Carl R. Trueman, giáo sư nghiên cứu kinh thánh và tôn giáo tại Grove City College và là thành viên tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức, trên First Things ngày 4 tháng 4 năm 2024, nhận định rằng các thời kỳ văn hóa quả rất khó khăn đối với các Ki-tô hữu truyền thống. Phái duy Phúc Âm [evangelicalism] Hoa Kỳ đã chứng tỏ là một mục tiêu phong phú cho những người cả bên ngoài và bên trong giáo hội, những người muốn khuấy động sự hoảng loạn trong dân chúng về chủ nghĩa dân tộc Ki-tô giáo, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, kỳ thị người đồng tính, và tất cả những tội lỗi không rõ ràng nhưng dù sao cũng rất nặng nề khác trong thời đại chúng ta. Phái duy Phúc Âm được coi là căn nguyên của mọi tệ nạn đương thời. Việc Donald Trump rao bán gần đây một cuốn Kinh thánh kèm theo các tài liệu thành lập nước Mỹ chỉ càng đổ thêm dầu vào lửa. Nhưng trong một tuần mà dường như hành động của Trump sẽ là hành động báng bổ nhất của một chính trị gia hàng đầu, Tổng thống Biden đã vượt qua ông ta vào phút cuối, khi tuyên bố rằng Chúa nhật Phục sinh năm nay sẽ là ngày chính thức về khả năng hiển thị của người chuyển giới và người ta có thể đoán trước việc ông coi bất cứ ai không đồng ý với ông là bị thúc đẩy bởi sự căm ghét.



Khi những người bảo thủ chỉ trích tuyên bố này thì những người ủng hộ tổng thống đã chỉ ra rằng ngày hiển thị của người chuyển giới đã được tổ chức vào ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2009. Sự trùng hợp của nó với Lễ Phục sinh năm nay chỉ là: một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nhưng điều này hầu như không thể tha thứ cho tổng thống. Không cần phải có một tuyên bố chính thức của Nhà Trắng vào ngày đó. Quan trọng hơn, nền thần học nằm bên dưới hệ tư tưởng chuyển giới vốn gây rắc rối cho cơ thể con người và hợp pháp hóa việc cắt xén nội tiết tố và bộ phận sinh dục, đã giả thiết một nền nhân học trái ngược với giáo lý Kitô giáo, vốn đòi hỏi sự tôn trọng cơ thể con người và sự phân biệt nam và nữ. Vì vậy, tổng thống vẫn đang ăn mừng việc xúc phạm hình ảnh của Chúa, ngay cả khi đối thủ của ông đã xúc phạm lời Thiên Chúa.

Tuyên bố của Nhà Trắng rất gây bối rối nhưng nói khá nhiều trong những lời hoa mỹ của nó. Đây là một đoạn văn đại diện:

"Nhưng những kẻ cực đoan đang đề xuất hàng trăm luật đáng ghét nhắm vào và gây kinh hoàng cho trẻ em chuyển giới và gia đình chúng – bịt miệng giáo viên; cấm sách; và thậm chí đe dọa bỏ tù các bậc cha mẹ, bác sĩ và y tá vì đã giúp đỡ cha mẹ chăm sóc con cái họ. Những dự luật này tấn công những giá trị cơ bản nhất của nước Mỹ: quyền tự do được là chính mình, quyền tự do đưa ra quyết định về chăm sóc sức khỏe của riêng mình và thậm chí cả quyền nuôi dạy con cái của chính mình. Không có gì ngạc nhiên khi tình trạng bắt nạt và phân biệt đối xử mà người Mỹ chuyển giới phải đối đầu đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần của Quốc gia chúng ta, khiến một nửa thanh niên chuyển giới tính đến chuyện tự tử trong năm qua. Đồng thời, nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái chuyển giới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái da màu, tiếp tục cướp đi sinh mạng của quá nhiều người".

