Ghi nhận những thách thức mà Giáo Hội ở Đức phải đối diện, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki /ˈʁaɪ̯nɐ maˈʁiːa ˈvœlki/ của tổng giáo phận Köln /kœln/ (tiếng Anh là Cologne /kəˈloʊn/) nói với hệ thống truyền hình EWTN của Hoa Kỳ rằng trong cuộc tranh cãi về đường hướng của Giáo Hội, các giám mục được kêu gọi bảo tồn đức tin Công Giáo chứ không phải là đập đổ.
“Tình hình hiện tại ở Đức thực sự khó khăn. Và dường như có một cuộc tranh cãi về đường hướng chung của Giáo Hội khơi lên một phần từ những tai tiếng lạm dụng tính dục. Giờ đây, có những người cho rằng đã đến lúc phải xóa bỏ tất cả những gì chúng ta có cho đến nay. Từ bỏ thời xa xưa. Tôi nghĩ đó là một khái niệm rất nguy hiểm,” Đức Hồng Y Woelki nói với Martin Rothweiler, giám đốc các chương trình truyền hình của EWTN, hôm 13 tháng 2.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki đã dành cho EWTN cuộc phỏng vấn trên để bày tỏ các phản ứng của ngài trước một bức thư ngỏ được công bố trên các phương tiện truyền thông vào hôm Chúa Nhật 3 tháng Hai bởi chín người Công Giáo Đức, trong đó có hai linh mục Dòng Tên nổi tiếng.
Trong bài “Open letter to Cardinal Marx urges changes to Church teaching on sexual morality” – “Thư ngỏ gởi cho Đức Hồng Y Marx để thúc giục các thay đổi đối với giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tình dục”, Anian Christoph Wimmer của thông tấn xã Catholic News Agency cho biết chi tiết về bức thư này như sau:
Những người ký tên đã đòi Giáo Hội phải đoạn tuyệt với các giáo huấn về luân lý tình dục.
Họ cũng kêu gọi tái cấu trúc Giáo Hội, cụ thể là “sự phân chia quyền lực” giữa Vatican và các Giáo Hội địa phương, phong chức linh mục cho phụ nữ, chấm dứt tình trạng độc thân linh mục bắt buộc và một loạt những thay đổi khác.
Bức thư được gửi đến Đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich và Freising, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, và kêu gọi ngài và các giám mục khác hãy quyết liệt “dẫn đầu phong trào Cải cách”, và hứa hẹn rằng các giám mục “cải cách” sẽ nhận được sự hỗ trợ tuyệt đối của những người ký tên.
Tình hình Giáo Hội tại Đức hiện nay rất lạ lùng. Trước đây, những người hô hào “cải cách” là các nhà thần học hay các linh mục “nổi loạn” như Martin Luther, người đã dẫn đến việc hình thành đạo Tin Lành, trong khi đó các Giám Mục là những người quyết liệt bảo vệ đạo lý Công Giáo. Tình hình hiện nay ngược hẳn lại. Một số các Giám Mục Đức, như Đức Hồng Y Reinhard Marx, và Đức Hồng Y Walter Kasper lại là những người đặt hết vấn đề này sang vấn đề khác: cho người ly dị tái hôn dân sự được rước lễ, cho cả những người không Công Giáo rước Mình Thánh Chúa, tản quyền cho các Hội Đồng Giám Mục…
Trong số những người đã ký bức thư cần phải nhắc đến linh mục dòng Tên Ansgar Wucherpfennig, hiệu trưởng trường đại học Sankt Georgen ở Frankfurt, và một linh mục dòng Tên khác là cha Klaus Mertes. Ngoài ra, cũng phải kể thêm cha Julian zu Eltz Trưởng khoa Công Giáo của thành phố Frankfurt.
Các vị tên tuổi lẫy lừng này yêu cầu Giáo Hội Công Giáo nên nhấn nút “reset”, nghĩa là “xóa bàn làm lại” loại bỏ các giáo huấn truyền thống để tạo ra một khởi đầu mới về đạo đức tình dục, bao gồm cả “sự đánh giá hợp lý và công bằng về đồng tính luyến ái”.
Bức thư tiếp tục kêu gọi các giám mục theo đuổi một “sự phân chia quyền lực thực sự”, tuyên bố rằng điều này sẽ “phù hợp hơn với sự khiêm nhường của Chúa Kitô” và “mở ra khả thể phong chức cho phụ nữ”. Hơn nữa, những người ký tên còn yêu cầu rằng các linh mục triều phải được tự do lựa chọn có nên sống cuộc sống độc thân hay không.
