Ngày Cầu Cho Ơn Gọi – 2020

Phạm Bá Nha

Năm nay ngày thế giới cầu cho Ơn Gọi lần thứ 57 diễn ra vào Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh, 3.5.2020. Ngày cầu nguyện này được Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI phát động vào 1963. Hàng năm Giáo Hội dùng ngày này thúc đẩy khắp nơi cầu cho cánh đồng lúa chín của Giáo Hội đang gặp thử thách khó khăn. Đang có dịch Covid-19.

Sứ điệp của ĐGH được công bố 24.3.2020, nội dung Ngài suy tư về Tin Mừng Mathêu : Sau khi giải tán đám đông, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện (x. Mt 14, 22-23), ĐGH kêu gọi các mục tử :

- Lòng biết ơn : Ơn gọi là đáp lại tiếng gọi của Đấng Tối Cao. Chính Chúa ban ơn hướng dẫn, chỉ đường, đồng hành để bước lên.

- Phải can đảm : Chúa ban can đảm sức mạnh, để lựa chọn, những nghi ngờ: Ơn gọi có dành cho tôi? Tôi có đi đúng đường? Chúa có muốn tôi đi con đường này không? Chúa ban cho ta niềm tin để lướt sóng gió và nản chí.

- Nếu mệt mỏi: Dấn thân phục vụ là có mệt mỏi, lo sợ. Lúc yếu đuối khốn khổ thì Chúa giơ tay nâng đỡ, để ta vui tươi theo ơn gọi.

- Hãy ngợi khen: Dù sóng gió, vẫn ngợi khen Chúa. Bắt chước Đức Mẹ phó thác biết mình là nữ tỳ thấp hèn. Mẹ đón nhận ơn gọi.

(Vatican News 24.3.2020)

Ngoài ra, Chúa Nhật Truyền giáo, 3.5.2020, qua trực tuyến, kinh truyền tin Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, ĐTC khẳng đinh : Ơn gọi linh mục, tu sỹ đòi hỏi can đảm kiên trì, không có cầu nguyện không thể tiến theo con đường này. ĐTC nhắc lời Chúa kêu gọi cầu cho có thêm thợ, vì ‘Lúa chín đầy đồng’ (x. Mt 9, 37-38). Muốn vậy : Đừng đứng trên bờ cầm lưới, mà ‘bỏ thuyền theo Chúa’(x. Mt 1, 18). Và lên thuyền rồi, đừng rút mái chèo vì sợ hãi. Xin mọi người giang tay rộng trợ giúp việc hữu ích cho vương quốc này (Viet catholic 3.5.2020)

Trở lại, năm 2018, ngày 5. 8, ĐGH viết thư cho Dân Chúa (lettre au peuple de Dieu) đề cập đến 10 tiêu chuẩn chính yếu chỗ đứng của linh mục hiện nay :

1)Đặt linh mục vào đúng chỗ : ĐGH chống lại chủ thuỵết ‘giáo sỹ trị’ chuyên quyền, coi linh mục là siêu nhân. Giáo sỹ và giáo dân hỗ tương nhau.

2) Đặt giáo dân vào đúng chỗ. Vì thiếu linh mục, Hội Đồng Mục Vụ dựa cha xứ, trở thành chuyên quyền, quyết định mọi việc.

3) Mọi người bình đẳng trước bí tích Rửa Tội. Công đồng Vatican II khẳng định : Tất cả ai tin vào Đức Kitô, dù họ là ở bậc nào, đều được gọi tiến đến sung mãn đời sống KItô hữu

4) Cần có hội thảo, trao đổi giữa linh mục và giáo dân về những vấn đề quan trọng. Hai bên bàn thảo và cần nghe nhau.

5) Giáo sỹ và giáo dân đều có thếu sót trong điều hành, cách ứng sử chung. Phải can đảm đón nhận ý kiến và phê phán. Tránh cách nói ‘chạy tội và ăn thua’.

