Philip Pullella, Reuters: Trong mấy tuần gần đây, đã có sự lo ngại đối với các khai triển trong nền tài chính của Vatican và một số người nói rằng có một cuộc chiến nội bộ liên quan đến việc ai kiểm soát tiền bạc. Hầu hết các thành viên của AIF (Cơ quan tài chính Vatican) đã từ chức. Nhóm Egmont, một hiệp hội các cơ quan tài chính, đã ngưng việc cho Vatican tham gia các thông tin an toàn của họ sau cuộc lục soát ngày 1 tháng Mười. Giám đốc AIF vẫn còn bị ngưng chứ, như ngài nói, và vẫn không có Tổng Thanh lý viên. Ngài có thể làm gì hoặc nói gì để bảo đảm với cộng đồng tài chính quốc tế và các tín hữu được kêu gọi đóng góp cho Đồng Xu Thánh Phêrô rằng Vatican sẽ không một lần nữa bị coi là một kẻ hạ cấp (pariah) để bị loại trừ và không được tin tưởng, và các cải cách sẽ tiếp tục và sẽ không có chuyện trở về với các cách làm việc quá khứ?

Đức Thánh Cha: Vatican đã thực hiện tiến bộ trong việc quản trị của mình: ví dụ, ngày nay IOR [3] hiện đã được tất cả các ngân hàng chấp nhận và có thể hoạt động như các ngân hàng Ý, một điều chưa có một năm trước đây, do đó đã có tiến bộ. Rồi, liên quan đến Nhóm Egmont, đây là một nhóm quốc tế không chính thức, một nhóm mà AIF đã thuộc về và việc kiểm soát quốc tế không phụ thuộc vào Nhóm Egmont, vốn là một nhóm tư nhân dù được đánh giá cao. Moneyval sẽ tiến hành việc thanh tra dự định vào các tháng đầu năm tới; nó sẽ làm điều đó. Giám đốc của AIF đã bị đình chỉ vì có những nghi ngờ về quản trị kém. Chủ tịch của AIF đã cố lấy lại các tài liệu [bị yêu cầu để riêng ra] với sự giúp đỡ của Nhóm Egmont, một điều mà hệ thống tư pháp [của Vatican] không thể làm. Đứng trước việc này, tôi đã hỏi ý kiến một thẩm phán người Ý có tiếng tăm về việc phải làm gì. Công lý trước một cáo buộc tham nhũng là một điều hệ trọng đối với một quốc gia, không ai có thể can thiệp vào đó, không ai có thể đưa giấy tờ cho Nhóm Egmont. Các giấy tờ có thể đưa ra ánh sáng điều dường như là việc quản trị tồi, theo nghĩa giám sát xấu, phải được nghiên cứu. Có vẻ như AIF đã không kiểm soát được tội ác của người khác. Nhiệm vụ của nó là giám sát. Tôi hy vọng rằng người ta sẽ chứng minh rằng đây không phải là trường hợp. Ngay bây giờ có sự suy đoán vô tội. Hiện lúc này, thẩm phán là tối cao và phải nghiên cứu những gì đã xảy ra, nếu không một quốc gia sẽ phải chịu một việc quản trị cao hơn gây tổn hại đến chủ quyền của mình. Nhiệm vụ của Chủ tịch AIF đã hết hạn vào ngày 19 [tháng 11]. Tôi đã gọi cho ông ta vài ngày trước đó và ông ta không biết điều đó, ông nói với tôi sau đó như vậy. Tôi đã công bố rằng ông ấy sẽ rời chức vụ vào ngày 19. Tôi đã tìm được người kế vị ông, một thẩm phán, được qúy mến cao ở các bình diện pháp lý và kinh tế, cả trong nước lẫn quốc tế. Khi tôi trở về, ông ta sẽ đảm nhận chức vụ Chủ tịch của AIF. Sẽ là một mâu thuẫn nếu cơ quan giám sát có chủ quyền trên Nhà nước. Đây không phải là một điều dễ hiểu. Điều hơi đáng lo ngại là Nhóm Egmont, một nhóm tư nhân: nó giúp ích rất nhiều nhưng nó không có thẩm quyền kiểm soát của Moneyval. Moneyval sẽ nghiên cứu các con số, các thủ tục, cách Cổ động viên Tư pháp hành động và cách thẩm phán và các thẩm phán xác định vấn đề. Tôi biết rằng trong những ngày này, cuộc thẩm vấn một số trong năm người bị ngưng chức sẽ bắt đầu. Điều đó không dễ dàng, nhưng chúng ta không nên ngây thơ, chúng ta không được làm nô lệ. Có người nói với tôi: “Nhưng tôi không tin điều đó: sự kiện về Nhóm Egmont đã được nêu lên, người ta sợ rằng đó là một thứ khủng bố [tâm lý]". Ta hãy để chuyện này qua một bên. Chúng ta tiến hành với pháp luật, với Moneyval và với Chủ tịch AIF mới. Còn giám đốc bị đình chỉ: ta hãy hy vọng ông ấy vô tội, tôi muốn như vậy bởi vì thật tốt khi một người vô tội và không có tội, tôi hy vọng như vậy. Nhưng một số tiếng ồn ào đã được tạo ra liên quan đến Nhóm này, những người không muốn các giấy tờ liên quan đến nhóm bị đụng chạm.

