CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG B
Is 63,16b-17.19b.64,2b-7; 1 Cr 1,3-9; Mc 13,33-37
CANH THỨC CẦU NGUYỆN VÀ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 13,33-37
(c 33) Khi ấy, Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức và cầu nguyện, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến”. (c 34) Cũng như người kia trẩy đi phương xa để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. (c 35) Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. (c 36) Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. (c 37) Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: Phải canh thức !”
2. Ý CHÍNH:
Mùa Vọng là thời kỳ các tín hữu chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh, kính nhớ Con Thiên Chúa xuống thế lần thứ nhất. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ Hội Thánh hướng lòng trí các tín hữu trông đợi Đấng Cứu Thế sẽ đến lần thứ hai vào ngày tận thế. Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su kêu gọi các môn đệ phải luôn tỉnh thức và canh thức, để đợi chờ Người sẽ trở lại ban ơn cứu độ trong ngày tận thế.
3. CHÚ THÍCH:
- C 33-34: + Khi ấy, Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ: Đây là lúc Đức Giê-su đang ngồi trên núi Cây Dầu đối diện với Đền Thờ, để giảng dạy các môn đệ. Tin Mừng trước đó có kể tên bốn môn đệ là các ông: Phê-rô, Gia-cô-bê, Gio-an và An-rê (x. Mc 13,3). + Coi chừng: Là cảnh giác đề phòng. Các môn đệ phải đề phòng những tiên tri giả sẽ mạo danh Chúa đến để lừa gạt họ (x. Mc 13,6.22). Phải đề phòng trước những tình huống khó khăn sẽ xảy ra trong thời cuối cùng như: Sẽ bị người thân bắt nộp cho quan quyền, bị hành hạ đánh đòn, và có thể còn bị giết chết nữa (x. Mc 13,9-13). + Tỉnh thức và cầu nguyện: Là thái độ phải có của người môn đệ. Họ không được mê ngủ, nhưng phải luôn canh thức và kết hiệp với Chúa bằng việc chuyên cần cầu nguyện, để khỏi bị bất ngờ khi Chúa đến. + Cũng như người kia trẩy đi phương xa: Trẩy đi phương xa ám chỉ việc Đức Giê-su sau khi sống lại sẽ lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và trao sứ mệnh rao giảng Tin mừng cho các môn đệ (x Mc 16,15). + Ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức: Người giữ cửa ám chỉ các môn đệ hay các tín hữu. Mỗi người chúng ta có bổn phận phải canh thức, luôn ở trong tư thế sẵn sàng bằng cách chu toàn các việc bổn phận được trao phó cách nghiêm túc.
- C 35-37: + Vậy anh em phải canh thức: Canh thức là tỉnh thức và sẵn sàng đón chủ về vào bất cứ giờ nào. + Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng: Các môn đệ Chúa phải tránh ngủ mê lúc Chúa đến vào mọi thời điểm trong đêm. + Nói với hết mọi người: Qua các môn đệ, Đức Giê-su muốn nhắn nhủ mọi người cũng phải biết canh thức thì mới được ơn cứu độ. Canh thức cụ thể là tin Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa; Phải được tái sinh bởi nước và Thánh Thần trong bí tích Rửa Tội; Phải lắng nghe Lời Chúa và sẵn sàng tuân theo ý Chúa; Phải sống giới răn yêu thương cụ thể như Kinh Thương người đã dạy.
4. CÂU HỎI:
1) Trong Mùa Vọng, Hội thánh dạy các tín hữu phải làm gì?
2) Đối với người tín hữu hôm nay, canh thức cụ thể đòi chúng ta phải làm gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Hãy canh thức và cầu nguyện” (Mc 13,33):
2. CÂU CHUYỆN:
1) PHẢI LUÔN TỈNH THỨC PHÒNG TRÁNH MƯU KẾ ĐỘC HẠI CỦA KẺ THÙ:
Vào thời Xuân Thu, khoảng 500 năm trước Chúa Giáng Sinh, vua nước Việt (là một trong nhiều nước của Trung Quốc thời bấy giờ) tên là Câu Tiễn muốn đánh bại vua Ngô để phục thù mối nhục lớn, nhưng Ngô là nước mạnh, còn Việt lại là nước yếu. Vua nước Việt biết mình không thể thắng Ngô bằng sức mạnh quân sự nên phải dùng mưu kế sau đây, cốt làm cho vua Ngô trở nên mê muội, mất tỉnh táo và cuối cùng phải bị bại vong.
- Thứ nhất là tìm cách làm cho vua Ngô mê muội, chẳng còn tỉnh táo trước nguy cơ mất nước. Câu Tiễn dâng cho vua Ngô nhiều gái đẹp, đặc biệt là Tây Thi, được xem là phụ nữ đẹp nhất trong lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu, để làm cho vua Ngô ngày đêm say đắm sắc đẹp và hưởng lạc thú mà quên lo việc nước.
Đồng thời, Câu Tiễn cũng dâng cho vua Ngô nhiều thợ giỏi và gỗ quý để vua Ngô xây dựng lên nhiều lâu đài nguy nga tráng lệ, khiến cho ngân quỹ triều đình cạn kiệt, đồng thời lâu đài còn là nơi để vua Ngô đến hưởng lạc bỏ bê việc triều chính.
- Thứ hai là tìm cách làm cho vua Ngô bỏ ngoài tai những lời cảnh báo khôn ngoan của Ngũ Viên là vị quan đại thần có lòng yêu nước, muốn giúp vua giữ nước.
Để thực hiện âm mưu nầy, Câu Tiễn mua chuộc một vị đại thần khác có tính xu nịnh trong triều đình là Bá Hi, rồi tác động để ông này xúi giục vua Ngô bỏ ngoài tai những lời can gián sáng suốt và xây dựng của quan đại thần Ngũ Viên, rồi dần hồi tìm kế bức tử Ngũ Viên.
Lâm vào diệu kế của Câu Tiễn, vua Ngô mê đắm sắc đẹp của Tây Thi, ngày đêm vui chơi hưởng lạc mà không quan tâm công việc triều đình. Vua lại thích nghe những lời nịnh hót của Bá-hy mà giết hại trung thần Ngũ Viên. Cuối cùng vua Ngô đã bị Câu Tiễn đem quân đến đánh bại và phải tự sát.
Ngày nay, ma quỷ cũng dùng kế tương tự để chiến thắng chúng ta. Đầu tiên chúng sẽ làm cho chúng ta hóa ra mê muội bằng các lạc thú sắc dục, làm cho ta không còn tỉnh táo do rượu chè hút chích, cờ bạc… và không cần nghĩ đến việc phải tỉnh thức đề phòng, nên cuối cùng chúng ta sẽ dễ dàng sa chước cám dỗ để phạm tội và bị rơi vào vòng tay kiềm tỏa của chúng.
