Môn đệ Đức Kitô trở về sau hành trình truyền giáo, các ông rất vui, đồng thời cũng rất mệt và đói. Cảm nhận đau khổ của đói khát, các ông thông cảm với đám đông khi họ suốt ngày nghe Đức Kitô giảng. Các ông tự hỏi nhau làm thế nào kiếm thực phẩm cho mấy ngàn người ăn trước khi trời tối. Quan sát đám đông, các môn đệ thấy chú nhỏ có dăm cái bánh lúa mạch và hai con cá, bữa ăn vừa đủ cho riêng chú. Sau khi tính toán hơn thiệt, không biết làm cách nào hơn là xin Đức Kitô cho giải tán đám đông để họ vào làng mạc ăn tối. Nghe thế, Đức Kitô nói với các ông. Chính anh em sẽ cho họ ăn. Lòng xót thương đám đông giờ trở thành gánh nặng. Suy nghĩ hết mọi cách, không biết xoay sở ra sao. Đành chịu tìm đến Thầy. Ai ngờ, Thầy lại bảo đó là trách nhiệm của các anh. Có lẽ Đức Kitô nhắc các ông, trước đây các anh đã ăn ở nhà người ta, giờ phải tìm cách đáp lại chứ. Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại, còn lạ gì câu này nữa (Tục ngữ, ca dao dân tộc).

Chắc chắn các tông đồ không thể hoàn thành điều Đức Kitô truyền bảo. Thứ nhất các ông không đủ tài chánh mua thực phẩm, tiền chung của cả nhóm cũng không là bao. Thứ hai, ngay trường hợp có tiền thì nơi hoang vắng, làng nhỏ ven biển cũng không đủ thực phẩm để mua. Thế là câu: 'có tiền mua tiên cũng được' cho biết tiền đôi khi cũng vô dụng, nhất là vấn đề liên quan đến sự sống trường sinh, tiền coi như giấy nộm, không hơn, không kém. Ông Anrê mạnh dạn lên tiếng cùng Đức Kitô. Thưa Thầy, có chú nhỏ kia có năm bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bằng đó chỉ như 'muối bỏ biển' thấm vào đâu.

Bánh lúa mạch mang í nghĩa quan trọng trong phép lạ bánh ít hoá nhiều này. Một số học giả kinh Thánh giải thích bánh làm bằng lúa mạch là thực phẩm cùng cực lắm người ta mới dùng ăn chóng đói. Loại thực phẩm này thường dùng nuôi gia súc hơn là để cho người. Vì thế chú nhỏ kia thuộc vào tần lớp cùng đinh, nghèo mạt rệp. Thực phẩm gia đình dùng hàng ngày cho biết tình trạng kinh tế gia đình. Gia đình đó được liệt vào giai cấp nào trong xã hội: Có của ăn, của để; đủ ăn hay tay làm hàm nhai.

Bánh lúa mạch trong phép lạ này hàm chứa nhiều bài học quí giá, đáng lưu tâm. Cần ghi nhớ, học hỏi vì những bài học này cần thiết, hữu dụng cho cuộc sống tâm linh.
Thứ nhất, chú nhỏ thuộc gia đình nghèo. Không phải người giầu có mà thuộc giai cấp nghèo hèn; cũng không phải người trí thức mà thuộc giới thất học. Ở phép lạ này muốn nêu cao tính khiêm nhường, tấm lòng chân thành của người tự nguyện đến nghe Đức Kitô giảng dậy.

Thứ hai, dân nghèo hàng ngày dùng thực phẩm rẻ tiền nôi thân, miễn sao có của ăn sống là tốt. Của ăn nuôi thân xác rẻ tiền, tâm linh lại nhận được thần dược nuôi tâm linh, nuôi linh hồn. Linh hồn được nuôi bằng chính lời Đức Kitô rao giảng.

Thứ ba, bánh lúa mạch không phải thực phẩm hàng ngày của giới thượng lưu, kẻ có của ăn dư thừa, mà đến từ giai cấp thấp, hạ lưu. Tấm bánh này lại đến từ tay một chú nhỏ. Gia đình ăn bữa sáng thiếu bữa chiều, chú nhỏ lại cho đi ngay cả miếng ăn nuôi thân trong ngày.

Thứ tư, mọi sự chúng ta có đều do Chúa ban, vì thế khi cần dùng đến Chúa có toàn quyền, tự do lấy lại những gì Ngài đã trao ban. Phép lạ dậy chúng ta í thức điều đó. Hãy vui lòng dâng Chúa khi Ngài cần đến. Lấy đi tấm bánh nuôi thân khác chi lấy đi sự sống. Phép lạ dậy chúng ta nhận biết những gì chúng ta có không phải mình hoàn toàn làm chủ, kể cả cuộc sống thân xác. Chúng ta chỉ là người quản lí, người có trách nhiệm quản lí thay cho Thiên Chúa.

