Thiên Thần Chúa cho biết con người không thể trực tiếp hiểu thấu Lời Thiên Chúa. Chúa nói với nhân loại qua sứ thần Chúa. Sứ thần Gabriel được sai đến cùng Trinh Nữ Maria. Sứ thần không mang tin của mình nhưng mang tin của Thiên Chúa. Sứ thần đến tận nhà cô Maria, một miền quê nghèo, hẻo lánh. Thiên Chúa không chọn kẻ cao sang, quyền quí, có thế giá, danh vọng nhưng chọn một người tầm thường không mấy ai biết đến. Người này có cuộc sống đơn sơ, khiêm tốn và được Chúa chọn làm Mẹ Thiên Chúa. Bài ca ngợi khen Chúa được biết đến như là lời kinh Magnificat, Đức Trinh Nữ cho biết khiêm nhu, chân thành là đường lối Chúa.

'Chúa hạ bệ kẻ quyền thế, Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường... Kẻ đói nghèo, Chúa ban ơn dư đầy, người giầu có, đuổi về tay không' Lc 1,52.

Đức Trinh Nữ âm thầm tự nguyện hiến cuộc sống mình cho Thiên Chúa bằng cách chọn cuộc sống trinh nữ trọn đời. Sứ thần nói cùng Trinh Nữ,

'Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng. Đức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, tự hỏi lời chào có í nghĩa gì' Lc 1,28

Đức Trinh Nữ không thấu hiểu lời chào, nên hỏi thêm cho rõ í. Sứ thần giải thích,

'Bà sẽ thụ thai, sinh một con trai và đặt tên em là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa ban cho Ngài ngôi báu và Người sẽ trị vì nhà Jacob đến muôn đời' Lc 1,30-33

Lời giải thích trên mặc khải một số tín điều quan trọng trong niềm tin Kitô giáo.

Thứ nhất, Đức Trinh Nữ là Mẹ Thiên Chúa. Người con bà sinh ra mang tên Giêsu. Quyền đặt tên cho em bé không thuộc về cha mẹ em, mà do chính Thiên Chúa quyết định, điều này có nghĩa Thiên Chúa chủ động chương trình Ngài thực hiện.

Thứ hai, Ngài là vua toàn thể vũ trụ. Không phải vua quan quyền thế, ngai vàng, châu báu, kẻ hầu, người vâng, dạ. Đức Kitô vua tình yêu. Những ai yêu mến Ngài đều được Ngài đón nhận vào nước hằng sống. Ngài là vua của Kitô hữu, vua lòng tin, vua những tâm hồn khiêm nhu đón nhận Ngài.

Thứ ba, Ngài quy tụ dân Ngài vào trong nước Ngài, và triều đại Ngài tồn tại muôn đời, không có ngày kết thúc. Ba điểm trên là niềm tin của Kitô hữu.

Toàn bộ Kinh thánh Luca giải thích rõ hơn về loan báo trên.

Đức Trinh Nữ 'Được đầy ân sủng Chúa' Lc 1,28. Cuộc sống Đức Trinh Nữ không tránh khỏi đau khổ, phiền muộn, nhưng đau khổ, sầu ải, bi ai hoà chung trong cuộc sống. Tiên tri Simeon tóm gọn đau khổ của Đức Trinh Nữ trong một câu vắn, gọn,

'Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà' Lc 2,35.

Đức Trinh Nữ can đảm đón nhận tất cả những bi ai, sầu khổ đó bởi bà tin, 'Thiên Chúa ở cùng bà' Lc 1,28. Đây cũng là một gương sáng cho mọi Kitô hữu bởi đau khổ là một phần của cuộc sống và nhờ đau khổ mà con người biết thân phận nhỏ bé, hạn hẹp, yếu đuối của mình. Đồng thời cũng nhận ra sức chịu đựng giẻo dai của mình.

Như thế Đức Trinh Nữ không đau khổ một mình nhưng có Chúa chung đau khổ và đau khổ chung cho nhân loại. Mẹ Thiên Chúa đón nhận đau khổ cùng với Con mình, trong đó có cả đau khổ của nhân loại. Khi đau khổ, gian truân tràn đến, Đức Trinh Nữ gắn bó mật thiết với Thiên Chúa. Ngài là trung tâm điểm gánh vác, chia sẻ mọi đau khổ Đức Trinh Nữ đang chịu. Trái lại, con người không đặt Thiên Chúa vào trung tâm điểm của gian nan. Con người chú trọng cách đặc biệt đến đau khổ riêng mình đang quằn quại. Thiên Chúa dường như không dính dáng gì đến việc cùng chung chia sẻ đau khổ với con người. Lối suy nghĩ này dẫn đến than van, trách móc Thiên Chúa bỏ rơi con. Con tội tình gì mà bị phạt thê thảm đến thế. Điều này xảy ra bởi yếu kém niềm tin. Thay vì tin vào một Thiên Chúa yêu thương, lại đi tìm hình ảnh một Thiên Chúa thẳng tay trừng phạt. Nên thay đổi niềm tin sai lạc đó bằng niềm tin đúng đắn, niềm tin trung thực. Tin một Thiên Chúa tràn đầy yêu thương. Đức Maria đón nhận mọi đau khổ, gian truân bởi Mẹ ghi nhớ lời sứ thần loan báo,

'Mừng vui lên, hỡi Đấng dầy ân sủng. Đức Chúa ở cùng bà' Lc 1,28

Chính vì tin mãnh liệt có ân sủng Chúa ở cùng mà Đức Trinh Nữ sống phó thác trong tay Chúa trong mọi hoàn cảnh, vui buồn trong cuộc sống.

