy trốn sang Ai Cập” (x. Mt 2:13-23). Gia đình Nadarét đã phải chịu nỗi nhục nhã ấy và trực tiếp trải qua sự bấp bênh, sợ hãi và đau đớn khi phải rời bỏ quê hương. Ngày nay, rất nhiều anh chị em của chúng ta vẫn đang bị buộc phải trải qua cùng những bất công và đau khổ như vậy. Nguyên nhân thì hầu như luôn luôn là sự cao ngạo và bạo lực của kẻ quyền thế. Đây cũng là trường hợp của Chúa Giêsu.

Vua Hêrôđê biết được từ các đạo sĩ về sự ra đời của “Vua dân Do Thái”, và tin này làm ông chấn động. Ông cảm thấy bất an, ông cảm thấy quyền lực của mình đang bị đe dọa. Vì vậy, ông ta tập hợp tất cả những người lãnh đạo của Giêrusalem lại để tìm ra nơi Chúa Giêsu sinh ra, và yêu cầu các đạo sĩ thông báo cho ông ta những chi tiết chính xác, để - ông ta nói một cách giả dối - ông ta cũng sẽ đến và thờ lạy Người. Nhưng khi nhận ra các đạo sĩ đã trở về theo hướng khác, ông ta đã lên một kế hoạch độc ác: giết tất cả những đứa trẻ dưới hai tuổi ở Bêlem, đó là khoảng thời gian, theo tính toán của các Đạo sĩ, trong đó Chúa Giêsu đã sinh ra.

Trong lúc đó, một thiên sứ ra lệnh cho Thánh Giuse: “Hãy trỗi dậy, đem con trẻ và mẹ em chạy sang Ai Cập, và ở đó cho đến khi ta nói cho ông hay; vì Hêrôđê sắp tìm con trẻ để tiêu diệt em” (Mt 2:13). Ngày nay, anh chị em hãy nghĩ đến nhiều người cũng cảm thấy bị thôi thúc ở trong lòng: "Hãy chạy trốn, hãy chạy trốn, bởi vì có nguy hiểm ở đây". Kế hoạch của Hêrôđê gợi ta nhớ đến kế hoạch của Pharaô đã ném tất cả trẻ trai của dân Do Thái xuống sông Nile (x. Xh 1:22). Việc lánh nạn sang Ai Cập gợi nhớ toàn bộ lịch sử của Dân Do Thái bắt đầu với Ápraham, người cũng đã trú ngụ ở đó (xem St 12:10); với Giuse, con Giacóp, bị anh em mình bán (xem St 37:36) trước khi trở thành “người cai trị lãnh thổ” (xem St 41: 37-57); và với Môsê, người đã giải phóng dân tộc mình khỏi ách nô lệ của người Ai Cập (x. Xh 1:18).

Chuyến lánh nạn của Thánh Gia sang Ai Cập đã cứu Chúa Giêsu, nhưng tiếc là nó không ngăn cản được Hêrôđê thực hiện vụ thảm sát của ông ta. Do đó, chúng ta phải đối đầu với hai nhân cách đối lập nhau: một mặt là Vua Hêrôđê với sự hung dữ, mặt khác là Thánh Giuse với sự quan tâm và lòng can đảm. Vua Hêrôđê muốn bảo vệ quyền lực của mình, chính làn da của mình, bằng sự tàn nhẫn không nương tay, như được chứng thực bằng việc hành quyết một trong những người vợ, một số con cái của ông ta và hàng trăm đối thủ. Ông ta là một người tàn nhẫn: để giải quyết vấn đề, ông ta chỉ có một giải pháp: giết. Ông ta là biểu tượng của nhiều bạo chúa trong quá khứ và ngày nay. Và đối với chúng, đối với những bạo chúa này, người dân không đáng kể; quyền lực mới đáng kể, và nếu họ cần có chỗ cho quyền lực, họ sẽ tiêu diệt người dân. Và điều này cũng đang xảy ra hôm nay: chúng ta không cần nhìn vào lịch sử cổ thời, nó đang xảy ra hôm nay. Ông ta là người đã trở thành "sói" cho những người khác. Lịch sử đầy rẫy những nhân vật như thế, những người sống với nhiều nỗi sợ hãi của họ, cố gắng chinh phục chúng bằng cách thực thi quyền lực một cách chuyên quyền và thực hiện các hành động bạo lực vô nhân đạo. Nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng chúng ta chỉ sống theo quan điểm của Hêrôđê khi chúng ta trở thành bạo chúa, không; thật vậy, đó là một thái độ mà tất cả chúng ta đều có thể sa vào, mỗi khi chúng ta cố gắng xua tan nỗi sợ hãi bằng sự cao ngạo, dù chỉ bằng lời nói, hoặc tạo ra các hành vi lạm dụng nho nhỏ nhằm hành hạ những người thân cận của chúng ta. Chúng ta cũng có trong lòng khả thể trở thành những Hêrôđê nho nhỏ.

Thánh Giuse đối lập với Hêrôđê: trước hết, ngài là “người công chính” (Mt 1:19), còn Hêrôđê là một người độc tài. Hơn nữa, ngài chứng tỏ ngài can đảm làm theo mệnh lệnh của Thiên thần. Người ta có thể hình dung ra những thăng trầm ngài phải đối diện trong cuộc hành trình lâu dài và nguy hiểm và những khó khăn liên quan đến việc ở lại một đất nước xa lạ, với một ngôn ngữ khác: rất nhiều khó khăn. Lòng can đảm của ngài cũng bộc lộ trong lúc ngài hồi hương, khi được Thiên Thần trấn an, ngài vượt qua nỗi sợ hãi có thể hiểu được của mình và cùng với Đức Maria và Chúa Giêsu định cư ở Nadarét (x. Mt 2:19-23). Hêrôđê và thánh Giuse là hai nhân vật đối lập nhau, phản ảnh hai bộ mặt muôn thuở của nhân loại. Một quan niệm sai lầm phổ biến là coi lòng can đảm là đức tính riêng của người anh hùng. Trong thực tế, cuộc sống hàng ngày của mỗi người đều đòi hỏi lòng can đảm. Cách sống của chúng ta - của anh chị em, của tôi, của mọi người: người ta không thể sống mà không có lòng can đảm, lòng can đảm để đối đầu với các khó khăn hàng ngày. Trong mọi thời đại và mọi nền văn hóa, chúng ta đều thấy những người đàn ông và đàn bà can đảm, những người, để nhất quán với các niềm tin của họ, đã vượt qua mọi khó khăn, và chịu đựng bất công, kết án và thậm chí cả cái chết nữa. Lòng can đảm đồng nghĩa với lòng dũng cảm, một đức tính cùng với sự công bằng, khôn ngoan và tiết độ là một phần của nhóm các nhân đức nhân bản vốn được gọi là “các nhân đức chính”.

