CHÚA NHẬT XXV TN (A)
Isaia 55: 6-9; Tvịnh 144; Philipphê 1: 20c-24, 27a;Mátthêu 20: 1-16

Tôi đi giảng tĩnh tâm ở nhiều giáo xứ, tôi được nhìn thấy rất nhiều thị trấn và thành phố trên khắp đất nước. Mỗi nơi thường có những tính năng khác biệt với nhau và làm cho chúng trở nên có nét đặc trưng – đường chân trời, kích thước các sông, vịnh, cây có tán lá, hệ chủng tộc và kinh tế đặc trưng, v.v... Lại có các đặc điểm giống nhau được tìm thấy trong tất cả chúng – Như chuỗi cửa hàng, tiệm ăn, ngân hàng, nhà thờ, sân vận động, các tín hiệu giao thông, v.v... Dù tôi đi du lịch ở nhiều nơi trong đất nước, những người dân ở đây đều có điểm chung như - cảnh những người tu bổ đường sá dọc các con phố nhỏ và ở lối vào các trung tâm thương mại. Ở các thành phố, dân địa phương thường biết nơi tuyển dụng người lao động để đến xếp hàng và hy vọng có một ngày làm việc.

Người thuê nhân công thường giao cho họ làm những công việc bằng tay xung quanh nhà của họ, như công việc xây dựng sửa chữa lặt vặt, cùng làm việc với chủ nhà trong mọi việc, v.v... Những ngày đại dịch này, họ đã phải làm việc trong các nhà máy đóng gói đông đúc và không an toàn và trong các trang trại, họ cũng không được bảo vệ đầy đủ để chống lại vi rút. Trong lúc cuộc sống của họ đang tuyệt vọng, gia đình thiếu thốn, họ còn sự lựa chọn nào khác? - họ sẽ tranh luận. Việc áp chế người nhập cư càng làm cho tình cảnh của những người lao động này trở nên bấp bênh hơn; Tuy nhiên, khi bạn lái xe vào một thị trấn, thấy họ đứng thành từng nhóm nhỏ chờ người đến thuê họ.

Bạn không cần phải làm việc hàng ngày mới gọi là người đang lo lắng về tài chính. Đại dịch đã gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao, sự phá sản của các doanh nghiệp gia đình nhỏ và nhiều người mất nhà cửa. Khi bạn đang ở mức lương thấp, bạn không thể chịu đựng được khi mất một ngày làm việc, một ngày lương. Nó có thể tạo tạo cho bạn mối băn khoăn giữa việc mua thuốc chữa bệnh đúng theo toa, hay thực hiện một thủ tục khám chữa bệnh đúng kỳ hạn hay không. Ngày nay, tình trạng mất an ninh tài chính thậm chí đã lên đến mức báo động đối với giới trung lưu. Họ phải đối mặt với khủng hoảng về thế chấp, mất việc làm và giá cả tăng cao. Nhiều người ở các bang phía bắc đang lo lắng về việc liệu họ có đủ tiền để trả cho việc sưởi ấm ngôi nhà của mình hay không? Hoặc, liệu họ sẽ không còn ngôi nhà vào mùa đông nữa!

Nếu chúng ta nhân những nỗi sợ hãi này lên gấp 100 lần, bạn sẽ cảm nhận được cảm giác cảm giác âu lo của một người lao động vào thời Chúa Giê-su. Vào thời đó, hơn 95% dân chúng là người nghèo và thiếu đói. Đối với nhiều người, một ngày làm công ăn lương là sự khác biệt giữa việc đói no trong cuộc sống. Mỗi buổi sáng, những người lao động sẽ cảm thấy lo lắng, trong mối suy nghĩ, "Giả sử hôm nay tôi không đi làm? Tôi sẽ nuôi gia đình như thế nào đây?" Ngay cả những người trẻ nhất, có thể lực tốt, đang có khả năng đi làm, cũng có nỗi sợ hãi này. Họ sẽ là những người được chọn đầu tiên - nếu có việc. Nhưng nếu không có việc làm, thì ngay cả những người có khả năng và sức khỏe cũng không có việc.

Nỗi sợ này cũng sẽ nhân lên gấp 100 lần nữa nếu bạn là người bị bệnh hoặc tàn tật, người già, góa phụ có con thơ, là những lao động trẻ em. Bạn sẽ không phải là người đầu tiên được thuê, hoặc thậm chí là người thứ hai hoặc thứ ba - những người khác có nhiều khả năng sẽ dễ đi làm trong ngày hơn. Nhưng bạn vẫn cần một khoản tiền chi dụng trong ngày để sống và nuôi gia đình. Một ngày lương có thể tạo ra sự khác biệt giữa ăn và đói; sống và chết. Vậy bạn có muốn trở thành là người làm việc trọn ngày chứ không phải là một trong số những người đứng chờ vô vọng, việc tuyển dụng - với hy vọng của bạn chìm dần theo thời gian? Ngay cả khi bạn được thuê muộn hơn trong ngày, điều đó sẽ khiến bạn nhận được ít lương, ít hơn những gì bạn cần cho gia đình của mình?

