SÀIGÒN 09/09/06 -Vào lúc 19.30 tối ngày 8.9.2006, ngày Giáo Hội mừng kính Sinh Nhật Đức Maria, tại hội trường Hoa Viên Hiệp nhất Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã diễn ra một cuộc tọa đàm thân mật và giản đơn có nội dung về văn học Công giáo Việt nam mà trọng tâm lại là để tôn vinh học giả Phạm Đình Khiêm, tác giả cuốn
Đêm tọa đàm văn học Công Giáo tại Sàigon
Người chứng Thứ Nhất, Á Thánh Anrê Phú Yên. Và bên cạnh cây đại thụ của nền văn học Công Giáo Việt nam, học giả Phạm Đình Khiêm nầy, cuộc tọa đàm cũng giới thiệu một vài tác giả và tác phẩm đang góp phần vào công cuộc làm phong phú nền văn học Công Giáo mà một cách nào đó, đã khởi sự ngay từ thời mở cõi của Cha ông vào thế kỷ 17 với chân dung Á Thánh Anrê Phú Yên, Người Chứng thứ Nhất.

Sau khi nhà thơ Đình Bảng giới thiệu nội cung chương trình và một số khách mời đặc biệt như : học giả Phạm Đình Khiêm, nhân vật chính của đêm nay đã 86 tuổi. Tuy nhiên, gương mặt và phong cách vẫn còn minh mẫn, đạo mạo của một bậc trí giả. Bên cạnh Bác Khiêm, còn có thi sĩ lão thành Bàng Sĩ Nguyên, em ruột của thi sĩ Bàng Bá Lân, với dáng vẻ của một thi sĩ lang bạt kỳ hồ mà đời gió bụi đã làm cho dài râu bạc tóc. Trên hàng ghế danh dự còn có linh mục nhạc sĩ Nguyễn Duy vừa mới du học Hoa kỳ trở về và hiện đang phụ trách thánh nhạc. Bên cạnh Cha Duy, còn có một số linh mục dòng Chúa Cứu Thế như Cha Tiến lộc, Cha Vinh Sơn Thành, chủ nhà Hoa Viên hiệp Nhất và quản lý Nhà Sách Đức mẹ Hằng Cứu giúp. Với tấm lòng quảng đại của một ông chủ nhà dễ thương cùng với niềm thao thức khôn nguôi về nền văn học-nghệ thuật công giáo, vị linh mục kiến trúc sư xây dựng nầy như đôi cánh tay mở rộng để các anh chị em có lòng với nền văn học-nghệ thuật công Giáo được nhiều dịp ngồi lại với nhau nơi đây mà "nghêu ngao tâm sự". Ở giữa quí cha, còn có linh mục Giuse Trương Đình Hiền, từ Tuy Hòa xa xôi nhưng cũng lặn lội vào đây để góp một chút xíu vào cuộc hành trình "Hội Nhập văn Hóa" với tác phẩm 'Rực sáng một vì sao" mà điểm khởi sự chính là Á Thánh Anrê Phú Yên, người con của quê hương Phú Yên mà cha đang quản nhiệm hạt trưởng. Có hai vị khách thật quí mà sẽ được vinh dự đăng đàn chia sẻ trong đêm tọa đàm nầy đó là nhà giáo và nghiên cứu lịch sử Lê Ngọc Bích, với tác phẩm tâm đắc vừa mới "cho ra lò" : Nhân Vật Công Giáo Việt Nam thế kỷ XVIII-XIX-XX, và nữ thi-văn-sĩ và cũng là nhà giáo văn chương : Phạm Thị Thái Quí với tác phẩm Con Đường Chúa dẫn tôi đi, như một chứng từ về cuộc hành hương tìm Chúa và gặp Chúa.

Sau bài hát cầu nguyện khai mạc do Cha Tiến Lộc hướng dẫn với khúc "Kinh linh Nguyện", lời Việt : Phạm Đình Khiêm; nhạc: Tiến Lộc, bài chia sẻ giản đơn
Giới thiệu tác phẩm Người Chứng Thứ Nhất
đầu tiên của học giả Phạm Đình Khiêm, lược tóm cuộc hành trình tìm về lịch sử thầy giảng Anrê Phú Yên. Qua chất giọng vẫn còn sang sảng cùng với nổi tâm đắc khi nhắc đén một cuộc hạnh ngộ diệu kỳ trong cuộc truy tầm vết chân Anrê Phú Yên, học giả Phạm Đình Khiêm như sống lại những ngày xưa xuân xanh nhiệt huyết trong nỗ lực phát huy nền văn học Công Giáo thông qua tác phẩm "Người chứng Thứ Nhất". Buổi tọa đàm sau đó được tiếp nối các bài chia sẻ giản đơn của Cha Giuse Trương Đình Hiền, của giáo sư Lê ngọc Bích và của nữ thi sĩ Phạm thị Thái Quí, cùng đồng cảm trong ước mơ và hy vọng ngôi nhà văn học Công Giáo Việt nam sẽ ngày càng sáng láng hơn, to đẹp hơn. Cuộc tọa đàm được thêm phong phú và đượm nét nghệ thuật khi được phụ họa đan xen các tiêt mục đơn ca của ca sĩ Minh Hiền vừa tốt nghiệp nhạc viện hà Nội, tiết mục ngâm thơ của nghệ Kim Lệ và đồng ca của các em dự tu dòng Chúa Cứu thế. Cuộc tọa đàm kết thúc vào lúc 21 giờ, trong sự luyến tiếc của nhiều người, vì nội dung thì phong phú mà phần thảo luận, giao lưu, trao đổi lại quá khiêm tốn. Và sau cùng, Cha vũ Khởi Phụng đã chủ sự kinh bế mạc với bài ca xướng đáp Phụng vụ kinh Tối và phép lành đầy tâm tình cảm mến và lắng đọng.