Đáp lại trước những đòi hỏi này, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki nói:
“Chúng ta là một phần của một Truyền thống vĩ đại. Giáo Hội cũng tiêu biểu cho những sự thật vượt thời gian. Và như thế nhiệm vụ của chúng ta bây giờ không phải là tự mình phát minh ra một Giáo Hội mới. Giáo Hội không phải là đòn bẩy mà chúng ta đã được trao để thao túng [khi chúng ta thấy thích hợp]. Trái lại, nhiệm vụ của chúng ta, trong tư cách các giám mục, là phải giữ gìn đức tin của Giáo Hội, vì đức tin này đã được truyền cho chúng ta từ các thánh Tông Đồ, và chúng ta được giao trọng trách công bố đức tin ấy một cách mới mẻ trong thời đại của chúng ta, và bảo tồn đức tin cho các thế hệ mai sau, cũng như truyền lại cho họ với những cách thức sao cho họ cũng có thể gặp gỡ Chúa Kitô là Đấng Cứu Độ của họ.”
Đức Hồng Y Woelki nhận xét rằng, “một trong những thách thức cơ bản” mà Giáo Hội ở Đức phải đối mặt là giữ cho sống động câu hỏi về Thiên Chúa trong toàn xã hội chúng ta. Ngày càng có nhiều người tin rằng họ có thể sống cuộc sống của họ thoải mái và tốt đẹp hơn nếu không có Chúa. Chính tại đây, Giáo Hội có một nhiệm vụ rất quan trọng là làm rõ rằng Thiên Chúa hiện hữu, và trên thực tế, Thiên Chúa là nguồn gốc của tất cả mọi loài trên trời dưới đất. Do đó, câu hỏi về Thiên Chúa đối với tôi là một trong những thách thức cơ bản mà chúng ta cần phải giải quyết.”
Đức Hồng Y Woelki, 62 tuổi, đã làm Tổng giám mục Köln từ năm 2014. Ngài được thụ phong linh mục tại tổng giáo phận này vào năm 1984, và trở thành Giám Mục Phụ Tá vào năm 2003. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Berlin từ năm 2011 cho đến khi trở về Köln, sau khi được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tấn phong Hồng Y vào ngày 18 tháng Hai, 2012.
Ngài là một trong bảy giám mục Đức đã viết thư cho Vatican năm ngoái để yêu cầu làm rõ “sáng kiến” do Đức Hồng Y Marx khởi xướng và được các Giám Mục “cải cách” tại Đức ủng hộ nhằm cho người phối ngẫu theo đạo Tin lành của người Công Giáo được rước lễ.
Về vấn đề lạm dụng tính dục, Đức Hồng Y Woelki nói với EWTN rằng người Công Giáo ở Đức rất quan tâm đến cuộc khủng hoảng lạm dụng: “Đã có một sự mất niềm tin lớn cả trong và ngoài Giáo Hội. Thách thức bây giờ là làm thế nào có thể phục hồi được niềm tin này.”
Về những đề nghị cải cách Giáo Hội, theo Đức Hồng Y Woelki, “phải nói một cách đơn giản rằng Giáo Hội chưa bao giờ được đổi mới bằng cách trở nên ít đi, nhưng bằng cách nhiều hơn” so với văn hóa xung quanh Giáo Hội. Một lần nữa, chúng ta phải nhận ra rằng là Kitô hữu, chúng ta phải nuôi dưỡng một nền văn hóa thay thế, liên kết chặt chẽ với các tiêu chuẩn của Tin Mừng và thánh ý Chúa Giêsu Kitô. Và như thế, chúng ta không ít đi để chiều theo văn hóa đương đại, nhưng phải luôn luôn nhiều hơn để thay đổi xã hội theo những tiêu chí của Tin Mừng.”
Văn hóa Kitô giáo này, theo ngài, “không thể đạt được bằng cách xóa bỏ tình trạng độc thân linh mục. Cũng không thể đạt được bằng cách phong chức cho phụ nữ. Và nó cũng chẳng đạt được bằng cách nói rằng chúng ta phải có một nền đạo đức tình dục mới. Không, Tin Mừng là và tiếp tục phải là hòn đá tảng. Đức tin của Giáo Hội phải tiếp tục là hòn đá tảng, giống như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trình bày cho chúng ta trong Giáo lý của ngài”.