Bài học mà Thánh Giuse để lại cho chúng ta hôm nay là: cuộc sống luôn có sẵn cho chúng ta những nghịch cảnh, điều này đúng, khi đứng trước chúng, chúng ta cũng có thể cảm thấy bị đe dọa và sợ hãi. Nhưng không phải bằng cách biểu lộ điều tồi tệ nhất của bản thân, như Hêrôđê, chúng ta có thể vượt qua những khoảnh khắc nhất định, nhưng bằng cách hành động giống như Thánh Giuse, vị thánh đã phản ứng chống nỗi sợ hãi bằng lòng can đảm tin cậy vào sự Quan phòng của Thiên Chúa. Hôm nay tôi nghĩ chúng ta cần một lời cầu nguyện cho tất cả những người di cư; những người di cư và tất cả những người bị bách hại, và tất cả những ai là nạn nhân của những nghịch cảnh bất lợi: chúng có thể là hoàn cảnh chính trị, lịch sử hoặc bản thân. Nhưng, chúng ta hãy nghĩ đến rất nhiều người là nạn nhân của các cuộc chiến tranh, những người muốn chạy trốn khỏi quê hương của họ nhưng không thể chạy trốn; chúng ta hãy nghĩ đến những người di cư đã lên đường để được tự do, rất nhiều người trong số họ đã kết thúc trên đường phố hoặc trên biển cả; Chúng ta hãy nghĩ đến Chúa Giêsu trong vòng tay của Thánh Giuse và Mẹ Maria, đang chạy trốn, và chúng ta hãy nhìn thấy nơi Người từng người trong số những người di cư của ngày hôm nay. Di cư ngày nay là một thực tại mà chúng ta không thể nhắm mắt. Đó là một tai tiếng xã hội của nhân loại.

Lạy Thánh Giuse,

ngài là người đã trải qua sự đau khổ của những người phải chạy trốn

ngài là người đã bị buộc phải chạy trốn

để cứu mạng của những người thân yêu nhất của ngài,

xin bảo vệ tất cả những người đang chạy trốn vì chiến tranh,

hận thù, đói khát.

Xin trợ giúp họ trong các khó khăn của họ,

Xin củng xố họ trong hy vọng, và để họ tìm được sự chào đón và liên đới.

Xin hướng dẫn các bước đi của họ và mở rộng trái tim của những người có thể giúp họ. Amen.
 
Văn Hóa
Mùa Lửa Trời
Lm Nguyễn Trung Tây
08:58 29/12/2021
□ LM Nguyễn Trung Tây
Mùa Lửa Trời


Khi Đức Giêsu sinh ra tại Bethlehem, theo như thánh sử Mátthêu, những nhà Tu Sĩ Trung Đông ghé vào thành phố Giêrusalem hỏi thăm dân chúng trong kinh thành về tông tích của Đông Cung Thái Tử Giêsu. Theo như những nhà Tu Sĩ Trung Đông, từ phương Đông, họ đã nhìn thấy ánh sao sáng của Hài Nhi mới sinh ra. Và họ tìm đến thủ đô chính trị của Palestine để triều bái Ngài. Nhưng rất tiếc, Đông Cung Thái Tử không sinh ra tại thủ đô Giêrusalem, mà tại thôn làng Bethlehem (Matt 2:1-12). Dựa theo bài Tin Mừng của ngày Lễ Hiển Linh, độc giả Kinh Thánh mới biết khi Ngôi Lời nhập thể, đã xuất hiện trên bầu trời một ngôi sao lạ. Ánh sáng ngôi sao lạ chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời mời gọi những nhà Tu Sĩ Trung Đông từ phương Đông lên đường hành hương tìm kiếm tông tích của Hài Nhi Thánh. Khi Ngôi Lời nhập thể, Thiên Đàng rọi sáng ngọn lửa mới chiếu rọi nhân gian đang ngồi trong bóng tối. Mùa Giáng Sinh do đó trở thành Mùa Lửa Trời.

Hồi xưa, khi thế gian chưa có lửa, người ta sống trong đêm đen bóng tối. Nhưng có lẽ vào một giây phút bất ngờ, nhân loại nhìn thấy sấm sét từ trời cao đánh thẳng vào cây khô. Cây khô bừng cháy phát ra những tia lửa bập bùng soi sáng một khoảng thời gian dài sống trong đêm đen của nhân loại. Gió trời nổi lên đốt thêm sáng ngọn lửa của trời. Lửa sắc lem lẻm lần tìm kiếm đường, bừng bừng đốt sáng rơm khô. Và thế là bắt đầu từ đó người ta học cách phùng mang trợn má thổi rơm đốt lửa. Lửa của sấm sét của trời cao thôi không còn lơ lửng cháy trên không trung, nhưng cháy bập bùng trên mặt đất, soi sáng những khuôn mặt tiền sử bán khai. Đêm đêm buông mình ru ngủ nhân loại, cả bộ tộc ngồi quanh đám lửa cháy. Lửa cháy tí tách ấm áp xua tan băng giá của trời mùa thu và mùa đông. Lửa xua tan hoang dại, chặn bước dã thú hùm beo. Bởi lửa, rắn bò xa, hổ chờn vờn không dám nhảy tới. Bởi lửa, sói hoang lìa bầy nằm ngủ ngoan hiền với con người, biến thành chó con vẫy đuôi mừng gọi. Bởi lửa, gấu không còn đe dọa nhân gian khi màn đêm buông phủ kéo màn. Bởi lửa, thịt tươi không còn đỏ máu, nhưng cháy vàng thơm ngon dưỡng nuôi, khiến bộ óc của con người ngày càng tăng trưởng và phát triển. Óc tăng, chất xám phát triển, nét hoang sơ biến mất, hình ảnh của Thiên Chúa nơi con người hiện rõ, đậm nét. Lửa tách biệt con người và thú vật. Bởi có lửa, bởi biết giữ lửa cháy âm ỉ tro than, con người thôi không ăn lông ở lỗ. Họ bắt đầu biết chế tạo vũ khí cung tên lẫy nỏ. Thời kỳ đồ đá trôi vào quá khứ nhường ngôi lại cho thời kỳ đồ sắt đồ đồng.

