2 Các vua 5: 14-17; Tvịnh 97; 2 Timôthê 2: 8-13; Luca 17:11-19

Cháu gái tôi được 2 tuổi muốn ăn bánh ngọt nên xin mẹ cháu "mẹ ơi, cho con ăn bánh ngọt". Mẹ cháu hỏi "đâu con xin lại lịch sự coi nào? Cháu bé trả lời "Làm ơn cho con ăn bánh". Sau khi mẹ đưa cho con cái bánh ngọt, mẹ cháu hỏi "vậy bây giờ con nói gì nào?" Cháu trả lời "Con cám ơn mẹ". Đó là cách dạy trẻ con biết cách cư xử lịch sự phải không? Chúng ta dạy chúng nó nói lời lịch sự "Làm ơn" và " cám ơn". Đó có phải là điều Chúa Giêsu khen người phong hủi Samritan đã được chữa lành vì người đó biết cách cư xử để nói lời "cám ơn" phải không? Thật thế, lời cám ơn của người phong hủi rất chân tình vì anh ta sấp mình xuống dưới chân Chúa Giêsu để dâng lời cảm tạ. Đó cũng là nghi thức tốt cho mỗi người Kitô hữu chúng ta nên làm phải không? Tôi nghĩ có nhiều ý nghĩa trong cử chỉ đó: cử chỉ tuy đơn giản nhưng đậm đà sự biết ơn và tạ ơn. Vì nó ảnh hưởng đến nhiều vấn đề trong việc chữa lành cho người phong hủi.

"Bệnh Phong" là tên cho tất cả những loại bệnh ngoài da. Nhưng chỉ có một số ít người bị nhiễm Hansen mới gọi là phong hủi. Những người khác vào thời đó bị nhiều bệnh ngoài da khác như: dị ứng da, phát ban. Khi một người mắc bệnh phong hủi, người đó không được sống trong cộng đoàn và bị loại ra ngoài (Leviticus 13- 14), và bị gọi là người ô uế, không sạch. Thông thường khi có người nào trong gia đình bị bệnh nặng, thì bạn bè và thân nhân điều đến sống gần người đó để tiện săn sóc. Điều trị bệnh là do các chuyên viên y tế lo thuốc men cho người bệnh. Nếu không có sự hiện diện của người thân để an ủi người bệnh và chăm sóc cho họ. Ngay cả khi sắp chết, người bệnh đó cũng sẽ được yên ủi khi có thân nhân bên cạnh giường mình.

Bởi thế, hãy tưởng tượng nổi đau khổ của người bị phong hủi trong thời Kinh Thánh. Ngay cả người giàu là ông Naaman trong bài đọc thứ nhất cũng trả qua những tình huống đau khổ vì căn bệnh mình. Mặc dù ông ta là người có nhiều tiền bạc, có thế lực và có địa vị trong chính quyền, ông cũng phải khổ cực vì những ánh mắt xa lánh và khó chịu của người khác và phải sống xa gia đình và xã hội do mùi hôi của căn bệnh phong hủi. Đối với 10 người phong hủi trong câu chuyện phúc âm thuật lại, còn nhiều tệ hại hơn nữa, vì hình như họ không có tiền của và không có địa vị trong xã hội. Họ chỉ là một nhóm 10 người phong hủi sống thui thủi chung với nhau. Hãy chú ý, trong nhóm người đó, không hề có sự phân biệt người nào là Do thái và người nào la Samaritanô, vì họ cùng chung một số phận là có bệnh phong hủi nên sống liên kết với nhau. Họ là những con người chỉ có tên “mười người phong cùi”.

Hoàn cảnh của những người phong hủi đó rất thảm khốc. Họ làm thế nào có được thực phẩm để ăn, hay có được phương tiện để phục vụ cuộc sống; vì không ai dám đến gần họ. Và còn tệ hơn nữa là họ bị xem là người tội lỗi. Thời đó người ta nghĩ bệnh phong hủi là do Thiên Chúa trừng phạt vì họ đã lỗi phạm. Họ cần được cảm thông, nhưng không ai nghĩ đến họ. Trong câu chuyện chúng ta được biết là chính Chúa Giêsu nghĩ đến họ. Ngài đến tiếp xúc với họ, vì Ngài là Đấng muốn chữa lành cho họ. Những người phong hủi đó nài xin Chúa Giêsu theo những cách thông thường và dùng từ "Lạy Thầy" là từ các môn đệ nói về Chúa Giêsu. Có phải thánh Luca có ý muốn nói là những người phong hủi đó có sức mạnh đức tin hay không? Thật ra họ đã thể hiện phần nào một năng lực đức tin của họ vì họ muốn xin Chúa Giêsu chữa lành, và họ vâng lời Chúa Giêsu "hãy đi trình diện với các tư tế".

