CỬ TRI PHÁP BẦU NGHỊ VIÊN HỘI ĐỒNG TỈNH

Trong năm 2015, 44,6 triệu cử tri Pháp được mời tham gia hai cuộc tổng tuyển cử : Nghị viên Hội đồng Tỉnh vào tháng Ba và Nghị viên Vùng (conseiller régional) vào tháng Chạp. Năm 2012, cử tri Pháp đã tín nhiệm ông Francois Hollande (đảng Xã hội) vào chức vụ Tổng thống tháng Năm và, để hợp lý với dự trù của Hiến pháp, đã trao quyền Lập pháp cho đa số các Dân biểu xã hội tại Quốc hội vào tháng Sáu. Lần đầu tiên, đảng Xã hội có lợi thế với, cùng lúc, có đa số tại Thượng nghị viện trong một thời gian ngắn (9/2011-9/2014). Trong năm 2014, các ứng cử viên đảng Xã hội thất cử trầm trọng trong cuộc bầu cử Hội đồng Thành phố tháng Ba và dân biểu Nghị viện Âu châu tháng Năm và đưa đến việc mất đa số tại Thượng nghị viện tháng Chín. Tại sao ?

Trong phần kế tiếp của bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc tổng tuyển cử Nghị viên Hội đồng Tỉnh và việc tiên đoán kết quả qua các cuộc thăm dò dân ý (sondages).

I.- CHÁNH TÌNH NƯỚC PHÁP XÃ HỘI 2012-2015.

A. Khủng hoảng tài chính đưa đến bất ổn xã hội.

Từ giữa năm 2007, các ngân hàng và những quỹ đầu tư Hoa kỳ bị lỗ vốn vì, do lãi suất tăng, con nợ ‘Subprimes’ không còn khả năng thanh toán. Đó là những khoản nợ mà các định chế trên chấp thuận cho vay với bảo đảm thấp để mua nhà, sau đó, được biến thành những phần (part) niêm yết tại thị trường chứng khoán với chiêu bài ‘có gan làm giàu’, tức ai can đảm mua thì sẽ thu lời nhiều, nếu con nợ vẫn có khả năng thanh toán vốn và lời, nhưng sự thật không xảy ra như vậy, nên họ bị mất cả vốn lẫn lời. Do sở hữu rất nhiều chứng khoán này, từ đầu tháng 08.2007, nhiều ngân hàng và định chế tài chính Âu châu nhận được những báo cáo lỗ vốn về subprimes… Pháp đã phản ứng cuộc khủng hoảng tài chính này khá chậm trễ. Sự phá sản Lehman Brothers ngày 15.09.2008 đã gây thiệt cho các ngân hàng Pháp gần 4 tỷ euro (BNP Paribas: 405 triệu euro; Société générale: 479 triệu; Crédit agricole : 270 triệu và Dexia: 350 triệu). Do đó, chánh phủ đã có Chương trình cứu nguy với 650 tỷ euro cho:

- Ngân hàng : 40 tỷ euro để tăng vốn cho ngân hàng nào cần tới, với lãi suất 8%/năm trong 5 năm ;

- Kỹ nghệ xe hơi gặp nhiều khó khăn trong việc bán xe, nên phải giảm sản xuất khiến công nhân phải rơi vào tình trạng thất nghiệp kỹ thuật (chômage technique) ;

- Các xí nghiệp được dành 22 tỷ euro để cho họ vay. Ngành báo viết cũng được trợ giúp 600 triệu euro…

Thêm vào đó, nhiều xí nghiệp lợi dụng cơ hội khủng hoảng tài chính kéo theo suy thoái kinh tế để sa thải công nhân gây ra những cuộc biểu tình bạo động. Các quỹ An ninh xã hội bị giảm số thu trích từ tiền lương và sức mua không có còn mạnh nên mức thu thuế doanh thu bị kém gây khiếm hụt ngân sách. Do đó, chính phủ phải đi vay để trám sự khiếm hụt đó. Nhưng để bảo vệ đồng tiền chung Âu châu Euro, mức vay công nợ không vượt quá 60% Tổng sản lượng nội địa {TSLNĐ (GDP, Gross Domestic Product, tiếng Anh hay Produit Intérieur Brut (PIB), tiếng Pháp}. Do áp lực của Đức, nước mà mức lương tối thiểu chỉ có hiệu lực bó buộc từ 01.01.2015, Ũy ban Âu châu buộc các quốc gia thành viên phải tiến tới thăng bằng ngân sách, tức phải giảm chi và tăng thu thuế để bớt vay. Đó là chính sách kiệm ước hay ‘thắt lưng buộc bụng’ làm giảm mức tín nhiệm nơi Tổng thống Nicolas Sarkozy.

