Khắp nơi ai cũng háo hức mong đợi mùa Giáng Sinh. Vào dịp này không chỉ riêng người công giáo và tin lành đón mừng Giáng Sinh, mà cả người đồng hương ngoài công giáo. Dù là phật giáo, hoà hảo và cao đài hay những ai không theo một đạo nào họ cũng háo hức đón chờ. Ai nấy đều đón mừng ngày Giáng sinh bằng những cử chỉ rất thân tình như gởi thiệp Giáng Sinh để chúc nhau, hay trao nhau, tặng nhau những gói quà thật thú vị. Mùa vọng và mùa Giáng Sinh còn nhắc nhở đến việc tỉnh thức và cầu nguyện. Nhiều lớp người đang Khao khát ơn cứu độ, sống về tinh thần và tâm linh qua “phong trào cầu nguyện.”

Mùa Giáng Sinh 2008 đặc biệt, mời gọi mọi người trao nhau món ăn tinh thần với một chiến dịch của toàn dân người Việt Nam không riêng là người công giáo và tin lành. Gồm tất cả các tôn giáo khác như là phật giáo, hòa hảo và cao đài, hồi giáo vvv.

“Ngày 25.12.2008 chúng ta trao cho nhau nụ cười khi gặp nhau như mẹ Têrêsa thành Calcutta nói: “Niềm vui là kết qủa của hoà bình” và toàn dân cùng nhau nắm tay nhau chỗi dậy! Đứng dậy như Phù Đổng Thiên Vương bằng ngọn lửa cầu nguyện cho Công Lý – Hòa Bình, Tự Do Tôn Giáo, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Quê Mẹ Việt Nam.”

Giáng Sinh năm này có dấu chỉ đoàn kết và đối thoại, hợp tác liên tôn giáo vì Công Lý - Hòa Bình, mọi người đã được chứng kiến, đúng là một sự bùng nổ về việc cầu nguyện cho tổng địa phận Hà Nội - Tòa Khâm Sứ Và giáo xứ Thái Hà. Tổng giáo phận Hà Nội, Giáo xứ Thái Hà và Giáo xứ An bằng ở Huế đã mạnh dạn đứng lên chống bất công và dành quyền làm người. Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt và các Cha dòng Chúa Cứu Thế ở Thái Hà thẳng thắng đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam về quyền t ự do tôn giáo. Các Ngài không chấp nhận Xin Cho.

8 anh chị em giáo dân anh dũng ở giáo xứ Thái Hà, bị kết án oan ức, đã đóng góp rất tích cực công lý và sự thật trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta. Người công giáo Việt Nam, chúng ta đều là “con cháu, dòng giống các vị tử đạo. „Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.“

Không riêng chỉ các thánh tử bênh vực giáo hội mà còn có giám mục và các linh mục như: Đức Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền đ ã lên án chủ trương tiêu diệt tôn giáo một cách tinh vi của đảng cộng sản. Đức Cha Điền đã nói: “ Một, tự do tín ngưỡng và hai, quyền công dân bình đẳng.” Ngài là vị giám mục Anh Dũng, có tâm gương sáng chói chống độc tài cộng sản” Ngài đã qủa quyết: “Thiên Chúa đã gọi tôi để chịu tù tội và chết chóc vì bảo vệ nhân quyền và công lý.”

Cha Tađeô Nguyễn văn Lý đã noi gương Đức Cha Philipphê Nguyễn Kim Điền. Cha Lý là người đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, tiếng nói lương tâm của chính mình để vạch trần sự thật về mọi tội ác của chế độ CSVN đã tròng lên đầu, lên cổ cả dân tộc ta hơn sáu chục năm qua. Ngài đ ã nói: "Mạng sống của tôi đã có Thiên Chúa định đoạt. Nhiệm vụ của tôi là cứu người nghèo khó. Ðạo và đời gắn liền với nhau vì không có đời thì cũng không có đạo."