2) CON NGỰA GỖ THÀNH TROIA:
Thần thoại Hy lạp có câu chuyện “Ngựa gỗ thành Troia” như sau:
Quân của vua Menelaus dù hùng mạnh nhưng sau 10 năm vây hãm vẫn không công phá được thành Troia nổi loạn. Phần vì thành có tường lũy cao to vững chắc, và đàng khác quân sĩ trong thành lại canh phòng cẩn mật. Nhưng rồi quân nhà vua đã nghĩ ra được một kế sách: Họ dùng gỗ lắp ghép lại làm thành một con ngựa to có bánh xe di chuyển, và kéo đến cổng thành như báu vật của thần linh ban tặng cho dân thành chống lại quân nhà vua. Dân thành tin thật mở cổng rước ngựa gỗ vào thành. Họ không ngờ trong bụng ngựa gỗ có chứa quân địch. Đến nửa đêm lính trong bụng ngựa gỗ đã thoát ra ngoài đốt phá và mở cổng cho quân nhà vua từ ngoài tràn vào. Thế là thành Troia do thiếu cảnh giác đã bị thất thủ.
3) “SẮP SẴN” ĐỂ LUÔN TỈNH THỨC SẴN SÀNG:
Ông tổ của ngành hướng đạo là BADEN POWELL, khi còn là đại tá chỉ huy trong cuộc chiến tranh tại Âu Châu, lần kia đoàn quân của ông chỉ có một ngàn mà phải đương đầu với địch quân những chín ngàn. Suốt trong 217 ngày đợi chờ được cứu viện, ông đã dùng chiến thuật nghi binh như sau: Ở mặt trận, ban ngày thỉnh thoảng ông cho nổ chỗ này chỗ kia mấy trái lựu đạn. Còn ban đêm trong một vùng đất rộng lớn, ông cho thắp đèn sáng tại nhiều nơi, mục đích đánh lừa đối phương, khiến chúng tưởng ông có nhiều quân lính có mặt khắp nơi, nên không dám liều lĩnh tấn công. Khi viện binh tới, ông mới quyết định tấn công đối phương và đã giành được chiến thắng.
Khi chính phủ nước Anh định nâng ông lên cấp thống tướng thì ông lại xin rút lui, rồi sau đó đã thành lập phong trào Hướng Đạo, nhằm huấn luyện các thiếu nhi trở thành những người hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Khẩu hiệu của phong trào hướng đạo là “Sắp sẵn”, nghĩa là luôn tỉnh thức và sẵn sàng ứng phó trong mọi nghịch cảnh.
Đối với việc linh hồn cũng vậy. Mỗi người chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng tránh xa tội lỗi, tu sửa các thói hư, bằng việc thực thi bác ái, để bất kỳ lúc nào Chúa đến, chúng ta cũng có thể thưa: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa”.
4) TIN CẬY MONG CHỜ CHÚA ĐẾN:
Vào một ngày đẹp trời, ông già ngồi trên ghế xích đu, lòng mong đợi Chúa đến. Tình cờ, một bé gái đang chơi đá banh để lọt trái banh vào sân nhà ông, cô gái chạy lại nhặt trái banh lên và mở lời làm quen:
- Thưa ông, ngày nào ông cũng ngồi trên chiếc xích đu này, ông đang chờ ai vậy?
- Cháu còn nhỏ quá làm sao hiểu được điều ông mong đợi.
- Có lẽ cháu nhỏ thật, nhưng mẹ cháu nói: có điều gì trong lòng thì hãy nói ra, có nói ra mới hiểu rõ về nó hơn.
Nghe cô bé nói có lý, ông liền thổ lộ:
- Ông đang chờ đợi Chúa đến cháu ạ.
Cô bé tròn xoe đôi mắt kinh ngạc. Ông già mới giải thích:
- Trước khi nhắm mắt, ông muốn tin chắc rằng có một Thiên Chúa, ông cần một dấu hiệu!
Bấy giờ cô bé mới lên tiếng:
- Ông chờ một dấu hiệu ư? Thưa ông, Chúa đã cho ông một dấu hiệu mỗi khi ông hít thở không khí, mỗi khi ông nghe tiếng chim hót, mỗi khi ông nhìn hạt mưa rơi. Chúa đã cho ông một dấu hiệu trong nụ cười của trẻ thơ, trong nước mắt của người đau khổ. Ông ơi, Chúa ở trong ông, Chúa ở trong cháu, không cần phải tìm kiếm đâu xa, vì Người vẫn luôn ở đó.
“Tất cả là hồng ân”. Ơn Chúa có thể đến bất cứ từ nơi đâu, trong mọi tình huống của cuộc đời, lúc vui mừng hay khi đau khổ, lúc thành công hay khi thất bại. Điều quan trọng là chúng ta phải biết nhận ra đâu là ân ban của Chúa. Người có niềm tin nhìn chỗ nào cũng thấy là ân sủng, và mỗi một ân ban là một cuộc “Chúa đến viếng thăm”. Nếu những cuộc viếng thăm là những hồng ân của Chúa, thì chúng ta đừng để mất những hồng ân ấy chỉ vì sự thờ ơ, thiếu chuẩn bị, không sẵn sàng. Chúng ta có quyền ước mơ, dự tính xây dựng cho tương lai, nhưng đừng bao giờ quên đi mục đích cuối cùng là “chuẩn bị để gặp gỡ Chúa”.
5) CHÚA SẼ ĐẾN XÉT XỬ MỖI NGƯỜI VÀO NGÀY SAU HẾT :
Ngày kia, một sinh viên ở Rô-ma tới gặp thánh Phi-lip-phê Nê-ri. Anh say sưa nói về kế hoạch xây dựng tương lai cuộc đời của mình. Nào là anh sẽ đăng ký học đại học luật và sẽ lấy bằng tiến sĩ luật sau thời gian bốn năm.
Thánh nhân hỏi anh: « Sau đó thì sao? »
Chàng trai phấn khởi trả lời: « Con sẽ tham gia bào chữa những vụ kiện lớn và sẽ nổi tiếng».
« Sau đó thì sao? » Thánh nhân hỏi tiếp.
« Rồi con sẽ lập gia đình và sống giàu sang hạnh phúc ».
« Rồi sao nữa? » Nghe hỏi tiếp, người thanh niên hơi bối rối.
« Dĩ nhiên rồi con cũng sẽ bị chết giống như mọi người », chàng ta đáp.
Thánh nhân vẫn tiếp tục câu hỏi cũ:
« Sau đó thì sao? Con sẽ làm gì khi xuất hiện trước phiên tòa cuối cùng với vai trò là bị cáo mà Chúa Giê-su sẽ là Thẩm Phán Tối Cao? ». Chàng trai im lặng cúi đầu. Cũng từ ngày đó anh luôn suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời và cầu xin Chúa giúp anh tìm ra lẽ sống cho đời mình.
Mỗi người chúng ta hôm nay đều được Chúa trao một nén vàng làm vốn. Vốn đó có thể là một tài năng, một chức vụ, một số tiền…. và Chúa sẽ đòi ta phải tính sổ với Người trong giờ chết. Có điều ta không biết sẽ chết vào lúc nào, nên phải luôn tỉnh thức. Tỉnh thức cụ thể là hãy ăn năn sám hối tội lỗi mỗi tối trước khi nghỉ đêm, như thể đêm nay Chúa sẽ đến đòi ta phải tính sổ, và ta quyết tâm sẽ làm gì để chuẩn bị cho giờ chết?
6) SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN TRONG NGÀY HÔM NAY:
Có một du khách, sau khi đã thăm viếng những danh lam thắng cảnh ở Thụy sĩ, đã dừng chân trước một vườn hoa rất đẹp bao quanh một tòa lâu đài nguy nga. Người làm vườn mừng rỡ ra tiếp đón khách quí. Du khách lên tiếng hỏi:
- Cụ ở đây đã được bao lâu rồi?
- Thưa hai mươi bốn năm.
- Có lẽ chủ của cụ ít khi tới đây phải không?
- Vâng, tôi chỉ mới gặp ông chủ có bốn lần mà thôi và lần cuối cách đây đã mười hai năm.
- Thế thì ai thưởng thức cảnh đẹp mà cụ phải tốn công chăm sóc kỹ lưỡng như vậy?
- Thưa ông, tôi làm như thể chủ tôi sẽ về ngày hôm nay. Ngoài ra, khi chăm sóc cho thửa vườn thì chính vợ chồng tôi lại cũng được thưởng thức vẻ đẹp của muôn loài hoa.
Nếu như Chúa đến viếng thăm chúng ta ngay lúc này thì liệu chúng ta có tỉnh thức và sẵn sàng đón Ngài không?
7) GẶP CHÚA QUA THA NHÂN ĐANG Ở GẦN BÊN:
Có một cậu bé kia ao ước được gặp Chúa. Cậu biết rằng phải đi cả một quãng đường rất dài mới có thể đến được nơi ở của Chúa, nên cậu mang theo mấy gói bánh bích quy và sáu hộp nước trái cây, rồi bắt đầu cuộc hành trình đi về phía trước.
Khi qua được khoảng mấy dãy phố, cậu gặp một bà lão đang ngồi trong công viên, lặng nhìn đàn chim bồ câu ríu rít trước mặt. Cậu bé ngồi xuống cạnh bà và mở túi xách ra, định uống một hộp nước trái cây cho đỡ khát. Nhưng cậu để ý thấy bà lão có vẻ đói, nên cậu đã mời bà ăn một gói bánh bích quy mang theo. Bà lão cầm lấy gói bánh và mỉm cười với cậu. Nụ cười của bà tươi tắn đến nỗi cậu bé muốn thấy một lần nữa, nên cậu lại mời bà uống một hộp nước trái cây. Bà lão tiếp tục cười thật tươi với cậu khiến cậu cảm thấy vui sướng!
Rồi suốt buổi chiều, hai bà cháu ngồi bên nhau, vừa ăn hết mấy gói bánh và uống hết các hộp nước trái cây, rồi cười với nhau mà không nói với nhau một lời.
Khi trời sẩm tối, cậu bé từ giã bà lão ra về. Cậu ôm bà và bà lại cười thật tươi với cậu, một nụ cười đẹp nhất mà cậu chưa từng nhìn thấy trước đây.
Khi cậu bé bước vào trong nhà, mẹ cậu rất ngạc nhiên khi thấy vẻ mặt hân hoan của cậu, nên hỏi: “Hôm nay có chuyện gì mà trông con vui vẻ như thế?”.
Cậu trả lời: “Hôm nay con đã ngồi ăn trưa với Chúa mẹ à! Mẹ biết không: Chúa có nụ cười rất đẹp mà con chưa từng thấy bao giờ!”
Đang khi đó, bà lão ngồi ở công viên cũng trở về nhà với khuôn mặt rạng rỡ niềm vui.
Con trai bà lấy làm ngạc nhiên khi thấy nét hạnh phúc rạng ngời trên gương mặt mẹ nên hỏi: “Mẹ ơi, hôm nay có chuyện gì mà mẹ lại vui vẻ như thế?
Bà cụ hân hoan đáp: “Hôm nay mẹ đã gặp được Chúa. Mẹ được Chúa mời ăn bánh chung. Con biết không, Chúa còn bé hơn là mẹ nghĩ đó con ạ!”.
3. THẢO LUẬN:
Giả như ngay lúc này mà mọi người chúng ta đều bất ngờ phải chết, thì chúng ta sẽ chết trong tư thế nào: đang cầu nguyện hay đang làm việc bổn phận? Đang đánh bài, đang lo kiếm tiền hay đang hưởng thụ khoái lạc xác thịt bất chính?
4. SUY NIỆM:
Trong Tin Mừng hôm nay, có tới bốn lần Đức Giê-su đã kêu gọi các môn đệ phải canh thức. Lời kêu gọi này càng tha thiết hơn đối với chúng ta trong ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, ngày mở đầu cho một Năm Phụng Vụ mới của Hội thánh. Chúng ta không còn ở trong thời kỳ chờ đợi Chúa giáng sinh làm người, dù rằng năm phụng vụ mở đầu với Mùa Vọng, mùa chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh. Trái lại chúng ta đang ở trong thời kỳ chờ đợi Chúa đến cứu độ mỗi người chúng ta, cũng như hoàn tất chương trình cứu độ chung của toàn nhân loại.
Vậy canh thức là gì và tại sao chúng ta lại phải canh thức? Canh thức đòi chúng ta phải làm gì cụ thể để đón Chúa đến ban ơn cứu độ cho chúng ta?
1) CÁI CHẾT THƯỜNG ĐẾN BẤT NGỜ:
Đọc báo chí, xem truyền hình, chúng ta thấy cái chết dường như luôn hiện diện ở khắp nơi và có thể xảy đến bất cứ lúc nào:
- Riêng tại Việt Nam, từ ngày 6/10/2020 các cơn lũ lụt đã liên tục xảy ra tại khu vực Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đã khiến cho đồng bào tại những nơi này phải gánh chịu thiệt hại rất nặng nề. Theo thống kê sơ bộ đến nay, bão lũ ở miền Trung đã gây thiệt hại về kinh tế khoảng 17.000 tỷ đồng, hơn 200.000 ngôi nhà bị hư hỏng, chưa kể nhiều cơ sở hạ tầng và hàng trăm km đê điều, kênh mương, bờ sông, bờ biển bị hư hỏng, sạt lở. Nhất là đã có tới 235 người bị chết và mất tích do cơn bão lụt lần này… Tuy nhiên, thiên tai nói trên cũng là lời cảnh báo mọi người tín hữu chúng ta khi bước vào Mùa Vọng năm nay là: Hãy canh thức để đón giờ chết sẽ đến bất ngờ cho mỗi người và đến chung cho toàn thể nhân loại vào ngày tận thế và chúng ta phải canh thức để chuẩn bị như thế nào?
- Canh thức hay tỉnh thức không phải là không ngủ, vì trái với tự nhiên. Nhưng canh thức là ngủ trong tình trạng sẵn sàng thức giấc và kịp thời xử lý khi tình huống bất lợi xảy ra, giống như ông chủ nhà ban đêm phải cảnh giác để tránh không cho trộm đào ngạch khoét vách nhà mình (x Mt 24,43). Canh thức cũng là phải biết tiên liệu để kịp thời ứng phó với những tình huống bất ngờ, như năm cô trinh nữ khôn ngoan chuẩn bị đầy dầu cho cây đèn của mình (x Mt 25,4).
