90 NĂM DỊCH KINH THÁNH SANG TIẾNG VIỆT
Phải nhận rằng trước đây Giáo Hội Công Giáo khá dè dặt về việc đọc Kinh Thánh bằng tiếng địa phương, tuy không cấm giáo dân đọc nhưng cũng không khuyến khích. Vì thế trước đây trong tiếng Việt chỉ có những bản dịch lẻ tẻ từng phần, ví dụ các bài Evan (Tin Mừng) ngày Chúa nhật. Mãi đến đầu thế kỷ 20 mới có bản dịch toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Việt.
Để nhắc lại công trình của các bậc tiền bối, đồng thời để cho những người đi sau rút kinh nghiệm, chúng tôi giới thiệu sáu bản dịch toàn bộ Kinh Thánh do các tác giả Công Giáo thực hiện. Tạm thời, chúng tôi chưa đề cập đến các bản dịch từng phần, như của ông Mai Lâm Đoàn Văn Thăng, của linh mục An Sơn Vị hay linh mục Trần Văn Kiệm, v.v…, và các bản dịch của anh em Tin Lành.
Hiện nay có 6 bản dịch toàn bộ Kinh Thánh do các tác giả Công Giáo :
I. CỐ CHÍNH LINH
Cố Chính Linh, một vị thừa sai thuộc Hội Truyền Giáo Paris (MEP), là người đầu tiên dịch toàn bộ Kinh Thánh ra tiếng Việt. Trang tên sách ghi :
Kinh Thánh cứ bản Vulgata. Cố Chính Linh (Albertus Schlicklin) địa phận Tây Đàng ngoài dịch ra tiếng Annam và thích nghĩa. Bộ này gồm 4 cuốn khổ 18 x 24 cm, với 768, 736, 652 và 894 trang. Sách có chuẩn ấn của Đức Cha P.M. Gendreau (Đức Cha Đông) ký tại Hà Nội ngày 19-03-1913, và in năm 1913 tại Hồng Kông ở nhà in Nazareth của Hội Truyền Giáo Paris. Như vậy tính đến nay là chẵn 90 năm.
Chính bản văn Kinh Thánh chia làm hai cột : bản Vulgata Latinh và bản dịch tiếng Việt. Bên dưới mỗi trang, thường có các chú thích, dài ngắn tuỳ chỗ; các chú thích về “Sấm truyền mới” (Tân Ước) khá dài. Ngoài ra còn có những “Lời mở đàng” chung cho mỗi loại sách và riêng cho từng cuốn sách.
Nói chung, đối với chúng ta, lối văn đã quá xưa, nhất là trong cách xưng hô. Ngay trang đầu có dẫn Ga 5,39 : “Hãy lục xét Sách thánh… Sách thánh làm chứng về tao.” Hay câu Đức Giêsu “lả lời” cho bà vợ ông Dêbêđê và hai con : “Đức Chúa Jêsu bảo các chúng rằng : thật chén tao thì bay sẽ uống; còn sự ngồi bên tả hay bên hữu tao, chẳng phải tự tao ban cho bay, bèn là những kẻ Cha tao sắm để cho nó.” Dầu sao chúng ta phải khâm phục công trình của một vị thừa sai ngoại quốc đã mở đường cho việc dịch thuật và giải thích Kinh Thánh.
II. CHA GÉRARD GAGNON
Bản dịch Kinh Thánh của Cố Chính Linh in năm 1913. Phải đợi 50 năm sau mới có một bản dịch Công Giáo khác, cũng do một linh mục ngoại quốc là Cha Gérard Gagnon (cha Nhân), Dòng Chúa Cứu Thế.
Bản dịch này xuất bản tại Đà Lạt vào những năm 1962-63, in khổ nhỏ 10 x 15 cm, gồm 5 tập : Ngũ Thư, Lịch Sử, Triết Minh, Tiên Tri và Tân Ước, với số trang từ 600 đến 1000. Bản dịch mỗi sách trong Kinh Thánh thường có phần “Tâm niệm” đi trước, tức là nhập đề vắn tắt; sau bản dịch có phần “Lược giải” tức là những chú thích rất ngắn. Các Thánh vịnh được in riêng thành một tập với nhan đề Nhật Tư Thánh Vịnh và được xếp theo thứ tự của sách kinh Nhật Tụng thời đó. Ở cuối tập có phần “Suy gẫm - Tìm hiểu - Thực hành” cho mỗi Thánh vịnh, để giúp cầu nguyện và thực hành.