Gia chủ đã quen với việc thuê nhân công thu hoạch. Ông đã biết tất cả những điều này do có kinh nghiệm từ lâu rồi. Một số người sử dụng lao động không nhận thấy nhu cầu của các gia nhân. Nhưng dụ ngôn hôm nay nói về một chủ nhân hoàn toàn khác. Vị chủ nhân này để ý và quan tâm đến những công nhân đang cần việc làm. Và ông ta có lòng rộng lượng!

Câu chuyện ngụ ngôn chắc chắn khiến hầu hết chúng ta lầm tưởng. Chúng ta có thể ví mình ngang với những người trong hoàn cảnh đầu tiên, những người được thuê trước. Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ, như cách chúng tôi đã được quan tâm dạy dỗ bởi cha mẹ và ông bà của chúng tôi. Và hơn thế nữa. Chúng ta, là những người đang sống theo sự huấn luyện có ý thức về công lý mà chúng ta đã được tổ tiên dạy dỗ, áp dụng chúng đúng lời dạy của Chúa. Chúng tôi là những người tốt đã làm việc chăm chỉ và siêng năng được quyền hưởng tiền công của Chúa, đó mới là sự công bằng của Chúa, phải không?

Chúng ta cần dừng lại ở đây để tự nhắc bản thân: Chúa biết tất cả những gì chúng ta đã nói, đã nghĩ và đã làm. Vậy chúng ta có thực sự muốn có một hệ công bằng trong phán quyết của Thiên Chúa cho tất cả những điều đó không? Tốt hơn hết chúng ta hãy cứ lảnh nhận những gì được trao ban bởi Đấng tự cho mình là "rộng lượng".

Đây là một dụ ngôn không quá nhiều về chúng ta và về những gì chúng ta đáng được hưởng, mà nói về Thiên Chúa! Ở đó nói về triều đại của Thiên Chúa và điều đó có hình ảnh một hệ thống tính toán không giống như những gì mà chúng ta từng trải nghiệm trong cuộc sống làm việc chăm chỉ của mình. Dụ ngôn này và những dụ ngôn khác, nói về một Đức Chúa rộng lượng, Ngài luôn chào đón chúng ta, Ngài không coi chúng ta như những người tôi tớ hạng 2 hoặc thấp kém hơn. Chúng ta đã nghe nhiều dụ ngôn để rút ra một kết luận về Thiên Chúai: Đức Chúa của chúng ta đã đem người ngoài vào và biến họ trở nên người trong cộng đoàn; Chúa của chúng ta không đối xử với chúng ta theo cách thức của chúng ta, mà theo ý Chúa. Đó là cây thước mà Đức Chúa sử dụng được mô tả trong ngụ ngôn hôm nay: “Sự Rộng lượng”.

Mỗi người chúng ta cần được ơn tha thứ và chúng ta đã được ban cho một cách hào phóng; cho dù chúng ta có nghĩ rằng chúng ta có xứng đáng chưa. Trong những ngày cơn đại dịch bùng phát, chúng ta cần ơn can đảm, cần sự an ủi, kiên trì và hy vọng. Như chúng ta nghe hôm nay, người gia chủ muốn tỏ lòng rộng lượng, vượt quá sự mong đợi và chúng ta nên nhận. Có thể chúng ta cảm thấy chưa làm được điều gì cho Ngài để xứng đáng được Đức Chúa xét xử nhân hậu; rằng chúng ta chưa đáng được Chúa để ý đến. Đó là những gì chúng ta nghỉ suy, nhưng Đức Chúa nói, "Không thế đâu, vào ngay đi, con sẽ được chào đón. Ngài thật rộng lượng dường bao!"

Có một câu hỏi: Vậy Đức Chúa đòi hỏi chúng ta điều gì? Vâng, nếu chúng ta tin vào Đức Chúa trong dụ ngôn này, là Đấng luôn chào đón chúng ta với tấm lòng rộng lượng, thì chúng ta phải phản ánh sự rộng lượng của Ngài trong cuộc sống của mình như thế nào. Chúng ta phải từ bỏ những khoản răn đe nghiêm ngặt. Chúng ta phải từ bỏ sự đánh giá người khác qua những sự kiện như: Họ có bao nhiêu; họ được giáo dục như thế nào; họ có đến nhà thờ của chúng ta chưa, bao lâu rồi; họ đã sống ở nước ta bao lâu rồi; họ có “xứng đáng” như chúng ta nghỉ không; liệu họ có đáng được chúng ta tha thứ hay không, v.v... Chúng ta hảy xử dụng ống kính của dụ ngôn hôm nay để xem bản thân chúng ta và những người khác xứng đáng được Chúa nhìn chúng ta với lòng “rộng lượng” của Ngài.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


25th SUNDAY (A)
Isaiah 55: 6-9; Psalm 145; Philippians 1: 20c-24, 27a;Matthew 20: 1-16

As an itinerant preacher I get to see a lot of towns and cities around the country. There are features that separate one from another and make them distinct –skylines, size, rivers, bays, foliage, racial and economic separations, etc. Other features are found in all of them – chain stores, restaurants, banks, churches, stadiums, traffic signals, etc. No matter what part of the country I travel, these population centers have something else in common – the sight of day laborers along the side streets and at the entrances to malls. In the cities the locals usually know where to find these workers who line up and hope for a day’s work.

