Isaia 42: 1-4, 6-7; T.vịnh 41; Cv 10: 34-38; Mátthêu 3: 13-17


Thánh Mátthêu đã kết thúc phần phúc âm nói về thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Trong lễ Thánh Gia, chúng ta biết gia đình các Ngài trở về Galilê từ Ai Cập và sống trong một thị trấn nhỏ gọi là Nadarét. Bấy giờ, sau khi ông Gioan Tẩy Giả giảng dạy (Mt 3: 1-12) Đức Giêsu bày tỏ Ngài một cách công khai. Thánh Mátthêu thuật lại một cách đơn giản trong dòng mở đầu của bài phúc âm hôm nay: "Bấy giờ, Đức Giêsu từ miền Galilê đến sông Giođan gặp ông Gioan để xin ông làm phép rửa" Chúa Giêsu cũng đến với ông Gioan đang rao giảng về việc Ngài sẽ đến và hạ mình chấp nhận thánh ý Thiên Chúa. "...Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đữc công chính".

Chúa Giêsu sẽ tiếp tục sứ vụ mà Thiên Chúa đã loan báo qua lời các ngôn sứ và cho đến ông Gioan. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã tiếp cận với dân Ngài. Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần, Triều Đại Thiên Chúa đã hiện diện cho các người ở sông Giođan hôm đó như thế nào, và triều đại đó hiện diện cho chúng ta bây giờ như thế nào? Qua Đức Giêsu Kitô, Đấng đã thực hiện hoàn tất hy vọng của dân Thiên Chúa chờ đợi từ ngàn xưa. Chúa Giêsu là Đấng ông Gioan loan báo, Ngài sẽ đến sau ông để làm phép rửa "với Chúa Thánh Thần và lửa" (Mt 3: 1-12). Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa xong, khi ngài vừa ở dưới nước bước lên, thì kìa các tầng trời mở ra. Thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. Và kìa có tiếng từ trời phán xuống "đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người". Thần Khí đã hứa qua lời ngôn sứ Isaia là Người là Đấng Thiên Chúa chọn làm Tôi Tớ.

Chúng ta đang ở trong mùa Chúa Hiễn Linh, nói về sự thể hiện của bản tính Thiên Chúa trong Chúa Giêsu cho thế giới. Tuần vừa qua các nhà Chiêm Tinh từ phương đông đến nhìn nhận Chúa Giêsu, và hôm nay thánh Mátthêu nói với chúng ta là Thần Khí Thiên Chúa phán từ trời xuống và công bố Chúa Giêsu là "Con yêu dấu của Thiên Chúa". Nếu một người được gọi là con yêu dấu của Thiên Chúa thì người đó sẽ mong đợi điều gì? – Đây là câu trả lời cho tất cả những vấn đề trong cuộc sống khi các sự việc được phát sinh như thế nào? Hay tốt hơn không có vấn đề gì cả! Vậy lẻ nào "con yêu dấu" của Thiên Chúa lại mong có cuộc sống sẽ không gặp đau khổ hay xung đột? Và khi đến lúc gần chết, chắc là người "con yêu dấu" sẽ có lối thoát nhanh chóng và dễ dàng ra khỏi cuộc sống này vào vòng tay của Thiên Chúa.

Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Ngài sẽ được Chúa Thánh Thần trô giúp khi gặp thử thách với Satan trong hoang địa. Và ở đó có những cám dổ được đặt ra với Chúa Giêsu về việc chứng tỏ Ngài được Thiên Chúa đối xử một cách đặc biết - "nếu ông là con Thiên Chúa". Vậy tại sao Ngài lại không được đối xử một cách đặc biết và tránh khỏi những đau đớn và chán nản của cuộc sống? Nhưng, Chúa Giêsu sẽ sống đời sống Ngài như chúng ta là tin tưởng vào tình yêu thương mãi mãi của Thiên Chúa, ngay cả trong khi đau khổ và chán nản. Và đó là niềm tin Ngài sẽ giảng dạy - sau khi Ngài chịu phép rửa và chịu những cám dổ trong hoang địa - và trong khi Ngài gọi các môn đệ đầu tiên của mình (Mt 4 ; 1-16), và trong khi Ngài đi qua Galilê giảng dạy, loan báo tin mừng và chữa lành bệnh cho mọi người. Tiếng nói từ trời xuống cơng bố Chúa Giêsu là "Con yêu dấu của Thiên Chúa" và chúng ta, với đức tin đã đón nhận, nhìn nhận Ngài là Con yêu dấu của Thiên Chúa, đang cùng chia sẽ cuộc sống với chúng ta và cho chúng ta biết nét nhân từ của Thiên Chúa.

