Năm nay có 25 tuyên úy đến họp, đa số trẻ và trong đó có 5 cha trẻ đến lần đầu, trong tổng số 32 cộng đoàn có tuyên úy VN, tại Pháp, với chủ đề “Đời sống mục tử dựa trên Thánh Kinh, thần học và văn hóa VN ”do Đức Ông Giuse Hoàng Minh Thắng từ Roma qua thuyết trình. Ngoại trừ GXVN Paris, các Tuyên Úy đều làm việc cho giáo xứ Pháp, kiêm thêm thời gian ngắn cho người Việt. Ban Điều Hành tổ chức, giữ chỗ ăn ở, đưa rước, in tập kinh phụng vụ và vui hát…: Cha Đại Diện Gilbert Nguyễn Kim Sang, Cha Dominique Nguyễn Xuân Nghĩa, tuyên úy Lyon.

Trong những ngày họp, nghị sự Đại Hội được chia làm 4 phần vụ chính.

1. Sinh hoạt thiêng liêng: Thánh Lễ, kinh Phụng vụ. Dâng lễ mỗi ngày tại nhà nguyện hội Prado do Chân Phước Linh Mục Antoine Chevrier (1826-1879) sáng lập. Trên cung thánh có vòng chữ ‘‘Exemplum Dedi Vobis, Thày đã làm gương cho anh em’’(Je vous ai donné l’exemple) và chung quanh trên tường đầy bức họa người nghèo, cùng khổ từ muôn phương nhìn về đồi cao Thánh Giá, khao khát nhận ra Ánh Sáng Tin Mừng. Có một bức họa, bên trái, ghi : Porte de Ciel, Étoile de la Mer, Je Te salue Marie. Chân Phước Antoine Chevrier nói một câu thời danh : ‘C’est dans la pauvreté que le prêtre trouve sa force, sa puissance et sa liberté (Trong sự khó nghèo, linh mục tìm thấy sức mạnh, lòng quả cảm và tự do).

Thánh lễ và kinh phụng vụ hàng ngày, đều hướng về tâm tình ‘‘Tán Tụng Hồng n’’:

Xin dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa bao la

Xin dâng lời cảm mến, hòa theo tiếng hát dâng lên

Đôi bàn tay Chúa nâng đỡ, con xin dâng lời cảm tạ

Cho đời con vững một niềm tin. Xin dâng lời cảm mến…

(Xin đọc bài giảng của Đức Ông Giuse Hoàng Minh Thắng, sau bài này)

2. Thuyết trình và thảo luận, 8.10.19, theo chủ đề “Đời sống Mục Tử dựa trên Thánh Kinh, thần học và văn hóa VN’’ do ĐÔ Giuse Hoàng Minh Thắng thuyết trình. Nội dung phác họa qua Thánh Kinh căn tính người mục tử: Phó thác, lắng nghe, khiêm nhường, sống nghèo, gắn bó với Chúa Kitô, theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, nêu gương cho giáo dân.

3. Đón tiếp, ĐC Lyon Emmanuel Gobillard và PTVV Jean Pierre Berthet, phụ trách Mục Vụ Ngoại Kiều Lyon (ACLAAM)

- Sáng 9.10.19, đón chào Đức Cha Lyon, Emmanuel Gobillard: Giảng lễ, ĐC nhấn mạnh, cầu nguyện mỗi ngày như Chúa dạy trong kinh lạy Cha. Không phân biệt, sắc tộc ngôn ngữ mọi người có thể chung lời thốt lên ‘‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’’(x. Lc 11, 1-4). Sau lễ ĐC gặp các tuyên úy : ĐC nhấn mạnh đến mục vụ giới trẻ hiểu và dễ dàng chấp nhận đón rước người tỵ nạn vì bác ái.

- Sáng 10.10. 2019, gặp Ptvv Jean Pierre Berthet, chủ tịch phụ trách Mục Vụ Ngoại Kiều thuộc Giáo phận Lyon. Thày trình bày rõ công việc mục vụ Hiệp Hội Công Giáo Đón Tiếp và Trợ Giúp các gia đình người tỵ nạn đến trong Giáo phận (ACLAAM, Ass. Catholique pour l’Acceuil et l’Accompagnement des Migrants)

4. Gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm mục vụ

Dịp lễ Thăng Thiên năm nay TUĐ tổ chức khóa học cho Giới Trưởng Thành ở Strasbourg tốt đẹp. Có khỏang 60 người đến tham dự và tìm hiểu chủ đề : Gia đình, nơi giáo dục Đức Tin và Ơn Gọi do cha Giuse Nguyễn Văn Ziên thuyết trình. Các Tuyên úy trao đổi kinh nghiệm mục vụ. Lo lắng và băn khoăn những nơi không có chủ chăn. Có những mục tử làm việc quá sức ảnh hưởng tới sức khỏe. Không ai thay thế. Các tuyên úy đồng tín nhiệm Cha Gilbert Nguyễn Kim Sang tiếp tục làm Đại Diện TUĐ, một nhiệm kỳ nữa. Hoan hô tinh thần dũng cảm và hy sinh của người đại diện vì anh em.

