CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI A
Xhành 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55; 2 Cor 13: 11-13; Gioan 3: 16-18

Thiên Chúa TÌNH YÊU TRAO BAN

Vợ chồng đứa cháu gái của tôi đã chuẩn bị đón chào đứa con của mình bằng việc chuẩn bị một loạt những tên gọi có thể đặt cho đứa trẻ, dù trai hay gái. Gia đình tôi chẳng ngại gì trong những vấn đề như thế này, nên mọi người cùng bàn luận. Một vài cái tên được nêu ra nhưng lại không phải là những tên gọi gia đình thường dùng. Hẳn quý vị còn nhớ cách đây vài năm, các tên gọi được ưa dùng là Emma, Heather, Jeremy và Jacob không? Nhưng chẳng cái tên nào trong số này được chọn. Có người đề nghị đặt theo tên một người dì dễ mến, nếu là bé gái, hoặc theo tên của một người cậu, nếu là bé trai. Mỗi cái tên trong gia đình đều mang nhiều ý nghĩa, kỷ niệm, tầm ảnh hưởng cũng như những yêu thương gửi gắm vào đó.

Tên gọi trong Kinh Thánh cũng thế. Chúng còn hơn là một danh xưng, một cách để phân biệt giữa người này với người khác. Biết tên của một người là đã thiết lập mối tương quan với người ấy, và thậm chí có ảnh hưởng trên họ. Mỗi tên gọi đều có ý nghĩa và thường nói lên đôi điều về nhân tánh đó. Thường người ta cho rằng tên gọi chất chứa sức mạnh của người mang nó. Tuy nhiên, Thiên Chúa quyền năng trổi vượt tất cả mọi người, và do đó, một dấu cho thấy Thiên Chúa Toàn Năng là khi Người thay tên đổi họ cho người ta. Abram được đổi thành Abraham (St 17,5); Giacop đổi thành Israel (St 35,10),…

Nếu danh xưng chứa đựng năng lực và tầm quan trọng của một người, thì Danh Thiên Chúa còn quan trọng hơn biết nhường nào? Biết Danh Thiên Chúa là biết bản tính của Người. Danh mà Thiên Chúa mạc khải cho ông Môsê là “Giavê”, “Đức Chúa”. Kêu cầu tên của một người là làm cho họ hiện diện cách nào đó. Vì thế, biết Danh Thiên Chúa và cầu khẩn Danh đó nói lên sự hiện diện cùng với quyền năng và sự bảo trợ của Đức Chúa. Thiên Chúa chủ động mạc khải Danh Thánh cho ông Môsê. Biết và kêu cầu Danh Thiên Chúa là cảm nghiệm được thực tại Thiên Chúa. Đâu là thực tại về Thiên Chúa của ông Môsê và của dân Do Thái? Câu sau đây nói lên điều đó: Thiên Chúa nhân từ và rất mực xót thương. Người chậm giận, giàu tình thương và lòng thành tín. Đây là bản tính của Thiên Chúa mà chúng ta mừng kính hôm nay – vị Thiên Chúa trong Kinh Thánh Do Thái và trong Tân Ước. Chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa này trong Điệp ca hôm nay:
“Chúc tụng Ngài, lạy Chúa, Thiên Chúa của cha ông chúng con, xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.Chúc tụng danh thánh Ngài vinh hiển, xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.”

Thông thường, Điệp ca được lấy từ Thánh vịnh. Tuy nhiên, Điệp ca hôm nay được lấy từ sách ngôn sứ Đaniel (3,52-56). Đó là bài thánh ca mà ba trẻ hát trong lò lửa đang bừng cháy. Họ bị trừng phạt vì từ chối thờ lạy tượng vua.Thay vào đó, họ tuyên xưng niềm tin của cha ông họ. Thiên Chúa, Đấng chúng ta mừng kính trong bài đọc thứ nhất (“Thiên Chúa nhân từ và rất mực xót thương, chậm giận, giàu tình thương và lòng thành tín”) không phải là một Thiên Chúa trừu tượng hay được cất giữ trong các khảo luận thần học. Quả thực, ba trẻ nhỏ đã có một trải nghiệm rất cụ thể về Thiên Chúa của mình: Họ được cứu khỏi cái chết cận kề nhờ Thiên Chúa sai một thiên thần đến bảo vệ họ.

Những trẻ nhỏ từ chối thờ lạy biểu tượng sức mạnh được đặt ngay trước mặt. Thay vào đó, những trẻ này chọn trung thành với Thiên Chúa. Đối với ba người ấy và cả ta nữa, hậu duệ thiêng liêng của họ, Thiên Chúa là Thiên Chúa trung tín, Người yêu thương, cứu vớt và ban cho chúng ta hơi thở trong từng giây phút mỗi ngày.