Bởi thế, trong cuộc Bầu cử Tổng thống năm 2012 vào các ngày 22.04 và 06.05.2012, mười ứng cử viên đều có chương trình tranh cử ít nhiều chống lại ứng cử viên Tổng thống xuất nhiệm. Trong số đó, ông Francois Hollande, ứng viên đảng Xã hội, với nhiều triển vọng thắng đã đưa ra một chương trình hô hào tăng trưởng kinh tế để giảm sống người thất nghiệp và tạo những hợp đồng do ngân sách chi trợ cấp luơng cho những việc làm phi thương mãi. Oâng hứa hẹn đánh thuế 75% trên những số lợi tức đánh thuế từ một triệu euro/năm cũng như đám cưới đồng tính, bồi hoàn 100% chi phí phá thai và trợ tử. Dù thế, ông đã chỉ đắc cử vòng hai với bách phân 51,90% số phiếu hợp lệ.

Nhậm chức, ông Hollande gặp bà Angela Merkel, Thủ tướng Đức, và đã theo đuổi chính sách kiệm ước một cách tệ hại hơn, khiến cho số người thất nghiệp gia tăng. Thuế 75% bị Hội đồng Hiến pháp (Conseil constitutionnel) bác bỏ. Trước sự kiện người dân bất mãn Tổng thống, chính phủ đưa dự luật ‘Mariage pour tous’ (Đám cưới cho mọi người) để che dấu ‘đám cưới đồng tính’ gây sự tranh cải là chia rẽ người dân Pháp trong khi nước Pháp đã có Khế ước dân sự liên đới (Pacs, pacte civil de solidarité). Ngoài ra, chính phủ cũng quyết định tăng bồi hoàn chi phí viên chức y tế và thuốc men 100% cho các vụ phá thai từ Quỹ Trị bệnh (Caisse Maladie), đang bị khiếm hụt, trong khi phá thai không phải là ‘bệnh’ và nhiều loại thuốc trị bệnh bị giảm hay không còn bồi hoàn chi phí mua.

{Ngày 25.11.2014, khi ngỏ lời tại Nghị viện Âu châu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói : « … Các vị sáng lập Liên Âu đã đặt con người vào trung tâm dự án của mình, không chỉ như một công dân hay chủ thể kinh tế, nhưng là một nhân vị có phẩm giá siêu việt… Thực vậy, sau thế chiến 2, người ta ước muốn bảo đảm ‘phẩm giá’ mỗi người... Ngày nay, sự thăng tiến các nhân quyền vẫn tiếp tục, nhưng có những lúc Con Người bị đối xử như đồ vật, như xếp đặt việc thụ thai và có thể bị vứt bỏ khi không còn hữu ích vì bệnh tật hay già yếu. Vẫn còn có những người không được tự do bày tỏ tư tưởng hay tuyên xưng niềm tin tôn giáo mình… Phẩm giá nào dành cho người không có lương thực hay điều kiện tối thiểu để sống, và tệ hơn khi họ không có công ăn việc làm xứng với phẩm giá con người? Trái lại, có sự hiểu lầm ý niệm các nhân quyền và từ sự lạm dụng mâu thuẫn về các quyền này: người ta ngày càng đòi hỏi nhiều hơn các quyền cá nhân, đòi hỏi các quyền lợi nhưng không kèm theo các nghĩa vụ, không để ý đến bối cảnh xã hội tha nhân, trong đó các quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với các quyền người khác và công ích... ». Thật vậy, đành rằng chúng ta không có ý nghĩ kỳ thị người đồng tính vì Đức Kitô dạy ‘thương người như thể thương thân’. Tuy nhiên, chỉ một gia đình gồm một người nam và một người nữ mới hoàn thành nhiệm vụ sinh sản để tái tạo một thế hệ cho dân tộc, nên xứng đáng mang danh ‘hôn nhân’. Cũng vậy, sự khoái cảm do sự kết hợp giữa người nam và người nữ có thể đưa đến sự thụ thai. Đó là phần thưởng Tạo Hóa dành cho đôi vợ chồng đã cộng tác để tạo thế hệ mới cho nhân loại. Nếu những ai muốn hưởng sự khoái cảm đó thì phải nhớ đến trách nhiệm do hậu quả của hành động đó để tránh sự phá thai, không phù hợp với Luật Thiên nhiên.}