Thật khó để biết phải bắt đầu từ đâu khi đề cập đến một đoạn văn khoa trương như vậy. Cấm sách? Khó có xác suất nói tới cuốn sách When Harry Became Sally của Ryan Anderson, bị Amazon cấm (theo đúng nghĩa đen). Nhiều xác suất nói đến việc các bậc cha mẹ lo ngại về việc điều gì được coi là văn chương thích hợp với lứa tuổi để giáo dục giới tính cho trẻ em trong trường học. “Chăm sóc con cái của họ”? Đây có lẽ muốn nói đến loại phương pháp điều trị chuyển giới cho trẻ em mà nhiều nước châu Âu hiện nay coi là dựa trên hệ tư tưởng và không được hỗ trợ gì ngoài khoa học về cá tuyết [cod]. “Quyền được nuôi con của mình”? Một lần nữa, đây có lẽ không phải là lời chỉ trích đối với luật California được đề xuất (nhưng may mắn thay đã thất bại) mà những người cấp tiến trong chính đảng của tổng thống muốn thực hiện, luật này sẽ cho phép loại bỏ những đứa trẻ bối rối khỏi sự chăm sóc của cha mẹ. Và kỳ lạ thay, ông lại quên đề cập đến nỗi sợ hãi của những phụ nữ có không gian riêng tư bị hủy bỏ, nỗi sợ hãi của những nữ tù nhân có nguy cơ bị ở chung với những kẻ hiếp dâm nam và những vận động viên bị đàn ông đánh cắp cơ hội. Tôi cho rằng sẽ bị coi là “đáng ghét” khi đề cập đến những vấn đề nhỏ nhặt như vậy.

Với lối hùng biện cực đoan của tổng thống và sự chỉ trích đầy tự tin của bất cứ ai có thể do dự chần chừ, điều có vẻ chính đáng là hỏi (một lần nữa) Joe Biden đã đọc được bao nhiêu lý thuyết giới tính và “khoa học” giới tính. Người ta phải giả thiết ông là một chuyên gia, vì ông cảm thấy thoải mái khi loại bỏ bất cứ ai bất đồng quan điểm vì bị thúc đẩy bởi sự căm ghét và cố chấp. Nếu không phải như vậy thì điều đáng lưu ý ở đây là không chỉ sự thô lỗ của Trump mới gây tổn hại cho nền dân chủ. Đó là hành vi coi bất cứ ai không đồng ý với bạn là xấu xa và đáng ghét. Điều đó phá hủy kiểu diễn ngôn nhẫn nại và tôn trọng cần thiết để nền dân chủ hoạt động bình thường. Về điểm đó, dường như có rất ít sự khác biệt giữa Biden và đối thủ. Trên thực tế, điểm khác biệt duy nhất là Biden có con dấu của tổng thống mà qua đó ông có thể tạo thêm sự khởi sắc chính thức cho việc tước quyền bầu cử về mặt đạo đức của mình đối với phần lớn người dân Mỹ là những kẻ mù quáng và thù ghét. Sự khinh miệt đối với cử tri thật nghẹt thở.

Với tất cả những điều này, chắc chắn đây là lúc để các Kitô hữu ghi nhớ lời kêu gọi của Thánh Phaolô là tập trung vào những điều trên trời, vì việc đặt niềm tin vào một trong hai “hoàng tử” theo thuyết hư vô này chắc chắn sẽ không dẫn đến điều gì ngoài cay đắng và thất vọng không thể tránh khỏi. Vì chúng ta được gì? Một ứng cử viên cho chức tổng thống đối xử với những người theo Kitô giáo chẳng khác gì những dấu ấn đầy hứa hẹn cho kỹ thuật chào hàng cưỡng bách của mình và một người đương nhiệm nhổ nước miếng vào tất cả những gì họ cho là thánh thiêng. Thứ nào đe dọa hơn? “Chủ nghĩa duy phúc âm” của Trump hay nhãn hiệu Công Giáo “sùng đạo” của Biden? Một đảng mà người lãnh đạo nhầm lẫn qui điển Kinh thánh với các bài viết của Jefferson hay một đảng đang ra các đạo luật về việc triệt bỏ con người và hả hê về điều đó trong chiến dịch bầu cử của mình? Vẫn còn phải xem xem liệu có ai ở New York Times hay The Atlantic sẽ đặt câu hỏi theo cách đó hay không; nhưng dù sao nó cũng là một tuyên bố chính xác cho thấy chúng ta đang ở đâu trong tư cách một quốc gia và một nước cộng hòa. Và sẽ thực sự là một câu hỏi khó để trả lời một cách nhiều xác tín khi bước vào phòng bỏ phiếu.

.