Hồi xưa, có anh chàng thư sinh nhà nghèo, nghèo đến nỗi trong nhà không có một ngọn đèn dầu. Thế là anh chàng bắt đom đóm gom lại làm đèn trời soi sáng những trang sách thánh hiền. Nhờ những ngọn đèn của trời, nhờ những tia lửa đom đóm sáng soi một khoảng không gian của những trang giấy, chàng thanh niên đi thi, đậu Trạng Nguyên, trở về làng vinh quy bái tổ, võng anh đi trước, võng nàng theo sau.

Hồi xưa, Ngôi Trời nhập thể vào trong cung lòng cô thiếu nữ Maria. 9 tháng 10 ngày trôi qua, Ngôi Lời sinh ra biến thành Lửa Trời chiếu sáng rực rỡ trên bầu trời tối đen. Và bắt đầu từ khi Lửa Trời he hé cặp mắt nhìn ra, đêm đen không còn tăm tối nữa. Hào quang Lửa Trời chiếu sáng rực rỡ nơi nơi. Lửa Trời xua tan băng giá đêm đông của những tâm hồn nát tan và vỡ vụn vì nghi ngờ và thù hận. Lửa Trời xua tan hoang dại của tội lỗi. Lửa Trời chặn đứng bước chân của hoang thú trong tâm hồn nhân loại. Lửa Trời dẫn dắt chó sói hoang dại biến thành chiên cừu hiền lành. Lửa Trời nướng thơm nồng năm ổ bánh mì, chiên cháy vàng hai con cá cho nhân gian. Có lương thực thiên đàng no lòng, chất xám tâm hồn phát triển. Con cháu Adam dần dần lột bỏ làn da Evà, biến thành những con người mới trong Đức Kitô. Bởi có Lửa Trời, thời kỳ đồ đá tội lỗi trôi vào quá khứ, nhường lại ngai vàng cho thời kỳ mùa xuân thiên đàng.

Bởi có Lửa Trời Đom Đóm đốt đèn soi sáng những trang sách của Ngôi Lời, người Kitô hữu miệt mài kinh sách hăm hở lên đường, cố tranh giải Trạng Nguyên trên kinh đô Nước Trời.

SUY NIỆM
Hài Nhi sinh ra trong Đêm Cực Thánh chính là Ánh Sáng, là Lửa Trời mà các ngôn sứ đã tiên đoán trong Isa 60:1, “Giêrusalem! Hãy đứng lên! Hãy bừng sáng, bởi ánh sáng của ngươi đã xuất hiện. Vinh quang của Thiên Chúa [giờ đây] như bình minh chiếu tỏa rạng ngời trên ngươi”.

Khi Hài Nhi thánh hạ sinh, Lửa Trời đốt sáng cả một cõi trần gian và cả một cõi vũ trụ bao la. Khi Lửa Trời Giêsu nhập thể, tâm hồn nhân gian không còn dầy đặc đêm đen bóng tối nữa.

LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa, xin gửi Lửa Trời chiếu sáng rực rỡ trần gian để Lửa Trời đẩy lùi đêm đen bóng tối gây ra bởi vi khuẩn đại dịch Covid-19 bao phủ địa cầu đã hai năm rồi.□
 
VietCatholic TV
Nỗi oan ức của một linh mục Mỹ. Những cử hành tại Vatican sau một năm đầy khó khăn.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:58 29/12/2021


1. Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn tại Đền Thờ Thánh Phêrô

Lúc 5g chiều ngày 31 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự buổi hát kinh chiều tạ ơn Te Deum bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô cùng với tất cả các vị trong giáo triều Rôma trong đó có 36 Hồng Y, đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Angelo De Donatis, Giám Quản Rôma, 7 Giám Mục Phụ Tá và 40 Giám Mục khác, hàng trăm linh mục và một số giới hạn các tín hữu vì ảnh hưởng của biến thể Omicron. Hiện diện trong buổi lễ cũng có đông đảo các vị trong Ngoại Giao Đoàn cạnh Tòa Thánh.

Đây là một truyền thống đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 giải thích như sau: “Giáo Hội gợi ý rằng chúng ta không nên kết thúc năm cũ mà không bày tỏ lời cám tạ Chúa, vì những ơn lành Ngài ban cho chúng ta”.

Phụng Vụ ngày hôm nay nhắc nhớ chúng ta những lời của Thánh Gioan Tông đồ: “Hỡi các con, giờ đã tận” (1 Ga 2:18), và lời của Thánh Phaolô về “sự viên mãn của thời gian” (Gl 4: 4). Và tất cả điều này khiến chúng ta suy tư về sự kết thúc của cuộc hành trình dương thế, sự kết thúc cuộc lữ hành của chúng ta. Đã có bắt đầu tất sẽ có hồi kết thúc, “một thời để được sinh ra và một thời để chết đi” (Quoleth 3: 2). Sự thật này rất đơn giản và cơ bản nhưng lại thường bị lờ đi và lãng quên, Mẹ Thánh Giáo Hội dạy chúng ta kết thúc một năm và mỗi ngày trong đời chúng ta với một sự tự vấn lương tâm, trong đó chúng ta nhìn lại những gì đã xảy ra: chúng ta cảm ơn Chúa vì mọi điều thiện hảo chúng ta đã nhận được hay đã có thể làm được, đồng thời chúng ta cũng suy nghĩ về những thất bại và tội lỗi của chúng ta - để biết ơn Chúa và cầu xin sự tha thứ của Ngài.