Ở đầu mỗi tập, dịch giả khiêm tốn viết : “Đây chỉ là một bản phiên dịch Thánh Kinh, với mục đích để giáo dân tiện dụng trong công cuộc tìm hiểu và học hỏi Thánh Kinh. Chúng tôi không dám có tham vọng tự coi đây là một bản dịch ‘sát chữ và bình luận’. Chúng tôi mong ước rồi đây sẽ có một bản dịch chính thức do các nhà Chuyên môn Nghiên Cứu Thánh Kinh dịch thuật, chú giải…”. Phải nhận rằng, xét về mặt văn chương, bản dịch này khá xuôi và người đọc không có cảm tưởng rằng bản dịch đã được thực hiện cách đây 40 năm. Tuy nhiên người đọc có thể có thắc mắc về chủ trương của dịch giả chuyển các Thánh vịnh và sách Diệu Ca (Diễm Ca) ra thơ Việt Nam. Ví dụ :
“Em xinh quá sức, bạn yêu ơi !
Em đẹp biết bao, đẹp tuyệt vời !
Đôi mắt bồ câu đen lóng lánh
Tăng thêm duyên dáng nụ cười tươi” (Dc 1,15)
Phải nhận rằng bốn câu thơ này khá hay… nếu là thơ sáng tác. Nhưng xét như bản dịch thì lại không trung thành, vì phải thêm bớt sửa đổi ý nguyên văn.
III. CHA TRẦN ĐỨC HUÂN
Bản Kinh Thánh Cựu Tân Ước dịch theo bản Phổ thông này của linh mục Đ.M. Trần Đức Huân, do tủ sách Ra Khơi xuất bản năm 1970, tại Sài-gòn. Đây là bản dịch toàn bộ Kinh Thánh đầu tiên do một linh mục người Việt thực hiện. Sách dày khoảng 2200 trang khổ 15 x 21 cm; ở đầu có phần “Dẫn vào Kinh Thánh” chừng 25 trang, sau đó là bản dịch các sách, với một nhập đề ngắn cho mỗi sách, và những chú thích ngắn ở cuối mỗi trang.
Theo “Lời giới thiệu” của Đức Tổng Giám Mục P. Nguyễn Văn Bình, “đây không phải là bản dịch theo sát chữ (…); cũng không phải là bản dịch phóng tác cốt giữ lấy ý mà không nghĩ đến văn từ. Đây là một bản dịch theo nghĩa chính cống Kinh Thánh (…) và theo lối văn thuộc sinh ngữ Việt Nam.” Bản dịch của Cha Huân nghe cũng khá xuôi, như bản dịch của cha G. Gagnon, tuy xem ra ngôn ngữ bình dân hơn. Bản này cũng dịch ra thể thơ, không những Diễm Ca và các Thánh Vịnh, mà rất nhiều những bản văn Kinh Thánh có chất thơ, như sách Châm Ngôn, Huấn Đạo (Huấn Ca) và một số các bài ca trong Tân Ước, như bài ca của Đức Maria, ông Dacaria và ông Simêôn. Ở đây ta lại gặp thắc mắc như đã gặp trong trường hợp bản dịch của cha G. Gagnon : để làm ra thơ Việt Nam, dịch giả phải thêm bớt, thay đổi ý bản văn. Ví dụ bài ca ông già Simêôn :
“Rầy cho tôi thác bình an,
như lời Chúa phán rõ ràng lắm thay !
Mắt tôi trông thấy rồi đây !
Giê-su Cứu thế bấy nay tôi chờ.
Đấng mà Chúa đã sắm cho
đặt ngay trước mặt sờ sờ hiển nhiên.
Sáng soi kẻ ngoại muôn dân,
Vinh quang rực rỡ Ít-ran dân Ngài” (Lc 2,29-32)
Dầu sao, bản dịch của cha Huân cũng là một đóng góp đáng kể và dọn đường cho những dịch giả khác sau này.
IV. CHA NGUYỄN THẾ THUẤN
Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên được thực hiện từ nguyên ngữ Hípri, Aram và Hylạp, khác với những bản dịch từ tiếng Latinh (cố Chính Linh, cha Huân) hay từ một bản dịch khác. Dịch giả là cha Nguyễn Thế Thuấn, Dòng Chúa Cứu Thế, giáo sư Kinh Thánh. Cha Thuấn đã in cuốn Tân Ước năm 1969 và sắp hoàn thành phần Cựu Ước thì qua đời năm 1975. Một số thân hữu và môn sinh đã hoàn chỉnh và Dòng Chúa Cứu Thế xuất bản tại Tp. Hồ Chí Minh năm 1976. Cuốn Kinh Thánh này dày tổng cộng 3014 trang khổ 14 x 20cm, tuy in chữ nhỏ trên giấy lụa nhưng khá dễ đọc.
Sách được trình bày theo đúng quy cách các sách Kinh Thánh dùng để học hỏi, nhất là cuốn La Bible de Jérusalem. Ở đầu mỗi sách hay loại sách đều có phần “Tiểu dẫn” khá chi tiết. Ở bên lề bản dịch có dẫn chương và câu các chỗ Kinh Thánh khác có liên hệ. Cuối mỗi trang có những chú thích, đôi khi khá dài như ở St 1,1-7; Mc 14,58-62; v.v… Ở cuối sách có “Bảng kê những chú thích quan trọng”, “Niên biểu giản lược” và “Những bản đồ” (12 bản đồ địa lý Cựu Ước và Tân Ước).