Nhân ngày kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.Hai Cha Phêrô Nguyễn Hữu Giải và Phêrô Phan Văn Lợi sống ở quốc nội gặp nhiều khó khăn, đ àn áp b ị theo dõi từng ngày từng phút từng giây. Vậy mà Hai Ng ài vẫn can đ ảm mạnh dạn lên tiếng kêu gọi tự do trong mọi lãnh vực: như tự do tôn giáo, tự do dân chủ, tự do nhân quyền, tự do báo chí. Đồng thời các Ngài đã vạch trần các âm mưu của nhà cầm quyền cộng sản VN. Dưới chiêu bài lập nhiều giáo hội quốc doanh cũng như làm thoái hóa lương tâm và lương tri của toàn dân, của mọi tín đồ, đặc biệt của mọi chức sắc, để họ ủng hộ hay chấp nhận ý thức hệ và chế độ cộng sản.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã là một chủ chăn vĩ đại của Giáo Hội vì phần đóng góp lớn lao của ngài cho Giáo Hội và cho thế giới. Ngài đã kêu gọi, động viên tinh thần nhân dân Ba Lan và nâng đỡ, khuyến khích Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan trong vụ đấu tranh lật đổ chế độ cộng sản Ba Lan. Ngài kêu gọi mọi người: "Tất cả đừng sợ, hãy đứng lên thay đổi tình trạng thế giới hiện nay!" Mọi người trên thế giới đều công nhận Đức Giáo Hoàng Phaolô II, đã góp phần quan trọng vào việc làm sụp đổ chế độ cộng sản khối Đông Âu và Liên Sô.

Ngài là vị Giáo Hoàng được rất nhiều người thương mến, đặc biệt giáo hội công giáo Việt Nam. Ngài đ ến gởi cho HĐGM/VN huấn t ừ vào ngày 22-1-2002, Ngài nói rằng: “Giáo hội mời gọi tất cả các thành viên của mình hãy dấn thân một cách chân thành cho sự tăng trưởng của tất cả mọi người và cho việc xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng…Giáo hội mong đợi nơi chính quyền sự tôn trọng toàn diện nền độc lập và tự chủ của Giáo hội. Của quý giá nhất của sự Tự do Tôn giáo đã được đề cập trong Công Đồng Vatican II, trong những Tuyên ngôn và những Quy ước Quốc tế. Khuyến khích các phong trào cầu nguyện, cộng đoàn cơ bản, nhóm tông đồ cầu nguyện để cầu cho Giáo hội Việt Nam. Balan thay đổi nhờ ở phong trào đạo đức thanh niên và thợ thuyền.”

Ai chúng ta cũng thừa nhận sức mạnh của lời cầu nguyện và hiệp nhất! “Tất cả những gì anh em cầu xin, anh em cứ tin là mình đã được rồi, thì sẽ được như ý.” (Mc 11:24)

Ngọn lửa cầu nguyện cho Toà Khâm Sứ và cho Thái Hà đã được thế giới biết và ủng hộ nhiệt tình, đặc biệt có nhiều hội đồng giám mục trên thế giới đ ã lên tiếng ủng hộ tự do tôn giáo cho Việt Nam và Việt Nam. Ngày 23.10.2008 Quốc Hội Âu Châu ra nghị quyết nói là nhà cầm quyền VN vi phạm nhân quyền. Nữ Dân biểu Loretta Sanchez cùng với 7 bạn đồng dân biểu liên bang Hoa Kỳ gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi nhà cầm quy ề n cộng s ản VN phải nghiêm túc thực hiện những cam kết về tôn trọng nhân quyền.

Trên thế giới chỉ còn Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Thiên, Cuba vẫn còn ngoan cố vi phạm Tự Do Tôn Giáo và nhân quyền. Riêng về Cuba t ùy rằng vẫn còn là thể chế cộng sản. Nhưng Cuba đã công nhận ngày lễ Giáng Sinh l à ngày lễ truyền thống với toàn cầu.

Hội đồng giám mục Cuba, đặt biệt Đức Hồng Y Ortega y Alamino đã mạnh dạn đòi hỏi tự do tôn giáo cho giáo hội Cuba. Sự đấu tranh nhân quyền và t ự do tín ngượng của giáo hội Cuba đã được nhà cầm quyền chấp nhận và cho phép dòng Biển Đức Truyền Giáo St. Ottilien gần thành phố München miền nước Đức. Nhân ngày 13.12. 2008 mừng lễ thánh Ottilia quan thầy của nhà dòng St. Ottilien, Đức Tổng Đan Viện Phụ Jeremias Schröder OSB của tôi, ban phép lành và sai Cha Emmanuel Löwe OSB đi truyền giáo cùng với năm Đan Sĩ khác từ Đức, Phi luật Tân, Phi Châu sang qua Cuba lập dòng mới ở đia phận Havanna. Giáo Hội và hội đồng giám mục Cuba đã mở đường cho giáo hội công giáo Việt Nam.

