GIÁO HỘI ÚC TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI THAY

DẪN NHẬP

Nhân ngày Quốc Khánh Úc hôm nay 26/1 hôm nay xin được chia sẻ vài nét về nước Úc và Giáo Hội Úc Châu xưa và nay:

Người Việt đã hiện diện và góp phần vào xã hội đa văn hóa Úc châu từ 1975 tới nay. Trong số khoảng hon 200,000 người Việt đang sinh sống tại hải đảo Úc châu này, có khoảng 55,000 người Công giáo Việt Nam. Với con số các linh mục Việt Nam ở thời điễm 1986 còn đếm được trên đầu ngón tay, thế mà chỉ hơn 10 năm con số đã tăng vọt lên 120 linh mục. Trong lúc đó nhiều địa phận không có lấy một tân linh mục, nhiều dòng tu sau cả chục năm mới có một tân linh mục, mà vị tân linh mục đó lại là người Việt Nam da vàng mũi tẹt. Nếu tính chung cả tu sĩ nam nữ thì lực lượng lãnh đạo này sấp sỉ gần 200. Thật là một con số đáng khích lệ cho chúng ta hãnh diện và làm cho Giáo hội địa phương nể vì. Phân tích cho kỹ thì thành phần các ứng viên tu trì, phần đa đã nhem nhúm và có hơi hám tu trì từ quê nhà Việt Nam, dù rằng đa số các ứng viên tu trì người Việt tại Úc hiện nay được đào luyện tại Úc. Cho tới khi chúng tôi viết bài này thì Kiểm tra năm 2004

NHỮNG NGƯỜI CÔNG GIÁO

Theo thống kê của lần kiểm gấn đây thì tổng số người Công giáo tại Úc là 4,606,600 ngừơi hoặc chiếm 27.3% dân số Úc và là một tôn giáo có số tín hữu cao nhất tại Úc. Tôn giáo có số tín đồ kế tiếp là Anh giáo với tỉ lệ 24%. Trong số những người Công giáo thì nữ chiếm 51,1% và nam 48.9%. Số người Công giáo tăng 13.3% tính từ năm 1986 tới 1991 so với 8% tăng dân số toàn quốc. Con số di dân cũng như tị nạn đã đóng góp phần lớn trong tổng số người Công giáo được tăng.

Số Công giáo thuộc sắc tộc thổ dân và Torres khoảng 61,350 người chiếm 23% tổng số người Thổ dân toàn quốc.

Số tuổi của những người Công giáo khá trẻ hơn so với số tuổi của dân Úc, tổng quát là 40% người Công giáo thuộc lứa tuổi từ mới sinh tới 24 tuổi và chỉ 9.7% là 65 tuổi hay già hơn, so với 38.1% và 11.3% của dân số toàn quốc.

Theo thống kê trên những người Công gíao tại Úc sống rải rác trong các tiểu bang và lãnh thổ như sau:

Lãnh thổ

Số Công giáo trên Toàn Quốc: 4,606,600 (phần trăm trong tổng số 27.3%)

NSW: 1,692,600 (29.5%)

Vcitoria: 1,237,200 (29.2%)

Queenland: 756,400 (25.4%)

Western Australia: 408,800 (25.7%)



Trong tổng số Công giáo tại Úc, có tới 24.9% sinh ngoài nước Úc. Thật vậy từ năm 1981 có tới 50,000 người Công giáo tới Úc từ Phi luật tân, và khoảng 20,000 tới từ các quốc gia như Ba lan, Nam và Trung Mỹ, Việt Nam. Số khác tới từ các nước Đông Nam Á, trong lúc đó các sắc dân di dân đông đảo ngày xưa như Ý, Ba Tư nay không còn bao nhiêu người tới định cư tại Úc nữa. Theo kiểm tra năm 1991 thì sĩ số di dân không nói tiếng Anh tính được:

Nơi sinh Tổng số Tỉ lệ

Ý 237,516 5.2%

Ba Tư 72,509 1.6%

Malta 49,984 1.1%

Ba Lan 52,335 1.1%

Hòa Lan 33,627 0.7%

Các nước từ Âu châu 130,544 2.8%

Việt Nam 27,161 0.6%

Phi Luật Tân 62,098 1.3%

Đông Nam Á 36,830 0.8%

Nam Á Châu 40,552 0.9%

Bắc Á Châu 23,151 0.5%

Mauritius 14,321 0.3%

Lebanon 27,658 0.6%

Trung & Nam Mỹ 48,193 1%

Các nước khác 55,068 1.2%

Tổng cộng 911,547 19.8%

Theo thống kê thì có 1,504,450 gia đình Công giáo, trong số đó có tới 10% chỉ có một cha hay mẹ mà thôi (nghĩa là gia đình đổ vỡ hay ngoại hôn). 2% hôn nhân khác biệt tôn giáo và 8.5% ly thân. Trong các nố hôn nhân khác biệt tôn giáo thì có tới 12.4% ly thân trong khi đó nếu cả hai là Công giáo thì số ly thân chỉ lên tới 4.2% mà thôi.

