ĐGH Benedictô sắc bén trong ngôn từ và tuyệt vời trong cử chỉ khi thăm Thỗ Nhĩ Kỳ



Trong chuyến tông du 4 ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ, ĐGH Benedictô đã làm cho thế giới ngạc nhiên và tăng thêm lòng ngưỡng một vì những ngôn ngữ ngài sử dụng sắc bén, đúng mức và vẫn giữ được lập trường chân chính của mình, đang khi đó những cử chỉ thân hữu, cởi mở và tế nhị như thăm Đền Hồi giáo Blue Mosque và cách thế Ngài gặp gỡ và nói truyện với các viên chức đại diện người Thổ nhĩ kỳ đã làm cho báo giới thán phục rằng Đức Giáo Hoàng “hoàn toàn lảm chủ” cung cách diễn đạt của mình với cách thế ung dung, duyên dáng, và tự phát.

ĐGH thả những chim bầu câu tại Nhà thờ Holy Spirit tại Istanbul
Những lời trích dẫn khoa bảng tại Regenburg làm triệu triệu người Hồi giáo nổi điên lên, nhưng cử chỉ và lời cầu nguyện của Ngài trong đền Hồi tại Istanbul làm mát ruột mọi người Hồi giáo.

Người ta cũng nhận ra cung cách trái ngược khi trước ngài phát biểu về bạo động trong Hồi giáo tại Đức với một giọng hùng hồn và lý trí, thì hôm qua tại đền Hồi, Ngài yên lặng trầm tư suy nguyện. Người ta chờ đợi nơi DGH Benedictô giả thiết là ngài luôn có những lý luận sắc bén và mạnh mẽ trái ngược với ĐGH John Paul II luôn luôn có những cử chỉ mạnh mẽ và lôi cuốn người khác.

ĐHY hồi hưu người Pháp là Roger Etchegaray, thân cận của ĐGH Pope John Paul II và cùng đi tháp tùng Đức Benedictô trong chuyến thăm Thổ lần này hôm nay 1.12.2006 nói với các phóng viên báo chí rằng “Tôi muốn so sánh cuộc viếng thăm của ĐGH Benedictô tới Đền Hồi giáo như là hành động của ĐGH John Paul II tại Bức Tường Tây tại Jerusalem. Tường Jerusalem là nơi thánh của người do thái giáo và khi ĐGH John Paul II đến đó năm 2000 đã đặt một lời cầu nguyện vào kẽ bức tường, lời cầu nguyện xin ơn tha thứ vì những cách thế mà người Kitô giáo đã đối xử tệ với người Do thái giáo.

ĐHY Etchegaray nói tiếp: “Lời cầu nguyện của ĐGH Benedictô tại Đền Hồi và lời cầu nguyện của ĐGH John Paul tại Jerusalem là hai giây phút biểu tượng rất quan trọng. Cả hai trường hợp chúng ta không ngờ đã xẩy ra”.

Thực tế khi ĐGH Benedictô đáp xuống phi trường Ankara nhiều người đã cho rằng Ngài sẽ không được dân chúng Thổ tiếp đãi nồng hậu, thế nhưng, tối hôm trước khi từ giã Istanbul, sau khi Ngài vào đền Hồi giáo ở Istanbul và đứng lặng giây phút cầu nguyện thì mọi nghi kỵ của dân Thổ hầu như đã được đánh tan đi.

Nghị trình ban đầu của ĐGH Benedictô tới Thổ và là mục đích chính, đó là muốn đáp lễ và gặp gỡ với Thượng Phụ Giáo Chủ Đại Kết Bartholomeô của thành Constantinople. Sau một nghi lễ cầu nguyện, hai lần nghi thức đọc kinh chung, các cuộc gặp gỡ riêng và một bữa ăn trưa với nhau, thì hình huynh đệ giữa Đức Giáo Hoàng và Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống đã được chứng tỏ một cách công khai, chính thức và thân thiện.

Tờ nhật báo Hurriyet của Thổ hôm nay bình luận rằng: “Đức Giáo Hoàng chiếm được cảm tình của dân chúng Hồi giáo vì những lời nói có tinh thần hòa giải và Ngài liên tiếp làm cho thế giới bất ngờ”.

Tờ báo Anh ngữ tại Istanbul là Turkish Daily News mang đòng tít lớn “Đức Giáo Hoàng đã thắng được tâm và trí của người Hồi”.

Trước khi rời Istanbul về lại Roma, tại khung viên nhà Vương cung thánh đường Công giáo Chúa Thánh Thần ở Istanbul, Đức Giáo Hoàng đã thả ra 4 chim bồ câu. Và ngày hôm trước tại Đền Hồi trong món quà trao đổi với Đại giáo trưởng Hồi giáo và Đức giáo hoàng đều là một viên ngói xanh có hình chim bồ câu, và quà của ĐGH biếu lại cũng là bức tranh với 4 chim bồ câu.

Linh mục phát ngôn viên Tòa Thánh là cha Federico Lombardi giải thích rằng “những con chim bồ câu là biểu tượng của Hòa Bình... Mọi sự đã diễn tiến ra ngoài mọi dự ước mong của mọi người”.