Chúa Nhật XXXIV Thường Niên -C-

2 Samuen 5: 1-3; T.vịnh 121; Côlôxê 1: 12-20; Luca 23: 35-43

Dân Israel đang mong đợi Đấng Mesia, Đức Kitô, Người được Thiên Chúa xức dầu để cứu họ, để giải thoát những người bị giam cầm, bênh vực quyền lợi cho người nghèo và bắt đầu một triều đại hòa bình và công chính không bao giờ chấm dứt. Từ những ngày đầu tiên Chúa Giêsu giảng dạy và sau này trong thời giáo hội tiên khởi, những người được Chúa Kitô thu hút đến là những người sống bên lề xã hội đến vị vua như họ đã bị nhiều áp bức trong bạo lực của những kẻ thống trị trần gian.

Đã bao lần, trong những dịp trọng đại. chúng ta đã nghe danh thánh Chúa Kitô được nêu lên trong những lễ cưới của các vua chúa, những lễ khánh thành của các nhà lãnh đạo trên thế giới, và trong lời cầu nguyện của các đội bóng đá với hy vọng giành cúp chiến thắng? Bạn đã bao giờ trông thấy một cầu thủ bóng chày làm dấu thánh giá trước khi bắt đàu cuộc chơi với hy vọng sẽ giúp anh ta giành được chiến thắng trên sân nhà? Chúa Kitô là vị vua, Ngài là vương đế, là người có quyền năng, nhưng không trong ngày lễ hôm nay.

Bạn có biết châm ngôn của những người mua bán nhà cửa đất đai không? Ba điều quan trọng nhất đối với mặt hàng của họ là "vị trí, vị thế, địa điểm". Vậy, chúng ta có thể mượn châm ngôn đó để áp dụng vào ngày lễ hôm nay không? "Điểm chính" để thu hút chúng ta về với Thiên Chúa là gì? Đó là "địa điểm" của Thiên Chúa. Vị Vua cai trị chúng ta ở từ chốn nào? Thiên Chúa đã nhập thế và nhập thể tại nơi cư ngụ của chúng ta, sống giữa chúng ta, và cùng chia sẻ trọn vẹn đời sống con người với chúng ta. Hôm nay vị trí của vua Kitô là trên cây thánh giá. Đó là nơi chúng ta có thể gặp người "Con chí ái" của Thiên Chúa. Nơi đó cho chúng ta biết mọi sự và là nơi "tiếp cận trao đổi" hấp dẫn khiến Chúa Giêsu có thể tiếp cận, và làm cho chúng ta có thể chấp nhận quyền cai trị của Ngài. Như trong thư gởi cho tín hữu Côlôsê nhắc chúng ta Chúa Kitô là "hình ảnh của Thiên Chúa vô hình" và Thiên Chúa "đã đưa chúng ta vào vương quốc Thánh Tử Chí Ái của Ngài". Đó là vương quốc của một người như chúng ta, Ngài cai trị từ cây thánh giá.

Cây thánh giá cho chúng ta biết cả hai điều ngu xuẩn về cái giá của tội lỗi trong thế giới chúng ta phải trả - nơi người vô tội phải chịu đau khổ khốn cùng bởi những người có quyền lực. Cây thánh giá cũng cho chúng ta biết tình yêu thương sâu thẳm và vô vàn của Thiên Chúa đối với chúng ta. Ngay cả sự đóng đinh của Chúa Giêsu trên cây thánh giá cũng không làm cho Thiên Chúa tránh mặt khỏi chúng ta. Thiên Chúa yêu thương chúng ta ngay cả những khi chúng ta làm điều quá tồi tệ. Chúng ta có một Thiên Chúa không làm ngơ về sự đau khổ của chúng ta, và thực sự Ngài đã cùng đau khổ với chúng ta và đã chia sẻ về sự khốc liệt của cái chết cho chúng ta.