6) Giáo dân tự do phát biểu ý kiến sẽ làm phật lòng linh mục hai bên xa cách hơn là phục vụ chung. Thời gian đào tạo linh mục và lớp huấn luyện giáo dân cần chú ý điểm này. Cần nói lên sự thật nhưng phải cân nhắc thận trọng.

7) Để trách nhiệm cho giáo dân là mở đường của Công Đồng Vatican II (x. GH 33; TĐ 35 và TG 41) và Giáo Luật 1983 (x. k 224 tt). Triều đại Đức Phanxicô đã áp dụng.

8)Điều hành giáo xứ (giáo phận) theo tập đoàn là điểm mục vụ thức thời mà Công Đồng mạnh mẽ mong muốn. Đức Phanxicô ao ước làm việc dưới hình thức tập thể.

9) Chỗ đứng của nữ giới. Số lượng nữ giới trí thức rất lớn có trong giáo xứ và giáo phận. Phải kính nể và trọng dụng trong phạm vi có thể.

10) Đừng ngại mời nữ giáo sư giảng dạy và đào tạo linh mục tương lai : Đã có, nhưng phải gia tăng hơn trong các môn nhân bản, gia đình, sinh hoạt bác ái xã hội.

(La Croix 30.8. 2018 và 19.9. 2018),

Mới nhất, 19.6.2020, nhằm vào lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày Thánh hóa các linh mục, do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đề xướng vào thứ Năm Tuần Thánh 25.3.1995, ĐGH Phanxicô viết trên Tweet : Tôi mời gọi bạn cầu nguyện cho các linh mục, để qua lời cầu nguyện của bạn, Chúa sẽ củng cố ơn gọi các ngài, nâng đỡ các ngài trong chức vụ, để các ngài luôn là thừa tác viên của Niềm Vui Tin Mừng cho tất cả mọi dân nước.

Trong thư nhân dịp thành lập ngày này, Thánh Giáo Hoàng người Ba Lan viết : hy vọng rằng Đức Trinh Nữ Maria trên hết sẽ đặt vào trái tim chúng ta một khát vọng mạnh mẽ về sự thánh thiện. Việc truyền giáo mới cần đến những nhà truyền giáo mới, những linh mục sống theo chức tư tế của họ như một con đường thánh thiện. Thứ Năm Tuần Thánh đưa chúng ta trở về nguồn gốc của chức tư tế, cũng nhắc nhở chúng ta nghĩa vụ phải ra công gắng sức cho con đường thánh thiện, thành thừa tác viên thánh thiện. Chính trong chiều hướng này, một cơ hội đặc biệt thuận lợi khi chấp thuận của Bộ Giáo sỹ cử hành trong mỗi giáo phận ‘ngày thánh hóa các linh mục’, vào lễ Thánh Tâm. Tôi tán thành đề nghị này.(Vietcatholic. 19.6.20)

Hiện trường truyền giáo

Theo Niên giám Tòa Thánh 2019, trong 2017: dân số thế giới là 7 tỷ 408 triệu người, có 1 tỷ 313 triệu Công Giáo, chiếm 17, 7 %. Phân chia : 48, 5% ở Mỹ châu, 21, 8% ở u châu, 17, 8% ở Phi Châu, 11, 1% ở Á châu và 0, 8% ở Đại Dương châu. So với 2016, số Công Giáo tăng 1, 1%. Số ứng viên linh mục giảm từ 116.160 (2016) còn 115, 328 (2017), giảm 0, 7%. (Viet catholic News 6.3.2019)

Ngày 29.4.2020, Báo cáo của Ủy Ban Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ thì tự do tôn giáo đang gia tang. UB đưa ra các quốc gia vi phạm tôn giáo liên tiếp, liên tục, trắng trợn: Miến Điện, Trung Hoa, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Pakistan, Saudi Arabia, Tajikistan, Ấn Độ, Nigeria, Nga, Syria, Iraq, Việt Nam