Thứ năm, mấy tấm bánh và cá chỉ đủ cho một người, trong tay Chúa chúng biến thành của ăn nuôi muôn người. Bài học này cho biết Chúa quyền phép khôn lường, cao hơn ước tính, chuẩn đoán của mọi người. Chúa là Đấng duy nhất thoả mãn nhu cầu cần thiết của con người. Đám đông ăn no, số thực phẩm dư thừa thu lại được mười hai thúng.
Phép lạ ít bánh hoá nhiều có nhiều điểm giống, tương tự khi Đức Kitô lập Phép Thánh Thể trong bữa Tiệc Li trước cuộc khổ nạn. Giống nhau trong việc bẻ bánh và phát bánh cho mọi người. Giống nhau trong việc Đức Kitô cầm bánh và dâng lời tạ ơn Chúa Cha, trước khi Ngài phân phát cho các môn đệ để các ngài phân phát cho dân chúng. Giống nhau ở điểm mọi người đều được coi trọng, ngang hàng, ngồi chung, bình đẳng trong bữa ăn Đức Kitô trao ban. Giống nhau trong việc không phí phạm bánh dư thừa, nhưng được thu góp cất giữ cẩn trọng. Giống nhau trong việc đám đông ăn bán thoả thuê nhưng không biết rõ bánh từ đâu tới. Trí khôn con người cũng không đủ khả năng hiểu bí tích, mầu nhiệm Mình và Máu cực thánh Đức Kitô. Bánh và rượu thường, sau khi truyền phép biến thành Mình và Máu Thánh Đức Kitô, làm sao trí khôn đủ sức hiểu. Giống nhau ở điểm môn đệ Đức Kitô làm công việc phân phát bánh, linh mục khi cử hành Thánh Thể cũng chỉ làm nhiệm vụ phục vụ, tự nguyện trở thành khí cụ trong tay Thiên Chúa. Giống nhau ở điểm môn đệ không làm phép lạ mà chính Đức Kitô làm phép lạ; linh mục cũng không làm phép lạ mà chính Thánh Thần Chúa làm việc biến đổi bánh, rượu thành Mình, Máu Thánh Đức Kitô.

Phép lạ bánh ít hoá nhiều biểu tỏ quyền phép nhiệm mầu của Đức Kitô. Ngài biểu tỏ phép nhiệm mầu không phải để ra tay uy quyền, nhưng để biểu tỏ lòng yêu mến, xót thương dân chúng, đám đông. Phép lạ cũng mặc khải cho chúng ta nhận biết những gì chúng ta cho đi vì tình yêu sẽ không mất. Những gì chúng ta cho đi vì lòng bác ái, dù rất nhỏ, ít giá trị, lại trở thành lớn lao, trở thành rất giá trị trong mắt Chúa.

Đức Kitô dậy ta cho đi, học từ Ngài cho đi. Đức Kitô cho đi cuộc sống Ngài để chúng ta có sự sống. Học cho đi chính là học nhận sự sống trường sinh, học sống chung trong nước trời.

TiengChuong.org

Abundant Love

Jesus' apostles returned from the mission; they were happy but dead tired and hungry. They had personal experience of being hungry, and believed the crowd could feel the tingling in their stomach after they had been listening to Jesus for hours. They puzzled over the question of how could they feed the crowd before dark. Andrew noticed a small boy who had five barley loaves and two fish, but that would be nothing for the crowd. This awareness implied that the crowd carried no food with them. Pondering over the problem, they found no possible solution, except asking Jesus to send the crowd away to get food. Jesus replied they themselves could feed the crowd. Their sympathy for the crowd became their problem. The hurdle was beyond their capacity to solve. First, they had no resources to provide bread for the crowd. Second, even if the common fund was available, a small country village would not be able to provide food to feed the multitude. Andrew boldly told Jesus, a boy had five barley loaves and two fish, and that was all he could find.

The barley loaves and fish are noteworthy in the miracle of the loaves. First, some commentators remarked, that barley loaf was regarded as food fit for animals more than for people. Daily food quality consumption reveals our standard of living. The poor quality food, 'barley', implied that it was not the powerful, but the underprivileged; not the learned, but the simple of heart, who came to listen to Jesus. They had poor quality food for their physical bodies, but had rich, best quality food for their spiritual needs, the word of God. The powerful may have rich food quality for their physical body, but poor food quality or even no food for their souls. Second, it was not the rich, the wealthy, but the poor who shared what they had. Third, the barley came not from the powerful but from a voiceless, powerless, small boy, who shared all he had. Fourth, ultimately whatever they had was God- given to them for them to be steward of what was given, and God was free to take. The loaves and fish belonged to the boy, and now were in God's hands. Fifth, what little the boy had was not merely enough to feed the crowd. It was then, and is so very often, we underestimate God's power. We now know that God alone can satisfy our human needs. The multitude ate and were filled, and the scraps left over filled twelve baskets.

Some elements of the miracle of the loaves were identified at the Institution of the Eucharist at the Last Supper, which Jesus established before His Passion. There was the bread and the breaking of the bread. There was the thanksgiving Jesus gave to the Father, then the distribution of the bread to the apostles. There was sharing of the same bread, everyone was having the same, equal in God's love. There was preservation of the bread leftovers. The multitude ate and were filled but had no idea of the miracle that had taken place. We, being human, could have never understood the mystery of the Eucharist, how the ordinary bread and wine, after the consecration, would become Jesus' real Body and Blood. The priests made no miracle, but simply allowed themselves be instruments in God's hands.

The miracle reveals God's power, His abundant love and mercy. It opens our eyes to marvel, that what little we offer in love, even small and insignificant in value, might have great effects. Jesus expects us to share what little we have. We receive freely from God and from Jesus learn to give freely.