Xét theo nội dung, trong các tiểu dẫn và chú thích, cha Thuấn theo La Bible de Jérusalem khá nhiều. Còn về bản dịch, cha Thuấn xem ra chủ trương dịch sát chữ nguyên văn, lại dùng một số từ cổ hoặc theo phương ngữ, nên câu văn có khi lủng củng và khó hiểu. Ngoài ra, nhiều khi bản dịch không cho thấy tính chất thi ca của một số bản văn (ví dụ : bài ca ông Dacaria ở Lc 1,68-79). Dầu vậy, với khổ sách gọn gàng, những tiểu dẫn, chú thích, ghi chú bên lề, v.v…, cuốn Kinh Thánh này khá tiện dụng cho những ai muốn học hỏi.
V. ĐỨC HỒNG Y TRỊNH VĂN CĂN
Cuốn Kinh Thánh này do Đức Hồng Y G.M. Trịnh Văn Căn thực hiện, Toà Tổng Giám mục Hà Nội xuất bản năm 1985, dày 2362 trang. Có nhập đề vắn tắt ở đầu mỗi loại sách và mỗi cuốn sách, nhưng gần như không có chú thích (trừ một ít chỗ như trang 153, 2047, v.v…). Phải nhận rằng trong điều kiện eo hẹp của Giáo hội miền Bắc khi ấy, sản xuất được chiếc “bánh chưng” này (như một số người vui miệng đặt tên cho cuốn Kinh Thánh này, do khổ gần như vuông 19 x 20 cm và dày 8 cm) là điều đáng quý.
Bản dịch dùng lối văn bình dân, dễ hiểu, nghe xuôi, nhưng nhiều chỗ dịch khá thoáng, chưa lột được hết ý của nguyên văn. Đặc biệt có hai điểm đáng lưu ý : 1) Cách xưng hô khá hợp với tiếng Việt; ví dụ : các môn đệ không được gọi cụt ngủn là “Phêrô, Gioan” như trong các bản dịch trên đây, nhưng là “ông Phêrô, ông Gioan”. 2) Trong các thư, thánh Phaolô gọi các tín hữu là “anh chị em” (cha Gagnon cũng thế) thay vì “anh em” như trong nguyên văn (adelphoi). Cách dịch này biểu lộ một tính nhạy cảm nói lên sự tôn trọng nữ giới; nhưng xét về mặt dịch thuật thì chưa mấy ai dám theo.
VI. NHÓM PHIÊN DỊCH CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ
Đây là công trình dịch toàn bộ Kinh Thánh đầu tiên do một tập thể thực hiện. Các dịch giả nói trên đây có thể đã dùng những cộng tác viên, nhưng sách in ra vẫn chỉ có một cá nhân đứng tên. Còn bản dịch sau cùng này là của một số người, gồm linh mục dòng triều, tu sĩ nam nữ và giáo dân, với những khả năng chuyên môn khác nhau (về Kinh Thánh, thần học, phụng vụ, mục vụ, thánh nhạc, văn chương, v.v….). Nhóm này hình thành từ năm 1971 và bắt đầu bằng việc phiên dịch sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ, do đó mang tên là Nhóm Phiên Dịch CGKPV. Sau đó Nhóm dịch các bài đọc thánh lễ Chúa nhật và đại lễ, rồi dịch Tân Ước, và sau cùng dịch và chú thích toàn bộ Kinh Thánh.
Từ trên 30 năm qua, Nhóm đã cố gắng theo những đường hướng sau đây :
a. Cách xưng hô. Cố gắng dùng cách xưng hô cho hợp thói quen tiếng Việt. Ví dụ : Đức Giêsu là một ông thầy trẻ (chừng 30 tuổi), còn các môn đệ chắc cũng ngang hoặc gần bằng tuổi đó (Tin Mừng nói ông Phêrô đã có vợ). Vì thế, theo cách tự nhiên, Đức Giêsu tự xưng là “Thầy” và gọi các môn đệ là “anh em”, trừ hai chỗ Người gọi các ông cách đặc biệt thân tình là “các con” (Mc 10,24) và “những người con bé nhỏ” (Ga 13,33).
