Bài diễn văn nhậm chức của Tổng Thống B. Obama không những gây sự chú ý cho dân mỹ mà còn là mối quan tâm của toàn thế giới. Điều này thật dễ hiểu vì Hoa Kỳ có tầm ảnh hưởng và vai trò rất lớn trong việc duy trì ổn định về kinh tế và hòa bình trên toàn cầu. Hơn nữa bài diễn văn của bất cứ vị tân tổng thống nào cũng đều hoạch định chung hướng đi trong suốt nhiệm kỳ của mình. Diễn văn nhậm chức của TT Obama cũng không nằm ngoài thông lệ này.

Trước hết, với vấn đề trong nước, ông đề cập ngay đến những khó khăn về cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tại Mỹ cũng như trên toàn cầu. Đây là một thực tế không thể phủ nhận. Ông mời gọi mọi người vào cuộc để vực dậy nền kinh tế cũng như xây dựng quốc gia về mọi mặt. Tân Tổng thống cũng ca ngợi trang sử hào hùng của thế hệ tiền nhân trong việc khai phá và xây dựng nước. Đối với ông, hiến chương lập quốc là điểm son của Hoa Kỳ về việc tôn trọng quyền tự do, bình đẳng và dân chủ của con người. Đây là nguyên lý sống mà ông và công dân Hoa Kỳ quyết tâm duy trì cho đến cùng.

Chuyển sang những mối quan hệ quốc tế, TT Obama lặp lại vai trò quan trọng của Hoa Kỳ đối với nền dân chủ và kinh tế trên thế giới. Có thể nói đến 3 cấp độ của những mối quan hệ mà Hoa kỳ đáng quan tâm như sau:

Thứ nhất: tiếp tục trợ giúp trong các chương trình giúp đỡ phát triển chăn nuôi trồng trọt cho các quốc gia nghèo đói, nhằm cải thiện đời sống cho các người dân trong các quốc gia này. Ông cũng kêu gọi các quốc gia tiên tiến tham cuộc, đừng thờ ơ với những nỗi thống khổ và thiếu thốn của đồng loại đang phải chịu bên ngoài quốc gia của mình.

Thứ hai: cùng với những liên minh vững chắc tình xưa nghĩa cũ kết hợp với sự hợp tác với các quốc gia trên nguyên tắc hiểu biết lẫn nhau để diệt trừ tận gốc nạn khủng bố và hiểm họa hạt nhân và bảo vệ sự sống còn của địa cầu.

«Cùng với bạn cũ thù xưa, chúng ta sẽ làm việc không ngừng nhằm giảm bớt đe dọa hạt nhân và đảo ngược tiến trình ấm nóng toàn cầu. Đối với những kẻ muốn đạt mục tiêu bằng cách khủng bố và giết người vô tội, thì các người hãy nghe đây: tinh thần của chúng ta mạnh hơn của các người, các người không thể bẻ gãy ý chí của chúng ta, các người không thể tồn tại lâu chúng ta, và chúng ta sẽ đánh bại các người ».

Mối quan hệ thứ ba mà tân Tổng Thống Obama nói đến đó là sự bao dung của Hoa Kỳ trong việc dang tay đón nhận những thể chế tiếm quyền nhờ tham nhũng, dối trá và triệt hạ tiếng nói đối lập với điều kiện nếu họ biết « thay lòng đổi dạ». Đối với những người bám lấy quyền lực nhờ tham nhũng, dối trá và bịt miệng tiếng nói đối lập, hãy biết rằng quý vị đang đi ngược lịch sử, nhưng chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị biết từ bỏ nắm đấm.

Một câu hỏi chung được đặt ra, các nước cộng sản có những quan điểm như thế nào về diễn văn nhậm chức Tổng Thống của Obama? Phía Việt nam đã cắt xén những dự kiện lịch sử liên quan đến cuộc chiến của Mỹ chống cộng sản nói chung và chiến trường Khe Sanh tại Việt nam nói riêng. Cũng phải kể đến sự cắt xén khi Tân Tổng thống đề cập đến thể chế quyền lực nhờ dối trá nêu trên. Tại sao có sự cắt xén như vậy ? Câu trả lời là phía chính quyền Việt nam không dám nhận vào sự thật, về cách thức cướp chính quyền của mình, về sự sụp đổ của cộng sản. Có lẽ phía Việt nam muốn chính phủ của Tân Tổng thống Obama chiếu cố đến mình theo mối quan hệ nêu trên ở phần thứ ba. Gió đã đổi chiều. Thay vì giọng điệu lên án Hoa Kỳ là Đế Quốc, tên xen đầm quốc tế như trước đây, nay Việt nam đã bỏ « nắm đấm » để đón nhận cái chìa tay của Hoa Kỳ. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu tự do hôm 19 tháng 1 vừa qua, ông Lê Công Phụng, Đaị sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết: « Trong mối quan hệ với Việt Nam thì tôi cũng rất tin tưởng là chính quyền mới của ông Obama sẽ cùng với chúng tôi thực hiện những thỏa thuận mà hai bên cần thiết phục vụ cho lợi ích của mỗi bên"

Quý vị nào biết Tiếng Hàn coi giùm, không biết báo chí cộng sản nước này có cắt xén những phần mà Việt nam đã làm và đặc biệt là phần Tân Tổng thống đề cập đến quyết tâm triệt tiêu hiểm họa hạt nhân.