Chúng ta cố giữ vững niềm tin trong bất kỳ lò lửa nào ta gặp thấy trong chính cuộc đời của mình – khi niềm tín thác nơi Thiên Chúa Tình Yêu của chúng ta bị thử thách. Ba trẻ nhỏ được cứu, không phải tự sức họ, nhưng nhờ sức uy hùng từ Thiên Chúa – Đấng mà chúng ta thờ hôm nay, đã được Đức Giêsu xác định cách rõ ràng là Thiên Chúa Tình Yêu trổi vượt tuyệt vời. Thiên Chúa, Đấng mà ông Môsê gặp trên núi Sinai cũng chính là Thiên Chúa mà Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta. Chính Thiên Chúa đã ban cho chúng ta cuộc sống của Đức Giêsu, như dấu chỉ cụ thể về tình yêu trung tín của Thiên Chúa.

Hôm nay, chúng ta ca tụng Thiên Chúa được nhắc đến trong tín biểu Ba Ngôi khi ta lãnh nhận Phép rửa: “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.” Mỗi khi chúng ta bước vào thánh đường và dùng nước phép để làm dấu thánh trên mình, ta lặp lại tín biểu đó. Khi thánh lễ kết thúc, ta lại được chúc lành nhân danh Chúa và được sai vào thế giới nơi nhắc cho chúng ta về thực tại của Thiên Chúa. Chúng ta cũng nhớ rằng những lời đó chỉ mang tính loại suy. Thiên Chúa không thể bị giới hạn nơi con tim và trí óc chúng ta bằng những từ ngữ đó. Tuy nhiên, những câu chữ này gợi cho ta về Thiên Chúa, nơi Người, chúng ta sống trong mối tương quan cha – con và Thần Khí Sáng Tạo của Người sẽ tiếp tục uốn nắn chúng ta trở thành những môn đệ của Đức Kitô.

Mọi cố gắng nhằm giới hạn Thiên Chúa vào một tín biểu hay một định nghĩa đều thất bại. Trọng tâm của đại lễ hôm nay nhắc chúng ta nhớ rằng Thiên Chúa là Mầu Nhiệm. Chúng ta không thể nắm bắt hay hiểu thấu Mầu Nhiệm đó. John Shea lưu ý rằng “bản chất của Mầu Nhiệm là tình yêu tự hiến được dành cho nhân loại cách trọn vẹn. Điều này chi phối mọi sự”.

Shea tiếp rằng Thiên Chúa không chấp nhận để cho con người chịu đau khổ và diệt vong. Vì thế, Thiên Chúa Tình Yêu đã sai Người Con vào thế gian “để ban cho chúng ta cuộc sống không bao giờ hư mất.” Cho dù thế gian phạm tội và ngoảnh mặt làm ngơ, Thiên Chúa vẫn không trừng phạt nhưng kiếm tìm và ban ơn cứu độ. Thiên Chúa đã không phán xét nhưng chọn cho chúng ta sự sống và tình yêu.

Chúng ta ở đâu trong kế hoạch cứu độ này? Chắc chắn chúng ta không được gọi để vào lụy phục. Chúng ta không phải là những nô lệ luôn cố gắng làm vui lòng Thiên Chúa bằng lễ tế. Nếu chúng ta tìm kiếm một định nghĩa về Thiên Chúa, thì không cần đi xa hơn những gì Kinh Thánh mạc khải. Mạc khải hôm nay không phải là mạc khải về một Thiên Chúa phán xét và trừng phạt. Bản tính của Thiên Chúa là ân sủng. Người không ngừng trao ban chính mình cho thế giới này.

Thật khó để rũ bỏ hình ảnh trước đây khỏi trí tưởng của chúng ta, nó đã ăn sâu vào tâm trí. Đối với nhiều người, mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa được dựa trên sự thưởng phạt. Nhưng hôm nay, một lần nữa, Kinh Thánh kéo chúng ta ra khỏi việc thờ lạy các tà thần để tôn thờ cách đích thực một Thiên Chúa Tình Yêu Vô Hạn.

Hôm nay, chúng ta không có thêm một định nghĩa hay giải thích mới mẻ nào về Chúa Ba Ngôi. Nhưng, chúng ta lại được nghe công bố bản tính thật sự của Thiên Chúa, Người “quá yêu thế gian”. Đây là Thiên Chúa của chúng ta, Đấng thấy chúng ta đang bấn loạn, thờ lạy các tà thần, và trong Đức Giêsu, Người đã đưa tay cứu vớt chúng ta. Ân sủng của tình yêu Thiên Chúa ban không phải vì chúng ta xứng đáng, nhưng vì lòng nhân ái của Người. Nếu cảm nhận của chúng ta về tình yêu nhân loại chỉ dựa trên sự thành công, bề ngoài và sự cần mẫn, thì chúng ta không thể hiểu chút gì về ngày lễ hôm nay. Tuy nhiên, nếu đã từng thích thú trước quà tặng nhưng không của tình yêu, thì chúng ta sẽ hiểu được phần nào trong ngày đại lễ hôm nay.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp


THE HOLY TRINITY SUNDAY (A)
Exodus 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55; 2 Cor 13: 11-13; John 3: 16-18


When my niece and her husband were expecting a baby they made a list of possible names for a boy or a girl. My family, hardly shy in such matters, all got into the discussion. Some proposed names that were not the usual family names. Remember a few years ago when the most popular names were Emma, Heather, Jeremy and Jacob? None of these made the cut. Some argued for a name after a favorite aunt, if it were a girl, or after an uncle, if it were a boy. Family names have lots of meaning, memory, influence and love attached to them.

