Chúa nhật 24 Thường niên năm C

(Cielito Almazan Ofm, Phan Du Sinh chuyển ý)

Bài đọc 1: Xuất hành 32,7-11, 13-14

Thiên Chúa nói với Mô-sê

7 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê: "Hãy đi xuống, vì dân ngươi đã hư hỏng rồi, dân mà ngươi đã đưa lên từ đất Ai-cập. 8 Chúng đã vội đi ra ngoài con đường Ta truyền cho chúng đi. Chúng đã đúc một con bê, rồi sụp xuống lạy nó, tế nó và nói: "Hỡi Ít-ra-en, đây là thần của ngươi đã đưa ngươi lên từ đất Ai-cập.“ 9 ĐỨC CHÚA lại phán với ông Mô-sê: "Ta đã thấy dân này rồi, đó là một dân cứng đầu cứng cổ.10 Bây giờ cứ để mặc Ta, cứ để cơn thịnh nộ của Ta bừng lên phạt chúng, và Ta sẽ tiêu diệt chúng. Nhưng Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn.“

Môi-sê nói với Thiên Chúa

11 Ông Mô-sê cố làm cho nét mặt ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ông, dịu lại. Ông thưa: "Lạy ĐỨC CHÚA, tại sao Ngài lại bừng bừng nổi giận với dân Ngài, dân mà Ngài đã giơ cánh tay mạnh mẽ uy quyền đưa ra khỏi đất Ai-cập? 13 Xin Ngài nhớ đến các tôi tớ Ngài là Áp-ra-ham, I-xa-ác và Ít-ra-en; Ngài đã lấy chính danh Ngài mà thề với các vị ấy rằng: Ta sẽ làm cho dòng dõi các ngươi đông đúc như sao trên trời, và sẽ ban cho dòng dõi các ngươi tất cả miền đất ấy, là miền đất Ta đã hứa; chúng sẽ được thừa hưởng miền đất ấy đến muôn đời."

Thiên Chúa nói với Dân Người

14 ĐỨC CHÚA đã thương, không giáng phạt dân Người như Người đã đe.

Suy tư dựa trên Bài đọc 1

  • Ngay sau khi được ban tặng các giới răn, Dân Ít-ra-en đã phạm tội đối với Chúa. Họ đã vi phạm các giới răn của Người.
  • Họ đã đúc một con bê. Chúa đã chỉ dạy họ, “Ngươi không được có thần nào khác ngoài Ta. Ngươi không được tạc tượng…”
  • Vi phạm này làm Thiên Chúa nổi giận. Thiên Chúa thấy dân hư hỏng và cứng đầu. Vì thế Người phải trừng phạt họ.
  • Hình phạt là hậu quả của tội. Trừng phạt thật nặng nề, xoá cả một quốc gia.
  • Thiên Chúa hứa lập nên một dân mới, một dân tốt hơn có thái độ đúng đắn với Thiên Chúa. Dân phát xuất từ Môi-sê.
  • Môi-sê không đồng tình và chuyển cầu.
  • Lời chuyển cầu của ngài thật hùng mạnh. Ngài thuyết phục Thiên Chúa đừng thi hành dự tính của Người.
  • Thiên Chúa nghe lời Môi-sê. Người đổi ý. Người tỏ lòng thương xót.


Bài đọc 2: 1 Ti-mô-thê 1,12-17

Lời tạ ơn của Phaolô dâng lên Đức Kitô

12 Tôi tạ ơn Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người.

Tội lỗi xưa của Phaolô

13 Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược,

Kinh nghiệm của Phaolô về lòng thương xót của Đức Kitô

nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin.14 Đức Ki-tô Giê-su, Chúa chúng ta, đã ban cho tôi đầy tràn ân sủng, cùng với đức tin và đức mến của một kẻ được kết hợp với Người.15 Đây là lời đáng tin cậy và đáng mọi người đón nhận: Đức Ki-tô Giê-su đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi. 16 Sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Giê-su Ki-tô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Người nõi tôi là kẻ đầu tiên, mà đặt tôi làm gương cho những ai sẽ tin vào Người, để được sống muôn đời.