Có thể họ đã tin tưởng vào quyền năng chữa lành của Chúa Giêsu như họ đã từng được nghe nói Ngài là người đã chữa lành nhiều người khác. Trong thế giới hiện nay, chúng ta tin tưởng vào các dịch vụ y tế hiện đại. Mỗi khi chúng ta bị bệnh nhiễm trùng, chúng ta thường nghe lời khuyên của bác sĩ là nên uống thuốc trụ sinh trong tám ngày với mong muốn được lành bệnh. Khi chúng ta lành bệnh rồi, trong chúng ta có mấy ai làm được như người phong hủi Samaritanô là trở lại cám ơn bác sĩ. Chúng ta không cần sấp mình xuống dưới chân bác sĩ để tạ ơn. Nơi người Samaritanô chúng ta nhận thấy có điều gì khác đã xãy ra trong đời sống anh ta. Anh ta tin là Thiên Chúa đã chữa lành anh ta, và Chúa Giêsu là người từ Thiên Chúa đã ban cho ông sự thương xót tốt lành đó.

Trong sự hiễu biết của những người đồng thời với Chúa Giêsu, bệnh phong hủi là do bởi sự trừng phạt của Thiên Chúa do vì lỗi phạm của con người, chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng trọn vẹn của sự chữa lành. Họ không phải chỉ được chữa lành về thể xác, nhưng họ còn được chữa lành về cộng đoàn xã hội. Vì sau khi họ được chấp nhận hết bệnh và lãnh nhận nghi thức thanh tẩy, họ sẽ được tự do vào đền thờ để thờ phượng. Tất nhiên ngoại trừ người Samaritanô, vì anh ta còn có một thế lực thù ngịch chống lại anh do vì anh là người Samaritanô được coi là người ngoại giáo, nên anh không được vào đền thờ của người Do thái vì sẽ gây ô uế cho đền thời. Anh ta sẽ phải đi nơi khác, đến một ngôi đền khác và nơi đó là Chúa Giêsu.

Bởi thế không phải vì phong tục mà người Samaritanô trở lại với Chúa Giêsu. Anh ta không phải là người con ngoan mà cha mẹ đã phải hướng dẫn phải làm gì: như phải xin gì, phải cảm tạ như thế nào và phải quay về ra sao... với đời sống của anh ta. Bây giờ anh ta sẽ sống một đời sống mới, vì như Chúa Giêsu nói: Anh ta có được đức tin, và lòng tạ ơn mổi ngày của anh ta đến với Chúa kể từ khi được hết bệnh, sẽ làm cho anh ta luôn biết làm thế nào để được chữa khỏi bệnh và niềm tin tưởng vào Chúa Giêsu ngày càng mãnh liệt hơn.

Câu chuyện về người Samaritanô quay trở lại cảm ơn Chúa Giêsu chính là câu chuyện dành cho chúng ta. Chúa Giêsu không chỉ là người đã chữa lành về thể xác. Mà còn hơn thế nữa, Ngài là Đấng thể hiện tình thương yêu thông cảm tuyệt vời của Thiên Chúa cho những người đau khổ, và những người sống bên lề của xã hội. Ngài cũng là lời hứa: Là khi triều đại Thiên Chúa đến bao trùm thế giới, sẽ không còn bệnh hoạn, tội lỗi, và ngăn cách giữa con người. Như Naaman thuộc về kẻ thù của Isrsel và người Samaritanô cũng vậy. Nhưng Thiên Chúa hành động chữa lành cho cả hai. Điều đó chứng tỏ là trong triều đại Thiên Chúa tất cả mọi người đều ngồi chung bàn với nhau. Có sự hiện diện của Chúa Giêsu, bằng sự chữa lành Ngài đón tiếp người bên lề xã hội chứng tỏ đời sống mới Thiên Chúa đã ban cho chúng ta.