b. Các tên riêng. Các tên riêng được phiên âm theo nguyên ngữ (trừ những tên quá quen thuộc như Phê-rô, Ê-dê-ki-en, v.v…). Bản dịch này nhằm đến hết mọi hạng độc giả, kể cả những người không có trình độ học vấn cao (chưa hết cấp I) và không biết tiếng nước ngoài. Đối với những người này, những tên tiếng nước ngoài gồm nhiều âm tiết thường rất khó đọc. Do đó, Nhóm phiên âm theo âm gần nhất trong tiếng Việt, và viết tách vần, ví dụ : Ít-ra-en, Na-bu-cô-đô-nô-xo, Thê-xa-lô-ni-ca, v.v…
c. Các phần bằng thơ. Rút kinh nghiệm những bản đã dịch ra thể thơ Việt Nam, như của cha G.Gagnon, cha Trần Đức Huân (đã nói trên), hoặc của ông Mai Lâm Đoàn Văn Thăng, cha An Sơn Vị, Nhóm đã không dịch các Thánh vịnh và các đoạn thơ khác ra thể thơ Việt Nam, ngoại trừ Tv 22 (21),2-23; Tv 133 (132) và một ít câu lẻ tẻ khác. Tuy nhiên, Nhóm đã cố gắng dịch các đoạn văn có chất thơ, cách đặc biệt trong Cựu Ước, như Thánh vịnh, Châm ngôn, Diễm ca, v.v…, bằng lối văn có âm thanh tiết điệu dễ nghe, nhất là khi đọc chung.
Cho tới nay, Nhóm Phiên Dịch CGKPV đã phiên dịch và lần lượt ấn hành các tác phẩm chính yếu sau đây (trong ngoặc là năm in lần thứ nhất) :
- Các Giờ Kinh Phụng Vụ (1991)
- Tân Ước : bản dịch với chú thích dài (1993)
- Kinh Sách : Các bài đọc (1994)
- Tân Ước : bản dịch không có chú thích (1995)
- Các sách Ngôn Sứ : bản dịch với chú thích dài (1996)
- Các sách Giáo Huấn : bản dịch với chú thích dài (1998)
- Kinh Thánh trọn bộ : bản dịch với chú thích ngắn (1998).
- Ngũ Thư : bản dịch với chú thích dài (1999)
- Các sách Lịch Sử : bản dịch với chú thích dài (1999)
Tính cho đến nay, tổng số các sách đã ấn hành là 110 000 cuốn Các Giờ Kinh Phụng Vụ, 175 000 cuốn Kinh Thánh trọn bộ và 1 085 000 cuốn Tân Ước.
Hiện Nhóm đang làm công việc nhuận chính toàn bộ bản dịch Kinh Thánh và các chú thích; đồng thời cũng bắt đầu mở thêm hướng mục vụ Kinh Thánh, như giúp đọc Kinh Thánh trong gia đình, trong các nhóm nhỏ, v.v…
* * *
Nhìn lại quá trình 90 năm dịch Kinh Thánh sang tiếng Việt, chúng ta ghi nhận những dò dẫm đáng quý của các vị tiền bối mở đường. Từ sau Công Đồng Vaticanô II, Hội Thánh khuyến khích mọi tín hữu đọc Kinh Thánh, nên việc phiên dịch và giúp hiểu Kinh Thánh càng cấp bách hơn. Hy vọng có nhiều người tiếp tục hoặc bắt đầu công việc này để phục vụ Lời Chúa.
Lễ Các Thánh
Ngày 1 tháng 11 năm 2003
Lm. A.Trần Phúc Nhân
Ghi chú:
(1) Về bản dịch Kinh Thánh dùng trong phụng vụ, nên lưu ý : có người chủ trương là phải dịch từ bản Latinh. Nhưng Huấn thị số 5 của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, công bố ngày 28-3-2001, với đề tài : Việc sử dụng các ngôn ngữ địa phương trong việc xuất bản các sách của Phụng Vụ Rôma, nói rõ : “Tuyệt đối không được phép dịch từ những bản dịch đã thực hiện ra những ngôn ngữ khác, bởi vì phải dịch trực tiếp từ nguyên bản, tức là từ tiếng Latinh, đối với các bản văn phụng vụ do Hội Thánh soạn ra, và từ tiếng Hípri, Aram hay Hylạp, tuỳ theo trường hợp, đối với các bản văn Kinh Thánh. Cũng vậy, khi soạn những bản dịch Sách Thánh để dùng trong phụng vụ, thường phải tham chiếu bản Tân Phổ Thông (Nova Vulgata) đã được Toà Thánh công bố, để tuân theo truyền thống chú giải riêng của Phụng vụ Latinh” (số 24). Như vậy, bản dịch Kinh Thánh dùng trong phụng vụ phải dịch từ nguyên bản, có tham chiếu bản La-tinh, chứ không được dịch từ tiếng Latinh.
Phải nhận rằng trước đây Giáo Hội Công Giáo khá dè dặt về việc đọc Kinh Thánh bằng tiếng địa phương, tuy không cấm giáo dân đọc nhưng cũng không khuyến khích. Vì thế trước đây trong tiếng Việt chỉ có những bản dịch lẻ tẻ từng phần, ví dụ các bài Evan (Tin Mừng) ngày Chúa nhật. Mãi đến đầu thế kỷ 20 mới có bản dịch toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Việt.
