LHQ đánh dấu Ngày quốc tế đầu tiên về Không khí trong lành cho bầu trời xanh

Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 19 tháng 12 năm 2019 đã thiết lập ngày 7 tháng 9 là Ngày Quốc tế Không khí trong lành cho bầu trời xanh, nhấn mạnh tới tầm quan trọng của không khí trong lành cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của mọi người.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Trong thông điệp Ngày Quốc tế Không khí trong lành đầu tiên vào thứ Hai 7/9, với chủ đề “Không khí trong lành cho mọi người”, Ông Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu ý rằng cứ 10 người trên thế giới thì có 9 người phải hít thở không khí không trong lành. Ông kêu gọi tất cả cùng chung tay xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn, làm cho không khí trong lành cho tất cả mọi người.

Cái giá của ô nhiễm

“Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tim, đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh hô hấp khác”, Ông Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi mọi người nỗ lực nhiều hơn để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.

Trích dẫn các số liệu của Liên Hợp Quốc, ông nêu ra rằng ô nhiễm không khí “gây ra ước tính khoảng 7 triệu ca tử vong chết trẻ mỗi năm, chủ yếu ở các nước thu nhập thấp” và đe dọa “nền kinh tế, an ninh lương thực và môi trường”.

Tình trạng sau đại dịch Covid-19

Ông kêu gọi: “Khi chúng ta được phục hồi sau cơn đại dịch coronavirus, thế giới cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc ô nhiễm không khí, điều này cũng gia tăng rủi ro liên quan đến Covid-19.

Năm nay, trong khi cách ly vì đại dịch, toàn cầu đã giảm một lượng khí thải đáng kể - mang lại cái nhìn thoáng mát về không khí trong lành hơn ở nhiều thành phố - giờ thì lượng khí thải lại gia tăng trở lại, và ở một số nơi còn vượt qua mức độ trước khi Covid bùng nổ.

Ông Guterres kêu gọi cần “thay đổi các hệ thống một cách quyết liệt”, và ông nhấn mạnh đến “các tiêu chuẩn, chính sách và luật về môi trường cần được củng cố lại nhằm ngăn chặn việc phát thải các khí chất ô nhiễm vào không gian là cần thiết hơn bao giờ hết”.

Hành động cho một bầu không khí trong lành

Ông Tổng thư ký Liên hợp quốc lưu ý rằng giải quyết việc biến đổi khí hậu có thể giúp chống lại việc làm ô nhiễm không khí.

Ông nói: “Hạn chế đừng cho địa cầu này nóng thêm 1, 5 độ sẽ giúp giảm sự ô nhiễm không khí, tử vong và bệnh tật, đồng thời kêu gọi các quốc gia giảm bớt cung cấp chất đốt cũng như sử dụng nó sau khi cơn dịch qua đi và thay vào qui trình chuyển đổi sang việc xử dụng năng lượng mặt trời lành mạnh và bền vững.

“Tôi kêu gọi các chính phủ hãy cung cấp tài chính cho các dự án liên quan đến năng lượng thiên nhiên tại nhiều các nước đang phát triển để chuyển sang dùng năng lượng sạch cho việc giao thông.”

Ông nói thêm: “Ở cấp độ quốc tế, các quốc gia cần hợp tác để giúp nhau chuyển đổi sang công nghệ sạch”.

Thông điệp của ông Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres.

Trong một thông điệp riêng, Inger Andersen, Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), cũng nêu lên những lo ngại tương tự về mối đe dọa môi trường to lớn trước sự ô nhiễm không khí đối với sức khỏe con người.

Trong thời gian đại dịch Covid-19, “bầu trời có vẻ trong xanh hơn trước nhiều vì tình trạng ô nhiễm không khí bị tụt giảm”, Bà Inger cho hay “Chìa khóa kinh tế không phải là cách xây dựng một thế giới lành mạnh hơn sao!”

Người nghèo chịu ảnh hương nhiều nhất

Bà Andersen lưu ý, ô nhiễm không khí có tác động không cân xứng đối với người nghèo, với chi phí kinh tế gia tăng, chẳng hạn như "ngân quỹ chăm sóc sức khỏe, năng suất bị giảm, sản lượng cây trồng bị sa sút hoặc khả năng cạnh tranh của các thành phố bị xói mòn."

Thông điệp của bà Inger Andersen, Giám đốc Điều hành UNEP

Trong khi thiết lập Ngày Quốc tế về Không khí trong lành, Đại hội đồng đã nêu rõ rằng ô nhiễm không khí ảnh hưởng đáng kể đến phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi. Nhưng bà thừa nhận rằng nỗ lực cải thiện chất lượng không khí giúp tăng cường và làm giảm thiểu sự biến đổi khí hậu và ngược lại.

Người đứng đầu UNEP cho biết, Ngày Quốc tế không khí trong lành cho bầu trời xanh vào ngày 7 tháng 9 được thành lập để giúp các cá nhân và cộng đồng, các doanh nghiệp và chính phủ ý thức rằng không khí trong lành là nền tảng cho tương lai của chúng ta.

Bà Andersen nói: Cơn đại dịch Covid-19 đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng bầu trời được trong lành hơn. Với các giải pháp và công nghệ trong tay, nhân loại cần nhanh chóng cùng hành động để thôi làm ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe con người.