Making Russia Pay? It’s not so simple.

Peter Baker, The New York Times March 1, 2014

Những nỗ lực của Mỹ để trừng phạt Nga xâm lược Ukraine và các vấn đề khác nữa trở nên phức tạp do nhu cầu của Toà Bạch Ốc cần sự hợp tác của Nga trong việc chấm dứt chiến tranh tại Syria, đàm phán một hiệp ước hạt nhân với Iran, và việc di chuyển quân đội Mỹ và các thiết bị ra khỏi Afghanistan thông qua các tuyến đường tiếp liệu của Nga đã được chứng minh là an toàn khi Nga rút chạy khỏi Afghanistan từ 15/5/1988 đến 25/2/1989.

"Chúng ta đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn trong việc trừng phạt Nga để khỏi rơi vào trạng huống éo le là thực ra đang trừng phạt chính mình", ông Andrew Kuchins, giám đốc chương trình Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington nhận xét.
Quân Nga bao vây căn cứ bộ binh Ukraine tại Crimea
Quân Nga chiếm các vị trí trọng yếu tại Crimea
Xe tăng Nga vượt biên giới xâm lược Ukraine
Quân Nga lũ lượt vượt biên giới xâm lược Ukraine
Tổng thống Obama đã cảnh báo là Nga "sẽ phải trả giá" cho một sự can thiệp quân sự tại Ukraine. Nhưng Hoa Kỳ có rất ít lựa chọn ngon miệng cho việc áp đặt các chi phí như vậy, và lịch sử gần đây đã chỉ ra rằng khi thấy lợi ích của mình bị đe dọa, Nga luôn sẵn sàng trả giá. Giá nào cũng chịu trả!

Ngay cả trước khi Tổng thống Vladimir V. Putin hôm thứ Bảy tuyên bố công khai ý định của mình gửi quân đội Nga vào lãnh thổ Crimea của Ukraine, ông Obama và nhóm của ông đã thảo luận về cách đối phó. Họ nói về chuyện hủy bỏ chuyến đi của tổng thống đến một hội nghị thượng đỉnh ở Nga vào tháng Sáu, trì hoãn một hiệp định thương mại, đá Mạc Tư Khoa ra khỏi Nhóm 8 hoặc di chuyển tàu chiến Mỹ tới khu vực.

Đó cũng đã từng là một thực đơn các hành động Tổng thống George W. Bush có thể chọn vào năm 2008, khi Nga tấn công Georgia, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trong vùng Balkan. Tuy nhiên, chi phí Nga phải trả tại thời điểm đó cho thấy quá nhẹ nhàng và ngắn ngủi. Nga đã dừng cuộc tấn công lại nhưng gần sáu năm trôi qua, Nga đã không bao giờ thực thi hoàn toàn các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết. Và bất cứ chi phí nào Nga phải thanh toán vào thời điểm đó rõ ràng đã không ngăn cản nước này một lần nữa động tay động chân với người hàng xóm.

Chuẩn Tướng Kevin Ryan, một sĩ quan quân đội đã nghỉ hưu và từng là tùy viên quân sự tại Đại sứ quán Mỹ ở Mạc Tư Khoa và bây giờ, là một học giả Harvard nói: "Câu hỏi đặt ra là: những chi phí Obama có thể áp đặt cho Nga có đủ lớn để Mạc Tư Khoa không tận dụng lợi thế của tình hình ở Crimea? Đó là câu hỏi $64,000"

Ông Obama thông báo phản ứng trực tiếp đầu tiên của mình trong một cuộc điện đàm 90 phút qua điện thoại với ông Putin vào ngày thứ Bảy là vị tổng thống Mỹ này sẽ đình chỉ việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G8 tại Nga vào tháng Sáu. Tòa Bạch Ốc cho biết, "Vi phạm liên tục của Nga về luật quốc tế sẽ dẫn đến việc nước này bị cô lập hơn về chính trị và kinh tế."

