ĐTC Phanxicô đến thành phố Bari lần đầu tiên vào ngày 7.7.2018. Ngài đã cùng với các lãnh đạo các Giáo hội và các cộng đoàn Kitô giáo của miền Trung Đông tham dự cuộc gặp gỡ cầu nguyện đại kết cho hòa bình. Cuộc gặp gỡ lần này tại Bari có chủ đề “Địa Trung hải, biên giới của hòa bình” được Hội đồng Giám mục Ý tổ chức từ ngày 19 đến 23 tháng 2 năm 2020, sẽ quy tụ hơn 100 giám mục thuộc mười chín quốc gia trong vùng Địa Trung Hải. Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, cho biết ngày cuối cùng của chương trình sẽ kết thúc với sự hiện diện của Đức Thánh Cha. Ngài sẽ gặp gỡ các tham dự viên và chủ sự Thánh lễ trong thành phố.

Đức Hồng Y Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Ý (CEI) tuyên bố: không bao giờ có thể có một châu u hòa bình, nếu không có hòa bình ở Địa Trung Hải. Nhưng "hòa bình không thể bị tóm gọn bằng một từ ngữ trìu mến hoặc một khái niệm cảm xúc. Những chiều kích này không thuộc về Giáo hội ", ĐHY Chủ tịch tổ chức sự kiện này đã cảnh báo. Trái lại, hòa bình ngụ ý "xây dựng cụ thể một con đường gắn kết xã hội, gặp gỡ giữa người và đối thoại giữa nam và nữ", ĐHY Bassetti giải thích ở Campobasso, vào thứ Tư ngày 8 tháng 1 khi mở đầu vòng hội thảo của Trường văn hóa và đào tạo xã hội - "Giuseppe Toniolo" của tổng giáo phận Campobasso-Bojano. Bên cạnh ngài, có Đức Tổng Giám Mục GianCarlo Maria Bregantini. Họ cùng nhau bật ngọn đèn hòa bình trước khi bắt đầu hội nghị với chủ đề là cuộc hẹn Puglia do Hội đồng Giám mục Ý cổ xúy. Sẽ trực tuyến đồng thời trên trang mạng ​​www.mediterraneodipace.it gồm những thông tin chi tiết về cuộc gặp gỡ. Trong logo, những bàn tay dang ra, một tham chiếu về cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc. Và logo của sự kiện được phổ biến như một dấu hiệu của cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc.

"Không thể biện luận rằng các cuộc xung đột ở Libya hay Syria không liên quan đến chúng tôi – ĐHY Bassetti giải thích ở Molise -. Đây là một lỗi lầm lớn lao và có thể gây ra những hậu quả thảm khốc. Địa Trung Hải đại diện cho cái nôi của một nền văn minh, trong đó Kitô giáo chắc chắn là một trong những thành viên sáng lập. Vì lý do này, như là các Giáo hội Địa Trung Hải, chúng ta có bổn phận luân lý phải cam kết thúc đẩy những nơi gặp gỡ và hòa bình bằng cách biến chúng ta thành người cổ xúy đối thoại tôn giáo và văn hóa ". Lưu vực này được đánh dấu bởi xung đột và căng thẳng. Và đang thổi lên ngọn gió của những cuộc chiến mới. "Chúng tôi yêu cầu với hy vọng rằng ngay cả hôm nay, khi chúng tôi trở lại để nói chuyện với nỗi thống khổ của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba, ánh sáng của Chúa Kitô đã thắp sáng trái tim của những người cai trị và các dân tộc," Chủ tịch của CEI nói. Cuộc hẹn được lấy cảm hứng từ lời tiên tri của Giorgio La Pira cùng với "những cuộc nói chuyện Địa Trung Hải" của ông, coi biển lớn là "một vũ trụ của các quốc gia được chiếu sáng bởi Chúa Kitô và Giáo hội".

Đây sẽ là "một hội nghị của các giám mục dựa trên sự phân định cộng đồng, điều này sẽ cho phép định giá triệt để phương thức đồng nghị” Bassetti cho biết. Hơn 100 giám mục từ các Giáo hội nhìn ra biển lớn sẽ đại diện cho ba lục địa (Châu u, Châu Á và Châu Phi). Ngày cuối cùng của chương trình sẽ kết thúc với sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài sẽ gặp gỡ các tham dự viên và chủ sự Thánh lễ trong thành phố. Trên các bước của "nhà tiên tri hòa bình" Giorgio La Pira, các giám mục sẽ đối đầu với nhau để chỉ ra những con đường hòa giải và tình huynh đệ cụ thể giữa các dân tộc trong một khu vực được đánh dấu bởi các cuộc chiến tranh, đàn áp, di cư, bất bình đẳng.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP

Nguồn: Avvenire.it