1Các Vua 19, 9a.11-13a; Tvịnh 84; Roma 9: 1-5; Mátthêu 14: 22-33

Các môn đệ ở trên con thuyền mỏng manh bị sóng to gió lớn do một cơn bão thổi mạnh. Các ông đã bị vắt kiệt sức trong khi chống đỡ với cơn bão, thời lúc "canh tư", là trong đêm tối giữa 3 giờ đến 6 giờ sáng. Trong lúc tối trời, khi sức lực đã cạn thì thấy Chúa Giêsu đi trên mặt nước đến với các ông. Ai có thể đi trên mặt nước như thế được nhỉ? Có phải đây là dấu chỉ báo cho họ biết về bản tính và sức mạnh siêu phàm của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu và Ngài thật là quyền năng phải không? Chắc chắn một đấng như thế sẽ giải cứu các ông.

Nhưng, sự hiện diện của Chúa Giêsu chỉ làm tăng thêm mối lo sợ cho các môn đệ. Và bây giờ đang có những nỗi sợ hải dồn dập đưa tới – Người Thầy của họ có thể đi trên mặt nước giữa cơn sóng gió bão bùng mà không bị chìm. Cũng như trẻ con bây giờ thường nói "thật là lạ lùng". Ngoài sự sợ hải vì sóng to gió lớn, các môn đệ còn sợ Ngài là bóng ma đang đến.

Chúng ta hãy dừng câu chuyện tại đây hôm nay. Chúng ta không cần phải dùng trí tưởng tượng để nhận diện những gương mặt sợ hãi của các môn đệ trên thuyền đang gặp sóng to gió lớn. Như hiện nay chúng ta đang đối mặt với cơn bão đại dịch đang giết chết hằng triệu người khắp mọi nơi trên thế giới. Vậy chúng ta có cảm thấy chúng ta đang giống như các môn đệ xưa đang trong sự sợ hải không? Cũng như các ông, chúng ta có tự hỏi liệu Chúa Giêsu có như là một bóng ma sẽ xuất hiện hay không? Và rồi cũng như các ông chúng ta sẽ sợ hải la lên "ma đấy!"

Đây là một đặc thù của đức tin và do chúng ta thường đến kính thờ Chúa trong những lúc đời sống chúng ta trãi qua với biết bao nổi truân chuyên. Nhưng khi sóng gió quá lớn có thể đe dọa đến cuộc sống và tính mạng - Thì khi gặp những điều đó, chúng ta cần có một đức tin mạnh mẽ. Hãy xem đó như là "đức tin mặc định" Trước những sự khó khăn đầy áp lực đó, chúng ta không nhắm mắt và phó mặc cho chóng qua. Chúng ta phải chấp nhận sự thật của mối đe dọa đó đang trắc nghiệm đời sống đức tin của chúng ta. Mặc dù các đe dọa đó quá sức lớn đang trùng điệp chống lại chúng ta lời tuyên xưng "dù sao đi nữa, tôi tin Thiên Chúa đang ở với tôi".

Hôm nay câu chuyện trong phúc âm tái khẳng định đức tin của tôi. Tôi không tin là Chúa Giêsu đã làm tôi đã hoang man và sợ hải quá sức, nhưng Ngài đã đến với tôi để an ủi tôi. Các bạn có để ý trong câu chuyện là cơn sóng gió vẫn không bớt đi ngay cả khi ông Phêrô ra khỏi thuyền để đi đến với Chúa Giêsu hay không? Nếu sóng gió bớt đi thì cũng đủ để làm ông Phêrô biết chắc người mà trước đó ông cho là ma thì chính thật là Chúa Giêsu phải không? Không đâu, sóng gió vẫn tiếp tục, ông Phêrô được yên một chút. Nhưng khi ông ta không nhìn vào Chúa Giêsu và nghĩ đến sóng gió thì ông lại bắt đầu chìm.