“Thách thức thực sự là làm chứng và công bố đức tin vượt thời gian này sao cho dễ hiểu và dễ cảm nhận đối với con người ngày nay. Đây là một thách thức mà chúng ta phải đối mặt, chứ không phải là thoái lui”.
Nền tảng cho niềm hy vọng cho Giáo Hội tại Đức, “là Chúa Kitô hiện hữu và tiếp tục là Chúa của Giáo Hội, và Thánh Thần của Ngài được hứa ban cho chúng ta tiếp tục nâng đỡ và hướng dẫn Giáo Hội”.
“Tôi tin chắc rằng Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta vượt qua những thời điểm khó khăn này. Dĩ nhiên, chúng ta phải mở lòng ra với Ngài để Thánh Thần Chúa có thể hoạt động trong chúng ta và hướng dẫn chúng ta. Và chúng ta không được tự mình đóng vai Chúa Thánh Thần”.
Ngài giải thích rằng “với tư cách là các giám mục, chúng ta phải tuân theo Lời Chúa và cũng như tất cả mọi người và các giám mục đi trước chúng ta, chúng ta phải làm chứng và công bố Lời Chúa. Nói cách khác, Chúa Kitô hiện hữu, Chúa Kitô vẫn hiện hữu và Ngài hiện diện bên cạnh chúng ta. Ngài là Chúa của Giáo Hội. Như Ngài đã dẫn dắt Giáo Hội của Ngài vượt qua những thời khắc khó khăn trong quá khứ, Ngài chắc chắn sẽ dẫn dắt chúng ta vượt qua những thời điểm khó khăn hiện tại này.”
Niềm tin của Đức Hồng Y Woelki cũng được tìm thấy nơi con người, ngài nói: “khi tôi gặp những người trẻ, những người đã để mình bị đốt cháy bởi đức tin của Giáo Hội. Và những người trẻ tuổi tìm kiếm chính xác những gì là 'nhiều hơn' nơi đức tin Kitô giáo, những người thấy mình có một chỗ trong ngôi nhà Giáo Hội, có một chỗ trong Bí tích Thánh Thể, tham dự các Thánh Lễ và chầu Thánh Thể, trong sự hiểu biết rằng cuộc sống của họ được Chúa Kitô chạm đến”.
“Đó là điều gì đó khuyến khích tôi, bởi vì những người trẻ này - như tôi trải nghiệm – là những người sống đích thực và có niềm tin. Và họ đem đến cho tôi hy vọng nơi chứng tá của họ.”
Source:Catholic Herald Cologne's cardinal warns against inventing 'a new Church'
“Tình hình hiện tại ở Đức thực sự khó khăn. Và dường như có một cuộc tranh cãi về đường hướng chung của Giáo Hội khơi lên một phần từ những tai tiếng lạm dụng tính dục. Giờ đây, có những người cho rằng đã đến lúc phải xóa bỏ tất cả những gì chúng ta có cho đến nay. Từ bỏ thời xa xưa. Tôi nghĩ đó là một khái niệm rất nguy hiểm,” Đức Hồng Y Woelki nói với Martin Rothweiler, giám đốc các chương trình truyền hình của EWTN, hôm 13 tháng 2.
Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki đã dành cho EWTN cuộc phỏng vấn trên để bày tỏ các phản ứng của ngài trước một bức thư ngỏ được công bố trên các phương tiện truyền thông vào hôm Chúa Nhật 3 tháng Hai bởi chín người Công Giáo Đức, trong đó có hai linh mục Dòng Tên nổi tiếng.
Trong bài “Open letter to Cardinal Marx urges changes to Church teaching on sexual morality” – “Thư ngỏ gởi cho Đức Hồng Y Marx để thúc giục các thay đổi đối với giáo huấn của Giáo Hội về luân lý tình dục”, Anian Christoph Wimmer của thông tấn xã Catholic News Agency cho biết chi tiết về bức thư này như sau:
Những người ký tên đã đòi Giáo Hội phải đoạn tuyệt với các giáo huấn về luân lý tình dục.
Họ cũng kêu gọi tái cấu trúc Giáo Hội, cụ thể là “sự phân chia quyền lực” giữa Vatican và các Giáo Hội địa phương, phong chức linh mục cho phụ nữ, chấm dứt tình trạng độc thân linh mục bắt buộc và một loạt những thay đổi khác.
Bức thư được gửi đến Đức Hồng Y Reinhard Marx của Munich và Freising, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, và kêu gọi ngài và các giám mục khác hãy quyết liệt “dẫn đầu phong trào Cải cách”, và hứa hẹn rằng các giám mục “cải cách” sẽ nhận được sự hỗ trợ tuyệt đối của những người ký tên.