Michael McFaul, người vừa rời khỏi chức vụ đại sứ của ông Obama tại Mạc Tư Khoa, cho biết Tổng thống nên đi xa hơn nữa để bảo đảm rằng các thành phần có đầu óc kinh doanh của Nga hiểu rằng họ sẽ bị khốn đốn nếu Nga xâm lược Ukraine. Ông nói: "Cần có một cuộc thảo luận nghiêm túc ngay sau khi lệnh trừng phạt kinh tế có hiệu lực để họ nhận ra những giá phải trả. Họ nên biết sẽ có hậu quả và những thành phần này phải lên tiếng trước khi Nga có những hành động đi xa hơn nữa."

Putin đã chứng minh rằng chi phí để lấy danh tiếng quốc tế của Mạc Tư Khoa sẽ không ngăn chặn ông ta làm liều. Mới vừa tổ chức Thế vận hội Mùa đông ở Sochi, nhưng ông ta sẵn sàng ném đi tất cả những cố gắng trong bảy năm qua và hơn $50 tỷ Mỹ Kim đã phải bỏ ra trong nỗ lực đánh bóng hình ảnh nước Nga. Rõ ràng tính toán của Putin là những thiệt hại ngoại giao không lớn hơn những gì nước Nga nhìn thấy như là một mối đe dọa cho quyền lợi của Nga ở Ukraine, đất nước đã bị Mạc Tư Khoa cai trị cho đến khi xảy ra sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991.

Putin có thể dừng lại không sáp nhập hoàn toàn vào Nga bán đảo Crimea nơi Mạc Tư Khoa vẫn có một căn cứ quân sự lớn, nhưng thay vào đó giở lại thủ đoạn đã làm tại Georgia là duy trì sự hiện diện quân đội dài hạn bằng cách nói rằng quân đội Nga phải có mặt để bảo vệ người Nga khỏi dân địa phương phò chính phủ thân phương Tây ở Kiev.

Theo bài bản cũ đã được thử nghiệm thành công, Putin có thể tạo ra một vùng đất trung thành với Mạc Tư Khoa giống như các nước cộng hòa Nam Ossetia và Abkhazia là những vùng lãnh thổ quan yếu trước đây vẫn thuộc lãnh thổ Georgia.

Trong bối cảnh Tòa Bạch Ốc nơm nớp lo sợ cuộc khủng hoảng có thể leo thang và toàn bộ vùng phía đông Ukraine có thể tách ra khỏi Ukraine, một nước Crimea độc lập tách khỏi Ukraine trung thành với Mạc Tư Khoa là một giải pháp Hoa Kỳ sẵn sàng hân hoan đón nhận như đã từng xảy ra với Ossetia và Abkhazia.

Việc tìm kiếm áp lực mạnh mẽ trên những quyết định của Putin sẽ là một thách thức đối với Tổng thống Obama và các đồng minh châu Âu. Ông Obama đã nhìn thấy liên tiếp là những cảnh cáo của mình thường không ngăn chặn nổi các nhà cầm quyền độc tài có hành động bạo lực.

Nga là một quốc gia thậm chí còn khó khăn hơn để áp lực, ngay cả trong thời hậu Xô Viết, và quá giàu tài nguyên để những trừng phạt kinh tế ngắn hạn có thể có chút hiệu lực nào. Với quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nga không cần phải lo lắng gì với cơ cấu thế giới này. Và là nguồn cung cấp khí đốt chính cho các nước châu Âu, nó nắm trong tay một con át chủ bài đối với nhiều đồng minh của Mỹ.

Những nỗ lực của Mỹ để trừng phạt Nga xâm lược Ukraine trở nên phức tạp hơn nữa do nhu cầu của Toà Bạch Ốc cần sự hợp tác của Nga trong việc chấm dứt chiến tranh tại Syria, đàm phán một hiệp ước hạt nhân với Iran, và việc di chuyển quân đội Mỹ và các thiết bị ra khỏi Afghanistan thông qua các tuyến đường tiếp liệu của Nga đã được chứng minh là an toàn khi Nga rút chạy khỏi Afghanistan từ 15/5/1988 đến 25/2/1989.