Có một khoảng im lặng kéo dài trước khi Chúa Giêsu qua đời và lúc Ngài lên tiếng. Ngài không lên tiếng kêu xin sự thương xót khi những người lãnh đạo và dân chúng hét to đòi thả tên giết người Barabbas và đòi giết Chúa Giêsu. Ngài lên tiếng nói với các phụ nữ than khóc trên đường Ngài đi qua để lên nơi tử hình. Ngài nói lên lời tha thứ cho các người xử tử Ngài khi họ nhục mạ ngài trên cây thánh giá. Ngài cũng nói với các người có quyền vua chúa. Và Ngài nói với người gian phi treo trên thập giá bên cạnh Ngài "Tôi bảo thật, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng". Và cuối cùng Ngài kêu lớn tiếng "Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha". Sự im lặng của Chúa Giêsu đối với nhũng người xử tử Ngài một cách bất công và lời Ngài nói thông cảm với những người cần đến Ngài và trong lời nguyện với Chúa Cha yêu dấu của Ngài.

Chúa Kitô, vị vua không buộc tội những người giết Ngài. Trong khi đó Ngài xét xử với lòng thương xót đối với những người quay về Ngài trong lúc đau khổ và trong lúc cần đến Ngài. "vị trí, vị thế, địa điểm" - điều phúc âm trình bày là suốt trọn đời Chúa Giêsu Kitô cho đén lúc Ngài sinh thì, Ngài đã ở với người đau khổ, người nghèo, người bệnh tật, người bị thất bại và người bị loại ra sống bên lề xã hội là những người kêu lên Thiên Chúa. Chúa Kitô là "hình ảnh của Thiên Chúa vô hình" và Ngài đã cho chúng ta thấy quyền cai trị của Ngài là từ vị thế của chúng ta. Từ vị trí ở giữa chúng ta Ngài trung thành với chúng ta, mặc dù chúng ta bỏ quên Ngài để tự lo cho đời sống của chúng ta rời xa Ngài.

Với tất cả sức mạnh và uy quyền của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, Ngài chọn không dùng quyền lực để thắng những người dưới quyền Ngài. Ngài không dùng quyền uy của Ngài để ra lệnh hay ép buộc chúng ta theo ý kiến của Ngài. Đó là thói thường mà người phàm chúng ta thường dung uy quyền để đòi quyền lợi cho mình. Trái lại, Chúa Kitô đến để phục vụ chúng ta. Nếu quả thật chúng ta là giáo hội của Chúa Giêsu Kitô, chúng ta là thành phần của vương quốc của Ngài, thì chúng ta cũng được gọi là những người giống như Ngài, không dung quyện lực hay địa vị trong xã hội mưu cầu lợi ích riêng cho mình, nhưng là dịp để dễ liên hệ với người khác như Chúa Giêsu đã làm.

Hôm nay có thể là lễ để tất cả chúng ta và các giáo hội Kitô hữu canh tân đổi mới. Chúa Giêsu Kitô, Vua của chúng ta, không đứng về phe của các vương quốc trên trần gian. Khi người gian phi tốt lành xin Chúa Giêsu nhớ anh ta, Ngài trả lời chấp nhận. Cũng như người trộm lành giáo hội nên được cậy nhờ Chúa Kitô vì Ngài là Vua của chúng ta và của tất cả những người sống ngoài lề, người bị bỏ rơi và bị giam cầm. Chúa Giêsu chấp nhận và chúng ta cũng phải làm như Ngài. Chúa Giêsu không ban phúc cho bất kỳ quyền lực trần gian nào, và Ngài cũng không tuyên bố là Ngài cai trị một đất nước nào.

Ngài nói với người trộm lành là ngài sẽ "nhớ" và sẽ ở với anh ta trên Thiên Đàng. Đó là vị Vua mà chúng ta chấp nhận quyền cai trị của Ngài, và chúng ta dành lòng trung thành với Ngài. Chúng ta được Chúa Kitô gọi chúng ta "nhớ" như Ngài đã “nhớ” với người trộm lành, và không bỏ rơi ý muốn của chúng ta, hay ý nghĩ của chúng ta về những quyền lực nào khác trên trần gian. Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta nên như Ngài, ở vị thế của Ngài bằng cách nhớ đến tất cả những ai bị áp bức, bị đe dọa. Như với người trộm lành chúng ta có thể an tâm là Chúa Kitô sẽ nhớ chúng ta và sẽ đón tiếp chúng ta vào Thiên Đàng với Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

OUR LORD JESUS CHRIST, KING OF THE UNIVERSE -C-

2 Samuel 5: 1-3; Psalm 122; Colossians 1: 12-20; Luke 23: 35-43

Israel had longed for a Messiah, the Christ, one anointed by God to: free the nation, release captives, defend the rights of the poor and initiate a reign of peace and justice that would never end. From the earliest days of Jesus’ preaching and later in the early church, those attracted to Christ were the marginated drawn to the King who, like them, was subjected to the violence of earthly rulers.