Tình hình Giáo Hội tại Đức hiện nay rất lạ lùng. Trước đây, những người hô hào “cải cách” là các nhà thần học hay các linh mục “nổi loạn” như Martin Luther, người đã dẫn đến việc hình thành đạo Tin Lành, trong khi đó các Giám Mục là những người quyết liệt bảo vệ đạo lý Công Giáo. Tình hình hiện nay ngược hẳn lại. Một số các Giám Mục Đức, như Đức Hồng Y Reinhard Marx, và Đức Hồng Y Walter Kasper lại là những người đặt hết vấn đề này sang vấn đề khác: cho người ly dị tái hôn dân sự được rước lễ, cho cả những người không Công Giáo rước Mình Thánh Chúa, tản quyền cho các Hội Đồng Giám Mục…
Trong số những người đã ký bức thư cần phải nhắc đến linh mục dòng Tên Ansgar Wucherpfennig, hiệu trưởng trường đại học Sankt Georgen ở Frankfurt, và một linh mục dòng Tên khác là cha Klaus Mertes. Ngoài ra, cũng phải kể thêm cha Julian zu Eltz Trưởng khoa Công Giáo của thành phố Frankfurt.
Các vị tên tuổi lẫy lừng này yêu cầu Giáo Hội Công Giáo nên nhấn nút “reset”, nghĩa là “xóa bàn làm lại” loại bỏ các giáo huấn truyền thống để tạo ra một khởi đầu mới về đạo đức tình dục, bao gồm cả “sự đánh giá hợp lý và công bằng về đồng tính luyến ái”.
Bức thư tiếp tục kêu gọi các giám mục theo đuổi một “sự phân chia quyền lực thực sự”, tuyên bố rằng điều này sẽ “phù hợp hơn với sự khiêm nhường của Chúa Kitô” và “mở ra khả thể phong chức cho phụ nữ”. Hơn nữa, những người ký tên còn yêu cầu rằng các linh mục triều phải được tự do lựa chọn có nên sống cuộc sống độc thân hay không.
Đáp lại trước những đòi hỏi này, Đức Hồng Y Rainer Maria Woelki nói:
“Chúng ta là một phần của một Truyền thống vĩ đại. Giáo Hội cũng tiêu biểu cho những sự thật vượt thời gian. Và như thế nhiệm vụ của chúng ta bây giờ không phải là tự mình phát minh ra một Giáo Hội mới. Giáo Hội không phải là đòn bẩy mà chúng ta đã được trao để thao túng [khi chúng ta thấy thích hợp]. Trái lại, nhiệm vụ của chúng ta, trong tư cách các giám mục, là phải giữ gìn đức tin của Giáo Hội, vì đức tin này đã được truyền cho chúng ta từ các thánh Tông Đồ, và chúng ta được giao trọng trách công bố đức tin ấy một cách mới mẻ trong thời đại của chúng ta, và bảo tồn đức tin cho các thế hệ mai sau, cũng như truyền lại cho họ với những cách thức sao cho họ cũng có thể gặp gỡ Chúa Kitô là Đấng Cứu Độ của họ.”
Đức Hồng Y Woelki nhận xét rằng, “một trong những thách thức cơ bản” mà Giáo Hội ở Đức phải đối mặt là giữ cho sống động câu hỏi về Thiên Chúa trong toàn xã hội chúng ta. Ngày càng có nhiều người tin rằng họ có thể sống cuộc sống của họ thoải mái và tốt đẹp hơn nếu không có Chúa. Chính tại đây, Giáo Hội có một nhiệm vụ rất quan trọng là làm rõ rằng Thiên Chúa hiện hữu, và trên thực tế, Thiên Chúa là nguồn gốc của tất cả mọi loài trên trời dưới đất. Do đó, câu hỏi về Thiên Chúa đối với tôi là một trong những thách thức cơ bản mà chúng ta cần phải giải quyết.”
Đức Hồng Y Woelki, 62 tuổi, đã làm Tổng giám mục Köln từ năm 2014. Ngài được thụ phong linh mục tại tổng giáo phận này vào năm 1984, và trở thành Giám Mục Phụ Tá vào năm 2003. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Berlin từ năm 2011 cho đến khi trở về Köln, sau khi được Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 tấn phong Hồng Y vào ngày 18 tháng Hai, 2012.
