Các cuộc biểu tình nổ ra ngày 11 tháng 7 là cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Các cuộc biểu tình này đã nhanh chóng bị bọn cầm quyền cộng sản của hòn đảo trấn áp, bắt giữ hàng chục người, cắt quyền truy cập internet và một linh mục cũng bị giam giữ - và sau đó được thả trong khi đang cố gắng bảo vệ những người biểu tình trẻ tuổi khỏi bị cảnh sát đánh đập và bắt giữ.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 12 tháng 7, các giám mục cho biết hàng ngàn người đã xuống đường ở Cuba để phản đối “tình trạng ngày càng xấu đi trong tình trạng kinh tế và xã hội” và nói thêm rằng trong khi chính phủ đã “cố gắng thực hiện các biện pháp” để giải quyết các vấn đề, công dân Cuba nên có “quyền bày tỏ nhu cầu và hy vọng của họ” trước công chúng.

Các giám mục nói rằng họ lo lắng rằng các cuộc biểu tình sẽ bị đàn áp và cả hai bên sẽ “duy trì lập trường cứng nhắc.”

“Chúng ta sẽ không đạt được một giải pháp thuận lợi thông qua việc áp đặt hoặc bằng cách kêu gọi đối đầu, mà chỉ bằng cách lắng nghe lẫn nhau và tìm kiếm các thỏa thuận”, tuyên bố viết.

Các cuộc biểu tình bắt đầu ở San Antonio de Los Baños và nhanh chóng được nhân rộng ở ít nhất một chục thành phố trên khắp hòn đảo.

Ở một số thị trấn, những người biểu tình đã lật xe cảnh sát và cướp phá các cửa hàng do bọn cầm quyền điều hành bán hàng nhập khẩu với giá cao, và đôi khi là nơi duy nhất mọi người có thể tìm thấy những mặt hàng cơ bản như kem đánh răng.

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đổ lỗi cho lệnh cấm vận kinh tế kéo dài hàng thập kỷ của Hoa Kỳ là nguyên nhân gây ra các cuộc biểu tình. Ông cho biết ngày 12 tháng 7 Nhà Trắng đang cố gắng “làm hòn đảo chết ngạt, với hy vọng tạo ra biến động xã hội.” Díaz-Canel cũng kêu gọi những người ủng hộ ông xuống đường để bảo vệ chính phủ cách mạng, là chính phủ nắm quyền trên đảo từ năm 1959.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đã phản ứng lại những cáo buộc của ông Díaz-Canel, nói rằng việc chính phủ Cuba giải thích các cuộc biểu tình là sản phẩm từ chính sách của Hoa Kỳ là một “sai lầm đáng tiếc”. Blinken nói rằng các cuộc biểu tình phản ánh sự thất bại của chính phủ Cuba trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân.

Giữa các cuộc biểu tình, Cha Castor José Alvarez Devesa bị cảnh sát bắt và đánh đập ở Camaguey, nhưng được thả vào ngày hôm sau khi Giáo Hội tại Cuba ra thông báo về việc giam giữ ngài.
Source:The Catholic Spirit