People hire them for handy work around their homes, construction jobs, assembly lines, etc. These pandemic days we also learn they work in crowded and unsafe packing plants and on farms without adequate protection against the virus. While their lives are desperate, their families are in need, what other choices do they have? – they would argue. The crack down on immigrants has made the situation of these laborers more precarious; but still, as you drive into a town, there they are, in small clumps waiting for someone to drive up and hire them.

You don’t have to be a day laborer to have financial worries. The pandemic has caused high unemployment, the collapse of small family-owned businesses and the loss of homes. When you are on the low end of the pay scale you can’t afford to lose even a day of work, a day’s pay. It might make the difference between getting a necessary prescription filled on time, having a medical procedure done – or not. These days financial insecurity has even reached the middle of the scale as people face mortgage crises, job loses and rising prices. How many people in the northern states are worried about the approach of winter and whether or not they will be able to pay for sufficient heating fuel for their homes? Or, whether they will even have a home!

Multiply these fears about job security by 100 and you get some sense of what it must have been like to be a day laborer in Jesus’ time. Poverty was severe, over 95% of the people were desperately poor and on the verge of starvation. For many, a day’s wage was the difference between having something to eat – and not. Each morning the day laborers would have had that empty feeling, the wave of anxiety, race through them as they pondered, "Suppose I don’t get work today? How will I feed the kids?" Even the youngest and physically fit, the ones most likely to get work, would know this fear. They would be the ones chosen first – if there were work. But suppose there were no work, even the most likely to get hired, would not.

Multiply and compound these fears by still another 100 if you were injured or disabled, elderly, a widow with children, a child laborer. You wouldn’t be the first hired, or even the second or third – others would be more likely to get work for the day. But you would still need a day’s pay to live on and to feed your family. A day’s pay could make the difference between eating and going hungry; living and dying. Wouldn’t you rather be one of those who worked a whole day, and not among those who stood around, waiting and despairing, hoping to get hired – with your hopes sinking as the day wore on? Even if you got hired later in the day, what good would that do since you would receive less than a day’s pay, less than what you needed for your family?

The landowner was accustomed to hiring harvest workers. He would know all this from experience. Some employers don’t notice their employees’ needs. But this parable tells of a different kind of employer. This one noticed and cared for those he saw who needed work. And he was extravagant!

The parable certainly rubs most of us the wrong way. We probably equate ourselves with people in the first situation, who were hired first. We have worked hard, the way we have been taught by our hard working parents and grandparents. And more. We who live up to the training and sense of justice we were taught by our forebears apply them to God. We are good people who have worked hard, and earned a right to God’s payment, we reason. That’s what is just, isn’t it?

We need to pause here and remind ourselves: God knows everything we have said, thought and done. Do we really want a strict judgment and payment system for all that? We’d be infinitely better off taking what is being offered by the One who is self-described as "Generous."

This is a parable and it is not so much about us and what we deserve, as it is about God! It’s about the reign of God and that means the accounting system is like nothing we have every experienced in our hard-working lives. This parable and others, is about a big and welcoming God, who doesn’t make us feel like 2nd class, or inferior servants. We have heard enough parables to draw some conclusions about God: our God takes outsiders and makes them insiders; our God doesn’t treat us according to our standards, but according to God’s. And the measuring rod God uses is spelled out in today’s parable – Generosity.

Each of us needs forgiveness and it is generously given us; whether we thought we deserved it, or not. During these pandemic days we also need courage, comfort, perseverance and hope. As we hear today, the one in charge wants to be generous, beyond what we think we should receive. We may not feel we have done enough for God to earn a favorable hearing; that we don’t deserve God’s attention. That’s what we might say, but God says, "Nonsense, come right in, you are welcome. I am feeling generous!"

A question: then: what does God require from us? Well, if we believe in the God of this parable, who welcomes us and is so generous, then we have to reflect this generosity in our lives. We have to stop keeping strict accounts. We must stop measuring people by how much they have; how educated they are; how long they have been coming to our church; how long they have been in our country; how "worthy" we think they are; whether they have earned our forgiveness, etc. We need to put on the eyeglasses today’s parable provides and see ourselves and others as God sees us – with generosity.