2) CANH THỨC BẰNG SỰ NĂNG CẦU NGUYỆN VÀ THỰC THI BÁC ÁI:
- Nguyên thái độ tỉnh thức cũng chưa đủ, tâm tình tỉnh thức còn đòi mỗi tín hữu chúng ta phải biết năng cầu nguyện như Chúa Giê-su đã kêu gọi: “Hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa cơn cám dỗ” (Mc 14,38). Chúng ta thường bị cám dỗ ngủ quên trong những thành công, trong các tiện nghi hưởng thụ, mà quên đi giờ chết sẽ đến bất ngờ. Bước vào Mùa Vọng, người tín hữu cần mang tâm tình thức tỉnh và cầu nguyện như Chúa Giê-su đã mời gọi để chờ đợi Chúa đến vào giờ chết của mỗi người, hoặc đến trong ngày cùng tận của thế giới. Chúa sẽ đến bất ngờ, nên thái độ chờ đợi Chúa đến cách đúng đắn nhất là phải luôn canh thức và cầu nguyện, kẻo lỡ khi Chúa đến mà bắt gặp chúng ta đang mê ngủ (x. Mc 13,33-37).
- Canh thức là nhận ra Chúa Giê-su và phục vụ Người đang hiện thân nơi những kẻ đói khát, rách rưới, yếu đau, lỡ đường, ở tù… sẽ được Người xếp vào hạng chiên ngoan. Còn những kẻ không thực thi bác ái cụ thể sẽ bị xếp vào loại dê độc ác, sẽ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để được hưởng sự sống muôn đời (x. Mt 25,31-46).
- Nói cách cụ thể: Chúng ta phải luôn mang cây đèn đức Tin trên tay. Nhưng cây đèn ấy cần chứa đầy dầu ân sủng đức Cậy nhờ chuyên cần thực hành Lời Chúa và năng dự lễ và rước lễ mỗi ngày. Nhờ đó, chúng ta mới có thể tỏa sáng đức Mến qua thái độ năng nghĩ đến người khác, lời nói dễ thương, hành động quên mình phục vụ tha nhân vô vụ lợi, sẵn sàng quảng đại chia sẻ cơm bánh thuốc men cho những người nghèo đói bệnh tật, cụ thể góp phần để cứu trợ đồng bào Miền Trung vượt qua lũ lụt... Nhờ đó ánh sáng của chúng ta sẽ chiếu tỏa trước mặt thiên hạ, để họ thấy những việc tốt lành chúng ta làm mà ngợi khen Cha chúng ta trên trời” (x Mt 5,16).
3) CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ TRONG MÙA VỌNG NÀY? :
- Mỗi người sẽ quyết tâm dấn thân hy sinh để chu toàn việc bổn phận, như người đầy tớ được chủ trao trách nhiệm quản gia để đúng giờ phân phát lương thực cho gia nhân (x. Lc 12, 42-46). Nếu ông chủ trở về mà thấy người quản gia đang cần mẫn làm việc như vậy, thì ông sẽ cất nhắc anh ta lên làm việc lớn là coi sóc gia sản của ông. “Nhưng nếu tên đầy tớ xấu xa ấy nghĩ bụng : “Chủ ta còn lâu mới về. Thế rồi hắn bắt đầu đánh đập các đồng bạn và chè chén với những bọn say sưa. Chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không chờ, vào giờ hắn không biết. Và ông sẽ loại hắn ra, bắt chung số phận với những tên đạo đức giả: Ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (x. Mt 24,47-50).
- Canh thức là cố gắng làm lợi thêm những nén bạc Chúa trao, cụ thể là sử dụng các tài năng Chúa ban cho mình như ca hát, ăn nói hấp dẫn, khéo tay hay làm… để làm vinh danh cho Thiên Chúa và mưu ích cho phần rỗi các linh hồn. Kẻ chỉ biết đào lỗ chôn giấu nén bạc được ông chủ trao, thể hiện qua thái độ lười biếng làm các việc lành… thì khi giờ chết đến anh ta sẽ bị chủ thu lại tất cả những tài năng và sẽ bị loại khỏi Nước Trời đời đời.
- Canh thức là sống đức tin trong giây phút hiện tại: Mỗi tín hữu chúng ta cần sống tình con thảo với Chúa Cha từ lúc sáng sớm khi vừa thức giấc đến tối trước khi nghỉ đêm. Tỉnh thức như người tôi tớ luôn thao thức để tìm làm theo ý Thiên Chúa muốn như lời cầu trong kinh Lạy Cha: “Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,9).
- Trong những ngày này, chúng ta cần tham dự các buổi tĩnh tâm và dọn mình lãnh bí tích giao hòa với quyết tâm khử trừ tội lỗi ra khỏi cuộc sống của mình và tích trữ một kho tàng quý giá là các việc bác ái yêu thương, để bất kỳ lúc nào Chúa kêu gọi, chúng ta cũng thưa được với Người: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa”.
- Thánh Phao-lô khuyên các tín hữu Rô-ma như sau: “Anh em thân mến. Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy hãy loại bỏ những việc làm đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đúng đắn như người đang sống giữa ban ngày: Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,12-14). Chân phước SÁC-ĐỜ PHU-CÔ (Charles de Foucault) cũng khuyên các tu sĩ của ngài như sau: “Bạn hãy sống như thể bạn sẽ phải chết vào đêm hôm nay”.
- Cây xiêu ngả theo chiều nào sẽ đổ theo chiều ấy: Người ta thường nói: “Sống sao chết vậy”. Muốn có được một cái chết bình an lành thánh, muốn cho giờ chết không phải là giờ đau khổ bất hạnh thì ngay từ bây giờ, chúng ta phải lo sống nghiêm túc tốt lành. Đối với những ai không tin có đời sau, hãy nghe lời khuyên khôn ngoan của nhà tư tưởng Pascal: “Có đời sau hay không, điều ấy thật khó chứng minh rõ rệt. Tuy nhiên tôi vẫn tin có đời sau là hơn. Vì dù không có, thì tin như vậy cũng không gây thiệt hại gì. Còn giả như có, thì thái độ không tin quả là bất hạnh. Cho nên tin và sống niềm tin ấy, chính là thái độ của một người khôn ngoan”.
Tóm lại: Trong Mùa Vọng này, mỗi người chúng ta sẽ vừa thực hành các việc bác ái kèm theo lời cầu nguyện như sau: “Ma-ra-na-tha, Lạy Chúa, xin hãy đến!” (Kh 22,20).
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. trong những ngày Mùa Vọng này, xin cho chúng con biết luôn tỉnh thức và kết hiệp với Chúa. cho chúng con luôn chiếu tỏa ánh sáng tin yêu trước mặt người đời bằng các việc bác ái cụ thể, hầu bất cứ khi nào Chúa đến, cũng thấy chúng con đang canh thức, đang chu toàn nhiệm vụ Chúa trao, đang có sẵn dầu ơn thánh trong cây đèn đức tin của mình, đang thực thi thánh ý Thiên Chúa... nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ được Chúa thương đón nhận vào dự bàn tiệc vui muôn đời trong Nước Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Is 63,16b-17.19b.64,2b-7; 1 Cr 1,3-9; Mc 13,33-37
CANH THỨC CẦU NGUYỆN VÀ SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mc 13,33-37
(c 33) Khi ấy, Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức và cầu nguyện, vì anh em không biết khi nào thời ấy đến”. (c 34) Cũng như người kia trẩy đi phương xa để nhà lại, trao quyền cho các đầy tớ của mình, chỉ định cho mỗi người một việc, và ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức. (c 35) Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến: Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng. (c 36) Anh em phải canh thức, kẻo lỡ ra ông chủ đến bất thần, bắt gặp anh em đang ngủ. (c 37) Điều Thầy nói với anh em đây, Thầy cũng nói với hết thảy mọi người là: Phải canh thức !”
