Nhân Ngày Thế giới về Người Di dân và tị nạn lần thứ 105, được tổ chức trên toàn thế giới. Đức Thánh Cha đã công bố Sứ điệp hôm 27-5-2019 về ngày thế giới di dân và tị nạn đã được cử hành vào ngày 29/9/2019 vừa qua. Đây là sự quan tâm của Giáo Hội cách đặc biệt với anh chị em di dân.

Tại Giáo phận Đà Nẵng, Ban Mục vụ Di dân đã tổ chức Đại hội Di dân lần thứ II vàongày 13/10/2019, tại Giáo xứ An Ngãi Đông – Giáo phận Đà Nẵng. với chủ đề: "Không phải chỉ là người di dân"

Xem Hình

Sau nghi thức khai mạc lúc 14 giờ, Cha Fx Nguyễn Minh Thiệu SDB ( Dòng Don Bosco) đã chia sẻ những thuận lợi và khó khăn, những điều đạt được và mất của anh chị em Di dân, khi phải xa quê hương, xa gia đình thân yêu đến một nơi ở mới để học tập và tìm kiếm việc làm. Một số vấn đề mà Giáo Hội quan tâm chăm sóc người di dân về đời sống tinh thần, về đời sống nhân bản và phẩm giá của con người theo chuẩn mực Ki-tô Giáo. Cha cũng nói đến Giáo Hội quan tâm chăm sóc y tế, giáo dục cho con em của người di dân, bảo vệ môi trường sống và làm việc. đồng thời Cha mời gọi chính người di dân làm Tông đồ bác ái yêu thương với anh chị em xung quanh nơi mình đang sống và làm việc theo khả năng của mình.

Đức Cha Giuse – Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã đến chia sẻ với cộng đoàn hiện diện…. về Sứ điệp Di dân 2019 của Đức Thánh Cha: “mời gọi Người tín hữu bao dung đón tiếp, bác ái bảo vệ, thăng tiến và tạo điều kiện hội nhập cho anh chị ẹm Di dân”. Đức Cha đã giải thích và giải đáp một số vấn đề Anh chị em thao thức. Ngài cũng nói đến quan tâm của cả Liên Hiệp Quốc, hiện có 243 triệu người di dân và tị nạn trên toàn thế giới. họ phải đến một nơi ở mới có thể bảo đảm về kinh tế, học vấn, chính trị, dân sinh, đời sống Tôn giáo.v.v.

Đức Cha cũng nói đến việc Đức Thánh Cha mời gọi Giáo Hội địa phương quan tâm nhiều đến di dân, chăm lo mục vụ Di dân. Giáo hội quan tâm chăm sóc những người dễ bị tổn thương nhất: những người Di dân, tạm trú, Tị nạn và học tập, tìm kiếm việc làm, kinh doanh, kinh tế. .v.v. hay vì bất cứ lý do gì, đều được Giáo Hội quan tâm nâng đỡ đời sống Bí tích, đời sống tinh thần, Tôn Giáo, bác ái yêu thương…. Và không ai bị loại trừ khỏi xã hội, dù là công dân thường trú hoặc người mới đến.

Đức Cha Giuse đã mời gọi anh chị em di dân hội nhập và xây dựng Giáo Hội địa phương nơi ở mới như là quê hương của mình, trong một Thiên Chúa là Cha, trong một Đức Tin và mọi người là anh em, được Giáo Hội là Mẹ quan tâm chăm sóc nâng đỡ và lãnh nhận Bí Tích. Chính nhờ hội nhập đãnâng đỡ đời sống của mỗi người Di dân. Trong Hiến Chế về Giáo Hội: tất cả Tín hữu bình đẵng với nhau, về phẩm giá và hành động để xây dựng thân thể Mầu nhiệm Chúa Ki-tô.

Đức Cha Giuse đã Chủ tế Thánh lễ đồng tế cùngvới Cha Giám Tỉnh – Tỉnh Dòng Thánh Thể tại Việt Nam và quý Cha, là cao điểm của Ngày Đại Hội. Nghi thức Sai đi ngay sau Thánh lễ và một chương trình văn nghệ đặc sắc với sự góp mặt của các nhóm Di dân tại Giáo phận Đà Nẵng và vài Ca sĩ Công Giáo đến từ Tổng Giáo phận Sài Gòn đã khép lại một kỳ Đại Hội thật thành công tốt đẹp.

Cha Đa-minh Phạm Văn Tụ, SSS ( Dòng Thánh Thể), Quản xứ Giáo xứ An Ngãi Đông, Đặc trách Ban mục vụ Di dân của Giáo phận cho biết: ” Tại Giáo phận Đà Nẵng, 11 Giáo xứ có Nhóm anh chị em Di dân, cả anh em đi làm và sinh viên đi học, quy tụ và sinh hoạt nâng đỡ nhau, gồm có: Chính Tòa, Hòa Khánh, An Ngãi Đông, Cẩm Lệ, Hội An, Gia Phước, An Thượng, Thanh Bình, Hòa Minh, Hòa Cường và Đông Vinh). thời gian qua, Ban Mục vụ di dân đã đến thăm và chia sẻ Lời Chúa tại một số gia đình và nhà trọ của anh chị em, tạo một số hoạt đông hành hương, thiện nguyện để anh chị di dân có khả năng cùng cộng tác, có các cử hành phụng vụ và Ban Bí Tích dành riêng cho anh chị em di dân trong các Mùa Phụng vụ trong năm”.

Cha cũng thao thức hơn nữa: trong tương lai có những chương trình nâng đỡ liên kết với các Nhà tuyển dụng, công ty. .v.v. để giới thiệu việc làm, quan tâm tới công bằng về tiền lương và bảo hiểm giữa Người sử dụng lao động và công nhân lao động. Ngài cũng quan tâm vấn đề môi trường nhà ở và phòng trọ, đảm bảo một mức độ cho phép về môi trường và an sinh xã hội, vấn đề chăm sóc y tế và Giáo dục..v.v. trong một điều kiện chính trị xã hội đa dạng và phức tạp, kìm hãm làm cho Giáo Hội chưa phát huy hết khả năng và sở trường của Giáo Hội là y tế, Giáo dục và công bằng xã hội..v.v.

Tôma Trương Văn Ân