Hai bữa cơm thân thiện: Chiều 8.10.19, tại nhà Sr Thiên n thuộc Dòng Đức Bà Truyền Giáo (Notre Dame des Missions). Sau lễ chung, trưa 9.10.19, có mặt Đức Cha giáo phận, cộng đoàn Lyon khoản đãi bữa cơm huynh đệ. Vui thật là vui. Ra về vẫn nhớ hương vị quê hương

Chiều 10.10.19, viếng vương cung thánh đường Notre Dame de Fourviere và nhà thờ chính tòa Lyon, công trình xây cất từ 1643. (xem tờ quảng cáo tại chỗ). Được biết di tích Fourvière thuộc Unesco. Hàng năm có tới 2, 5 triệu người viếng thăm. Các Tuyên Úy cũng có đến viếng nhà bà Pauline Jaricot. Trong nhà nguyện có hài cốt thánh Tử Đạo VN linh mục Phêrô Lê Tùy (1773-1833) và kinh Kính Mừng bằng tiếng VN.

Chung vui, tối, mừng kỷ niệm thụ phong linh mục hoặc khấn dòng: Sr Agathe Nhàn 60 năm, cha Nghiệp 50 năm, Cha Thể và cha Thông 40 năm, Cha Sơn 30 năm, sr Thoa 20 năm và Thày Sơn 10 năm Ptvv.

Có những cái người mục tử lo lắng mà không ai biết. Đó là lo cho những ai ‘‘tìm Nước Chúa’’

Đừng lo, đừng lo gì ngày mai

Hãy lo, hãy lo tìm Nước Chúa

Chúa sẽ Người ban cho ta

Hạnh phúc, hạnh phúc muôn đời.

Năm tới TUĐ sẽ họp tại Bordeaux, tuần lễ thứ hai tháng 10.2020, chủ đề ‘Mục Vụ Lời Chúa’

Đại Hội TUĐ VN họp sau ngày 4.10.2019, ngày mà ĐGH truyền chức cho 4 GM tại Roma và 5.10.2019, ĐGH chủ sự trao mũ Đỏ cho 13 tân Hồng Y. Đ. Ô Hoàng Minh Thắng nhắc lại lời ĐGH khi có dịp: Xin các linh mục, tu sỹ hãy luôn có ‘‘mùi chiên’’… Ai lớn nhất trong anh em, thì phải nên như người nhỏ tuổi nhất, và kẻ làm đầu thì phải nên như người phục vụ’. (Lc 22,26) (Bài giảng lễ truyền chức 4.10.19)

Sau đây xin đọc bài giảng của Đức Ông Hoàng Minh Thắng, trong lễ Chúa Nhật 27 / C

(Ml 3, 13-20a ; TV 1 ; Lc 11, 5-13)

Hè qua, trong chuyến du hành từ Medugorje (Bosnie-Herzégovine, liên bang Nam Tư cũ) sang tới Balan, con được dịp đến viếng trại tập trung của Đức quốc xã Auschwitz và đặc biệt vào thăm bảo tàng viện, để chứng kiến tận mắt về những dấu tích thảm thương để lại của hàng triệu người Do Thái bị tàn sát. Nhìn các đống giầy, quần áo, đồ chơi trẻ con …mà Đức quốc xã chưa kịp phá hủy. Con không cầm được cảm xúc và rợn mình vì tàn ác của con người.

Và bài đọc 1 hôm nay cho chúng ta thấy lời tiên tri Malakhi muốn nói với dân Do Thái xưa và chúng ta, những người đang sống trong xã hội vô thần ngày càng suy thoái và đắn mất dần dần giá trị căn bản con người là tình yêu. Sống thánh thiện, có lương tri, tốt lành… nhưng được lợi ích gì ? Vì kẻ độc ác và giầu sang đang hưởng hạnh phúc. Nhìn quá khứ của thời thống trị Đức quốc xã, ta thấy cả một thế hệ con người đã tôn vinh mình lên hàng Thiên Chúa để dùng quyền thế mà tàn sát triệt để anh em mình và gán cho họ cái tên ‘kẻ thù’ để làm cớ lên án họ.