Những ngày này, 2019-2020, Trung quốc tung ra chiến dịch thâm độc triệt hạ Công Giáo, còn tệ hơn báo cáo của Hoa Kỳ, như : không cho thanh thiếu niên đến nhà thờ, triệt hạ Thánh Giá trong nhà thờ, treo hình lãnh tụ CS trong nhà thờ, đột kích chiếm giữ hàng trăm nhà thờ Thiên Chúa giáo. Buộc tội bỏ tù các chiến sỹ, vì tội ‘lật đổ quyền lực nhà nước’. Một số nơi buộc ký giấy ‘bỏ đạo’ nếu không bị khước từ hưu bổng. Báo cáo mới của LHQ 28.4.2020, cho biết sự áp bức của Trung Quốc tệ hơn báo cáo của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ (USCRF). Nhưng các linh mục thầm lặng tuyên bố vẫn mỉm cười kiên nhẫn vững tay chèo.

Truyền giáo tại VN, 1975-nay, theo tinh thần truyền thống dân tộc của HĐGM VN đề ra ‘sống Phúc m giữa lòng dân tộc’. Sống đạo theo Tin Mừng ‘Qua cửa hẹp’ âm thầm trong sa mạc (x. Mt 13, 14). Cho ‘tới mặt trời mọc’ (x. Mc 16, 2) (x. Hiệp Thông, số 5+6.2015)

Lạy Chúa, dầu qua thung lũng âm u

Con sợ gì nguy hiểm, vì có Chúa ở cùng

Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm (Tv 22, 3)

Đến đây, chúng tôi xin giới thiệu một Linh mục đầy nhiệt huyết cho việc truyền giáo. Đó là Lm giáo sư chủng viện Louis Trần Phúc Vỵ (Hà Nội 1924- Sài Gòn 2020), qua đời 24.4. 2020, tại nhà linh mục hưu dưỡng Chí Hòa, Sài Gòn. Trong lễ an táng, 25.4.2020, tại nhà thờ Chí Hòa, ĐTGM Saigon Nguyễn Năng, dựa vào Tin Mừng Tám Mối Phúc (Mt 5, 1-12) tôn vinh cha giáo : sống tinh thần khó nghèo, đơn sơ, âm thầm phó thác, vui tính, tận tụy sẵn sàng cho cho việc truyền giáo và đức tin. Đáng nêu gương.

Cha Vỵ đã 10 năm dạy học tại Tiểu Chủng Viện (1951-1961) và 31 năm quản xứ (1962-1993). Cha Louis sinh quán Phát Diệm trong gia đình 12 người con, 7 trai, 5 gái. Sáu người đi tu : hai nữ tu và 4 linh mục : là Lm Roco Trần Phúc Long (1921-2002), Lm Louis Trần Phúc Vỵ (1924-2020), Lm Giuse Trần Phúc Hạnh, nhạc sỹ Vinh Hạnh (1931-1966) Lm Alberto Trần Phúc Nhân (1932-2014) nhóm Dịch Phụng Vụ Thánh Kinh. Và hai nữ tu : sr Catarina Trần thị Kim Bảo, dòng Phaolo Thiện Bản, hiện có nhà xuất bản ở Sài Gòn. Sr Benadeta Trần thị Kim Hương, Nữ tu Huynh Đệ Quốc Tế, Bỉ. (Association de Fraternité Internationale, AFI). Cả hai nữ tu đều yếu, kém sức khỏe. Gia đình này còn người con nữa tên Trần Phúc An, có gia đình, ở Romainville, ngoại ô Paris. Ông cố GB Trần văn Hóa (1902? – Phát Diệm 1954) được huy chương và phẩm phục ‘Phẩm trật thánh Sylvestre’ (1934) và ‘Phẩm trật Mồ thánh Giêrusalem’ (1936). Bà cố Maria Nguyễn thị Ngọc Đơ (1902- CA 2001) được tặng thưởng huy chương vàng ‘Pro Ecclesia et Pontifice’. Ông bà bỏ ra, quyên giúp vàng xây nhiều nhà thờ họ lẻ, quanh vùng. Đứng ra bảo trợ rửa tội cho 450 lớn bé.