Trong Bí tích Thánh Thể hôm nay, chúng ta nghĩ đến đời sống toàn diện trong Thiên Chúa. Thánh Thể chính là lời kinh cảm tạ dâng lên bởi nhóm người đã nhìn nhận rằng Chúa Giêsu là Đấng chữa lành cho chúng ta. Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta là Thiên Chúa đã nhìn thấy chúng ta trong mọi hoàn cảnh xa cách của chúng ta, và với lời chữa lành và chào đón chúng ta hôm nay. Nếu chúng ta nhận lãnh và nhìn nhận điều gì Thiên Chúa đã làm thì chúng ta nên sống một đời sống mới luôn có Chúa Kitô trong chúng ta. Cũng như người phong hủi chúng ta đang trong quá trình rời khỏi lối sống cũ và trở về với Chúa Kitô. Chúng ta cùng dâng lời cảm tạ một cách cụ thể: Như tham gia cầu nguyện trong lúc cùng nhau thực hành phụng vụ, bằng cách nghe và chấp nhận những câu chuyện trong Kinh Thánh như là của chính chúng ta và luôn dâng lời cảm tạ.

Nhưng, bửa ăn nhắc nhở chúng ta là giống như Chúa Kitô đã đến với chúng ta hôm nay. Chúng ta cũng phải sẳn sàng chấp nhận đến với người khác mặc dù chúng ta khác biệt nhau. Hãy nhớ, các môn đệ đến xin cho được thêm lòng tin trong Chúa Nhật vừa qua, và Chúa Giêsu đáp lại là họ đã có để sống đức tin. Vậy, bây giờ chúng ta phải hành động với đức tin đó, và phải đón chào những người sống bên lề xã hội như Chúa Giêsu đã đón người phong hủi. Vậy chúng ta có nhận Chúa Giêsu hay không? Chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận gia nhập vào chúng ta những người bị xã hội ruồng bỏ và cho là không xứng hợp.

Hôm nay bài phúc âm, chỉ ra rằng; trong những người bị phong hủi có một người trở thành một giáo viên chỉ dạy chúng ta thấy lòng yêu thương của Chúa đang bao trùm lấy chúng ta. Vì anh ta được chữa lành nên chỉ cho chúng ta phương cách để nhận được hồng ân lớn lao của Thiên Chúa đã ân ban, và chúng ta nên cảm tạ Ngài trong Bí Tích Thánh Thể này. Nói cách khác, chúng ta là một cư dân được dạy dổ bởi Ngôi lời và được gọi dâng lời cảm tạ tại nơi đây, nơi bữa ăn này và trong cuộc sống phù hợp với phúc âm.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


28th SUNDAY -C-
2 Kings 5: 14-17; Psalm 98; 2 Timothy 2: 8-13; Luke 17:11-19

My niece’s two year old daughter wanted a cookie and so she put in her request, "Cookie, mommy." My niece responded, "What is the magic word?" and the little one added, "Please." After giving her the cookie my niece asked, "Now what do you say?" And her two year old said, "Thank you." It’s a way we teach our children good manners, isn’t it? We teach the "magic words" – "Please," and "Thank you." Is that why Jesus praises the cured Samaritan leper, because he had the good manners to say "thank you?" Indeed, his thank you was quite effusive as he "fell at the feet of Jesus." Good etiquette for Christians? I think much more is involved. It has less to do with etiquette and more to do with gratitude and thanksgiving. A lot was involved in the cure of the man’s leprosy.

"Leprosy" was the name given to all kinds of skin diseases – but only some were really Hansen’s disease, our modern name for leprosy. The rest were various types of skin eruptions and rashes. When the skin became diseased, people called it leprosy, and the victim suffered exclusion from the community (cf. Lv. 13-14) and became ritually unclean. Usually when a person becomes seriously ill family and friends rush to their side to be there with them. Medical treatment and pain alleviation may be in the hands of professionals; but no small comfort is given to the sick person by the presence of loved ones. Even dying can be eased by the sight of loved ones’ faces at the bedside of one who is passing.