Đó cũng là những gì chúng ta làm hôm nay vào ngày cuối năm này. Chúng ta ca ngợi Chúa với Thánh Thi Te Deum và đồng thời chúng ta cầu xin Ngài tha thứ. Thái độ tạ ơn của chúng ta dẫn chúng ta đến tấm lòng khiêm cung, để nhận biết và đón nhận ân sủng của Thiên Chúa.

Năm ngoái, do chứng đau thần kinh tọa gây đau đớn, Đức Thánh Cha đã không thể chủ sự buổi hát Kinh Chiều Tạ Ơn Te Deum cuối năm. Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên trưởng Hồng Y Đoàn, đã chủ sự thay cho ngài.

Cử hành này sẽ được tiếp nối vào ngày đầu tiên của năm mới với Lễ trọng Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa - cũng là Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 55 - khi Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh lễ lúc 10 giờ sáng tại Đền Thờ Thánh Phêrô.

2. Tuyên bố của Ủy ban Thường trực Hội đồng Giám mục Ba Lan về Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô

Ủy ban Thường trực Hội đồng Giám mục Ba Lan vừa đưa ra tuyên bố sau:

Sau chuyến thăm Síp và Hy Lạp, Đức Thánh Cha kêu gọi các nước Âu Châu tạo điều kiện cho các Giáo hội địa phương, bao gồm các dòng tu và các tổ chức Công Giáo, chào đón những người khẩn thiết cần đến sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế.

Giáo hội ở Ba Lan ủng hộ lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng. Với khả năng pháp lý hiện có và phù hợp với các quy định hiện hành về di cư của quốc gia, chúng tôi sẵn sàng trợ giúp tất cả những ai bày tỏ ý muốn đến và định cư tại đất nước của chúng tôi. Điều này có nghĩa là tiếp nhận họ và bảo đảm sự hỗ trợ xã hội cần thiết, cũng như sự giúp đỡ lâu dài trong quá trình hội nhập của họ vào xã hội của chúng ta (học tiếng Ba Lan và chuẩn bị làm việc tại Ba Lan). Caritas đã cung cấp hình thức hỗ trợ này cho những người nhập cư sống và làm việc tại Ba Lan trong nhiều năm. Sự hỗ trợ này sẽ được tiếp tục và phát triển.

Chúng tôi cũng yêu cầu tất cả đồng hương của chúng tôi cầu nguyện cho nhu cầu của những người di cư ở Âu Châu và trên khắp thế giới.

Thay mặt Ủy ban Thường trực Hội đồng Giám mục Ba Lan

+ Stanisław Gądecki

Tổng giám mục thành phố Poznan

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba Lan


Warsaw, ngày 22 tháng 12 năm 2021


Source:Episkopat.pl

3. Cha James Jackson bác bỏ các cáo buộc tội tàng trữ phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em

Hôm 21 tháng 12, tại tòa án quận hạt Providence, thuộc tiểu bang Rhode Island, Cha James Jackson đã bác bỏ các cáo buộc về việc phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em cũng như sở hữu và truy cập với mục đích xem nội dung khiêu dâm trẻ em.

Vị linh mục Công Giáo, một thành viên của Huynh đoàn Linh mục Thánh Peter, gọi tắt là FSSP, đã tuyên bố như trên trước Thẩm phán Tòa án Hoa Kỳ Patricia A. Sullivan.

Luật sư của Cha Jackson, là ông John Calcagni III, đã từ chối bình luận về tiến trình tố tụng cho nên đến giờ phút vẫn chưa biết kết quả của phiên tòa. Tuy nhiên, anh chị em giáo dân thuộc giáo xứ Đức Bà ở Providence tin chắc rằng ngài vô tội.

Nhiều người cho biết, trong những tuần trước khi bị bắt vì cáo buộc tội download hình ảnh khiêu dâm trẻ em, Linh mục James W. Jackson đã viết rất dài trong bản tin giáo xứ của mình về các vụ bê bối lạm dụng tình dục do các linh mục “rối loạn chức năng tâm lý” gây ra. Ngài lên án cựu Hồng Y Theodore McCarrick là một “kẻ ranh ma”, có một cuộc sống riêng tư tội lỗi được che đậy bởi những việc làm tốt bên ngoài với sự giúp đỡ của những người bạn hư hỏng trong hàng giáo phẩm Công Giáo.

“Bất kỳ người đàn ông nào cố gắng sống độc thân mà không có đức tin, ân sủng thánh hóa và một đời sống cầu nguyện nghiêm túc và cống hiến cho đời sống nội tâm, thì cuối cùng, và đôi khi điều này chỉ mất vài năm, sẽ chuyển sang say mê các thú vui trống rỗng và ham mê ăn uống, hoài mong các kỳ nghỉ và các nội dung khiêu dâm và theo đuổi các mối quan hệ tình dục ở mức tồi tệ nhất,” ngài viết.

“Không có đức tin, ý tôi muốn nói là niềm tin thực sự vào Chúa; và không theo đuổi việc thăng tiến cuộc sống nội tâm thì đời sống độc thân linh mục chỉ tạo ra một lớp những người độc thân chuyên nghiệp vẫn đang văn hóa thánh lễ và làm lễ rửa tội, nhưng bị cô lập và thậm chí trầm cảm.”

Ngài cảnh báo: “Lẽ tự nhiên họ sẽ quay ra tìm sự an ủi. Và với sự quay lưng lại với Chúa, địa ngục bầy ra trước mắt.”

Các bài viết của Cha Jackson xuất hiện trong các bản tin hàng tuần của nhà thờ ở giáo xứ cũ của ngài, là giáo xứ Đức Bà ở Providence, Rhode Island. Theo đánh giá của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, các bài viết này cung cấp một cửa sổ đi vào các suy nghĩ của vị linh mục vào thời điểm các nhà chức trách cáo buộc ngài sở hữu và phát tán tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến.

