Công luận Việt Nam đang xôn xao về một quyết định của chính quyền Cộng sản Việt Nam dưới quyền của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tưởng nên lược qua những điểm quan yếu mà nhân dân cần cùng nhận thức.

Diễn Tiến Của Sự Việc

Trong đàm phán chuyên quyền và bí mật giữa phái đoàn chính quyền Việt Nam và Trung Quốc, hai bên đã đi tới quyết định khai thác vùng bauxite (quặng nhôm), mà người ta vẫn thường gọi là đất đỏ. Chương trình khai thác kéo dài hai mươi năm với đầu tư chủ yếu của Trung quốc, với ngân khoản là hai mươi tỷ mỹ kim.

Thoạt xem qua kế hoạch này, người ta thấy một nguốn lợi lớn cho Việt Nam về kinh tế, nhưng không bảo đảm kế hoạch này sẽ đem lơi tức thiết thực cho người dân hay cho một thiểu số vì tham nhũng hay đặc quyền

Vì thế, người đầu tiến lên tiếng yêu cầu ngưng kế hoạch này là nhóm thân tín chung quanh Đại Tướng Cao Niên Võ Nguyên Giáp.

Từ đó nhiều thành phấn chính trị trí thức xã hội và quân đội nhập cuộc.

Những Nguyên Do Nên Tiến Hành

Chính quyền chưa công khai hóa được những bước đàm phán và tiến hành ký kết hoà ước, cùng các lợi hại các mặt của việc khai thác quặng mỏ bôxít Cao Nguyên. Toàn văn hiệp ước giữa Trung Hoa và Việt Nam cũng chưa được phổ biến để nhân dân phán đoán và quyết định.

Kinh tế: Một chương trình đem lại lợi tức cho quốc gia trong hai mươi năm với ngân khoản đầu tư là hai mươi tỷ Mỹ Kim. Lợi ích này được chi tiết hóa thế nào: cho ngân quỹ quốc gia và cho các thành phân người lien quan nước ngoài và trong nước.

Xã hội: Mang lại lao động cho một số nhân công lớn lại nhưng thiệt hai cho nhân dân địa phương và nhân dân các lân bang là thế nào?

Những nguyên nhân không nên tiến hành:

Kinh tế: Chương trình tuy kéo dài hai mươi năm, nhưng theo kinh nghiệm đầu tư quốc tế, nhưng thành phần chia nhau số tiền đầu tự thực tế rất nhiều: chính quyền trung ương và địa phương, những thành phần chuyên gia, các xí nghiệp thi công, các bộ phận thi công chia nhau những tỷ lệ lớn ngân khoản đầu tư. Khi được triển khai, thì thực tế chỉ có khoảng 60% tiền đầu tự được thực hiện cho nhân dân từ địa phương đến toàn quốc.

Nhưng chương trình của nhiều nước tại Nicaragua hay Guatemala và nhiều nước ở Trung Mỹ đã chứng tỏ điều đó, như những phân tích của Bergeron, Richard trong cuốn L’anti-développement, Paris, L’Harmattan, 1992, mà tôi có dịp dịch thuật ở Việt Nam

Cụ thể nhất là các vấn đề đặt ra cho việc khai thác mỏ nhôm ở Jamaica hiên nay gây nhiều khốn khó cho dân chúng và hòn đảo nhỏ bé Jamaica. Vì nhiều áp lực, Jamaica là một đảo quốc nghèo ở bên cạnh một nước lớn đã phải chấp nhận. Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về nhôm cho nhiều ngành công nghiệp lấy nhôm làm một vật liệu cơ bản cho nhiều hoạt động kỹ thuật công nghiệp, như ô tô, máy bay và tầu không gian…

Hậu quả trước tiên là hủy hoại nặng cho môi trường sinh hoạt của khu vực dân cư ở nơi này la ô nhiễm môi trường vì caustic soda, bụi bôxít và alumina và việc chuyển dân cư khỏi vùng mỏ, lấy đất mỏ khai thác nhôm, ảnh hưởng đến các hệ thống sinh hoạt kinh tế xã hội của dân tộc sinh sống lâu năm trong vùng. Mỏ bôxít hầu như trải Rộng Khắp Cao Nguyên Miền Trung chủ yếu tập trung ở lãnh thổ và dân cư huyện Daknong và các vùng chung quanh.

Ảnh hưởng mội sinh không phải chỉ ở Cao Nguyên Việt Nam, nhưng các vùng lân cận chịu ảnh hưởng nguồn nước thải chứa các chất dẫn xuất có độc tố quặng Aluminium, chảy theo các dòng sông chung quanh. Đó là, nguồn sống ảnh hưởng lan rộng đến dân chúng Kampuchia và Lào Việt, sống trong vùng khai thác bôxít

Về chiến lược, Cao Nguyên miền Trung ở vào một vị trí cao trong miền Tam Biên Việt Miên Lảo.Vi thế ai nắm được Cao Nguyên Miền Trung là khống chế được vùng đồng bằng và biền Đông và hai nước Lào và Cao Miên kế cận ở phía Tây, làm chủ cả bán đảo Đông Dương và mở rộng tầm ảnh hưởng đến Thái Miến. Trong chiến tranh Đông Dương, đường mòn giáp biên Việt Miên, Việt Lao đã chứng tỏ những lợi hại chiến lược của nó.

Trong đối ngoại, người ta không thể nhìn thấy một nước đã lớn lại có tha vọng vượt quá tầm vóc của mình để bành trướng sang nước khác. Những vấn để biên giới Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam hay phía Nam với Kampuchia cùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa hoàn toàn thỏa đáng với Trung Hoa, thì lại vướng mắc vấn đề Cao Nguyên Trung Việt, vùng Ngả Ba Tam Biên Việt Miên Lào.

Ai dám bảo đàm làm kinh tế nhưng người Trung Hoa có điều kiện thăm dò và qui tụ những lực lượng ở vùng Cao Nguyên gồm nhiều dân tộc ít người?

Thực sự Trung quốc đang có nhu cầu lớn về công nghiệp dầu khí và không gian ở vùng Trung Á như Tân Cương và Nhiệt Hà.

Một Quyết Định Hay Hòa Ước Quốc Tế Hay Trong Nước Có Thể Điều Chỉnh Hay Hủy Bỏ Được Không?

Ít lâu nay, khi không chấp nhận ý kiến của dân chúng, chính quyền Việt Nam toàn trị độc lập thường lấy lý do là đã qyết định với đối tác đầu tư nước ngoài, hay vì lý do này khác. Nhưng chính quyến đã chuyên quyền nên bỏ qua mất tiến trình dân chủ là cần tham khảo công khai và rộng rãi quốc dân của mình, trước khi ký kết một hòa ước hay quyết định nào. Vấn đề biên giới miền Bắc Việt Nam, vấn đề Trường Sa Hoàng Sa và nhiều công trình xây dựng quan trọng đã chỉ được làm việc ngấm ngầm giữa cơ quan này nọ với nhau. Chính quyền đã không công khai và rộng mở, nại lý do bí mật quốc phòng và an ninh quốc gia!

Chúng ta là một quốc gia có chủ quyền và độc lập, không thể vịn vào những lý do kể trên được. Đã không tham khảo quốc dân qua quốc hội hay hình thức nào khác, thì càng không thể nại lý do do đã ký kết rồi. Vả chăng, một nước độc lập có toàn quyền ký hay không ký bất cứ một văn kiện nào hay sửa đổi văn kiện đó cho phù hợp với công lý và quyền lợi chính đáng của mình.

Oakland, CA 18/2/2009