Trong giai đoạn khó khăn và quan trọng này đối với tương lai của đất nước “chúng ta phải sống trong tinh thần cảnh giác và cầu nguyện”, đặc biệt là cầu nguyện cho hòa bình. Đức Cha Saw Yaw Han, Giám Mục Phụ Tá của Yangon, đã ngỏ lời như trên với các tín hữu Công Giáo, trong khi người dân lo ngại và mất phương hướng trước sự can thiệp của quân đội và việc ban bố tình trạng khẩn cấp.
Vị Giám Mục Phụ Tá kêu gọi các linh mục cũng nên đặc biệt cảnh giác: “Vì lý do an ninh, các cha nên cảnh giác và kiểm soát những người vào khu vực nhà thờ”. Để duy trì sự nhất quán và mạch lạc trong thông tin, các linh mục, tu sĩ được yêu cầu “không đưa ra các tuyên bố riêng lẻ”, vì điều này có thể gây ra mâu thuẫn và do đó tạo thêm sự hoang mang và sợ hãi. Các linh mục được mời “quan tâm đặc biệt đến việc cử hành các nghi thức phụng vụ và khuyến khích tất cả các tín hữu cầu nguyện sốt sắng cho hòa bình ở Miến Điện”.
Nhận thức được rằng tình hình xã hội có thể trở nên nguy cấp, Đức Cha Phụ Tá cũng kêu gọi “dự trữ lương thực để tránh tình trạng thiếu hụt” và “cũng dự trữ thuốc men để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho người dân”. Cuối cùng, đối với bất kỳ tình huống cụ thể, báo động hoặc các trường hợp khẩn cấp, tất cả các cộng đồng giáo hội trong khu vực được khuyến khích liên hệ với Đức Cha Gioan Saw Yaw Han ngay lập tức.
Trên web site của tổng giáo phận Yangon vẫn còn thấy một lời kêu gọi bảy điểm đã được công bố cách đây vài ngày, bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo của các cộng đồng khác nhau trong phong trào “Các tôn giáo vì hòa bình ở Miến Điện”, và được ký bởi Đức Hồng Y Charles Maung Bo, thay mặt cho Liên Hội đồng Giám mục Châu Á. Văn bản kêu gọi các nhà cầm quyền, các nhà lãnh đạo dân tộc, chính trị và quân sự, và tất cả những người có thiện chí, “làm việc chăm chỉ hơn cho hòa bình và hòa giải”.
Theo UCANews, ngay sau cuộc đảo chính, nhiều cuộc biểu tình của các phong trào bảo vệ Phập pháp và dân tộc với chủ trương ủng hộ quân đảo chính, bài trừ các tôn giáo, cũng như các sắc dân thiểu số đã nổ ra tại Yangon. Đó là một điều rất đáng lo ngại.
Tuy nhiên, anh Giuse Kung Za Hmung, giám đốc Gloria News Journal, có trụ sở tại Yangon, nói với thông tấn xã Fides ngày 1 tháng 2 rằng sau khi tình trạng khẩn cấp được ban hành và Tướng Min Aung Hlaing tuyên bố lãnh đạo quốc gia, “không có biểu tình hoặc tụ tập trên đường phố Yangon. Các đường dây điện thoại bị cô lập trên khắp đất nước, và chúng chỉ hoạt động ở Yangon và thủ đô Naypyitaw”.
“Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy phản ứng mạnh mẽ từ những người trên mạng xã hội”, ông nói thêm.
Bắt đầu từ 4 giờ sáng ngày 1 tháng 2, các xe bọc thép đã tuần tra trung tâm Yangon và Naypyitaw, nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc quốc hội vào ngày 2 tháng Hai sau cuộc bầu cử tháng 11 vừa qua. Tân Quốc Hội đã bị giới quân nhân Miến Điện giải tán.
Anh Hmung nói: “Hiện tại, người dân đang chờ đợi, vì người ta lo ngại rằng một cuộc biểu tình lớn có thể nổ ra, và có khả năng cuộc đảo chính này sẽ khiến các tướng lĩnh nắm quyền trong nhiều thập kỷ, chấm dứt kinh nghiệm của nền dân chủ”
Chế độ quân sự ở Myanmar kéo dài từ năm 1962 đến năm 2011 trước khi quay trở lại với cuộc đảo chính mới nhất hôm thứ Hai 1 tháng Hai.
Bộ Quốc phòng Australia tuyên bố sẽ xem xét lại các chương trình đào tạo và giáo dục của mình dành cho quân đội Miến Điện sau khi họ chi gần 1,5 triệu đô la cho các lực lượng vũ trang của nước này trong 5 năm qua.
Đảng Lao động đang kêu gọi chính phủ Morrison xem xét lại các hiệp ước với Miến Điện và đưa ra các biện pháp trừng phạt sau khi quân đội nước bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi trong một cuộc đảo chính và tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm.
Các nhà phân tích thời sự cho biết, một quyết định cấm vận đối với các tướng lãnh Miến Điện có thể là một điều khả thi nhưng một quyết định cấm vận toàn bộ đối với Miến Điện chỉ đẩy nước này vào tay Trung Quốc, với các hậu quả khôn lường một khi Trung Quốc mở được con đường từ Vân Nam ra thẳng Ấn Độ Dương.