Đây là lần đầu tiên ở Vatican, chiếc nồi được mở vung từ bên trong, không phải từ bên ngoài. Nhiều lần từ bên ngoài rồi. Họ đã nói với chúng tôi nhiều lần và điều đó thực sự đáng xấu hổ ... Nhưng Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô rất khôn ngoan, ngài đã bắt đầu một diễn trình rất chín chắn, và bây giờ có các định chế. Việc thanh lý viên có can đảm viết tờ khiếu nại chống lại năm người, [cho thấy] nó hoạt động ... Tôi thực sự không muốn xúc phạm Nhóm Egmont vì nhóm đó làm nhiều điều rất tốt, họ giúp ích, nhưng trong trường hợp này, chủ quyền của Nhà nước là vấn đề công lý, nhà nước có chủ quyền hơn là những người chấp pháp. Điều đó không dễ hiểu nhưng tôi yêu cầu ông hiểu điều đó.

Roland Juchem, CIC: Thưa Đức Thánh Cha, trên chuyến bay từ Bangkok đến Tokyo, Đức Thánh Cha đã gửi một bức điện tín tới Carrie Lam của Hồng Kông. Đức Thánh Cha nghĩ gì về tình hình ở đó, với các cuộc biểu tình và cuộc bầu cử thành phố? Và khi nào chúng con có thể tháp tùng Đức Thánh Cha đến Bắc Kinh?

Đức Thánh Cha: Những bức điện tín được gửi đến tất cả các nguyên thủ quốc gia, đây là một thư chào thăm tự động; và đó cũng là một cách lịch sự để xin phép bay qua lãnh thổ của họ. Điều này không có nghĩa là lên án hoặc ủng hộ. Đó là một điều máy móc mà tất cả các máy bay đều làm khi chúng đi vào về phương diện kỹ thuật, và chúng công bố rằng chúng đang đi vào, và chúng tôi làm điều đó vì phép lịch sự. Điều này không thực sự trả lời câu hỏi của ông; điện tín chỉ là một phép lịch sự.

Liên quan đến câu hỏi khác mà ông đã hỏi tôi: khi chúng ta nghĩ về nó, đây không chỉ là Hồng Kông. Hãy nghĩ đến Chile, nghĩ đến Pháp, nước Pháp dân chủ: một năm của áo khoác màu vàng. Hãy nghĩ đến Nicaragua, nghĩ đến các nước Mỹ Latinh khác cũng có vấn đề như thế này, và thậm chí cả một số nước châu Âu. Đó là một vấn đề tổng quát. Tòa thánh xử lý vấn đề này như thế nào? Tòa thánh kêu gọi đối thoại, hòa bình. Nhưng không phải chỉ có Hồng Kông, có nhiều tình huống rắc rối mà tôi không thể đánh giá vào lúc này được. Tôi tôn trọng hòa bình và tôi cầu xin hòa bình cho tất cả các quốc gia có vấn đề này, cả Tây Ban Nha nữa. Tốt hơn nên đặt mọi điều trong viễn tượng và kêu gọi đối thoại, hòa bình, để các vấn đề có thể được giải quyết. Và cuối cùng: Tôi muốn đến Bắc Kinh, tôi yêu Trung Quốc".

Valentina Alazraki, Televisa

Thưa Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Mỹ Latinh đang bùng cháy. Chúng ta đã thấy sau những hình ảnh của Venezuela và Chile, chúng ta không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy sau Pinochet. Chúng ta đã thấy tình hình ở Bôlivia, Nicaragua hoặc các quốc gia khác: các cuộc nổi dậy, bạo lực trên đường phố, tử vong, thương tích, thậm chí các nhà thờ bị cháy, vi phạm. Phân tích của ngài về những gì đang xảy ra ở các nước này? Giáo hội - và cá nhân ngài như một Giáo hoàng Mỹ Latinh – có sẽ làm gì không?

