ĐGH Phanxicô đã gửi điện phân ưu sau khi một chiếc máy bay thương mại cuả Ukraine bị rớt tại Iran sau khi cất cánh từ phi trường Imam Khomeni ở Tehran để đi tới Kyiv, làm 176 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Phần đông hành khách là người Iran và Canada.

Bức điện thư do Quốc Vụ Khanh Hồng Y Pietro Parolin ký. Trong thư Đức Giáo Hoàng “phó thác các linh hồn cho tình thương xót của Đấng toàn năng, và Ngài gửi lời chia buồn đến gia đình và bạn bè của những người đã bị mất.”

Đức Giáo Hoàng cũng xin Chúa ban sức mạnh và sự an bình cho những người đang bị ảnh hưởng bởi bởi sự bi thương này.

Những gì chúng ta biết được cho đến nay về vụ tai nạn máy bay ở Iran đêm qua thì còn rất bí ẩn,

Người ta được biết là vào sáng sớm ngày thứ Tư, một chiếc máy bay phản lực của Ukraine International Airlines đi đến Kyiv đã bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Tehran, Iran. Vụ việc xảy ra vào một thời điểm đặc biệt căng thẳng, chỉ vài giờ sau khi Iran bắn tên lửa vào các căn cứ quân sự cuả Mỹ để trả thù cho việc giết chết Qassem Soleimani.

Chiếc máy bay là một chiếc Boeing 737-800 đã rơi xuống một cánh đồng chỉ vài phút sau khi cất cánh. Ukraine International Airlines cho biết rằng máy bay cuả họ đã bay lên bình thường và vào lúc 2.5 phút thì đã đạt được độ cao khoảng 7.800 feet (2.4 km) với tốc độ hơn 300 dặm một giờ, nhưng đã đột ngột không phát ra dữ liệu về chuyến bay nữa. Phi công cũng không liên lạc với đài không lưu để báo cáo bất kỳ vấn đề nào, và máy bay cũng mất kết nối với tháp điều khiển địa phương (cuả Iran).

Một video cuả Cơ quan Thông tấn xã do Sinh viên cuả nhà Nước Iran đã ghi được tai nạn cho thấy chiếc máy bay bốc cháy lúc rơi xuống và sau đó nổ lớn khi chạm đất.

Tất cả 167 hành khách, 82 người Iran, 63 người Canada, hai người Ukraine, 10 người Thụy Điển, bốn người Afghanistan, ba người Đức và ba người Anh cùng với chín thành viên phi hành đoàn Ukraine đã chết trong tai nạn. Có ít nhất 25 trẻ em , 16 dưới 10 tuổi và hai cặp vợ chồng mới cưới.

Số nạn nhân lớn từ Canada làm cho đây là một thảm họa giao thông tồi tệ nhất cuả quốc gia kể từ năm 1985 , khi một máy bay phản lực của Air India bị ném bom.

Người ta chưa rõ nguyên nhân của vụ tai nạn là gì. Đã có một loạt các lý thuyết mâu thuẫn nhau, và nhưng dường như không ai có câu trả lời dứt khoát.

Tin tức từ nhà nước Iran đã đổ lỗi tai nạn là việc động cơ bị cháy. Tuy nhiên, những chuyên gia về hàng không cho rằng một chiếc máy bay vẫn có thể bay được ngay cả khi một động cơ bị hỏng và hiếm khi động cơ bị hỏng gây ra sự cố nào khác cho các bộ phận khác (như mất liên lạc truyền tin). Đại sứ quán cuả Ukraine tại Iran lúc ban đầu cũng cho rằng kỹ thuật là nguyên nhân, nhưng ngay sau đó đã rút lại lời tuyên bố.

Một số người suy đoán rằng tai nạn có thể liên quan đến cuộc tấn công tên lửa của Iran xảy ra vài giờ trước đó. Iran đã bắn hơn một chục tên lửa đạn đạo vào sáng sớm thứ Tư tới hai căn cứ quân sự cuả Mỹ ở Iraq. Cuộc tấn công là một nỗ lực để trả đũa việc giết chết Soleimani, mặc dù không gây thương vong hay thương tích. Trong quá khứ đã có các máy bay thương mại bị hư hại trong các khu vực xung đột: Năm 2014, một tên lửa do Nga sản xuất đã đâm vào chuyến bay của Malaysia Airlines bay qua Ukraine, làm 298 hành khách chết.

Chính phủ Iran đã chối bỏ các tên lửa của họ đã bắn phải chiếc máy bay này. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng kêu gọi công chúng không suy đoán về nguyên nhân cho đến khi có thêm bằng chứng công khai. Mặc dù thời điểm có thể đáng ngờ, hiện tại không có bằng chứng đáng kể nào liên quan giữa việc bắn tên lửa với vụ tai nạn.

Hãng hàng không quốc tế Ukraine đã tuyên bố thêm rằng ba phi công cuả họ là rất giàu kinh nghiệm và phi hành đoàn cũng không xa lạ với loại Boeing 737, vì vậy khả năng gây ra lỗi do con người là không thể, đặc biệt là khi máy bay đã bay lên bình thường.

Cuộc xung đột leo thang giữa Iran và Mỹ sẽ làm phức tạp thêm các nỗ lực điều tra tai nạn. Trong trường hợp bình thường , nhà sản xuất máy bay và các quan chức của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ và cuả Ukraine sẽ đến hiện trường để hỗ trợ điều tra. Tuy nhiên, ngay sau khi xảy ra thảm kịch, Iran đã báo hiệu rằng họ không quan tâm đến việc hợp tác và tuyên bố rằng họ sẽ không bàn giao máy ghi âm (hộp đen) cho Boeing và Tổ chức Hàng không Dân dụng của Iran sẽ chịu trách nhiệm phân tích nội dung. Chính phủ Ukraine có kế hoạch gửi tới một nhóm cứu hộ để xác định thi thể của những người thiệt mạng và Hoa Kỳ cũng đề nghị giúp đỡ Ukraine và kêu gọi hợp tác quốc tế trong vấn đề này.

Riêng tại Canada, chính quyền Canada cho biết trong số người Canada bị tử nạn có nhiều du học sinh và một gia đình 4 người.

Thủ tướng Justin Trudeau đã lên tiếng kêu gọi Iran hợp tác để điều tra như sau:

"Thay mặt chính phủ Canada, Sophie và tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất của chúng tôi cho những người đã mất gia đình, bạn bè, và những người thân yêu trong thảm kịch này," Trudeau cho biết trong một tuyên bố. "Chính phủ của chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với các đối tác quốc tế của mình để đảm bảo rằng tai nạn này được điều tra triệt để, và rằng câu hỏi của người Canada được trả lời."

Nhận được câu trả lời từ Iran có thể là rất khó khăn vì Canada đã đóng cửa đại sứ quán của mình và đình chỉ quan hệ ngoại giao với Iran trong năm 2012.