Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu Menzies Nick Cater cho biết Thủ tướng Scott Morrison và ngoại trưởng Marise Payne đang làm những gì tốt nhất có thể để đối phó với Trung Quốc, là quốc gia đang hành động “không theo các quy tắc quốc tế đã được thỏa thuận” về ngoại giao.

Ông Cater bác bỏ ý kiến cho rằng Úc bằng cách nào đó đã kích động Trung Quốc phá vỡ quan hệ giữa hai nước.

Ông nói với Sky News : “Trung Quốc đã thay đổi trong vài năm qua dưới thời Tập Cận Bình, họ trở nên hiếu chiến hơn nhiều, và hành xử hung hăng với rất nhiều nước láng giềng “.

“Bất kỳ đề xuất nào rằng chính phủ Úc có thể làm khác với những gì họ đang làm, tôi nghĩ là không thực tế”.

Trong một diễn biến sống sượng đến mức trên thế giới này chỉ có Trung Quốc mới làm được, một họa sĩ chuyên vẽ các bức tranh tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, có biệt danh là “Ngũ Hà Kỳ Lân” (Wuheqilin, 五河麒麟), hay còn được biết đến với một tên khác là “nghệ sĩ chiến binh sói” đã dùng Photoshop để tung ra một bức ảnh hư cấu rất kinh khủng mô tả một người lính Úc tại Afghanistan đang cầm một con dao đẫm máu cứa vào cổ một đứa bé.

Vài ngày sau đó, cụ thể là hôm 29 tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) đã dùng bức ảnh hư cấu này để lên án Úc Đại Lợi và cho biết ông ta “bị sốc trước việc binh lính Úc Đại Lợi sát hại dân thường Afghanistan và các tù nhân”.

Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, tên “Ngũ Hà Kỳ Lân” xác nhận với tờ Hoàn Cầu Thời Báo (环球时报 - Global Times) rằng đó là một bức ảnh hư cấu.

Trong một đoạn video, hắn ta nói với Thủ tướng Scott Morrison rằng Úc hãy tập trung vào việc làm cho Lực lượng Phòng vệ Úc có “kỷ luật” hơn thay vì chỉ trích bức hình hư cấu của anh ta.

Đã tung ra fake news, tên này lớn tiếng dạy đời rằng:

“Tôi vẫn khuyên ông Morrison nên đối mặt với thực tế và nỗ lực vào các vấn đề đối nội như bảo đảm rằng quân đội của ông ấy trở nên kỷ luật hơn để những thảm kịch kiểu này không bao giờ xảy ra. Đó sẽ là một đóng góp thực sự cho nhân loại. Ông ấy nên giảm bớt công sức chỉ trích một nghệ sĩ bình thường như tôi.”

Bất chấp tính chất bạo lực, gây ấn ượng mạnh và sai trái của hình ảnh này, Twitter đã quyết định không xóa cái tweet đã được chia sẻ hơn 10,400 lần và “like” hơn 35,000 lần.

Những lời bình luận của tên “nghệ sĩ chiến binh sói” này đã được đưa ra sau khi Thủ tướng Morrison và Lãnh đạo đối lập của đảng Lao động Anthony Albanese đồng loạt lên án bức ảnh hư cấu này và yêu cầu Bắc Kinh phải xin lỗi.

Tuyên bố của tên “nghệ sĩ chiến binh sói” đã được đăng tải bởi cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản. Trong khi đó, tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo (环球时报 - Global Times) là Hồ Hi Kim (Hu Xijin-胡希金) mô tả bức ảnh chỉ đơn thuần là một “bức ảnh châm biếm”, chẳng có gì phải ầm ĩ.


Source:Sky News Australia