Một vài câu chuyện trong Kinh Thánh làm tôi nhớ đến những nơi và những khoản khắc hiện thực nơi tôi. Bài phúc âm hôm nay cho tôi nhớ một câu chuyện về tôi. Lúc tôi sống và thi hành mục vụ ở West Virginia với một nhóm anh chị em tu sĩ dòng Đaminh. Chúng tôi là một nhóm truyền giáo của giáo phận. Chúng tôi đi từng hai người một, sống một thời gian là 2 tháng tại một giáo xứ để rao giảng cho những người chưa có đời sống đức tin ổn định.

Một lần, chúng tôi ở trong một giáo xứ phía nam thành phố Charleston. Chúng tôi có tổ chức một buổi hội thảo về Kinh Thánh tại nhà của một gia đình giáo dân. Họ đã mời 20 người hàng xóm của họ đến dự. Và hôm đó chúng tôi trao đổi về bài phúc âm hôm nay. Chúng tôi nói đến song to gió lớn ngoài biền. Sau khi đọc câu chuyện, chúng tôi im lặng. Rồi tôi hỏi: Quý vị, đã có ai có lần gặp sóng to gió lớn ngoài biển chưa? Nơi giáo xứ chúng tôi đang nói chuyện cách bờ biển 500 dặm, và cách biển hồ lớn 1000 dặm. Tôi nghĩ sẽ không có ai trả lời ngay được đâu. Nhưng có một bà cụ lớn tuổi trả lời: "10 năm về trước, chúng tôi ở đây bị chết 9 người đàn ông do một vụ sập đổ mỏ than đá. Dó là một cơn sóng gió khủng khiếp đối với chúng tôi".

Bạn không cần phải là một chuyên gia về Kinh Thánh để hiểu câu chuyện của các môn đệ Chúa Giêsu đang sợ hải trong cơn sóng gió lớn như thế nào. Một ít người ở West Virginia chỉ biết đọc chút ít thôi. Nhưng khi họ nghe câu chuyện thì họ nghĩ ngay đến tai nạn hầm than đá bị nổ, vì đó là câu chuyện thực tế trong đời sống hằng ngày của họ, và nơi chúng ta cũng vậy.

Chúng ta hy vọng cơn đại dịch sẽ chấm dứt. Chúng ta cầu xin cho đức tin của chúng ta đang tín thác vào Chúa Giêsu ở giữa chúng ta giúp chúng ta bền vững. Và ngay cả sau khi cơn đại dịch qua khỏi, đời sống sẽ dạy chúng ta hiểu là sẽ còn nhiều cơn sóng gió nữa. Nếu chúng ta đang cùng nhau mừng bí tích Thánh Thể, hay chỉ phải dự thánh lễ trực tuyến trên truyền hình, hay đang suy ngẵm về bài phúc âm, chúng ta xin cho được đức tin mạnh mẻ để nhìn vào Chúa Giêsu, và để Ngài giúp chúng ta bước trên mặt nước đang nỗi sóng gió. Chúng ta cũng cầu xin Ngài cho chúng ta bớt sợ hải, hoài nghi và thất vọng.

Rồi khi chúng ta được ơn "một đức tin mặc định" chúng ta có thể cùng nhau nói lên như các môn đệ: "Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa".

Bài đọc thứ nhất là trích từ sách các Vua quyển Thứ Nhất nói lên nhiều sự mệt mỏi và sợ hải đang đe dọa người tôi tớ Chúa. Nhiệm vụ của ngôn sứ Êlia được thực hiện trong thời gian sóng gió ở Israel. Sau khi vua Ahab cưới bà Jezebel, người ngoại. Bà Jezebel phá hết các bàn thờ tôn kính Thiên Chúa và đặt bàn thờ thần ngoại giáo Baal của bà. Ngôn sứ đối đáp cới các thầy cúng thần Baal và giết tất cả. Điều đó làm cho hoàng hậu Jezebel nổi giận. Ngôn sứ Êlia phải chạy trốn và cảm thấy bản thân như là một kẻ thất bại, nên nghi ngờ sự hiện diện và hổ trợ của Thiên Chúa đang giúp ông thi hành nhiệm vụ ngôn sứ. Chúng ta có thể thấy tại sao câu chuyện về ngôn sư Êlia trong bài đọc 1 mang những âm thanh như câu chuyện trong bài phúc âm hôm nay, mang đến sự sợ hãi cho các môn đệ.