2. Ý CHÍNH:
Mùa Vọng là thời kỳ các tín hữu chuẩn bị tâm hồn đón mừng đại lễ Giáng Sinh, kính nhớ Con Thiên Chúa xuống thế lần thứ nhất. Đồng thời, đây cũng là thời kỳ Hội Thánh hướng lòng trí các tín hữu trông đợi Đấng Cứu Thế sẽ đến lần thứ hai vào ngày tận thế. Trong Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su kêu gọi các môn đệ phải luôn tỉnh thức và canh thức, để đợi chờ Người sẽ trở lại ban ơn cứu độ trong ngày tận thế.
3. CHÚ THÍCH:
- C 33-34: + Khi ấy, Chúa Giê-su phán cùng các môn đệ: Đây là lúc Đức Giê-su đang ngồi trên núi Cây Dầu đối diện với Đền Thờ, để giảng dạy các môn đệ. Tin Mừng trước đó có kể tên bốn môn đệ là các ông: Phê-rô, Gia-cô-bê, Gio-an và An-rê (x. Mc 13,3). + Coi chừng: Là cảnh giác đề phòng. Các môn đệ phải đề phòng những tiên tri giả sẽ mạo danh Chúa đến để lừa gạt họ (x. Mc 13,6.22). Phải đề phòng trước những tình huống khó khăn sẽ xảy ra trong thời cuối cùng như: Sẽ bị người thân bắt nộp cho quan quyền, bị hành hạ đánh đòn, và có thể còn bị giết chết nữa (x. Mc 13,9-13). + Tỉnh thức và cầu nguyện: Là thái độ phải có của người môn đệ. Họ không được mê ngủ, nhưng phải luôn canh thức và kết hiệp với Chúa bằng việc chuyên cần cầu nguyện, để khỏi bị bất ngờ khi Chúa đến. + Cũng như người kia trẩy đi phương xa: Trẩy đi phương xa ám chỉ việc Đức Giê-su sau khi sống lại sẽ lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và trao sứ mệnh rao giảng Tin mừng cho các môn đệ (x Mc 16,15). + Ra lệnh cho người giữ cửa phải canh thức: Người giữ cửa ám chỉ các môn đệ hay các tín hữu. Mỗi người chúng ta có bổn phận phải canh thức, luôn ở trong tư thế sẵn sàng bằng cách chu toàn các việc bổn phận được trao phó cách nghiêm túc.
- C 35-37: + Vậy anh em phải canh thức: Canh thức là tỉnh thức và sẵn sàng đón chủ về vào bất cứ giờ nào. + Lúc chập tối hay nửa đêm, lúc gà gáy hay tảng sáng: Các môn đệ Chúa phải tránh ngủ mê lúc Chúa đến vào mọi thời điểm trong đêm. + Nói với hết mọi người: Qua các môn đệ, Đức Giê-su muốn nhắn nhủ mọi người cũng phải biết canh thức thì mới được ơn cứu độ. Canh thức cụ thể là tin Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa; Phải được tái sinh bởi nước và Thánh Thần trong bí tích Rửa Tội; Phải lắng nghe Lời Chúa và sẵn sàng tuân theo ý Chúa; Phải sống giới răn yêu thương cụ thể như Kinh Thương người đã dạy.
4. CÂU HỎI:
1) Trong Mùa Vọng, Hội thánh dạy các tín hữu phải làm gì?
2) Đối với người tín hữu hôm nay, canh thức cụ thể đòi chúng ta phải làm gì?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Hãy canh thức và cầu nguyện” (Mc 13,33):
2. CÂU CHUYỆN:
1) PHẢI LUÔN TỈNH THỨC PHÒNG TRÁNH MƯU KẾ ĐỘC HẠI CỦA KẺ THÙ:
Vào thời Xuân Thu, khoảng 500 năm trước Chúa Giáng Sinh, vua nước Việt (là một trong nhiều nước của Trung Quốc thời bấy giờ) tên là Câu Tiễn muốn đánh bại vua Ngô để phục thù mối nhục lớn, nhưng Ngô là nước mạnh, còn Việt lại là nước yếu. Vua nước Việt biết mình không thể thắng Ngô bằng sức mạnh quân sự nên phải dùng mưu kế sau đây, cốt làm cho vua Ngô trở nên mê muội, mất tỉnh táo và cuối cùng phải bị bại vong.
- Thứ nhất là tìm cách làm cho vua Ngô mê muội, chẳng còn tỉnh táo trước nguy cơ mất nước. Câu Tiễn dâng cho vua Ngô nhiều gái đẹp, đặc biệt là Tây Thi, được xem là phụ nữ đẹp nhất trong lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu, để làm cho vua Ngô ngày đêm say đắm sắc đẹp và hưởng lạc thú mà quên lo việc nước.
Đồng thời, Câu Tiễn cũng dâng cho vua Ngô nhiều thợ giỏi và gỗ quý để vua Ngô xây dựng lên nhiều lâu đài nguy nga tráng lệ, khiến cho ngân quỹ triều đình cạn kiệt, đồng thời lâu đài còn là nơi để vua Ngô đến hưởng lạc bỏ bê việc triều chính.
- Thứ hai là tìm cách làm cho vua Ngô bỏ ngoài tai những lời cảnh báo khôn ngoan của Ngũ Viên là vị quan đại thần có lòng yêu nước, muốn giúp vua giữ nước.
Để thực hiện âm mưu nầy, Câu Tiễn mua chuộc một vị đại thần khác có tính xu nịnh trong triều đình là Bá Hi, rồi tác động để ông này xúi giục vua Ngô bỏ ngoài tai những lời can gián sáng suốt và xây dựng của quan đại thần Ngũ Viên, rồi dần hồi tìm kế bức tử Ngũ Viên.
Lâm vào diệu kế của Câu Tiễn, vua Ngô mê đắm sắc đẹp của Tây Thi, ngày đêm vui chơi hưởng lạc mà không quan tâm công việc triều đình. Vua lại thích nghe những lời nịnh hót của Bá-hy mà giết hại trung thần Ngũ Viên. Cuối cùng vua Ngô đã bị Câu Tiễn đem quân đến đánh bại và phải tự sát.
Ngày nay, ma quỷ cũng dùng kế tương tự để chiến thắng chúng ta. Đầu tiên chúng sẽ làm cho chúng ta hóa ra mê muội bằng các lạc thú sắc dục, làm cho ta không còn tỉnh táo do rượu chè hút chích, cờ bạc… và không cần nghĩ đến việc phải tỉnh thức đề phòng, nên cuối cùng chúng ta sẽ dễ dàng sa chước cám dỗ để phạm tội và bị rơi vào vòng tay kiềm tỏa của chúng.