Ngài là một trong bảy giám mục Đức đã viết thư cho Vatican năm ngoái để yêu cầu làm rõ “sáng kiến” do Đức Hồng Y Marx khởi xướng và được các Giám Mục “cải cách” tại Đức ủng hộ nhằm cho người phối ngẫu theo đạo Tin lành của người Công Giáo được rước lễ.
Về vấn đề lạm dụng tính dục, Đức Hồng Y Woelki nói với EWTN rằng người Công Giáo ở Đức rất quan tâm đến cuộc khủng hoảng lạm dụng: “Đã có một sự mất niềm tin lớn cả trong và ngoài Giáo Hội. Thách thức bây giờ là làm thế nào có thể phục hồi được niềm tin này.”
Về những đề nghị cải cách Giáo Hội, theo Đức Hồng Y Woelki, “phải nói một cách đơn giản rằng Giáo Hội chưa bao giờ được đổi mới bằng cách trở nên ít đi, nhưng bằng cách nhiều hơn” so với văn hóa xung quanh Giáo Hội. Một lần nữa, chúng ta phải nhận ra rằng là Kitô hữu, chúng ta phải nuôi dưỡng một nền văn hóa thay thế, liên kết chặt chẽ với các tiêu chuẩn của Tin Mừng và thánh ý Chúa Giêsu Kitô. Và như thế, chúng ta không ít đi để chiều theo văn hóa đương đại, nhưng phải luôn luôn nhiều hơn để thay đổi xã hội theo những tiêu chí của Tin Mừng.”
Văn hóa Kitô giáo này, theo ngài, “không thể đạt được bằng cách xóa bỏ tình trạng độc thân linh mục. Cũng không thể đạt được bằng cách phong chức cho phụ nữ. Và nó cũng chẳng đạt được bằng cách nói rằng chúng ta phải có một nền đạo đức tình dục mới. Không, Tin Mừng là và tiếp tục phải là hòn đá tảng. Đức tin của Giáo Hội phải tiếp tục là hòn đá tảng, giống như Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trình bày cho chúng ta trong Giáo lý của ngài”.
“Thách thức thực sự là làm chứng và công bố đức tin vượt thời gian này sao cho dễ hiểu và dễ cảm nhận đối với con người ngày nay. Đây là một thách thức mà chúng ta phải đối mặt, chứ không phải là thoái lui”.
Nền tảng cho niềm hy vọng cho Giáo Hội tại Đức, “là Chúa Kitô hiện hữu và tiếp tục là Chúa của Giáo Hội, và Thánh Thần của Ngài được hứa ban cho chúng ta tiếp tục nâng đỡ và hướng dẫn Giáo Hội”.
“Tôi tin chắc rằng Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta vượt qua những thời điểm khó khăn này. Dĩ nhiên, chúng ta phải mở lòng ra với Ngài để Thánh Thần Chúa có thể hoạt động trong chúng ta và hướng dẫn chúng ta. Và chúng ta không được tự mình đóng vai Chúa Thánh Thần”.
Ngài giải thích rằng “với tư cách là các giám mục, chúng ta phải tuân theo Lời Chúa và cũng như tất cả mọi người và các giám mục đi trước chúng ta, chúng ta phải làm chứng và công bố Lời Chúa. Nói cách khác, Chúa Kitô hiện hữu, Chúa Kitô vẫn hiện hữu và Ngài hiện diện bên cạnh chúng ta. Ngài là Chúa của Giáo Hội. Như Ngài đã dẫn dắt Giáo Hội của Ngài vượt qua những thời khắc khó khăn trong quá khứ, Ngài chắc chắn sẽ dẫn dắt chúng ta vượt qua những thời điểm khó khăn hiện tại này.”
Niềm tin của Đức Hồng Y Woelki cũng được tìm thấy nơi con người, ngài nói: “khi tôi gặp những người trẻ, những người đã để mình bị đốt cháy bởi đức tin của Giáo Hội. Và những người trẻ tuổi tìm kiếm chính xác những gì là 'nhiều hơn' nơi đức tin Kitô giáo, những người thấy mình có một chỗ trong ngôi nhà Giáo Hội, có một chỗ trong Bí tích Thánh Thể, tham dự các Thánh Lễ và chầu Thánh Thể, trong sự hiểu biết rằng cuộc sống của họ được Chúa Kitô chạm đến”.
“Đó là điều gì đó khuyến khích tôi, bởi vì những người trẻ này - như tôi trải nghiệm – là những người sống đích thực và có niềm tin. Và họ đem đến cho tôi hy vọng nơi chứng tá của họ.”
Source:Catholic Herald