Đức Thánh Cha: Cầu mong chúng ta được sống trong một "Thế giới được phục hồi"

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của hành động khẩn cấp trước cuộc khủng hoảng môi trường, mà bức thông điệp khởi đầu Thập niên của Liên hợp quốc về Phục hồi Hệ sinh thái, do Đức Hồng Y Pietro Parolin công bố.

(Tin Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp về việc Phát động một thập kỷ hầu Phục hồi Hệ sinh thái mà Liên hợp quốc khởi xướng, bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 – nhân dịp kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới hàng năm.

“Lễ kỷ niệm hàng năm này khích lệ chúng ta ý thức rằng mọi sự đều được kết nối với nhau,” Đức Thánh Cha nói về Ngày Môi trường Thế giới. “Mối quan tâm thực sự đối với môi trường… cần được phối hợp với tình yêu chân thành dành cho đồng loại của chúng ta và cam kết cùng nhau giải quyết các vấn đề của xã hội.”

Những lời của Đức Thánh Cha, gửi tới bà Giám đốc điều hành UNEP, bà Inger Andersen và Tổng giám đốc FAO, ông Qu Dongyu, đã được Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin, chuyển đi trong một thông điệp video vào hôm thứ Sáu (4/6/2021).

Cam kết chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta

Đề cao tầm quan trọng và nỗ lực của LHQ trong cả Thập niên, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng LHQ mời gọi chúng ta thực hiện các lời cam kết trong suốt 10 năm để chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta bằng cách “hỗ trợ và mở rộng các nỗ lực nhằm ngăn chặn, quyết tâm đảo ngược sự suy thoái của các hệ sinh thái trên toàn thế giới và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc khôi phục hệ sinh thái.”

Hơn nữa, Kinh Thánh cho chúng ta hay rằng “tất cả chúng ta đều có phần trong món quà tạo hóa này. Chúng ta là một thành phần của thiên nhiên, không thể tách rời!” Đức Thánh Cha xác quyết điều ấy, khi ngài cảm hứng từ sách Thánh Thi 19: 1 - 3.

Một Thập Niên để Phục hồi Hệ sinh thái mà LHQ kêu gọi, hầu bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới,vì lợi ích của con người và thiên nhiên. Một Thập kỷ kéo dài từ năm 2021 đến năm 2030, là thời hạn cuối cùng nhằm các Mục tiêu Phát triển Bền vững và mốc thời gian mà các nhà khoa học cho là cơ hội cuối cùng để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu thảm khốc cho địa cầu.

Trước sự chú ý đến tình hình môi trường, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo “cuộc khủng hoảng này dẫn đến khủng hoảng khác” mà chúng ta đang gánh chịu.

“Chúng ta đang phải chứng kiến sự tàn phá của thiên nhiên, cũng như đại dịch toàn cầu, dẫn đến cái chết của hàng triệu người. Chúng ta thấy những hậu quả thảm khốc của một số khía cạnh mà hệ thống kinh tế hiện tại của chúng ta và nhiều cuộc khủng hoảng khí hậu thảm khốc đang diễn ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội loài người và thậm chí là sự tuyệt chủng hàng loạt loài vật!”.

Đồng thời, “chúng ta đang sống trong nguy cơ lũ lụt, đói kém và những hậu quả nặng nề cho chúng ta và cho các thế hệ tương lai,” Đức Thánh Cha nói và nói thêm rằng “đây là điều mà nhiều khoa học gia đã cảnh báo...”

Đáp lại điều này, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng “tình hình môi trường hiện nay kêu gọi chúng ta phải hành động ngay lập tức với một sự cấp bách để trở thành những người quản lý sáng tạo có trách nhiệm hơn bao giờ hết và khôi phục lại thiên nhiên mà chúng ta đã làm tổn hại và khai thác bừa bãi”.

“Chúng ta cần chăm sóc lẫn nhau, nhất là với những người yếu đuối nghèo khổ nhất trong chúng ta,” ĐTC thúc giục và cảnh báo rằng việc tiếp tục đi theo con đường bóc lột và hủy diệt con người và thiên nhiên là “bất công và thiếu khôn ngoan” và là điều mà lương tâm lên án chúng ta!

ĐTC nhấn mạnh: “Chúng ta có trách nhiệm để lại một ngôi nhà chung có thể sinh sống được cho con cái chúng ta và cho các thế hệ tương lai.

Nỗi Ước Mong

Nhấn mạnh đến niềm hy vọng bất chấp mọi thách thức do môi trường gây ra, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề ra một sự tự do cần thiết mà chúng ta cần có để “hạn chế và hướng đạo kỹ thuật công nghệ” và dùng nó để phục vụ cho một loại tiến bộ - một loại tiến bộ “lành mạnh hơn, con người hơn, xã hội hơn và không được tách rời hay phân biệt hơn.”

ĐTC cũng tiếp tục ghi nhận sự tham gia và cam kết mới của một số châu lục và các tổ chức phi chính phủ trong những nỗ lực nhằm phục hồi hệ sinh thái của chúng ta một cách toàn diện.

Tuy nhiên, ĐTC nhấn mạnh rằng hệ sinh thái học toàn diện đòi hỏi một cái nhìn dài hạn, làm nổi bật tính không thể tách rời mối “quan tâm đến thiên nhiên, công lý cho người nghèo, cam kết với xã hội và hòa bình nội tại” nhằm khôi phục trạng thái cân bằng sinh thái, cũng như sự hài hòa giữa bản thân chúng ta và tha nhân, giữa thiên nhiên và Thiên Chúa.

Cấp bách, không còn nhiều thời gian nữa

Nhấn mạnh về sự cấp thiết của hành động tập thể này, Đức Thánh Cha nhắc lại những lời cảnh báo từ các nhà khoa học cho chúng ta biết chỉ có một thời gian của thập kỷ này để khôi phục lại hệ sinh thái.

ĐTC nói thêm “những cảnh báo” mà chúng ta đang gặp phải, bao gồm đại dịch Covid-19 và sự nóng lên của trái đất, thúc đẩy chúng ta phải hành động cấp bách và hy vọng rằng phiên họp thứ 26 của Hội nghị các bên (COP 26) về biến đổi khí hậu, sẽ được tổ chức. tại Glasgow vào tháng 11 này sẽ “đưa ra một lời đáp trả phù hợp để khôi phục lại hệ sinh thái.”

ĐTC nhấn mạnh rằng “suy thoái hệ sinh thái là kết quả rõ ràng của sự rối loạn về kinh tế”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh sự cần thiết phải “suy nghĩ sâu sắc hơn về nền kinh tế và các mục tiêu của nó, cũng như những sửa đổi sâu sắc và có tầm nhìn xa hơn với các mô hình phát triển hiện tại, để sửa chữa các chức năng sai lệch của nó. "

ĐTC Phanxicô nói: “Phục hồi bản chất mà chúng ta đã bị hư hại là phục hồi chính chúng ta.

Đức Thánh Cha Kết luận bằng khuyến khích mọi người hãy “có lòng từ bi, sáng tạo và can đảm” khi chúng ta hân hoan chào đón Thập kỷ của Liên hợp quốc về sự Phục hồi Hệ sinh thái và mệnh lệnh cho tất cả “hãy hãnh diện là chúng ta là một ‘Thế hệ Phục hồi’.”