Một thủ đô bé nhỏ nằm tại Bắc Âu đang trở thành đích nhắm cho toàn thế giới trong thời gian ngắn vừa qua, nóng bỏng mọi ánh mắt sẽ hướng về đó vào ngày 10/12/2010 lúc 13g khi Ủy ban Nobel sẽ trao giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba (54 tuổi), một người tù dân chủ của chế độ bá đạo cộng sản Tàu. Đây là người thứ hai sau năm 1936 nhận giải Nobel khiếm diện.

Rùm beng trong vài ngày qua khi cs Tàu lôi kéo đồng minh và đám chư hầu vuốt đuôi như cs Cuba, cs Việtnam, v.v… để đứng giữa làn tên mũi đạn đỡ đòn cho người chủ bất nhân thâm độc. Tạm gọi là theo đám ăn tàn của những kẻ đê tiện và ngu xuẩn.

Tại lục địa Tàu vào sáng ngày 08/10/2010, tin tức ông Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa Bình xảy ra giống như một quả bom ngàn cân giáng ngay trên đỉnh đầu của chóp bu lãnh đạo - chính phủ Tàu đã phản ứng giận dữ và đe dọa cả thế giới, nhất là với quốc gia bé nhỏ Na Uy đăng cai trao giải Nobel. Lãnh đạo nhà nước tại Bắc Kinh tố cáo việc trao giải thưởng cho một "tội phạm" quốc gia Lưu Hiểu Ba là sai trái.

Theo lý lẽ giải thích của Ủy ban Nobel tại thủ đô Oslo cho rằng "tự do ngôn luận" ở Tàu chỉ là lý thuyết trên giấy tờ lại làm cho cs Tàu chuyển sang thái độ cứng đầu hơn nữa.

Trong giây phút công bố ông Lưu Hiểu Ba đoạt giải Nobel Hòa Bình thì truyền hình của CNN đang được trực tiếp tại Tàu và liền lúc đó CNN bị nhà nước Tàu cắt hẳn đường dây truyền hình - thay vào đó chỉ còn hiện lên một màn hình tivi màu đen. Cảnh tương tự như trên trong hệ thống xa lộ thông tin Internet cũng thế, các từ ngữ tìm kiếm về tên gọi "Lưu Hiểu Ba" đều gặp trở ngại đứt quãng tại nước có 1,3 tỷ dân cư.

Phản ứng đầu tiên như thế của Bắc Kinh để thế giới nhận ra tầm quan trọng của quyết định của Ủy ban Giải thưởng Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba, cho phong trào dân chủ tại nước Tàu và qua đó có ảnh hưởng đến dân chúng Cộng hòa Nhân dân Tàu. Với giải thưởng này cho thấy một nước có một sức mạnh kinh tế vượt bực nhưng quá kém về nhân quyền và được vạch ra cho bàn dân thiên hạ thế giới chiêm ngắm, mặc dù cs Tàu đã cố gắng ngăn chặn điều này với bất kỳ phương tiện xấu nào.

Vài nhận định về ông Lưu Hiểu Ba

- Ông Lưu Hiểu Ba là ai? Ông Lưu Hiểu Ba là người đồng sáng lập và cựu chủ tịch Hội Văn bút Độc lập Nhà văn Tàu, ông được coi là nhân vật bất đồng chính kiến và có ảnh hưởng nhất tại đây. Nhà phê bình văn học 54 tuổi là một trong những người cầm đầu khởi xướng "Hiến Chương 08": Kêu gọi cải cách chính trị và bầu cử tự do. Chỉ trong một thời gian ngắn qua phương tiện Internet bản Hiến Chương 08 đã được nhiều văn hào nhân sĩ đủ mọi tầng lớp trong quần chúng Tàu ký tên vào đó hơn 10.700 người ký.

Ông Lưu Hiểu Ba đã bị giam giữ kể từ đầu tháng 12 năm 2008. Trước đó, vị cựu giảng viên đại học đã bị kết án tù 18 tháng vì tham gia vào các phong trào dân chủ tại Thiên An Môn năm 1989. Năm 1996 ông bị kết án 3 năm trong các trại cải tạo. Bị giam giữ, bị theo dõi và quản thúc tại gia đã thuộc về cuộc sống hàng ngày của ông kể từ đó.

- Tại sao ông Lưu Hiểu Ba xứng đáng nhận được giải thưởng Nobel Hòa Bình? Ông Lưu Hiểu Ba đã can trường đấu tranh hơn 20 năm đòi sự dân chủ tại nước Tàu. Tù đầy không làm ông ta trùng bước. Điều này tương ứng với chủ trương của Ủy ban giải thưởng Nobel năm nay. Ban lãnh đạo Ủy ban Nobel, ông Thorbjorn Jagland cho biết rằng: "Chúng tôi muốn trao tặng giải thưởng cho những người đấu tranh và chấp nhận sự rủi ro".