Thật lạ lùng là Chúa Giêsu bảo ông Gioan làm phép rửa cho Ngài. Ngài nói "để giữ trọn đức công chính". Thiên Chúa đang dự định thiết lập quyền của con người phải nên công chính như Thiên Chúa là đấng Công Chính, để hóa giải và cắt đứt mọi liên hệ với tội lỗi của chúng ta. Qua Chúa Giêsu, Thiên Chúa sẽ đem đến sự "công chính", Nhưng, không phải chỉ giữa Thiên Chúa và chúng ta mà thôi. Thiên Chúa muốn làm cho sự liên hệ giữa chúng ta với nhau cũng nên công chính nữa. Bởi thế Chúa Giêsu ra đi giảng dạy và chữa lành sau khi Ngài chịu phép rửa. Ngài đến với những người xin được tha thứ, những người cần được chữa lành và những người khao khát lời Thiên Chúa.

Phần đông trong chúng ta không thích nghe đến từ "công chính", nghe giống như từ "công lý". Vì từ đó nói đến ý tưởng cao cấp và xa cách. Có thể chúng ta nên có một bài học về những người trong lao tù. Tôi có nghe một người trong nhà tù tả người canh tù, hay cả một người tù khác là "công chính". Từ đó có nghĩa là người đó sống theo lời nói của họ và có thể được tín tưởng để làm việc chính đáng. Điều đó không chắc phải là ý nghĩa đầy đủ của từ "công chính" trong Kinh Thánh, nhưng đó cho chúng ta một dấu chỉ đúng về ý nghĩa. Một người công chính sông một đời sống không xa cách người khác, hay phán xét họ, nhưng lôi kéo họ xích lại gần với nhau trở thành một hoàn cảnh dễ chấp nhận và tín nhiệm nhau.

Chúa Giêsu "thực hiện tất cả mọi điều công chính". Bởi thế chúng ta không cần phải trở nên công chính với Thiên Chúa. Chúng ta không làm để suốt đời chúng ta "trả ơn cho Thiên Chúa" cho những tội lỗi chúng ta đã vấp phạm và sữa đổi quá khứ của chúng ta. Chúng ta không cần phải hạ mình xuống để xin Thiên Chúa đến với chúng ta. Chúng ta không cần phải cầu xin liên lỉ để làm cho Thiên Chúa bớt tức giận để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết cần giúp đở của chúng ta. Tiếng phán tử trên trời nói Chúa Giêsu là "Con yêu dấu của Ta" là dấu ấn của Thiên Chúa đối với Chúa Giêsu. Và bởi thế, những điều gì Chúa Giêsu loan báo trong lời nói và việc làm của Ngài về tình yêu thương vô vàn của Thiên Chúa có thể tin tưởng được. Thông điệp của Chúa Giêsu là chúng ta không cần phải làm cho Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta rồi. Chúng ta không cần phải thúc đẩy Thiên Chúa để Ngài đến với chúng ta. Vì Ngài đã đứng với chúng ta. Mà Chúa Giêsu là dấu chỉ chứng tỏ thật sự Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong đời sống của chúng ta. Thánh Mátthêu nói với chúng ta là Emmanuel là "Thiên Chúa ở với chúng ta". Đời sống và sự chết của Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta rằng chúng ta không cần phải nhận lãnh sự công chính của Thiên Chúa vì Ngài đã ban cho chúng ta. Vậy, như thế thì chúng ta phải làm gì?

Chúng ta có thể sông đời sống công chính vời Thiên Chúa bằng cách sống "công chính" với các người khác. Chương trình của Thiên Chúa "để thực hiện tất cả nên công chính", có nghĩa là chúng ta nên thực hiện mọi sự nên công chính với nhau qua sự tha thứ, tình yêu thương và công bằng. Chúng ta có thể hành động đẻ chữa lành những mối quan hệ bị tan vỡ, tha thứ cho người khác như chúng ta đã được tha thứ; đón tiếp người xa lạ như Thiên Chúa đã đón tiếp chúng ta; cho người đói khát ăn uống như Chúa Giêsu đã làm v.v... Từ chỗ này trở đi, trong phúc âm thánh Mátthêu sẽ có những đoạn chứng tỏ người Con yêu dấu của Thiên Chúa làm sao mạc khải sự liên hệ của Ngài với Thiên Chúa. Với quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể noi theo gương của Ngài.

Chúng ta không thể tự chúng ta làm cho chúng ta tất cả những điều này. Nhưng, qua Chúa Giêsu chúng ta có thể làm được. Chúa Giêsu, Đấng mà ông Gioan đã hứa sẽ làm phép rửa cho chúng ta với Thần Khí đã xuống trên Ngài. Vậy đó có phải là nhiệm vụ của chúng ta là một Kitô hữu phải "thực hiện tất cả nên công chính" hay không? Được hướng dẩn và thêm năng lực bởi Chúa Thánh Thần mà chúng ta lãnh nhận trong phép rửa, chúng ta sẽ cố gắng làm cho mọi sự nên công chính trên thế giới, nhất là với những người yếu đuối, không ai giúp đở, những người bị bỏ rơi và những người bị ngược đãi.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


THE BAPTISM OF THE LORD (A)
Isaiah 42: 1-4,6-7; Psalm 42; Acts 10: 34-38; Matthew 3: 13-17

Matthew has ended his infancy narrative. On the feast of the Holy Family we heard that they left Egypt and settled in Galilee, in a town called Nazareth. Now, after John the Baptist’s preaching (3:1-12), Jesus enters the scene. Matthew states it simply in the opening line of today’s gospel, "Jesus came from Galilee to John at the Jordan to be baptized by him." Jesus is lining himself up with John who preached his coming. He is affirming John’s baptism and submitting himself to God’s will, "...it is fitting for us to fulfill all righteousness."