So, imagine the extra pain for the leper in biblical times. Even the well-to-do Naaman in our first reading, must have experienced, not only the effects of his disease but, despite his wealth and influence at court, at least some isolation and repugnant glances from others. It was much worse for the ten lepers who were obviously not people of means and influence – just a band of diseased outcasts, brought together by their common expulsion. Note that even the normal enmity between Jews and Samaritans seemed to be superseded by the common bond brought on by leprosy. Their sickness was the dominating identification in their lives; they weren’t individuals with names and families, just "ten lepers."

The lepers’ situation was dire. How could they get any food, or the means for daily life, since no one would go near them? Still worse, they were considered sinners. Many thought lepers were just being punished by God for sins they must have committed. They needed compassion and who would give it to them? Well, the story tells us that Jesus notices them. He is approachable and he bridges the distance others kept from the lepers. Jesus is the one who wants to heal them. The lepers use the usual term disciples used when they called out to Jesus – "Master." Does Luke want to suggest an incipient faith on their part? They certainly did exhibit some kind of faith because, even though they didn’t get their cure immediately, they responded to Jesus’ directive to, "Go show yourselves to the priests."

Maybe they had some confidence in his curing powers, seeing him as one of the many healers they had heard about. We have some "faith" in modern medicine: we have an infection and docilely follow the doctor’s orders to take the antibiotic for eight days. We start the procedure and look forward to being cured. When we are, we don’t respond the way the Samaritan did and go back to the doctor, "glorifying God in a loud voice." We don’t "fall at the doctor’s feet" to thank him or her. The Samaritan realized something else had happened in his life. He believed his healing was from God and that Jesus was the channel for God’s goodness and compassion.

In the light of the notions Jesus’ contemporaries had about leprosy and the links they made between leprosy and sin, we can see the fuller effects of the cures. They weren’t just cured physically, they were now socially acceptable and after the required ritual purification, the healed lepers would be free to worship in the temples. Except, of course, the Samaritan who had one more strike against him. The Samaritans were considered religious heretics and so ritually contaminated, not fit for worship in the Temple. He would have to go elsewhere, to another "temple" of God... he goes to Jesus.

So, it is more than etiquette that brings the man back to Jesus. He is not just being a good son who does what his parents taught him as a child, "What do you say?" "Thank you." When he turned away from the others and "returned," he changed the direction of his life. Now he would live a new life, for as Jesus says, he has faith. Gratitude would mark each new day since the cure and he would always know how he got cured and whom he should thank and praise.

The Samaritan’s return focuses this story for us. Jesus is more than a healer of skin and bones, eyes, legs and ears. He is the one who manifests God’s compassion for the suffering and the outsider. He is also a promise: when the reign of God comes in its fulness, there will be no more disease, sin and barriers between people. Naaman belonged to Israel’s enemy – so did the Samaritan. But God acts for both of them, a hint that in the reign of God, all will sit at the table. Jesus’ presence, his healings and welcome to the outsider, show that the new ways of God have broken in upon us.

At this Eucharist we anticipate the day of God’s fullness. The Eucharist is a prayer of thanks offered by a people who have recognized that Jesus is God’s gift of healing for us. He has assured us that God has seen us in whatever place of alienation we are, and speaks a word of healing and welcome to us today. If we recognize and acknowledge what God has done for us then we must live a changed life, one marked by Christ’s own life in us. Like the leper we are in the process of turning away from other paths and returning to Christ. We express gratitude in some specific ways: by fully entering into this prayer; by hearing and accepting the scriptural stories as our own and by giving thanks.

But our meal reminds us that, like the Christ who comes to us again today, we too must be willing to accept and indeed minister to all, despite our differences. Remember the disciples’ request for an increase in faith last week and Jesus’ response that they already had the faith needed to live out his life? So, now we are asked to act on that faith and be as approachable and welcoming to the outsider, as Jesus was to the leper. Are we as open as he was, ready to receive into our midst those rejected by the world as inadequate and unfit?

It turns out that one of these very rejected souls has taught us in today’s gospel about the great, open and full embrace of our God. The healed leper has been our teacher to show us the way to acknowledge the greatness of our God and offer gratitude at this Eucharist. To put this in another way: we are a people formed by the Word and called to express gratitude here at this meal and in lives lived in conformity to the gospel.