Một khía cạnh chính trị xã hội, ông Lưu Hiểu Ba gây ra phong trào đòi dân chủ giống như một biểu tượng sức mạnh mà cựu tổng thống Nelson Mandela đã làm tại Nam Phi.

- Tại sao cộng sản Tàu sợ ông Lưu Hiểu Ba? Ông Lưu Hiểu Ba là một biểu tượng và đầu não tinh thần của phong trào dân chủ tại Tàu. Nhà nước kết án ông đến 11 năm tù giam vào cuối tháng 12/2009, theo nhận định của các quan sát viên thì điều này chỉ làm cho tên tuổi của ông vang dội thêm mà thôi.

Chế độ cs ở Bắc Kinh luôn tìm cách bịt miệng nhà đấu tranh dân chủ và phê bình chế độ này. Chẳng có hiệu nghiệm đối với ông! Người vợ can đảm cùng đồng hành với chồng mình đã cho biết: "Nhiều người phải sống trong hoàn cảnh tù đầy như chồng tôi đang chịu thì có thể đầu hàng, nhưng Lưu Hiểu Ba có ý chí vững mạnh một cách không ngờ. Nếu anh đã xác định mục tiêu thì anh ta sẽ đi đến đích, ngay cả khi anh đã biết rõ ràng điều đó không bao giờ có thể đạt được. Anh có một cái gì đó không thể ngờ rất cứng đầu."

Trong phiên tòa cuối cùng ông Lưu Hiểu Ba khẳng khái bác bỏ sự kết tội: "Đối lập không được đánh giá như là lật đổ" và "Thù hận chỉ đè nặng lên lý trí và lương tâm của con người mà thôi." Cả tòa án nín thinh.

- Giải Nobel Hòa Bình mang điều gì cho ông Lưu Hiểu Ba và cho phong trào dân chủ? Khi được tuyên bố trao giải Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba thì ông đang ngồi trong nhà tù cách xa thủ đô Bắc Kinh hàng trăm cây số, người thăm viếng duy nhất là vợ của ông. Bắc Kinh đã tìm cách cách ly ông với thế giới bên ngoài từ đó, ngay cả vợ ông cũng bị quản thúc tại gia. Ngày mai chiếc ghế danh dự cho người nhận giải Nobel ghi tên Lưu Hiểu Ba sẽ để trống. Người vợ hoặc các nhà dân chủ tại Tàu cũng không được phép xuất ngoại. Giới quan sát quốc tế phỏng đoán có khoảng 100 nhà dân chủ đang bị quản thúc.

Nhà nghệ thuật nổi danh Ai Weiwei mới cho giới báo chí Tây Phương biết rằng ông đã bị chặn lại trước chuyến bay đi Nam Hàn. „Tôi đã đi qua cổng quan thuế và sau đó bị chặn lại ngay cửa cầu thang lên máy bay“, ông Ai Weiwei nói, „Điều này chưa bao giờ xảy ra với tôi“.

Ông Lưu Hiểu Ba chỉ cần qua một đêm khoảng 1,3 tỷ người Tàu đã biết tên tuổi của ông, giải Nobel Hòa Bình làm cho người Tàu trong nước tò mò tìm hiểu về ông và về Hiến Chương 08. Đây là sức bật hiếm có cho các phong trào dân chủ trong nước phát triển.

Tập Đoàn Bắc kinh đã có một kinh nghiệm đau thương về một Nobel Hòa Bình với Đức Đalai Latma. Một người chỉ mang những nụ cười thân thiện cho thế giới nhưng luôn là những chiếc gai trong mắt đảng cộng sản Tàu. Một Tây Tạng đang khó nuốt vì Đức Đalai Latma bây giờ lại thêm một Nobel Hòa Bình khác với Lưu Hiểu Ba.

Trò hề giải thưởng „Hòa Bình Khổng Tử“

Một trò cười rẻ tiền với giải „Hòa Bình Khổng Tử“. Tên gọi rất hay và mục đích rất tốt, nhưng không đúng chỗ và chẳng hợp thời gian trước một ngày trao giải Nobel Hòa Bình. Đấy là chưa nói đến người được nhận giải chẳng biết chi cả về việc trao giải, ông phó tổng thống Liên Chiến của Đài Loan cho báo chí biết. Ông Liên Chiến đoạt giải theo cách nhìn một phía của cs Tàu "vì công lao của ông cho sự hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan". Một đứa bé gái đứng ra nhận giải. Trò hề nhạo báng thế giới!

Giải thưởng „Hòa Bình Khổng Tử“ có giá trị 100.000 Nhân Dân tệ, tương đương 11.370 Euro. Trong khi đó giá trị của Nobel Hòa Bình tương đương khoảng 1.000.000 Euro.

Cộng sản Tàu được bồi thêm một cú sốc trước đó là Hạ Viện Mỹ kiến nghị ủng hộ ông Lưu Hiểu Ba với số phiếu áp đảo tuyệt đối: 402 dân biểu bỏ phiếu thuận, chỉ có 1 phiếu chống. Từ đó tổng thống Barack Obama đòi thả tự do cho tù nhân Lưu Hiểu Ba và phải chấm dứt quản thúc tại gia người vợ của ông.