Vinh tụng ca của Phaolô

17 Kính dâng Vua muôn thuở là Thiên Chúa bất diệt, vô hình và duy nhất, kính dâng Người danh dự và vinh quang đến muôn thuở muôn đời. A-men.

Chú giải

  • Theo các học giả, Thư thứ nhất gởi Ti-mô-thê không do Phaolô viết.
  • Có thể do một đồ đệ của Phaolô viết, mượn danh ngài để có uy tín.
  • Người đồ đệ này viết sau khi Phaolô chết, bởi vì đề cập đến những hoàn cảnh mới mà chính Phaolô không biết.
  • Thư này được xếp loại thư mục vụ (các thư khác là 2 Tm và Ti-tô).
  • Điểm chính của Bài đọc là lòng thương xót của Đức Kitô đối với Phaolô.
  • C.12, Phaolô hạnh phúc khi nói rằng Đức Kitô ban sức mạnh cho ngài.
  • Lý do: ngài thấy mình xứng đáng là thừa tác viên của Thiên Chúa.
  • C.13 nhắc lại sự bất xứng của Phaolô. Những tội tầy trời của ngài là lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược. Đó là những tội nghịch với đức tin và đức ái. Những tội này khiến ngài không xứng đáng là thừa tác viên/ lãnh đạo hoặc nhà truyền giáo.
  • Phaolô rất ý thức đến các tội lỗi quá khứ của mình.
  • C.13b nói rằng ngài đã được để mắt tới/ được thương xót.
  • Lý do / bào chữa: vô ý thức, ngu ngơ.
  • C.14 khẳng định rằng Đức Kitô ban tràn đầy ân sủng, đức tin và đức mến.
  • Trong c.15, Phaolô mạnh mẽ xác quyết rằng Đức Kitô đến để cứu.
  • Phaolô nói đến một lý do khác để tạ ơn: ngài là kẻ đầu tiên được cứu.
  • Trong c.16, Phaolô giải thích ý định / mục tiêu của Thiên Chúa: ngài được Đức Kitô dùng để tỏ bày sự kiên nhẫn của Người đối với các tín hữu, để được cứu độ giống như ngài.
  • C.17 tôn vinh Thiên Chúa là vua muôn thuở, etc. như để kết thúc lời tạ ơn.
  • Suy tư dựa trên Bài đọc 2
  • Phaolô sung sướng và biết ơn vì lòng thương xót của Chúa đối với mình.
  • Dầu phạm những tội tầy trời trong quá khứ, Thiên Chúa đã cho ngài trở thành nhà truyền giáo / thừa tác viên.
  • Người kêu gọi cách nhưng không.
  • Quả thực Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót.
  • Người tha thứ mọi tội lỗi của ta. Người muốn cứu độ chúng ta và sử dụng chúng ta, để người khác cũng được cứu độ.
  • Khi tỏ lòng thương xót và tha thứ, Người đang biến chúng ta thành những khí cụ của ơn cứu độ.
  • Dầu chúng ta xấu xa như thế nào đi nữa, hãy có niềm hy vọng.
  • Một khi tin rằng chúng ta đã được tha thứ, chúng ta bắt đầu sứ vụ của chúng ta.


Bài Tin mừng: Luca 15,1-32 hoặc 15,1-10

Bố cục Bài Tin mừng:

  • Dẫn nhập: khung cảnh (Lc 15,1-3)
  • Dụ ngôn thứ nhất :
Dụ ngôn con chiên bị mất (Lc 15,4-7)

  • Dụ ngôn thứ hai :
Dụ ngôn đồng bạc bị đánh mất (Lc 15,8-10)

  • Dụ ngôn thứ ba:
Dụ ngôn người con đi lạc (Lc 15,11-32)