Nghe lời sứ thần loan báo, Đức Trinh Nữ hiểu rất chung chung về câu sứ thần loan báo. Bà nhận biết Thiên Chúa đến cùng nhân loại, ở giữa nhân loại, qua hình ảnh con người như chúng ta để thâu tóm những tâm hồn có cuộc sống hiển lành, ngay thẳng, thiện tâm vào trong nước hằng sống. Thiên Chúa là Đấng làm chủ cuộc đời mọi người và làm chủ chương trình cứ độ. Con người được mời gọi trở thành khí cụ trong tay Chúa. Bằng cách này, Thiên Chúa liên kết thập giá cá nhân mỗi người vào thập giá, mạo gai của chính Đức Kitô. Đức Kitô xuống trần gian nhận đau khổ thay cho nhân loại. Đau khổ cá nhân có í nghĩa khi đau khổ đó kết hợp với đau khổ của Đức Kitô. Đức Kitô có lần nói rõ để trở thành môn đệ Đức Kitô, hãy vác thập giá mình bước theo Mat 16,24.

Mùa Giáng Sinh chúng ta hay tặng quà cho nhau với hy vọng món quà tình yêu đó mang lại niềm vui, hy vọng cho người nhận quà. Giáng Sinh toàn thể nhân loại đón nhận món quà Thiên Chúa trao ban cho nhân loại đó là Con Một Thiên Chúa. Món quà Giêsu hài nhi ban ơn thay đổi cho những ai thành tâm đón nhận món quà Chúa ban, bởi Ngài đến ban ơn tái sinh, ơn làm con Chúa và ơn được sống muôn đời trong nước hằng sống.

Học từ Đức Trinh Nữ xin thưa vâng để nhận ơn tái sinh và ơn trường sinh.

TiengChuong.org

Unpacked the Message

The Annunciation tells us that, we humans, can't directly hear God's voice. God talks to us through God's angel. God sent the angel Gabriel to bring God's message to Mary. The message is God's message; the angel is a messenger. The angel appeared to Mary in a promoted village, her private home. God didn't choose a popular, powerful, well-known person, but chose a young, ordinary, humble, and unknown girl to be the mother of God. In her Magnificat, God's grace awakens her to know that humility is God's way.

'He has looked upon his servant in her lowliness...He has put down the mighty from their thrones...., but has sent the rich away empty' Lk 1,52.

Mary had quietly dedicated herself to serving God in a single lifestyle. The angel said to her,

'Rejoice, full of grace, the Lord is with you' Lk 1,28.

Mary couldn't understand the message. She wondered what the greeting could mean, and asked for clarification. The angel unpacked the greeting,

'You shall conceive and bear a son, and you shall call him Jesus..... The Lord will give him the kingdom of David, his ancestor; he will rule over the people of Jacob forever, and his reign shall have no end' Lk 1,31-33.

The announcement foretells what Jesus shall do to God's people.

First, He will rule over all the nations implies He is king of the universe. Second, His reign shall have no end implies that He will gather people to live in his kingdom and his kingdom has no end.

The rest of St Luke's gospel slowly unpacks this Good News message. Mary is 'full of grace and has won God's favour' Lk 1,28. Her life was not free from grief and mourning; but blended with pain and sorrow. Simeon summed up her suffering very well in one single sentence, saying 'A sword will pierce your own soul' Lk 2,35. She was able to bear all of it simply because she believed. 'The Lord is with you'. She would not bear pain and endure sorrow alone, but with God and for God's people.

When sufferings and sorrow, tragedies, and pains happen, we tend to lose our focus on God; but project self-pity on ourselves. This makes us wonder about God's love. When our faith in Jesus is weakened, and when our love for him is dimmed; we think our suffering is a sign of punishment for something we have said or done. We have a wrong image of God. Instead of having a loving God; we have a god of vengeance. Mary accepted pain and sorrow through faith and love for God. She recalled and pondered on Gabriel's greetings: 'Rejoice, full of grace, the Lord is with you.' This graces her strength to endure whatever the Lord asks of her, because 'The Lord is with her'

Hearing the message, Mary asked the angel for clarification, but she had some sense of it. She understood: God became one of us, to live amongst us and to gather us into his kingdom of love and grace.

Second, God allows us to take part in God's plan. God is the main power to carry God's plan; and allows us to be an instrument in God's hands. In this way, God makes a connection between each individual cross to his own cross. Jesus comes to share and bear our sufferings, and pains, and that would give meaning to our pains and suffering. His Cross, and his crown of thorns give meanings to ours. Jesus once called his disciples to take up their own cross to follow Mat 16,24.

At Christmas, we give gifts in the hope that they will bring joy to others. Gifts do remind us about the love made visible we have received. Christmas is the celebration of the gift of God's only Son given to us in the person of Jesus. We celebrate the gift of life because Jesus comes to give us life and eternal life. God gives us not just a part of Jesus but the whole person. Learn from Mary, say 'yes' to God, and receive the whole person of Jesus.