Cuộc đời 96 tuổi và 72 năm linh mục, được ghi lại :

1)Tu học :1935-1938 : tại TCV Phúc Nhạc. 1938-1941 : TCV Avignon, Pháp. 1941-42 : ĐCV Marseille, Pháp. 1942-1948 : ĐCV Truyền giáo Roma. Ngày 28.3.1948, lễ Phục sinh : Thụ phong linh mục tại Roma.

2) Du học : 1948-1951, Dại học Văn Khoa Toulouse, Pháp, chuyên Anh văn. Đậu cử nhân Triết và Thần Học, Cử nhân giáo khoa Anh văn. (Licence ès lettres d’ès Anglais)

3)10 năm dạy học tại tiểu chủng viện (1951-1961). Du học về cha dạy Anh văn tại TCV Phúc Nhạc (1951-1954). Di cư vào nam cha tiếp tục dạy Anh văn (1955-1961) tại TCV Phúc Nhạc cư ngụ Phú Nhuận. Từ 1955, Cha làm hiệu trưởng TCV Phú Nhuận lấy tên trung học Nguyễn Bá Tòng, có các lớp từ đệ lục đến đệ nhị, Bề trên vẫn là cha Nguyễn Kim Phượng. Làm hiệu trưởng, Cha ký tên trong học bạ, thẻ học sinh, để các chú có điều kiện đi thi Dự Bị Quân Sự, thi thể thao, Trung Học Phổ Thông và Tú Tài I. Ai học thi Tú tài II, hay đại học, đều qua ĐCV Phát Diệm, 98 Chi Lăng, đi học đệ Nhất ở Chu Văn An hay Văn Khoa. Trong thời gian ở Phú Nhuận cha còn giúp văn phòng di cư của ĐC Phạm Ngọc Chi ở Chợ Đũi, thông dịch đón tiếp ĐHY Francis Spellmen thăm di cư tại Hố Nai (1955). Hai lần khác thông dịch viên khi TT Ngô Đình Diệm đến Phú Nhuận (1957), ngày ĐHY Đặc sứ Gregorio Pietro Agagianian, chủ sự đại hội Thánh Mẫu Sài Gòn (1959). Ngoài ra, Cha Vỵ dạy Anh Văn cho trường Chu Văn An. Có lần học trò tinh nghịch khiêng xe Citroen con cóc, 2 ngựa của cha đi vào bụi cây. Dậy xong, ngáo ngác, tìm ra xe, cha chỉ cười. Cha xuất bản chung với cha Trần Phúc Long, luyện thi Anh Văn, gồm những bài dịch Anh-Việt-Anh. Cha kín đáo ra bài thi Anh Văn do Bộ Giáo Dục yêu cầu. Có lần bài thi Anh văn dịch Anh-Việt, đầu bài : One Way Street (Đường Một Chiều). Thi về nhà, cha Vỵ mới tiết lộ là đề thi ngài ra. Ban đầu, trụ sở Phát Diệm di cư Phú Nhuận chật hẹp, dành tới 16 cha và 3 thày, mà đào tạo gần 100 chủng sinh. Thật là quan tâm đặc biệt. Được biết, các cha có quen và giới thiệu đến bác sỹ người Pháp mở phòng khám ở Phạm Ngũ Lão, trước chợ Bến Thành. Rất tận tâm niềm nở không mất tiền. Còn trẻ đâu có bệnh gì !