Những đặc tính chung của ba Dụ ngôn

  • Chúng được gởi đến các kinh sư và Pha-ri-sêu đang thắc mắc / phản đối Ngài đồng bàn với những người tội lỗi.
  • Người tội lỗi được biểu tượng qua hình ảnh con chiên bị mất, đồng bạc bị mất và người con đi lạc.
  • Mọi người tội lỗi đều quan trọng đối với Đức Giêsu. Ngài muốn tìm lại họ. Ngài bỏ mọi sự để tìm lại họ.
  • Ngài kiên nhẫn tìm kiếm và chờ đợi.
  • Ngài tin chắc Ngài sẽ tìm được. Ngài không mất một ai.
  • Ngài tiêu pha nhiều để biểu lộ niềm vui.
  • Không ai có thể cản Ngài hoặc phá huỷ niềm vui. Thiên Chúa là một Thiên Chúa kiền quyết khi đi tìm kiếm người tội lỗi và bày tỏ niềm vui.
  • Tuy nhiên, Dụ ngôn cuối cho thấy rằng Thiên Chúa mất đi một ai đó, người từ chối nhìn nhận mục tiêu của Thiên Chúa.
  • Thiên Chúa không thể tìm thấy người nào từ chối để mình được tìm thấy.
  • Thiên Chúa không thể làm việc với người công chính nghĩ rằng mình đúng và Thiên Chúa sai.
  • Người con cả là biểu tượng cho các kinh sư và người Pha-ri-sêu từ chối đồng bàn với Đức Giêsu.
  • Họ cũng là những kẻ tội lỗi dưới con mắt của Thiên Chúa, nhưng họ không thấy kiểu đó bởi vì họ công chính.
  • Vì thế, họ không thể đón nhận lời mời gọi kết giao của Thiên Chúa.
  • Người công chính khó mà thay đổi. Họ không thể thay đổi. Họ không có niềm hy vọng.
  • Họ không cần Đức Giêsu cứu độ họ.
  • Chúng ta có phải là người công chính không?
Suy tư trên Bài Tin mừng

  • Trong cả 3 Dụ ngôn, Thiên Chúa tỏ bày sự đại lượng / lòng thương xót đối với người tội lỗi, mà không chỉ người tội lỗi, nhưng cả những người mắc tội công khai, những người được cho là không được phép đồng bàn với một nhà lãnh đạo tinh thần.
  • Người vất vả tìm kiếm kẻ lạc đường.
  • Thiên Chúa hết sức vui mừng dù chỉ một người tội lỗi quay trở về với Người. Vớ bở!
  • Nếu Thiên Chúa chúng ta như thế, ai trong chúng ta lại không quay về với Người?
  • Anh chị em õi, đừng cho mình là người công chính.
  • Chúng ta hãy nhìn nhận tình trạng tội lỗi của chúng ta và đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa, bằng cách sống theo lời giáo huấn của Đức Giêsu.
Nối kết 3 Bài đọc

  • Bài đọc 1 nói về lòng thương xót của Thiên Chúa đối với dân tộc Ít-ra-en.
  • Bài đọc 2 nói đến kinh nghiệm của Phaolô: Thiên Chúa đã tuôn đổ lòng thương xót của Người như thế nào trên Phaolô dầu ngài là con người tội lỗi.
  • Bài Tin mừng nói về nỗ lực của Thiên Chúa giàu lòng thương xót đi tìm kiếm những con cái đi lạc.
Cách khai triển bài giảng