Source:FidesThe Church asks for “Vigilance and prayer”
Cho đến nay, thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, vẫn chưa liên lạc được với Đức Hồng Y Charles Maug Bo, Tổng Giám mục Yangon. Ngài được tin là đang viếng thăm mục vụ tiểu bang Kachin khi cuộc đảo chính xảy ra. Hiện nay, công việc điều hành tổng giáo phận Yangon do Đức Cha Gioan Saw Yaw Han phụ trách.
Vị Giám Mục Phụ Tá kêu gọi các linh mục cũng nên đặc biệt cảnh giác: “Vì lý do an ninh, các cha nên cảnh giác và kiểm soát những người vào khu vực nhà thờ”. Để duy trì sự nhất quán và mạch lạc trong thông tin, các linh mục, tu sĩ được yêu cầu “không đưa ra các tuyên bố riêng lẻ”, vì điều này có thể gây ra mâu thuẫn và do đó tạo thêm sự hoang mang và sợ hãi. Các linh mục được mời “quan tâm đặc biệt đến việc cử hành các nghi thức phụng vụ và khuyến khích tất cả các tín hữu cầu nguyện sốt sắng cho hòa bình ở Miến Điện”.
Nhận thức được rằng tình hình xã hội có thể trở nên nguy cấp, Đức Cha Phụ Tá cũng kêu gọi “dự trữ lương thực để tránh tình trạng thiếu hụt” và “cũng dự trữ thuốc men để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe cho người dân”. Cuối cùng, đối với bất kỳ tình huống cụ thể, báo động hoặc các trường hợp khẩn cấp, tất cả các cộng đồng giáo hội trong khu vực được khuyến khích liên hệ với Đức Cha Gioan Saw Yaw Han ngay lập tức.
Trên web site của tổng giáo phận Yangon vẫn còn thấy một lời kêu gọi bảy điểm đã được công bố cách đây vài ngày, bởi các nhà lãnh đạo tôn giáo của các cộng đồng khác nhau trong phong trào “Các tôn giáo vì hòa bình ở Miến Điện”, và được ký bởi Đức Hồng Y Charles Maung Bo, thay mặt cho Liên Hội đồng Giám mục Châu Á. Văn bản kêu gọi các nhà cầm quyền, các nhà lãnh đạo dân tộc, chính trị và quân sự, và tất cả những người có thiện chí, “làm việc chăm chỉ hơn cho hòa bình và hòa giải”.
Theo UCANews, ngay sau cuộc đảo chính, nhiều cuộc biểu tình của các phong trào bảo vệ Phập pháp và dân tộc với chủ trương ủng hộ quân đảo chính, bài trừ các tôn giáo, cũng như các sắc dân thiểu số đã nổ ra tại Yangon. Đó là một điều rất đáng lo ngại.
Tuy nhiên, anh Giuse Kung Za Hmung, giám đốc Gloria News Journal, có trụ sở tại Yangon, nói với thông tấn xã Fides ngày 1 tháng 2 rằng sau khi tình trạng khẩn cấp được ban hành và Tướng Min Aung Hlaing tuyên bố lãnh đạo quốc gia, “không có biểu tình hoặc tụ tập trên đường phố Yangon. Các đường dây điện thoại bị cô lập trên khắp đất nước, và chúng chỉ hoạt động ở Yangon và thủ đô Naypyitaw”.
“Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy phản ứng mạnh mẽ từ những người trên mạng xã hội”, ông nói thêm.
Bắt đầu từ 4 giờ sáng ngày 1 tháng 2, các xe bọc thép đã tuần tra trung tâm Yangon và Naypyitaw, nơi sẽ diễn ra lễ khai mạc quốc hội vào ngày 2 tháng Hai sau cuộc bầu cử tháng 11 vừa qua. Tân Quốc Hội đã bị giới quân nhân Miến Điện giải tán.
Anh Hmung nói: “Hiện tại, người dân đang chờ đợi, vì người ta lo ngại rằng một cuộc biểu tình lớn có thể nổ ra, và có khả năng cuộc đảo chính này sẽ khiến các tướng lĩnh nắm quyền trong nhiều thập kỷ, chấm dứt kinh nghiệm của nền dân chủ”
Chế độ quân sự ở Myanmar kéo dài từ năm 1962 đến năm 2011 trước khi quay trở lại với cuộc đảo chính mới nhất hôm thứ Hai 1 tháng Hai.
Bộ Quốc phòng Australia tuyên bố sẽ xem xét lại các chương trình đào tạo và giáo dục của mình dành cho quân đội Miến Điện sau khi họ chi gần 1,5 triệu đô la cho các lực lượng vũ trang của nước này trong 5 năm qua.
Đảng Lao động đang kêu gọi chính phủ Morrison xem xét lại các hiệp ước với Miến Điện và đưa ra các biện pháp trừng phạt sau khi quân đội nước bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi trong một cuộc đảo chính và tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm.
Các nhà phân tích thời sự cho biết, một quyết định cấm vận đối với các tướng lãnh Miến Điện có thể là một điều khả thi nhưng một quyết định cấm vận toàn bộ đối với Miến Điện chỉ đẩy nước này vào tay Trung Quốc, với các hậu quả khôn lường một khi Trung Quốc mở được con đường từ Vân Nam ra thẳng Ấn Độ Dương.
Source:Fides