Jesus will continue the mission God proclaimed through all the prophets and up to John. Through Jesus, God has come close to God’s people. God’s kingdom is at hand. How was God’s kingdom present to those at the Jordan that day and how is it present to us now? – through the person of Jesus Christ, who has fulfilled the hope of God’s long-waiting people. He is the one John proclaimed was coming after him to baptize with "the Holy Spirit and fire" (2nd Sunday of Advent, Mt. 3: 1-12). After his baptism Jesus comes out of the water, the heavens open and he sees the Spirit descending like a dove on him – the Spirit God promised, through Isaiah, that would be given to God’s chosen servant.

We are in a season of epiphanies, manifestations of Jesus’ identity to the world. Last week the visitors from the East recognized Jesus and today Matthew tells us that the Holy Spirit descended on Jesus and a voice from heaven announces him as God’s "beloved Son." If one were announced as God’s beloved child what would one expect? – answers to all life’s problems as they arose? Or, better still, no problems at all! Shouldn’t God’s "beloved" expect to get through life without pain and conflict? And when death did come, certainly a "beloved child" should have a swift, sure and easy passage out of this life into the arms of God.

After his baptism Jesus will be led by the Spirit to wrestle with Satan in the desert and there the temptations put to Jesus will be about expecting special treatment from God – "if you are the Son of God,"... why not receive privileged status and be spared life’s pains and disappointments? But Jesus will reject these temptations to power, glory and a pain-free life. He will live our life as we must live it, trusting in the love and constancy of God, even amid life’s pains and disappointments. That is the message he will preach – after his baptism and desert temptations – as he calls his first disciples (4: 1-16) and travels through Galilee teaching, proclaiming the good news and curing people. The voice proclaimed that Jesus is God’s "beloved Son" and we, gifted with faith, recognize him as that beloved Son of God who shares our life and shows us God’s gracious face.

It is curious that Jesus urges John to baptize him in order, he says, "to fulfill all righteousness." God is planning to set humans right with God, to restore the relationship broken by our sin. Through Jesus, God will bring about "righteousness," but not only between God and us. God wants to make our relationships right with others as well. So, Jesus went forth preaching and healing after his baptism, reaching out to those who: asked for forgiveness, were in need of healing and hungered for God’s Word.

Many of us don’t like the sound of "righteousness." It feels too close to "self righteousness." It smacks of superiority and separation. Maybe we can take a lesson from prison lingo. I have heard inmates describe a guard, or even another inmate, as "righteous." It means they live up to their word and can be trusted to do the right thing. That’s certainly not the full understanding of the biblical notion of "righteousness," but it gives us a clue of its positive implications. A righteous person lives a life that does not separate people or judge them, but draws them together in an atmosphere of acceptance and trust.

Jesus did "fulfill all righteousness." Therefore, we don’t have to make ourselves right with God; we don’t have to spend our lifetime "paying God back" for our sins and making amends for our past; we don’t have to grovel to get God on our side; we don’t have to say endless prayers to convince some angry god to yield to our urgent needs. The voice affirming Jesus as God’s "beloved son" was God’s stamp of approval on Jesus. Henceforth, what he proclaimed in words and actions about God’s love for us could be trusted. His message is that we don’t have to make God love us. God already does. We don’t have to push and shove to move God to our side. God is already standing with us. Jesus is proof-positive of where God is in our lives. Jesus, Matthew tells us, is Emmanuel, "God with us." Jesus’ life and death assure us that we don’t have to earn God’s righteousness, God has given it to us. Well then, what are we to do?

We could live out our right relationship with God by living "righteously" with others. God’s plan, "to fulfill all righteousness," means that we are to set things right with one another through forgiveness, love and justice. We might: work to heal broken relationships; forgive others, as we have been forgiven; reach out to strangers, as God has reached out to us; feed the hungry, as Jesus did, etc. From this point in the gospel Matthew will show how the beloved child of God reveals his relationship to God. Empowered by his Spirit, we can follow his example.

We can’t do all this on our own, but we can through Jesus who, as John promised, baptized us with the same Spirit that descended on him. Isn’t that our mission as Christians, "to fulfill all righteousness?" Enabled and directed by the Spirit we received at baptism, we strive to set things right in the world, especially for the defenseless, neglected and mistreated.