4) 31 năm quản xứ (1962-1993). Sau khi các TCV sát nhập vào Sài Gòn, Cha đã lần lượt phụ trách quản xứ : Gia viên, Biên Hòa (1961-1965), Long Thành Mỹ, Thủ Thiêm (1966-1988), Thánh Gẫm, Gò Công (1989-1993). Những xứ này nghèo thiếu phương tiện vật chất sinh sống.

5) Nghỉ hưu (1994-qua đời) trong thời gian nghỉ Cha nghiên cứu viết sách, như : ‘Thư gửi chị em Mến Thánh Giá Phát Diệm’, 84 trang, 2001. Nội dung là ‘lịch sử Phát Diêm, chi tiết về các vị Tử Đạo Phát Diệm, đã hoặc chưa được phong thánh. Hình và tiểu sử các Gám Mục Phát Diệm. Cha Vỵ có qua Paris, đến GXVN cùng dâng lễ, năm 2000.

Trong thư gửi, 12.3.2002, cho người viết, kể ‘thật tếu’ mà thực tế, công việc cha đang làm : Tôi có 3 mối tình già :

- Tôi yêu cô Phong : Phong chỉ người bị bệnh phong cùi….theo dõi từ 1999

-Tôi có Mèo : Mèo là dân tộc thiểu số H’Mong. Tôi quan tâm đến 24 gia đình, gồm 159 người…

- Ba chị em sinh ba : cô út là Viên, cô giữa là Lý, cô đầu là Giáo. Tức Giáo Lý Viên, nối tiếp việc các thày Giảng…

Ngày 28.3.2018, kỷ niệm 70 năm linh mục của cha giáo Vỵ, ngồi xe lăn, tổ chức rời lại 4.4.2018, tại nhà vãng lai Phát Diệm, TCV Phú Nhuận cũ. Cha Giue Phạm Bá Lãm, Hòa Hưng, học trò cũng là đại diện Phát Diệm, phát biểu : Cha Louis được mừng 70 năm linh mục ‘tất cả là hồng ân’, hiếm có. Cha xuất thân trong gia đình đạo đức qúi phái, Cha là nhà giáo dục hăng say tài ba. Nhà ngữ học uyên thâm, để lại nhiều tác phẩm giá trị và miệt mài không mệt mỏi tận tâm truyền giáo…Cha xứng đáng là ‘bậc thày’ vì có nhiều học trò là giáo sỹ hay có sự nghiệp, khắp nơi... luôn bên cha bằng lời cầu nguyện, lúc nào cũng qúi và tri ân.

Trong tiệc vui, vây quanh, Cha giáo mới kể những việc làm âm thầm, ít ai biết tới. Nhưng Cha vẫn khiêm tốn, nói như trối trăn, ‘thành tích chẳng có bao nhiêu’ :

1/ Những gì tôi đã làm : -Mục vụ và truyền giáo hình như không có. -Dạy học đào tạo chủng sinh và tu sỹ. -Viết ba sách nhỏ : Tìm hiểu Cựu Ước, Như hương trầm, Tìm hiểu Sáng Thế. Cộng tác nhiều với Nhóm Dịch KPV CG xuất bản

2/ Những ai đã giúp tôi : Ơn Thiên Chúa ban trong suốt đời nhất là lúc khó khăn. Gia đình. Tu viện Mai Khôi trong 34 năm. Nhóm Dịch KPV CG. Gia đình thiêng liêng Charles Foucauld, huynh đoàn Jésus Caritas từ khi học ở Roama đã thấm nhập tâm hồn. Các bề trên linh mục tu sỹ giáo dân giúp tôi vượt thắng khó khăn.