2) CON NGỰA GỖ THÀNH TROIA:
Thần thoại Hy lạp có câu chuyện “Ngựa gỗ thành Troia” như sau:
Quân của vua Menelaus dù hùng mạnh nhưng sau 10 năm vây hãm vẫn không công phá được thành Troia nổi loạn. Phần vì thành có tường lũy cao to vững chắc, và đàng khác quân sĩ trong thành lại canh phòng cẩn mật. Nhưng rồi quân nhà vua đã nghĩ ra được một kế sách: Họ dùng gỗ lắp ghép lại làm thành một con ngựa to có bánh xe di chuyển, và kéo đến cổng thành như báu vật của thần linh ban tặng cho dân thành chống lại quân nhà vua. Dân thành tin thật mở cổng rước ngựa gỗ vào thành. Họ không ngờ trong bụng ngựa gỗ có chứa quân địch. Đến nửa đêm lính trong bụng ngựa gỗ đã thoát ra ngoài đốt phá và mở cổng cho quân nhà vua từ ngoài tràn vào. Thế là thành Troia do thiếu cảnh giác đã bị thất thủ.
3) “SẮP SẴN” ĐỂ LUÔN TỈNH THỨC SẴN SÀNG:
Ông tổ của ngành hướng đạo là BADEN POWELL, khi còn là đại tá chỉ huy trong cuộc chiến tranh tại Âu Châu, lần kia đoàn quân của ông chỉ có một ngàn mà phải đương đầu với địch quân những chín ngàn. Suốt trong 217 ngày đợi chờ được cứu viện, ông đã dùng chiến thuật nghi binh như sau: Ở mặt trận, ban ngày thỉnh thoảng ông cho nổ chỗ này chỗ kia mấy trái lựu đạn. Còn ban đêm trong một vùng đất rộng lớn, ông cho thắp đèn sáng tại nhiều nơi, mục đích đánh lừa đối phương, khiến chúng tưởng ông có nhiều quân lính có mặt khắp nơi, nên không dám liều lĩnh tấn công. Khi viện binh tới, ông mới quyết định tấn công đối phương và đã giành được chiến thắng.
Khi chính phủ nước Anh định nâng ông lên cấp thống tướng thì ông lại xin rút lui, rồi sau đó đã thành lập phong trào Hướng Đạo, nhằm huấn luyện các thiếu nhi trở thành những người hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Khẩu hiệu của phong trào hướng đạo là “Sắp sẵn”, nghĩa là luôn tỉnh thức và sẵn sàng ứng phó trong mọi nghịch cảnh.
Đối với việc linh hồn cũng vậy. Mỗi người chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng tránh xa tội lỗi, tu sửa các thói hư, bằng việc thực thi bác ái, để bất kỳ lúc nào Chúa đến, chúng ta cũng có thể thưa: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa”.
4) TIN CẬY MONG CHỜ CHÚA ĐẾN:
Vào một ngày đẹp trời, ông già ngồi trên ghế xích đu, lòng mong đợi Chúa đến. Tình cờ, một bé gái đang chơi đá banh để lọt trái banh vào sân nhà ông, cô gái chạy lại nhặt trái banh lên và mở lời làm quen:
- Thưa ông, ngày nào ông cũng ngồi trên chiếc xích đu này, ông đang chờ ai vậy?
- Cháu còn nhỏ quá làm sao hiểu được điều ông mong đợi.
- Có lẽ cháu nhỏ thật, nhưng mẹ cháu nói: có điều gì trong lòng thì hãy nói ra, có nói ra mới hiểu rõ về nó hơn.
Nghe cô bé nói có lý, ông liền thổ lộ:
- Ông đang chờ đợi Chúa đến cháu ạ.
Cô bé tròn xoe đôi mắt kinh ngạc. Ông già mới giải thích:
- Trước khi nhắm mắt, ông muốn tin chắc rằng có một Thiên Chúa, ông cần một dấu hiệu!
Bấy giờ cô bé mới lên tiếng:
- Ông chờ một dấu hiệu ư? Thưa ông, Chúa đã cho ông một dấu hiệu mỗi khi ông hít thở không khí, mỗi khi ông nghe tiếng chim hót, mỗi khi ông nhìn hạt mưa rơi. Chúa đã cho ông một dấu hiệu trong nụ cười của trẻ thơ, trong nước mắt của người đau khổ. Ông ơi, Chúa ở trong ông, Chúa ở trong cháu, không cần phải tìm kiếm đâu xa, vì Người vẫn luôn ở đó.
“Tất cả là hồng ân”. Ơn Chúa có thể đến bất cứ từ nơi đâu, trong mọi tình huống của cuộc đời, lúc vui mừng hay khi đau khổ, lúc thành công hay khi thất bại. Điều quan trọng là chúng ta phải biết nhận ra đâu là ân ban của Chúa. Người có niềm tin nhìn chỗ nào cũng thấy là ân sủng, và mỗi một ân ban là một cuộc “Chúa đến viếng thăm”. Nếu những cuộc viếng thăm là những hồng ân của Chúa, thì chúng ta đừng để mất những hồng ân ấy chỉ vì sự thờ ơ, thiếu chuẩn bị, không sẵn sàng. Chúng ta có quyền ước mơ, dự tính xây dựng cho tương lai, nhưng đừng bao giờ quên đi mục đích cuối cùng là “chuẩn bị để gặp gỡ Chúa”.
5) CHÚA SẼ ĐẾN XÉT XỬ MỖI NGƯỜI VÀO NGÀY SAU HẾT :
Ngày kia, một sinh viên ở Rô-ma tới gặp thánh Phi-lip-phê Nê-ri. Anh say sưa nói về kế hoạch xây dựng tương lai cuộc đời của mình. Nào là anh sẽ đăng ký học đại học luật và sẽ lấy bằng tiến sĩ luật sau thời gian bốn năm.
Thánh nhân hỏi anh: « Sau đó thì sao? »
Chàng trai phấn khởi trả lời: « Con sẽ tham gia bào chữa những vụ kiện lớn và sẽ nổi tiếng».
« Sau đó thì sao? » Thánh nhân hỏi tiếp.
« Rồi con sẽ lập gia đình và sống giàu sang hạnh phúc ».
« Rồi sao nữa? » Nghe hỏi tiếp, người thanh niên hơi bối rối.
« Dĩ nhiên rồi con cũng sẽ bị chết giống như mọi người », chàng ta đáp.
Thánh nhân vẫn tiếp tục câu hỏi cũ:
« Sau đó thì sao? Con sẽ làm gì khi xuất hiện trước phiên tòa cuối cùng với vai trò là bị cáo mà Chúa Giê-su sẽ là Thẩm Phán Tối Cao? ». Chàng trai im lặng cúi đầu. Cũng từ ngày đó anh luôn suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời và cầu xin Chúa giúp anh tìm ra lẽ sống cho đời mình.
Mỗi người chúng ta hôm nay đều được Chúa trao một nén vàng làm vốn. Vốn đó có thể là một tài năng, một chức vụ, một số tiền…. và Chúa sẽ đòi ta phải tính sổ với Người trong giờ chết. Có điều ta không biết sẽ chết vào lúc nào, nên phải luôn tỉnh thức. Tỉnh thức cụ thể là hãy ăn năn sám hối tội lỗi mỗi tối trước khi nghỉ đêm, như thể đêm nay Chúa sẽ đến đòi ta phải tính sổ, và ta quyết tâm sẽ làm gì để chuẩn bị cho giờ chết?