Để nhắc lại công trình của các bậc tiền bối, đồng thời để cho những người đi sau rút kinh nghiệm, chúng tôi giới thiệu sáu bản dịch toàn bộ Kinh Thánh do các tác giả Công Giáo thực hiện. Tạm thời, chúng tôi chưa đề cập đến các bản dịch từng phần, như của ông Mai Lâm Đoàn Văn Thăng, của linh mục An Sơn Vị hay linh mục Trần Văn Kiệm, v.v…, và các bản dịch của anh em Tin Lành.
Hiện nay có 6 bản dịch toàn bộ Kinh Thánh do các tác giả Công Giáo :
1. Cố Chính Linh (1913) 2. Cha Gérard Gagnon (1963) 3. Cha Trần Đức Huân (1970) 4. Cha Nguyễn Thế Thuấn (1976) 5. Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn (1985) 6. Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ (1998) |
Cố Chính Linh, một vị thừa sai thuộc Hội Truyền Giáo Paris (MEP), là người đầu tiên dịch toàn bộ Kinh Thánh ra tiếng Việt. Trang tên sách ghi :
Kinh Thánh cứ bản Vulgata. Cố Chính Linh (Albertus Schlicklin) địa phận Tây Đàng ngoài dịch ra tiếng Annam và thích nghĩa. Bộ này gồm 4 cuốn khổ 18 x 24 cm, với 768, 736, 652 và 894 trang. Sách có chuẩn ấn của Đức Cha P.M. Gendreau (Đức Cha Đông) ký tại Hà Nội ngày 19-03-1913, và in năm 1913 tại Hồng Kông ở nhà in Nazareth của Hội Truyền Giáo Paris. Như vậy tính đến nay là chẵn 90 năm.
Chính bản văn Kinh Thánh chia làm hai cột : bản Vulgata Latinh và bản dịch tiếng Việt. Bên dưới mỗi trang, thường có các chú thích, dài ngắn tuỳ chỗ; các chú thích về “Sấm truyền mới” (Tân Ước) khá dài. Ngoài ra còn có những “Lời mở đàng” chung cho mỗi loại sách và riêng cho từng cuốn sách.
Nói chung, đối với chúng ta, lối văn đã quá xưa, nhất là trong cách xưng hô. Ngay trang đầu có dẫn Ga 5,39 : “Hãy lục xét Sách thánh… Sách thánh làm chứng về tao.” Hay câu Đức Giêsu “lả lời” cho bà vợ ông Dêbêđê và hai con : “Đức Chúa Jêsu bảo các chúng rằng : thật chén tao thì bay sẽ uống; còn sự ngồi bên tả hay bên hữu tao, chẳng phải tự tao ban cho bay, bèn là những kẻ Cha tao sắm để cho nó.” Dầu sao chúng ta phải khâm phục công trình của một vị thừa sai ngoại quốc đã mở đường cho việc dịch thuật và giải thích Kinh Thánh.
II. CHA GÉRARD GAGNON
Bản dịch Kinh Thánh của Cố Chính Linh in năm 1913. Phải đợi 50 năm sau mới có một bản dịch Công Giáo khác, cũng do một linh mục ngoại quốc là Cha Gérard Gagnon (cha Nhân), Dòng Chúa Cứu Thế.
Bản dịch này xuất bản tại Đà Lạt vào những năm 1962-63, in khổ nhỏ 10 x 15 cm, gồm 5 tập : Ngũ Thư, Lịch Sử, Triết Minh, Tiên Tri và Tân Ước, với số trang từ 600 đến 1000. Bản dịch mỗi sách trong Kinh Thánh thường có phần “Tâm niệm” đi trước, tức là nhập đề vắn tắt; sau bản dịch có phần “Lược giải” tức là những chú thích rất ngắn. Các Thánh vịnh được in riêng thành một tập với nhan đề Nhật Tư Thánh Vịnh và được xếp theo thứ tự của sách kinh Nhật Tụng thời đó. Ở cuối tập có phần “Suy gẫm - Tìm hiểu - Thực hành” cho mỗi Thánh vịnh, để giúp cầu nguyện và thực hành.
Ở đầu mỗi tập, dịch giả khiêm tốn viết : “Đây chỉ là một bản phiên dịch Thánh Kinh, với mục đích để giáo dân tiện dụng trong công cuộc tìm hiểu và học hỏi Thánh Kinh. Chúng tôi không dám có tham vọng tự coi đây là một bản dịch ‘sát chữ và bình luận’. Chúng tôi mong ước rồi đây sẽ có một bản dịch chính thức do các nhà Chuyên môn Nghiên Cứu Thánh Kinh dịch thuật, chú giải…”. Phải nhận rằng, xét về mặt văn chương, bản dịch này khá xuôi và người đọc không có cảm tưởng rằng bản dịch đã được thực hiện cách đây 40 năm. Tuy nhiên người đọc có thể có thắc mắc về chủ trương của dịch giả chuyển các Thánh vịnh và sách Diệu Ca (Diễm Ca) ra thơ Việt Nam. Ví dụ :
“Em xinh quá sức, bạn yêu ơi !