Xã hội ngày nay cũng có xu hướng như vậy, vô ơn gạt bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống con người, gia đình, học đường và giáo xứ...Cho nên trong các hiến pháp của các nước khối u Châu, người ta đang biến đổi dần và lập lại lịch sử khi xưa dưới nhiều hình thức vì họ từ chối nguồn cứu độ của Chúa. Sống ngay lành làm gì ? Sống lý tưởng Kitô để làm gì ? Kẻ gian ác, có tiền, có quyền… mới mới là những người sống yên vui hạnh phúc. Còn những mục tử như chúng ta thì bị cho là nghèo lý luận, suy tư và hành xử. Bởi tâm thức đó mà chúng ta nhìn về nước VN càng xót xa hơn nữa. Bây giờ, VN cái gì là hấp dẫn giới trẻ nhất ? Phải chăng là tiền bạc, chức vị và công danh… ? Thế còn những giá trị căn bản thì sao ?

Điều lo lắng nhất của các mục tử là giới trẻ đang ngày càng đi theo lý tưởng của xã hội duy vật, hưởng thụ, nhất thời, vô thần. Trong những ngày vừa qua, chúng ta đã tìm hiểu đề tài : Đời sống mục tử dựa trên Thánh Kinh, thần học và văn hóa VN. Đề tài không xa chúng ta, với những gì chúng ta thường nghĩ. Những gì mà thiên sứ Malakhi nói với dân Do Thái xưa, từ biết bao thế kỷ, bây giờ đang tái diễn dưới nhiều hình thức. Các cha, các thày, các sơ, có người đã phải đi mấy trăm cây số lặn lội đến đây xum vầy họp hành, nhưng không than phiền, mà vẫn vui cười hy sinh phục vụ và trân qúy nhau hầu cùng góp công góp sức vun trồng những gì có thể làm được cho Giáo Hội với khả năng Chúa ban cho mỗi người. Ôi, qúy thay !

Chiều qua, con lại được dịp đi thăm cha sở Ars, nhìn thấy xác trong quan tài của Ngài với giường thô sơ, đôi giầy mộc mạc, chiếc mũ cũ kỹ…Tất cả những vật dụng mà Ngài dùng, con nhớ đến trại tập trung của Đức quốc xã Auschwitz mà chạnh lòng.

Bài học ở đây cho ta thấy, cuối cùng thì kẻ giết biết bao nhiêu người vô tội khác cũng phải tự tử. Không nói đâu xa, Nã Phá Luân Hoàng Đế Pháp, một thời đánh đông dẹp bắc, tưởng rằng sẽ đặt cả u Châu dưới giầy của mình. Nhưng nào ngờ cuộc đời lại chịu chết đơn độc tù tội ở đảo Sainte Hélène. Và chính trong ngày cuối đời, khi người ta hỏi ngày nào hoàng đế hạnh phúc nhất, thì ông trả lời : Đó là ngày tôi được chịu Phép Rửa Tội

Một vài dữ kiện như vậy nhắc nhở chúng ta phải kiên trì sống đức tin. Trước tình trạng mà dân u Châu ngày càng đánh mất đức tin, nguồn cội, người mục tử trong xã hội ngày nay càng phải có thái độ lì lợm. Càng lì với Chúa bao nhiêu thì chúng ta càng được Chúa yêu thương bấy nhiêu. Chúa nói : Hãy gõ sẽ mở… Vậy chúng ta hãy gõ mạnh cửa chừng nào tốt chừng ấy. Nếu kéo thêm Đức Mẹ đến gõ cửa nữa thì chắc chắn Chúa sẽ mở ngay.

Đức tin ở u châu nói chung và Pháp nói riêng, ngày càng đi xuống thì chúng ta càng cần gõ cửa thật nhiều, thật mạnh. Không có người đến cầu nguyện ư ? Xin cứ mở cổng nhà thờ. Không có ai chầu Thánh Thể ư ? Xin cứ đặt Mình Thánh Chúa. Chúa sẽ dùng cách để lôi kéo người ta đến và Ơn Chúa sẽ soi sáng cho những việc chúng ta làm…

Nhân đức của mục từ là lì lợm. Là mục tử, chúng ta càng phải làm việc nhiều, mà làm việc nhiều thì càng bị chỉ trích, càng có thái độ lì lợm hơn nữa : Kiên trì không nản chí. Tuyên úy đoàn cần hiệp ý nhau để gõ cửa nhà Chúa, hầu được ơn sinh thêm nhiều hoa trái.

(Limonest, thứ Năm, 10.10. 2019

Ptvv Giuse Giang Minh Đức ghi