Những người tự do dân chủ Tàu đến thủ đô Oslo và sẽ dâng kiến nghị với 96.000 chữ ký đòi thả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba trong buổi trao giải Nobel Hòa Bình.

Giá nào đối với cộng sản Tàu?

Nhìn đến đứa đầy tớ cộng sản Bắc Hàn đói khổ triền miên, thế giới ngán ngẩm tên quan thày thâm hiểm Tàu. Nhìn về Biển Đông thấy ra tham vọng của một đế quốc „người lạ“ đang dùng sức mạnh hiếp đáp các quốc gia bé nhỏ chung quanh. Nói về tài nguyên khoáng sản cho thấy một nước Tàu vô trách nhiệm với môi trường chung của nhân loại. Nói về Nobel Hòa Bình, thông thường đó là niềm vinh dự cao quý cho đất nước có người lãnh nhận nó, nhưng những gì cs Tàu đang chủ trương khủng bố bằng lợi nhuận kinh tế đến với các quốc gia dính líu vào nó thì đúng là một cú đá ngược vào khung thành của cs Tàu khi mang danh là một cường quốc kinh tế.

Nobel Hòa Bình cho ông Lưu Hiểu Ba theo cách nhìn của các nhà quan sát quốc tế đang ở Bắc Kinh chính là một điều sỉ nhục cho chế độ cầm quyền tại đây. Thủ đô bé nhỏ Oslo vạch ra cho thế giới thấy sự lạc hậu của một cường quốc về quyền con người. Nước Tàu đã tiến bộ vượt bực về kinh tế trong thập kỷ vừa qua theo nhận xét của Ủy ban Giải thưởng Nobel, thì chính phủ của nước này phải đối diện gắn liền với trách nhiệm mới trên thế giới.

Cùng quan điểm như thế ông Lưu Hiểu Ba dâng hiến sự tôn vinh Nobel Hòa Bình này cho các linh hồn của những người đã bị thiệt mạng của năm 1989. Đối với ông sự tôn vinh này cho cả những binh sĩ đã chết trong biến cố này. Thật sự đối với ông ông Lưu Hiểu Ba những người hy sinh trong cuộc tàn sát Thiên An Môn đang mở ra một cánh cửa dân chủ cho 1,3 tỷ người Tàu. Ông đã từng đề nghị với Ủy ban Giải thưởng Nobel vào năm 2009 dành giải thưởng Nobel Hòa Bình cho các người Mẹ của biến cố Thiên An Môn. Những người mẹ mất con tại Thiên An Môn thật anh hùng đối với ông Lưu Hiểu Ba.

Nhà đoạt giải Nobel Hòa bình 2010 sẽ vắng mặt trong buổi trao giải Nobel long trọng ở Oslo. Bởi vì ông đang ngồi trong một nhà tù của đảng cộng sản Tàu. Nhưng ông Lưu Hiểu Ba qua đó cho thế giới thấy rõ ràng thế nào là quý giá của sự tự do ngôn luận - và thế nào là vĩ đại của sự tự do tinh thần.

Những người tù nhân lương tâm được trao giải Nobel Hòa Bình thường làm nên lịch sử thế giới, thí dụ tù nhân Nelson Mandela của Nam Phi được trao giải năm 1993 và tù nhân Lech Wałęsa của Ba Lan đoạt giải năm 1983. Cả hai nhân vật này đã làm thay đổi vận mạng quốc gia mà tưởng như muôn đời sự kỳ thị chủng tộc, đàn áp, độc tài độc đảng không bao giờ thay đổi được.

Hy vọng ông Lưu Hiểu Ba sẽ nối gót hai bậc vĩ nhân trên để một ngày nào đó chính ông phải lay động 1,3 tỷ người Tàu để trở thành „người quen“ thiện hảo cho nhân loại.

Tạm câu kết nói về giặc Phương Bắc mà người viết chưa bao giờ được nghe từ cửa miệng của nhân hào văn sĩ trong nước Việt Nam bằng nhà giáo Phạm Toàn (một trong ba người sáng lập viên của trang Bauxite Việt Nam) vừa mới trả lời rõ ràng và sắc bén trong cuộc phỏng vấn của báo DCVOnline ngày 07/12/2010 khi ông được hỏi về dự án Bauxite Tây Nguyên. Theo ông Toàn: „…những gì liên quan đến dự án Bauxite Tây Nguyên thì chắc chắn là có bàn tay của “nước lớn”, phải chống lại bày tay ấy.“

- DCVOnline hỏi tiếp: “Nước lớn” hay “nước lạ” ạ?

- Ông Phạm Toàn: Thì Tàu chứ còn đứa chó nào nữa!

Ngày mai, khi theo dõi trao giải Nobel Hòa Bình 2010 cả thế giới phải nhìn thật kỹ vào đứa “Nước lớn” này.