Em đẹp biết bao, đẹp tuyệt vời !
Đôi mắt bồ câu đen lóng lánh
Tăng thêm duyên dáng nụ cười tươi” (Dc 1,15)
Phải nhận rằng bốn câu thơ này khá hay… nếu là thơ sáng tác. Nhưng xét như bản dịch thì lại không trung thành, vì phải thêm bớt sửa đổi ý nguyên văn.
III. CHA TRẦN ĐỨC HUÂN
Bản Kinh Thánh Cựu Tân Ước dịch theo bản Phổ thông này của linh mục Đ.M. Trần Đức Huân, do tủ sách Ra Khơi xuất bản năm 1970, tại Sài-gòn. Đây là bản dịch toàn bộ Kinh Thánh đầu tiên do một linh mục người Việt thực hiện. Sách dày khoảng 2200 trang khổ 15 x 21 cm; ở đầu có phần “Dẫn vào Kinh Thánh” chừng 25 trang, sau đó là bản dịch các sách, với một nhập đề ngắn cho mỗi sách, và những chú thích ngắn ở cuối mỗi trang.
Theo “Lời giới thiệu” của Đức Tổng Giám Mục P. Nguyễn Văn Bình, “đây không phải là bản dịch theo sát chữ (…); cũng không phải là bản dịch phóng tác cốt giữ lấy ý mà không nghĩ đến văn từ. Đây là một bản dịch theo nghĩa chính cống Kinh Thánh (…) và theo lối văn thuộc sinh ngữ Việt Nam.” Bản dịch của Cha Huân nghe cũng khá xuôi, như bản dịch của cha G. Gagnon, tuy xem ra ngôn ngữ bình dân hơn. Bản này cũng dịch ra thể thơ, không những Diễm Ca và các Thánh Vịnh, mà rất nhiều những bản văn Kinh Thánh có chất thơ, như sách Châm Ngôn, Huấn Đạo (Huấn Ca) và một số các bài ca trong Tân Ước, như bài ca của Đức Maria, ông Dacaria và ông Simêôn. Ở đây ta lại gặp thắc mắc như đã gặp trong trường hợp bản dịch của cha G. Gagnon : để làm ra thơ Việt Nam, dịch giả phải thêm bớt, thay đổi ý bản văn. Ví dụ bài ca ông già Simêôn :
“Rầy cho tôi thác bình an,
như lời Chúa phán rõ ràng lắm thay !
Mắt tôi trông thấy rồi đây !
Giê-su Cứu thế bấy nay tôi chờ.
Đấng mà Chúa đã sắm cho
đặt ngay trước mặt sờ sờ hiển nhiên.
Sáng soi kẻ ngoại muôn dân,
Vinh quang rực rỡ Ít-ran dân Ngài” (Lc 2,29-32)
Dầu sao, bản dịch của cha Huân cũng là một đóng góp đáng kể và dọn đường cho những dịch giả khác sau này.
IV. CHA NGUYỄN THẾ THUẤN
Đây là bản dịch tiếng Việt đầu tiên được thực hiện từ nguyên ngữ Hípri, Aram và Hylạp, khác với những bản dịch từ tiếng Latinh (cố Chính Linh, cha Huân) hay từ một bản dịch khác. Dịch giả là cha Nguyễn Thế Thuấn, Dòng Chúa Cứu Thế, giáo sư Kinh Thánh. Cha Thuấn đã in cuốn Tân Ước năm 1969 và sắp hoàn thành phần Cựu Ước thì qua đời năm 1975. Một số thân hữu và môn sinh đã hoàn chỉnh và Dòng Chúa Cứu Thế xuất bản tại Tp. Hồ Chí Minh năm 1976. Cuốn Kinh Thánh này dày tổng cộng 3014 trang khổ 14 x 20cm, tuy in chữ nhỏ trên giấy lụa nhưng khá dễ đọc.
Sách được trình bày theo đúng quy cách các sách Kinh Thánh dùng để học hỏi, nhất là cuốn La Bible de Jérusalem. Ở đầu mỗi sách hay loại sách đều có phần “Tiểu dẫn” khá chi tiết. Ở bên lề bản dịch có dẫn chương và câu các chỗ Kinh Thánh khác có liên hệ. Cuối mỗi trang có những chú thích, đôi khi khá dài như ở St 1,1-7; Mc 14,58-62; v.v… Ở cuối sách có “Bảng kê những chú thích quan trọng”, “Niên biểu giản lược” và “Những bản đồ” (12 bản đồ địa lý Cựu Ước và Tân Ước).