"Chúng ta đang phải đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn trong việc trừng phạt Nga để khỏi rơi vào trạng huống éo le là thực ra đang trừng phạt chính mình", ông Andrew Kuchins, giám đốc chương trình Nga tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Washington nhận xét.

James F. Jeffrey là phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Bush trong năm 2008, là người đầu tiên thông báo cho tổng thống Bush việc quân đội Nga tiến vào Georgia. Lúc xảy ra chuyện này cả Bush và Putin đều đang có mặt ở Bắc Kinh để dự Thế vận hội mùa hè.

Bush gặp thẳng mặt Putin nhưng không có kết quả. Tàu chiến Mỹ được lệnh tiến vào khu vực và quân Georgia đang làm nhiệm vụ tại Iraq được Mỹ đưa khẩn cấp về nước. Viện trợ nhân đạo cho Georgia được thả xuống từ các máy bay quân sự Mỹ. Giả định lúc đó là Nga sẽ tấn công vào thủ đô Tbilisi nơi nhân viên quân sự Mỹ đang trú đóng. Bush cũng đình hoãn thông qua một thỏa thuận hạt nhân dân sự, và NATO đình chỉ liên lạc quân sự với Nga.

"Chúng tôi đã làm rất nhiều nhưng cuối cùng đã không đi đến đâu", Jeffrey thở dài.

Bên trong chính quyền Bush, đã có những cuộc thảo luận về hành động mạnh mẽ hơn, như khả năng đánh bom đường hầm Roki để ngăn chặn quân Nga, cung cấp tên lửa phòng không Stinger cho Georgia. Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice nổi giận với những gì bà gọi là “đánh thẳng vào mặt” nước Mỹ, và cố vấn an ninh quốc gia, Stephen J. Hadley, thúc giục tổng thống thăm dò ý kiến để xem có nên gửi quân đội Mỹ sang tham chiến tại Georgia.

Không có điều gì đã được thực hiện. Trong khi Nga dừng lại không đưa quân vào Tbilisi, nó vẫn bảo đảm cho Nam Ossetia và Abkhazia tách ra khỏi Georgia một cách hiệu quả. Trong vòng một năm hoặc lâu hơn một chút, sự cô lập của Nga đã kết thúc. Ông Obama nhậm chức và cố gắng để cải thiện mối quan hệ với Nga. NATO nối lại liên lạc quân sự trong năm 2009, và Hoa Kỳ làm sống lại thỏa thuận hạt nhân dân sự vào năm 2010.

Jeffrey cho biết ông Obama nên ứng phó bằng cách triển khai lực lượng NATO đến biên giới Ba Lan- Ukraine. "Không có gì chúng ta có thể làm để cứu Ukraine vào thời điểm này. Tất cả điều chúng ta có thể làm giữ lại liên minh châu Âu. "

Những người khác như ông Ryan lại phản đối và cảnh cáo rằng những di chuyển quân sự có thể có phản tác dụng là làm cho Ukraine hiểu lầm suy nghĩ phương Tây là muốn cứu họ và do đó vô tình khuyến khích họ khiêu khích hơn với Nga.

Ukraine không phải là thành viên NATO và do đó không thể tận dụng được ưu thế ngoại giao mạnh mẽ nhất của liên minh, được biết đến như Điều 5, theo đó một cuộc tấn công chống lại một nước thành viên là một cuộc tấn công chống lại tất cả các nước trong khối NATO.

Trong những diễn biến mới nhất, hôm Chúa Nhật 2 tháng Ba, quân Nga xâm lược Crimea đã bao vây một đơn vị bộ binh Ukraine.