6) SẴN SÀNG ĐÓN CHÚA ĐẾN TRONG NGÀY HÔM NAY:
Có một du khách, sau khi đã thăm viếng những danh lam thắng cảnh ở Thụy sĩ, đã dừng chân trước một vườn hoa rất đẹp bao quanh một tòa lâu đài nguy nga. Người làm vườn mừng rỡ ra tiếp đón khách quí. Du khách lên tiếng hỏi:
- Cụ ở đây đã được bao lâu rồi?
- Thưa hai mươi bốn năm.
- Có lẽ chủ của cụ ít khi tới đây phải không?
- Vâng, tôi chỉ mới gặp ông chủ có bốn lần mà thôi và lần cuối cách đây đã mười hai năm.
- Thế thì ai thưởng thức cảnh đẹp mà cụ phải tốn công chăm sóc kỹ lưỡng như vậy?
- Thưa ông, tôi làm như thể chủ tôi sẽ về ngày hôm nay. Ngoài ra, khi chăm sóc cho thửa vườn thì chính vợ chồng tôi lại cũng được thưởng thức vẻ đẹp của muôn loài hoa.
Nếu như Chúa đến viếng thăm chúng ta ngay lúc này thì liệu chúng ta có tỉnh thức và sẵn sàng đón Ngài không?
7) GẶP CHÚA QUA THA NHÂN ĐANG Ở GẦN BÊN:
Có một cậu bé kia ao ước được gặp Chúa. Cậu biết rằng phải đi cả một quãng đường rất dài mới có thể đến được nơi ở của Chúa, nên cậu mang theo mấy gói bánh bích quy và sáu hộp nước trái cây, rồi bắt đầu cuộc hành trình đi về phía trước.
Khi qua được khoảng mấy dãy phố, cậu gặp một bà lão đang ngồi trong công viên, lặng nhìn đàn chim bồ câu ríu rít trước mặt. Cậu bé ngồi xuống cạnh bà và mở túi xách ra, định uống một hộp nước trái cây cho đỡ khát. Nhưng cậu để ý thấy bà lão có vẻ đói, nên cậu đã mời bà ăn một gói bánh bích quy mang theo. Bà lão cầm lấy gói bánh và mỉm cười với cậu. Nụ cười của bà tươi tắn đến nỗi cậu bé muốn thấy một lần nữa, nên cậu lại mời bà uống một hộp nước trái cây. Bà lão tiếp tục cười thật tươi với cậu khiến cậu cảm thấy vui sướng!
Rồi suốt buổi chiều, hai bà cháu ngồi bên nhau, vừa ăn hết mấy gói bánh và uống hết các hộp nước trái cây, rồi cười với nhau mà không nói với nhau một lời.
Khi trời sẩm tối, cậu bé từ giã bà lão ra về. Cậu ôm bà và bà lại cười thật tươi với cậu, một nụ cười đẹp nhất mà cậu chưa từng nhìn thấy trước đây.
Khi cậu bé bước vào trong nhà, mẹ cậu rất ngạc nhiên khi thấy vẻ mặt hân hoan của cậu, nên hỏi: “Hôm nay có chuyện gì mà trông con vui vẻ như thế?”.
Cậu trả lời: “Hôm nay con đã ngồi ăn trưa với Chúa mẹ à! Mẹ biết không: Chúa có nụ cười rất đẹp mà con chưa từng thấy bao giờ!”
Đang khi đó, bà lão ngồi ở công viên cũng trở về nhà với khuôn mặt rạng rỡ niềm vui.
Con trai bà lấy làm ngạc nhiên khi thấy nét hạnh phúc rạng ngời trên gương mặt mẹ nên hỏi: “Mẹ ơi, hôm nay có chuyện gì mà mẹ lại vui vẻ như thế?
Bà cụ hân hoan đáp: “Hôm nay mẹ đã gặp được Chúa. Mẹ được Chúa mời ăn bánh chung. Con biết không, Chúa còn bé hơn là mẹ nghĩ đó con ạ!”.
3. THẢO LUẬN:
Giả như ngay lúc này mà mọi người chúng ta đều bất ngờ phải chết, thì chúng ta sẽ chết trong tư thế nào: đang cầu nguyện hay đang làm việc bổn phận? Đang đánh bài, đang lo kiếm tiền hay đang hưởng thụ khoái lạc xác thịt bất chính?
4. SUY NIỆM:
Trong Tin Mừng hôm nay, có tới bốn lần Đức Giê-su đã kêu gọi các môn đệ phải canh thức. Lời kêu gọi này càng tha thiết hơn đối với chúng ta trong ngày Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm nay, ngày mở đầu cho một Năm Phụng Vụ mới của Hội thánh. Chúng ta không còn ở trong thời kỳ chờ đợi Chúa giáng sinh làm người, dù rằng năm phụng vụ mở đầu với Mùa Vọng, mùa chuẩn bị mừng lễ Giáng sinh. Trái lại chúng ta đang ở trong thời kỳ chờ đợi Chúa đến cứu độ mỗi người chúng ta, cũng như hoàn tất chương trình cứu độ chung của toàn nhân loại.
Vậy canh thức là gì và tại sao chúng ta lại phải canh thức? Canh thức đòi chúng ta phải làm gì cụ thể để đón Chúa đến ban ơn cứu độ cho chúng ta?
1) CÁI CHẾT THƯỜNG ĐẾN BẤT NGỜ:
Đọc báo chí, xem truyền hình, chúng ta thấy cái chết dường như luôn hiện diện ở khắp nơi và có thể xảy đến bất cứ lúc nào:
- Riêng tại Việt Nam, từ ngày 6/10/2020 các cơn lũ lụt đã liên tục xảy ra tại khu vực Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đã khiến cho đồng bào tại những nơi này phải gánh chịu thiệt hại rất nặng nề. Theo thống kê sơ bộ đến nay, bão lũ ở miền Trung đã gây thiệt hại về kinh tế khoảng 17.000 tỷ đồng, hơn 200.000 ngôi nhà bị hư hỏng, chưa kể nhiều cơ sở hạ tầng và hàng trăm km đê điều, kênh mương, bờ sông, bờ biển bị hư hỏng, sạt lở. Nhất là đã có tới 235 người bị chết và mất tích do cơn bão lụt lần này… Tuy nhiên, thiên tai nói trên cũng là lời cảnh báo mọi người tín hữu chúng ta khi bước vào Mùa Vọng năm nay là: Hãy canh thức để đón giờ chết sẽ đến bất ngờ cho mỗi người và đến chung cho toàn thể nhân loại vào ngày tận thế và chúng ta phải canh thức để chuẩn bị như thế nào?
- Canh thức hay tỉnh thức không phải là không ngủ, vì trái với tự nhiên. Nhưng canh thức là ngủ trong tình trạng sẵn sàng thức giấc và kịp thời xử lý khi tình huống bất lợi xảy ra, giống như ông chủ nhà ban đêm phải cảnh giác để tránh không cho trộm đào ngạch khoét vách nhà mình (x Mt 24,43). Canh thức cũng là phải biết tiên liệu để kịp thời ứng phó với những tình huống bất ngờ, như năm cô trinh nữ khôn ngoan chuẩn bị đầy dầu cho cây đèn của mình (x Mt 25,4).