Vì Pháp là một nước trong khu vực Euro, nên Tổng thống Pháp phải theo quy định chung tức phải giảm mức khiếm hụt ngân sách và công nợ như đã áp định với Tổng thống tiền nhiệm Sarkozy bằng chế độ kiệm ước, tăng thuế và giảm công chi khi nền kinh tế chưa tìm lại được sự tăng trưởng. Tại Quốc hội, các dân biểu đảng xã hội chơi trò ‘đối lập khôn’ chỉ gây khó chịu cho chính phủ trước của ông Jean Marc Ayrault và nay là Manuel Valls, nhưng không dám đi tới Quốc hội bị giải tán để phải đặt lại sự tín nhiệm trong tay cử tri mà kết quả chắc sẽ không tốt. Do đó, ngày 17.02.2015, Thủ tướng Valls phải dùng điều 49 khoản 3 để nhận trách nhiệm hầu Đạo luật mang tên Macron (Tổng trưởng kinh tế – tài chánh) được thông qua mà không thảo luận tại Quốc hội. Nếu đối lập không đồng ý thì sử dụng điều 49 khoản 2 (motion de censure) để lật đổ chính phủ và giải tán Quốc hội. Phiên họp thảo luận và đầu phiếu (chỉ những dân biểu bỏ phiếu Thuận mới phải dự mà thôi) vào ngày 19.02.2015. Kết quả, motion de censure bị đánh bại và chính phủ Valls tiếp tục.

B. Khủng bố chết người dẫn tới biểu tình quốc tế.

1.- tại tòa soạn Tuần báo Charlie Hebdo, ngày 07.01.2015, lúc 11 giờ 30, hoạ sĩ biếm họa Corrine Rey vừa đón con gái từ nhà trẻ về tới trước cửa tòa soạn thì bị hai người đàn ông bịt mặt trang bị tiểu liên tự động AK 47 buộc phải mở cửa vào bằng mật mã, nếu không chúng sẽ giết chết con trẻ, và , sau đó, dẫn lên phòng họp ở lầu hai. Tại đây, chúng bắn chết chủ nhiệm báo là Stéphane Charbonnier, viên cảnh sát bảo vệ ông, 3 hoạ sĩ biếm họa và 4 ký giả. Trở ra đường, chúng bắn người đi đường, làm chết 2 người và 12 người bị thương. Trên đường tẩu thoát, gặp một xe cảnh sát chặn đường, chúng bắn xối xả vào xe và làm bị thương người cảnh sát. Biết không chống cự nổi, anh lết ra khỏi xe giơ tay xin hàng nhưng bọn khủng bố bắn vào đầu anh, anh chết tại chỗ. Chúng lên xe chạy lối 3 km, chận cướp một xe Renault Clio và phóng đi.

Lục soát trên xe bỏ lại, cảnh sát tìm thấy một căn cước mang tên Said Kouachi (34 tuổi). Do đó, tung tích các hung thủ sớm bị khám phá và hình ảnh của hắn và đồng phạm Chérif Kouachi (32 tuổi) được loan đi để truy tầm. Cả hai đã bị bắt vào năm 2005 vì tham gia nhóm Buttes Chaumont, một nhóm chuyên tuyển mộ thanh niên Hồi giáo sang chiến đấu tại Iraq. Cherif đã bị kết án 3 năm tù giam và 18 tháng tù treo.

