Nạn châu chấu là một tai ương hằng năm tại các quốc gia lân cận với sa mạc, nhưng sự biến đổi khí hậu đã làm cho loại tai ương thứ 8 (trong sách Xuất Hành) gia tăng gấp bội. Các chính quyền Đông phi như Kenya, Ethiopia, Somalia, Nam Sudan và Uganda đang kêu cầu Liên Hiệp Quốc tài trợ cho việc ngăn chặn tai ương này. Dự trù thì số lượng Cào cào Châu chấu có thể tăng gấp 500 lần hiện nay và muà màng sẽ có thể bị mất đến 90%.

Tại Pakistan chính quyền có vẻ coi thường sự kiện xày ra hằng năm này mặc dù các cơ quan nhân đạo quốc tế như Caritas đã báo động từ tháng 5 năm trước, lúc đó các bộ trưởng vô trách nhiêm còn đưa ra những lời bông đuà diễu cợt và các quan chức điạ phương tiếp tục che đậy thiệt hại. Bây giớ sau khi nạn Châu Chấu lây lan lên tới tận miền Bắc rồi, là một sự kiện chưa từng có trong lịch sử, chính quyền cuả Pakistan mới phải tuyên bố tình trạng khẩn trương vào ngày 31/1/2020 vừa qua.


Lahore (AsiaNews) - Chính quyền Pakistan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc gia vào ngày 31 tháng 1 để chống lại sự lan tràn cuả loài châu chấu sa mạc đang phá hủy mùa màng ở tỉnh Punjab, sau khi đã phá hủy 22.000 mẫu Anh (8,900 ha) nông sản ở tỉnh Sindh.

Lần đầu tiên trong lịch sử của đất nước, loại côn trùng này đã lan đến các tỉnh miền bắc, tới tận tỉnh biên giới cuả miền Tây Bắc là Khyber Pakhtunkhwa. Trước đây các tai ương cuả những năm 1993 và 1997 chỉ ảnh hưởng đến hai tỉnh Punjab và Sindh.

Theo ông Bộ trưởng Bộ An ninh lương thực quốc gia Makhdoom Khusro Bakhtiar, sự xâm nhập của châu chấu là do biến đổi khí hậu.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Thủ tướng Imran Khan đã thành lập một ủy ban liên bang cấp cao.

Các Bộ trưởng và quan chức từ bốn tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hành động cho toàn quốc với số tiền là 7,3 tỷ rupee (48 triệu USD) để loại bỏ châu chấu.

Ông Manshad Asghar, tổng thư ký của Caritas tại Hyderabad, cho biết rằng các phương tiện truyền thông địa phương đã không công bố tin tức về các khu vực bị lâm nạn bởi vì họ lo sợ dân chúng bị báo động quá mức.



Tuy nhiên, châu chấu đã nhanh chóng tấn công "các quận nghèo, thiếu nước và thực phẩm", ông nói.

Năm 2018, Caritas đã cung cấp nhiều khóa học về quản lý chăn nuôi, bảo quản thức ăn và thức ăn gia súc, lưu trữ hạt giống, quản lý cây trồng, bảo tồn đất và quản lý nước ở các huyện sa mạc Nagarparkar và Tharparkar. Năm nghìn người đã tham gia các khóa đào tạo, kết thúc vào tháng 3 năm 2019.

Vào cuối tuần trước ông Giám đốc Caritas Pakistan Amjad Gulzar đã họp khẩn cấp với toà khâm sứ Toà Thánh ở Balochistan, là nơi cào cào xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 5 năm 2019.

Chúng tôi đang lên kế hoạch phòng ngừa, ông nói, và đã đóng một vai trò lớn hơn trong việc [nâng cao] nhận thức của những người nông dân nghèo.

Đối với họ, việc trồng vây và chăn nuôi là phương tiện sinh sống duy nhất. Việc mất mùa có thể khiến giá cà các thực phẩm thiết yếu tăng giá.

Trong khi đó, Pakistan cũng đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lúa mì nghiêm trọng ảnh hưởng đến các thành phố chính của nước này.

Giá bột và bánh mì tăng vọt vào tháng trước khi lúa mì biến mất khỏi các cửa hàng.

Để phản đối chính sách kiểm soát giá cả của chính phủ, các thợ làm bánh đã đình công.



Lúa mì là thực phẩm chính ở Pakistan, được trồng trên 60% diện tích nông nghiệp.

Theo ông Ashgar, tổng thư ký của Caritas, một ông bộ trưởng đã làm cho vấn đề tồi tệ hơn bằng những lời diễu cợt coi thường thiên tai này.

Tháng 11 năm ngoái, lan truyền ra một video của ông Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ở tỉnh Sindh, là Ismail Rahu. Ông đề nghị mọi người giải quyết thiên tai bằng cách ăn châu chấu: Chúng mà đến, thì mọi người cứ việc bắt chúng mà nhậu. Cứ nướng trên vĩ để ăn với 'biryani' [cơm trộn thịt], xào với ‘karahi’ [rau xào] hoặc [nấu] cháo.

Ông Rahu nói rằng những người ở sa mạc thường ăn châu chấu, mọi người không nên lo lắng "vì chúng không có hại".