Các nỗ lực ứng phó khẩn cấp và viện trợ đang đạt kết quả cao sau khi xảy ra lũ lụt nghiêm trọng ở miền Tây và Tây Nam nước Đức làm lật đổ các tòa nhà, cuốn trôi xe cộ và khiến ít nhất 100 người thiệt mạng.

Các quan chức cho biết tình hình tại nhiều thành phố và thị trấn trong khu vực vẫn đang rất căng thẳng khi nhiều người vẫn còn mất tích và những người khác không thể liên lạc với các đội cấp cứu. Hàng chục nghìn người không có điện.

Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi lũ lụt trên diện rộng là một thảm họa trong chuyến thăm Hoa Kỳ, nơi bà gặp ông Joe Biden. Các giám mục Công Giáo cũng bày tỏ sự thất vọng của các ngài. Trong khi đó các linh mục địa phương đang giúp đỡ trong các nỗ lực viện trợ.

Lũ lụt do mưa xối xả cũng ảnh hưởng đến các khu vực của Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. Các quan chức cho biết hơn 1,000 người đã mất tích.

Ở Bad Neuenahr-Ahrweiler, một khu vực bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề ở phía nam Bonn, một linh mục, Cha Joerg Meyrer, đã giúp đỡ trong việc ứng phó khẩn cấp. Ngài nói với hãng thông tấn Công Giáo Đức KNA rằng khu vực này hoàn toàn không có nước ngọt và điện.

“Tôi vừa đi đến một ngôi làng lân cận để sạc điện thoại di động và đi vệ sinh. Thị trấn, giống như toàn bộ Thung lũng Ahr, bị phá hủy. Tôi biết khoảng 1,000 gia đình không còn nơi ở”

“Ba ngôi nhà thờ của chúng tôi không còn sử dụng được nữa. Tình hình thành phố thật thảm khốc”.

Cha Meyrer ca ngợi công việc của các tình nguyện viên, một số người trong số họ đã làm việc suốt ngày đêm.

“Tôi thấy những người giúp đỡ rất tận tâm và nói chung là rất sẵn sàng giúp đỡ,” ngài nhận xét và nói thêm rằng mọi người đang phải đối mặt với những câu hỏi về tương lai.

“Làm thế nào bạn cung cấp cho một thành phố không có nước, không có bánh mì? Nơi các khách sạn bị ngập lụt. Những chiếc ô tô nằm ngổn ngang trên các con phố, chồng chất lên nhau và bị phá hủy. Tình hình hoàn toàn hỗn loạn.”

Bất chấp mọi thứ, vị linh mục tin chắc “Thung lũng Ahr sẽ thắng thế” bởi vì “mọi người liên kết với nhau trong tình đoàn kết. Nhưng tình trạng này chắc chắn sẽ lâu khỏi và để lại những vết sẹo thâm tím”.

Hồng Y Rainer Maria Woelki của Köln nói, “Trong suy nghĩ của tôi, tôi đang ở cùng với tất cả những người đang phải chịu đựng thảm họa tàn khốc ở Đức.”

Giám mục Lutheran Heinrich Bedford-Strohm, chủ tịch hội đồng các Giáo hội Tin lành ở Đức, một liên đoàn gồm 20 giáo phái đã viết trên Facebook một câu chua chát mà nhiều người không đồng ý: “Nước mà nhiều người khao khát trong suốt thời kỳ khô hạn đã trở thành một tai họa”.
Source:Crux