Tuần báo biếm họa Charlie Hebdo đăng tải các hình ảnh châm biếm nổi tiếng tới các vấn đề tôn giáo, chính trị và những nhân vật liên hệ, góp mặt vào làng báo Pháp mấy chục năm qua, nhân danh tự do ngôn luận nên nhiều lần mang lại phiền phức cho những họa sĩ và nhân viên tòa soạn họ. Nhiều kẻ khủng bố giấu mặt đã đe dọa họ vì xuất bản ‘hình ảnh xuyên tạc’ về đạo Hồi và tiên tri Mahomet. Năm 2011, văn phòng Charlie Hebdo bị đánh bom vì đăng tải bức ảnh châm biếm tiên tri Mahomet ngay trên trang bìa và chủ biên báo Stéphane Charbonnier, có biệt danh là ‘Charb’ đã được đặt dưới sự bảo vệ của cảnh sát từ đó. Tuy nhiên, báo vẫn tiếp tục đăng tải ảnh biếm họa Mahomet năm 2012. Do đó, Pháp phải tạm thời đóng cửa các đại sứ quán và trường học ở trên 20 nước vì sợ bị trả thù.

Do hình ảnh các hung thủ được loan đi bởi hệ thống truyền thông, chiều ngày 08.01.2015, một người dân nhận ra hai nghi can, với vũ khí, xuất hiện gần một cây xăng ở Villiers-Cotteret thuộc tỉnh Aisne. Lực lượng an ninh đặc nhiệm gồm cảnh sát (RAID : recherche assistance intervention dissuasion) và hiến binh (= gendarme, GIGN : groupe d'intervention de la Gendarmerie nationale) được gởi đến để khám xét khắp nơi trong diện tích 20 km x 15 km. Sáng ngày 09.01.2014, chúng vào ẩn trốn trong nhà in CTD và khẳng định quyết chết như những anh hùng tử đạo, với súng cầm tay và đã xảy ra như vậy vào lúc 17 giờ.

2.- Tại Montrouge, hoảng gần 8 sáng thứ Năm 8 tháng Giêng, theo giờ Paris, cuộc tấn công thứ hai của bọn khủng bố đã diễn ra tại Montrouge, Paris. Quân khủng bố trang bị tiểu liên tự động M5 bắn chết một nữ cảnh sát thành phố Clarissa Jean-Philippe khi cô dừng lại để kiểm tra một tai nạn giao thông. Một người phu quét đường bị bắn trọng thương.

3.- Tại Porte de Vincennes. Lúc 13 giờ ngày 09.01.2015, một phần tử nổ súng tự động tại một tiệm thực phẩm casher để bắt làm tin các khách hàng. Người ta nhận biết đó là Amedy Coulibaly, hung thủ bắn chết nữ cảnh sát ở Montrouge hôm trước và vừa bắn chết bốn con tin Do thái tại đây. Nhiều con tin đã trốn vào phòng lạnh của cửa hiệu, dù hắn biết. Lúc 15 giờ, hắn nói với phóng viên đài BFMTV là hắn hành động liên hệ với hai ‘anh em Kouachi’ và thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo. Hắn cho biết đang bắt giữ 16 người và 4 đã chết. 17 giờ, lực lượng đặc nhiệm phá cửa vào, Coulibaly, tay cầm súng, bắn vào cảnh sát để bị bắt trả lại và chết anh hùng tử đạo.

Ngày 14.01.2015, thủ lãnh Nasser al-Ansi của lực lượng Al-queda ở Yemen công nhận vụ tấn công vào tòa soạn tờ Charlie Hebdo xảy ra để trả đũa những hành động cố ý xúc phạm đến Đấng Tiên tri Mahomet và tuyên dương những kẻ khủng bố này là những anh hùng tử vì đạo. Ông cũng nói vụ bắt con tin tại tiệm thực phẩm casher ngày 09.01.2015 chỉ là một sự trùng hợp, chứ không được tổ chức ông đài thọ.