Cha Jackson, 66 tuổi, bị bắt vào ngày 30 tháng 10 bởi các thành viên của lực lượng đặc nhiệm tiểu bang Rhode Island đang thực hiện lệnh khám xét tại nhà xứ Đức Bà. Ngài bị buộc tội sở hữu nội dung khiêu dâm trẻ em, download nội dung khiêu dâm trẻ em và xem hình ảnh khiêu dâm trẻ em bị cấm.

Hai ngày sau khi bị bắt, các nhà chức trách liên bang đã đệ trình các cáo buộc bổ sung chống lại ngài tại Tòa án Quận Hoa Kỳ ở Providence.

Theo các khung hình phạt hiện nay, tội phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em có thể bị trừng phạt đến 20 năm trong nhà tù liên bang, với thời hạn bắt buộc tối thiểu là 5 năm. Sở hữu và truy cập với mục đích nhìn ngắm nội dung khiêu dâm trẻ em có thể bị phạt tù lên đến 20 năm.

Một nhà phân tích pháp y của Cảnh sát tiểu bang Rhode Island đã tìm thấy “hàng trăm file hình ảnh và video mô tả cảnh lạm dụng tình dục trẻ em” trong quá trình khám xét pháp y tại hiện trường, được chứa trong một ổ cứng hai terabyte được gắn bên ngoài computer nằm trong khu vực văn phòng liền kề với phòng ngủ của Cha Jackson, theo một tờ khai có tuyên thệ được nộp để ủng hộ các cáo buộc liên bang.

“Những file hình ảnh và video này mô tả những phụ nữ trước tuổi dậy thì, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, tham gia vào các hành vi tình dục”, bản tuyên thệ nêu rõ.

Bản tuyên thệ cho biết trát khám xét bắt nguồn từ cuộc điều tra của lực lượng đặc nhiệm tiểu bang xác định một máy tính hoặc một thiết bị điện tử “chia sẻ file tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em qua mạng chia sẻ file peer-to-peer, nghĩa là từ người này trực tiếp đến người khác”. Các nhà điều tra đã truy tìm dấu vết của thiết bị này, và từ đó lần đến nhà xứ của giáo xứ Đức Bà.

Bản tuyên thệ giải thích rằng: Mạng chia sẻ file peer-to-peer “được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ các hồ sơ điện tử giữa các thành viên tham gia trong nhóm qua Internet”.

“Để trở thành thành viên của mạng peer-to-peer, người dùng máy tính cài đặt một nhu liệu chia sẻ hồ sơ trên máy tính để tạo 'thư mục chia sẻ', trong đó có thể đặt bất kỳ hồ sơ điện tử muốn chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm”.

“Người dùng cũng được quyền sao chép bất kỳ hồ sơ điện tử nào từ các ‘thư mục chia sẻ’ của các thành viên khác trong nhóm. Một mạng peer-to-peer có thể bao gồm hàng nghìn máy tính được kết nối với nhau và các hồ sơ điện tử có sẵn trên mạng đều được lưu trữ trên máy tính của từng thành viên thay vì trên một máy chủ trung tâm”.

Cuộc điều tra của lực lượng đặc nhiệm tiểu bang cho thấy một người đăng ký Internet được định vị địa lý tại nhà thờ Đức Bà đã chia sẻ tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em qua mạng peer-to-peer bốn lần từ ngày 4 tháng 9 đến ngày 17 tháng 10 năm nay.

Cha Jackson là tác giả của cuốn “Nothing Superfluous” nghĩa là “Không có gì là thừa”. Đó là một cuốn sách về “ý nghĩa thần học phong phú đằng sau nghệ thuật, kiến trúc, lời nói và cử chỉ của Hình thức Ngoại Thường của Nghi thức Rôma, Nghi thức của Thánh Grêgoriô Cả.”

Theo ý kiến của chúng tôi, sau khi tìm đọc cuốn “Nothing Superfluous”, Cha James W. Jackson hầu chắc là bị oan vì hai lẽ sau:

Thứ nhất: Một người có những suy tư sâu sắc như được thể hiện trong cuốn “Nothing Superfluous”, khó lòng lại phạm vào một tội lỗi nghiêm trọng như thế.

Thứ hai: Ngay sau khi ngài cài cái program peer-to-peer, người ta có thể gài bẫy ngài cách dễ dàng. Thông thường, các file hình ảnh và videos rất lớn, người ta thường có thói quen zip lại để tiện chuyển đi. Khi chúng ta download, có thể chúng ta không biết nội dung thực sự bên trong là gì. Ngay khi mình vừa download xong, nó chụp tới bắt là mình chết chắc.

Xin cầu nguyện cho ngài.
Source:Catholic News Agency
 
Đáng khen: Náo loạn tại đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Atlanta may có giáo dân can đảm
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:21 29/12/2021


1. Náo loạn tại đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở Atlanta

Hôm 22 tháng 12, 2 ngày trước lễ Giáng Sinh, náo loạn đã xảy ra tại đền thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở trung tâm thành phố Atlanta. Một kẻ bắn bừa bãi vào các nhân viên bác ái đang phát các phần quà Giáng Sinh cho người nghèo, làm một người đàn ông bị thương.

Cảnh sát Atlanta cho biết họ đã nhanh chóng chạy đến khu vực gần Đền thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội vào khoảng 10:30 sáng. Tại hiện trường, họ phát hiện một người đàn ông bị một vết thương do đạn bắn. Anh ta đã được đưa đến bệnh viện, và được báo cáo là ổn định.

Cảnh sát đã được mô tả về kẻ tình nghi xả súng và bao vây khu vực. Ngay sau đó, họ phát hiện nghi phạm. Y được xác định là Jamarius Rogers, bị bắt gần đường Washington.

Trong khi các nhà điều tra chưa tiết lộ thêm chi tiết nào về hoàn cảnh xung quanh vụ xả súng, các nhân viên bác ái của đền thánh Đức Mẹ đã chứng kiến tận mắt mọi sự. Mỗi ngày, anh chị em giáo dân thiện nguyện cung cấp bữa sáng cho những người có nhu cầu, không cần hỏi câu nào, vào mỗi buổi sáng các ngày trong tuần từ 10 đến 10:30 sáng. Đền thánh Đức Mẹ nằm ở 48 Martin Luther King Drive, chỉ cách Tòa nhà Quốc Hội tiểu bang Georgia được bảo vệ bởi một lực lượng an ninh dày đặc.