2) CANH THỨC BẰNG SỰ NĂNG CẦU NGUYỆN VÀ THỰC THI BÁC ÁI:
- Nguyên thái độ tỉnh thức cũng chưa đủ, tâm tình tỉnh thức còn đòi mỗi tín hữu chúng ta phải biết năng cầu nguyện như Chúa Giê-su đã kêu gọi: “Hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa cơn cám dỗ” (Mc 14,38). Chúng ta thường bị cám dỗ ngủ quên trong những thành công, trong các tiện nghi hưởng thụ, mà quên đi giờ chết sẽ đến bất ngờ. Bước vào Mùa Vọng, người tín hữu cần mang tâm tình thức tỉnh và cầu nguyện như Chúa Giê-su đã mời gọi để chờ đợi Chúa đến vào giờ chết của mỗi người, hoặc đến trong ngày cùng tận của thế giới. Chúa sẽ đến bất ngờ, nên thái độ chờ đợi Chúa đến cách đúng đắn nhất là phải luôn canh thức và cầu nguyện, kẻo lỡ khi Chúa đến mà bắt gặp chúng ta đang mê ngủ (x. Mc 13,33-37).
- Canh thức là nhận ra Chúa Giê-su và phục vụ Người đang hiện thân nơi những kẻ đói khát, rách rưới, yếu đau, lỡ đường, ở tù… sẽ được Người xếp vào hạng chiên ngoan. Còn những kẻ không thực thi bác ái cụ thể sẽ bị xếp vào loại dê độc ác, sẽ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để được hưởng sự sống muôn đời (x. Mt 25,31-46).
- Nói cách cụ thể: Chúng ta phải luôn mang cây đèn đức Tin trên tay. Nhưng cây đèn ấy cần chứa đầy dầu ân sủng đức Cậy nhờ chuyên cần thực hành Lời Chúa và năng dự lễ và rước lễ mỗi ngày. Nhờ đó, chúng ta mới có thể tỏa sáng đức Mến qua thái độ năng nghĩ đến người khác, lời nói dễ thương, hành động quên mình phục vụ tha nhân vô vụ lợi, sẵn sàng quảng đại chia sẻ cơm bánh thuốc men cho những người nghèo đói bệnh tật, cụ thể góp phần để cứu trợ đồng bào Miền Trung vượt qua lũ lụt... Nhờ đó ánh sáng của chúng ta sẽ chiếu tỏa trước mặt thiên hạ, để họ thấy những việc tốt lành chúng ta làm mà ngợi khen Cha chúng ta trên trời” (x Mt 5,16).
3) CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ TRONG MÙA VỌNG NÀY? :
- Mỗi người sẽ quyết tâm dấn thân hy sinh để chu toàn việc bổn phận, như người đầy tớ được chủ trao trách nhiệm quản gia để đúng giờ phân phát lương thực cho gia nhân (x. Lc 12, 42-46). Nếu ông chủ trở về mà thấy người quản gia đang cần mẫn làm việc như vậy, thì ông sẽ cất nhắc anh ta lên làm việc lớn là coi sóc gia sản của ông. “Nhưng nếu tên đầy tớ xấu xa ấy nghĩ bụng : “Chủ ta còn lâu mới về. Thế rồi hắn bắt đầu đánh đập các đồng bạn và chè chén với những bọn say sưa. Chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không chờ, vào giờ hắn không biết. Và ông sẽ loại hắn ra, bắt chung số phận với những tên đạo đức giả: Ở đó, người ta sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (x. Mt 24,47-50).
- Canh thức là cố gắng làm lợi thêm những nén bạc Chúa trao, cụ thể là sử dụng các tài năng Chúa ban cho mình như ca hát, ăn nói hấp dẫn, khéo tay hay làm… để làm vinh danh cho Thiên Chúa và mưu ích cho phần rỗi các linh hồn. Kẻ chỉ biết đào lỗ chôn giấu nén bạc được ông chủ trao, thể hiện qua thái độ lười biếng làm các việc lành… thì khi giờ chết đến anh ta sẽ bị chủ thu lại tất cả những tài năng và sẽ bị loại khỏi Nước Trời đời đời.
- Canh thức là sống đức tin trong giây phút hiện tại: Mỗi tín hữu chúng ta cần sống tình con thảo với Chúa Cha từ lúc sáng sớm khi vừa thức giấc đến tối trước khi nghỉ đêm. Tỉnh thức như người tôi tớ luôn thao thức để tìm làm theo ý Thiên Chúa muốn như lời cầu trong kinh Lạy Cha: “Chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời” (Mt 6,9).
- Trong những ngày này, chúng ta cần tham dự các buổi tĩnh tâm và dọn mình lãnh bí tích giao hòa với quyết tâm khử trừ tội lỗi ra khỏi cuộc sống của mình và tích trữ một kho tàng quý giá là các việc bác ái yêu thương, để bất kỳ lúc nào Chúa kêu gọi, chúng ta cũng thưa được với Người: “Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Chúa”.
- Thánh Phao-lô khuyên các tín hữu Rô-ma như sau: “Anh em thân mến. Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy hãy loại bỏ những việc làm đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đúng đắn như người đang sống giữa ban ngày: Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giê-su Ki-tô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,12-14). Chân phước SÁC-ĐỜ PHU-CÔ (Charles de Foucault) cũng khuyên các tu sĩ của ngài như sau: “Bạn hãy sống như thể bạn sẽ phải chết vào đêm hôm nay”.
- Cây xiêu ngả theo chiều nào sẽ đổ theo chiều ấy: Người ta thường nói: “Sống sao chết vậy”. Muốn có được một cái chết bình an lành thánh, muốn cho giờ chết không phải là giờ đau khổ bất hạnh thì ngay từ bây giờ, chúng ta phải lo sống nghiêm túc tốt lành. Đối với những ai không tin có đời sau, hãy nghe lời khuyên khôn ngoan của nhà tư tưởng Pascal: “Có đời sau hay không, điều ấy thật khó chứng minh rõ rệt. Tuy nhiên tôi vẫn tin có đời sau là hơn. Vì dù không có, thì tin như vậy cũng không gây thiệt hại gì. Còn giả như có, thì thái độ không tin quả là bất hạnh. Cho nên tin và sống niềm tin ấy, chính là thái độ của một người khôn ngoan”.
Tóm lại: Trong Mùa Vọng này, mỗi người chúng ta sẽ vừa thực hành các việc bác ái kèm theo lời cầu nguyện như sau: “Ma-ra-na-tha, Lạy Chúa, xin hãy đến!” (Kh 22,20).
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. trong những ngày Mùa Vọng này, xin cho chúng con biết luôn tỉnh thức và kết hiệp với Chúa. cho chúng con luôn chiếu tỏa ánh sáng tin yêu trước mặt người đời bằng các việc bác ái cụ thể, hầu bất cứ khi nào Chúa đến, cũng thấy chúng con đang canh thức, đang chu toàn nhiệm vụ Chúa trao, đang có sẵn dầu ơn thánh trong cây đèn đức tin của mình, đang thực thi thánh ý Thiên Chúa... nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ được Chúa thương đón nhận vào dự bàn tiệc vui muôn đời trong Nước Chúa.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.