3/ Thời gian còn lại, xin phục vụ, như Chúa nói : hãy bước đi khi còn ánh sáng (Gn 12, 35)

Kết luận bài này bằng tâm tình của ĐTC Phanxicô, trong kinh Truyền tin trực tuyến, cầu cho có nhiều thợ gặt (x. Mt 9, 37-38), trong giai đoạn dịch bệnh này. ĐTC muốn gần gũi với những ai bị tổn thương nặng nề dịp này. Và Ngài cất kinh cầu xin:

Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn chiếu soi trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng. Chúng con phó thác chúng con cho Mẹ, là Sức khỏe của các bệnh nhân. Dưới chân Thánh giá, Mẹ đã hiệp thông trong nỗi thống khổ của Chúa Giêsu, với một đức tin kiên vững. Lạy Mẹ, là Phần Rỗi của dân thành Rôma, Mẹ biết điều chúng con cần và chúng con chắc chắn rằng Mẹ sẽ ban cho chúng con, để giống như ở Cana miền Galilê, niềm vui và lễ hội sẽ trở lại sau thời gian thử thách này. Lạy Mẹ của Tình yêu Chúa, xin giúp đỡ chúng con, để chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha và làm điều mà Chúa Giêsu phán bảo chúng con. Ngài là Đấng đã gánh lấy trên mình Ngài các nỗi đau của chúng con và Ngài mang lấy những buồn sầu của chúng con để qua Thánh giá, đưa chúng con đến niềm vui Phục Sinh. Lạy Mẹ Thiên Chúa, chúng con tìm nương náu dưới sự che chở của Mẹ. Xin chớ chê chớ bỏ lời cầu xin của chúng con đang trong cơn thử thách, và thân lạy Đức Trinh nữ vinh hiển đầy ơn phúc, xin giải thoát chúng con khỏi mọi hiểm nguy. Amen. (25.4.2020, lễ thánh sử Maccô)

Và cùng đọc kinh cầu cho việc truyền giáo

Lạy Thiên Chúa là Cha toàn năng, / Cha yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, / để ai tin vào Con của Cha thì khỏi phải chết, / nhưng được sống muôn đời./ Chúng con tạ ơn Cha/ vì đã cho chúng con được làm người, / lại được làm con Cha/ với niềm hy vọng được sống muôn đời./ Xin Cha nhìn đến những người chưa nhận biết chân lý và ơn cứu độ trên thế giới hôm nay, / và hướng dẫn họ đến với Ðức Kitô, / để được quy tụ vào Nước Cha.

Lạy Chúa Giêsu, / Chúa đã xuống thế làm người, / đã loan báo Tin Mừng cứu độ, / đã chịu chết và sống lại/ để nên ánh sáng muôn dân/ và đem ơn cứu độ đến tận cùng trái đất./ Chúa đã thao thức:/ Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít./ Trước khi về trời, / Chúa đã sai các Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng/ và làm chứng cho Chúa đến tận cùng thế giới./ Xin Chúa tiếp tục sai những thợ gặt lành nghề đến cánh đồng bao la/ và soi sáng cho nhiều người biết cầu nguyện, hy sinh, / quảng đại dấn thân cho việc truyền giáo./ Xin Chúa chúc phúc cho hoạt động loan báo Tin Mừng của chúng con.

Lạy Chúa Thánh Thần, / Chúa đã đến với các Tông đồ và các Ngài đã lên đường, / đem ánh sáng và tình thương của Chúa đến với nhiều dân tộc./ Xin Chúa ban cho chúng con lửa nhiệt thành truyền giáo, / biến chúng con thành những chứng nhân loan báo Ðức Kitô và Nước Trời, / thể hiện qua nếp sống yêu thương và phục vụ, / biết đối thoại và cộng tác với mọi người, / biết chia sẻ của cải vật chất và tinh thần cho người nghèo khổ bất hạnh, / để cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.

Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, / các thánh truyền giáo và các thánh tử đạo Việt Nam, / xin Ba Ngôi Chí Thánh chúc phúc cho quê hương Việt Nam chúng con/ và các dân tộc trên toàn thế giới./ Amen.

Cho phép sử dụng trong Giáo phận

Bùi Chu, ngày 26/09/2019