Eli Smith, 22 tuổi, người thường xuyên làm tình nguyện viên phân phát thực phẩm, đã mô tả cảnh hỗn loạn sau tiếng súng. Năm hoặc sáu phát súng đã được bắn, anh ta nói với tờ The Atlanta Journal-Constitution.

Khi Smith dìu một người xuống bậc thềm của nhà thờ, anh ta cho biết mình đã bị kẻ tình nghi là tay súng xô té khi chạy qua. Smith nhìn thấy nghi phạm chạy vào bên trong tầng hầm của nhà thờ nên đã bám theo hắb ta. Khi Smith cố gắng nói chuyện với người đàn ông, nghi phạm lao vào anh ta, vì vậy anh ta bỏ đi và gọi 911.

Trong khi Smith đang nói chuyện với nhân viên điều phối 911, anh nhìn thấy người đàn ông rời khỏi tầng hầm của nhà thờ qua một cửa thoát hiểm bên hông. Smith đã theo dõi và đối đầu với hắn ta. Khi anh ta nói với người đàn ông rằng anh ta đang nói chuyện điện thoại với 911, nghi phạm “đã bỏ đi”.

Theo Smith, anh đã được cảnh sát phỏng vấn và đưa ra một loạt hình ảnh. Anh đã chỉ ra ngay nghi phạm, được xác định là Rogers.

Rogers đang phải đối mặt với cáo buộc tấn công gây thương tích nghiêm trọng và sở hữu trái phép một khẩu súng trong khi thực hiện trọng tội. Anh ta bị cáo buộc đã bắn nạn nhân, sau đó cố gắng vứt bỏ một số quần áo của mình để không bị nhận ra.
Source:AJC.com

2. Trung Quốc phổ biến tài liệu tôn giáo trên Internet

Theo một thông báo của Cục Tôn Giáo Vụ Trung Quốc, các tôn giáo không được dùng internet để phổ biến, tin tức, bài giảng và các nghi lễ tôn giáo

Vào ngày 3 tháng 12 năm 2021 Bộ An Ninh Nhà Nước và cơ quan trực thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc thông báo họ đã phê duyệt “Các biện pháp hành chính đối với các dịch vụ thông tin tôn giáo trên internet”. Các biện pháp mới sẽ có hiệu lực ngày 1 tháng 3 năm 2022.

Cuộc đàn áp mới đối với tự do tôn giáo phản ánh chỉ thị của Chủ Tịch Tập Cận Bình. Trong các phiên họp của hội nghị tôn giáo toàn quốc được tổ chức vào đầu tháng 12 năm nay, chủ tịch kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố ý định tăng cường sự kiểm soát đối với các tôn giáo. Nói cách khác, y muốn gia tăng sự đàn áp tôn giáo.

Ông Tập nói rõ rằng các tôn giáo phải thích ứng với thực tế Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa. Theo ông Tập, quần chúng tín đồ phải đoàn kết xung quanh Đảng Cộng Sản Trung Quốc và chính phủ, đồng thời phải bác bỏ mọi ảnh hưởng của nước ngoài.

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cung cấp thông tin tôn giáo trực tuyến phải làm đơn gửi Ban Tôn giáo cấp tỉnh. Các bài giảng, nghi lễ và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo, tu viện, nhà thờ và cá nhân chỉ có thể được phát trực tuyến sau khi đã có giấy phép đặc biệt. Đồng thời không một tổ chức hoặc cá nhân nào có thể gây quỹ “nhân danh tôn giáo” trên internet. Hoạt động tôn giáo trực tuyến cũng bị cấm đối với các tổ chức nước ngoài có mặt tại Trung Quốc.

Theo quy định mới, thông tin tôn giáo trên mạng không được “kích động lật đổ chính quyền, chống lại sự lãnh đạo của Đảng, phá hoại hệ thống xã hội chủ nghĩa, đoàn kết dân tộc và ổn định xã hội”. Cũng không được “thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai sắc tộc và sự cuồng tín tôn giáo”. Các sáng kiến nhằm vào giới trẻ qua trực tuyến cũng không được “lôi kéo giới trẻ hoặc ép buộc họ tham gia vào các hoạt động tôn giáo”.

Mục đích của chế độ là thúc đẩy hơn nữa việc “vô hiệu hóa” tôn giáo, một quá trình được chính thức khởi động vào năm 2015.

Tháng 2 năm nay, Cục Tôn Giáo Vụ Trung Quốc đã công bố tài liệu 'Các biện pháp hành chính đối với cán bộ tôn giáo'. Đây là một tài liệu về quản lý giáo sĩ, tu sĩ, linh mục, giám mục, v.v.

Vào tháng 2 năm 2018, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông qua “Quy định mới về hoạt động tôn giáo”, theo đó các nhân viên tôn giáo chỉ có thể thực hiện chức năng mục vụ của mình nếu họ tuân theo các cơ quan “chính thức nhà nước” và phục tùng Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Theo AsiaNews, chính quyền Quảng Tây đã cấm tổ chức lễ Giáng Sinh. Lý do vì lễ Giáng Sinh là lễ của phương Tây”. Giáng Sinh là một mối đe dọa đối với văn hóa Trung Quốc. Ngày Giáng Sinh được chế độ coi là một hành động xâm lược chống lại văn hóa Trung Quốc. Các giáo viên và Đảng viên được yêu cầu làm việc để duy trì truyền thống Trung Quốc, trong khi tất cả công dân được yêu cầu báo cáo các trường hợp tổ chức lễ Giáng Sinh cho cảnh sát.

3. Khai quật được hội đường Do Thái nơi Bà Maria Magdalena đến thờ phượng

Người ta đã tìm thấy một hội đường Do Thái 2,000 năm tuổi ở nơi được cho là quê hương của Bà Maria Magdalena.