B. Các phản ứng về những vụ khủng bố này.

1. Giới Công Giáo. Vài giờ sau vụ khủng bố tại tòa soạn Charlie Hebdo, Đức Hồng Y Jean Pierre Ricard, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp bày tỏ : « Giáo Hội Công Giáo Pháp nghĩ đến các gia đình và người thân của các nạn nhân đứng trước sự kinh hoàng không thể hiểu nổi của vụ tàn sát dã man này. Giáo Hội cũng chia buồn với các ký giả và nhân viên báo Charlie Hebdo… Một sự khủng bố như vậy không thể biện minh cho bạo lực như thế. Nó làm thương tổn đặc biệt là tự do ngôn luận, yếu tố cơ bản xã hội chúng ta. Xã hội này gồm những khác biệt đa dạng, và chúng ta phải không ngừng kiến tạo hòa bình và tình huynh đệ. Sự dã man trong vụ thảm sát này làm thương tổn tất cả chúng ta. Nhưng cả trong tình trạng bi đát này, khi sự thịnh nộ đang xâm chiếm và đè nặng tâm hồn, chúng ta càng phải gia tăng gấp đôi sự lưu ý đến tình huynh đệ đang trở nên mong manh hơn và đến nền hòa bình ngày càng phải củng cố ».

Trong Thánh Lễ sáng 08.01.2014, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói cuộc tấn công này ‘thể hiện sự tàn bạo cùng cực cùng những chiều kích kinh hoàng của chủ nghĩa khủng bố, cả thứ khủng bố riêng lẻ lẫn thứ khủng bố nhà nước… Con người có thể tàn ác đến ngần nào! Chúng ta hãy cầu nguyện trong Thánh Lễ này, rất nhiều cho các nạn nhân của sự tàn bạo này. Chúng ta cũng cầu nguyện cho những kẻ tàn ác như vậy, xin Chúa hoán cải con tim của họ’.

Ngày 15.01.2015, trên chuyến bay từ Colombo (Sri Lanka) đến Manila (Phi luật tân), Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời câu hỏi của một ký giả Pháp về nhận định của Ngài đối với vụ khủng bố gần đây tại Paris, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận : « Cả hai tự do này đều là những quyền căn bản con người. Kẻ nào chủ trương giết người nhân danh Thiên Chúa thì rơi vào lầm lạc, và cũng sai lầm như thế những kẻ nào xúc phạm tôn giáo nhân danh quyền được nói những gì mình muốn. Về tự do ngôn luận, mỗi người không những có tự do và có quyền, nhưng còn có nghĩa vụ nói điều mà mình nghĩ có thể giúp xây dựng Công ích. Nếu một đại biểu không nói điều mà họ nghĩ là con đường chân thực phải theo, thì không cộng tác vào Công ích… Nhưng chắn chắn không thể dùng bạo lực để phản ứng lại sự xúc phạm, nhưng cũng không thể khiêu khích Không thể mạ lỵ tín ngưỡng người khác, không thể chế nhạo đức tin, vì tự do ngôn luận có một giới hạn, đó là phẩm giá của mỗi tôn giáo ». Đức Thánh Cha cũng nói rằng người ta có nguy cơ bị những phản ứng xấu khi lăng mạ điều thánh thiêng đối với người khác. Tương tư như thế, người ta có nguy cơ trở thành nạn nhân của thiên nhiên khi khai thác thiên nhiên thái quá.

2. Chính phủ Pháp và các Đồng minh. Tối 07.01.2014, Tổng thống Pháp François Hollande tuyên bố quốc tang ngày 08.01.2014 và một phút mặc niệm cho các nạn nhân trong vụ khủng bố tại tòa soạn Charlie Hebdo được cử hành đúng 12 giờ. Cùng với người Pháp, hôm đó, ông Nguyễn Quốc Nam treo trước nhà 2 lá cờ: một cờ Pháp, một cờ vàng ba sọc đỏ và cho biết sự khủng bố làm liên tưởng đến sự tàn sát những người yêu nước tranh đấu vì dân chủ ngày 08.01.1985, trong đó có anh Trần Văn Bá, cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Paris, mang Việt tịch khi hiên ngang khi ra Tòa cộng sản và lúc bị xử tử. Sự tàn bạo không có biên giới, dù đến từ một người hay một nhóm lãnh đạo. Điều đó làm cho anh hết sức xúc động (phỏng theo RFA ngày 09.01.2015).