Chúa Giêsu không để các môn đệ Ngài sống trong nổi sợ hải và thất bại. Cũng như Thiên Chúa không bỏ ngôn sứ Êlia. Sau một hành trình dài băng qua sa mạc, ngôn sứ Êlia đến núi Horeb. Thiên Chúa cho ông ta bánh và nước để sống trong lúc đi đường. Núi Horeb là nơi Thiên Chúa hiện ra với ông Môsê, và bây giờ Thiên Chúa đến trợ giúp ngôn sứ Êlia.

Thiên Chúa an ủi ông Êlia, không phải với những dấu chỉ thường có trong Kinh Thánh về sự hiện diện của Ngài - Qua cơn gió thổi mạnh, cơn động đất và lửa - nhưng Ngài hiện diện trong một luồng gió nhẹ thổi qua. Một số nhà bình luận nói rằng nên dịch chính xác là "tiếng thầm thì của thinh lặng".

Ông Êlia cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong sự thinh lặng này.

Đó là một ý tưởng hay cho chúng ta. Trong lúc nhiều người trong chúng ta phải ở nhà nhiều ngày. Một số người khác có may mắn được đi dạo trong công viên gần đó. Chúng ta đã học được một bài học từ sự gặp gỡ của ngôn sứ Êlia. Là Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta một cách lạ lùng. Ngài không chỉ ở nơi đầy sóng gió, nhưng còn ở ngay cả nơi thinh lặng. Bất chấp sự vô trật tự và ồn ào nơi nhà chúng ta; vì đông người và huyên náo, nếu ai có dịp bước ra khỏi trạng thái đó thì nên tìm vài giây phút thinh lặng như ông Êlia để gặp Thiên Chúa đang hiện hữu giữa chúng ta.

Rồi, bất chấp sự náo nhiệt đó, chúng ta nên trải nghiệm một “đức tin mặc định", để chúng ta có thể nói lên như các môn đệ "quả thật Ngài là Con Thiên Chúa".

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP

19th SUNDAY (A)
1 Kings 19, 9a: 11-13a; Psalm 85; Rom. 9: 1-5; Matthew 14: 22-33

The disciples are tossed about by a storm at sea in a fragile boat. They are at their wits end, exhausted by their struggle against the storm. It is the "the fourth watch" – well into the night, between 3 and 6 am. In the darkest hour and when human strength has been exhausted, Jesus comes to the frazzled disciples walking on the water. Who can walk on water? Wasn’t that a sign to them of Jesus’ supernatural identity and power? Certainly such a being should be able to rescue them.

But his appearance only adds to their fear. Now there is more to fear – their teacher can walk on water in the middle of a storm and not drown! As the kids would say today, "Awesome!" Besides the fear of the storm, a new fear arises, fear of one who seems to be a ghost coming towards them.

Let’s stop the story right here. It doesn’t take much imagination these days to identify with those terrified disciples as we face the deadly storm of the pandemic, with its indiscriminate power to kill, sweeping across our world. Do we feel like those disciples, victims in its clutches? Like them, do we look into the midst of the storm and wonder if Jesus is just a ghost, a product of our fear-driven imagination? ‘"It is a ghost, ’ they said and they cried out in fear."

