ANKARA - ĐGH nói "hy vọng người Hồi giáo và Kitô hữu sẽ tiếp tục làm việc với nhau cho công ích"

ĐGH Benedictô XVI trong chuyến thăm viếng Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên đã đưa ra sứ điệp “tình huynh đệ” giữa các tín ngưỡng và Vị đặc trách Tôn Giáo Vụ Thổ trong cuộc xuất hiện chung với ĐGH Benedictô nói rằng “cảm tượng sợ sệt Hồi giáo đang lớn mạnh làm thiệt hại tất cả người theo Đạo Hồi”.

Trong cuộc gặp gỡ với thủ tướng Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ tại phòng khánh tiết sân bay Ankara, cả Đức Giáo Hoàng và thủ tướng nếu muốn bỏ lại đằng sau những hiểu lầm do lời trích dẫn của Đức Giáo Hoàng vào tháng 9 năm 2005 phát xuất từ một học giả Hồi giáo cho rằng Hồi giáo chứa chất “bạo động và vô nhân đạo”.

Đức Giáo Hoàng trong một nghĩa cử hòa giải nói rằng “Ngài ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên Hiệp Châu Âu” được thủ tướng Erdogan kể lại như vậy.

Về phía thủ tướng Erdogan, ông cũng làm một nghĩa cử phi thường là đích thân đi trên thảm đỏ ra tận chân cầu thang máy bay để chào mừng Đức Giáo Hoàng khi ngài tới phi trường Ankara, bỏ lại đằng sau quan cách ngoại giao mà thường là chỉ vị ngoại giao chính phủ ra cầu thang máy bay đón tiếp mà thôi. Lúc đầu vị thủ tướng này từ chối gặp Đức Giáo Hoàng lấy lý do là bận đi họp Nato ở châu Âu.

Sau cuộc gặp mặt với Đức Thánh Cha, ông Trưởng Ban Tôn Giáo kêu gọi “cuộc đối thoại chính danh giữa người Kitô giáo và Hồi giáo, dựa trên sự thật và được cản hứng bởi ước muốn chân thành biết nhau hơn, kính trọng những khác biệt và nhận biết những điểm chúng ta có chung”.

ĐGH Benedictô trong bài diễn văn tại Thổ tuyên bố rằng “các bảo đảm về tự do tôn giáo là những điều thiết yếu căn bản cho một xã hội chính lý và ngài thúc đẩy tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo ‘nhất thiết bài trừ’ bất cứ hình thức bạo động nào nhân danh niềm tin”.

Ngài đã dè dặt không nêu lên danh từ Hồi giáo, nhưng kể ra việc bạo động hiện đang khuấy động tại Trung Đông và những lo ngại tăng dần về cuộc đổ máu và chủ nghĩa khủng bố xẩy ra tại nhiều nơit rên thế giới.

Những lời bình luận của Đức Giáo Hoàng về tự do tôn giáo có nguy cơ mang đến sự đối đầu giữa Vatican và một số quốc gia theo Hồi giáo. Các quốc gia này chỉ cho phép người Hồi giáo được tư do thờ phượng công khai và đặt ra các giới hạn trên các tôn giáo thiểu số khác. Quan điểm này được hỗ trợ thêm bởi sự kiện là ĐGH trong 4 ngày thăm viếng Thổ cũn sẽ gặp với Thượng Phụ Giáo Chủ Đại Kết Chính Thống thành Istanbul là Đức Bartholomew I, vị lãnh đạo tinh thần của thế giới Chính thống, mà sự tự do thực hành tông giáo của Chính thống tại Thổ NHĩ Kỳ bị hạn hẹp.

Nhiều người mong chờ ĐGH Benedictô sẽ lên tiếng kêu gọi cho các quyền căn bản và việc bảo đảm cho các nhóm tôn giáo thiểu số tại Thổ đang sống trong thế giới đại đa số Hồi giáo được mở rộng ra, gồm nay cả Cộng đồng Kitô giáo Chính thống người Hy lạp tại đây.

Trong cuộc gặp gỡ với Trưởng Ban Tôn Giáo Thổ, ông Ali Bardakoglu nói: "Cái gọi là niềm xác tín rằng Hồi giáo dùng gươm giáo để bành trướng trong thế giới và nỗi sợ sệt Hồi giáo làm tổn thương tất cả tín đồ Hồi giáo”.

Ông Bardakoglu nói thêm rằng: "Chúng ta những vị lãnh đạo tôn giáo phải khước từ trở thành những khí cụ cho các mối căng thẳng chính trị quốc tế và phải đóng góp tìm giải pháp cho những vấn đề xã hội”.

Đức Giáo Hoàng cũng cảnh báo về mối đe dọa và xung đột đang xẩy ra tại Trung Đông, ngài nói “nó đè nặng trên đời sống quốc tế”. Ngài kêu gọi “một cuộc đối thoại đưa tới những giải pháp chính trị chấp nhận được và lâu dài”.

"Ông Bardakoglu đáp lại là "Chúng tôi cũng muốn cuộc đối thoại giữa các tôn giáo, nhưng cuộc đối thoại này dựa trên nền tảng vững chắc”.

ĐGH Benedictô đáp lại lời của Bardakoglu rằng: "Hòa bình là nền tảng của mọi tôn giáo”.

Ngài nói tiếp: "Chúng ta biết rằng mục tiêu của cuộc hành trình là đối thoại và tình huynh đệ và việc dấn thân cho sự hiểu biết giữa các nền văn hóa... và cho sự hòa giải”.

ĐGH nhấn mạnh rằng và thúc đẩy các nhà lãnh đạo tôn giáo hãy “tuyệt đối đừng chạy tới bạo động như là một hình thức biểu dương tôn giáo hợp pháp”. ĐGH lo ngại rằng những biến động và khủng bố tại Trung Đông và các nơi khác thì cần thiết là cộng đồng quốc tế cần phải quan tâm và giải quyết cùng nhau.