Hội đường Do Thái này là hội đường thứ hai được tìm thấy trong khu vực Magdala cổ đại, sau giáo đường đầu tiên được tìm thấy vào năm 2009 trong quá trình xây dựng trung tâm du khách Công Giáo ở thị trấn - nay được gọi là Migdal - ngoài khơi Biển Galilê ở miền bắc Israel.

Có niên đại từ thời kỳ Đền Thờ Thứ Hai, cả hai hội đường này có thể đã hoạt động khi Chúa Giêsu đến thăm thị trấn, như được ghi lại trong Phúc âm Thánh Matthêu.

Thời kỳ Đền Thờ Thứ Hai trong lịch sử Do Thái kéo dài từ năm 516 trước Chúa Giáng Sinh đến năm 70 sau Chúa Giáng Sinh, khi Đền thờ thứ hai của Giêrusalem tồn tại. Các giáo phái Pharisêu, Sa đốc, Essenes, Zealot và Kitô Giáo sơ khai đã được hình thành trong thời kỳ này. Thời kỳ Đền thờ thứ hai kết thúc với Chiến tranh Do Thái-La Mã lần thứ nhất và Đền thờ Giêrusalem bị quân La Mã tàn phá.

“Thực tế là chúng tôi tìm thấy hai nhà hội cho thấy rằng người Do Thái trong thời kỳ Đền Thờ Thứ Hai đã tìm kiếm một nơi để tụ họp tôn giáo và có lẽ cả về mặt xã hội. Việc chúng tôi tìm thấy một phiến đá khắc mô tả Đền Menorah trong giáo đường Do Thái khác làm nổi bật mối liên hệ giữa Giêrusalem và các cộng đồng cấp dưới,” Dina Avshalom-Gorni, giám đốc cuộc khai quật thay mặt cho Đại học Haifa, cho biết.

Trong Tân Ước, Chúa Giêsu rao giảng và giảng dạy trong các hội đường ở miền Galilê, và việc khởi đầu sứ vụ công khai của Ngài được Phúc âm Luca đánh dấu bằng việc Ngài đọc từ một cuộn sách tiên tri Isaia trong một hội đường ở Nagiarét.

Nhiều học giả tin rằng Magdala là thị trấn ven biển mà Chúa Giêsu đã đến thăm bằng thuyền sau khi cho 5,000 người ăn, được ghi lại trong các sách Phúc âm của Thánh Máccô và Thánh Matthêu. Tuy nhiên, trong các trình thuật, Chúa Giêsu bị những người Pharisêu và người Sađốc trong thị trấn chất vấn, và Ngài rời khỏi thị trấn bằng thuyền.
Source:Crux
 
Kỳ quan: Cảnh Giáng Sinh lớn nhất thế giới. Biến cố hào hùng nhất của ĐGH năm 2021: Thăm Mosul
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
18:15 29/12/2021


1. Cảnh Giáng Sinh lớn nhất thế giới

Theo thông tấn xã ACIPrensa, cảnh Giáng Sinh lớn nhất thế giới hiện nay được tin là ở thành phố Alicante, bên Tây Ban Nha. Các tín hữu và du khách có thể ngắm cảnh này cho đến ngày lễ Chúa Hiển Linh, ngày 06 tháng Giêng năm 2022.

Từ năm 1991 cảnh Giáng Sinh lớn nhất thế giới là tại thành phố Monterrey bên Mễ Tây Cơ. Thành phố này giữ kỷ lục đó trong 29 năm, và phải nhường lại danh hiệu này cho Alicante vào năm 2020.

Cảnh Giáng Sinh tại thành phố Alicante, có từ năm ngoái 2020, và được đặt tại quảng trường tòa thị chính. Năm nay, Cảnh Giáng Sinh đến một con đường rất đẹp trong khu du lịch của thành phố.

Cảnh Giáng Sinh ở Alicante đã được đưa vào sách Guinness chuyên đăng các kỷ lục trên thế giới, từ ngày 01 tháng Mười Hai năm 2020, vì các tượng cao tổng cộng 56.02 mét vượt xa cảnh Giáng Sinh tại Monterrey, Mễ Tây Cơ chỉ cao tổng cộng có 28.58m.

Theo hãng tin Aciprensa, trong cảnh Giáng Sinh ở Alicante, tượng thánh Giuse cao 18.01 mét, tương đương với một tòa nhà 5 tầng, và tượng Đức Mẹ cao 10 mét rưỡi. Để ráp tượng thánh Giuse, người ta phải dùng 1.000 kilo đinh ốc.

Báo chí địa phương cho biết các tượng thánh Giuse, Mẹ Maria và Chúa Hài Đồng Giêsu được phủ một chất hóa học chống cháy, bảo vệ các tượng khỏi thời tiết xấu và sự phá hoại có thể xảy ra.
Source:ACIPrensa

2. 5 câu chuyện tin tức hàng đầu của Vatican năm 2021

Thành thật mà nói, năm 2021 thực sự không phải là một năm ngoại thường về mặt tin tức Vatican. Đây không phải là năm 2013, với sự thoái vị bất ngờ của Đức Bênêđíctô XVI và cuộc bầu cử vị giáo hoàng người Mỹ Latinh đầu tiên trong lịch sử, cũng không phải là năm 2016, với trận tuyết lở trong đạo Công Giáo được kích hoạt bởi Tông Huấn “Amoris Laetitia”, nghĩa là “Niềm vui của tình yêu” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Đến nay, những đường nét rộng lớn trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô đã rõ ràng và không còn gây ra những xôn xao như trước nữa. Thay vào đó, những gì chúng ta thấy trong 12 tháng qua giống với một loạt các họa tiết, mỗi họa tiết hấp dẫn theo cách riêng của nó, ngay cả khi không có gì có thể đại diện cho một bước ngoặt lịch sử xác định thế hệ.

Dưới đây là danh sách 5 câu chuyện hàng đầu của Vatican năm 2021 rất chủ quan, với kỳ vọng rằng dòng tin tức từ Thành phố vĩnh cửu sẽ tiếp tục không suy giảm trong năm mới

3. Đức Giáo Hoàng tông du Iraq

Bất chấp mọi nguy hiểm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện một chuyến đi đầy mạo hiểm đến Iraq trong bốn ngày sôi động, từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3, được cho là chuyến đi nước ngoài quan trọng nhất trong triều giáo hoàng của ngài, và là một trong những chuyến đi có ý nghĩa nhất mọi thời đại.