Ngoài những cuộc họp mặt do công dân Pháp tự phát để tưởng nhớ các nạn nhân, chính phủ tổ chức cuộc ‘Tuần hành Cộng hòa’ [Marche Républicaine, nhưng đảng Mặt trận quốc gia (Front national) không được mời. Đảng này về đầu trong cuộc Bầu cử toàn quốc cuối cùng về Nghị viện Aâu châu]. Có gần 50 lãnh đạo các nước (Quốc vương, Tổng thống, Thủ tướng hay Tổng, Bộ trưởng) bước đi bên cạnh ông François Hollande… để cùng ‘Nước Pháp quật khởi chống khủng bố’ và 1,5 triệu người đang sống tại Pháp.

Các báo phát hành ngày 12.01.2015 đều gọi cuộc tuần hành này là ‘lịch sử’: ‘Nước Pháp đứng thẳng’ (La France debout, báo Le Figaro), ‘Chúng ta là một dân tộc’ (Nous sommes un peuple, Libération), ‘Biển người chống lại sự dã man (Marée humaine contre la barbarie, Les Echos) hay ‘Tuần hành chống nỗi kinh hoàng’ (Marcher contre la terreur, Le Monde)… Tuy nhiên, cũng có những hoài nghi. Một người Hồi gốc Mali nói : ề Người ta kêu gọi chúng tôi biểu tình. Được rồi, nhưng ngày mai thì sao ? Chúng tôi sẽ làm gì ? Người ta sẽ nhìn tôi với con mắt không thân thiện. Chúng tôi lên án vụ giết người, nhưng Charlie Hebdo không nên xúc phạm đạo Hồi Ừ. Một học sinh trung học ở Saint Denis, ngoại ô Paris, cũng nhận xét : « Không nên đùa giỡn với tôn giáo ».

Nhân danh cuộc ‘Tuần hành Cộng hòa’, đảng Mặt trận Quốc gia không được mời tham gia cuộc diễn hành.

II. BẦU CỬ HỘI ĐỒNG TỈNH.

Đạo luật số 2013-403 ngày 17.05.2013 qui định việc bầu cử các nghị viên Tỉnh (conseiller départemental). Từ ‘Département’ được dịch sang Tỉnh trong tiếng Việt. Trước đạo luật này, nghị viên Tỉnh phải được dịch là conseiller général (conseillers généraux, số nhiều) hợp thành Conseil Général (Hội đồng Tỉnh). Mỗi Tỉnh hợp thành trung bình khoảng 20 Tổng và toàn nước Pháp có 2 054 Tổng (số cũ là 4 046).

Các Tỉnh được chia thành nhiều đơn vị bầu cử, gọi là Tổng (Canton) và mỗi Tổng cử một liên danh hai nghị viên Tỉnh (conseillers départementaux), một nam và một nữ, để họp thành Hội đồng Tỉnh (Conseil départemental).

A. Ngày bầu cử. Vòng một được tổ chức vào ngày Chúa Nhật 20.03.2011 và, nếu cần, vòng hai vào ngày Chúa Nhật 27.03.2011.

B. Thể thức bầu cử. Nghị viên Tỉnh từng Tổng được bầu theo thể thức liên danh hai ứng cử viên, một nam và một nữ, đa số hai vòng, phổ thông, trực tiếp và kín.

Vòng 1. Để được tuyên bố đắc cử ở vòng một, liên danh ứng cử phải đạt được:

- ít nhất đa số tuyệt đối số phiếu bầu hợp lệ (50% phiếu bầu cộng một),

- và số phiếu đạt được phải bằng ít nhất 25% số cử tri ghi danh.

Nếu không có liên danh nào đắc cử, vòng 2 được tổ chức.

Vòng 2. Hai liên danh về đầu tham dự với, nếu có, các liên danh khác đã đạt được ít nhất 12,50% số cử tri ghi danh. Liên danh đạt được số phiếu nhiều nhất (đa số tương đối) sẽ được tuyên bố đắc cử.