It is one thing to have faith and come to worship regularly when life is moving along with its usual ups and downs. But when a storm is so violent, mindless and life-threatening – well, that requires another level of faith. Call it, "Nevertheless Faith." In face of overwhelming and frightening forces we don’t close our eyes, or wish them away. We acknowledge the reality of its threat and its test on our faith. Even though the forces lined up against us seem insurmountable, we profess, "Nevertheless, I believe, the Lord is with me."

The gospel story reaffirms my faith. I do not believe Jesus is above the turmoil I am experiencing, but that he has come to join me and reassure me. Did you notice that the storm didn’t die down even when Peter got out of the boat to walk towards Jesus? Shouldn’t that have been enough to convince Peter that the one they first thought was a ghost was indeed Jesus? No, the storm continued, for a while Peter was spared, but then he took his eyes off Jesus and focused on the storm and he began to sink.

Some biblical stories stir up memories of specific times and places for me. Today’s gospel story is one of those. I was living and preaching in West Virginia, a member of a preaching team of Dominican sisters and friars. We were the evangelization team for the diocese and were sent in pairs to live two months in parishes and do an outreach to the unchurched.

Once, when we were in a parish south of Charleston, we had a Scripture session in a home of one of the families and they had invited 20 of their neighbors. Today’s gospel was our focus, the storm at sea. After we read the passage and had some quiet, I asked, "Has anyone ever experienced a storm at sea? " We were in a tiny town ("up the holler, " as they would say) 500 miles from the ocean and 1000 miles from the Great Lakes. I was not expecting a quick response, but I got one immediately from a grandmother in the group. "Ten years ago we lost nine of our men when the mine collapsed on them. That was a terrible storm for us."

You do not have to be a Bible scholar to "get" the story of the disciples in the storm. Some of those West Virginians were barely literate, but when they heard the story it came home to them immediately, because it spoke to the hard reality of their lives – as it can do for us.

We have hope and look forward to when the pandemic storm is over. We pray that our faith in Jesus’ presence in the midst of it with us, stays firm. Even when this storm passes, life has taught us, there have been and will be more "storms at sea" for us. If we are at Eucharist, or confined to watching Mass on TV, or meditating on these readings alone, we ask for strong faith to keep our eyes on Jesus and for him to enable us to walk on the troubled waters. We also ask him to calm the storms of fear, doubt and desperation within us.

Then, when we have experienced a strong "Nevertheless Faith, we can say in one voice with the disciples, "Truly you are the Son of God."

Our first reading from I Kings features another weary and frightened servant of God. Elijah’s prophetic mission was during stormy times in Israel. After King Ahab married the pagan Jezebel, she tore down altars dedicated to God and established worship sites to her pagan god Baal. Elijah had successfully confronted the priests of Baal and executed them, which enraged Jezebel. He had to flee for his life, feeling like a failure and doubting God’s presence and support in his mission. We can see why this first meeting was chosen, because the Elijah narrative has overtones in the gospel reading of endangered and frightened disciples.

Jesus did not leave his disciples in their distress and failure, nor did God abandon Elijah. We find him, after a long desert journey, on Mount Horeb. God had sustained him with bread and water when he was in the desert. On Mount Horeb God had revealed God’s self to Moses and now God also comes to Elijah’s aid.

God comforts Elijah, not with the usual biblical signs manifesting God’s presence – wind, earthquake and fire – but in a "tiny whispering sound." Some commentators say a more precise translation would be "the voice of silence."

Elijah experiences God in silence.

That is a good guide for us, many of whom are confined to our homes for days. Some are lucky enough to be able to go out for walks in nearby parks. We have learned a lesson from Elijah’s encounter. God is with us in a surprising way – not only in storms, but in silence. Despite the clutter and noise in our homes, with so many not going out, is there any way to find some silent moments where we, like Elijah, may experience our God who is always with us?

Then, despite the current turmoil, when we have experienced a strong "Nevertheless Faith, " we can say in one voice with the disciples, "Truly you are the Son of God."