Đức Giáo Hoàng đứng giữa đống đổ nát của thành phố Mosul tái chiếm từ tay ISIS

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đến thăm các thành phố Ur, Baghdad, Najaf, Qaraqosh, Erbil và Mosul, có nghĩa là ngài không chỉ đi đến các địa điểm thông thường có ý nghĩa chính trị và Kinh thánh, mà còn đến cái nôi của Kitô Giáo ở miền bắc Iraq bị tàn phá bởi sự chiếm đóng của IS từ 2014 đến 2017.

Thực tế là chuyến đi đã xảy ra, trong bối cảnh của đại dịch COVID-19 và những lo ngại về an ninh kinh niên, đã chứng minh cho chiều sâu mong muốn đi của Đức Thánh Cha Phanxicô. Có rất nhiều điểm nổi bật, nhưng hình ảnh từ Najaf của Đức Giáo Hoàng với Đại Giáo Trưởng Sayyid Ali al-Husayni al-Sistani, nhà lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Hồi giáo Shiite của Iraq và một trong những nhân vật quan trọng nhất của Hồi giáo trên toàn cầu, nhanh chóng nổi lên như một minh chứng cho khả năng đối thoại và tình bạn, chống lại những tường thuật về một “cuộc đụng độ các nền văn minh” không thể tránh khỏi giữa Kitô Giáo và Hồi giáo.

Sau chuyến đi, chính phủ Iraq do người Hồi giáo thống trị đã tuyên bố ngày 6 tháng 3 là “Ngày Khoan dung và Chung sống” trên toàn quốc, để kỷ niệm cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Ayatollah.

Vẫn còn phải xem liệu bụi phóng xạ từ chuyến viếng thăm của Giáo hoàng có làm thay đổi cơ bản những bách hại thường nghiệt ngã ở Iraq hay không, nhưng chuyến tông du thực sự đã thể hiện lòng dũng cảm cá nhân và quyết tâm mục vụ, chuyến đi ngắn ngủi của Đức Phanxicô đến Iraq là một khoảnh khắc đáng chú ý - và do đó, cũng là câu chuyện hàng đầu trong năm 2021 ở Vatican.

4. Giải phẫu đại tràng

Đức Thánh Cha đã được đưa vào bệnh viện Gemelli của Rôma vào chiều Chúa Nhật 4 tháng 7 để tiến hành một cuộc phẫu thuật theo một kế hoạch đã được dự trù trước liên quan đến chứng diverticular stenosis của ngài.

Stenosis là thuật ngữ y tế chỉ sự thu hẹp một đường ống trong cơ thể, trong trường hợp này là ruột. Diverticular hay bệnh đại tràng là tên được đặt cho một căn bệnh trong đó các chi nang hay các túi nhỏ nhô ra từ các bức tường trơn nhẵn bình thường của đại tràng.

Theo Trường Y của Đại Học Harvard, căn bệnh này rất phổ biến - khoảng 2 phần 3 số người Mỹ mắc bệnh này dưới dạng này hay dạng khác trước tuổi 85. Nó thường không gây ra vấn đề lớn và có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, bệnh có thể dẫn đến viêm chi nang (diverticulitis), nghĩa là các túi hoặc nang nhỏ trong đại tràng bị viêm hoặc bị nhiễm trùng. Các triệu chứng bao gồm đau bụng thường là ở bụng dưới phía bên trái, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, ói mửa và sốt. Đức Thánh Cha Phanxicô được báo cáo là mắc chứng “hình thành khe hẹp” – “stricture formation” - một biến chứng của bệnh viêm chi nang hiếm gặp, có thể gây ra từ những đợt tái phát của bệnh này.

Trường Y của Đại Học Harvard giải thích rằng “Trước tình trạng viêm lặp đi lặp lại, một phần ruột kết bị sẹo và thu hẹp lại”. Các bác sĩ gọi việc thu hẹp như vậy là một sự “hình thành khe hẹp” cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ phẫu thuật để khắc phục vấn đề ngõ hầu phân có thể đi qua mà không bị cản trở.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trải qua hemicolectomy, tức là phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột kết để loại bỏ phần bị ảnh hưởng. Phẫu thuật này không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hệ tiêu hóa của một người.

Ban đầu, Đức Thánh Cha Phanxicô dự kiến sẽ trở lại Vatican chỉ sau vài ngày nằm bệnh viện, nhưng cuối cùng, ngài đã dành 10 ngày ở Gemelli trước khi về lại Vatican. Đây là lần nhập viện đầu tiên trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, và là lần đầu tiên kể từ cuộc bầu cử vào năm 2013thực sự khiến nhiều người sợ hãi về sức khỏe đối với vị giáo hoàng hiện đã 85 tuổi.

Mặc dù Vatican chưa bao giờ nói thẳng như vậy, nhưng nhiều người tin rằng việc hồi phục sau ca phẫu thuật kéo dài hơn dự kiến, có lẽ ảnh hưởng đến quyết định của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về việc đi lại. Chẳng hạn như trước hội nghị thượng đỉnh COP26 ở Glasgow, Tô Cách Lan, ngài nói với một phóng viên rằng lý do duy nhất khiến ngài không đi là do sức khỏe của mình; cuối cùng, Đức Giáo Hoàng đã phải vắng mặt.

Trong khi nhìn chung, sức khỏe của Đức Giáo Hoàng Phanxicô có vẻ khỏe mạnh, đủ để ngài hoàn thành hai chuyến tông du tới Hung Gia Lợi và Slovakia, và gần đây tới Síp và Hy Lạp, tuy nhiên, ca phẫu thuật ruột kết là một lời nhắc nhở về tình trạng sức khoẻ của ngài, và có lẽ, đã cung cấp động cơ cho những suy nghĩ về điều gì có thể xảy ra tiếp theo.
Source:Angelus News