Như vậy, Hội đồng Tỉnh sẽ có số nghị viên nam nữ bằng nhau và Nhiệm kỳ mỗi người sẽ là sáu (6) năm.

Các cuộc bầu cử sẽ được diễn ra tại 2 054 Tổng trên toàn quốc, trừ :

- Paris vì Thủ đô nước Pháp vừa là thành phố cũng vừa là Tỉnh ;

- Tại Lyon, lãnh địa ‘Thủ phủ Lyon’ (Métropole de Lyon) vừa được thành lập ngày 01.01.2015, với qui chế riêng, có chức năng một Tỉnh ;

- Guyane và Martinique, từ năm 2015, trở thành những lãnh địa đãm nhận những chức năng về Tỉnh cũng như Vùng. Như vậy, hai nơi này chỉ bầu cử một lần vào tháng 12 năm nay.

C. Bồi hoàn chi phí vận động tranh cử.

Chiếu điều 216 Luật bầu cử, các liên danh đạt ít nhất 5% số phiệu hợp lệ ở một trong hai vòng đầu phiếu được bồi hoàn 47,50% mức trần được phép chi tiêu (montant plafond des dépenses). Mức trần này được ấn định tùy thuộc dân số trong Tổng và cho mỗi cư dân:

- dân số đến 5 000 cư dân : 0,64 euro

- từ 5 001 đến 30 000 : 0,53

- từ 30 001 đến 60 000 : 0,43

- từ 60 001 trở lên : 0,30.

Số tiền này được nhân cho hệ số 1,23 do nghị định ngày 30.12.2009).

D. Vài kết quả Điều tra Dân ý.

Trong bốn cuộc Điều tra Dân ý trước lúc bị cấm công bố kết quả về vòng 1 vào lúc 0 giờ ngày 21.03.2015 cho thấy :

1. Viện thống kê IPSOS cho đài France Info loan báo ngày 20.03.2015 với liên đảng Liên minh vì một Phong trào Nhân dân (UMP, Union pour un Mouvement Populaire) và Liên minh những người Dân chủ và Độc lập (UDI, Union des Démocrates et Indépendantes) về đầu với 30% lời hứa bầu. Theo sát, Mặt trận Quốc gia (FN, Front National) được 29%. Hạng ba đảng Xã hội (PS, Parti Socialiste) với 21%. Số cử tri không đi bầu dự đoán là 54% số người ghi danh. 48% số người được hỏi đi bầu phiếu là để nói lên sự bất mãn với Tổng thống Hollande.

2. Viện HARRIS thực hiện cho báo ‘20 phút’ và đài truyền hình LCP loan báo ngày 19.03.2012 với FN về nhứt 29% và liên đảng UMP-UDI đứng nhì với 28% lời hứa bầu. PS chỉ đạt 19%.

3. Viện CSA công bố bởi đài truyền hình BFMTV ngày 13.03.2015 về số bách phân những ý định sẽ tín nhiệm cho : FN 28% ; UMP-UDI 27 % và PS 20%. Số vắng mặt được dự đoán lối 56%, giống như năm 2011.

4. Viện OpinionWay điều tra cho báo ‘metronews’ và truyền hình LCT loan báo lần đầu tiên, ngày 06.03.2015, trong cuộc tuyển cử Hội đồng Tỉnh 2015 với 29% ý định bầu của những người được phỏng vấn. FN về nhì với 1% ít hơn và PS chỉ được 21%.

Đó là những trả lời của những người được hỏi chỉ có giá trị vào những thời điểm thực hiện, nhưng những lá phiếu được đặt vào thùng phiếu mới có giá trị chính trị cho vòng một, được xem như tiếng nói của con tim. Tiếp theo, ở vòng hai, lá phiếu có giá trị lý luận bằng trí óc. Điều chắc chắc là liên đảng UMP-UDI sẽ thắng lớn. Đảng FN có thể đứng đầu vài Tỉnh trong khi đảng Cộng sản đang kiểm soát hai Tỉnh, có thể sẽ mất hết.

Hà Minh Thảo