Xét theo nội dung, trong các tiểu dẫn và chú thích, cha Thuấn theo La Bible de Jérusalem khá nhiều. Còn về bản dịch, cha Thuấn xem ra chủ trương dịch sát chữ nguyên văn, lại dùng một số từ cổ hoặc theo phương ngữ, nên câu văn có khi lủng củng và khó hiểu. Ngoài ra, nhiều khi bản dịch không cho thấy tính chất thi ca của một số bản văn (ví dụ : bài ca ông Dacaria ở Lc 1,68-79). Dầu vậy, với khổ sách gọn gàng, những tiểu dẫn, chú thích, ghi chú bên lề, v.v…, cuốn Kinh Thánh này khá tiện dụng cho những ai muốn học hỏi.
V. ĐỨC HỒNG Y TRỊNH VĂN CĂN
Cuốn Kinh Thánh này do Đức Hồng Y G.M. Trịnh Văn Căn thực hiện, Toà Tổng Giám mục Hà Nội xuất bản năm 1985, dày 2362 trang. Có nhập đề vắn tắt ở đầu mỗi loại sách và mỗi cuốn sách, nhưng gần như không có chú thích (trừ một ít chỗ như trang 153, 2047, v.v…). Phải nhận rằng trong điều kiện eo hẹp của Giáo hội miền Bắc khi ấy, sản xuất được chiếc “bánh chưng” này (như một số người vui miệng đặt tên cho cuốn Kinh Thánh này, do khổ gần như vuông 19 x 20 cm và dày 8 cm) là điều đáng quý.
Bản dịch dùng lối văn bình dân, dễ hiểu, nghe xuôi, nhưng nhiều chỗ dịch khá thoáng, chưa lột được hết ý của nguyên văn. Đặc biệt có hai điểm đáng lưu ý : 1) Cách xưng hô khá hợp với tiếng Việt; ví dụ : các môn đệ không được gọi cụt ngủn là “Phêrô, Gioan” như trong các bản dịch trên đây, nhưng là “ông Phêrô, ông Gioan”. 2) Trong các thư, thánh Phaolô gọi các tín hữu là “anh chị em” (cha Gagnon cũng thế) thay vì “anh em” như trong nguyên văn (adelphoi). Cách dịch này biểu lộ một tính nhạy cảm nói lên sự tôn trọng nữ giới; nhưng xét về mặt dịch thuật thì chưa mấy ai dám theo.
VI. NHÓM PHIÊN DỊCH CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ
Đây là công trình dịch toàn bộ Kinh Thánh đầu tiên do một tập thể thực hiện. Các dịch giả nói trên đây có thể đã dùng những cộng tác viên, nhưng sách in ra vẫn chỉ có một cá nhân đứng tên. Còn bản dịch sau cùng này là của một số người, gồm linh mục dòng triều, tu sĩ nam nữ và giáo dân, với những khả năng chuyên môn khác nhau (về Kinh Thánh, thần học, phụng vụ, mục vụ, thánh nhạc, văn chương, v.v….). Nhóm này hình thành từ năm 1971 và bắt đầu bằng việc phiên dịch sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ, do đó mang tên là Nhóm Phiên Dịch CGKPV. Sau đó Nhóm dịch các bài đọc thánh lễ Chúa nhật và đại lễ, rồi dịch Tân Ước, và sau cùng dịch và chú thích toàn bộ Kinh Thánh.
Từ trên 30 năm qua, Nhóm đã cố gắng theo những đường hướng sau đây :
- 1. Dịch Kinh Thánh từ nguyên văn Hípri, Aram hoặc Hylạp, có đối chiếu với bản dịch Latinh (1).
- 2. Đường lối phiên dịch là làm việc tập thể theo tổ : trong mỗi tổ luôn luôn có chuyên viên Kinh Thánh và một số người khác (các phần dẫn nhập và chú thích có thể do một cá nhân soạn).
- 3. Mục tiêu là nhằm cung cấp một bản dịch vừa đúng ý nguyên văn, vừa xuôi tiếng Việt và dễ hiểu. Tất nhiên đòi hỏi này nhiều khi khó thoả mãn, vì có những trường hợp phải hy sinh một bên.
a. Cách xưng hô. Cố gắng dùng cách xưng hô cho hợp thói quen tiếng Việt. Ví dụ : Đức Giêsu là một ông thầy trẻ (chừng 30 tuổi), còn các môn đệ chắc cũng ngang hoặc gần bằng tuổi đó (Tin Mừng nói ông Phêrô đã có vợ). Vì thế, theo cách tự nhiên, Đức Giêsu tự xưng là “Thầy” và gọi các môn đệ là “anh em”, trừ hai chỗ Người gọi các ông cách đặc biệt thân tình là “các con” (Mc 10,24) và “những người con bé nhỏ” (Ga 13,33).