Các Kitô hữu trên 15 tuổi thì 55.4% lập gia đình, và trong số đó 5.8% (204,000 người) bị góa bụa và 7.4% (259,000 người) ly thân hay ly dị. Nghĩa là khoảng 447,000 người Công giáo sống đơn lẻ. Tòa án hôn phối địa phận trên toàn nước Úc hàng năm đã tháo gỡ cho cả 1000 nố hôn nhân để họ được tự do tái hôn theo phép đạo.

LINH MỤC TU SĨ VÀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ TRÁCH MỤC VỤ

1. Linh mục

Nói riêng về tổng giáo phận Melbourne, có 300 linh mục triều được bổ nhiệm coi sóc xứ đạo so với tháng 3 năm 1995 có 315 linh mục triều được bổ nhiệm coi sóc xứ đạo, so với 377 vị vào năm 1986 và 426 vị năm 1977. Phân ích bảng thống kê sau chúng ta sẽ thấy số lượng các linh mục giảm và số tuổi tăng, trong lúc đó các ứng sinh thì quá ít so với nhu cầu.

Theo nhu cầu thì mỗi năm cần tới 8 tân linh mục, thế mà trong chủng viện chỉ có 15 thầy theo học và hy vọng con số này bền đỗ thì mỗi năm có được 2 tân linh mục. Trong lúc đó thì trong vòng mấy năm tới số các linh mục về hưu, (75 tuổi) là 27 vị. Tuy thế nhiều vị sẽ phải nghỉ xứ vì bệnh tật hay vì một lý do nào đó.

Dựa vào các dữ kiện và tình rạng trên thì tới năm 2010, con số các linh mục có thể làm việc được chỉ còn khoảng 160 tới 190 vị.

Tình trạng của tổng giáo phận Melbourne cũng là tình trạng chung chung các giáo phận khác tại Úc. Theo thống kê trên toàn Úc châu năm 1969 có 546 chủng sinh, nhưng năm 1994 chỉ còn 154 chủng sinh mà thôi. Tình trạng các linh mục già yếu lại thêm vào tình trạng các linh mục bị tố cáo xâm phạm tiết dục lại càng làm cho ít người dấn thân vào con dường tu trì. Các giáo phận phải lo nhận các chủng sinh linh m?c từ nước ngoài vào hầu đáp ứng nhu cầu trong tương lai hoặc sát nhập các giáo xứ lại theo chiều hướng hiện tại.

2. Người phụ trách mục vụ

Tại nhiều giáo xứ, công việc mục vụ được chia sẻ và cáng đáng do những người không phải là giáo sĩ. Theo tổng kết của Tổng giáo phận Melbourne thì hiện nay có tới 161 người đảm trách mục vụ trong các giáo xứ, họ là tu sĩ (97 vị) hay người giáo dân (52 nữ, và 12 nam). Có những giáo xứ mướn những người này làm việc toàn thời, nhưng cũng có nhiều giáo xứ không đủ khả năng tài cánh thì mướn bán thời. Có nhiều vị trong số này có bằng cấp chuyên môn về thần học, mục vụ, tâm lý v.v… Họ làm việc sát cánh với cha xứ và sửa soạn phụng vụ, các ứng viên cho các bí tích và mục vụ trong giáo xứ.

3. Giáo dân điều hành giáo xứ

Hơn bao giờ hết vai trò người giáo dân thật chủ động. Nhiều giáo xứ người giáo dân phụ trách phụng vụ, là giáo lý viên giúp giáo lý cho các tầng lớp khác nhau, là cố vấn và hướng dẫn hôn nhân, tang chế và phụ trách tài chánh cho giáo xứ.

Những người giáo dân này giữ vai trò lãnh đạo nhưng khác với các nhân viên trông coi mục vụ của giáo xứ. Trong số 165 giáo xứ của toàn bộ 233 giáo xứ tại tổng giáo phận Melbourne có tới 50 chức vụ khác nhau được 740 người giáo dân đảm trách. Số nữ vẫn chiếm phần đa hơn nam giới nghĩa là trong 5 người giúp việc tại giáo xứ thì nam chỉ chiếm 1. Cũng tại Melbourne, phong trào học thần học rất phổ biến, mỗi giáo xứ có 5 tới 10 người giáo dân có bằng cấp thần học như các linh mục.