How many times, on grand occasions, have we heard Christ’s name invoked at royal weddings, inaugurations of world leaders and in prayers by football teams hoping to win a trophy? Have you ever seen a baseball player make the Sign of the Cross coming up to bat, hoping to hit a game-winning home run? Christ on the side of the royal, the powerful and fit. Well, not on today’s feast!

Do you know the real estate dictum? The three most important things for selling your house are – "location, location, location." Can we borrow that selling point from real estate agents for today’s feast? What’s the "selling point" that draws us to our God? It’s God’s "location." And from what location does our King rule? God has taken flesh and come to our location, to dwell among us, and share fully our human life. Today, Christ’s kingly location is from the cross. That is where we can find God’s "beloved Son." That location tells us everything and is an appealing "selling point" that makes Jesus very approachable and us willing to accept his rule. As Colossians reminds us, Christ is "the image of the invisible God" and God has "transferred us to the Kingdom of his beloved Son." It is the kingdom of one, like us, who rules from the cross.

The cross reveals both the folly of our sin and the toll sin takes on our world – where the innocent suffer cruelly at the hands of the powerful. The cross also reveals God’s profound and undying love for us. Even Jesus’ crucifixion did not turn God away from us. God loves us, even when we do our worse. We have a God who is not indifferent to our suffering, indeed, has entered into our pain and the horror of death for us.

There is a long silence that precedes Jesus’ death and moments when he speaks. He does not speak when the chief priests and people cry out for the murderer Barabbas’ release and Jesus’ death. He does speak to address the wailing women whom he passes on his way to his execution. But he does not plead for mercy from his executioners when they mocked him on the cross. He breaks his silence again when, with royal authority, he assures the good thief on the cross next to him, "Truly, I tell you, today you will be with me in Paradise." Finally, Jesus cries out, "Father into your hands, I commend my spirit." Silence towards those unjustly judging and executing him; words of compassion towards those in need and in prayer to his loving Father.

Christ the King does not condemn those who murder him; while he passes a judgment of mercy on those who turn to him in sorrow and need. "Location, location, location" – what the gospel shows is that all through his life and right up to his death Christ has taken a place with the suffering, poor, sick, the defeated and the outcast who cry out to God. Christ is "the image of the invisible God," and has shown that his rule is from our location – from the midst of us. In our midst he stays faithful to us, no matter how far we have attempted to go on our own; or how far life has driven us.

With all the power and authority of God in Christ, he chooses not to use power to win subjects. He didn’t choose to use his power to issue orders and impose his ideas and will upon us. That’s the way we humans generally use our power and claim of privilege. Instead, Christ has come to be of service to us. If we are truly the church of Jesus Christ, members of his kingdom, then we too are called to be like him; not to use our power, or standing in society to our own benefit, but to relate to others the way Jesus did.

Today can be a feast of renewal for us and for all Christian churches. Christ our King is not on the side of empowering any earthly kingdom. When the good thief asked Jesus to remember him, he responded in the affirmative. Like the good thief the church is asked to remember Christ and, because he is our King, all the outsiders, downtrodden and imprisoned. Jesus did – and so must we. Jesus did not bless any earthly power, or declare himself as ruler of any nation.

He tells the good thief he will be "remembered" and be with him in Paradise. That is the King whose rule we accept and to whom we give our primary allegiance. We are called by Christ to, like him, "remember" the least and not surrender our will or thinking to any other state or power. Christ calls us to be with him in his location by remembering all people and stand with those whose human status is threatened. With the good thief we too can be assured that Christ remembers us and welcomes us into his kingdom.