Names in the Bible are like that. They are more than a title, a way to distinguish one person from another. Knowing a person’s name established a connection with the person, and even gave influence over them. Names had meaning and were thought to tell something about the person. They were thought to contain the power of the person. But God has more power than any human and so, one sign of God’s omnipotence, was when God changed a person’s name. Abram was renamed Abraham (Gen 17:5); Jacob became Israel (Gen 35:10), etc.

If a human name contained the power and significance of a person, how much more significant was God’s name? To know God’s name is to know the nature of God. The name God revealed to Moses was "Yahweh," "the Lord." Invoking the name of a person made them present in some way. So, to know God’s name and to invoke it, made present the Lord – along with the Lord’s power and protection. God took the initiative and revealed the sacred name to Moses. To know and use the name of God is to experience the reality of God. What is the reality of this God of Moses and the Israelites? The subsequent verse spells it out: God is mercy and graciousness. God is slow to anger and rich in kindness and fidelity. This is the nature of the God we celebrate today – the God of the Hebrew scriptures and of the New Testament. We proclaimed this God in our Responsorial today.

"Blessed are you, O Lord, the God of our fathers, praiseworthy and exalted above all forever, and blessed is your holy and glorious name, praiseworthy and exalted above all for all ages"

Normally our Responsorial is taken from a Psalm. But today it is from Daniel (3:52-56). It is the canticle the three young men sang in the fiery furnace. They were being punished for refusing to worship the statue of the king. Instead they proclaimed the faith of their ancestors. The God whom we celebrate in our first reading ("merciful and gracious God, slow to anger and rich in kindness and fidelity) isn’t a God of abstraction or locked away in theological treatises. No, the three young men had a very concrete experience of their God: they were saved from imminent death by an angel God sent to protect them.

The young men refused to worship the image of power placed before them. Instead, they chose to be faithful to their God." For them and for us, their spiritual descendants, God is a faithful God who loves us, saves us and gives us breath each moment of the day.

We to try to keep faithful in whatever fiery furnace we find ourselves – when our trust in a loving God is put to the test. The three young men were saved, not by their own strength, but by the strength and greatness of their God – the God we worship today, whom Jesus defines quite clearly as our God of exceptional and surprising love. The God whom Moses met on Mount Sinai is the same God Jesus reveals to us. It is the God who has given us the life of Jesus as a concrete sign of God’s steadfast love for us.

Today we praise God in the Trinitarian formula in which we were baptized, "In the name of the Father and of the Son and of the Holy Spirit." Each time we enter church and bless ourselves with water we repeat that formula. At the close of our celebration we are again blessed in the name of God and sent into the world reminded of the reality of our God. We also remember that those words are only analogies. God can’t be confined in our hearts and minds by these words. But they do remind us of our God in whom we are in a parent-child relationship and whose creative Spirit continues to form us into disciples of Christ.

Any attempt to confine God to a formula or definition is doomed to failure. At the heart of this feast, we are reminded, our God is Mystery. We do not control or grasp that Mystery. John Shea ("The Spiritual Wisdom of the Gospels for Christian Preachers and Teachers: Year A") reminds us that "the essence of the Mystery is a self-giving love completely dedicated to human fulfillment. This is what drives everything" (page 112).

Shea goes on to say that God could not tolerate the sight of human suffering and perishing. So, Divine Love sent the Son into our world "to fill us with a life that does not end," Even though the world has sinned and turned away, God does not seek condemnation but our salvation. God passes judgment and chooses life and love for us.

Where are we in this divine economy? It is clear that we are not called into subservient service. We are not slaves always trying to please our God by sacrifice. If we are searching for a definition of God then we need go no further than the God scripture reveals to us today. The revelation today is not of a judging and punishing God. The essence of our God is grace, who continually gives self into our world.

It is hard to shake that earlier image from our imagination, it is so deeply ingrained there. For a lot of us our relationship with God has been based on rewards and punishment. But today, once again, scripture draws us away from worshiping false gods to true worship of our God of infinite love.

We don’t get a new definition or explanation of the Trinity today. Instead we hear proclaimed once again the true nature of God who "so loved the world." This is our God who sees us in chaos, worshiping false and fearsome gods and who, in Jesus, reaches out to save us. The gift of God’s love doesn’t come because we have earned it, but because of God’s grace. If our experience of human love has been based on achievement, appearance and hard work, then we won’t have a clue about today’s celebration. But if we have ever been surprised by love’s free gift, then we just might get some insight into today’s feast.