  • Kể về một ai đó trong cuộc đời của bạn đã tỏ lòng thương xót và trắc ẩn đối với bạn.
  • Họ đã làm gì cho bạn? Họ đã trao ban cho bạn ân huệ gì, dầu bạn bất xứng?
  • Để quý mến hơn lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta phải quay về với những tội lỗi của chúng ta.
  • Lòng thương xót của Thiên Chúa sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta thấy mình chẳng hề xúc phạm đến Thiên Chúa hay bất cứ ai.
  • Trong Bài đọc 1, dân chúng xúc phạm đến Thiên Chúa khi đúc một con bò mà ngài ngăn cấm trong các giới răn. Thiên Chúa doạ sẽ phạt họ (tiêu diệt), nhưng Môi-sê chuyển cầu cho dân và Thiên Chúa đổi ý.
  • Trong Bài đọc 2, Phaolô cảm tạ Thiên Chúa và đã tin tưởng giao phó cho ngài sứ vụ truyền giáo dầu những tội lỗi quá khứ của ngài đáng chịu hình phạt. Quả vậy Thiên Chúa đã tỏ lòng thương xót trên ngài.
  • Bài Tin mừng trình bày lòng thương xót của Thiên Chúa trên các tội nhân. Người tội lỗi đáng bị Chúa phạt, nhưng Đức Giêsu ăn uống và đồng bàn với họ. Ngài mở tiệc ăn mừng khi họ trở về.
  • Lòng thương xót thì nhiệm mầu. Lòng thương xót là một đặc tính quan trọng của Thiên Chúa.
  • Chúng ta còn lâu mới giống Thiên Chúa khi chúng ta muốn sửa phạt tức thì những ai xúc phạm đến chúng ta. Chúng ta muốn huỷ diệt họ, dầu họ nhận ra lỗi lầm của họ và thành tâm xin lỗi.
  • Chúng ta hành động như thế khi từ chối nâng đỡ họ, khi không nói chuyện với họ, khi không cho họ một cơ hội khác, khi không tha thứ cho họ, khi lạnh nhạt với họ.
  • Cả 3 Bài đọc đều nói về lòng thương xót của Thiên Chúa.
  • Là kitô hữu, chúng ta phải hiểu ý nghĩa của lòng thương xót của Thiên Chúa.


* Đó là một lời mời kết giao với Đức Giêsu.

* Đó là một lời mời hoán cải.

* Đó là một lời mời từ bỏ tội lỗi.

Những tội lỗi được nói đến trong các Bài đọc là:
* Tội thờ ngẫu thần, thay vì thờ phượng Thiên Chúa (Bài đọc 1)

* Kiêu căng, lộng ngôn, thù nghịch (Bài đọc 2)

* Tự coi là công chính và từ khước anh chị em (Bài Tin mừng)

§ Bài Tin mừng vạch mặt những người không nhận biết ý nghĩa lòng thương xót của Thiên Chúa.

* Họ tự cho mình là công chính. Họ cứng lòng và bịt tai để Đức Giêsu đừng đụng đến họ.

* Họ quyết định cho chính mình cách thức được cứu độ. Họ là những vị cứu tinh cho chính mình.

* Do thái độ ấy, họ tự kết án chính mình.

  • Ơn cứu độ hệ tại ở việc có Đức Giêsu ở trung tâm cuộc sống của mình. Nó hệ tại ở việc lắng nghe Ngài và chấp nhận các giá trị và giáo huấn của Ngài.
  • Mỗi kitô hữu phải tự hỏi mình đã đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa như thế nào.
  • Hỡi người kitô hữu, bạn đã đáp trả lời mời gọi sống hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa như thế nào?
  • Bạn đang làm gì để trở nên thân mật hơn với Người?
  • Bạn có đời sống cầu nguyện không? Bạn có đang cầu nguyện không? Bạn có đời sống nội tâm không? Bạn có biết điều gì xảy ra trong tâm hồn bạn không? Bạn có tìm kiếm Thiên Chúa trong tâm hồn bạn không?
  • Bạn có cảm nghiệm niềm vui của Người không?
  • Bí tích Thánh Thể là một dấu chỉ rõ rệt về sự hiệp thông với Chúa, nếu chúng ta tham dự cách xứng đáng, chân thành và không chút khoe khoang.
  • Trước hết Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ cõ bản về lòng thương xót của Thiên Chúa. Bạn chỉ có thể tiếp nhận Ngài khi bạn được tha thứ (qua Bí tích giải tội), bất kể bạn đã xúc phạm đến Thiên Chúa như thế nào đi nữa.
  • Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta khẳng định rằng Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và trắc ẩn đối với chúng ta.
  • Ước gì Bàn tiệc Thánh Thể là dấu chỉ của việc quay về với Người, một sự tụ họp với Thiên Chúa và với người khác như những con cái của Thiên Chúa.
  • Bí tích Thánh Thể là một bữa tiệc cử hành lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa, tình yêu và lòng trắc ẩn của Người đối với các tội nhân đã thành tâm và khiêm tốn quay về với Người.