Đức Thánh Cha: Một số người nói với tôi điều này: Cần phải thực hiện một cuộc phân tích. Tình hình ngày nay ở Châu Mỹ Latinh giống như năm 1974-1980, ở Chile, Argentina, Uruguay, Brazil, Paraguay với Strössner và thậm chí cả Bolivia, tôi nghĩ... họ có Cuộc Hành quân Condor vào thời điểm đó. Một tình huống bốc lửa, nhưng tôi không biết đó cùng là một vấn đề hay là vấn đề khác. Thành thật mà nói, tại thời điểm này, tôi không thể thực hiện một cuộc phân tích về điều này. Đúng là có những tuyên bố không hề có tính hòa bình. Điều đang xảy ra ở Chile làm tôi khiếp sợ, vì Chile đang thoát khỏi vấn đề lạm dụng, từng gây ra nhiều đau khổ, và bây giờ có một loại vấn đề mà chúng ta không hiểu rõ. Nhưng quả đang bốc lửa như cô nói, và phải tìm kiếm đối thoại, cũng như phân tích. Tôi vẫn chưa tìm thấy một cuộc phân tích tốt nào về tình hình ở Mỹ Latinh. Và cũng có những chính phủ yếu, rất yếu, những chính phủ đã không có khả năng thiết lập trật tự và hòa bình; và vì lý do này, chúng ta đã gặp tình huống này".

Evo Morales đã yêu cầu ngài làm trung gian, chẳng hạn. Một điều cụ thể...

Có, một điều cụ thể. Venezuela đã yêu cầu trung gian, và Tòa thánh luôn sẵn sàng. Có một mối liên hệ tốt, thực sự là một mối liên hệ tốt, chúng tôi có mặt ở đó để giúp đỡ khi cần thiết. Bôlivia đã làm một điều giống như thế, đã yêu cầu Liên Hiệp Quốc, nơi đã gửi các đại diện đến, và một ai đó từ một số quốc gia châu Âu nữa. Tôi không biết liệu Chile có đưa ra một yêu cầu hòa giải quốc tế nào không; Brazil, chắc chắn không, nhưng cũng có một số vấn đề ở đó nữa. Hơi lạ, nhưng tôi không muốn nói thêm lời nào nữa vì tôi không đủ điều kiện và tôi đã không nghiên cứu kỹ về nó, và thật lòng tôi cũng không hiểu điều đó lắm.

Tôi lợi dụng câu hỏi của cô để nói thêm rằng cô đã nói một chút về Thái Lan, một nước khác với Nhật Bản, một nền văn hóa siêu việt, cũng là một nền văn hóa của vẻ đẹp, nhưng khác với vẻ đẹp của Nhật Bản: một nền văn hóa, rất nhiều nghèo đói, nhưng lại rất nhiều phong phú tâm linh. Nhưng cũng có một vấn đề đau lòng, khiến chúng ta nghĩ đến “Hy Lạp và những người khác”. Cô là một chuyên gia về vấn đề khai thác này, cô đã nghiên cứu kỹ về nó và cuốn sách của cô đã làm rất nhiều điều tốt. Và Thái Lan, một số nơi ở Thái Lan, rất khó khăn về phương diện này. Nhưng có miền nam Thái Lan, và cũng có miền bắc Thái Lan xinh đẹp, nơi tôi không thể đến, đó là vùng bộ lạc và có một nền văn hóa hoàn toàn khác. Tôi đã tiếp khoảng hai mươi người từ khu vực đó, các Kitô hữu đầu tiên, được rửa tội đầu tiên, họ đã đến Rome, với một nền văn hóa khác, các nền văn hóa bộ lạc. Còn Bangkok, chúng ta thấy, là một thành phố lớn, rất hiện đại, nhưng có một số vấn đề khác với Nhật Bản, và có các hình thức giàu có khác với các hình thức của Nhật Bản. Tôi muốn nhấn mạnh vấn đề khai thác để cảm ơn về cuốn sách của cô, cũng như tôi cũng muốn cảm ơn Franca Giansoldati vì cuốn sách “Xanh” của cô ấy: hai người phụ nữ trên máy bay, mỗi người đã viết một cuốn sách, xử lý các vấn đề hiện đại. : vấn đề sinh thái và vấn đề hủy diệt mẹ đất, môi trường; và vấn đề khai thác của con người mà cô đã bàn tới. Điều này chứng tỏ rằng phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới và có khả năng. Cảm ơn các cô, cả hai cô, vì sự đóng góp này. Và tôi vẫn chưa quên chiêc áo sơ mi của Rocio [4] ".

Và cảm ơn các bạn đã đặt câu hỏi trực tiếp, điều đó thật tốt. Hãy thưởng thức cho tôi. Hãy thưởng thức bữa trưa của các bạn.

Ghi chú

[1] Ghi chú của Biên tập viên: trận động đất, sóng thần và thảm họa hạch nhân của nhà máy điện Fukushima vào năm 2011.
[2] Ghi chú của Biên tập viên: ở Chernobyl, năm 1986.
[3] Ghi chú của biên tập viên: Viện các công trình tôn giáo, thường được gọi là Ngân hàng Vatican.
[4] Ghi chú của biên tập viên: Có ý nhắc đến chiếc áo của một phụ nữ Mexico bị sát hại mà Valentina Alazraki đã tặng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một cuộc phỏng vấn video gần đây.