b. Các tên riêng. Các tên riêng được phiên âm theo nguyên ngữ (trừ những tên quá quen thuộc như Phê-rô, Ê-dê-ki-en, v.v…). Bản dịch này nhằm đến hết mọi hạng độc giả, kể cả những người không có trình độ học vấn cao (chưa hết cấp I) và không biết tiếng nước ngoài. Đối với những người này, những tên tiếng nước ngoài gồm nhiều âm tiết thường rất khó đọc. Do đó, Nhóm phiên âm theo âm gần nhất trong tiếng Việt, và viết tách vần, ví dụ : Ít-ra-en, Na-bu-cô-đô-nô-xo, Thê-xa-lô-ni-ca, v.v…
c. Các phần bằng thơ. Rút kinh nghiệm những bản đã dịch ra thể thơ Việt Nam, như của cha G.Gagnon, cha Trần Đức Huân (đã nói trên), hoặc của ông Mai Lâm Đoàn Văn Thăng, cha An Sơn Vị, Nhóm đã không dịch các Thánh vịnh và các đoạn thơ khác ra thể thơ Việt Nam, ngoại trừ Tv 22 (21),2-23; Tv 133 (132) và một ít câu lẻ tẻ khác. Tuy nhiên, Nhóm đã cố gắng dịch các đoạn văn có chất thơ, cách đặc biệt trong Cựu Ước, như Thánh vịnh, Châm ngôn, Diễm ca, v.v…, bằng lối văn có âm thanh tiết điệu dễ nghe, nhất là khi đọc chung.
Cho tới nay, Nhóm Phiên Dịch CGKPV đã phiên dịch và lần lượt ấn hành các tác phẩm chính yếu sau đây (trong ngoặc là năm in lần thứ nhất) :
- Các Giờ Kinh Phụng Vụ (1991)
- Tân Ước : bản dịch với chú thích dài (1993)
- Kinh Sách : Các bài đọc (1994)
- Tân Ước : bản dịch không có chú thích (1995)
- Các sách Ngôn Sứ : bản dịch với chú thích dài (1996)
- Các sách Giáo Huấn : bản dịch với chú thích dài (1998)
- Kinh Thánh trọn bộ : bản dịch với chú thích ngắn (1998).
- Ngũ Thư : bản dịch với chú thích dài (1999)
- Các sách Lịch Sử : bản dịch với chú thích dài (1999)
Tính cho đến nay, tổng số các sách đã ấn hành là 110 000 cuốn Các Giờ Kinh Phụng Vụ, 175 000 cuốn Kinh Thánh trọn bộ và 1 085 000 cuốn Tân Ước.
Hiện Nhóm đang làm công việc nhuận chính toàn bộ bản dịch Kinh Thánh và các chú thích; đồng thời cũng bắt đầu mở thêm hướng mục vụ Kinh Thánh, như giúp đọc Kinh Thánh trong gia đình, trong các nhóm nhỏ, v.v…
* * *
Nhìn lại quá trình 90 năm dịch Kinh Thánh sang tiếng Việt, chúng ta ghi nhận những dò dẫm đáng quý của các vị tiền bối mở đường. Từ sau Công Đồng Vaticanô II, Hội Thánh khuyến khích mọi tín hữu đọc Kinh Thánh, nên việc phiên dịch và giúp hiểu Kinh Thánh càng cấp bách hơn. Hy vọng có nhiều người tiếp tục hoặc bắt đầu công việc này để phục vụ Lời Chúa.
Lễ Các Thánh
Ngày 1 tháng 11 năm 2003
Lm. A.Trần Phúc Nhân
Ghi chú:
(1) Về bản dịch Kinh Thánh dùng trong phụng vụ, nên lưu ý : có người chủ trương là phải dịch từ bản Latinh. Nhưng Huấn thị số 5 của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, công bố ngày 28-3-2001, với đề tài : Việc sử dụng các ngôn ngữ địa phương trong việc xuất bản các sách của Phụng Vụ Rôma, nói rõ : “Tuyệt đối không được phép dịch từ những bản dịch đã thực hiện ra những ngôn ngữ khác, bởi vì phải dịch trực tiếp từ nguyên bản, tức là từ tiếng Latinh, đối với các bản văn phụng vụ do Hội Thánh soạn ra, và từ tiếng Hípri, Aram hay Hylạp, tuỳ theo trường hợp, đối với các bản văn Kinh Thánh. Cũng vậy, khi soạn những bản dịch Sách Thánh để dùng trong phụng vụ, thường phải tham chiếu bản Tân Phổ Thông (Nova Vulgata) đã được Toà Thánh công bố, để tuân theo truyền thống chú giải riêng của Phụng vụ Latinh” (số 24). Như vậy, bản dịch Kinh Thánh dùng trong phụng vụ phải dịch từ nguyên bản, có tham chiếu bản La-tinh, chứ không được dịch từ tiếng Latinh.