Vatican (AsiaNews) - Hôm 10/10/2007, Đức Thánh Cha Bênêđict XVI đã đưa ra lời kêu gọi mới cho sự hợp nhất Kitô giáo khi kết thúc buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần. Theo đó, ngài đã yêu cầu các tín hữu cầu nguyện cho kết quả thành công nhân hội nghị của Ủy ban hỗn hợp quốc tế về đối thoại thần học giữa Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo đang diễn ra ở Ravenna.

Khi kết thúc buổi triều yết chung với 20.000 tín hữu ở Quảng trường Thánh Phêrô - trong số đó có các nhà sư Phật Giáo đến từ Sri Lanka - Đức Thánh Cha đã nhắc đến phiên họp lần thứ X của Ủy Ban hỗn hợp đang diễn ra ở Ravenna, Ý, hội nghị “thảo luận chủ đề hết sức quan trọng cho việc đại kết: Đó là tầm quan trọng về giáo hội và giáo luật về bản chất bí tích của Giáo hội –là hiệp thông, hoà giải và thẩm quyền giáo hội’. Cha yêu cầu các con hiệp cùng cha cầu nguyện để cuộc đương đầu quan trọng này giúp cuộc hành trình hướng đến hiệp thông trọn vẹn giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo và để họ có thể sớm sẻ chia cùng một Chén Thánh của Chúa”.

Ủy ban hỗn hợp bắt đầu họp vào thứ hai vừa rồi và kéo dài đến Chúa Nhật tới. Ủy ban gồm 60 thành viên, 30 Công Giáo và 30 Chính Thống Giáo, với sự đồng chủ trì của Đức Hồng y Walter Kasper, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo, và Đức Thượng phụ Ioannis (Zizioulas), Tổng Giám Mục của Pergamo.

Trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha đến Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 11 năm ngoái, ý tưởng Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Bartholomew I cùng tham dự vào phiên họp đã được bắt đầu như là một dấu hiệu của ước muốn mãnh liệt giữa hai giáo hội để đi đến hiệp nhất.

Tuy nhiên, đồn đoán cho hay một số nhà lãnh đạo Chính Thống giáo phản đối mạnh mẽ về ý tưởng này, trước tiên và trước nhất là Đức Thượng phụ của Mạc Tư Khoa, người duy trì lập trường không tồn tại phẩm trật giáo hội trong đó Giáo Hội Chính Thống tương đương với Giáo Hội Công Giáo - với một vị lãnh đạo đơn lẻ - và không tồn tại vị trí người đứng đầu là Thượng phụ đại kết, đó chỉ là “một chức hàm danh dự” – không giống như Đức Giáo hoàng.

Ủy ban này được thành lập qua một văn bản được công bố vào năm 1979 khi kết thúc phiên họp giữa Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Đức Thượng Phụ Đại Kết Dimitrios I và tổ chức cuộc họp đầu tiên vào năm 1980 ở Patmos-Rhodes. Những cuộc họp này đã phải đương đầu với những vấn đề khác nhau, nhưng đã bị trì hoãn trong nhiều năm do mối bất hoà nghiêm trọng của các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương, còn được gọi là các Giáo hội hiệp thông.

Hôm nay, trước khi đưa ra lời kêu gọi đại kết của mình, Đức Thánh Cha đã suy tư về các nhân vật “các giáo phụ Giáo hội sơ khai”, nói về Thánh Hilariô (Hilary) ở Poitiers, vị giám mục của thế kỷ thứ 4 được nhớ đến như là người “bảo vệ đức tin của chúng ta trong việc bảo vệ thiên tính của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và Thiên Chúa là Cha”. Thánh nhân đã tìm cách chống lại bè rối Ariô, những người chỉ tin Chúa Giêsu chỉ là thụ tạo thay vì xác nhận thiên tính của Chúa Kitô. Trong diễn từ của mình, Đức Thán Cha cho hay: “sự sáng suốt của Thánh Hilariô mang tầm quan trọng trong đức tin của chúng ta lúc làm phép rửa nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha rửa cho con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Nhận xét cuối cùng của Đức Thánh Cha là Thánh Hilariô “tìm kiếm ơn cứu độ trong một mình Chúa Kitô”. Bằng cách nhập thể, Chúa Kitô đã thực sự hoá thân chính ngài trong bản tính tự nhiên của mỗi con người. “Điều này giải thích tại sao hành trình hướng về Chúa Kitô cho mọi cá nhân”, dù vậy, việc hoán cải con người là luôn cần thiết.