Con đường đấu tranh cho tự do tôn giáo và công lý tại quê hương chưa kết thúc. Ước mong ngọn nến của Toà Khâm Sứ và Giáo x ứ Thái Hà không bao giờ được dập tắt. Ngọn nến công lý - hòa bình của Chúa Hài Đồng đã làm người đồng hành với chúng ta vẫn mãi mãi bùng cháy trong lòng của dân tộc Việt Nam không riêng các giáo phận miền bắc mà cả ba miền: Bắc Trung Nam.

Mỗi người công giáo cần được biểu lộ bằng hành động trong đức tin như lời thánh Jacôbê nói: “ Cũng một thể như xác không hồn là thây chết, thì cũng vậy, đức tin không có việc làm là đức tin chết.” (Yc 2, 26)

Để thể hiện trong hành động đức tin, chúng ta hãy noi gương các nước Đông Âu: Như Balan,Tiệp Khắc, Đông Đức và Liên Sô, để nối vòng tay, bắt nhịp cầu hướng về Quê Hương và Giáo Hội Mẹ Việt Nam, cùng đồng lòng với các tôn giáo bạn để tạo nên một s ức mạnh, chống lại chế độ độc tài CSVN, tham nhũng, bạo lực, vô liêm sỉ, vô văn hóa, vô nhân đạo. Hai quần đảo Hoàng sa -Trường sa,Thác bản giốc và Ải Nam quan đã lọt vào tay trung cộng rồi, mà các nhà lãnh đạo của đất nước lại làm ngơ! Không như thuở trước, dưới các triều Đinh, Lê, Lý, rồi Trần, cho đến toàn dân đều một lòng giữ nước: “Vì giữ nước mới có đất nuôi dân.”

Với tư cách một Hồng Y, một Giám Mục, một Linh Mục, một Tín Hữu đã được Thiên Chúa trao phó cho nhiệm vụ Ngôn Sứ của Thiên Chúa, như Môsê đã hiên ngang nói với Vua Pharaô: “Hãy để cho dân tôi được Tự Do đi tế lễ Thiên Chúa” (Xh 5,1)

Lớp người hàng ngàn người hàng vạn con tim từ quốc nội và hải ngoại đang mong đợi nơi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam một Bức Thư Ngỏ chung gửi cho người công giáo toàn quốc, dành riêng một ngày đặc biệt cầu nguyện cho Công Lý - Hòa Bình - Tự Do Tôn Giáo cho quê Mẹ Việt Nam.

“Bình an dưới thế cho người thiện tâm”

Ở đâu có thiện tâm là ở đó có hòa bình. Ai cũng mong nơi quê hương Việt Nam có nhiều người có thiện t âm, sống tâm hồn của mùa Giáng Sinh để đóng g óp v ào trong công cuộc đấu tranh cho công l ý - hoà bình cho Đất Nước Việt Nam nhiều ánh sáng.

Tôi thành thật cảm ơn tất cả Quý Vị. Con kính chúc các Hồng Y, các Giám Mục, các Linh Mục, các Tu Sĩ Nam Nữ, các tín hữu và toàn thể đồng bào trong nước và hải ngoại một mùa Giáng có nhiều niềm vui và đầy tràn hồng ân Chúa Hài Đồng đ ến để cứu nhân loại và năm mới 2009 luôn an bình hồn lành xác mạnh. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho quê Mẹ Việt Nam m ột ngày gần đây sớm có công lý - hoà bình, tự do tôn giáo và nhân quyền.

Mẹ La-Vang ơi, xin Mẹ bảo trợ Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.

“Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đ ấng chuộc tội…!”

Đức quốc, St. Ottilien. 14.12.2008 nhân ngày Chúa Nhật thứ ba mùa vọng