4. Số tham dự thánh lễ Chúa nhật

Năm 2005 số những người đi tham dự lễ Chúa nhật trong tổng giáo phận là 193,600 người. Con số này chứng tỏ số người tham dự bị sút giảm đi 2.6% so với các năm trước. Trong số những người tham dự lễ trên, có tới 22,000 tham dự các thánh lễ bằng 29 ngôn ngữ khác Anh ngữ.

Phân tích thống kê những người đi tham dự lễ Chúa nhật, thì năm 1954 có tới 75% số người Công giáo đi lễ Chúa nhật, nhưng tới năm 2005 chỉ còn 29% và ngày nay tỉ lệ này còn giảm sút hơn nữa.

NHỮNG NGƯỜI CÔNG GIÁO TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN MÌNH

Qúi vị là những bậc làm cha làm mẹ, chắc quí vị khổ tâm khi thấy con cháu mình lơ là việc giữ đạo. Quí vị tự thắc mắc, con mình là những người tốt lành, làm việc chăm chỉ và lo hạnh phúc gia đình, thế mà tại sao chúng không giữ đạo, không cảm thấy cần thiết phải đi nhà thờ đi lễ, đặc biệt tham dự lễ Chúa nhật như Giáo hội mời gọi.

Chắc chắn những đổi thay về khoa học kỹ thuật, về cuộc sống thường nhật như cách mua sắm, xử dụng tiền bạc, điện toán và các phương tiện truyền thông tiến bộ làm cho con người đổi thay lúc nào chúng ta không hay… Cuộc sống văn minh tiến bộ và tiện nghi ngày nay tưởng sẽ giúp chúng ta có nhiều thời giờ rảnh rang hơn để tôn thờ Thiên Chúa và lo cho đời sống tâm linh. Thực tế lại khác, nếp sống văn minh với các phương tiện điện toán, mạng lưới interet v.v… lai càng làm chúng ta bận rộn hơn xưa… và làm con người biếng lười hơn về mọi mặt cả thể xác lẫn tinh thần. Tuy thế lại có những tâm hồn thiện tâm khác đi tìm tôn giáo và họ đến với tôn giáo với tất cả tấm lòng. Tôn giáo mang lại cho họ sinh lực sống vươn lên giữa cảnh thế trần đam mê, nhiễu nhương lường gạt gian dối của xã hội hôm nay.

CÁCH THẾ SỐNG ĐỜI KITÔ HỮU CỦA KỶ NGUYÊN MỚI

Trước thực tại của sự sút giảm về tinh thần đạo giáo và thực thi tôn giáo song song với những đổi thay và biến chuyển của xã hội, khoa học và những trào lưu của thời đại. Nhiều người tuy không thực thi tôn giáo, nhưng trong bản kiểm kê, họ vẫn tự nhận mình là Công giáo, dù họ chẳng thực thi tôn giáo gì cả? Chẳng bao giờ họ tham dự lễ Chúa nhật v.v…

Tại sao vậy?

Có lẽ trong sâu thẳm thâm cung của họ nhu cầu tôn giáo vẫn là hy vọng cuối cùng, là mấu chố, là điểm tựa cho họ nương náu. Trước kỷ nguyên mới, người Công giáo chúng ta sẽ sống ra sao? Giáo xứ sẽ sinh hoạt thế nào và phương cách làm chứng tá cho Tin Mừng hôm nay ra sao?

KẾT LUẬN

Chúng ta thấy có nhiều khía cạnh bất toàn của con người trước tương lai, nhưng trong niềm tin vào Chúa và thiện tâm của con người chúng ta xác tín Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong lòng Giáo Hội Hoàn Vũ cũng như tại mỗi giáo hội nhỏ bé địa phương để làm dấy lên một nguồn sống mới và sáng lạn cho kỷ nguyên mới đang vén màn mời đón chúng ta tiến vào.

Hòa trong tâm tình và tín thác của Giáo Hội chúng ta cùng đồng hành với Giáo hội hoàn vũ tập trung vào những trọng điểm mà Đức Thánh Cha mời gọi tất cả con ái cầu nguyện, học hỏi và hoán đổi theo ba tụ điểm: Đức Kitô, Đức Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Cùng với Đức Maria, Mẹ Giáo Hội chúng ta tin tưởng và phó thác trong Ba Ngôi Cực Thánh Giáo hội của Ngài mà song đồng hành cùng anh chị em trong một tâm tình mới, cũng như một hình thức nào đó mới mẻ của tinh thần Phúc Âm phù hợp với dấu chỉ thời đại.