Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Indonesia, Đài Loan, Brunei, Campuchia và Trung Quốc là các nước có biên giới với Biển Đông - tất cả đều yêu sách một phần lãnh hải.

Biển Đông, chiếm khoảng 40 phần trăm khí đốt tự nhiên hóa lỏng trên thị trường toàn cầu, và cũng là nơi có một loạt các sinh vật biển và địa lý phong phú. Ước tính trị giá 3.4 nghìn tỷ đô la trên thị trường, đó là chưa kể tầm quan trọng địa chính trị của nó.

Bắc Kinh tuyên bố quyền sở hữu của hơn 90% Biển Đông, viện dẫn một đường lưỡi bò được cho là đã được vẽ vào năm 1947.

Trong khi thế giới bị phân tâm bởi coronavirus, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự kéo dài năm ngày tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, tấn công các lực lượng Phi Luật Tân, Việt Nam và Mã Lai Á.

Vào ngày 14 tháng 7, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian - 赵丽坚) tuyên bố rằng: “Trung Quốc chưa bao giờ tìm cách thành lập một đế chế hàng hải ở Biển Đông và luôn đối xử bình đẳng với các nước ven biển”.

Tuyên bố này không đúng sự thật.

Kiên nói thêm rằng các yêu sách của Trung Quốc dựa trên các bằng chứng pháp lý lịch sử đầy đủ và công pháp quốc tế. Tuy nhiên, yêu sách này đang bị tranh cãi: Năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực kết luận rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông.

Tòa án cũng phán quyết rằng một số khu vực của Biển Đông nơi Trung Quốc thiết lập cơ sở hạ tầng quân sự là một phần trong Vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân.

Trung Quốc từ chối tham dự các phiên điều trần của Tòa án và đã tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự ở những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền. Theo báo cáo năm 2017 của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, kể từ năm 2013, Trung Quốc đã lấn chiếm 3, 200 hécta đất mới ở Biển Đông.

Trung Quốc cũng không hợp tác với các nỗ lực của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN, để giảm xung đột ở Biển Đông. ASEAN, một tổ chức liên chính phủ bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á, trong 12 năm qua đã theo đuổi một bộ quy tắc ứng xử hòa bình cho Biển Đông.

Như các quốc gia thành viên ASEAN đã lưu ý sau cuộc họp ảo vào ngày 26 tháng 6, Trung Quốc đã không thực hiện lời hứa mà họ đã đưa ra vào năm ngoái để thúc đẩy các cuộc đàm phán cho một bộ quy tắc ứng xử.

Chester Cabalza, một nhà phân tích an ninh và đồng nghiệp tại Đại học Quốc phòng Bắc Kinh, nói với Al Jazeera rằng đại dịch coronavirus đã cho Trung Quốc cơ hội để tiếp tục thúc đẩy lợi ích của mình ở Biển Đông.

Hoa Kỳ đã có lúc cử nhân viên quân sự đến Biển Đông để hỗ trợ các nước ASEAN khác. Chính quyền Trump đã tăng cường sự phản đối đối với các yêu sách hàng hải của Trung Quốc đối với Biển Đông, và thề sẽ duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc đã vu cáo Hoa Kỳ là “kẻ săn mồi”, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và cố gắng quân sự hóa Biển Đông.


Source:Polygraph Info